Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Sức khỏe trẻ em và những căn bệnh thường gặp bố mẹ cần lưu ý

Không một bà mẹ nào muốn con mình bị bệnh cả. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bất khả kháng. Nếu lưu ý những căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới đây, bạn có thể có thể phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe trẻ trong suốt quá trình phát triển.

Sức đề kháng của trẻ vốn yếu hơn người lớn nên rất dễ mắc bệnh. Vậy các bệnh thường gặp ở trẻ em nào bé thường gặp phải? Đây là vấn đề mà các bậc làm cha mẹ cần nắm rõ để ngừa bệnh ngay từ đầu, hoặc khi bé gặp phải những căn bệnh này, ba mẹ còn có kiến thức ứng phó kịp thời.

Sức khỏe trẻ em và các vấn đề nói chung

Để có một cơ thể khỏe mạnh bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên vận động, hạn chế các thói quen xấu thì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đóng vai trò không thể thiếu trong vấn đề sức khỏe trẻ em.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh đặc biệt là trẻ em dưới 15 tuổi, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện và sức đề kháng con non yếu trước các yếu tố gây bệnh từ môi trường bên ngoài, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất ô nhiễm ở Việt Nam và thời tiết thường xuyên thay đổi.

Đó là lý do vì sao trẻ dễ mắc các bệnh thường gặp ở trẻ em liên quan đến sức đề kháng, đường hô hấp, tai – mũi – họng và hệ tiêu hóa.

các bệnh thường gặp ở trẻ em
Do sức đề kháng và hệ tiêu hóa còn non nớt nên dễ mắc các bệnh thường gặp ở trẻ em

Các bệnh thường gặp ở trẻ em thường gặp

Trẻ em trở thành đối tượng dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém. Chính vì vậy, phụ huynh cần lưu ý đến các bệnh thường gặp dưới đây để có biện pháp phòng tránh và xử trí an toàn.

1. Táo bón

Khoảng 30% trẻ em tại một số giai đoạn thường bị ảnh hưởng bởi táo bón. Tần số bé đi vệ sinh tùy thuộc vào thức ăn, mức độ năng động và tốc độ tiêu hóa thức ăn của bé. Mỗi bé sẽ có một chu kỳ của riêng mình. Khi bé con nhà bạn có vài dấu hiệu sau, có thể bé đang bị táo bón đấy:

  • Đã hơn 3 ngày, bé không “đi” lần nào và tỏ ra khó khăn khi rặn. Ngoài ra, “sản phẩm” của bé bị khô, cứng.
  • Nếu bạn thấy phân lỏng trong tã, đừng cho rằng bé bị tiêu chảy. Rất có thể đó là một dấu hiệu của táo bón. Phân lỏng có thể chảy qua chỗ phân cứng trong ruột rồi chảy vào tã.

2. Ho và cảm

Trung bình, một đứa trẻ thường bị cảm từ 2 đến 4 lần một năm. Con số này sẽ tăng gấp 3-4 lần khi bé đi trẻ. Có đến hàng trăm virus gây ra bệnh cảm.

Vì vậy, với hệ miễn dịch còn non nớt của mình, bé không thể chống chọi lại nổi. Hơn nữa, do thường xuyên sử dụng tay và miệng để khám phá mọi thứ làm cho virus gây cảm có nhiều cơ hội “xâm nhập” vào hệ thống miễn dịch của bé.

Dấu hiệu đặc trưng của cảm lạnh bao gồm sổ mũi (với nước mũi trong, hơi vàng hoặc hơi xanh), hắt hơi và có thể cả ho hay sốt nhẹ. Một số dấu hiệu thường gặp khác có thể kể đến như:

[inline_article id=54272]

  • Hành vi: Một đứa trẻ bị cảm lạnh vẫn tiếp tục chơi đùa và ăn uống gần như bình thường. Nếu bị bệnh gì đó nguy hiểm, bé sẽ tỏ ra mệt mỏi và cáu kỉnh.
  • Thời gian phát bệnh: Cảm lạnh xâm nhập, trở nên nghiêm trọng rồi hết hẳn trong khoảng 10 ngày. Các bệnh như cúm thường phát bệnh nhanh chóng trong khi dị ứng thường kéo dài và không gây sốt.

