Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ và sốt trong bao lâu?

trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ
Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ? Trẻ sốt bao nhiêu độ là nguy hiểm

Mọc răng là quá trình mà các bé đều sẽ trải qua để hoàn thiện cơ thể. Tuy nhiên, không ít trẻ thường sốt, biếng ăn, quấy khóc khi mọc răng gây lo lắng cho các mẹ. Vậy trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ?

Trẻ sơ sinh được sinh ra với đầy đủ các răng dưới nướu. Trong năm đầu tiên của cuộc đời, những chiếc răng này bắt đầu cắt qua nướu. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, trẻ bắt đầu mọc răng khi 6 đến 12 tháng tuổi. Khi trẻ 3 tuổi, trẻ sẽ có 20 chiếc răng đầu tiên.

Thực tế, mọc răng sẽ khiến nhiệt độ của bé tăng lên nhưng chưa đủ trở thành sốt đúng nghĩa. Mặc dù một số bác sĩ xem đây là sốt nhẹ nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào ủng hộ giả thuyết trẻ sốt mọc răng. Vì thế, nếu trẻ bị sốt cao trong giai đoạn này, rất có thể là do vấn đề khác nên bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ? Bé sốt do mọc răng thì thường sốt nhẹ dưới 38,5ºC. Thông thường, trẻ bị sốt là khi nướu răng sưng đỏ và răng sắp nhú ra ngoài.

Ngoài biểu hiện sốt, khi mọc răng trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như:

– Chảy nước mũi: Khi mọc răng, trẻ có biểu hiện chảy nước mũi trong.

– Ngứa nướu: Răng chuẩn bị nhú ra khiến trẻ cảm thấy ngứa nướu và hay muốn cắn đồ chơi.

– Hay cắn núm ti, thích gặm đồ chơi: Khi lợi cứng, nướu sưng và răng muốn nhú ra ngoài sẽ khiến trẻ có cảm giác ngứa nướu nên hay cắn núm ti và thích gặm gì đó trong miệng. Lúc này trẻ rất dễ mắc các bệnh ở đường tiêu hóa do sức đề kháng yếu, từ đó dễ sốt.

– Chảy nước dãi: Khi chuẩn bị mọc răng, trẻ sẽ có biểu hiện chảy dãi nhiều.

– Biếng ăn: Nướu sưng, đỏ và có thể gây đau nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không muốn ăn, có thể bỏ bú.

– Khó ngủ, ngủ không sâu, hay quấy khóc: Trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường hay mệt mỏi, khó chịu, bứt rứt trong người nên ngủ không sâu và hay quấy khóc.

Trẻ sốt mọc răng bao lâu?

Trẻ sốt mọc răng bao lâu?

Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ thì mẹ đã biết. Song tùy theo thể trạng của trẻ cũng như cách chăm sóc mà thời gian bình phục sẽ là từ 2-5 ngày. Trong đó:

– Trẻ sốt mọc răng do viêm nướu tại vị trí răng mọc, nên thường sẽ hết sốt sau 2 – 3 ngày (thời điểm răng đã mọc hẳn lên). Sốt không có tần suất cố định.

– Mức độ viêm nhiễm cũng như cách chăm sóc của mẹ cũng có thể khiến thời gian khỏi bệnh của trẻ thay đổi từ 3-5 ngày.

– Trẻ vẫn sẽ bị sốt lại khi chiếc răng tiếp theo mọc (có thể sau 2 – 3 tuần hoặc 1 tháng sau).

[inline_article id=211451]

Cách giúp trẻ hạ sốt khi mọc răng

Tìm cách hạ sốt cho trẻ là mong muốn của nhiều mẹ khi biết trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ. Mẹ hãy làm các bước sau. 

1. Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ? Cách hạ sốt cho bé

– Cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng, thoải mái để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt.

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ có nhiệt độ từ 38,5ºC trở lên. Cần cho trẻ uống paracetamol đúng liều 10 – 15mg/kg/lần cho mỗi lần uống. Sau 30 phút dùng thuốc kiểm tra lại nhiệt độ của trẻ. Nếu trẻ còn sốt thì cho uống thuốc hạ sốt sau 4-6 giờ và không quá 60mg/kg/24h. 

Ví dụ như: Bé 12kg liều dùng là 120-180mg/lần uống. Nếu bé còn sốt thì cho bé uống lại liều tương tự sau 4-6 giờ và không quá 720mg/ngày.

