Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Bệnh giời leo ở trẻ cần được điều trị càng sớm càng tốt

Trong suốt quá trình chăm sóc và điều trị bệnh giời leo cho trẻ, mẹ cần thận trọng khi sử dụng thuốc, bao gồm cả dạng uống, chích hay bôi. Ngoài ra, vấn đề dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn này.

Có một cách giải thích vui về bệnh giời leo: sở dĩ tên là giời leo bởi vì có giời mới biết nó leo ở đâu, khi nào. Vì vậy, mỗi khi căn bệnh này xuất hiện, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng muốn “xấc bấc xang bang”.

Bệnh giời leo là gì?

Giời leo là tên gọi mà dân gian thường dùng để chỉ các loại bệnh viêm da dị ứng bởi axit photpho hữu cơ khi tiếp xúc với bọ giời hoặc các loại côn trùng có độc tính (như kiến ba khoang, sâu ban miêu…).

Sự khác nhau giữa bệnh giời leo và zona thần kinh

Những biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh chính là những vệt tổn thương da ngoằn ngoèo đau rát. Bệnh thường xuất hiện trong năm nhưng thường phổ biến nhất vào mùa gặt, các thời điểm chuyển giao mùa hay thời tiết có độ ẩm cao.

Giời leo là kiểu bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng, có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhất là những vùng da hở. Một người có thể bị “giời leo” cùng thời điểm ở nhiều vị trí khác nhau.

Khác với giời leo, zona thần kinh là bệnh do virus với biểu hiện những nốt mẩn đỏ giống bệnh giời leo, nhưng chỉ xuất hiện chạy dọc dài theo dây thần kinh trên cơ thể như: dọc hàm mặt lên mang tai, dọc cánh tay, dọc thân sườn… Đặc biệt, bệnh zona thần kinh chỉ xuất hiện một bên cơ thể, bên phải hoặc bên trái.

[remove_img id=3575]

Các loại thuốc điều trị bệnh giời leo cho trẻ

Phân biệt rõ các triệu chứng khác nhau giữa hai loại bệnh là điều đầu tiên bạn cần xem xét. Đợt bệnh thường chỉ kéo dài trong khoảng một tuần, rồi tự khỏi.

Điều trị bệnh sớm cũng khá đơn giản, trẻ phải bôi hồ nước hoặc thuốc tại chỗ làm dịu mát và chống viêm. Trường hợp xảy ra bội nhiễm sẽ phải dùng các loại thuốc điều trị (như kháng sinh) để rút ngắn thời gian trị bệnh, trẻ ít đau đớn cũng như nguy cơ gặp phải biến chứng cũng giảm đi rất nhiều.

Để điều trị bệnh cho trẻ hiệu quả, bác sĩ thường chỉ định kết hợp dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, bao gồm thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc kháng vi khuẩn, thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc làm dịu da.

Trong đó, thuốc kháng vi khuẩn được khuyến cáo dùng càng sớm càng tốt, kể từ khi trẻ có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng của khuẩn gây bệnh, hạn chế những tổn thương, giảm đau và giảm các biến chứng về sau cho trẻ.

Trẻ bị giời leo bôi thuốc gì?

Ngay khi thấy trên da con xuất hiện những nốt mẩn đỏ và xuất hiện ngứa ngáy, bạn cần phải rửa sạch vùng da đó bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý 0,9%. Nước muối sinh lý giúp loại bỏ các độc tố từ côn trùng cũng như sát khuẩn.

Bạn lưu ý, không nên dùng xà phòng rửa vùng da đang bị tổn thương bởi vô tình sẽ làm tăng kích ứng da. Ngoài ra, bạn cũng không nên bôi các loại thuốc mỡ vào vệt da tổn thương bởi thuốc mỡ sẽ làm tăng sự bám bụi, bịt kín lỗ chân lông, khiến vùng da bệnh dễ phù nề và lây lan hơn.

Những loại thuốc mẹ có thể sử dụng khi trẻ bị giời leo (theo chỉ định của bác sĩ):

  • Các loại thuốc, dung dịch có tác dụng làm mát, dịu da như kem kẽm, dung dịch Jarish bôi, Dalibour, xanh methylen, Castelani. Ngày sử dụng 2-3 lần.
  • Khi có nhiễm khuẩn nên dùng các dung dịch sát khuẩn, mỡ kháng sinh như Samicason, Begendrem…
  • Vết thương ít có dịch mủ có thể sử dụng hồ nước hoặc hồ Tetra – Prednisolon.
  • Bôi một trong các chế phẩm nhóm steroid như Pesancort, Flucinar, Gentrison, Diproson, Fobancort cho vùng da tổn thương khô.
  • Tổn thương có mủ trắng, trẻ phải uống thêm Amoxicilin hoặc Erythromycin. Một đợt dùng kháng sinh sẽ từ 5-7 ngày.
  • Thuốc kháng histamin như Cetrizin, Loratadin, Phenergan để giảm phù nề, ngứa rát. Thời gian sử dụng thường là 5–10 ngày.
  • Thuốc giảm đau có thể dùng Paracetamol.

Trẻ bị giời leo kiêng ăn gì?

Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh giời leo, mẹ cần hết sức lưu ý, tránh cho trẻ ăn uống một số loại thực phẩm sau để trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe:

  • Thực phẩm giàu axit amin Arginin (ở dạng L-arginin), bao gồm các loại đậu và hạt, chocolate, yến mạch, mầm lúa mì, dừa, bột mì, gelatin… Theo báo cáo của Trung tâm WholeHealth Chicago, những thực phẩm này có xu hướng thúc đẩy sự phát triển của virus gây bệnh zona thần kinh ở trẻ, nhất là trong thời kỳ khởi phát.
  • Đường: Đường làm giảm hoạt động của các tế bào bạch cầu, làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể trong cuộc chiến chống virus gây bệnh. Vì vậy, trẻ mắc bệnh giời leo phải tránh xa các loại bánh, kẹo và nước ngọt trong suốt thời gian điều trị.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Những loại thực phẩm này thường chứa rất ít vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà lại có rất nhiều đường, chất béo, thậm chí chất bảo quản. Thay vào đó, chế biến món ăn từ thực phẩm tươi ngon vẫn luôn được khuyến khích, đặc biệt là khi con trẻ đang mắc bệnh.
  • Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên, mẹ nên giảm lượng thịt đỏ, hạn chế chất béo và chocolate trong khẩu phần ăn của trẻ.

[remove_img id=4538]

Thời gian vàng để điều trị bệnh giời leo cho trẻ là trong vòng 48 giờ kể từ khi da bắt đầu xuất hiện những tổn thương. Việc can thiệp điều trị càng muộn, nguy cơ trẻ gặp phải các biến chứng càng nhiều. Các mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa con đi khám càng sớm càng tốt cũng như chăm sóc trẻ đúng cách nhé!