Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề về thần kinh

6 điều mẹ nhất định phải biết về sốt động kinh ở trẻ

Nói đến sốt động kinh ở trẻ hay sốt co giật, có phải các mẹ sẽ nhớ đến những cảnh co giật đáng sợ từng thấy trên tivi hoặc đôi khi ở ngoài đời, bệnh nhân bỗng nhiên co giật dữ dội, nằm giãy ra đất. Thực tế, đó là giai đoạn cao trào của bệnh, lúc bắt đầu thường nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Triệu chứng rất nhỏ như cái chớp mắt mà mẹ thường không để ý

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sốt động kinh là những dấu hiệu rất nhỏ, do đó mẹ rất dễ không nhận. Thậm chí, có những dấu hiệu nhỏ đến cả bác sĩ cũng khó phân biệt được đâu là dấu hiệu sốt động kinh, đâu là những cử động bình thường ở trẻ nhỏ.

sốt động kinh ở trẻ
Có những triệu chứng sốt động kinh ở trẻ chỉ như cơn gió thoảng

Bộ não của một đứa bé vẫn còn non nớt và đang phát triển, không thể tạo ra phản ứng phối hợp: Co giật toàn thân – co cứng – co giật mà bạn hay nhìn thấy ở những sốt động kinh của người lớn.

Ngoài ra, cũng rất dễ để mẹ nhầm lẫn giữa dấu hiệu của sốt động kinh với phản ứng Moro (hay gọi là phản xạ sợ hãi) ở trẻ sơ sinh: Khi giật mình vì một âm thanh lớn, trẻ nhỏ hốt hoảng sẽ giơ hai tay lên trời với những ngón tay xoè ra. Đây là phản ứng giật mình bình thường đối với trẻ sau sinh.

Một trong những cách để phân biệt dấu hiệu của sốt động kinh và phản ứng Moro đó là: Khi mẹ thay đổi vị trí của trẻ hoặc giữ chân trẻ, trẻ vẫn co giật, đó là dấu hiệu của cơn sốt động kinh. Ngược lại, đó là trẻ đang sợ hãi.

Không phải tất cả cơn sốt động kinh đều giống nhau

Thông thường, khi bị sốt động kinh, cánh tay và chân của trẻ sẽ co giật mạnh, mắt trợn tròn lên hoặc nghiến chặt răng. Sau cơn co giật, trẻ có thể bị mất kiểm soát bàng quang, ruột và đặc biệt là cảm thấy buồn ngủ.

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng trải qua các biểu hiện giống nhau. Các dấu hiệu khác nhau tuỳ vào vùng não xảy ra cơn co giật, ví dụ như nghiến răng, liếm môi hay tay chân co đạp. Một số dấu hiệu khác như môi tím xanh hay da tái nhợt, trẻ có thể ngưng thở trong thời gian ngắn.

Khi lên cơn sốt co giật, không phải lúc nào trẻ cũng bất tỉnh. Nếu sốt động kinh loại bán phần đơn giản, trẻ vẫn tỉnh táo và chỉ co giật một chân hoặc một cánh tay. Mẹ lưu ý là các dấu hiệu không phải lúc nào cũng rõ ràng, do vậy nếu nghi ngờ bất cứ điều gì đó không ổn, mẹ nên quay video lại các cử động của trẻ để bác sĩ theo dõi.

Theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ

Sốt cao, đặc biệt khi nhiệt độ hơn 38,5 độ C, có thể khiến trẻ trải qua cơn  sốt động kinh. Trẻ có thể trợn tròn mắt, chân tay tê cứng, co giật. Điều này phổ biến ở trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi.

Những cơn sốt co giật đơn giản thường chỉ kéo dài vài phút. Khi nhìn thấy các biểu biện này, mẹ có thể vô cùng lo lắng, hoảng hốt, tuy nhiên mẹ cũng đừng quá sợ vì những cơn co giật này không gây tổn thương não hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

sốt động kinh ở trẻ 2
Khi trẻ bị sốt mẹ cần bình tĩnh hạ sốt cho bé sau đó đưa tới bệnh viện thăm khám

Lúc này, mẹ dùng các phương pháp hạ sốt cho trẻ như uống thuốc, lau khăn ấm, giữ nhiệt độ dưới 38,5 độ C và thường xuyên theo dõi. Mẹ lưu ý là đừng cho trẻ uống thuốc khi trẻ vẫn còn đang buồn ngủ.

Mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu sau:

  • Sốt co giật lần đầu tiên
  • Sốt co giật kéo dài hơn 15 phút
  • Không thể di chuyển một bên cơ thể của trẻ, chẳng hạn như cánh tay hoặc chân, sau khi cơn sốt co giật vừa hết
  • Trẻ quấy khóc hoặc buồn ngủ bất thường khi co giật vừa hết
  • Bị thương trong cơn co giật, chẳng hạn như bị thương ở đầu khi ngã ra khỏi ghế.

Sốt động kinh có thể nặng hơn đối với một số trẻ

Ngoài sốt cao, có nhiều nguyên nhân khác khiến trẻ co giật, bao gồm các bệnh nhiễm trùng như viêm màng não (nhiễm trùng não), chấn thương đầu, chấn thương sọ não, hoặc thiếu oxy. Ngoài ra, sự bất thường ở não, sự mất cân bằng lượng đường hay natri thấp cũng có thể gây ra cơn co giật.

Mẹ để ý là nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt co giật thì đây là một trường hợp bất thường. Nếu cơn co giật tái phát và bị kích hoạt bởi những nguyên nhân không thể xác định được, trẻ có thể được chẩn đoán mắc bệnh động kinh.

[inline_article id=149135]

Giữ bình tĩnh và không chèn muỗng vào miệng khi trẻ đang co giật

Mẹ tuyệt đối không đưa muỗng, ngón tay hay bất cứ đồ vật nào khác vào miệng trẻ khi trẻ đang sốt co giật, vì điều này cực kỳ tai hại, có thể làm trẻ bị thương.

Trong thời gian co giật, mẹ cũng không nên cho trẻ uống thuốc. Thay vào đó, đặt trẻ nằm nghiêng trên một mặt phẳng để tránh tình trạng nghẹt thở do nước bọt. Để ý xung quanh xem có vật cứng hoặc sắc cạnh nào gần đó không để tránh làm trẻ bị thương.

Gọi cấp cứu ngay nếu cơn sốt động kinh kéo dài hơn năm phút

Thông thường cơn sốt động kinh chỉ kéo dài từ 1 đến 2 phút. Tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm khẩn cấp nếu trẻ mất ý thức và dừng thở trong một khoảng thời gian kéo dài. Quá 5 phút, hãy gọi cấp cứu ngay. Cơn sốt động kinh kéo dài hơn 30 phút có thể dẫn đến tử vong.

Sốt động kinh ở trẻ sơ sinh là một dấu hiệu nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu mẹ không sớm nhận biết. Đừng bỏ những biểu hiện dù là nhỏ rất nhỏ của trẻ mẹ nhé!