– Trường hợp cho trẻ dùng thuốc giảm đau cần tuân theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Lau mát bằng nước ấm (nước thường pha ấm ấm để tắm em trẻ)

2. Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng cho trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ? Thật ra vấn đề này không quá quan trọng nếu mẹ biết cách chăm sóc bé và bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh.

– Khi trẻ mọc được 2-3 răng, cha mẹ có thể dùng miếng gạc sạch quấn quanh ngón tay rồi nhúng vào nước ấm để vệ sinh răng cho trẻ vào mỗi buổi sáng.

– Khi số răng đã nhiều hơn và trẻ bắt đầu ăn dặm đực bạn có thể dùng bàn chải mềm (phù hợp với độ tuổi) để đánh răng cho trẻ.

– Nếu bé bị đau nướu do mọc răng, bạn có thể dùng một vòng bằng silicon cho bé nhai hoặc rửa sạch ngón tay sau đó chà nhẹ lên nướu của bé để giảm cảm giác đau, ngứa nướu, khó chịu. Lưu ý, luôn phải rửa tay sạch trước khi chà nướu cho trẻ.

– Ngoài dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ, trẻ còn thường bị chảy nước dãi. Khi đó, hãy dùng khăn sạch lau miệng thường xuyên cho bé để tránh tình trạng phát ban và giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Nếu trẻ chảy dãi nhiều hãy cho bé đeo yếm.

– Để giảm tình trạng đau nướu, bạn nên bỏ vòng nhai của trẻ hoặc một chiếc khăn sạch, ướt vào ngăn mát tủ lạnh sau đó cho bé gặm. Không để ở ngăn đá vì sẽ khiến dụng cụ bị nứt vỡ.

– Không dùng các loại cồn, gel hay bất cứ loại thuốc nào để chà vào nướu của trẻ.

3. Cho trẻ ăn uống đầy đủ

Cho trẻ ăn uống đầy đủ khi mọc răng

Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ cũng tùy thuộc vào chế độ ăn uống của bé có đảm bảo dinh dưỡng không.

Nước và các loại chất lỏng đều có tác dụng giúp cho cơ thể thải nhiệt ra ngoài. Nếu bé vẫn đang trong giai đoạn ăn sữa thì mẹ nên tích cực cho con bú hoặc ăn sữa công thức. Còn nếu như bé ở độ tuổi lớn hơn thì mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, trà thảo dược (atiso, trà hoa cúc…)… sẽ giúp thanh lọc cơ thể và trẻ mau hạ sốt hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol, hydrite.

Khi bị sốt cha mẹ nên chế biến cho con những món ăn mềm, dễ nuốt để bé không bỏ bữa giúp cơ thể mau khỏe hơn.

4. Lưu ý cho mẹ

Bên cạnh lưu ý trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ thì mẹ cần để ý các biểu hiện dưới đây để đưa trẻ tới ngay các bệnh viện gần nhất thăm khám vì trẻ có thể sốt do các tác nhân khác:

– Trẻ sốt cao trên 38,5ºC và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Sốt kèm co giật.

– Trẻ biếng ăn, bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ kể cả nước.

– Người tím tái, mất ý thức, li bì.

– Sốt kèm xuất hiện chấm xuất huyết ở da hay hồng ban, mụn nước lòng bàn tay, chân hoặc mụn nước ngứa toàn thân hay phát ban, tử ban hay kèm biểu hiện bất thường nào khác.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thứ tự mọc răng của bé chuẩn 100% bố mẹ cần nhớ!

Trẻ mọc răng sốt bao nhiêu độ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu mẹ thấy bé có biểu hiện sốt kèm những triệu chứng bất thường khác thì cần đưa bé ngay đến bệnh viện để thăm khám ngay.

Lục Hoàng Linh

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt có nên bật quạt? 5 nguyên tắc cho bé nằm quạt

Thời tiết mùa hè nóng bức có thể dễ làm trẻ mắc một số bệnh lý; trong đó sốt là biểu hiện phổ biến. Khi trẻ bị sốt, cơ thể nóng hầm hầm và việc có bật quạt nên sẽ làm môi trường xung quanh không thông thoáng; sẽ làm thân nhiệt hạ. Trẻ bị sốt có nên bật quạt để bé cảm thấy thoải mái hơn không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi này và liệt kê một số cách giúp trẻ nhanh hạ sốt.

1. Hiện tượng sốt ở trẻ nhỏ

Trẻ em bị sốt là khi nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn 38 độ C. Sốt là một phản ứng của cơ thể trẻ; nhằm giúp chống lại bệnh tật bằng cách tăng tốc độ của một số quá trình trao đổi chất; và giúp hệ thống miễn dịch hoạt động nhiều hơn.