3. Hăm tã

Hăm tã là 1 trong các bệnh thường gặp ở trẻ em khá quen thuộc. Đây không phải là một dấu hiệu cho thấy bạn là người cẩu thả. Bất kỳ đứa bé nào có làn da nhạy cảm đều có thể bị hăm dù mẹ có siêng năng thay tã đi chăng nữa. Tuy nhiên, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu được thay tã bẩn sớm.

các bệnh thường gặp ở trẻ em
Hăm tã sẽ làm bé cảm thấy rất khó chịu

Ngay cả loại tã thấm hút nhất trên thị trường cũng không thể hút hết nước tiểu ra khỏi làn da mỏng manh của bé. Nước tiểu trộn với vi khuẩn trong chất thải của bé sẽ chuyển thành dạng ammonia làm khó chịu cho da.

Đặc biệt, khi bé bắt đầu ăn một loại thức ăn mới, thành phần “sản phẩm” và thời gian “đi ngoài” cũng thay đổi và gây ra hăm tã.

4. Tiêu chảy

Tiêu chảy rất dễ nhận biết, chỉ cần nhìn sơ mẹ có thể nhận ra ngay. Không như phân lỏng bình thường, tiêu chảy diễn ra thường xuyên và lỏng hơn. Đôi khi cũng có mùi rất hôi.

Những bé bú sữa mẹ thường có phân mềm nhưng vẫn mang hình dạng đặc trưng. Phân có mùi như bơ sữa hoặc không có mùi. Tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày và thường đi kèm với những cơn đau quặn.

Tiêu chảy cấp là 1 trong các bệnh thường gặp ở trẻ em. Cứ 6 bé thì phải có 1 bé phải “thăm” bác sĩ vì bệnh này. Tiêu chảy do nhiễm virus có đi kèm các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, sốt, ớn lạnh, và đau nhức. Nhiễm khuẩn có thể đi kèm tình trạng đau quặn, máu trong phân, sốt và cả nôn mửa.

Đôi khi dị ứng thức ăn hoặc phản ứng kháng sinh cũng có thể làm bé bị tiêu chảy. Uống nhiều nước ép cũng là một nguyên nhân phổ biến. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước ép trái cây và cũng không cho trẻ uống quá 120ml một ngày.

các bệnh thường gặp ở trẻ em
Tiêu chảy thuờng đi kèm những cơn đau quặn bụng

5. Viêm tai

Đứng thứ hai sau cảm lạnh, viêm tai cũng là 1 trong các căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Có khoảng 90% trẻ em dưới 3 tuổi bị viêm tai. Thậm chí có bé còn bị tái nhiễm nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là do cấu tạo cơ thể của bé.

Không gian nhỏ sau mỗi màng nhĩ được nối với phần sau của cổ họng bởi một ống nhỏ gọi là ống Eustachian. Tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến chức năng của ống Eustachian hoặc chặn quá trình thoát dịch từ tai giữa đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Điều này lại thường xảy ra khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng. Trẻ sơ sinh có ống Eustachian nằm ngang nên thường dễ bị viêm tai hơn. Khi đầu bé lớn lên, ống này sẽ có độ nghiêng khiến cho sự thông khí cho tai giữa dễ dàng hơn.

Viêm tai dễ xuất hiện hơn nếu bé có tiếp xúc với khói thuốc, đi nhà trẻ hoặc bú bình khi bé đang nằm. Sử dụng núm vú giả kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm tai. Thậm chí, thỉnh thoảng viêm tai cũng đột nhiên xuất hiện mà không có lí do cụ thể.

[inline_article id=12246]

Các dấu hiệu thường gặp của viêm tai:

• Thay đổi hành vi đột ngột (khóc và khó chịu).
• Bé thường kéo hoặc xoa tai (đối với những bé lớn).
• Sốt.
• Cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, đôi khi bị tiêu chảy.