Theo youngparents

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Bệnh da liễu

Mách mẹ cách thổi bay những vết thâm trên da bé do côn trùng cắn

Vì đâu vết thâm kéo đến?

Đã có rất nhiều lần bạn phải đập “bốp, bốp” để tránh một cuộc tấn công từ những loài động vật “nhỏ nhưng có võ” như muỗi, kiến… Với trẻ nhỏ, chúng chưa làm được điều này. Vì vậy, chúng sẽ là “miếng mồi ngon” mà bất cứ loài động vật nào cũng muốn thưởng thức. Và khi bữa tiệc qua đi, dấu tích để lại là những nốt sưng xuất hiện trên da bé. Sau vài ngày những nốt sưng này sẽ biến thành những nốt thâm, rất lâu sau mới phai mờ.

Tuy nhiên, mọi chuyện chưa dừng lại ở những vết thâm. Những loài vật nhỏ bé có cái vòi nhọn hoắt này có thể mang đến những bệnh nguy hiểm cho trẻ như sốt Dengue, viêm não, sốt rét và sốt Chikungunya.

Vết thâm trên da bé 1

Vì vậy, không chỉ áp dụng cách bảo vệ, cha mẹ cũng nên nhận biết dấu hiệu khi bé bị côn trùng cắn và cách khắc phục dấu tích trên làn da mỏng manh của bé.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị muỗi cắn:

  • Nốt màu hồng sưng phồng trên da
  • Nốt mẩn đỏ
  • Đốm tối màu (vết thâm) có thể xuất hiện 1 hoặc 2 ngày sau khi bị cắn
  • Nốt mụn có nhân màu trắng sáng và xung quang màu đỏ
  • Trẻ có dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu

Chuyện gì xảy ra khi bé bị muỗi cắn?

Muỗi hút máu trẻ sẽ đồng thời tiêm thuốc chống đông vào da khiến máu lỏng hơn, chảy dễ dàng và lâu hơn để thưởng thức no bụng.

Ngay lúc này, da sẽ phản ứng bằng cách tiết ra histamine, gây phản ứng viêm. Da sẽ trở nên đỏ và tạo thành vết sẹo. Bình thường, những nốt sưng đỏ thường nhanh chóng biến mất.

Tuy nhiên, trường hợp vùng da tổn thương bị trầy xước hoặc cọ xát quá nhiều hay xảy ra phản ứng dị ứng, vết xước nhỏ có thể sưng lên đáng kể hoặc thậm chí gây viêm nhiễm nghiêm trọng.

Vết thâm trên da bé

Vết thâm trên da bé còn do kiến, côn trùng cắn

Tương tự như vết muỗi cắn, những loài côn trùng nhỏ như kiến, bọ… cũng có thể để lại vết thâm trên da bé mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường.

Vết đốt không ổn nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như khu vực bị đốt có dấu hiệu bầm tím dưới da, bóng dáng của sự nhiễm trùng, sưng đỏ như có mủ, sốt, nôn mửa hoặc buồn nôn.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bởi lúc này, có thể những chất độc có trong côn trùng đã gây ra những phản ứng cho cơ thể của bé.

Những cách trị thâm bằng phương pháp tự nhiên phù hợp với bé

Túi trà xanh ướp lạnh: Đơn giản chỉ cần làm lạnh một túi trà xanh và áp nó vào khu vực bị ảnh hưởng. Cách này sẽ làm dịu vùng da đang bị kích ứng và làm dịu cơn ngứa

Sử dụng đá viên: Dùng viên đá nhỏ, áp  lên vùng da đang bị muỗi cắn để giảm sưng. Dùng khăn sạch quấn quanh để giữ viên đá cố định nơi muỗi cắn.

Kem EmBé: Sản phẩm với chiết xuất tự nhiên, không chất bảo quản, chứa thành phần tinh chất nghệ nano giúp giảm sưng, kích ứng và xoa dịu cảm giác khó chịu nơi bé.

Vết thâm trên da bé sp

 

Miếng vải ướt: Làm ướt khăn, vắt đi phần nước dư thừa và ấn nó lên vết cắn. Cách này cung cấp giải pháp tạm thời xoa dịu phản ứng nơi vùng da đó.

Vỏ chuối: Có rất nhiều công dụng thú vị về vỏ chuối và một trong số đó là cách sử dụng phần mặt trong của vỏ chuối khi bị muỗi cắn để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy do côn trùng đốt.

Chất khử trùng tự nhiên: Ngoài Vaseline và kem đánh răng, dầu cây chè, chanh, hành tây hay lá bạc hà cũng có thể được áp dụng. Mặc dù các chất này có thể mang đến cảm giác châm chích nhẹ, nhưng chúng sẽ là chất khử trùng và phát huy công dụng giảm ngứa hiệu quả.

Bảo vệ con mọi lúc mọi nơi là điều bố mẹ nào cũng mong muốn nhất là khi con còn thơ dại. Hãy trang bị cho mình những vũ khí trị vết thâm cho bé để làn da bé luôn êm ái khiến mẹ muốn yêu mãi không thôi.

> Bạn muốn thêm thông tin về sản phẩm kem EmBé, vui lòng click VÀO ĐÂY 

> Để mua sản phẩm Kem EmBé bạn có thể đặt hàng ngay tại đây

> Xem điểm bán Kem EmBé trên toàn quốc  tại đây

> Tổng đài tư vấn chăm sóc sức khoẻ: 1800 1796 – 091.500.1976

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ ra nhiều mồ hôi là nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý?

Mồ hôi giúp duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường, là một phần tự nhiên và lành mạnh của cuộc sống để giúp làm mát cơ thể. Ở trẻ nhỏ, do trung tâm điều nhiệt chưa hoàn thiện nên trẻ có thể bị tăng tiết mồ hôi, dẫn đến hiện tượng ra nhiều mồ hôi.

Trẻ ra nhiều mồ hôi 1
Trẻ ra nhiều mồ hôi là tình trạng khá thường gặp, tuy nhiên, nó lại trở thành vấn đề làm cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng

Tình trạng trẻ đổ nhiều mồ hôi là tình trạng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, rối loạn hô hấp, cân nặng không đạt chuẩn… thì có thể nghĩ đến một loại bệnh lý tiềm ẩn.

Vì sao trẻ ra nhiều mồ hôi?

Có hai nguyên nhân chính được đưa ra là:

Nguyên nhân sinh lý về chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ

Sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn ở người lớn. Do đó, nếu trẻ cảm thấy phấn khích và kích thích thì sẽ gặp tình trạng bé ra nhiều mồ hôi bởi hệ thống điều nhiệt trong cơ thể trẻ chưa được hoàn thiện.

Do đang trong giai đoạn phát triển nên trẻ con rất hiếu động, thích chạy nhảy, vui chơi dẫn đến trẻ đổ mồ hôi “như tắm” ngay cả khi trời mát. Quá trình này được tự động diễn ra để giúp điều chỉnh thân nhiệt của trẻ luôn ở mức ổn định.

