Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

10 cách giảm đau, hạ sốt cho bé sau khi tiêm phòng hiệu quả

Cũng chính vì số căn bệnh cần phòng ngừa, và số mũi tiêm cần phải tiêm đã khiến nhiều mẹ lo lắng cho trẻ. Vậy làm cách nào để giảm đau cho bé sau khiêm phòng? Cùng tìm hiểu ngay.

1. Vì sao cần giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng?

Vì cảm giác đau khi tiêm chủng có thể phát triển thành nỗi sợ hãi đối với bé. Nếu cảm xúc sợ hãi của bé gắn liền với bác sĩ; y tá; và các mũi tiêm, thì nguy cơ cao trong tương lai trẻ sẽ không thể đi khám bệnh.

Và đã không ít cha mẹ đã phải trì hoãn việc cho con đi tiêm phòng theo lịch chỉ vì sợ con bị đau. Chính vì thế, cha mẹ thật sự cần biết cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng (vắc-xin).

2. Cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

Việc bé bị đau sau khi tiêm là tương đối phổ biến; nhưng không phải là không có để giúp trẻ giảm đau sau khi tiêm phòng trở về. Mẹ có thể tham khảo những cách sau đây:

2.1 Sử dụng gel hoặc kem gây tê

Gel/kem gây tê giúp giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng. Điều này đã được chứng minh là an toàn cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ chỉ cần lấy một lượng gel/kem khoảng 1g thoa vào chỗ da sẽ bị tiêm của bé; thoa trước 60 phút để thuốc phát huy hiệu lực.

2.2 Nước đường

Đường có thể giúp trẻ sơ sinh uống dễ dàng và có thể làm giảm mức độ đau do tiêm ngừa.

Cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng bằng đường:

  • Bước 1: Pha một muỗng cà phê đường trắng với 2 muỗng cà phê nước cất hoặc nước đun sôi để nguội.
  • Bước 2: Cho bé uống nước đường 1-2 phút trước khi tiêm.
  • Bước 3: Dùng một ống tiêm nhỏ để bơm nước đường vào hai bên miệng của bé và ở nướu răng.

>> Cha mẹ xem thêm Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng: Nên và không nên làm gì?

2.3 Cho bé nghỉ ngơi để giảm đau sau khi tiêm phòng

cho bé nghỉ ngơi

Sau khi tiêm ngừa, trẻ sơ sinh thường khó chịu, buồn ngủ và không muốn bú trong nhiều giờ. Lúc này, cha mẹ nên cho con nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn.

Cha mẹ hãy để con nghỉ ngơi trong phòng mát mẻ, thoải mái, đảm bảo cho con mặc đồ thoáng mát.

>> Xem thêm: Nhiệt độ phòng bao nhiêu là phù hợp cho trẻ sơ sinh

2.4 Giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng bằng các trò chơi

Để giúp trẻ không khóc sau khi tiêm vắc xin, mẹ hãy áp dụng giảm đau sau khi tiêm ngừa vắc xin cho trẻ là làm cho trẻ bị phân tâm.

Mẹ có thể mang theo những món đồ chơi mà trẻ thích để thu hút sự chú ý của trẻ khi tiêm ngừa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho con xem tivi để quên cơn đau.

>> Cha mẹ xem thêm: Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không và những lưu ý mẹ cần biết

2.5 Ôm và âu yếm bé

Cha mẹ hãy ôm bé ở bên cạnh vì bé cần được chăm sóc và giữ bình tĩnh lúc này. Trong khi bé yêu vẫn thấy khó chịu; mách mẹ cách giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng là hãy ẵm bồng con thoải mái trên tay.

>> Cha mẹ xem thêm Tiêm phòng cho trẻ: Những mũi tiêm không thể thiếu!

2.6 Cho con bú

Bé bú mẹ trong khi tiêm ngừa vắc xin sẽ ít khóc hơn. Các chuyên gia cho rằng, việc trẻ tập trung bú mẹ trong khi tiêm ngừa sẽ làm trẻ quên cơn đau nhanh chóng. Ngoài ra, cho con bú sau khi tiêm ngừa cũng có tác dụng tương tự.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không?

2.7 Chườm khăn sạch để giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

chườm khăn sạch cho bé

Một số trẻ sau khi tiêm phòng, ngay tại chỗ tiêm sưng to, nổi cục. Theo các bác sĩ, đây là một hiện tượng bình thường. Một số trẻ có cơ địa quá nhạy cảm mới xuất hiện hiện tượng da bị sưng đỏ kéo dài, nổi cục cứng. Việc này thường kéo dài từ 6-8 tiếng.

Để giảm đau cho bé, cha mẹ cần chườm lạnh. Sau 24 tiếp theo có thể chườm nóng để các vết sưng tấy biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.

Trong trường hợp, vết tiêm sưng to, xuất hiện hạch sưng kéo dài nhiều tuần tốt nhất đưa đến cơ sở y tế.

LƯU Ý: Mẹ tuyệt đối không xát chanh hoặc đắp khoai tây vào chỗ tiêm của con.

2.8 Dùng Tylenol để giảm sốt sau khi tiêm vắc xin

Cho trẻ sử dụng Tylenol (acetaminophen) ngay trước khi tiêm có thể giúp giảm đau cho bé sau khi tiêm chủng. Ngoài ra, cách thức này có thể giúp con hạ sốt sau khi tiêm vắc-xin.

Nếu cảm thấy lo lắng, cha mẹ luôn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để biết cách ngăn ngừa sốt cho con. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng Tylenol để ngăn ngừa sốt có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.

>> Cha mẹ xem thêm Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu? Làm sao để trẻ tiêm phòng không bị sốt?

2.9 Giữ bình tĩnh để giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng

Sự lo lắng của cha mẹ sẽ chỉ làm tăng thêm nỗi sợ hãi của bé và khiến bé đau khổ. Giữ bình tĩnh khi cha mẹ ôm con lúc tiêm phòng, để tránh cho con cảm thấy căng thẳng.

2.10 Sử dụng phương pháp 5S

Phương pháp 5S
 Cách áp dụng phương pháp 5S để giảm đau cho bé sau khi tiêm vắc-xin

Cha mẹ cũng có thể sử dụng 5S này để giúp bé bình tĩnh lại sau khi tiêm phòng:

  • Swaddle – Quấn trẻ ngay sau khi tiêm phòng.
  • Side / Stomach – Đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp.
  • Shushing sound – Phát ra âm thanh “sh” để trấn an bé.
  • Swing – Đung đưa trẻ trong tay hoặc trong nôi cho trẻ sơ sinh.
  • Suck – Đưa cho trẻ thứ gì đó để trẻ ngậm. Có thể là vú mẹ, bình sữa hoặc ti giả.

Để giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng, quan trọng nhất là tâm trạng của mẹ. Mẹ nên giữ thái độ bình tĩnh, nói chuyện với trẻ với giọng như bình thường. Mặc dù cách này không giúp trẻ đỡ đau, nhưng trẻ sẽ cảm nhận được tâm trạng của mẹ và thể hiện tương tự.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

8 câu hỏi khi tiêm vacxin 6 trong 1 để hiệu quả “toàn vẹn”

Bổ sung “lượng kháng thể” cần thiết cho trẻ ngay sau khi sinh bằng cách tiêm chủng đúng lịch, khả năng bảo vệ cho cơ thể bé sơ sinh và trẻ nhỏ là trên 90%.

Khi nào nên tiêm vacxin 6 trong 1 cho bé?

Tương tự như thời gian tiêm vacxin 5 trong 1, vacxin 6 trong 1 cũng được tiêm phòng cho trẻ sơ sinh vào lúc 8, 12 và 16 tuần tuổi. Mẹ cần chắc chắn vé được tiêm đủ 3 liều để đảm bảo phát triển khả năng miễn dịch, bảo vệ bé tránh khỏi 6 bệnh:

  • Bạch hầu
  • Ho gà
  • Uốn ván
  • Viêm gan B
  • Bại liệt
  • Hib

Mỗi liền vacxin được tiêm phòng hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh sẽ mạnh mẽ hơn.

vacxin 6 trong 1 1
Mũi tiêm cacxin 6 trong 1 đầu tiên bắt đầu khi trẻ được 8 tuần tuổi

Vacxin 6 trong 1 được tiêm vào vị trí nào trên cơ thể bé?

Vacxin được tiêm vào đùi của trẻ sơ sinh.

Các mũi tiêm cách nhau bao lâu?

Ba mũi cơ bản được tiêm cách nhau tối tiểu 28 ngày và mũi đầu tiên tiêm khi trẻ đủ 2 tháng tuổi. Lịch tiêm có thể dao động tùy thực tế (trẻ bị ốm, hết thuốc…), có thể chậm hơn với kế hoạch một chút nhưng không nên quá muộn vì đợi thuốc. Dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Vacxin 6 trong 1 an toàn  như thế nào?

Thành phần ho gà trong vắc xin 6 trong 1 là loại vô bào nên an toàn, ít sốt và ít tác dụng phụ hơn các loại vắc xin có thành phần ho gà là loại toàn tế bào.

Vacxin này cũng có ít tác dụng phụ, mặc dù sau tiêm trẻ thường cảm thấy khó chịu. Ngay tại chỗ tiêm cũng có thể bị đỏ và sưng nhẹ ở chỗ tiêm.

Tên thương hiệu của thuốc chủng ngừa 6 trong 1 là Infanrix hexa (DtaP / IPV / Hib / HepB).

Có thể cho dùng vacxin 6 trong 1 với các loại vacxin khác không?

Trẻ sơ sinh có thể chủng ngừa 6 trong 1 một cách an toàn cùng lúc với các vacxin khác, chẳng hạn như vacxin rotavirus, vacxin phế cầu khuẩn và vacxin Men B.

