Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em

Bé xì hơi nhiều nhưng không ị, không đi ngoài có sao không?

Bé xì hơi nhiều nhưng không ị trong 3-4 ngày liền có sao không? Bố mẹ đọc tiếp để biết cách hỗ trợ con hiệu quả nhé!

Chăm sóc cho trẻ nhỏ có biết bao nhiêu mối lo toan. Bất cứ sự thay đổi nhỏ và bất thường đều làm cho bố mẹ vô cùng lo lắng. Đặc biệt là khi bé xì hơi nhiều nhưng không ị; rất nhiều bố mẹ thắc mắc đây có phải là điều đáng lo cho sức khỏe của bé hay không.

Trong bài viết này, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng xì hơi nhiều ở trẻ sơ sinh; cũng như vì sao trẻ xì hơi nhiều nhưng không ị; và các giải pháp thiết thực cho trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài mẹ có thể áp dụng ngay!

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày?

bé xì hơi nhiều nhưng không ị
Cha mẹ sẽ cần lo lắng khi trẻ sơ sinh xì hơi quá 10 lần trong một ngày. Và không đi ngoài trong vòng 5 đến 7 ngày.

1.1 Bé xì hơi nhiều nhưng không ị có bình thường không?

Theo nhiều nghiên cứu, bình quân mỗi ngày, bé yêu chỉ nên xì hơi không quá 10 lần. Nếu hoạt động xì hơi diễn ra quá nhiều trong ngày; và phát ra âm thanh lớn hơn bình thường; hoặc có mùi khó chịu; chứng tỏ bé đang gặp vấn đề tiêu hóa.

1.2 Bé bao nhiêu lâu không ị thì mẹ cần lo lắng?

Đối với trẻ sơ sinh, số lần đại tiện và thuộc tính phân cũng phản ánh về hiện trạng sức khỏe của bé. Chính vì thế trẻ đi ngoài ít hay nhiều cũng đều khiến cho mẹ lo lắng.

Số lần đi ngoài trong ngày ở mỗi trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi.

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi có xu hướng đi ị nhiều; khoảng 2-6 lần một ngày. Và thậm chí có thể lên đến 12 lần một ngày.
  • Nhưng khi trẻ lớn dần, tần suất sẽ chậm lại. Đến khoảng hai tháng tuổi, bé có thể đi ị khoảng mỗi ngày một lần.

Trên thực tế, không hiếm trường hợp trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hơn một tuần mà không ị. Nếu như bé xì hơi nhiều nhưng không ị trong 3 ngày nhưng sau đấy vẫn đi ị được, phân mềm; và bé vẫn ăn uống khỏe mạnh; tăng cân tốt thì mẹ hoàn toàn với thể yên tâm.

[key-takeaways title=””]

Nếu trẻ mới sinh được ba ngày tuổi không đại tiện hoặc thậm chí có những dấu hiệu như đau bụng, rặn đỏ mặt tía tai; phân cứng vo tròn, có lẫn máu. Trẻ thường hay khó chịu, quấy khóc mỗi lần đại tiện; mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Bởi có thể bé đã bị táo bón; hoặc mắc một số bệnh lý liên quan đến tuyến đường tiêu hóa.

[/key-takeaways]

2. Nguyên nhân bé xì hơi nhiều nhưng không ị

Đôi khi, bé xì hơi nhiều nhưng không ị có thể do bị táo bón; một chứng khá thường gặp ở trẻ em. Tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ có thể khiến bé xì hơi nhiều nhưng không ị. Và khi bé đi ngoài, phân sẽ cứng, khô, nhỏ.

Thế nhưng, bé vẫn có thể xì hơi nhiều mà không bị táo bón. Tùy vào chế độ dinh dưỡng của bé và nguyên nhân bé xì hơi nhiều nhưng không ị sẽ khác nhau.

2.1 Trẻ bú sữa mẹ có thể bị xì hơi nhiều

Đối với trẻ bú sữa mẹ
Trẻ bú sữa mẹ sẽ ít bị táo bón hơn sữa công thức do đó, bé bú sữa mẹ cũng ít bị xì hơi nhiều nhưng không ị

Trẻ bú sữa mẹ hầu như không bị táo bón; vì sữa mẹ nhìn chung dễ tiêu hóa hơn sữa công thức. Tuy nhiên, bé có thể thay đổi tần suất đi ngoài khi chất dinh dưỡng trong sữa mẹ thay đổi.