Vì vậy, trẻ đổ mồ hôi nhiều trong trường hợp này là do sinh lý thông thường, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi trẻ lớn dần, hiện tượng này sẽ giảm, trừ một số trường hợp ra nhiều mồ hôi do yếu tố gia đình hay ra mồ hôi do bệnh lý.

Nguyên nhân bệnh lý của bệnh ra nhiều mồ hôi

Bệnh lý đầu tiên cần nghĩ đến khi thấy trẻ thường ra nhiều mồ hôi, đi kèm với đó là các hiện tượng như ngủ không ngon giấc, đầu bẹp, lồng ngực dô, tóc rụng vành khăn… chính là bệnh còi xương do trẻ thiếu vitamin D ở giai đoạn sớm.

Nguyên nhân sâu xa là do hệ xương của trẻ đang trên đà phát triển mạnh, canxi lại là khoáng chất chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự tạo xương, răng… nhưng cơ thể lại cần thêm vitamin D bởi đây là chất dẫn truyền để cơ thể hấp thu canxi.

Vì vậy, nếu trẻ không được bổ sung vitamin D đầy đủ, hệ xương của trẻ sẽ kém phát triển, dẫn đến tình trạng trẻ còi cọc, yếu ớt.

Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở trẻ như:

  • Cảm sốt
  • Cường giao cảm
  • Một số bệnh lý về tim mạch
  • Rối loạn thần kinh cảm giác

Trong đó nguyên nhân cường giao cảm có biểu hiện là trẻ ra nhiều mồ hôi mặc dù thời tiết không nóng. Lòng bàn tay và bàn chân của trẻ luôn ướt, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này có thể được xử trí bằng cách cắt hạch thần kinh giao cảm.

Cách chăm sóc và cải thiện tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi

Trẻ ra nhiều mồ hôi 2
Trẻ ra nhiều mồ hôi trong lúc chơi đùa là hiện tượng sinh lý bình thường

Dù là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng khi trẻ ra nhiều mồ hôi thì cơ thể cũng bị mất một lượng nước lớn dẫn đến mệt mỏi, táo bón… Đó là chưa kể đến việc những bộ quần áo ướt đẫm cũng dễ khiến trẻ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp…

Vì vậy, cần giữ phòng ốc trong nhà thông thoáng, không đắp chăn quá dày cho trẻ. Cần tìm những nơi vui chơi rộng rãi, cho trẻ chơi lúc thời tiết mát mẻ để giảm lượng mồ hôi tiết ra ở trẻ. Lau khô và thay quần áo khác cho trẻ khi bị ướt. Nên chọn loại vải cotton dễ thấm nước, tránh các loại vải dày, nhiều nilon khi mua quần áo cho trẻ bởi chúng dễ gây bí bách, cọ sát với da làm da bị nhiễm khuẩn, nổi rôm sảy.

Chế độ ăn uống cũng nên cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu. Các bậc phụ huynh nên chú ý tăng cường rau xanh, hoa quả tươi cho trẻ. Trong bữa cơm nên có món canh và nhớ cho trẻ uống đủ nước để bù lượng nước mất qua mồ hôi. Nếu thấy nước tiểu của trẻ ít, có màu vàng đậm thì có nghĩa là trẻ đang chưa được cung cấp đủ nước.

Tuy nhiên, nếu trẻ nhà bạn ra quá nhiều mồ hôi, ảnh hưởng tới cuộc sống kèm theo việc sụt cân, xanh xao… thì cần phải cho bé đi khám và chẩn đoán sớm để xác định trẻ ra mồ hôi sinh lý hay do bệnh lý. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bệnh viêm tuyến nước bọt ở trẻ: Triệu chứng dễ nhầm bệnh quai bị

Viêm tuyến nước bọt mang tai gây ra do khối u lành tính có thể gây phì đại tuyến nước bọt. Khối u có thể sẽ phát triển rất nhanh và gây ra mất cử động ở vùng mặt bị tổn thương. Nếu chậm điều trị, bệnh có thể gây biến dạng gương mặt.

bệnh viêm tuyến nước bọt

Bệnh viêm tuyến nước bọt là gì?

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần do các loại vi khuẩn Staphylococcus aureus, do virut Iryfluenza, Parainfluenza, Coxsackie… hoặc do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt cũng gây viêm.

Bệnh thường xuất hiện cùng với các bệnh viêm nhiễm amiđan, viêm lợi, giảm hay mất bài tiết nước bọt, rối loạn chức năng đề kháng với enzym nước bọt do viêm tụy hoại tử.

Khác  với bệnh quai bị, bệnh này lành tính, có thể tự khỏi. Có trường hợp bệnh chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.

Biểu hiện bệnh:

  • Miệng có vị bất thường hoặc có mùi hôi
  • Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan rộng ra xung quanh
  • Vùng da sưng tấy, gây đau khi nói và nuốt. Có hạch viêm gây mủ
  • Đỏ và sưng hàm ở phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng người bệnh
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sốt hoặc ớn lạnh
  • Sốt 38-39oC
  • Tăng tiết nước bọt trong miệng
Bệnh viêm tuyến nước bọt
Bệnh viêm tuyến nước bọt mãn tính có thể gây biến dạng gương mặt

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt ở trẻ nhỏ

Nước bọt có vai trò hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giữ khoang miệng ẩm và sạch sẽ. Nước bọt cũng giúp rửa sạch vi khuẩn và thức ăn thừa, kiểm soát vi khuẩn tốt và xấu.

Tuyến nước bọt không hoạt động tốt, lượng vi khuẩn và thức ăn thừa được rửa trôi sẽ ít hơn và dẫn đến tình trạng viêm. Con người có 3 đôi tuyến nước bọt chính, nằm ở hai bên mặt.

  • Tuyến mang tai là tuyến lớn nhất, nằm ở hai bên má, phía trên hàm và phía trước của tai. Khi một trong hai tuyến này bị viêm thì được goi là viêm tuyến nước bọt mang tai.
  • Tuyến dưới hàm nằm ở hai bên hàm, phía xướng xương hàm.
  • Tuyến dưới lưỡi nằm ở phía dưới của miệng, dưới lưỡi.
  • Ngoài ra, còn có hàng trăm tuyến nước bọt nhỏ có tác dụng làm lắng nước bọt từ các ống nước bọt xung quanh miệng của bạn.

bệnh viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt và quai bị có triệu chứng giống nhau nên dễ nhầm lẫn. Triệu chứng giống nhau là đều sưng đau ở tuyến nước bọt. Tuy nhiên, bệnh quai bị gây vô sinh. Viêm tuyến nước bọt đơn thuần có thể gây biến dạng khuôn mặt của con trẻ.

Điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt

Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh viêm tuyến nước bọt, bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tuyến nước bọt bằng cách chụp CT, chụp MRI hoặc siêu âm. Bác sĩ cũng có thể tìm sỏi ở tuyến nước bọt.