Trẻ nào không nên tiêm vacxin 6 trong 1?

Phần lớn các em bé có thể tiêm vacxin 6 trong 1, nhưng có một số ít thì không nên. Ví dụ như:

  • Trẻ bị dị ứng với vacxin
  • Bị sốt cao vào thời điểm tiêm
  • Có dấu hiệu bất thường về thần kinh, bao gồm cả chứng động kinh không kiểm soát

Không nên chủng ngừa cho những trẻ đã bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) với các liều vacxin trước đó hoặc phản ứng với bất kỳ phần nào của vắc-xin, chẳng hạn như neomycin, streptomycin hoặc polymixin B .

Không cần phải hoãn tiêm phòng cho bé nếu trẻ chỉ bị bệnh nhẹ, chẳng hạn như ho hoặc cảm lạnh không sốt. Nhưng nếu em bé bị sốt, tốt nhất là nên ngưng tiêm chủng cho đến khi bình phục hoàn toàn.

Với những trẻ có dấu hiệu thần kinh bất thường khi tiêm chủng cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu con bạn có tiền sử co giật do sốthoặc đã bị sốc phản vệ trong vòng 72 giờ sau khi chủng ngừa vacxin trước đó, hãy nói chuyện với bác sĩ, y tá để được tư vấn.

Nếu bỏ lỡ thời điểm chủng ngừa mũi 6 trong 1 thì sao?

Tốt nhất cho trẻ được tiêm phòng ở độ tuổi được khuyến cáo, vì chúng được bảo vệ khỏi các bệnh nghiêm trọng sớm nhất có thể.

Nhưng đừng lo lắng nếu con của bạn bỏ lỡ một thời điểm nào đó trong lịch tiêm phòng 6 trong 1.Kông bao giờ là quá muộn để tiêm. Hẹn khám với bác sĩ của bạn hoặc phòng khám sức khỏe trẻ em địa phương để sắp xếp thời gian hợp lý nhất.

Trẻ bị sốt khi tiêm vacxin 6 trong 1 cần làm gì?

Dù là tiêm mũi vắc-xin đầu tiên hay là tiêm nhắc lại mẹ cũng nên cho trẻ ở lại theo dõi thêm khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ra về ngay để đề phòng trường hợp sốc phản vệ.

vacxin 6 trong 1 2
Sau khi tiêm chủng bất kỳ mũi tiêm nào cũng nên cho trẻ ở lại trung tâm y tế 30 phút

Khi phát hiện cơ thể bé nóng lên đặc biệt là vùng trán điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt.  Nếu bé bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau cho bé. Đồng thời nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái.

Nếu bé sốt cao từ 39 độc C trở lên, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Bé cũng có thể bị sưng đỏ chỗ tiêm trong vài ngày, nhưng đây là phản ứng bình thường và thường sẽ tự khỏi. Với trẻ dưới ba tháng tuổi, cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu có sự chỉ dẫn mẹ mới cho bé uống thuốc.

Khi bé bị sốt có thể bị mất nước và chất điện giải nên mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, bú mẹ nhiều cữ trong ngày. Với trẻ đã cai sữa có thể cho trẻ uống Oresol hoặc cho ăn cháo muối loãng.

[inline_article id=127573]

Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, không có vacxin nào là an toàn tuyệt đối, kể cả vacxin 6 trong1. Phản ứng sau tiêm có thể từ nhẹ, vừa và nặng. Phản ứng có thể toàn thân hoặc tại nơi tiêm vắc xin và đặc hiệu cho từng loại vắc xin. Tuy nhiên, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp. Tùy vào nhu cầu mà mẹ có thể chọn vacxin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2020 bố mẹ cần ghi nhớ ngay

Cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm phòng cho trẻ năm 2020 là cách tốt nhất để phòng bệnh và dịch bệnh trong 2 năm đầu đời sau khi sinh, khi hệ miễn dịch của bé còn yếu.

10 vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng cho trẻ năm 2020

Vừa qua, Bộ Y tế đã ra thông tư về việc tiêm chủng vắc xin bắt buộc trong chương trình tiêm chủng phòng ngừa mở rộng áp dụng cho các trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi, bao gồm 10 bệnh:

  • Viêm gan vi rút B
  • Bệnh lao
  • Bệnh bạch hầu
  • Bệnh ho gà
  • Bệnh uốn ván
  • Bệnh bại liệt
  • Bệnh do vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B
  • Bệnh sởi
  • Viêm não Nhật bản B
  • Rubella

2 vắc xin được chỉ định tiêm ngay sau sinh là tiêm vắc xin viêm gan virus B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao – tiêm một lần cho trẻ trong vòng một tháng đầu.

lịch tiêm chủng cho trẻ năm 2018 1
2 năm đầu đời trẻ cần được tiêm đầy đủ vắc xin để phòng tránh dịch bệnh

Lịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi của Bộ Y tế

Độ tuổi Vắc xin cần tiêm
Sơ sinh
  • Vắc xin lao mũi 1
  • Vắc xin viêm gan B mũi 1
1 tháng tuổi
  • Vắc xin viêm gan B mũi 2
6 tuần tuổi
  •  Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn mũi 1. Với lịch 3 mũi, tiêm sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi và nhắc lại mũi 2 sau ít nhất 1 tháng, nhắc lại mũi 3 tiêm ít nhất 6 tháng sau. Với lịch 4 mũi, tiêm sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi, nhắc lại mũi 2 sau ít nhất 1 tháng, nhắc lại mũi 3 sau mũi 2 ít nhất sau 1 tháng và nhắc lại mũi 4 sau mũi 3 ít nhất sau 6 tháng.
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 1.
Từ 2 tháng tuổi
  • Vắc xin viêm gan B mũi 3 (Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm, mũi thứ 5 sau 8 năm).
  • Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 1.
  • Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 1.
Từ 3 tháng tuổi
  • Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 2
  • Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 2.
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 2.
Từ 4 tháng tuổi
  • Vắc xin Bạch cầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi thứ 4).
  •  Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do Haemophilus influenzea mũi 3 (Sau một năm nhắc lại mũi 4)
  • Vắc xin viêm dạ dày ruột do Rotavirus liều 3.
Từ 6 tháng tuổi
  • Vắc xin cúm mũi 1. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm vào đầu vụ cúm hàng năm là cuối tháng 9 và đầu tháng 10.
Từ 9 tháng tuổi
  • Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella mũi 1. Nếu mũi 1 tiêm lúc 9-11 tháng thì tiêm mũi 2 sau 6 tháng và tiêm mũi 3 sau 3-5 năm. Nếu mũi 1 tiêm lúc trên 1 tuổi thì mũi 2 sau 4 năm.Có thể tiêm vắc xin sởi đơn, quai bị đơn, Rubella đơn hoặc vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella hay Sởi – Rubella.
Từ 12 tháng tuổi
  • Vắc xin thủy đậu mũi 1. Trẻ từ 12 tháng đến dưới 12 tuổi nên tiêm nhắc lại sau 4 năm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên tiêm mũi 2 mũi cách nhau 6-8 tuần.
  • Vắc xin viêm gan A mũi 1 (Mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6-12 tháng).
  • Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella nhắc lại.
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 1.
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 2 (Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1-2 tuần).
  • Vắc xin viêm não Nhật Bản B mũi 3 (Mũi 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Sau đó 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần đến 15 tuổi).
Từ 24 tháng
  • Vắc xin viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết và viêm tai giữa mũi 1. Tiêm nhắc lại một liều sau mũi tiêm thứ nhất 5 năm.
  • Vắc xin viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn não mô cầu mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại 1 lần theo chỉ định dịch tễ).
  • Vắc xin thương hàn mũi 1 (Ba năm tiêm nhắc lại một lần).
  •  Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn của Pháp hoặc ngậm vắc xin Immubron.
Từ 36 tháng và người lớn
  • Vắc xin Cúm = Vắc xin Vaxigrip
  • Vắc xin được tiêm mỗi năm 01 lần, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
  • 01 liều = 0.5 ml/mỗi năm
  • Trẻ dưới 8 tuổi: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần

Vắc in bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt nên nhắc lại khi 4 – 6 tuổi, 10 – 11 tuổi và 16 – 21 tuổi.

Thông tin về lịch tiêm phòng cho bé năm 2020

Lịch tiêm chủng mở rộng có một số thay đổi đáng chú ý chính là: Từ năm 2019 Việt Nam có vắc xin thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng 2020, đồng thời triển khai vắc xin bại liệt theo đường tiêm và sử dụng vắc-xin sởi – rubela do Việt Nam tự sản xuất. Những thay đổi này bắt đầu triển khai từ tháng 6-2019.

Theo đó, vắc xin 5 trong 1 được lựa chọn để thay thế vắc-xin Quanvaxem có tên thương mại là vắc xin ComBe Five do Ấn Độ sản xuất đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở Việt Nam từ tháng 5-2017.

Lịch tiêm vắc xin ComBe Five trong tiêm chủng phòng ngừa mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi vào lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi để phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi/ viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Từ tháng 6-2019, trẻ sẽ được tiêm một mũi vắc-xin bại liệt tiêm IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng. Vắc xin IPV sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng 2019 là vắc xin của hãng Sanofi, Pháp sản xuất, đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Vắc xin này do tổ chức Liên minh toàn cầu vắc-xin và tiêm chủng hỗ trợ và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cung ứng.

Sởi vẫn là mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng khi bé tròn 9 tháng tại các trạm y tế xã.