6. Nôn mửa

Hầu hết các bé không tỏ ra khó chịu khi “phun” ra một phần của bữa ăn gần nhất. Sẽ không có gì đáng ngại trừ khi tình trạng này lặp lại nhiều lần. Vấn đề cũng sẽ nghiêm trọng hơn nếu bé nôn nhiều, mạnh hoặc tỏ vẻ khó chịu.

Viêm dạ dày – ruột do virus, viêm đường tiết niệu, viêm tai… hoặc vấn đề với việc ăn quá nhiều có thể là lý do làm bé bị nôn mửa. Một số khả năng khác bao gồm dị ứng, ngộ độc, ho hoặc khóc quá nhiều. Một đứa trẻ cáu kỉnh, bực bội có thể tự làm mình nôn theo đúng nghĩa đen.

Không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng xác định nguyên nhân nên hầu hết các trường hợp cần phải xét đến các triệu chứng khác nữa. Như nôn mửa do nhiễm virus thường đi kèm với tiêu chảy hoặc sốt.

7. Sốt, một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em

Sốt là triệu chứng của các bệnh thường gặp ở trẻ em khác nhau. Trẻ sốt có nhiều nguyên nhân khác nhau như mọc răng, do rối loạn tiêu hóa khiến trẻ chướng bụng sinh ra sốt, hay ở các trường hợp trẻ bị cảm lạnh thông thường (không phải cảm cúm do virus), viêm phế quản, do tiêm ngừa…

Sốt do Virus trẻ thường sốt từ 38,5 độ trở lên. Khi trẻ sốt trên 40 độ, sức khỏe của bé rất nguy hiểm và mẹ cần cho con đi bệnh viện ngay, bé có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như hôn mê, phù phổi, suy thận cấp.

Ba mẹ cần theo dõi trẻ thường xuyên, đưa trẻ tới các cơ sở y tế khám ngay khi có một trong các dấu hiệu sau đây:

  • Bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt
  • Buồn ngủ bất thường hoặc rất khó khăn khi thức dậy
  • Da bé hơi xanh tái
  • Bàn tay và bàn chân lạnh
  • Bé yếu hơn bình thường, tiếng kêu the thé cao hoặc khóc liên tục
  • Khó thở hoặc thở dồn dập
  • Xuất hiện buồn nôn, ói mửa
  • Có thế xuất hiện phát ban

8. Viêm não Nhật Bản

Tỷ lệ mắc bệnh viêm não nhật bản B ở trẻ em thường tăng cao hơn mùa mưa. Đây là 1 trong các bệnh thường gặp ở trẻ em khá nguy hiểm nếu để bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời có thể gây ra tử vong.

Tuy nhiên, bệnh lý này hiện nay đã có vacxin viêm não Nhật Bản, phần nào làm giảm bớt nguy cơ cho trẻ em.

9. Viêm màng não ở trẻ em

Viêm màng não là một dạng nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống và thường do vi khuẩn HI, phế cầu, mô cầu hoặc do virut, kí sinh, nấm gây ra.

Số lượng trẻ nhập viện vì bệnh viêm màng não ngày càng tăng cao, đáng ngại là trong số các trẻ nhập viện, có rất nhiều trường hợp bị biến chứng nặng, điển hình là biến chứng thần kinh co giật.

10. Bệnh tay chân miệng (TCM)

Bệnh chân tay miệng ở trẻ liên quan nhiều đến vệ sinh và môi trường xung quanh. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi; nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường.

Tay chân miệng trở nên nguy hiểm hơn nếu xuất hiện các bệnh thường gặp ở trẻ em biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ,… Nếu trẻ gặp những biểu hiện này, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kịp thời chữa trị.

11. Sốt xuất huyết (SXH)

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn là nguyên nhân lây lan bệnh, truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Bệnh thường gia tăng vào mùa mưa. Khi ở dạng nhẹ bệnh sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng,… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến sốt xuất huyết dạng nặng gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Khi bé có một trong số các biểu hiện trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay, để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé.

