Làm sao để trẻ luôn khỏe mạnh là một phần quan trọng trong quá trình nuôi dạy con cái. Tại đây, mẹ sẽ tìm thấy các kiến thức về sức khỏe trẻ em, từ những bệnh thông thường đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Nghiên cứu về sự phát triển của trẻ sơ sinh cho thấy, nếu mỗi đêm bé ngủ ít hơn 1 tiếng đồng hồ, khả năng nhận thức của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Dưới đây là danh sách những thực phẩm giúp bé ngủ ngon. Hơn nữa, những món này cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé cưng. Mẹ tham khảo nhé!
Bột yến mạch
Yến mạch là thực phẩm lành tính, an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Ngoài hàm lượng chất dinh dưỡng tuyệt vời, yến mạch còn chứa melatonin giúp kích hoạt sản xuất insulin, hoạt chất gây buồn ngủ.
Có nhiều cách chế biến bột yến mạch, nhưng đơn giản nhất là cháo. Mẹ cũng có thể trộn thêm táo vào cháo yến mạch cải thiện cả hương vị và giá trị dinh dưỡng khi cho trẻ ăn dặm. Hơn nữa, táo cũng có tác dụng trong việc trấn an thần kinh, cơ thể, giúp trẻ nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
Rau chân vịt
Rau chân vịt chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng. Điều này hẳn mẹ đã được nghe rất nhiều lần. Tuy nhiên, mẹ có biết rằng rau chân vịt cũng giàu tryptophan, một loại a-xít amin giúp tổng hợp protein? Tryptophan cũng giúp sản xuất melatonin, được xem là “hormone ngủ” của cơ thể, quyết định chu kỳ ngủ – thức của bé.
Chuối
Thơm ngọt dễ ăn, chuối là món ăn yêu thích của rất nhiều bé. Chuối chứa một lượng lớn magie, dưỡng chất giãn cơ tự nhiên. Nhờ nó, cơ thể bé được thư giãn và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Thịt gà
Không chỉ chứa nhiều protein, thịt gà cũng có hàm lượng tryptophan cao, giúp bé ngủ ngon sau bữa ăn. Muốn con ngủ ngon, mẹ đừng quên thêm món thịt gà vào thực đơn bữa tối, hoặc trưa nhé!
Thực phẩm giàu carbonhdrate
Nếu các loại thực phẩm chứa caffein có thể giúp tỉnh táo, những thực phẩm giàu carbonhydrate phức tạp sẽ giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Nguyên nhân là do hàm lượng vitamin B dồi dào trong các thực phẩm giàu tinh bột sẽ giúp cơ thể thư giãn, kích thích thần kinh bé dễ ngủ và ngủ sâu hơn.
Quả anh đào (Cherry)
Danh sách thực phẩm giúp bé ngủ ngon chắn chắn không thể thiếu cherry. Cũng chứa hàm lượng melatonin giúp ổn định thần kinh, một ly nước ép nhỏ hoặc vài quả cherry sẽ giúp trẻ ngủ ngon và ít thức giấc giữa đêm hơn. Thậm chí, một nghiên cứu còn cho thấy, người lớn nếu uống 2 ly nước ép anh đào có thể giúp kéo dài giấc ngủ thêm 40 phút.
Một ly sữa nóng
Không có gì quá ngạc nhiên khi uống sữa nóng ở độ tuổi con đang lớn. Một ly sữa nóng trước khi đi ngủ là ý tưởng thật tuyệt vời. Không chỉ giúp bé khống chế sự hưng phấn của thần kinh trung ương, giúp ngủ ngon, sữa cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Ngoài sữa, các sản phẩm sữa khác như phô mai, sữa chua… cũng là lựa chọn hoàn hảo cho một đêm ngon giấc.
Quả óc chó
Quả óc chó giúp cơ thể sản xuất serotonin – một chất làm dịu bộ não và ảnh hưởng đến tâm trạng, giúp thư giãn và dễ ngủ ngon hơn. Óc chó cũng chứa melatonin, tốt cho giấc ngủ của trẻ.
Tuy nhiên, khi cho bé ăn óc chó, mẹ phải hết sức cẩn thận, tránh để trẻ bị nghẹn, hóc. Với những trẻ dưới 12 tháng tuổi, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn quả óc chó để giảm thiểu nguy cơ dị ứng.
Hạt sen
Nổi tiếng với tác dụng an thần, hạt sen từ lâu đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc cải thiện giấc ngủ cho cả người lớn và trẻ em. Nếu lo lắng về giấc ngủ của con cưng, mẹ có thể dùng hạt sen để nấu cháo cho bé. Một chén chè hạt sen tráng miệng sau bữa tối cũng là một ý tưởng hay.
Cá
Nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) cho thấy, tăng lượng Omega-3 bổ sung có thể giúp trẻ em ngủ lâu hơn và thức dậy ít hơn vào ban đêm hơn.
Các loại cá, đặc biệt là cá hồi còn chứa vitamin B6, vitamin tham gia trong quá trình sản xuất serotonin và melatonin, hai yếu tố cực kì quan trọng trong giấc ngủ của bé. Ngoài ra, cá cũng đứng đầu danh sách những thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
[inline_article id=175926]
Với danh sách 10 loại thực phẩm giúp bé ngủ ngon trên đây, MarryBaby hy vọng hành trình dỗ con ngủ vào buổi đêm của mẹ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Trẻ em có thể mắc phải bệnh bạch biến bất kỳ thời điểm nào, tính từ thời điểm sau khi sinh. Đặc biệt là khi gia đình đã có thành viên bị bệnh. Bạch biến có tính chất di truyền. Bệnh biểu hiện rất rõ trên da. Đến nay, bệnh này được ước tính chiếm khoảng 1 đến 2% tổng dân số.
Bệnh bạch biến là gì?
Đây là bệnh liên quan đến thẩm mỹ rất lớn. Trong đó sắc tố ở da bị rối loạn do đã bị tàn phá, bị mất đi tế bào giúp sinh ra sắc tố. Bạch biến làm cho da trở nên trắng một cách bất thường trên một vùng nhất định.
Màu da bị mất theo từng mảng, thường ở mặt sau của bàn tay, mặt và nách. Bệnh này không gây nguy hiểm và có thể chữa trị được, nhưng một số loại sắc tố da có thể tái phát ở mặt và cổ. Bệnh bạch biến đôi khi có liên quan đến các loại bệnh khác như bệnh tuyến giáp.
Bệnh bạch biến ở trẻ sơ sinh
Nếu ảnh hưởng từ di truyền, ngay sau khi lọt lòng, trẻ sơ sinh đã có dấu hiệu bị bệnh bạch biến. Lớn lên, điều này có thể làm cho trẻ trở nên thiếu tự tin hoặc các hệ lụy không hay khác. Do đó mà cha mẹ cần phải có sự quan tâm chú ý và chăm sóc rất nhiều cho trẻ khi bị bạch biến.
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bạch biến, các chuyên gia chỉ có thể đưa ra các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất:
Di truyền: Các nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 30% trường hợp trẻ bị bệnh bạch biến có liên quan đến tiền sử gia đình. Những bố mẹ bị bệnh bạch biến, khi sinh con ra, các bé thường có tỉ lệ mắc bệnh bạch biến cao hơn so với các đối tượng khác.