Lịch tiêm phòng cho trẻ gói dịch vụ năm 2020

Mẹ có thể tham khảo chi phí vắc xin dịch vụ như sau:

Gói vacxin Hexaxim-Rotarix

STT Phòng bệnh Tên vắc xin Nước sản xuất 0-12 tháng 0-24 tháng
Số lượng Số lượng
1 Tiêu chảy do rota virus Rotarix Bỉ 2 2
2 Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm màng não mủ, Viêm họng, Viêm phổi do HIB, Viêm gan B (6 in 1) Hexaxim Pháp 3  4
3 Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu Synflorix Bỉ 4  4
4 Cúm Vaxigrip 0,25m Pháp 2 3
5 Sởi Mvvac Việt Nam 1 1
6 Sởi – Quai bị – Rubella MMR-II Mỹ 1 1
7 Viêm màng não do mô cầu tuýp B và C VA Mengoc BC Cu Ba 2 2
8 Thủy đậu Varivax Mỹ 1 2
9 Viêm não Nhật Bản Jevax Việt Nam 3
10 Viêm gan A Avaxim 80U Pháp 2
11 Thương hàn Typhim Vi Pháp 1
Tổng số (liều) 16 25
Giá tiền (VNĐ) 12.577.000 17.840.000

3 ứng dụng miễn phí giúp ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ

Sau khi sinh, không ít mẹ bị hội chứng “não cá vàng”, nhớ lịch tiêm chủng cũng là một khó khăn. Thời buổi công nghệ, mẹ chỉ cần tải 3 ứng dụng sau sẽ giúp giải quyết ngay vấn đề.

Ứng dụng sổ tiêm chủng cho trẻ trên Zalo của Bộ Y tế

Dự án Sổ tiêm chủng tại Zalo Bộ Y tế đã được ra mắt thử nghiệm nhằm mục đích hỗ trợ các bậc cha mẹ theo dõi lịch tiêm chủng và đưa bé đi tiêm đầy đủ.

Dự án Sổ Tiêm Chủng tại Zalo Bộ Y tế đã được ra mắt thử nghiệm từ ngày 5-11-2016 giúp các bậc cha mẹ dễ dàng theo dõi quá trình tiêm chủng của bé và nhận được tin nhắn khi sắp đến ngày tiêm.

Ứng dụng miễn phí Doctor Babee từ công ty Nhật Bản

Đây là ứng dụng miễn phí của một công ty Nhật Bản chi nhánh tại Việt Nam, được xây dựng cho người dùng Việt Nam, sẽ cho phép theo dõi lịch tiêm chủng cụ thể của từng loại vaccine dựa trên thông tin ngày sinh của bé.

Ứng dụng sử dụng các thông tin tiêm chủng được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nên rất đáng tin cậy và chuẩn xác.

Ứng dụng 1.000 ngày vàng của MarryBaby 

Ứng dụng điện thoại “1.000 ngày vàng” là lựa không thể bỏ qua đối với mẹ bầu và những ông bố, bà mẹ đang chăm sóc con nhỏ trong 2 năm đầu đời. Trong suốt 1000 ngày quý giá từ khi mang thai đến lúc con tròn 2 tuổi, ứng dụng sẽ luôn cung cấp cho bạn những kiến thức, thông tin nhắc nhở và những kinh nghiệm hữu ích cho từng giai đoạn.

Riêng về lịch tiêm phòng cho trẻ 2020 và các năm còn lại, mẹ cũng dễ dàng tra cứu các mũi tiêm quan trọng cho bé trên ứng dụng nhờ thao tác đơn giản là nhập ngày tháng năm sinh chính xác để xem thời điểm tiêm phòng cho bé yêu của bạn.

[inline_article id=174621]

Mẹ cần nắm rõ những thay đổi vắc xin trong lịch tiêm phòng cho trẻ từng năm để quyết định sẽ tiêm dịch vụ hay tiêm “miễn phí”.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

[Review] Khám phá chốn tiêm phòng cho trẻ đến “thượng đế cũng phải khen”

review vnvc
Review VNVC: Nơi tiêm phòng chất lượng cho trẻ

Lựa chọn tiêm phòng cho trẻ theo dịch vụ, các phòng khám tiêu chuẩn Quốc tế đang là xu hướng chung hiện nay. Rất nhiều gia đình chỉ dừng lại ở 1 con và muốn tạo điều kiện tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho bé. Tiêm vacxin dịch vụ, ngoại nhập thông thường giá không chênh lệch nhiều so với bệnh viện công nhưng chi phí khám trước tiêm lại rất khác biệt ở các trung tâm tiêm chủng “5 sao”.

Đó là khi VNVC chưa khai trương và mở rộng chi nhánh. Dù rằng chưa được nhiều mẹ bỉm sữa biết đến nhưng ai đã từng đưa con tới trung tâm để tiêm chủng thì hẳn sẽ muốn quai lại nhiều lần nữa. Không chỉ bởi phòng khám sạch sẽ, cao cấp mà các bé còn được bác sĩ khám sức khỏe miễn phí, tư vấn từng mũi tiêm theo giai đoạn tuổi, nên kết hợp loại vacxin nào để tiết kiệm chi phí và số lần tiêm. Và còn rất nhiều điểm thú vị khác nữa…

tiêm phòng cho trẻ 3
Cơ sở vật chất tại mỗi trung tâm đều đạt chuẩn 5 sao

Review VNVC: Vị trí & cơ sở vật chất

Hệ thống tiêm chủng VNVC có 5 cơ sở tại Thủ đô Hà Nội, TP. HCM và Tp. Biên Hòa- Đồng Nai. Đã nói là trung tâm tiêm chủng cao cấp thì không cần bàn nhiều đến cơ sở vật chất. Sang trọng – sạch sẽ – vị trí thuận lợi.

Có thể lấy ví dụ cụ thể về trung tâm VNVC tại quận 2. Dù nằm ngay tại trung tâm thương mại nhưng chỉ cần bước qua cánh cửa phòng khám đã là thiên đường rất riêng. Không hề ồn ào giống như bệnh viện, mọi vị trí làm việc của nhân viên đều được bố trí khoa học. Với mẹ bỉm sữa có con nhỏ có riêng biệt khu phòng chức năng dành cho mẹ và bé sơ sinh (phòng pha sữa, phòng bé bú, phòng thay tã…).

Trẻ nhỏ đi tiêm ai chắc chắn 99% sẽ khóc, nhưng chẳng sao cả, chỉ cần mẹ khéo “dụ” hoặc cho bé rảo quanh khu vui chơi được trang trí theo mô hình công viên đầy màu sắc với nhiều trò chơi thú vị chắc rằng chỉ “30s” sau khi rút mũi tiêm bé sẽ vui vẻ trở lại ngay thôi.

Yếu tố quan trọng nhất, hơn cả chất lượng phòng khám và bác sĩ chính là vấn đề bảo quản vacxin. 5 cơ sở đều có kho trữ lạnh vacxin hiện đại tiêu chuẩn quốc tế GSP và dây chuyền lạnh Cold Chain, luôn đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C, với đầy đủ các loại vacxin trong nước sản xuất và nhập khẩu như vacxin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim, ngừa phế cầu khuẩn Synflorix, ngừa viêm gan A, phòng cúm, phòng dại…

Đánh giá: 5/5

VNVC có tốt không? Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp

Con nít ai mà chẳng sợ bác sĩ, sợ tiêm vậy nên với nhiều bé đi gặp bác sĩ là “ám ảnh”. Tới VNVC, đương nhiên chẳng tránh khỏi ác cảm ấy nhưng phụ huynh mới chính là người cảm thấy an tâm khi gặp bác sĩ khám sàng lọc. Đó không chỉ là chuyên gia trong chuyên môn mà còn nhà tâm lý dịu dàng.

Những câu bông đùa nhẹ nhàng nhưng có thể thuyết phục bé con ngoan ngoan vạch áo cho bác sĩ khám, há miệng thật lớn để xem hệ hô hấp có vấn đề gì không…Nếu có chút băn khoăn gì về sức khỏe của bé trước khi tiêm, mẹ cũng có thể hỏi bác sĩ và được giải đáp ngắn gọn, đầy đủ.

Toàn bộ đội ngũ điều dưỡng đều có chứng chỉ an toàn tiêm chủng và đặc biệt được đào tạo các kỹ năng tiêm chủng với các nghiệp vụ giảm đau khi tiêm. Bé được theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm và được dặn dò, cung cấp tài liệu về tiêm chủng trước khi ra về.

tiêm phòng cho trẻ 2
Không phải chờ đợi quá lâu, bé đi tiêm cũng bớt đau mà mẹ cũng khỏe

Đánh giá: 5/5

Review VNVC: Nhân viên phục vụ tận tâm, chu đáo

Nói về khách hàng khó, chắc chắn phải kể đến các mẹ bỉm sữa sau khi sinh. Vì tâm lý muốn mang đến cho con những điều tốt nhất nên mọi đòi hỏi đều nằm ở ngưỡng tốt nhất.

Đánh giá về thái độ phục vụ, không cần phải tới khi vào phòng khám mà ngay từ lúc gặp bảo vệ thôi, cha mẹ cũng thấy thiện cảm. Làm việc từ 7h30 sáng nhưng nụ cười và sự nhiệt tình chưa khi nào “tắt” ở nhân viên bảo vệ của trung tâm.

  • Anh/chị đưa bé đi tiêm chủng đúng không ạ? Trung tâm ở lầu 2, xin mời đi thẳng và rẽ phải?
  • Chị có cần giúp đưa bé lên thang cuốn không ạ?

Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều câu thăm hỏi của bảo vệ khi bạn đưa con đi tiêm phòng. Và khi bước qua cánh cửa là nồng nhiệt nối tiếp nồng nhiệt. Có lẽ, chẳng bao giờ nên nghi ngờ về thái độ phục vụ của nhân viên ở nhưng trung tâm cao cấp bởi tất cả đã được đào tạo một cách chuyên nghiệp.