Cách điều trị

Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp có mủ, gây sốt hoặc bệnh do vi khuẩn gây ra. Ngoài kháng sinh, bác sĩ có thể cho dùng thuốc chống viêm, giảm phù nề, giảm đau, bổ sung bằng các loại kháng enzyme.

Điều trị muộn, bệnh giảm các triệu chứng sau 7 – 10 ngày và chuyển sang viêm mạn tính tái phát. Bệnh nhân viêm tuyến tái phát nhiều lần làm vùng tuyến mang tai 2 bên phì đại (to hơn bình thường) không nhỏ lại được. Tuy không nguy hại đến sức khỏe của con trẻ, khuôn mặt bệnh nhân vì thế sẽ biến dạng.

Cách phòng bệnh viêm tuyến nước bọt

Bạn hoàn toàn có thể giúp con ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Đánh răng, dùng chỉ nha khoa thường xuyên (ít nhất 2 lần/ngày), giữ gìn sạch sẽ răng miệng.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm
  • Uống nhiều nước, uống chanh không đường giúp tăng lưu lượng nước bọt, giảm sưng
  • Massage tuyến nước bọt bị viêm
  • Chườm gạc ấm lên vùng da bị viêm để giảm đau
  • Đeo khẩu trang tránh bụi bẩn và tác nhân gây bệnh

Bệnh viêm tuyến nước bọt tuy không nguy hiểm như quai bị, nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến gương mặt trẻ. Bạn nên lưu ý các biểu hiện của bệnh này và cho con đến bệnh viện thăm khám kỹ lưỡng, điều trị tận gốc bệnh viêm này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu, có thể thiếu máu cấp tính và thiếu máu mạn tính. Bệnh cũng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và trẻ bị thiếu máu phải làm sao?

Bệnh thiếu máu xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu (RBCs) khỏe mạnh trong cơ thể xuống quá thấp. RBCs chứa haemoglobin, có nhiệm vụ đưa khí oxy đến các mô của cơ thể. Khi RBCs xuống thấp sẽ gây ra bệnh thiếu máu với các triệu chứng khác nhau như mệt mỏi, gây áp lực lên các cơ quan khác của cơ thể.

trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không 2
Bệnh thiếu máu có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào

Bệnh thiếu máu không phân biệt giới tính, độ tuổi, chỉ số cơ thể. Nam giới, phụ nữ và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh. Người gầy hay người mập cũng khó đoán được có mắc bệnh hay không. Vì vậy, mẹ cũng đừng chủ quan với bé cưng nhé!

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu có thể do nhiều vấn đề gây ra, trong đó 3 nguyên nhân chính gồm:

  • Sự phá hủy quá mức của RBCs
  • Sự sản sinh RBCs không đủ
  • Mất máu

Đối với trẻ em, bệnh thiếu máu còn do rối loạn di truyền, bệnh truyền nhiễm, chế độ dinh dưỡng thiếu sắt hay vitamin…

Dấu hiệu của bệnh thiếu máu

Trước khi tìm hiểu trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không, mẹ hãy cũng xem qua những dấu hiệu nhận biết bệnh để kịp thời phát hiện và chữa trị cho trẻ. Trẻ bị thiếu máu thường có những dấu hiệu sau:

  • Thường xuyên mệt mỏi dù ngủ nhiều, ăn đủ bữa
  • Thiếu năng lượng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy
  • Da, niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt
  • Tay, chân tê dại hoặc lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp
  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón

Trường hợp thiếu máu nhẹ thường không có biểu hiện rõ rang, rất khó nhận biết. Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ bị thiếu máu do chế độ ăn thiếu chất sắt, dinh dưỡng.

Trẻ bị thiếu máu dẫn đến bệnh gì?

Câu trả lời là có. Trẻ bị thiếu máu có ít oxy trong máu. Tim của trẻ vì thế phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Các cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa phát hoàn thiện, khi làm việc quá sức sẽ dễ dẫn đến những tổn thương.

Nếu không điều trị, tình trạng thiếu máu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ trẻ, khiến trẻ chậm phát triển.

[inline_article id=67534]

Các dạng khác nhau của thiếu máu

Nhận diện được nguyên nhân và dấu hiệu, mẹ cũng cần biết thiếu máu có nhiều dạng:

  • Thiếu máu do thiếu chất sắt: Đây là dạng thường gặp nhất của thiếu máu, do không đủ lượng sắt trong máu. Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống thiếu sắt. Trường hợp này thường gặp ở trẻ em nhất, do tình trạng kén ăn của các bé.
  • Thiếu máu do thiếu vitamin B12: Tình trạng thiếu máu này xảy ra khi dạ dày và ruột kém hấp thu vitamin B12. Nguyên nhân do dạ dày và ruột yếu, hoặc do yếu tố di truyền.
  • Thiếu máu do thiếu axit folic: Tương tự như thiếu vitamin B12 nhưng trường hợp này không gây tổn thương đặc biệt cho hệ thần kinh. Tuy nhiên, thiếu axit folic có thể gây trầm cảm. Loại thiếu máu này ít gặp ở trẻ em mà thường gặp ở thai phụ, người có hệ tiêu hóa kém hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Thiếu máu tan huyết: Trường hợp này xảy ra khi hồng cầu bị phá hủy hoặc thương tổn do nhiễm trùng, do thuốc hoặc do di truyền.

Điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Ngay sau khi sinh, mẹ cần chăm sóc bé bằng chế độ ăn uống khoa học của chính mình và chế độ cho bé ăn dặm đầy đủ dưỡng chất.

trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không 1
Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị thiếu máu mẹ nên cho bé đi khám sức khỏe

Thực phẩm giàu chất sắt sẽ tốt cho sự phát triển của haemoglobin. Các thực phẩm bao gồm thịt nạc đỏ, gan, cá, các loại đậu và rau lá xanh đậm.

Thực phẩm giàu vitamin B12 và a-xit folic cũng rất tốt cho sự phát triển của trẻ như trứng, các sản phẩm từ sữa, rau bó xôi và chuối.

Nếu trẻ kén ăn hoặc cơ thể khó hấp thu, mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc bổ sung. Viêc bổ sung sắt nên uống trong hoặc sau bữa ăn, kèm với thực phẩm giàu vitamin C để giúp hấp thụ sắt tốt nhất. Không uống viên sắt chung canxi vì chúng ngăn cản sự hấp thu của sắt. Mẹ nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định cho trẻ dùng bất kỳ sản phẩm tá dược nào.

[inline_article id=12260]

Giải đáp được thắc mắc trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không rồi, nếu trẻ có biểu hiện của thiếu máu mẹ ngay lập lức nên kiểm tra lại chế độ ăn uống của bé và đưa trẻ đi khám sức khỏe ngay nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Muốn tăng sức đề kháng cho trẻ, đừng ngại để con nghịch bẩn

Cha mẹ người Việt có xu hướng muốn bảo vệ con khỏi mọi rủi ro. Chúng ta chỉ muốn bảo bọc con trong môi trường vô trùng sạch sẽ. Vô tình, chúng ta cản trở khả năng trẻ được tăng sức đề kháng.