Do khí hậu: Yếu tố khách quan này là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho trẻ trong đó có khả năng khiến bé bị bạch biến. Khí hậu bất ổn sẽ dễ gây ra sự suy giảm hệ miễn dịch của trẻ khiến các loại vi khuẩn, virus mang bệnh dễ dàng xâm nhập và gây ra bệnh.
Chăm sóc trẻ sơ sinh không đúng cách: Lóng ngóng trong lần đầu làm mẹ khiến nhiều phụ huynh chăm bé không cẩn thận dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công bé. Ví như mặc quần áo cho trẻ quá kín, ra mồ hôi nhiều mà không lau sạch hay vệ sinh thân thể không sạch…
Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Nếu bé phải tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất độc hại cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Do bệnh lý: Trẻ mắc một số bệnh như thiếu máu nghiêm trọng hay bệnh liên quan đến tuyến giáp, rối loạn chức năng gan, viêm màng não vô khuẩn… cũng có thể bị bạch biến.
Biểu hiện đặc trưng của bạch biến chính là những đốm, mảng da bị mất đi sắc tố, tạo thành những vết loang lớn, phân chia với những vùng da bình thường. Ngoài ra còn có các dấu hiệu sau:
Vùng mép chỗ da tổn thương có màu đậm hơn và dễ nổi lên một cách cân đối ở hai bên cơ thể.
Xuất hiện các chấm màu nâu trên vùng tổn thương.
Trên những vùng da bị bạch biến, tóc hoặc lông cũng chuyển màu trắng.
Các đốm bạch biến có thể ít hoặc nhiều, thường thấy ở cẳng tay, cổ tay, mu bàn tay, cổ, lưng, mặt…
Bệnh bạch biến có lây không?
Đây là bệnh viêm da, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ lan rộng ra những vùng khác trên cơ thể, gây mất thẩm mỹ. Nhưng có một điều chắc chắn rằng bệnh không lây từ người này sang người khác. Bệnh chỉ có tính chất di truyền, vì theo thống kê thì có khoảng 30% người bệnh có người trong gia đình mắc bệnh này.
Giải pháp điều trị bệnh bạch biến
Bệnh bạch biến vẫn chưa có cách nào điều trị dứt điểm nhưng vẫn có phương pháp hạn chế. Đầu tiên cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống:
Bổ sung cho thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin nhóm B như B1, B6 hay B12 như là cá hồi, gạo hay đậu xanh… Đây được coi là những vitamin có lợi cho bệnh nhi bị bạch biến.
Nên cho trẻ ăn nhiều hơn các loại trái cây tươi giàu vitamin C nhằm tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng.
Bạch biến kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm có nguy cơ làm cho bệnh trở nặng và khó hỗ trợ điều trị hơn như bột lúa mỳ, yến mạch nhiều thành phần gluten.
Các loại đồ uống ngọt có gas.
Về chế độ sinh hoạt, cần chú ý:
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Khi ra đường cần mặc quần áo dài tay, đội nón mũ, bịt khẩu trang kín đáo
Không dùng các loại xà phòng dễ gây kích ứng da khi tắm gội
Giặt quần áo sạch sẽ, phơi khô ráo trước khi mặc
[inline_article id=130158]
Trong quá trình đưa trẻ đi khám, nếu các bác sĩ tư vấn cần phải dùng đến các loại thuốc để điều trị bệnh bạch biến, cha mẹ có thể yên tâm sử dụng. Ngược lại thì phụ huynh không được tùy tiện mua thuốc điều trị tại nhà.
Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, uống gì để làm giảm các triệu chứng ấm ách, khó chịu nơi vùng bụng? Trong bài viết này, mẹ sẽ được giải đáp thắc mắc.
1. Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì?
Mẹ hiểu rằng dinh dưỡng tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ. Do đó, bên cạnh những cách xoa bụng giảm cảm giác khó chịu, những thực phẩm được đề xuất đến mẹ trong trường hợp này là:
1.1 Trái cây
Khi trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, mẹ nên ưu tiên dùng trái cây mềm như chuối, dưa hấu, thơm, đu đủ, táo, lê, nho… và tránh những loại trái có tính a-xít như cam, quýt, bưởi. Mẹ nên gọt vỏ, cho trẻ ăn trực tiếp hoặc nước ép trái cây.
Trái cây vừa giàu vitamin lại cung cấp chất xơ, giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, cũng như hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.
1.2 Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Chuối luôn là lựa chọn hàng đầu!
Chuối chắc chắn là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì. Sở dĩ loại trái cây này có thể giúp hỗ trợ các chức năng của dạ dày vì nó chứa pectin – một chất giúp quá trình tiêu hóa và đại tiện trở nên thuận lợi hơn.
Ngoài ra, chuối rất giàu kali – chất điện giải cần thiết cho cơ thể, nhất là khi trẻ có dấu hiệu mất nước do nôn mửa, tiêu chảy. Ăn chuối còn giúp trẻ bổ sung thêm 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin và năng lượng khi trẻ đang mệt mỏi.
Những loại thực phẩm như cá, trứng, thịt gà… thuộc nhóm đạm động vật giúp trẻ dễ tiêu hóa, lại chứa nhiều chất đạm, tốt cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
1.4 Các loại rau củ
Mẹ nên tăng cường các loại rau củ vào khẩu phần ăn của trẻ. Rau củ cần được nấu chín như canh, rau củ xào…, không ăn rau sống và tránh một số loại rau củ có thể gây khó tiêu như bắp cải, bông cải, cà tím, các loại đậu…
[inline_article id=279679]
1.5 Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Gia vị và rau thơm sẽ hỗ trợ tốt cho bé!
Trong các món ăn cho bé, mẹ hãy sử dụng các gia vị, rau thơm có lợi cho hệ tiêu hóa như nghệ, gừng, tỏi, hành tím, củ nén, củ kiệu, rau diếp cá, tía tô, hẹ… Đây là loại gia vị và rau thơm phổ biến với nhiều tác dụng như sát khuẩn, chống viêm, điều hòa hệ sinh vật ở đường tiêu hóa, kích thích tiêu hóa và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, phòng trị hiệu quả các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu.
Mẹ có thể cân nhắc liều lượng và cách chế biến phù hợp các loại gia vị và rau thơm trong khẩu phần cho bé nhà mình.
Cũng giống như chuối, trong táo cũng chứa lượng pectin dồi dào giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ dùng sốt táo thay vì táo tươi vì táo đã nấu chín sẽ dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều calo cho cơ thể hơn. Ngoài ra bản thân táo còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho việc cải thiện rối loạn tiêu hóa, táo bón.
1.7 Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Thức ăn từ gạo
Khi bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhạt, có màu trắng như gạo, bánh mỳ, khoai tây luộc… Trong đó gạo trắng được coi là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa cho trẻ. Ngoài ra, chúng còn giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy hiệu quả. Từ gạo mẹ có thể chế biến thành cơm trắng, cháo hạt, cháo xay tùy theo nhu cầu lứa tuổi của trẻ.
Cháo mềm và lỏng sẽ giúp giảm tải áp lực cho dạ dày cũng như rút ngắn thời gian tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng.