12. Bệnh quai bị

Trong các bệnh thường gặp ở trẻ em thì bệnh quai bị khá nguy hiểm. Quai bị là căn bệnh nhiễm khuẩn do virus Paramyxo gây ra và thường lây qua đường hô hấp.

Bệnh nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nặng như: viêm màng não, teo tinh hoàn.

Để phòng bệnh cho trẻ, bố mẹ cần:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ
  • Tiêm phòng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên
  • Hạn chế cho tiếp xúc với người bị bệnh
  • Thường xuyên giữ ấm cơ thể và đeo khẩu trang để chống bụi cho trẻ
  • Tăng cường thực phẩm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ.

13. Bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản do vi khuẩn Hemophilus influenzae gây ra. Bệnh phát sinh do môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, do nhà cửa ẩm thấp và cơ địa trẻ yếu hoặc do trẻ đang mắc cúm, ho gà, sởi.

  • Để phòng bệnh cho trẻ, bố mẹ nên:
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực tai, mũi, họng mỗi ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý
  • Với trẻ sơ sinh, mẹ cần cho bú sữa mẹ cho đến 12 tháng tuổi, không để trẻ bị lạnh, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không cho trẻ tiếp xúc với các mầm bệnh
  • Khi trẻ có dấu hiệu khó thở, tím tái, bỏ bú hoặc có yếu tố như dưới 3 tháng tuổi… thì mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

14. Bệnh nhiễm trùng tai

Vào mùa đông, viêm tai giữa là bệnh mà trẻ dễ mắc phải do virus phát triển trong môi trường tai có chất lỏng, sự ẩm ướt. Trẻ khi mắc bệnh thường có biểu hiện như: quấy khóc, kéo tai, sốt, đau cổ, buồn nôn và chảy dịch tai.

Mẹ chỉ cần giữ vệ sinh cho tai được khô (bằng tăm bông hoặc nước muối sinh lý), giữ ấm được cơ thể, tránh xa môi trường bị ô nhiễm, tránh khói thuốc lá.

15. Bệnh thủy đậu

Bệnh do virus VZV gây nên và lây nhiễm qua đường không khí, bùng phát thành dịch. Để phòng bệnh, mẹ nên tiêm vaccine 1 lần cho trẻ trong độ tuổi 12-18 tháng và trẻ dưới 13 tuổi chưa từng bị bị thủy đậu.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ

Dưới đây là những biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bố mẹ cần biết để tránh các bệnh thường gặp ở trẻ em kể trên. Phụ huynh cần lưu ý để con khỏe mạnh hơn:

  • Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: Tạo dựng thói quen rửa tay sạch sẽ- đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.
  • Ăn uống hợp vệ sinh: Vấn đề chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ Y tế, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây các bệnh thường gặp ở trẻ em ở đường tiêu hóa có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
  • Tạo môi trường sống trong lành và an toàn: Luôn giữ môi trường sống thông thoáng, trong lành như: phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, giúp hạn chế sự lây nhiễm của các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, phụ huynh nên tạo thói quen khi ngủ mắc màn, tham gia phong trào diệt lăng quăng,…
  • Tăng cường lượng dịch uống: Luôn luôn tăng cường lượng nước cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội,… giúp cơ thể trẻ luôn luôn mát mẻ và tăng cường sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.
  • Tiêm ngừa đầy đủ: Những loại bệnh lý nguy hiểm phù hợp với lứa tuổi của trẻ bằng các loại vắc xin sẵn có, giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.

Trẻ em vốn có sức đề kháng và hệ miễn dịch rất yếu nên các bé rất dễ bị mắc các bệnh thường gặp ở trẻ em. Đây được coi là giai đoạn đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển sau này của bé.

Nếu bé thường xuyên bị mắc bệnh và không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đạt chiều cao tối đa theo tiềm năng hoặc dẫn đến thấp còi.

Với những lưu ý và thông tin trên, hy vọng bạn sẽ các bảo vệ bé chống lại các bệnh thường gặp ở trẻ em kể trên và có sức khỏe tốt nhất.

>> Thảo luận cùng chủ đề:

MarryBaby