Các nguyên nhân có thể gây sốt ở trẻ em:

  • Cháy nắng, say nắng hoặc các tình trạng da như nổi mề đay.
  • Tiêm vắc xin: vì hệ thống miễn dịch của trẻ đang phát triển các kháng thể để chống lại vi trùng mà vắc xin nhằm mục đích bảo vệ.
  • Mất nước: Trẻ bị sốt vì chưa uống đủ nước và cơ thể bị mất nước. Loại sốt do mất nước này cũng có thể do nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng.
  • Vi rút hoặc vi khuẩn: ví dụ, cảm lạnh thông thường; nhiễm trùng tai giữa; nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc viêm dạ dày ruột. Hay các bệnh điển hình ở trẻ nhỏ như quai bị; sởi, rubella; ban đỏ, thủy đậu; và ban đào.
  • Trong một số trường hợp hiếm gặp: các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi; viêm màng não; viêm ruột thừa hoặc nhiễm trùng khớp; hoặc tủy xương.
  • Trong những trường hợp rất hiếm: bệnh chuyển hóa; bệnh thấp khớp hoặc phản ứng dị ứng với thức ăn hoặc thuốc.

Sau khi hiểu về bệnh sốt ở trẻ em cũng như nguyên nhân gây bệnh; cha mẹ đọc tiếp để biết trẻ bị sốt có nên bật quạt hay không.

2. Trẻ bị sốt có nên bật quạt?

Câu trả lời là CÓ. Trẻ bị sốt nên bật quạt với mục đích làm không khí thoáng mát; dễ chịu. Theo bác sĩ nhi khoa, quạt máy không có tác dụng hạ sốt cho trẻ nhưng sẽ có tác dụng hỗ trợ làm thoáng không khí xung quanh; tránh hầm bí giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

Khi bị sốt, thân nhiệt trẻ tăng cao. Vì vậy bé cần được nằm nghỉ ngơi trong phòng thông thoáng, mát mẻ, gió nhè nhẹ giúp hỗ trợ quá trình hạ nhiệt. Cha mẹ hoàn toàn có thể bật quạt gió cho thông thoáng khí và để con nằm trong phòng có cửa sổ.

Hy vọng những nội dung trên đã giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc: “Trẻ bị sốt có nên bật quạt?”

Tuy nhiên, cha mẹ biết trẻ bị sốt có nên bật quạt không là chưa đủ. Các bậc phụ huynh cũng cần nhớ một số nguyên tắc sau khi cho trẻ nằm máy quạt để đảm bảo sức khoẻ của con.

3. Nguyên tắc cần nhớ khi cho trẻ nằm máy quạt

Trẻ bị sốt có nên bật quạt hay không cần phải dựa trên 5 nguyên tắc sau:

  1. Lau khô người và thay quần áo cho trẻ khi cơ thể ra nhiều mồ hôi để tránh cảm lạnh.
  2. Vệ sinh phòng bé và quạt máy thường xuyên. Vì bụi bẩn và nấm mốc rất dễ phát tán trong không khí khi quạt máy hoạt động.
  3. Cho bé mặc quần áo bằng vải cotton thấm hút mồ hôi tốt và thoáng mát; giúp nhiệt thoát ra qua da bé dễ dàng hơn. Không nên mặc quá nhiều lớp hoặc đắp chăn quá kín.
  4. Nên bật quạt ở tốc độ trung bình; không bật số lớn để tránh làm trẻ ớn lạnh khi cơ thể đổ mồ hôi nhiều. Luồng gió mát nhẹ nhàng sẽ làm dịu nhiệt độ phòng nhưng vẫn an toàn cho bé.
  5. Nên để quạt ở chế độ xoay, từ đó làm mát cả phòng; và luồng gió không thổi trực tiếp vào các vị trí quan trọng trên cơ thể như đầu, mặt, ngực, lưng. Chú ý không để gió quạt máy thổi thẳng vào mũi sẽ làm khô; và có thể sẽ khiến trẻ mắc bệnh tai mũi họng.

>> Có nên bật quạt khi: Trẻ bị sốt rét run. Chăm sóc bé như thế nào?