Khi trẻ ăn cháo dạ dày có thời gian nghỉ ngơi và dần khôi phục chức năng và cải thiện triệu chứng đầy hơi. Các món cháo bổ dưỡng mẹ nên cho bé ăn khi bị đầy bụng là: cháo đỗ xanh, cháo đỗ đen, cháo tía tô,…
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Cũng giống như gạo, bánh mỳ nướng cũng hỗ trợ quá trìnhtiêu hóa rất tốt. Mẹ có thể thêm chút bơ khi nướng bánh mỳ để tạo mùi thơm dễ kích thích trẻ hơn.
1.10 Sữa chua là đáp án cho câu hỏi trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì
Thực phẩm này đơn giản là để giúp tiêu hóa được tốt hơn vì chúng chứa vi khuẩn có lợi lên men. Các vi khuẩn có lợi này giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý trẻ có gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do sữa (bất dung nạp lactose) không nhé.
[inline_article id=192516]
1.11 Ngũ cốc nguyên hạt
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, đồng thời chứa các loại dầu thực vật tự nhiên thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
1.12 Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì? Men vi sinh chứa lợi khuẩn và chất xơ hòa tan
Các lợi khuẩn trong men vi sinh đặc biệt là 2 chủng Lactobacillus và Bifidobacterium sản sinh nhiều enzym xúc tác cho quá trình tiêu hóa thức ăn, làm giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng, tăng cường tiêu hóa chất dinh dưỡng, duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy. Men vi sinh chứa thêm chất xơ hòa tan sẽ giúp nhuận tràng, có hiệu quả hơn trong các trường hợp táo bón.
Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên tránh ăn gì? Sau đây là nhóm những thực phẩm cần tránh mẹ lưu ý nhé:
Thực phẩm chiên và nhiều dầu mỡ.
Đậu.
Các loại rau như atisô, măng tây, bông cải xanh, cải bruxen, bắp cải, súp lơ, dưa chuột, ớt xanh, hành tây, đậu Hà Lan, củ cải và khoai tây sống.
Trái cây như mơ, chuối, dưa, đào, lê, mận khô và táo sống.
Lúa mì và cám lúa mì.
3. Trẻ bị đầy bụng uống gì để nhanh khỏi?
Bên cạnh việc biết trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì; mẹ cũng cần chú ý thức uống cho trẻ. Bởi khi con khó chịu, việc khuyến khích con uống nước đã khó, nay còn thêm những gia vị khác lại càng khiến bé phản đối mạnh hơn.
Những loại nước cần cho con lúc này sẽ là:
Nước lọc
Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày là giải pháp hữu hiệu mà lại vô cùng đơn giản để cải thiện các triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Đồng thời, khi uống nhiều nước, chất thải trong đường ruột dễ dàng hòa tan và đi qua đường tiêu hóa trơn tru, thuận lợi hơn.
Trà gừng/chanh pha mật ong
Gừng là loại gia vị cải thiện rất tốt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu nhờ khả năng trung hòa các enzyme gây khí trong thực phẩm. Nước chanh pha với mật ong cũng sẽ là một phương pháp tốt giúp trẻ bớt đầy bụng, khó tiêu.
Mẹ có thể tham khảo công thức như sau, pha một thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong trong một cốc nước ấm và cho trẻ uống sau mỗi bữa ăn để hỗ trợ đường tiêu hóa.
Thuốc hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy hơi
Theo các chuyên gia y tế, hội chứng đầy bụng, khó tiêu không có điều trị đặc hiệu mà chỉ là giảm nhẹ các triệu chứng. Do đó, khi đã thử nhiều cách mà tình trạng đầy hơi, khó tiêu vẫn không thuyên giảm thì mẹ có thể cho trẻ sử dụng các thuốc tăng cường hoạt động, tăng co bóp dạ dày, hoặc điều hòa nhu động ruột. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác loại thuốc và liều lượng phù hợp với trẻ nhé!
Vậy mẹ đã biết trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn uống gì rồi, mẹ đọc tiếp để biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không nhé!
4. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?
Không chỉ băn khoăn, trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, các mẹ vẫn có một mối bận tâm lớn đó là có nên cho trẻ uống sữa vào thời điểm này không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa là thức uống bổ dưỡng, rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ gặp phải những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là đầy bụng, khó tiêu, mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa đã được tách béo, tách đường.
Ngoài ra, với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa, loại sữa bổ sung nhiều đạm whey cũng sẽ giúp cơ thể trẻ dễ hấp thu hơn, nhanh có cảm giác đói hơn. Dù vậy, mẹ lưu ý không cho trẻ uống quá 2 ly sữa mỗi ngày.
Đầy bụng, khó tiêu là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ, thường có liên quan đến bữa ăn, thức ăn và cách cho trẻ ăn. Vì vậy, không ít các mẹ vẫn luôn lo lắng, băn khoăn, khi trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, uống gì?
Thực tế cho thấy, chỉ cần mẹ lưu ý một chút thôi là đã có thể xử trí và đẩy lùi những khó chịu này ở trẻ một cách nhanh chóng, hiệu quả. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã hỗ trợ mẹ phần nào trong việc giải quyết vấn đề cho con!
Bé khỏe mạnh bình thường sẽ có móng tay màu hồng, trong trẻo, mịn màng. Tuy nhiên, khi sức khỏe gặp “sự cố” thì màu sắc của móng tay cũng sẽ biến đổi theo. Các dấu hiệu như có đốm trắng, đốm xanh – tím, móng thô ráp, nứt nẻ đều lạ dấu hiệu bệnh lý của con yêu!
Trên móng tay xuất hiện một vài vân trắng
Móng tay bé xuất hiện vân trắng và kèm trầy xước có thể do tay bé bị kẹp hay va đập ở đâu đó. Bạn đừng lo khi khi móng tay dài ra, canxi sẽ lấp đầy, những vân trắng đó cũng sẽ biến mất.
Tuy nhiên các mẹ cũng nên chú ý quan sát kỹ khi bé chơi các trò bằng tay để bảm bảo an toàn. Điều này sẽ giúp trẻ không gặp sự cố cũng như những tổn thương đáng tiếc ở tay bé.
Móng bỗng dưng xuất hiện màu vàng, xanh hoặc tím
Nếu là màu vàng, có nhiều khả năng là do cơ thể bé đã hấp thụ một lượng carotene (có nhiều trong cà rốt) vượt quá so với mức quy định, hoặc cũng có thể do di truyền. Móng tay xuất hiện màu xanh, tím hoặc xám nguyên nhân là do bé bị nhiễm trùng dưới móng.
Nếu móng tay bé xuất hiện màu sắc kể trên kết hợp với việc tay thường xuyên ra mồ hôi, bạn nên hạn chế không cho bé nghịch nước. Khi rửa tay cho bé xong dùng khăn bông lau khô. Nếu cần nên nhỏ vài giọt thuốc sát trùng quanh móng rồi băng bó lại cẩn thận.