Bẩn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Cha mẹ thời hiện đại đối mặt với quá nhiều nỗi sợ hãi “dơ bẩn”. Con tắm mưa, nghịch bùn đất, nhặt đồ ăn dưới đất cho vào mồm… Cha mẹ chỉ nhìn thấy nguy cơ con nhiễm bẩn mà quên đi những lợi ích mà vi khuẩn tốt mang lại cho trẻ.

Chúng ta đặt con vào môi trường càng vô trùng càng tốt. Chúng ta bắt con rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, uống sữa tiệt trùng… Nhưng trong thực tế, việc ít phơi nhiễm và khử trùng quá mạnh sẽ tạo ra một hệ miễn dịch mẫn cảm và yếu ớt. Việc này cũng giống như một chiến binh ít “bầm dập”, ít trải qua rèn luyện sẽ không thể mạnh mẽ được.

Jack Gilbert – nhà nghiên cứu về các hệ sinh thái vi khuẩn tại Đại học Chicago – đã chứng minh rằng hầu hết các phơi nhiễm vi khuẩn là thực sự có lợi. Việc giữ vệ sinh quá sạch cho con có thể ngăn cản vi khuẩn phát huy những khả năng kỳ diệu.

Vì sao ở bẩn lại tăng sức đề kháng?

Trong cơ thể, những tế bào nhỏ gọi là bạch cầu trung tính (neutrophils). Vai trò của chúng như những chiến binh giúp chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.

Chức năng chính của bạch cầu hạt trung tính là tham gia đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Nếu vi khuẩn xuất hiện, bạch cầu hạt trung tính chống đỡ với tác nhân gây bệnh bằng cách thực bào chúng.

Giữ con trẻ quá sạch, chúng ta làm bạch cầu trung tính “thất nghiệp”. Chúng dễ bị kích động hơn. Khi gặp vật ngoại lai như phấn hoa, chúng kích động dữ dội, gây ra bệnh hen suyễn, viêm da (eczema) và dị ứng thực phẩm.

Bạn đã hiểu giữ cho con quá sạch sẽ phản tác dụng thế nào rồi chưa?

Cách tăng sức đề kháng tự nhiên

Giới khoa học đã biết về những lợi ích của vết bẩn. Các vi khuẩn đất, đặt biệt là loại myco-bacterium vaccae, được xem là thuốc chống trầm cảm tự nhiên. Bằng cách cho con trẻ nhà bạn nghịch bẩn và “ở bẩn” một chút, bạn đang giúp trẻ xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh.

Biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ

Cho con chơi bẩn

Chơi bẩn với đất cát tự nhiên đem lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe thể chất và tinh thần của cả trẻ em và người lớn. Thường xuyên nghịch đất cát giúp cơ thể con học cách “sống chung với lũ”, phát triển hài hòa với hệ vi khuẩn phong phú, tăng khả năng đề kháng.

Đi chân trần ngoài trời hoặc kết nối với hệ thống dây dẫn tiếp đất trong nhà có thể là giải pháp tốt. Nó giúp điều trị một số loạt bệnh mãn tính như căng thẳng kinh niên, rối loạn thần kinh thực vật, viêm nhiễm, đau, giấc ngủ kém, rối loạn nhịp tim…

Tăng sức đề kháng cho trẻ 2

Khi đi chân trần, cơ thể trẻ có khả năng nạp các điện tích âm có nguồn gốc từ trái đất. Lượng điện tích giàu electron này cung cấp các chất chống oxy hóa và electron phá hủy gốc tự do.

Đi bộ chân trần cũng thúc đẩy tinh thần sảng khoái, hạnh phúc hơn và mang lại sức khỏe toàn diện cho trẻ.

Tránh nước rửa tay tiệt trùng

Nước rửa tay tiệt trùng có thể cần cho bác sĩ, nhà khoa học cần đảm bảo môi trường vô trùng. Nhưng với trẻ em, loại hóa mỹ phẩm này có thể vô tình giết đi những vi khuẩn có ợi.

Nếu trẻ chơi bẩn, chỉ cần cho con rửa tay bằng xà phòng ấm, hoặc nước ấm thay vì triệt để tiệt trùng tay.

Thức ăn rơi xuống đất không đáng ngại

Người Việt Nam thường nói vui rằng thức ăn rớt xuống đất, nhặt lên ăn vẫn an toàn nếu thời gian dưới 5 giây. Thực ra, vi khuẩn chỉ cần phần ngàn của giây đã có thể bám vào thức ăn. Nhưng việc đó cũng không có gì quá lớn.

Ngoại trừ nơi thức ăn rơi có nguy cơ mầm bệnh cực kỳ nguy hiểm, việc thức ăn rơi xuống đất không quá nguy hiểm cho sức khỏe của con.

Jack Gilbert đưa ra lời khuyên vô cùng gây tranh cãi cho trường hợp trẻ nhỏ làm rơi núm vú giả. Ông cho rằng trong trường hợp này, cha mẹ có thể giúp con bằng cách liếm núm giả và đưa lại cho con. Một nghiên cứu cho thấy rằng đối với các cha mẹ liếm các vú giả và đưa lại miệng cho con trẻ – con của họ phát triển ít dị ứng, ít hen suyễn, ít viêm da hơn.

Vấn đề này tương tự như việc mẹ mớm cơm cho con theo kiểu người Việt Nam vẫn thường làm. Nếu chỉ nhai sơ và đút cho con ăn, trẻ sẽ được tiếp nhận nguồn vi khuẩn có lợi từ nước bọt của mẹ. Dĩ nhiên, mẹ phải thật khỏe mạnh.

Tắm nhiều chưa hẳn tốt

Các nhà khoa học cho rằng việc tắm quá mức thực sự có thể làm hỏng da. Nó dẫn đến khả năng bị nhiễm trùng cao hơn và các phản ứng quá mẫn cảm như bệnh viêm da ở trẻ. Trẻ nhỏ vẫn có thể an toàn khi không tắm trong vài ngày. Chỉ cần lau người bằng nước ấm cho con.

Chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh

Các nhà khoa học khuyên các bậc cha mẹ khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, nhiều màu, rau nhiều lá. Nên tăng cường chế độ ăn uống giàu chất xơ cũng như giảm lượng đường trong thức ăn cho trẻ.

Bổ sung vi khuẩn tốt cho cơ thể trẻ bằng cách bổ sung nấm sữa Kefir, yaourt, sữa chua trong chế độ ăn hàng ngày. Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men, có tác dụng tăng bifidobateria, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển.

Theo nghiên cứu, trẻ thường ăn sữa chua có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% trẻ không ăn.