Đặc biệt mỗi khách hàng của VNVC được cấp miễn phí 1 mã số định danh, dựa vào mã số này, VNVC sẽ nhắc lịch tiêm tự động, thông báo tình hình dịch bệnh đến khách hàng. Khách hàng có thể tự tra cứu lịch sử tiêm chủng trực tuyến và trong những lần tiêm tiếp theo, khách hàng có thể đến bất kỳ trung tâm nào thuộc Hệ thống tiêm chủng VNVC, đọc mã số là đã hoàn thành thủ tục đăng ký tiêm.

Đánh giá: 5/5

Dịch vụ tiêu biểu

100% khách đến VNVC tiêm chủng đều được miễn phí khám, tư vấn, nhắc lịch tiêm, cấp chứng nhận tiêm chủng.

Ngoài dịch vụ tiêm các mũi vacxin lẻ, VNVC còn áp dụng dịch vụ đặt giữ, mua trước vacxin, mua “Gói vacxin” (gói vắc xin dành cho trẻ nhỏ, cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, cho người lớn, gói tiêm theo yêu cầu của doanh nghiệp, cơ quan),

Từ ngày 28-7-2018, hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC bắt đầu triển khai chương trình trả góp lãi suất 0% trong vòng sáu tháng bằng thẻ tín dụng đối với các khách hàng cá nhân đăng ký mua gói vacxin từ ba triệu đồng trở lên và áp dụng cho các ngân hàng là đối tác trả góp của VNVC.

Đánh giá: 4/5

Review tiêm chủng tại VNVC: Chi phí tiêm

Xin được giới thiệu một số Gói vacxin tiêu biểu cho trẻ từ 0-24 tháng tuổi và phụ nữ chuẩn bị mang thai

Gói vacxin Hexaxim-Rotarix

STT Phòng bệnh Tên vắc xin Nước sản xuất Gói 0-12 tháng Gói 0-24 tháng
(Gói 1) (Gói 2)
1 Tiêu chảy do rota virus Rotarix Bỉ 2 2
2 Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm màng não mủ, Viêm họng, Viêm phổi do HIB, Viêm gan B (6 in 1) Hexaxim Pháp 3  4
3 Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu Synflorix Bỉ 4  4
4 Cúm Vaxigrip 0,25m Pháp 2 3
5 Sởi Mvvac Việt Nam 1 1
6 Sởi – Quai bị – Rubella(*) MMR-II Mỹ 1 1
7 Viêm màng não do mô cầu tuýp B và C VA Mengoc BC Cu Ba 2 2
8 Thủy đậu(**) Varivax Mỹ 1 2
9 Viêm não Nhật Bản Jevax Việt Nam 3
10 Viêm gan A Avaxim 80U Pháp 2
11 Thương hàn Typhim Vi Pháp 1
Tổng số (liều) 16 25
Giá gói (VNĐ) 12.577.000 17.840.000

Gói vacxin Hexaxim-Rotateq

STT Phòng bệnh Tên vắc xin Nước sản xuất Gói 0-12 tháng Gói 0-24 tháng
(Gói 1) (Gói 2)
1 Tiêu chảy do rota virus Rotateq Mỹ 3 3
2 Ho gà, Bạch hầu, Uốn ván, Bại liệt, Viêm màng não mủ, Viêm họng, Viêm phổi do HIB, Viêm gan B (6 in 1) Hexaxim Pháp 3  4
3 Hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu Synflorix Bỉ 4  4
4 Cúm Vaxigrip 0,25m Pháp 2 3
5 Sởi Mvvac Việt Nam 1 1
6 Sởi – Quai bị – Rubella(*) MMR-II Mỹ 1 1
7 Viêm màng não do mô cầu tuýp B và C VA Mengoc BC Cu Ba 2 2
8 Thủy đậu(**) Varivax Mỹ 1 2
9 Viêm não Nhật Bản Jevax Việt Nam 3
10 Viêm gan A Avaxim 80U Pháp 2
11 Thương hàn Typhim Vi Pháp 1
Tổng số (liều) 17 26
Giá gói (VNĐ) 12.801.000 18.075.000

(*) Có thể tiêm từ lúc 9 tháng để phòng sớm bệnh sởi và tiêm nhắc lại vào lúc 12-15 tháng.

(**) Tiêm hai mũi cách nhau 3 tháng

Vacxin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai 

STT PHÒNG BỆNH TÊN VẮC XIN NƯỚC
SẢN XUẤT
GÓI 1 GÓI 2
1 Cúm Influvac 0,5ml Hà Lan 1 1
2 Sởi – Quai bị – Rubella MMR Mỹ 1 1
3 Thủy đậu Varivax Mỹ 1 1
4 Bạch hầu – ho gà – uốn ván Adacel Pháp 1 1
5 Viêm gan B Engerix B 1ml Bỉ 3
Tổng số(liều) 7 4
Giá gói (VNĐ) 3.200.000 2.370.000

Đánh giá: 4/5

Review từ cộng đồng

Từ facebook Hiền Đinh: “Rất ưng dịch vụ của trung tâm. Xuống xe có người che dù cho mặc dù đi xe máy cũ. Vào cửa có người giới thiệu. Nhân viên tư vấn nhiệt tình. Tiêm cũng nhanh. Có khu vui chơi. Nói chung là rất ưng dịch vụ”.

Facebook Bùi Trúc Phương: “Dịch vụ tốt, phòng tiêm sạch sẽ và Bác sĩ và tất cả nhân viên thân thiện dễ mến. Gởi xe miễn phí nhưng nhân viên nhiệt tình dễ thương. Cám ơn VNVC.”

tiêm phòng cho trẻ 4
Khu vui chơi được trang trí với nhiều màu sắc bắt mắt

Facebook Bùi Phi Anh: “Mới tiêm ngừa cúm H1N1 tại VNVC xong thấy quá xin xò luôn!! Cảm giác đầu tiên lúc chưa đến thì nghĩ chắc VNVC cũng bèo bèo, bước vô cái là choáng ngợp luôn. Đội ngũ nhân viên đông đúc và cực nhiệt tình hướng dẫn mình đến bàn lễ tân, dẫn đi các phòng,…

Bác sĩ thì cực kỳ nhiệt tình tư vấn cho mình thêm nhiều bệnh dịch cần lưu ý và các loại vacin. Khám xong cũng đc hướng dẫn tận tình qua phòng tiêm, rồi chị y tá dặn dò đủ mọi điều trước và sau khi tiêm. Sau tiêm cũng bị giữ lại 30p để theo dõi, sau khi kiểm tra tình trạng okie hết mới đc thả về.

Lúc ra về còn thấy mấy anh bảo vệ cầm dù che nắng cho bệnh nhân ngoài cửa, cảm thấy quá là yêu!! Túm lại quá ưng phải lên cho 5* liền, dịch vụ tốt, cực nhanh chóng và tậm tâm. Cám ơn đội ngũ y bác sĩ VNVC ạ!!”.

[inline_article id=203108]

Tiêm phòng cho trẻ là cách tốt nhất để bảo vệ con khỏi dịch bệnh nguy hiểm. Chọn lựa trung tâm tiêm chủng tốt cũng là cách để cha mẹ cảm thấy an tâm và thoải mái hơn. Chất lượng luôn đồng hành cùng niềm tin.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần lưu ý

Tuy nhiên, trước nay theo kinh nghiệm thì chuyện tiêm phòng lao có nhiều vấn đề có thể xảy ra với con. Bố mẹ cần nắm rõ các lưu ý quan trọng khi dư định để xử lý kịp thời với các phản ứng của bé nếu có.

Những chuẩn bị trước khi tiêm phòng

Chọn thời điểm phù hợp

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh để đạt hiệu quả tốt nhất là tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh bé. Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh muộn làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao cao hơn trẻ được tiêm phòng đúng, đủ theo quy định của Bộ Y tế.

Với trường hợp trẻ sau 1 tháng tuổi vẫn chưa được tiêm phòng, vacxin chỉ có tác dụng khi bé chưa nhiễm khuẩn lao. Còn nếu cháu đã bị nhiễm, bố mẹ không cần thiết phải tiêm nữa. Với các trường hợp dương tính, bạn không cần phải quá lo lắng vì vi khuẩn lao chưa ở dạng gây bệnh lao.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh 2
Mẹ nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh bé

Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé

Với những trẻ khỏe mạnh, bố mẹ có thể thực hiện tiêm vacxin phòng lao theo lịch tiêm chủng cho trẻ dự kiến. Còn với những bé đang bệnh, bố mẹ nên khai báo tình trạng rõ ràng đến bác sĩ để xem có thể tiêm hay hoãn tiêm. Vì thể trạng không tốt làm con dễ bị phản ứng phụ hơn.

Để kiểm tra sức khỏe của trẻ đạt kết quả tốt, bố mẹ cần trả lời câu hỏi sàng lọc (dị tật, dị ứng thức ăn, thuốc đang dùng…) thật chính xác và chi tiết.

Những trường hợp không nên tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

  • Trẻ đang bị sốt
  • Trẻ mới vừa hết bệnh, còn đang trong thời gian hồi phục.
  • Trẻ bị viêm da mủ.
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính (sởi, viêm phổi…)
  • Trẻ sinh non, thiếu cân.
Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh 3
Không nên cho bé bú, ăn quá no cũng không để con đói tránh gây tình trạng hạ đường huyết

Ăn uống, trang phục cho trẻ trước khi tiêm

Mẹ chuẩn bị trang phục thoáng mát, rộng rãi để bé mặc thoải mái. Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

Không nên cho bé bú, ăn quá no cũng không để đói, tránh gây tình trạng hạ đường huyết sau khi tiêm vacxin phòng lao.

Lịch tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Theo khuyến cáo của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia Trẻ em trong tháng đầu nên được tiêm phòng Lao (trước 28 ngày tuổi) để đại hiệu quả bảo vệ cao nhất.