[inline_article id=192777]
Một nửa móng tay có màu đỏ hồng
Đây có thể là dấu hiệu cho biết bé thiếu máu hoặc có nguy cơ mắc các bệnh trẻ em liên quan đến tim. Bạn nên bổ sung sắt cho bé bằng cách cho ăn những món chế biến từ gan động vật, thịt bò, rau chân vịt, nho…
Nếu nghiêm trọng hơn, mẹ có thể đưa bé thăm khám bác sĩ khám tim, kiểm tra máu, mua thuốc bổ sung sắt cho bé.
Móng tay thô ráp, xù xì
Trẻ em thường có móng tay rất mịn màng, trong trẻo. Một bộ móng tay xù xì, thô ráp xuất hiện trên bàn tay những bé được chăm sóc tốt luôn là dấu hiệu bất thường.
Rất có thể con yêu đang bị thiếu vitamin B và khoáng chất khác. Đây là điều kiện quan trọng để móng tay mịn màng, hồng hào.
Mẹ hãy tăng cường các loại thực phẩm như đậu xanh, các loại rau có màu xanh đậm, lòng đỏ trứng gà… vào khẩu phần ăn hàng ngày cho con.
Bệnh trẻ em suy tuyến giáp nếu móng tay có vết nứt
Dấu hiệu này thực sự hết sức nguy hiểm đối với bất cứ trẻ em nào. Do móng tay có kết cấu chắc chắn, bé không bị chấn thương mà móng tay bị rạn nứt là điều không bình thường.
Nhiều khả năng là do con bạn bị bệnh suy tuyến giáp (đây là loại bệnh có thể gây bướu cổ). Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để chuẩn đoán chính xác bệnh cho bé.
Da quanh móng tay xuất hiện nhiều xước măng rô
Đây là hiện tượng phần da quanh móng bị bong tróc thành những vết xước nhỏ hình sợi trên bề mặt. Nguyên nhân chính do dinh dưỡng của bé không cân bằng, thiếu hụt vitamin…
Mẹ hãy bổ sung vitamin bằng cách tăng cường hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày của bé. Mùa khô bạn nên giữ ẩm da bằng việc hòa thêm ít muối biển vào chậu nước tắm. Làn da bé yêu sẽ giữ được độ ẩm thích hợp và hiện tượng xước măng rô cũng sẽ giảm đi.
Có thể thấy những biểu hiện trên móng tay khá nhỏ, nếu không chú ý kỹ mẹ có thể bỏ qua những dấu hiệu bệnh trẻ em bất thường này. Hãy chăm bé thật kỹ, quan sát bé từ đầu đến chân để đảm bảo sức khỏe của từ trong ra ngoài mẹ nhé!
Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh luôn được các mẹ bỉm sữa ưu tiên. Không chỉ bởi cách thực hiện đơn giản mà cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để bé hạn chế “đụng” đến thuốc kháng sinh.
Trẻ sơ sinh bị đầy bụng nhiều nhất là trong 3 tháng đầu đời của bé. Tình trạng này sẽ ghé thăm thường xuyên hơn khi bé bắt đầu ăn dặm. Có 3 nguyên nhân chủ yếu:
Không tiêu hóa được các loại protein trong thực phẩm và sữa
Quá tải đường lactose từ sữa mẹ
Do ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ
Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh
1. Mẹo chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh bằng tỏi
Cùng với hành, tỏi là gia vị “số 1” trong gian bếp Việt. Không chỉ vậy, tỏi cũng được mệnh danh là vị thuốc Đông y tốt hàng đầu cho mẹ và bé sau khi sinh.
Cụ thể với trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, chỉ cần mẹ nướng một củ tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của bé. Khoảng 10-15 phút sau, bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Lưu ý không đặt trực tiếp tỏi nóng lên da bé vì có thể gây bỏng.
Với bé lớn hơn, mẹ có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé hoặc cho bé uống nước tỏi. Dùng khoảng 30g tỏi, bỏ vỏ rồi giã nát và trộn với khoảng 10g đường phèn. Để khoảng 15 phút rồi cho thêm 100ml nước ấm, hòa tan đường phèn vào tỏi. Sau đó chắt lấy nước cốt và uống 2 lần/ngày. Chỉ với vài lần áp dụng như vậy, chứng đầy bụng, chướng hơi của bé sẽ giảm đi rõ rệt.
2. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không
Dân gian vẫn đồn hơ lá trầu không cho bé có thể trị bách bệnh. Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Đồng thời lá trầu cũng có hoạt tính kháng sinh cực mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli…
Để chữa chướng bụng đầy hơi cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể dùng mẹo dân gian từ việc hơ nóng lá trầu không và vuốt bụng cho bé. Mẹ vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới.
Với trẻ lớn, dùng 2-4 lá trầu xanh tươi có thể nhai nuốt nước hoặc 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm rồi đắp vào rốn, lấy một chiếc khăn sạch đắp lên băng lại khoảng 15-20 phút, ngày làm hai lần, chỉ 3 ngày sau sẽ hết chướng bụng.
Một số lưu ý cần nhớ khi áp dụng cách chữa chướng bụng cho bé bằng lá trầu không:
Luôn cần cẩn trọng về nhiệt độ. Làn da mỏng manh của bé rất nhạy cảm, chỉ cần quá tay một chút cũng có thể khiến trẻ bị bỏng.
Không sử dụng lá trầu hơ khi trẻ bị sưng tấy, trầy xước.
Không cho trẻ uống nước cốt lá trầu pha mật ong khi dưới 1 tuổi.
3. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng nước lá tía tô
Theo y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, có khả năng giải độc, hỗ trợ trị đầy bụng cho trẻ hiệu quả. Cách thực hiện:
Mẹ cần chuẩn bị khoảng 300g lá tía tô, cả thân và lá đem giã lấy nước.
Đem chưng cách thủy cho nóng, đợi nguội bớt rồi cho con uống. Do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên mẹ hãy đảm bảo an toàn bằng cách đun nóng cho con.
4. Mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng nước gừng
Uống nước gừng là một trong những mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ áp dụng, bởi tính an toàn và hiệu quả. Mẹ nên giã nát gừng rồi pha với nước ấm, mật ong để cho trẻ uống. Cách này sẽ giúp con hết đầy bụng nhanh chóng.
Lưu ý: Mẹ chỉ nên cho bé trên 6 tháng tuổi uống nước gừng vì bé còn nhỏ quá có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.
4 loại trái cây trị ngay chướng bụng
Ngoài mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không và tỏi, mẹ cũng có thể dùng các loại trái cây tự nhiên để chữa chướng bụng, đầy hơi:
Cách chữa đầy bụng cho trẻ bằng nước chanh và gừng: Sử dụng hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong pha vời nước ấm, cho bé uống sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.
Ăn cam: Mẹo dân gian chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất là cho bé ăn thêm vài múi cam sau bữa ăn. Cam không chỉ giúp hỗ trợ tiêu hóa mà còn cung cấp thêm vitamin cho bé.
Ăn nho: Cùng với cam, nho cũng là trái cây có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Nước chanh nóng: Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.
Cách phòng đầy hơi, chướng bụng cho trẻ
Để phòng đầy hơi, chướng bụng cho trẻ, mẹ cần lưu ý:
Cho trẻ bú đúng cách: Nếu trẻ bú không đúng tư thế sẽ dễ nuốt phải khí thừa từ bên ngoài gây đầy hơi. Cách tốt nhất mẹ ôm bé để con đối mặt với bạn, ngực bé áp sát ngực mẹ, cằm bé chạm tới đầu ti của mẹ. Nếu trẻ bú bình, mẹ cần cho sữa ngập núm ti để tránh việc trẻ nuốt phải không khí gây đầy hơi.