Khoảng 6 tuần sau khi sinh, sữa mẹ sẽ còn ít hoặc không còn một loại protein gọi là colostrum (sữa non). Colostrum là một thành phần của sữa mẹ giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại vi trùng. Chất này còn hỗ trợ bé đi ngoài trong vài tuần đầu đời. Khi sữa bị giảm hoặc không có colostrum; bé có thể đi ngoài ít hơn.

Không những thế, bé từ 2 tháng tuổi trở lên xì hơi nhưng không ị hoặc ị ít có thể do dung tích ruột của bé sẽ giãn nở ra. Hiện tượng này gọi là “giãn ruột”. Lúc này, ruột bé phát triển thành to hơn; và lượng sữa mẹ được hấp thu ít nên lượng chất thải cũng giảm đi. Vì thế, thay vì đại tiện nhiều lần trong ngày trẻ sẽ đi ít hơn.

Ngoài ra, trẻ bú sữa mẹ chậm đại tiện có thể bị tác động bởi chế độ ăn hàng ngày của mẹ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh đi phân xanh là do đâu? Cách chữa trị là gì?

2.2 Bé sơ sinh xì hơi nhiều do sữa công thức

Nếu bé đang bú sữa công thức, bé có thể xì hơi nhiều khi nuốt phải không khí khi bú bình hoặc khi mẹ thay đổi loại sữa công thức. Đây là hiện tượng bình thường vì hệ tiêu hóa của bé vẫn nhạy cảm.

Trường hợp bé sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không có triệu chứng táo bón hoặc các vấn đề tiêu hóa khác; cha mẹ không cần quá lo lắng.

Ngoài ra, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên bé có thể bị tác động bởi một số thành phần trong sữa. Hoặc bé không hợp sữa cũng khiến bé khó tiêu hơn so với bú sữa mẹ.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu vàng: bình thường hay bất thường?

2.3 Bé xì hơi nhiều nhưng không ị do ăn thức ăn đặc

Khi bắt đầu vào tuổi ăn dặm và ăn thức ăn đặc; bé có thể không đi ngoài, không đi ị và xì hơi nhiều. Đây là tình trạng thường thấy khi bé tập làm quen với các thực phẩm mới ngoài sữa mẹ hay sữa công thức.

Trường hợp bé sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ị; mẹ hãy kiểm tra xem bé có các dấu hiệu và triệu chứng của táo bón không:

  • Phân cứng, nhỏ.
  • Không bú, bú kém.
  • Quấy khóc hoặc khó chịu.
  • Phân khô và có màu sẫm.
  • Cực kỳ căng thẳng và rặn đỏ người mà không đi ngoài.

Có một số trường hợp, bé xì hơi nhiều nhưng không ị là do cơ địa chứ không liên quan tới bất kỳ lý do nào khác. Bên cạnh đó, hiện trạng trẻ đi ngoài ít, phải rặn nhiều có thể do bị suy giáp bẩm sinh; phình đại tràng bẩm sinh hoặc hẹp hậu môn bẩm sinh.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

[inline_article id=191775]

3. Bé xì hơi nhiều nhưng không ị phải làm sao?

Hầu hết các trường hợp bé xì hơi nhiều nhưng không ị có thể được cải thiện bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ và bé. Tuy nhiên; cha mẹ vẫn cần lưu ý những biểu hiện khác để đảm bảo sức khỏe của con không bị ảnh hưởng.

3.1 Cho bé đi khám

trẻ xì hơi nhiều nhưng không ị
Nếu em bé sơ sinh (dưới 6 tuần tuổi) hoàn toàn không ị hoặc rất hiếm khi ị; hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức

Nếu em bé sơ sinh (dưới 6 tuần tuổi) xì hơi nhưng hoàn toàn không ị hoặc rất hiếm khi ị; hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Trong một số trường hợp hiếm hoi; không ị có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Bố mẹ cần kiểm tra các triệu chứng khác như:

  • Sốt.
  • Nôn mửa.
  • Chướng bụng.
  • Từ chối cho ăn.
  • Quấy khóc nhiều.
  • Cong lưng như thể bé đang bị đau.