Lao là một trong hai vắc xin được chỉ định tiêm bắt buộc cho các bé sơ sinh (viêm gan vi rút B sơ sinh tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và vắc xin lao tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng đầu sau sinh).

Những loại vắc xin này đều nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên sẽ được miễn phí do ngân sách nhà nước mua.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ở đâu?

Hiện tại Vắc xin tiêm phòng Lao (BCG) có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tiêm miễn phí tại các Trạm y tế xã, phường hoặc các trung tâm y tế huyện, Thành phố trong hệ thống Tiêm chủng mở rộng.

Ngoài ra bà mẹ có thể lựa chọn tiêm chủng dịch vụ tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám gần nhất.

Lưu ý sau khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Bé cần ở lại cơ sở tiêm phòng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi phản ứng hoặc dấu hiệu bất thường với vacxin phòng lao. Trong vòng 4 ngày tiêm, gia đình tiếp tục theo dõi thể trạng của con để có biện pháp xử lý kịp thời với 1 số triệu chứng thường gặp khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh:

Triệu chứng trẻ sơ sinh tiêm phòng lao bị mưng mủ hoặc sốt là biểu hiện phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể sau khi tiêm phòng lao.

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh 1
Mưng mủ hoặc sốt là những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng lao

Nếu bé sốt nhẹ, bố mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi lau mát bằng nước ấm. Tuy nhiên, nếu thấy sốt trên 39 độ C, người tím tái, chỗ tiêm sưng lên, hãy đưa con đến cơ sở y tế gần nhà để được chăm sóc và điều trị.

Hiện tượng mưng mủ tại vết tiêm có thể kéo dài 3-4 tháng và sẽ tự hết nếu bố mẹ vệ sinh đầy đủ vết tiêm. Để giảm sưng đỏ, mẹ có thể rắc vào vùng da tiêm dung dịch isoniazid 1% hoặc bột isoniazid. Vết tiêm sau khi vỡ mủ sẽ hình thành sẹo trong nhiều năm, thể hiện bé đã được miễn dịch với bệnh lao.

Nếu có sưng đau tại chỗ tiêm, bố mẹ nên chườm lạnh bằng khăn thấm nước sạch khuẩn. Sau khi tiêm xong, mẹ cho trẻ bú, ăn uống bình thường, uống nhiều nước hơn.

[inline_article id=211608]

Mặc dù đã tiêm vacxin phòng lao nhưng trong giai đoạn chưa có miễn dịch, mẹ tránh để trẻ sơ sinh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm vi khuẩn lao và tránh nguồn bệnh nhiễm khuẩn khác làm suy giảm hệ miễn dịch của bé.

Với bất kỳ tình huống phát sinh nào, gia đình cũng hiểu được cách ứng phó và xử lý với phản ứng của cơ thể bé sau khi tiêm phòng. Những lưu ý tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ còn trang bị kiến thức cần thiết để tiêm phòng. Trẻ sẽ có một buổi tiêm phòng lao an toàn và có được miễn dịch với căn bệnh lao nguy hiểm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Khi nào tiêm phòng viêm não mô cầu cho bé?

Bệnh viêm não do vi khuẩn mô cầu gây ra không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà cả người lớn. Căn bệnh tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương gây tử vong cho trẻ trong 24 giờ sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên. Chính vì vậy, việc chích ngừa não mô cầu rất cần được thực hiện đúng thời gian để bảo vệ bé.

Vắc-xin tiêm phòng viêm não mô cầu là gì?

Viêm não mô cầu ở trẻ em là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn mô cầu Neisseria meningitidis, gồm 13 nhóm khác nhau, trong đó các loại A, B, C, Y và W135 là thường gặp nhất.

Viêm não mô cầu xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Khi nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ có thể mắc phải các chứng viêm nặng của chất dịch và lớp màng bọc xung quanh não (viêm màng não), trong máu (nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết), phổi (viêm phổi), và khớp xương (viêm khớp). 50% các ca bệnh viêm não mô cầu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Bệnh viêm não mô cầu thường để lại di chứng nặng nề cho người bệnh như điếc, liệt, chậm phát triển thậm chí có thể gây ra tử vong nhanh chóng.

Vi khuẩn não mô cầu được phát hiện có 13 chủng, nhưng ở Việt Nam nguy hiểm nhất là các chủng A, B, C. Do đó, trẻ cần tiêm ngừa cả 2 vắc xin phòng viêm não mô cầu AC và BC. Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu lên đến 90%.

tiêm phòng viêm não mô cầu 1
Khoảng 10 ngày sau khi được tiêm phòng, bé sẽ có đủ kháng thể để phòng bệnh

Bé nào dễ mắc bệnh viêm não mô cầu?

Các bé ở trong những điều kiện dưới đây sẽ dễ mắc phải căn bệnh này.

  • Trẻ ở trong vùng có dịch viêm não mô cầu: Con đường lây bệnh thường qua dịch tiết từ người bệnh hoặc có thể lây gián tiếp qua da qua tiếp xúc với đồ dùng, dụng cụ sử dụng hàng ngày của người bệnh như ly, tách, điện thoại. Nhiều trường hợp viêm não mô cầu lây lan cho những người đã tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với bệnh nhân.
  • Những bé sinh sống ở những nơi chật chội, ẩm thấp, vệ sinh kém. Thường trẻ em ở thành thị dễ mắc bệnh viêm não mô cầu hơn những đứa trẻ ở nông thôn.
  • Các bé chưa tiêm phòng viêm não mô cầu: Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm não mô cầu. Các bé chưa  được tiêm phòng sẽ không có kháng thể để chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Bên cạnh đó, trẻ dễ nhiễm bệnh vào mùa Đông và mùa Xuân,với điều kiện thời tiết thuận lợi để vi khuẩn sinh trưởng mạnh.

Vai trò của tiêm phòng viêm não mô cầu AC, BC

Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vacxin viêm não mô cầu khác nhau: Loại BC và loại AC. Đúng như tên gọi, loại BC giúp chủng ngừa viêm não mô cầu do vi khuẩn có huyết thanh b và C, trong khi đó loại AC giúp phòng ngừa bệnh do vi khuẩn có huyết thanh A và C.

Vắc xin phòng viêm não mô cầu AC: Giúp phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp A và tuýp C. Trong vòng 24 giờ sau khi tiêm, có thể có sốt nhẹ, hơi đỏ và đau ở chỗ tiêm. Các biểu hiện thường mất đi sau 1 – 2 ngày và chỉ gặp ở khoảng 5 – 10% số người tiêm vắc-xin này.

Vắc-xin phòng viêm não mô cầu BC: Giúp trẻ phòng bệnh não mô cầu do tuýp B và tuýp C. Loại vắc xin này không có phản ứng phụ nghiêm trọng, một số trẻ có biểu hiện đau nhức vị trí tiêm sau khi tiêm vắc-xin hoặc sốt.

Lịch chích ngừa viêm não mô cầu AC, BC

  • Vắc-xin viêm não mô cầu BC được tiêm cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Bé sẽ được tiêm 2 mũi tiêm cách nhau từ 6 đến 8 tuần.
  • Vắc-xin viêm não mô cầu AC được tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và những bé trên 6 tháng tuổi đã có tiếp xúc với người bệnh.
  • Vắc-xin được tiêm nhắc lại sau mỗi 3 đến 5 năm.

Nếu đã tiêm phòng não mô cầu BC thì có cần tiêm mũi AC không?

Câu trả lời là có. Bởi thành phần 2 loại vắc-xin khác nhau, mẹ nên cho bé tiêm ngừa cả hai mũi nếu có điều kiện để đảm bảo khả năng phòng bệnh trẻ em cao nhất.

Có trường hợp bé vẫn bị bệnh sau khi tiêm phòng không?

Mẹ ơi, dù đã tiêm phòng viêm não mô cầu, bé vẫn có thể mắc bệnh. Vì vắc-xin chỉ có tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định, mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho bé sạch sẽ để tránh bị mắc bệnh do các vi khuẩn viêm não mô cầu khác với chủng đã được tiêm.

Bên cạnh viêm não mô cầu, các bệnh viêm màng não mủ do Hib hay viêm não Nhật Bản B cũng có những triêu chứng tương tự. Khi phát hiện bé có những dấu hiệu bất thường, mẹ cần đưa con đi khám bệnh để được làm xét nghiệm, tìm rõ nguyên nhân bệnh và có cách điều trị thích hợp.

Làm sao để phát hiện được trẻ bị viêm màng não mô cầu?

Khi trẻ bị vi khuẩn viêm màng não mô cầu tấn công thường có những triệu chứng sau:

  • Trẻ sốt cao đột ngột 39-40 độ C.
  • Trẻ bị đau đầu dữ dội, đặc biệt ở vùng trán và vùng sau gáy, khiến trẻ quấy khóc, vật vã, mệt mỏi, không thích ẵm bồng.
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, người mệt mỏi lừ đừ và đặc biệt và trẻ thường hay buồn nôn càng khiến người mệt hơn.
  • Kèm theo đó, trẻ thường tiêu chảy, sợ ánh sáng, lơ mơ, co giật.
  • Người trẻ phát ban thành những chấm đỏ hoặc tím hoặc có thể là đám bầm tím xuất hiện trên cơ thể của trẻ.
  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi thường xuất hiện dấu hiệu thóp phồng, bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc…
  • Bệnh cạnh đó, viêm màng nào thường có dấu hiệu cổ cứng (dấu hiệu Kernig hoặc Brudzinski dương tính do bác sĩ khám và xác định)

Tiêm viêm não mô cầu ở đâu tốt?