Hạn chế thực phẩm dễ sinh hơi: Với trẻ đã ăn dặm, cần hạn chế các thực phẩm dễ sinh hơi như xúc xích, bim bim, bánh mỳ… Bé đang bú mẹ thì mẹ tránh ăn các thực phẩm này.
Không bắt bé bú hoặc ăn quá no.
Lựa chọn bình sữa phù hợp cho bé.
Sau khi pha sữa, nên để 5 phút sau mới cho bé bú.
[inline_article id=122000]
Mẹ nào có con nhỏ cũng nên biết một vài mẹo dân gian chữa đầy hơi cho trẻ sơ sinh để tránh lạm dụng thuốc kháng sinh. Với những trường hợp điều trị một vài ngày tại nhà nhưng không bớt triệu chứng, mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để khám nhé.
Bệnh Crohn – đặt theo tên bác sĩ người Mỹ Burrill Bernard Crohn (1884 – 1983) – được biết đến vào năm 1932. Bệnh còn được gọi là u hạt viêm ruột hoặc viêm đại tràng, viêm ruột khu vực, viêm manh tràng.
Bệnh Crohn là gì?
Bệnh Crohn là một bệnh mạn tính do viêm đường ruột gây ra. Bệnh Crohn có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiêu hóa của trẻ, nhưng thường gặp nhất vẫn là phần cuối của ruột non hay hồi tràng.
Bệnh Crohn gây viêm, lâu ngày sẽ ăn sâu vào các lớp của thành ruột, dẫn đến loét, thậm chí chảy máu, làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy, trẻ mắc bệnh Crohn thường chậm lớn, ít tăng cân.
Nguyên nhân bệnh Crohn
Theo các nhà nghiên cứu y học, hiện vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh Crohn ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, các yếu tố như môi trường ô nhiễm khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá, chế độ ăn uống không hợp lý, các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… và ngay cả yếu tố di truyền (do đột biến gene) chính là điều kiện thuận lợi để bệnh Crohn ở trẻ nhỏ xuất hiện hoặc nặng thêm.
Đặc biệt, yếu tố quan trọng dẫn đến bệnh Crohn được nhiều nhà khoa học quan tâm chính là sự suy yếu của hệ thống miễn dịch tác động nhiều đến khả năng tạo kháng thể của cơ thể trẻ để chống lại tác nhân gây bệnh Crohn ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng nhận biết bệnh Crohn ở trẻ em
Các triệu chứng thường thấy nhất khi trẻ mắc bệnh Crohn là tiêu chảy và đau bụng.
Đau bụng
Đây à triệu chứng có thể gặp ở cả ở trẻ bị bệnh Crohn cấp tính hay mạn tính. Những cơn đau bụng xuất hiện khi thành ruột tổn thương và co thắt tạo thành. Thời điểm trẻ dễ bị đau bụng do bệnh Crohn nhất là sau các bữa ăn và sau khi đại tiện.
Tuy nhiên, đau bụng dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiều bệnh khác như bệnh ruột thừa, bệnh lao ruột, viêm đại tràng mạn tính, sỏi niệu quản… Bạn nên quan sát kỹ để xử lý những tình huống phát sinh kịp thời. Tốt nhất là cho trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Tiêu chảy
Được xem triệu chứng điển hình nhất ở trẻ bị bệnh Crohn, thường đi kèm với buồn nôn hoặc nôn. Tiêu chảy do bệnh Crohn có thể xảy ra từ mức độ vừa cho đến nghiêm trọng, thậm chí có thể khiến trẻ đi cầu từ 20 lần trở lên chỉ trong vòng 1 ngày.
Nếu tiêu chảy quá nặng, trẻ dễ bị mất nước và chất điện giải, dẫn đến tình trạng tim đập nhanh, tụt huyết áp… Đặc biệt, ở mức độ nặng, trẻ có thể bị đi cầu ra máu. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mất đi một lượng máu nhỏ dẫn tới thiếu máu.
Ngoài ra, bệnh Crohn còn khiến trẻ xuất hiện các cơn đau dạ dày, ợ chua, lười ăn, táo bón,sốt cao và mệt mỏi.
Cách chữa bệnh Crohn ở trẻ em
Bệnh crohn là dạng bệnh về viêm ruột nên còn gọi là bệnh crohn ruột hoặc bệnh viêm ruột từng vùng. Với con trẻ, những biện pháp chữa bệnh chủ yếu theo hai phương cách sau:
Điều trị bằng thuốc
Đây là công việc cần thiết đầu tiên để làm giảm các triệu chứng của bệnh Crohn mà trẻ đang gặp phải. Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định uống hai loại thuốc là chống viêm và ức chế miễn dịch nhằm bảo vệ hệ miễn dịch khỏi sự tấn công của các mô của cơ thể trẻ, ngăn tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.
Do đó, để biết được chính xác liều lượng và loại thuốc trẻ cần dùng, mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và kê toa thuốc phù hợp nhất với tình trạng của trẻ.
Phẫu thuật
Khi trẻ mắc bệnh này, bác sĩ chuyên khoa sẽ cố gắng chữa trị bằng nhiều cách khác nhau để tránh phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu trẻ bị bệnh không có phản ứng với thuốc, hoặc những vết loét không thể điều trị nội khoa được nữa, bác sĩ bắt buộc phải chỉ định phẫu thuật cho trẻ.
Phẫu thuật cho trẻ bị bệnh có thể gây nhiều biến chứng như hội chứng ruột ngắn, làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, sau phẫu thuật, trẻ cần phải uống các loại thuốc chống nhiễm trùng, kháng viêm, có thể gây ảnh hưởng đến gan, dạ dày…
Bệnh Crohn rất dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ như thiếu máu, suy dinh dưỡng,thậm chí gây thủng ruột nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay khi trẻ có các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đi cầu ra máu, buồn nôn, nôn… kéo dài và đi kèm với sốt cao, mẹ nên đưa trẻ đi khám ở chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt.
Tập thể dục mang lại lợi ích cho con người ở bất kỳ độ tuổi nào. Đối với trẻ nhỏ, càng tiếp xúc với thể dục thể thao từ nhỏ càng giúp phát huy tốt nhất thể lực và trí lực cho trẻ.
Theo đuổi một môn thể thao nào đó đòi hỏi nỗ lực và kiên trì, với người lớn thì không phải việc khó nhưng với trẻ nhỏ rất khó duy trì. Bạn nên hiểu, tập thể dục đồng nghĩa với việc hoạt động thể chất, vận động liên tục thông qua việc chạy nhảy, vui chơi.
Hầu hết trẻ đều ham chơi và thích vận động. Cha mẹ nên khuyến khích các trò chơi giúp trẻ di chuyển, gia tăng vận động thô. Cùng MarryBaby tìm hiểu các lợi ích của việc tập thể dục từ nhỏ.