Nguyên tắc cần nhớ khi cho trẻ nằm máy quạt
Trẻ bị sốt có nên bật quạt? Có nên, nhưng mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau

4. Hướng dẫn mẹ cách giúp trẻ nhanh hạ sốt

Ngoài việc biết trẻ bị sốt có nên bật quạt không; ba mẹ cũng tìm hiểu cách giúp trẻ nhanh hạ sốt. Ngoài ra, nếu bé bị sốt dưới 38,5ºC, mẹ có thể áp dụng một số cách giúp trẻ nhanh hạ sốt tại nhà tạm thời như sau:

[key-takeaways title=”Cách lau mát hạ sốt”]

  • Bước 1: Dùng 5 cái khăn sữa, nhúng vào nước ấm rồi vắt ráo.
  • Bước 2: Sau đó, lấy 2 cái khăn đắp 2 vùng bẹn, 2 khăn đắp 2 bên hõm nách, khăn còn lại dùng lau mát khắp nguời.
  • Bước 3: Dùng khăn nhúng vào nước ấm; vắt ráo nước rồi chườm lên trán cho bé. Khi mẹ thấy khăn bắt đầu nguội dần thì nhúng nước ấm rồi chườm lại để hạ nhiệt cho con.

[/key-takeaways]

Cách giúp trẻ nhanh hạ sốt
Trẻ bị sốt nên có bật quạt để thoáng mát, kèm theo những cách hạ sốt sau

Ngoài việc biết trẻ bị sốt có nên bật quạt; mẹ cũng có thể cho con:

  • Cho trẻ mặc đồ thoáng mát để giúp da toả nhiệt nhanh. Đắp một cái chăn mỏng nếu con cảm thấy lạnh.
  • Cho bé trên 6 tháng tuổi uống nhiều nước để hạ nhiệt từ bên trong và giữ cho bé không bị mất nước vì sốt. 
  • Tắm nước ấm để giãn mạch máu giúp hạ sốt nhanh. Lưu ý không cho bé tắm nước lạnh; phòng tắm phải kín gió và con phải được lau khô thật kỹ sau khi tắm.

Dù mẹ đã biết trẻ bị sốt có nên bật quạt không; nhưng vẫn cần nhớ nguyên tắc không để luồng gió lạnh thổi trực tiếp vào bé và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để tránh làm con ớn lạnh.

Những cách trên đây chỉ mang tính tạm thời giúp trẻ hạ sốt tại nhà nhanh. Trong trường hợp bé sốt và kèm theo các triệu chứng như khó thở, nổi ban đỏ; ngủ li bì hoặc khóc dai dẳng; mẹ cần đưa bé đến bác sĩ ngay. Đây có thể là các dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng.

5. Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt

Bên cạnh quan tâm trẻ bị sốt có nên bật quạt và cách hạ sốt nhanh cho trẻ tại nhà; mẹ cũng cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng, đồ chơi và phòng ngủ của bé.
  • Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, thay tã lót, lau người bằng nước ấm và thay quần áo khi đổ mồ hôi.
  • Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng bằng cách cho trẻ ăn hoặc uống nước ép của các loại trái cây như cam, quýt, bưởi.
  • Khi dùng thuốc hạ sốt cho bé cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để dùng đúng loại thuốc và liều lượng tương ứng với từng độ tuổi của con.
  • Chú ý cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm nước và rau xanh để giải nhiệt cho cơ thể. Mẹ có thể nấu cháo lỏng hoặc súp rau củ cho con dễ ăn và dễ tiêu hoá.
  • Trẻ bị sốt cần nghỉ ngơi trong không gian thoáng mát. Trong trường hợp cần phải ra ngoài thì mẹ cần tìm nơi mát mẻ có bóng cây, mái che cho con. Tránh đưa trẻ bị sốt ra ngoài vào mùa hè; vì thời tiết oi bức làm tăng nhiệt trong cơ thể trẻ, đổ mồ hôi nhiều gây mất nước và sốc nhiệt. 
Lưu ý khi trẻ bị sốt
Trẻ bị sốt nên có bật quạt và lưu ý những điều sau

>> Có nên bật quạt khi trẻ bị sốt cao 40 độ? Bố mẹ cần làm gì?

[inline_article id=162493]

Tóm lại

Trẻ bị sốt có nên bật quạt? Mẹ có thể bật quạt để giúp con cảm thấy thoáng mát và dễ chịu; nhưng cần lưu ý một số nguyên tắc như trên để đảm bảo sức khoẻ của con. Trong trường hợp trẻ sốt có kèm theo các dấu hiệu bất thường thì phải đưa bé đến bác sĩ để thăm khám sớm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh để hạ nhiệt trong thời tiết nóng, oi bức?

trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh?
Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh khi thời tiết quá ngột ngạt, oi bức?