Mẹ có thể đăng ký tiêm phòng cho bé ở các Trung tâm y tế dự phòng quận (huyện), các Bệnh viện Nhi tỉnh, thành phố, Trung ương hoặc các phòng khám Nhi Quốc tế…

[inline_article id=148349]

Vắc-xin dùng trong tiêm phòng não mô cầu chứa các kháng nguyên giúp kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể phòng bệnh. Các loại vắc-xin không chứa vi khuẩn sống, do đó không có khả năng gây nhiễm bệnh mà ngược lại còn giúp bảo vệ hiệu quả cho các bé khỏi căn bệnh chết người này. Tiêm phòng viêm não mô cầu cho bé có hiệu quả bảo vệ lên đến 85 – 90%.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Vắc xin tiêm ngừa thủy đậu ở trẻ em – Lịch tiêm, giá tiền, địa điểm tiêm

Vậy tiêm ngừa thủy đậu cho trẻ ở đâu và có những loại tiêm nào phổ biến hiện nay? Trong bài viết này, Marrybaby sẽ cung cấp đầy đủ thông tin mà cha mẹ cần biết về vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ.

1. Các loại vắc xin phòng ngừa thủy đậu

Có 2 loại vắc-xin thủy đậu đang được sử dụng hiện nay là:

  • Vắc-xin Varivax: Do hãng Merck Sharp & Dohme, Hoa Kỳ sản xuất và được tiêm 2 liều 0.5mL/liều, mỗi liều cách nhau 4 – 8 tuần.
  • Vắc-xin Varicella: Do hãng Green Cross, Hàn Quốc sản xuất và được tiêm 1 liều 0.5mL duy nhất.
  • Vắc xin Varilrix (Bỉ): Do hãng GlaxoSmithKline (GSK) sản xuất và được tiêm 2 liều 0.5mL, cách nhau 4-12 tuần tuỳ theo độ tuổi được tiêm.

1.1 Vắc xin Varivax (Mỹ) phòng bệnh thủy đậu

Nguồn gốc của vắc xin:

Vắc xin Varivax được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohm (Mỹ). Vắc xin Varivax được chỉ định tiêm dưới da. Liều đơn 0.5ml.

Đối tượng tiêm vắc xin:

Vắc xin Varivax là vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu (Varicella) sống giảm độc lực, được chỉ định phòng thủy đậu cho các đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên.

1.2 Vắc xin Varicella (Hàn Quốc) phòng bệnh thủy đậu

Nguồn gốc:

Vắc xin Varicella được nghiên cứu và sản xuất bởi Green Cross – Hàn Quốc. Vắc xin phải được sử dụng ngay không quá 30 phút sau khi hoàn nguyên với nước hồi chỉnh cung cấp. Tiêm dưới da với liều đơn 0.5ml.

Đối tượng tiêm vắc xin:

Vắc xin Varicella là vắc xin dạng đông khô của virus thủy đậu (varicella) sống giảm độc lực, được chỉ định phòng thủy đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn.

1.3 Vắc xin Varilrix (Bỉ)

Nguồn gốc: 

Vắc xin thủy đậu Varilrix được nghiên cứu và phát triển bởi hãng dược hàng đầu thế giới – GlaxoSmithKline (GSK). Tiêm dưới da ở vùng cơ delta hoặc vùng má ngoài đùi với liều 0.5ml

Đối tượng tiêm vắc xin:

Vắc xin Varilrix là vắc xin đông khô sản xuất từ chủng Oka sống giảm độc lực của virus varicella-zoster bằng phương pháp nhân đôi virus trong môi trường nuôi cấy tế bào lưỡng bội MRC-5 của người, được chỉ định để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu ở những người khỏe mạnh từ 9 tháng trở lên.

2. Lịch tiêm ngừa thủy đậu

Tiêm ngừa thủy đậu
Lịch tiêm ngừa thủy đậu trong lịch trình tiêm ngừa cơ bản của trẻ từ 2 tháng tuổi đến 15 tuổi

Mùa dịch bệnh thủy đậu thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Mẹ nên đưa con đi chủng ngừa trước mùa dịch 1-2 tuần, mũi tiêm vắc-xin vào cơ thể trẻ mới phát huy tác dụng phòng ngừa và tạo kháng thể kịp, tránh bệnh cho con.

Đối với trẻ, do sức đề kháng của con còn non yếu, nên độ tuổi được khuyến nghị tiêm ngừa bệnh thủy đậu là từ 12 tháng trở lên. Đối với người lớn chưa từng mắc bệnh cũng nên tiêm phòng.

Liệu trình tiêm vắc-xin thủy đậu gồm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau ít nhất 3 tháng, sau khi tiêm xong cơ thể sẽ có đủ kháng thể miễn dịch. Khả năng bảo vệ của vắc-xin thường từ 10-20 năm, giúp bảo vệ cơ thể tối đa cả trong thời điểm mùa dịch.

>> Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Dấu hiệu và hướng dẫn cách chăm sóc

3. Lịch tiêm ngừa cho trẻ theo từng độ tuổi

Lịch tiêm ngừa thủy đậu cho trẻ
Lịch tiêm ngừa thủy đậu cho trẻ em theo từng độ tuổi

Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi:

  • Mũi 1: Lúc trẻ được 12 tháng tuổi
  • Mũi 2: Trẻ được 14 hoặc 16 tháng tuổi

Trẻ 5 đến 12 tuổi:

  • Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 3 tháng

Trẻ 13 tuổi trở lên & người lớn

  • Tiêm 2 mũi cách nhau 1,5 tháng.

>> Cùng chủ đề: Các trường hợp khẩn cấp trẻ phải được tạm hoãn lịch vắc-xin

4. Tiêm ngừa thủy đậu bao nhiêu tiền, tiêm ở đâu?

4.1 Giá vắc xin tiêm ngừa thủy đậu

Chi phí tiêm vắc xin thủy đậu sẽ phụ thuộc vào mỗi loại vắc xin. Hiện nay, các cơ quan ban ngành đã cho phép nhập khẩu các loại thuốc từ nước ngoài về Việt Nam. Đồng thời cũng đảm bảo chất lượng cũng như liều lượng phù hợp đối với đối tượng sử dụng là người Việt.

Tương ứng với từng loại vắc xin sẽ có mức giá cụ thể như sau:

  • Giá vacxin thủy đậu Varivax của Mỹ: Dao động từ 915.000 – 1.098.000 đồng/liều.
  • Giá vacxin thủy đậu Varicella của Hàn Quốc: Dao động từ 700.000 – 840.000 đồng/liều.
  • Giá vacxin thủy đậu Varilrix của Bỉ: Dao động từ 945.000 – 1.134.000 đồng liều.

>> Chủ đề liên quan: 15 hiểu lầm tai hại về tiêm chủng cho trẻ

4.2 Tiêm ngừa thủy đậu ở trên địa bàn TP.HCM?

Mũi tiêm ngừa thủy đậu

Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh:

Đây là một địa chỉ uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh có vắc xin phòng ngừa 20 bệnh, bao gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, quai bị, rubella, dại, viêm gan siêu vi A, B, viêm não nhật bản B, viêm màng não mũ, thủy đậu (Trái rạ), thương hàn, cúm.

Thời gian hoạt động:

  • Thứ 2 đến Thứ 6: Sáng 07h00 đến 11h00, và chiều từ 13h00 -18h00
  • Thứ 7: Sáng từ 07h00 – 11h00 và chiều từ 13h00 – 16h00.
  • Chủ nhật: Sáng từ 07h30 – 10h30 và chiều từ 13h00 đến 16h00.

Địa điểm:

  • Địa chỉ: 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TPHCM
  • Điện thoại: 08 3823 0352

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Thời gian hoạt động:

  • Thứ 2 – Thứ 6: Sáng từ 07h00 – 10h15 và chiều từ 13h00 – 15h00.
  • Thứ 7: Sáng 07h00 – 10h15 và chiều không làm việc.
  • Chủ nhật: Không hoạt động.

Địa điểm:

  • Địa chỉ: 532 Lý Thái Tổ, Phường 10, Quận 10, TP. HCM
  • Điện thoại: 08 3927 1119

Bệnh Viện Nhi Đồng 2:

Thời gian hoạt động:

  • Thứ 6 – Thứ 6: Sáng từ 07h00 – 10h15 và chiều từ 13h00 – 15h00.
  • Thứ 7: Sáng từ 07h00 – 10h15.
  • Chủ nhật: Không hoạt động.

Địa điểm:

  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: 08 3829 5723

>> Xem thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? Cách xử lý

Các trung tâm y tế này đồng thời chương trình tiêm ngừa quốc gia (cho trẻ dưới 1 tuổi) và tiêm ngừa theo yêu cầu với các bệnh.

Vắc-xin luôn chứng tỏ sự hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, phòng ngừa được nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Bố mẹ đừng quên tiêm ngừa thủy đậu cho con, là cách bảo vệ tính mạng và cả làn da xinh đẹp của trẻ, tránh để mắc bệnh và mang sẹo thâm lâu dài.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Nhớ ngay 5 trường hợp tuyệt đối không được tiêm vắc-xin cho trẻ

Mạng xã hội đã từng có thời gian dậy sóng với những khẩu hiệu, những đoạn ghi chú chẳng mấy hay ho về tác dụng phụ của các loại vắc-xin miễn phí. Vô tình trùng hợp, thời điểm đó, khi tiêm phòng cho trẻ có những trường hợp tử vong. Nhưng các cơ quan chức năng đã vào cuộc và tìm ra nguyên nhân chính xác.

Đừng vội đổ lỗi mà nên bình tĩnh suy xét thiệt hơn khi tiêm vắc-xin cho bé trong những năm đầu đời. Tổ chức y tế thế giới WHO cũng khuyến cáo mẹ nên đưa bé đi tiêm chủng để phòng tránh các bệnh dịch nguy hiểm. Sau khi sinh, hệ miễn dịch của trẻ cần được bảo vệ hơn bao giờ hết.