[remove_img id=4108]
Lợi ích của việc tập thể dục từ nhỏ
Phát triển thể chất hoàn hảo
Giúp duy trì cân nặng. Chế độ hoạt động hợp lý giúp năng lượng hấp thu (lượng thức ăn nạp vào) không quá năng lượng tiêu hao (tập thể dục). Vận động nhiều giúp tiêu hoa hết lượng calo dư thừa, tránh tích tụ mỡ trong cơ thể.
Giúp tăng cường hệ cơ xương, cơ bắp. Lợi ích của việc tập thể dục từ sớm là tăng cường hệ cơ xương cho bé, giữ mật độ xương ở mức cao, giảm loãng xương khi trưởng thành.
Tăng cường lưu thông máu. Giúp trẻ có trái tim khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tăng cường hệ thống miễn dịch. Cải thiện khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể được cải thiện. Trẻ em ít bị cảm lạnh, dị ứng và bệnh tật, kể cả ung thư.
Giảm tiểu đường tuýp 2. Bằng cách tăng sự nhạy cảm với insulin và cải thiện sự chuyển hóa carbohydrate
Ổn định huyết áp và cải thiện tình trạng cholesterol ở trẻ
[remove_img id=277]
Cải thiện sức khỏe tinh thần
Tập thể dục tăng cường sự trao đổi chất của não. Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ hoạt tính được cải thiện trí nhớ nhờ chức năng não tốt hơn
Giúp tâm trạng thư thái hơn. Khi tập thể dục, não giải phóng chất endorphin – một hóa chất tạo ra cảm giác hạnh phúc và giúp giải tỏa căng thẳng. Tập luyện cũng kích thích sản sinh hooc-mon có lợi, như chất dẫn truyền thần kinh, giúp tạo kỷ niệm mới tích cực
Giảm lo lắng, trầm cảm. Các nghiên cứu cho thấy tập thể dục làm giảm trầm cảm, cải thiện tâm trạng ở trẻ em. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ ở trẻ được nâng cao, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao
Tăng khả năng tập trung. Trẻ vận động nhiều đưa o-xy lên não nhiều, tăng khả năng tập trung lâu hơn, học hành hiệu quả hơn
Tăng kỹ năng sống
Giúp trẻ tự tin hơn. Các môn thể thao, các trò chơi tập thể tạo cơ hội cho trẻ chơi trên tinh thần đồng đội, biết hợp tác tốt với bạn bè. Từ đó, trẻ nâng cao khả năng giao tiếp và tự tin hơn.
Phát triển lòng tự trọng ở trẻ. Lợi ích của tập thể dục từ nhỏ là giúp trẻ vượt qua các tình huống khó khăn, ứng phó và giải quyết tình huống nhanh . Nhờ đó, trẻ có cái nhìn tốt hơn, nhạy bén hơn về cuộc sống.
Phát triển kỹ năng xã hội. Ở trẻ vị thành niên, chúng phát triển các kỹ năng xã hội khác như kỹ năng lãnh đạo, đồng cảm…
Làm gì thúc đẩy con tập thể dục?
Ở giai đoạn tiểu học, áp lực bài vở của con chưa nhiều như ở các cấp lớn, cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con tập thể dục, vận động, chơi đùa. Việc này nên nhìn nhận nghiêm túc không thua kém việc đầu tư cho con học tập.
Trẻ tập thể dục bao nhiêu là đủ?
Theo hướng dẫn từ cơ quan chính phủ Mỹ, trẻ em tiểu học và trẻ vị thành niên nên tập hoặc vận động trong khoảng 1 tiếng đồng hồ hoặc hơn mỗi ngày. Bạn có thể tham khảo theo Kim tự tháp hoạt động hàng ngày của trẻ sau đây
Click View Image để xem ảnh rõ hơn
Cha mẹ cần làm gì để khuyến khích con tập thể thao?
Cho con vui chơi và vận động thể chất tối thiểu 1 giờ mỗi ngày. Thay vì vận động liên tục 60 phút mỗi ngày, bạn có chia thành các đợt vận động ngắn giúp bé đỡ mệt hơn, tăng sức bền.
Vận động thể chất với cường độ vừa phải hoặc những hoạt động thể chất mạnh mẽ.
Tăng sự linh hoạt, sức mạnh và sức bền.
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giúp tăng cường tính linh hoạt, sức mạnh và sức bền ít nhất 2 – 3 lần/tuần, ví dụ như bài tập kéo dãn, xà đơn.
Hạn chế thói quen lười vận động.
Giảm thời gian cho những hoạt động tĩnh xuống tối đa là 2 giờ/ngày. Hạn chế cho trẻ xem tivi, chơi game và lướt web.
Rõ ràng, lợi ích của việc tập thể dục từ nhỏ giúp trẻ phát triển toàn diện, học tốt hơn. Cha mẹ đừng bỏ qua những lợi ích tuyệt vời này, giúp con trở thành những đứa trẻ năng động và vui vẻ.
Vậy tiêm ngừa thủy đậu cho trẻ ở đâu và có những loại tiêm nào phổ biến hiện nay? Trong bài viết này, Marrybaby sẽ cung cấp đầy đủ thông tin mà cha mẹ cần biết về vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ.
1. Các loại vắc xin phòng ngừa thủy đậu
Có 2 loại vắc-xin thủy đậu đang được sử dụng hiện nay là:
Vắc-xin Varivax: Do hãng Merck Sharp & Dohme, Hoa Kỳ sản xuất và được tiêm 2 liều 0.5mL/liều, mỗi liều cách nhau 4 – 8 tuần.
Vắc-xin Varicella: Do hãng Green Cross, Hàn Quốc sản xuất và được tiêm 1 liều 0.5mL duy nhất.
Vắc xin Varilrix (Bỉ): Do hãng GlaxoSmithKline (GSK) sản xuất và được tiêm 2 liều 0.5mL, cách nhau 4-12 tuần tuỳ theo độ tuổi được tiêm.
1.1 Vắc xin Varivax (Mỹ) phòng bệnh thủy đậu
Nguồn gốc của vắc xin:
Vắc xin Varivax được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohm (Mỹ). Vắc xin Varivax được chỉ định tiêm dưới da. Liều đơn 0.5ml.
Đối tượng tiêm vắc xin:
Vắc xin Varivax là vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu (Varicella) sống giảm độc lực, được chỉ định phòng thủy đậu cho các đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên.
Vắc xin Varicella được nghiên cứu và sản xuất bởi Green Cross – Hàn Quốc. Vắc xin phải được sử dụng ngay không quá 30 phút sau khi hoàn nguyên với nước hồi chỉnh cung cấp. Tiêm dưới da với liều đơn 0.5ml.
Đối tượng tiêm vắc xin:
Vắc xin Varicella là vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu (varicella) sống giảm độc lực, được chỉ định phòng thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.
1.3 Vắc xin Varilrix (Bỉ)
Nguồn gốc:
Vắc xin thủy đậu Varilrix được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược hàng đầu thế giới – GlaxoSmithKline (GSK). Tiêm dưới da ở vùng cơ delta hoặc vùng má ngoài đùi với liều 0.5ml
Đối tượng tiêm vắc xin:
Vắc xin Varilrix là vắc xin đông khô sản xuất từ chủng Oka sống giảm độc lực của virus varicella-zoster bằng phương pháp nhân đôi virus trong môi trường nuôi cấy tế bào lưỡng bội MRC-5 của người, được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu ở những người khỏe mạnh từ 9 tháng trở lên.