Tỏi cũng là siêu thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Tăng sức đề kháng cho trẻ tự nhiên giúp con yêu khỏe mạnh, vui vẻ, giúp trẻ phát triển “hết nấc”. Chúng ta nên cho phép con cái được chới với động vật, thực vật và đất cát thường xuyên hơn. Tận dụng lợi ích của vi khuẩn có lợi, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em và những điều chưa biết đến

Tiểu cầu, hồng cầu và bạch cầu là một trong ba loại tế bào máu quan trọng của cơ thể. Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em sẽ gây nên tình trạng xuất huyết do quá trình đông máu không được thực hiện.

Tiểu cầu thấp hay còn gọi là giảm tiểu cầu thường xuất hiệu ở trẻ nhũ nhi sau sinh và trẻ nhỏ. Tiểu cầu vốn được sinh ra từ tủy xương. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể cầm máu nhờ tính chất đặc thù là tập trung thành từng đám dính chặt vào thành mạch nơi có tổn thương và thoái hóa các chất nhầy để giải phóng ra yếu tố làm đông máu, giúp cơ thể cầm máu và bảo vệ thành mạch không bị rò rỉ.

bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em
Giảm tiểu cầu sẽ gây ra tình trạng xuất huyết do quá trình đông máu bị làm chậm

Tiểu cầu thấp là bệnh gì?

Bệnh giảm tiểu cầu hay tiểu cầu thấp là tình trạng khi số lượng tiểu cầu trong cơ thể bị giảm do một số nguyên nhân khác nhau. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong việc cầm máu.

Tiểu cầu bao nhiêu là thấp?

Khi lấy máu ra đếm tiểu cầu trong các xét nghiệm, các bác sĩ cho biết số lượng trung bình là 15.000-400.000/ml máu. Tiểu cầu tham gia trong quá trình đông máu. Vì thế tăng tiểu cầu cần được theo dõi để tránh hiện tượng cục máu đông, giảm gây tình trạng xuất huyết.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu nhưng phổ biến nhất là do:

  • Tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi gồm các nhóm bệnh: Đông máu trong lòng mạch cấp tính và mãn tính gây tiêu thụ lớn tiểu cầu, các u máu lớn ở các vị trí khác nhau của cơ thể, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virút nặng gây giảm tiểu cầu…
  • Giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương gồm các nhóm bệnh: Bệnh suy tủy toàn bộ, suy một dòng mẫu tiểu cầu hay các bệnh ác tính ở tủy xương…

Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em thường có diễn biến cấp tính. Theo nghiên cứu, cứ khoảng 70 – 80% các trường hợp tiểu cầu trở lại bình thường sau một vài tuần đến 3 tháng khi đã được điều trị.

Dấu hiệu bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi trẻ sơ sinh mắc bệnh giảm tiểu cầu:

  • Hội chứng chảy máu, đặc biệt là ở da và niêm mạc
  • Xuất hiện các chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da
  • Chảy máu mũi, lợi chân răng, tai…

Nếu bệnh trở nặng trẻ có thể bị: Xuất huyết nội tạng, xuất huyết não – màng não, xuất huyết phổi, xuất huyết tiêu hóa. Khi bị xuất huyết trẻ cũng sẽ bị thiếu máu tương xứng với mức độ chảy máu.

Điều khiến hầu hết các bậc phụ huynh để bệnh nặng mới đưa trẻ đi khám chính là do bệnh thường khởi phát từ nơi kín đáp. Sự xuất hiện của các nốt xuất huyết chấm đỏ hoặc bầm tím, hay xuất huyết do xây xước nhẹ trên da, không kèm theo sốt cao ở trẻ thường rất dễ bị bỏ qua. Mẹ nên chú ý kỹ trong những lần thay quần áp hoặc tắm cho trẻ sơ sinh.

Bệnh giảm tiểu cầu có chữa được không?

Bệnh giảm tiểu cầu đang được chữa trị hiệu quả bằng các loại thuốc. Tuy bệnh không thể khỏi nhanh nhưng có thể chữa được. Đối với trẻ, chỉ cần khám và điều trị sớm có thể phục hồi hoàn toàn không để lại biến chứng.

bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em 1
Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh giảm tiểu cầu có thể chữa khỏi hoàn toàn

Trường hợp bệnh nhẹ, các bác sĩ chỉ định dùng frednison liều 1 – 2 mg/kg/ngày, và trẻ sử dụng tối đa từ 5-10 ngày, sau đó giảm dần liều lượng đến ngày thứ 10 thì ngừng điều trị.

Nếu trẻ có va chạm mạnh dẫn đến chấn thương, sinh nở, chảy máu thì rất nguy hiểm. Đây là bệnh điều trị lâu dài, bệnh nhân được truyền tiểu cầu kết hợp với dùng thuốc, thăm khám bệnh viện đều đặn hàng tháng.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có di truyền không?

Bệnh lý này không bị di truyền. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, cần đưa trẻ đi xét nghiệm và khám định kỳ hàng tháng để kịp thời theo dõi diễn biến của bệnh. Điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc đúng cách sẽ có hi vọng khỏi hẳn.

[inline_article id=1171]

Chăm sóc trẻ xuất huyết giảm tiểu cầu

Quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh giảm tiểu cần cần chú ý đưa bé đi thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ. Đồng thời cần lưu ý một số vấn đề sau:

  •  Hạn chế cho trẻ vận động mạnh mà nên cho con nghỉ ngơi tại chỗ
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận, trách bị xước niêm mạc miệng và lưỡi
  • Ăn chín, uống sôi
  • Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ, mức độ phục hồi

Bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em chỉ nguy hiểm khi phụ huynh quá lơ là, không chú ý tới các triệu chứng bệnh. Mẹ hiểu đúng bản chất của bệnh sẽ giúp trẻ không may mắc bệnh được điều trị kịp thời và sớm khỏi.

[inline_article id=774]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ thiếu máu uống thuốc gì để điều trị dứt điểm?

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu thiết sắt khoảng 30%. Khi trẻ có dấu hiệu thiếu máu, vấn đề quan tâm hàng đầu của mẹ chính là trẻ thiếu máu uống thuốc gì để điều trị dứt điểm.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, uống thuốc Tây nên hạn chế trừ những trường hợp bất khả kháng. Lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu vẫn luôn là bổ sung sắt cho trẻ từ chế độ ăn uống hằng ngày giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.

trẻ thiếu máu uống thuốc gì 2
Trẻ thiếu máu thường hay cáu gắt, ít bú, là da xanh xao

Bệnh thiếu máu là gì?

Bệnh thiếu máu là tình trạng xảy ra khi những tế bào hồng cầu của cơ thể chứa lượng hemoglobin (huyết sắc tố mang oxy đến các mô và chuyển đi các chất thải, khí CO2) ít hơn bình thường.

Cơ thể luôn cần sắt để tạo ra chất hemoglobin, một loại sắc tố đỏ mang ôxy trong máu. Theo nguyên lý này, nếu trẻ bị thiếu sắt sau sinh, cơ thể sẽ sản xuất ít tế bào hồng cầu hơn đồng thời những tế bào hồng cầu cũng sẽ nhỏ hơn so với bình thường, từ đó làm giảm khả năng chuyên chở ôxy.