Vì sao cần tiêm vắc-xin đầy đủ cho trẻ trong 2 năm đầu đời?

Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho bé sơ sinh sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của bé, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm từ những tác nhân gây bệnh.

tiêm phòng cho trẻ 1
Đừng vội nghe lời mạng xã hội vì không tiêm phòng cho bé có thể khiến mẹ hối hận sau này

Theo các chuyên gia, so với một số tác dụng phụ của tiêm chủng không mong muốn, mức độ rủi ro khi không tiêm phòng cho trẻ sơ sinh vượt xa rất nhiều lần. Vì thế, tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả nhất bảo vệ bé cưng khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng nguy hiểm của nhiều loại bệnh trẻ em nguy hiểm.

5 trường hợp bắt buộc không được tiêm văc-xin

Sốc phản vệ do tiêm vắc-xin là hệ lụy nghiêm trọng trọng nhất. Lý do bởi độ nhạy cảm của cơ thể bé quá lớn, tức do cơ địa của bé phản với loại vắc-xin. Tai biến này có thể dẫn đến tử vong rất nhanh chóng nếu không kịp thời xử lý.

Nguy cơ sốc phản vệ cao hơn khi mẹ cho bé tiêm phòng trong 5 trường hợp sau:

  • Trẻ đang sốt, cảm cúm
  • Mắc các bệnh về não
  • Động kinh
  • Mắc bệnh cấp tính
  • Mắc bệnh tim hoặc bất cứ bệnh lý nào khác

Kiểm tra sức khỏe cho bé sau khi sinh và định kỳ khoảng 2-3 tháng/ lần cho tới khi 2 tuổi là cách tốt nhất biết được trẻ có đang bị bệnh hay không.

Khi đưa trẻ tới cơ sở tiêm phòng, bố mẹ nên tuân thủ quy trình: Khai chính xác bệnh lý, cơ địa mẫn cảm của bé, bé có bị sốt hay không và để ý xem bác sĩ trước khi tiêm có khám bệnh cho bé không.

Trên các phương tiện truyền thông, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM) có hướng dẫn cụ thể như sau: “Đối với các cháu bé còn nhỏ, có thể khám biết được bệnh cấp tính nhưng khó biết có bệnh mạn tính nên việc tầm soát không đơn giản. Người nhà cần phải chủ động khai báo về tiền sử bệnh lý cho bác sĩ. Trẻ đang có bệnh cần điều trị dứt điểm trước khi tiêm. Với những trường hợp này, cha mẹ nên đưa con đi tiêm tại các bệnh viện, các cơ sở lớn để xử lý các biến chứng nếu có tốt nhất…

Tất cả các vắc-xin đều có thể gây sốc phản vệ, không riêng Quinvaxem. Tuy nhiên, nếu đến cơ quan y tế ngay lúc mới bắt đầu có dấu hiệu bất thường, rất hiếm ca tử vong bởi đã hoàn toàn được tầm soát. Bất cứ y bác sĩ nào cũng được đào tạo về kỹ năng xử lý sốc phản vệ bởi đây là tai biến tương đối phổ biến do nhiều nguyên nhân, không riêng vắc xin”.

[inline_article id=90806]

Những lưu ý không được quên

Một số ghi nhớ mẹ cần nhớ nếu có con đang trong độ tuổi tiêm chủng:

  • Không nên cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
  • Theo dõi và nắm tình hình sức khỏe con để báo với bác sĩ tiền sử của con mình
  • Sau khi tiêm nên để bé ở lại 30 phút
  • Trong vòng 6, 12 và 24h sau khi về nhà phải luôn theo dõi bé chặt chẽ. Sau 24h, nếu không có dấu hiệu bất thường mới có thể yên tâm.
  • Mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của bé với những lần tiêm phòng khác.
  • Các loại vắc-xin sống như lao, thủy đậu… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần
  • Nếu bé đã từng bị sốc phản vệ với thuốc uống, thuốc tiêm hoặc vắc-xin của một loại nào đó thì tuyệt đối không được tiêm lại loại này mà thay thế bằng việc tiêm vắc-xin phòng bệnh khác.

Tiêm phòng cho trẻ là cần thiết. Tiêm vắc-xin đầy đủ là cách duy nhất giúp trẻ “chiến đấu” với các loại vi khuẩn trong những năm tháng đầu đời hệ miễn dịch còn yếu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Chích ngừa phế cầu: Tiêm 1, lợi 10

Phế cầu là gì?

Phế cầu là loại vi khuẩn gây ra các bệnh nhiễm trùng tai, mũi, họng, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não và nhiễm trùng máu có tên khoa học là Streptococcus pneumonia. Phế cầu khuẩn chính là nguyên nhân chủ yếu chính gây ra chứng viêm phổi ở nhóm tuổi dưới 5.

Viêm phổi do vi khuẩn này gây sốt cao, ho nhiều đờm, có thể lẫn máu, đau ngực, đôi khi có tràn dịch màng phổi, tương tự như bệnh viêm phổi thông thường.

Có 60% trẻ khỏe mạnh dưới 5 tuổi có phế cầu ở vùng hầu họng. Các xoang và khoang mũi cũng là những phần dễ nhiễm trùng trong cơ thể. Vì một nguyên nhân nào đó làm sức đề kháng suy giảm thì những vi khuẩn có sẵn sẽ tấn công cơ thể và gây bệnh.

Một con đường lây truyền bệnh khác là tiếp xúc với các hạt nước bọt, dịch mũi… nhỏ li ti do người bệnh hắt hơi, ho… lẫn vào không khí.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là những đối tượng chính thường bị mắc các bệnh gây ra bởi vi khuẩn này. Thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 5%, do nhiễm trùng máu là 20% và do viêm màng não là 30%.

Phải tiêm phòng viêm phế cầu khuẩn cho trẻ

Kháng sinh penicillin từng mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh do nhiễm phế cầu. Tuy nhiên, hiện tại tình trạng kháng thuốc xảy ra khá nhiều và tiêm chủng chính là giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ các bé khỏi mối nguy từ vi khuẩn này.

Chích ngừa phế cầu
Vắc-xin phế cầu có thể được tiêm cho độ tuổi từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi và từ 2 tuổi trở lên

Khi nào bé có thể được chích ngừa phế cầu?

Từ 6 tuần tuổi, bé đã có thể được tiêm vắc-xin. Tùy theo độ tuổi, số lượng mũi tiêm mà bé cần sẽ khác nhau.

  • Dưới 7 tháng: Bé cần tiêm 3 mũi chính, 1 mũi nhắc lại.
  • Từ 7 đến dưới 12 tháng: Bé cần tiêm 2 mũi chính, 1 mũi nhắc lại.
  • Lớn hơn 12 tháng: Tiêm từ 1 đến 2 mũi chính và 1 mũi nhắc lại.

Có bao nhiêu loại vắc-xin? 

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vắc-xin khác nhau được dùng cho các nhóm tuổi khác nhau:

  • Loại văc-xin đầu tiên, PCV 10 hay được biết đến với tên thương phẩm là Synflorix giúp ngừa được 10 chủng phế cầu khác nhau. PCV 10 được tiêm cho các bé từ 6 tuần đến 5 tuổi. Đây là loại vắc-xin có thêm tác dụng ngừa viêm phổi và viêm tai giữa.
  • Vắc-xin PPSV23 với tên thương phẩm là Pneumo23 tuy không có công dụng ngừa viêm phổi, viêm tai giữa nhưng có thể bảo vệ bé trước sự đe dọa của 23 chủng vi khuẩn phế cầu khác nhau. Vắc-xin này được sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và chỉ cần chích 1 mũi duy nhất. Trong trường hợp trẻ bị giảm miễn dịch, có thể cần phải tiêm nhắc lại.

Các loại vắc-xin trên được bào chế từ các thành phần của vi khuẩn, nhưng không sử dụng vi khuẩn sống. Vì vậy, có thể chích các vắc-xin này cùng lúc với vắc-xin phòng ngừa các bệnh khác, không cần phải chờ cách ra 1 tháng như nhiều người vẫn nghĩ.

Để tăng hiệu quả bảo vệ, bạn nên cho con được tiêm cả 2 loại vắc-xin kể trên. Theo lứa tuổi khuyến nghị, PCV 10 nên được tiêm trước PPSV23. Lưu ý, mũi PPSV23 nên được chích sau mũi PCV cuối cùng khoảng 6 tháng.

[inline_article id=55838]

Khi nào không nên tiêm vacxin phế cầu cho trẻ?

  • Vắc-xin phế cầu không thích hợp cho những trường hợp có dấu hiệu dị ứng ở lần tiêm trước đó.
  • Ngoài ra, sau khi tiêm, các bé cũng có thể gặp phải một số phản ứng như sưng, đỏ, đau ở chỗ tiêm, sốt… Những trường hợp phản ứng nặng như khó thở, khan giọng, thở khò khè, nổi mề đay, nhợt nhạt, mệt mỏi, tim đập nhanh, chóng mặt cần được đưa đến bệnh viện để xử lý kịp thời.

Vacxin phế cầu khuẩn bao nhiêu tiền, tiêm ở đâu?

Vacxin phế cầu khuẩn hiện là một trong 12 loại vacxin đắt nhất hiện nay, giá thành 2 loại:

  • Synflorix (PCV10 – loại 10 chủng). Chích 2-4 mũi tùy theo độ tuổi. Giá 870.000 đồng.
  • Pneumo23 (PPSV23 – loại 23 chủng). Chỉ chích 1 mũi duy nhất. Giá từ 300.000 đồng – 400.000 đồng.

Mẹ có thể đưa bé tới các Trung tâm y tế dự phòng cấp Quận, Huyện hoặc các bệnh viện tuyến trung ưng như Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2… để chích ngừa theo lịch.

Chích ngừa vacxin phế cầu khuẩn có sốt không?