2. Lịch tiêm ngừa thủy đậu
Mùa dịch bệnh thủy đậu thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Mẹ nên đưa con đi chủng ngừa trước mùa dịch 1-2 tuần, mũi tiêm vắc-xin vào cơ thể trẻ mới phát huy tác dụng phòng ngừa và tạo kháng thể kịp, tránh bệnh cho con.
Đối với trẻ, do sức đề kháng của con còn non yếu, nên độ tuổi được khuyến nghị tiêm ngừa bệnh thủy đậu là từ 12 tháng trở lên. Đối với người lớn chưa từng mắc bệnh cũng nên tiêm phòng.
Liệu trình tiêm vắc-xin thủy đậu gồm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 3 tháng, sau khi tiêm xong cơ thể sẽ có đủ kháng thể miễn dịch. Khả năng bảo vệ của vắc-xin thường từ 10-20 năm, giúp bảo vệ cơ thể tối đa cả trong thời điểm mùa dịch.
Chi phí tiêm vắc xin thủy đậu sẽ phụ thuộc vào mỗi loại vắc xin. Hiện nay, các cơ quan ban ngành đã cho phép nhập khẩu các loại thuốc từ nước ngoài về Việt Nam. Đồng thời cũng đảm bảo chất lượng cũng như liều lượng phù hợp đối với đối tượng sử dụng là người Việt.
Tương ứng với từng loại vắc xin sẽ có mức giá cụ thể như sau:
Giá vacxin thủy đậu Varivax của Mỹ: Dao động từ 915.000 – 1.098.000 đồng/liều.
Giá vacxin thủy đậu Varicella của Hàn Quốc: Dao động từ 700.000 – 840.000 đồng/liều.
Giá vacxin thủy đậu Varilrix của Bỉ: Dao động từ 945.000 – 1.134.000 đồng liều.
Đây là một địa chỉ uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh có vắc xin phòng ngừa 20 bệnh, bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, quai bị, rubella, dại, viêm gan siêu vi A, B, viêm não nhật bản B, viêm màng não mũ, thủy đậu (Trái rạ), thương hàn, cúm.
Thời gian hoạt động:
Thứ 2 đến Thứ 6: Sáng 07h00 đến 11h00, và chiều từ 13h00 -18h00
Thứ 7: Sáng từ 07h00 – 11h00 và chiều từ 13h00 – 16h00.
Chủ nhật: Sáng từ 07h30 – 10h30 và chiều từ 13h00 đến 16h00.
Địa điểm:
Địa chỉ: 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TPHCM
Điện thoại: 08 3823 0352
Bệnh viện Nhi Đồng 1
Thời gian hoạt động:
Thứ 2 – Thứ 6: Sáng từ 07h00 – 10h15 và chiều từ 13h00 – 15h00.
Thứ 7: Sáng 07h00 – 10h15 và chiều không làm việc.
Chủ nhật: Không hoạt động.
Địa điểm:
Địa chỉ: 532 Lý Thái Tổ, Phường 10, Quận 10, TP. HCM
Điện thoại: 08 3927 1119
Bệnh Viện Nhi Đồng 2:
Thời gian hoạt động:
Thứ 6 – Thứ 6: Sáng từ 07h00 – 10h15 và chiều từ 13h00 – 15h00.
Thứ 7: Sáng từ 07h00 – 10h15.
Chủ nhật: Không hoạt động.
Địa điểm:
Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Các trung tâm y tế này đồng thời chương trình tiêm ngừa quốc gia (cho trẻ dưới 1 tuổi) và tiêm ngừa theo yêu cầu với các bệnh.
Vắc-xin luôn chứng tỏ sự hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, phòng ngừa được nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Bố mẹ đừng quên tiêm ngừa thủy đậu cho con, là cách bảo vệ tính mạng và cả làn da xinh đẹp của trẻ, tránh để mắc bệnh và mang sẹo thâm lâu dài.
Trẻ bị nổi mề đay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ có thể gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa trị sẽ giúp hạn chế những tổn thương đáng tiếc cho con trẻ trong giai đoạn con đang lớn.
Theo thống kê, tỷ lệ bị mề đay ở Việt Nam chiếm khoảng 20% tổng số các bệnh dị ứng. Trong đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị dị ứng nổi mề đay chiếm tỷ lệ cao. Hơn nữa, một nửa số trẻ bị nổi mề đay gặp phải các biến chứng sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng do ba mẹ “lơ là” các triệu chứng, dấu hiệu bệnh. Vậy, bệnh mề đay ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Trẻ bị nổi mề đay phải làm sao?
Mề đay là gì? Nguy hiểm ra sao?
Mề đay, hay còn gọi là phát ban là một cách phản ứng của các mao mạch dưới da khi bị tác động. Tổn thương cơ bản nhất là các nốt sẩn phù, đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh với nhiều kích thước khác nhau. Các vết mề đay này thay đổi nhanh chóng, có thể xuất hiện và “lặn mất tăm” chỉ trong vài giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nổi mề đay ở trẻ có thể tái đi tái lại nhiều lần.
Khi bị nổi mề đay trẻ thường cảm thấy rất ngứa và có thói quen gãi liên tục, gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm. Ở những vùng da nhạy cảm như mí mắt, môi, cơ quan sinh dục ngoài, các vết mề đay, sưng phù xuất hiện có thể làm phù mạch.
Phù mạch còn xuất hiện ở những cơ quan nội tạng bên trong như thanh quản, ống tiêu hóa gây khó thở, đau bụng quặn, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim và nguy hiểm nhất là gây sốc phản vệ, một dạng phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu nổi mề đay dị ứng
Trẻ có thể bị mề đay ở rất nhiều vùng da khác nhau, nhất là những vùng da thường xuyên cọ sát với quần áo, hoặc vùng da tiếp xúc. Sau khi xuất hiện, quá trình lan rộng của mề đay có thể mất vài phút đến vài giờ. Ngoài ra mẹ cần để ý đến các triệu chứng:
Ngứa trên da: Đây là dấu hiệu đầu tiên và gây nhiều khó chịu cho bé cưng nhất.
Xuất hiện các vết sần ở nhiều vị trí với đa dạng hình thái, kích thước từ vài mm đến vài cm, thậm chí có thể hình thành cả mảng lớn. Vùng trung tâm có màu trắng, phía ngoài vết sẩn có màu hồng, khi ấn vào sẽ có cảm giác căng. Các triệu chứng của mề đay thường rầm rộ nhất vào ban đêm.
Cách xử lý khi trẻ bị nổi mề đay
Ngay khi phát hiện trẻ bị nổi mề đay, mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Tùy theo mức độ và nguyên nhân, các chuyên gia sẽ có hướng dẫn điều trị phù hợp nhất.
Trường hợp bé nổi mề đay do dị ứng thực phẩm cần phải kích thích cho trẻ nôn để loại bỏ thức ăn ra ngoài.
Nếu trẻ bị mề đay do va quẹt thì phải loại bỏ vật dụng đó.