Trẻ sơ sinh trên 6 tuần tuổi thỉnh thoảng sẽ bị táo bón. Mẹ hãy gọi cho bác sĩ nếu bé không đi ị, đi ngoài nhưng xì hơi nhiều trong hơn một tuần; hoặc nếu trẻ bị táo bón với phân cứng hơn 1-2 lần.

Khi bé xì hơi nhiều nhưng không ị; điều đầu tiên và trước mắt là cha mẹ đi tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Sau khi đã hiểu nguyên nhân; cha mẹ có thể thực hành thêm các biện pháp sau để giúp bé đi ngoài dễ dàng.

3.2 Tập thể dục cho trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài

Mẹ cho bé xì hơi nhiều nhưng không ị nằm ngửa trên giường, hai chân hướng về phía mẹ. Sau đó nhẹ nhàng vận động chân của bé theo vòng tròn giống như đang đạp xe đạp. Điều này sẽ giúp bé đi ngoài thuận tiện hơn.

>> Mẹ xem thêm: 24 bài tập thể dục cho trẻ sơ sinh rèn luyện kỹ năng vận động

3.3 Massage bụng cho bé xì hơi nhiều nhưng không ị

Massage bụng làm thức ăn khó tiêu còn trong bụng sẽ mềm ra và chuyển động xuống hậu môn; kích thích phần đại tràng hoạt động giúp bé xì hơi nhiều nhưng không ị có thể đi ngoài dễ hơn.

  • Mẹ chỉ cần dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn.
  • Ấn một lực nhẹ vừa đủ theo chuyển động tròn quanh rốn của bé.
  • Mẹ hãy thực hiện mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đại tiện.

3.4 Đổi thương hiệu sữa khi trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và thối nhưng không đi ngoài

Nếu bé đang uống sữa công thức gây ra hiện trạng bé xì hơi nhiều nhưng không ị; thì mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ nhi về việc đổi thương hiệu sữa mới tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

3.5 Mẹ cho con bú cần ăn uống lành mạnh

Đối với những bé đang bú mẹ mà xì hơi nhiều nhưng không ịt hì chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng hầu hết đến việc đi ngoài. Mẹ nên ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau, củ quả để bổ sung chất xơ; tránh các mẫu thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé cũng là giải pháp hiệu quả để phòng ngừa tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.

3.6 Dùng thuốc chữa tình trạng xì hơi nhiều nhưng không ị cho bé

Nếu mẹ đã thay đổi cách cho ăn, chế độ ăn uống hoặc tập thể dục cho bé mà tình trạng táo bón vẫn không bớt; bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc glycerin cho trẻ sơ sinh. Thuốc này có thể cải thiện tình trạng đi ngoài của bé, từ đó giúp bé thoải mái và ngủ ngoan hơn.

Nếu bé xì hơi nhiều nhưng không ị, bố mẹ đừng quá lo lắng. Những triệu chứng phổ biến này là bình thường ở trẻ sơ sinh khi chúng học cách bú và tiêu hóa thức ăn. Em bé của bạn có thể bị táo bón. Điều này có thể xảy ra ở trẻ trên 6 tuần tuổi không được bú mẹ hoàn toàn.

Gọi cho bác sĩ nhi khoa để hiểu hơn tình trạng bé trẻ xì hơi nhiều nhưng không ị. Đồng thời chú ý đưa bé đi khám bác sĩ khi bị táo bón lâu hơn 5 đến 7 ngày hoặc có các triệu chứng khác.

By Đỗ Khánh Linh

Chuyên viên Nội dung Đỗ Khánh Linh đã có gần 2 năm kinh nghiệm viết kiến thức sức khỏe thể chất và tinh thần dành cho phụ nữ, bố mẹ và những phương pháp nuôi dạy con hiệu quả.
Hiện tại, chị đang phụ trách viết bài Mẹ & Bé cho trang MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học, thiết thực để giúp các bố mẹ, các gia đình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.