Tiêm vacxin phế cầu khuẩn có tác dụng phụ tương như: Trẻ có thể sốt sau khi tiêm hoặc chán ăn, mệt mỏi. Nhưng thường sẽ chỉ kéo dài 1-2 ngày. Mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho bé đi tiêm nếu trẻ khỏe mạnh vào thời điểm tiêm.

Nhận biết các bệnh do phế cầu gây ra ở trẻ nhỏ

Thông thường, các bác sỹ có kinh nghiệm sẽ dựa vào lứa tuổi và biểu hiện bệnh trẻ em thương gặp để phán đoán bệnh có phải do phế cầu gây ra hay không. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác sẽ cần phải có kết quả xét nghiệm và X-quang (trong trường hợp trẻ bị viêm phổi).

Những biểu hiện viêm phổi, viêm não hay bệnh tai-mũi-họng do phế cầu khuẩn gây ra cũng có biểu hiện tương tự như bệnh gây ra bởi những tác nhân khác. Thế nên, điều bố mẹ cần làm là theo dõi kỹ các biểu hiện bệnh của con, từ lúc mới bắt đầu với những triệu chứng đơn giản và phổ biến nhất như sổ mũi, sốt và đưa con đi bệnh viện ngay khi thấy dấu hiệu bệnh nặng lên.

Trong bất cứ trường hợp nào, chỉ cần bạn cảm thấy bất an trước bệnh tình của con thì hãy đưa bé đi bệnh viện ngay và tin tưởng vào bản năng làm cha mẹ của mình.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Tiêm phòng cho trẻ: Những mũi tiêm không thể thiếu!

Các mũi tiêm phòng cho trẻ em là vấn đề quan trọng bậc nhất trong quá trình chăm sóc con cái. Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch, đúng phác đồ là để bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, cúm, rubella, viêm não mô cầu, viêm màng não, thủy đậu… trong suốt cuộc đời.

Vậy các mũi tiêm phòng cho trẻ em nào bố mẹ không nên bỏ lỡ trong quá trình chăm sóc nuôi dạy con?

các mũi tiêm phòng cho trẻ em
Vì sức khỏe của con, mẹ đừng bỏ qua các mũi tiêm phòng cho trẻ em sau đây nhé!

Vắc-xin hoạt động như thế nào?

Khi vi trùng hoặc virut xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công và tự phát tán khắp nơi. Cuộc xâm lược của các vi khuẩn làm bé bị bệnh.

Khi đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động để chống lại các virut gây bệnh. Một khi cơ thể đẩy lùi được virut gây bệnh, cơ thể bạn sẽ tạo ra tế bào nhận biết và chống lại bệnh tật trong tương lai. Vắc-xin cũng hoạt động trên cơ chế tương tự như vậy.

[inline_article id=730]

Vắc-xin giúp tăng cuờng hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách bắt chước cơ chế của “nhiễm trùng”, nhưng không gây bệnh cho bé. Nó chỉ làm hệ miễn dịch phát triển các phản ứng tương ứng để có thể nhận biết và ngăn ngừa bệnh.

Do đó, sau khi tiêm phòng, một số bé có thể hơi sốt nhẹ. Triệu chứng này khá bình thường. Mẹ không cần quá lo lắng nhé!

Vì sao cần nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh?

Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho bé sơ sinh sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của bé, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.

Theo các chuyên gia, so với một số tác dụng phụ của tiêm chủng không mong muốn, mức độ rủi ro khi không khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh vượt xa rất nhiều lần.

Vì thế, tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả nhất bảo vệ bé cưng khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng nguy hiểm của nhiều loại bệnh trẻ em nguy hiểm.

các mũi tiêm phòng cho trẻ em
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh

Dù là tiêm chủng dịch vụ hay tiêm phòng tại phường thì việc ghi nhớ thông về lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ cũng nên thực hiện đầy đủ nhé.

Nếu quên các mẹ có thể tham khảo lịch tiêm chủng mở rộng tại phường nơi mình cư ngụ gần nhất hoặc tra cứu theo thông tin sau:

Các mũi tiêm phòng cho trẻ em sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ cần nhớ

Dưới đây là lịch tiêm vaccine cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi dậy thì:

Sau khi sinh:

Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.

Dưới 1 tháng tuổi:

Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi

Những mũi tiêm cho trẻ 2 đến 6 tháng tuổi:

  • Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3
  • Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
  • Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
  • Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy

Các mũi tiêm phòng cho trẻ em 6-11 tháng tuổi:

Tiêm phòng cúm

[inline_article id=65464]

Các mũi tiêm phòng cho trẻ emcho bé 12 tháng đến 15 tháng tuổi:

  • Viêm não Nhật Bản B
  • Thủy đậu
  • Sởi, quai bị, Rubella
  • Viêm gan A mũi 1

16-23 tháng tuổi:

  • Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4
  • Hib mũi 4
  • Viêm gan B mũi 4
  • Viêm gan A mũi 2

Các mũi tiêm phòng cho trẻ em trên 2 tuổi (24 tháng):

  • Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
  • Viêm não Nhật Bản mũi 3
  • Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
  • Tiêm phòng thương hàn, tã

Trên 9 tuổi:

Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.

Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ không chỉ giúp trẻ tăng sức đề kháng, phòng được các bệnh nguy hiểm mà còn là cách để bố mẹ bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho con.

Tuy nhiên, khi đưa con đi tiêm phòng các mũi tiêm phòng cho trẻ em, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng
  • Mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của bé với những lần tiêm phòng khác.
  • Các loại vắc-xin sống như lao, thủy đậu… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần.
  • Bất cứ trẻ nào khi đi tiêm chủng cũng cần được khám sàng lọc trước tiêm. Cha mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe trước đây của trẻ (có bị bệnh gì không, có bị dị ứng không, có đang phải uống thuốc kháng sinh không…) để bác sĩ cân nhắc chỉ định phác đồ phù hợp.
  • Cha mẹ cần giữ sổ và phiếu tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm của con mình. Nếu trẻ được tiêm tại VNVC sẽ được lưu lại toàn bộ lịch sử tiêm chủng, rất dễ dàng tra cứu và còn được nhắc lịch tiêm.
  • Cha mẹ nên tuân thủ nguyên tắc trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm.
  • Nếu thấy các phản ứng sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… kéo dài trên 1 ngày, cha mẹ nên cho bé quay trở lại trung tâm để được thăm khám.
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… các bà mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế.
  • Khi trẻ sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
    Không bôi, đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm của bé. Vết tiêm có thể bị sưng đỏ, đau – đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi.
  • Cha mẹ nên chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng, cho trẻ tắm rửa, ăn uống như thường lệ, và theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng sẽ giúp bố mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất, cho quá trình tiêm diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và phần nào an tâm hơn về những phản ứng sau tiêm.
các mũi tiêm phòng cho trẻ em
Bé cần kiểm tra sức khỏe cẩn thận trước khi tiêm phòng

Trường hợp nào không được tiêm phòng cho trẻ?

Rất nhiều bố mẹ thắc mắc những trường hợp nào thì không được tiêm phòng cho trẻ? Trước khi tiến hành tiêm chủng, bố mẹ luôn được hướng dẫn đưa trẻ đi khám sàng lọc để phát hiện những bất thường, từ đó bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định phù hợp.

Dưới đây là những trường hợp trẻ không được tiêm phòng:

  • Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm liều vắc xin trước đó, kể cả vắc xin có chứa thành phần: Sốt cao trên 39 độ, sốt co giật hoặc dấu hiệu viêm não, viêm màng não, tím tái, khó thở.
  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy thận…
    Không tiêm vắc xin sống với trẻ bị suy giảm miễn dịch như bệnh suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch nặng.
  • Không tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin cụ thể.

Để phát hiện những trường hợp trẻ không được tiêm phòng các mũi tiêm phòng cho trẻ em, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng sức khỏe của bé thông qua đo thân nhiệt, đánh giá tri giác, quan sát nhịp thở, nghe tim để phát hiện các bất thường.

Chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng

An toàn tiêm chủng là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đó không chỉ là việc đảm bảo nguồn gốc, chất lượng vắc xin, mà còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc và theo dõi trẻ sau tiêm chủng của bố mẹ.

Để đảm bảo con khỏe mạnh sau khi tiêm chủng các mũi tiêm phòng cho trẻ em, bố mẹ nên lưu ý một số điểm dưới đây:

Theo dõi sau tiêm chủng:

  • Bố mẹ cần theo dõi con tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện những bất thường như nôn, thở nhanh, thở ngắt quãng, khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế.
  • Sau 24 – 48h, trẻ cần tiếp tục được theo dõi về thân nhiệt, nhịp thở, sinh hoạt hằng ngày bao gồm ăn, ngủ, chơi đùa…
  • Quan sát vùng tiêm và da toàn thân của trẻ xem có sưng, phát ban hay nổi mẩn đỏ.

Chăm sóc sau tiêm chủng:

  • Nên cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, uống nước nhiều, nếu trẻ còn bú mẹ  nên cho trẻ bú nhiều.
  • Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ, có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen với liều phù hợp.
  • Trường hợp tại vết tiêm sưng, đỏ, bố mẹ có thể chườm lạnh để trẻ giảm sưng, giảm đau.
  • Bố mẹ không nên tiếp xúc trực tiếp vào vết tiêm của trẻ, không thoa hoặc bôi bất cứ thứ gì lên vết tiêm.
  • Không tự ý dùng Aspirin và các liều thuốc ho, thuốc hạ sốt khác vì những loại thuốc này có thể tăng liều paracetamol.

Để nhớ các mũi tiêm phòng cho trẻ em mẹ có thể ghi trên lich hoặc tải các ứng dụng lịch tiêm phòng của Bộ Y tế để tránh quên.

Thùy Nga