Bé cưng bị nổi mề đay do vật nuôi hoặc phấn hoa, mẹ có thể tắm cho bé để các tác nhân gây dị ứng không tiếp tục ảnh hưởng.
Tắm bằng nước mắt cũng sẽ giúp da bé dễ chịu hơn khi bị phát ban. Mẹ cũng có thể bôi các loại kem làm dịu, làm mát. Lưu ý tắm cho trẻ nên dùng nước ấm, mát, không dùng nước nóng. Mẹ cũng không nên sử dụng xà phòng, nhất là các loại có tính sát khuẩn quá cao. Trong khi tắm, mẹ chỉ nên thoa nhẹ lên chỗ bị tổn thương, không chà xát mạnh tay.
Ngoài ra mẹ nên tăng cường bổ sung khoáng chất và vitamin để giúp trẻ tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế không cho bé ăn thực phẩm như như sữa đặc có đường, trứng tươi, bơ sữa, hải sản… Ngoài ra, bạn cũng nên giảm bớt lượng muối trong thức ăn của bé.
[inline_article id=147514]
Trẻ bị nổi mề đay: Khi nào thì nguy?
Phần lớn những trường hợp mề đay thông thường đi kèm triệu chứng ngứa sẽ tự khỏi sau 24 giờ. Nếu trẻ nổi mề đay kèm các triệu chứng sau, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện:
Các vấn đề hô hấp như khò khè, khó thở
Sưng mặt và lưỡi
Bất tỉnh
Khó nuốt
Hoa mắt, chóng mặt
Cùng với mề đay, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh hệ hô hấp còn rất nhỏ nên chỉ cần một hiện tượng sưng nhẹ cũng có thể gây khó thở.
Ngoài ra, nếu bé cưng có một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây, mẹ cũng nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện kiểm tra:
Bé dưới 2 tuổi và có mề đay lan rộng trên da.
Mề đay xuất hiện sau khi bị côn trùng cắn, hay do phản ứng với thuốc hay thực phẩm
Mề đay kèm theo các triệu chứng như sốt, hôn mê, buồn nôn, nôn mửa liên tục, đau bụng
Tay, chân và các khớp sưng vù
Trẻ bị nổi mề đay sẽ không nguy hiểm nếu mẹ tìm hiểu rõ ràng nguyên nhân và xử lý kịp thời. Trường hợp bé có biểu hiện bất thường cần lập tức đưa tới bệnh viện để kiểm tra.
Nếu là nguy cơ ung thư vậy điểm mặt chỉ tên rõ ràng đó là loại bệnh nào. Chính xác là ung thư bạch cầu, loại ung thư được xếp vào hàng nguy hiểm nhất với trẻ em hiện nay. Dưới đây là 9 dấu hiệu tưởng bình thường nhưng cực kỳ nghiêm trọng mẹ cần lưu tâm:
Dễ bầm tím với va chạm nhỏ
Trẻ mà không nô đùa, té ngã hẳn còn đáng lo hơn. Ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ lại hiếu động khác nhau. Bé thích đi xe đạp, chơi thể thao, bơi lội… và chuyện gặp tai nạn nhỏ gây bầm tím là chuyện bình thường.
Nhưng nếu bạn phát hiện con rất dễ bị những vết bầm ghé thăm ngay cả với những va chạm nhỏ thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
Chảy máu mũi không rõ nguyên nhân
Thỉnh thoảng con bị chảy máu mũi nhưng khi đi khám bác sĩ không tìm ra nguyên nhân cụ thể nào (như nóng trong người hay tổn thương mũi) thì mẹ nên nghĩ ngay tới bệnh bạch cầu. Theo các tài liệu y tế thì do các mạch máu ở mũi trở nên yếu hơn và có khuynh hướng dễ vỡ khi trẻ bị bệnh này.
Chán ăn
Giai đoạn trẻ ăn dặm chuyện chán ăn xảy ra như cơm bữa. Đó cũng là lý do nhiều bà mẹ lơ là với triệu chứng bình thường này.
Nhưng mẹ cũng cần biết rằng, các tế bào bạch cầu được tích lũy trong gan, lá lách và thận có thể gây cho trẻ cảm giác đau bụng. Vì vậy, trẻ thường có khẩu vị kén hơn và không thể ăn cùng lúc một lượng thực phẩm như bình thường. Thông thường, những trẻ này khó lên cân hoặc bị giảm cân nặng trong thời gian dài.
Thường xuyên nhiễm trùng
Tương tự như các vết bầm tím, trẻ thường xuyên bị nhiễm trùng cũng dễ dàng bị ngó lơ hơn vì tính thích hoạt động của bé. Nhưng đây cũng có thể là một dấu hiệu khác của bệnh bạch cầu. Các tế bào bạch cầu rất quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng, do đó bệnh bạch cầu có thể làm giảm miễn dịch của cơ thể.
Sưng tấy
Các hạch bạch huyết có chức năng lọc máu nhưng đôi khi các tế bào bạch cầu lại tập hợp ở trong các hạch bạch huyết. Điều này có thể gây ra triệu chứng sưng tấy ở mắt, phần dưới cánh tay, cổ, trên xương đòn, ở bẹn… Dấu hiệu này cũng thường bị bỏ qua do mẹ chủ quan.
Đau dạ dày cấp tính
Dấu hiệu này mẹ có thể dễ dàng nhận biết hơn và sớm đưa bé đến bệnh viện thăm khám. Bởi chẳng bà mẹ nào chịu đựng được nếu thấy con đau đớn bởi cơn đau dạ dày hành hạ liên tục. Lý do giải thích cho hiện tượng đau dạ dày liên tục mà không có chứng khó tiêu là do các tế bào ung thư bạch cầu đã tích tụ trong dạ dày, ảnh hưởng đến các mô của dạ dày.
Khó thở
Khi bị ung thư, các tế bào ung thư trong máu sẽ bắt đầu phá hủy các tế bào của phổi, do đó gây ra các vấn đề hô hấp như khó thở và thở khò khè ở trẻ em.
Đau khớp
Với những trẻ lớn, nếu bạn nhận thấy con thường bị đau khớp, đầu gối, khuỷu tay, lưng,… mà không có thương tích nào thì đó cũng là dấu hiệu của bệnh bạch cầu. Loại bệnh này thường gây ra hiện tượng các tế bào máu trắng có hại sinh sôi với tốc độ nhanh chóng, dẫn đến tình trạng chúng lấn át các tế bào máu khác gây ra hiện tượng đau nhức xương và khớp.
Thiếu máu
Tình trạng này xảy ra với rất nhiều trẻ em ở độ tuổi con đang lớn. Nếu trẻ đã có các triệu chứng thiếu máu, như chóng mặt, mệt mỏi, ăn không ngon,… hãy làm xét nghiệm máu và kiểm tra xem có bệnh bạch cầu không.
[inline_article id=185213]
Ung thư ở trẻ em không phải là chuyện hiếm. Ngay từ sau khi sinh trẻ đã có nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư bạch cầu nguy hiểm. Với con trẻ, những dấu hiệu bình thường nhưng lặp lại thường xuyên không rõ nguyên nhân mẹ cần đưa bé đi khám sức khỏe để nắm rõ tình hình và có hướng điều trị tích cực.