Nguyên nhân trẻ thiếu máu phổ biến

Nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu máu ở trẻ là do thiếu sắt. Ngoài ra còn có một số lý do khác nữa. Cụ thể:

  • Do cơ thể trẻ không hấp thụ được chất sắt từ sữa mẹ và thực đơn ăn dặm hằng ngày.
  • Những trẻ bị mất máu nhiều (viêm đường ruột) cũng sẽ bị thiếu máu.
  • Chế độ ăn không khoa học, thiếu dinh dưỡng
  • Dùng thuốc kháng sinh lâu nãy hoặc do trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn mãn tính nào đó
  • Thiếu máu có thể do yếu tố di truyền thường là bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hoặc bất thường hemoglobin gây ra.
  • Trẻ sinh non, thiếu tháng dễ bị thiếu máu hơn những em bé bình thường

Trẻ từ 9 -13 tháng tuổi, mẹ nên đưa bé đi kiểm tra hemoglobin để biết được biết được trẻ có bị thiếu máu hay không.

Nhận biết biết các dấu hiệu trẻ thiếu máu

Cũng giống như người lớn, trẻ bị thiếu máu có rất nhiều dấu hiệu dễ nhận biết:

  • Trẻ thường có triệu chứng cơ thể mệt mỏi, hay cau gắt, bú không ngon miệng, lười bú
  • Da xanh xao, nhợt nhạt, môi, mắt và dưới ngón tay đóng màng
  • Nếu thiếu máu nặng, bé thường khó thở

[inline_article id=112900]

Những trẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu

Biết trước những trẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu mẹ sẽ chủ động hơn trong cách chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng. Theo các bác sĩ, có 4 trường hợp sau:

Trẻ sinh non và nhẹ cân từ 2 tháng tuổi trở lên

Lượng tích trữ sắt của trẻ sinh non chỉ kéo dài khoảng 2 tháng sau sinh. Mẹ cần biết điều này càng sớm càng tốt để phối hợp cùng với bác sĩ chuyên khoa chủ động bổ sung sắt cho bé sau đó.

Những trẻ uống sữa bò trước khi được một tuổi

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cho trẻ bú tới 24 tháng tuổi nếu có thể sẽ rất tốt. Nếu vì lý do nào đó phải cho trẻ uống sữa bò trước một tuổi là một thiệt thòi.  Sữa bó có rất ít chất sắt và gây trở ngại trong việc hấp thu chất sắt của cơ thể. Sữa cũng có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của trẻ, gây chảy máu.

Trẻ không được ăn các loại thực phẩm tăng cường chất sắt

Trong chế độ ăn dặm hằng ngày của trẻ cần được bổ sung chất sắt từ các loại ngũ cốc và các loại thực phẩm giàu chất sắt khác.

Thuốc bổ sung sắt cho trẻ em

Sắt là một nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho quá trình tạo máu trong cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Thiếu sắt sẽ gây ra bệnh lý thiếu máu, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Nhu cầu sắt hàng ngày của trẻ: Từ 1-3 tuổi khoảng 7 mg, trẻ từ 4-8 tuổi cần khoảng 10 mg.

trẻ thiếu máu uống thuốc gì 1 1
Siro cho trẻ thiếu máu nên uống sau bữa ăn

Nếu trẻ có dấu hiệu thiếu sắt, mẹ không nên tự ý chuẩn đoán và mua thuốc bổ sung sắt cho bé. Cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để bác sĩ khám và đưa ra lời khuyên chính xác.

Trẻ nhỏ thường sử dụng thuốc dưới dạng siro vì vậy cần lưu ý:

  • Không cho trẻ uống trước bữa ăn vì siro có lượng đường cao, dễ gây cảm giác no
  • Không dùng buổi tối trước khi đi ngủ vì đường trong siro có thể làm hỏng men răng, sâu răng. Sắt bám trên răng có thể làm hỏng răng của trẻ.

[inline_article id=161904]

Trẻ thiếu máu uống thuốc gì để điều trị dứt điểm? Câu trả lời là phụ thuộc vào mức độ thiếu máu của trẻ bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp giúp bé nhanh hết bệnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Nên dạy bé tập đánh răng khi nào và như thế nào?

Có lẽ bạn đã quá quen thuộc với vai trò người dạy bé tập đánh răng. Tuy nhiên, khi chúng đã lớn hơn, bạn cần để chúng “nhận trách nhiệm” về việc vệ sinh răng miệng của chính mình.

Bé tập đánh răng 1
Hãy biến việc chải răng thành một trò chơi, một niềm thích thú với trẻ, thay vì một việc bị ép buộc phải làm sau mỗi bữa ăn

Để giúp các mẹ có thêm nhiều “chiêu” chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con yêu của mình, sau đây sẽ là những hướng dẫn giúp bé tập đánh răng đúng cách đơn giản nhất.

Khi nào mẹ để bé đánh răng một mình?

Trẻ phát triển ở những cấp độ khác nhau, vì vậy câu trả lời cho câu hỏi bé tập đánh răng ở độ tuổi nào khá vô chừng.

Nhiều trẻ em có thể đánh răng vào tuổi lên 6 mặc dù vẫn cần sự giám sát của bạn để đảm bảo là chúng đang làm sạch răng miệng một cách kỹ lưỡng. Bởi việc hình thành ý thức chăm sóc “cái góc con người” từ sớm, sẽ giúp cho hàm răng của bé luôn chắc khỏe, sáng đẹp và nụ cười tươi.

Các chuyên gia về răng miệng chia sẻ rằng một số trẻ cần được giám sát việc đánh răng cho đến khi trẻ được 12 tuổi. Trong khi đó, một số trẻ lại có thể rất cẩn thận về việc vệ sinh răng miệng của mình ngay khi còn khá nhỏ tuổi.

Dạy trẻ đánh răng đúng cách

Để thực hiện việc chải răng đơn giản và toàn diện, khi bé tập đánh răng, cha mẹ nên dạy trẻ những bước cụ thể sau:

  1. Đầu tiên là vệ sinh bàn chải với nước, sau đó nặn ra một lượng kem đánh răng vừa phải lên bề mặt bàn chải (khoảng bằng hạt đậu) rồi bắt đầu xúc miệng.
  2. Chải mặt ngoài của răng, cả hàm trên và hàm dưới bằng cách đặt lông bàn chải sát với viền răng và nướu, chải theo phương lên-xuống hoặc xoay tròn, tuyệt đối không chà theo phương ngang rất dễ tổn hại đến men răng.
  3. Chải mặt trong của răng với thao tác giống mặt ngoài.
  4. Chải tiếp đến mặt nhai của răng.
  5. Xúc miệng nhiều lần để hết hoàn toàn kem đánh răng trong miệng. Thực tế cho thấy, đánh răng xong không cần phải súc miệng quá lâu. Bởi sau khi đánh răng ngụm nước đầu tiên nếu được súc trong khoảng 10 giây, nó sẽ mang đi 95% bọt kem đánh răng trong miệng bạn, 5% còn lại có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng trong 1 ngày, ngăn cản sự hình thành mảng bám răng.
  6. Rửa sạch bàn chải, vẩy cho khô, cắm phần lông bàn chải phía trên, phần tay cầm ở dưới.
  7. Bạn có thể kiểm tra lại “thành quả” của bé. Sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng cho bé nếu phát hiện những mảnh đồ ăn còn sót lại hay mảng bám mà bé có xu hướng “bỏ lỡ” trong khi đánh răng.
Bé tập đánh răng 2
Bàn chải đánh răng, kem đánh răng là hai thứ quan trọng góp phần tăng sự hứng thú cho bé tập đánh răng. Tuy nhiên, dù mua theo ý thích của trẻ thì các bậc phụ huynh vẫn cần phải chọn lựa và tham khảo kỹ càng

Giống như người lớn, trẻ cũng nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày. Một lần vào buổi sáng sau bữa sáng, và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nha sĩ có thể cho bạn biết nếu nhận thấy trẻ nên đánh răng thường xuyên hơn.

Vì vậy, quá trình bé tập đánh răng cần phải được thực hiện sớm để trẻ có thể tự thân chăm sóc, vệ sinh răng lợi của mình. Đây cũng chính là một trong những kỹ năng chăm sóc sức khỏe quan trọng cho cuộc sống trưởng thành sau này của trẻ.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Khám phá 10 tác dụng của quả lựu đối với trẻ em

Quả lựu là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, mẹ nên đưa vào chế độ ăn của con. Lựu có nhiều folate, chất xơ, kali và vitamin B giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy và bệnh viêm dạ dày

Công dụng tốt của quả lựu

Công dụng của quả lựu

Bé yêu của bạn gặp các vấn đề tiêu hóa? Bạn muốn giữ gìn răng miệng cho con thật tốt? Nếu có, quả lựu sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề này. Lựu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của trẻ.

Lựu là món ăn bài thuốc từ lâu đời, được sử dụng tại các nền văn minh cổ đại như Roma, Ba Tư, Ấn Độ và Ai Cập… Lựu có nhiều vitamin C và E. Nó cũng là nguồn chứa nhiều khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể. Những dinh dưỡng trong lựu có khả năng loại bỏ những gốc tự do và những phân tử oxy không ổn định khỏi cơ thể.

1. Thuốc chống viêm tự nhiên

Các nghiên cứu y học đã chứng minh nước ép lựu có công dụng phá hủy vi khuẩn gây bệnh, loại bỏ các chất kích thích từ cơ thể, giúp giảm thiểu viêm nhiễm.

Quả lựu có chứa một số chất sinh hóa và enzyme có đặc tính chống viêm.

2. Giải quyết vấn đề tiêu hóa

Trẻ em thường gặp các vấn đề về tiêu hoá, như tiêu chảy và kiết lỵ. Cho trẻ uống nước ép lựu giúp điều trị hiệu quả các bệnh tiêu chảy, bệnh tả, kiết lỵ do virus hoặc vi khuẩn gây ra.

Vỏ lựu, lá lựu giúp giảm triệu chứng rối loạn dạ dày.

3. Loại bỏ giun đường ruột

Trẻ em rất thường nhiễm giun đường ruột. Giun đường ruột là loài ký sinh nhờ hút dinh dưỡng từ trong ruột non hoặc ruột già. Uống nước lựu ép giúp tiêu diệt giun đường ruột hiệu quả.

4. Điều trị sốt

Ăn hoặc uống nước ép từ lựu giúp điều trị cơn sốt, đồng thời cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con yêu của bạn, tăng cường sức đề kháng.

Chất chống oxy hóa trong quả này giúp chống lại bệnh cảm lạnh thông thường, giảm các khó chịu do cảm cúm hoặc sốt.

Quả lựu giúp làm đẹp, chống rạn da

5. Chữa các vấn đề răng miệng

Vấn đề về răng miệng ở trẻ em gia tăng theo cấp số nhân. Ăn lựu có lợi cho việc trị bệnh về răng miệng này. Lựu giúp bảo vệ răng trẻ khỏi các triệu chứng viêm nướu răng.

Quả này cũng chứa chất kháng khuẩn, chống vi khuẩn, giúp giảm thiểu mảng bám trên răng và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh răng miệng.

6. Bảo vệ gan

Ăn lựu cải thiện chức năng của gan trẻ em. Stress oxi hóa hay mất cân bằng oxy hóa (viết tắt là OS) có thể gia tăng ở trẻ em. Lựu có các chất chống oxy hoá giúp chống lại tình trạng mất cân bằng oxy hoá và gan bảo vệ.

7. Điều trị thiếu máu

Lựu cung cấp cho trẻ em chất sắt cần thiết cho máu, giúp gia tăng lượng hemoglobin. Mức hemoglobin lành mạnh giảm thiểu các triệu chứng thiếu máu, ví dụ như suy nhược và chóng mặt.

8. Chống gây ung thư

Lựu có nhiều chất chống oxy hoá phổ biến như flavonoid có khả năng chống lại gốc tự do. Thường xuyên tiêu thụ trái cây này giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển ung thư ở trẻ em. Chất ức chế aromatase tự nhiên trong trái cây ngăn ngừa trẻ em dậy thì sớm và nguy cơ phát triển ung thư vú ở tuổi sau.

9. Chữa đau cơ

Lựu dồi dào lượng chất kali, giúp điều trị đau cơ và giảm đau cho cơ thể.

10. Tăng cường miễn dịch

Lựu có chứa một lượng lớn vitamin B giúp duy trì hệ thần kinh mạnh khỏe và tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ. Vitamin trong quả cũng giúp duy trì chức năng não một cách tối ưu. Lượng folate cao trong lựu cung cấp cho cơ thể con bạn khả năng tạo ra và duy trì tế bào mới.

Cách nào giúp bé ăn lựu dễ dàng?

Người Việt chưa có thói quen cho con ăn lựu, một phần là do quả này khó tách hạt. Trẻ cảm thấy khó khăn hoặc phiền phức khi ăn lựu. Thay vì vậy, bạn có thể ép lựu thành nước trái cây cho trẻ uống mỗi ngày.

Bạn cũng có thể chế biến lựu thành món kem que, hoặc cho vào yaourt cho bé ăn.

Công dụng sức khỏe của quả lựu
Kem nước lựu ép và quả dâu tằm
Công dụng của quả lựu
Lựu tươi dùng kèm yaourt

Nếu nhận thấy bất kỳ phản ứng dị ứng nào ở con, chẳng hạn sưng mặt hoặc lưỡi, hãy ngừng cho trẻ ăn quả lựu ngay. Nên cho con ăn lượng nhỏ trước, nếu thấy con phù hợp, đừng bỏ qua nguồn dinh dưỡng quý báu từ loại quả này, mẹ nhé!