Thời tiết oi ả của mùa hè khiến trẻ đổ nhiều mồ hôi, dễ sinh nhiệt bên trong cơ thể. Vì vậy, ba mẹ thường cho trẻ nằm trong phòng máy lạnh mát mẻ để tránh bị sốc nhiệt, hạn chế tình trạng nổi rôm sẩy và dễ ngủ…

Nhưng còn lúc thời tiết chuyển mùa, trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không? Hãy cùng tìm hiểu một số ảnh hưởng của máy lạnh và các nguyên tắc khi sử dụng thiết bị này để bạn đảm bảo sức khỏe cho con nhé.

Ảnh hưởng của máy lạnh tới sức khỏe của trẻ

Hầu hết các bác sĩ đều đồng ý trẻ nằm máy lạnh sẽ an toàn hơn trong môi trường nóng, ngột ngạt.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, đều không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể tốt bằng người lớn. Điều này làm cho trẻ dễ bị sinh nhiệt cao trong cơ thể và dễ mắc một số bệnh như phát ban, mất nước, kiệt sức vì quá nóng hoặc say nắng.

Hơn nữa, môi trường mát mẻ và thông thoáng sẽ giúp bé ngủ ngon và giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS (Sudden Infant Death Syndrome).

Mặt khác, máy lạnh cũng có những điểm hạn chế. Nếu mẹ muốn biết trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không thì cần biết một số điều như sau:

ảnh hưởng của máy lạnh đến trẻ

– Phòng quá lạnh có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể của trẻ và dễ làm bé bị cảm lạnh.

– Máy lạnh thường được sử dụng trong một không gian kín nhất định để tăng hiệu suất và tiết kiệm năng lượng, nhưng không khí trong phòng khó lưu thông ra bên ngoài. Vì vậy bệnh về đường hô hấp rất dễ lây lan nhanh nếu có người bệnh ở cùng phòng máy lạnh.

– Máy lạnh có thể là nguyên nhân chính gây ra các dấu hiệu dị ứng nếu sử dụng trong môi trường không khí nhiều bụi bẩn và nấm mốc. Mặt khác, nếu bạn không vệ sinh và bảo trì máy lạnh theo định kỳ có thể bụi bẩn sẽ phát tán khắp nơi khi hoạt động.

– Nhiệt độ và độ ẩm cơ thể có thể thay đổi nhanh chóng khi sử dụng máy lạnh. Trong một số trường hợp làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và là một trong những nguyên nhân gây kích ứng cổ họng.  

Máy lạnh gây nhiều trở ngại như vậy, chắc hẳn mẹ sẽ lo trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không. Cùng đi tìm câu trả lời nhé.

Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không?

Khi bị sốt, cơ thể trẻ suy nhược, khó ngủ, ăn không ngon miệng và dễ đổ nhiều mồ hôi. Vì vậy trẻ nên nghỉ ngơi trong phòng mát mẻ, thông thoáng để cân bằng lại nhiệt độ cơ thể, giảm đi sự khó chịu do bị sốt và tránh mất ngủ, biếng ăn.

Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không? Trong thời tiết oi bức, trẻ bị sốt nằm phòng máy lạnh sẽ ổn nếu bạn luôn đảm bảo một số nguyên tắc dưới đây.

1. Giữ ấm cơ thể bé đúng cách

trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh nếu mẹ giữ ấm cơ thể bé đúng cách

Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không tùy thuộc vào cách bạn đặt bé nằm thế nào so với hướng máy lạnh. Tốt nhất bạn không nên để bé nhận luồng không khí lạnh trực tiếp từ máy lạnh. Hãy cho bé mặc quần áo đầy đủ và nằm xa luồng gió máy lạnh. 

2. Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh? Có khi nhiệt độ phòng ở mức thích hợp

Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến độ mát của máy lạnh. Vì thế nhiệt độ trong phòng có thể trở nên lạnh hơn hay ấm lên một cách nhanh chóng, gây cho bé cảm giác khó chịu.

Bác sĩ nhi khoa khuyên nên duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng từ 27-29ºC để trẻ luôn cảm thấy thoải mái.

Đặt chế độ hẹn giờ cho máy lạnh để máy tự tắt, tránh tình trạng căn phòng trở nên quá lạnh. Nếu máy lạnh không có chức năng này, bạn có thể cài đặt đồng hồ hẹn giờ để nhớ tắt máy.

Đối với một số máy lạnh không có màn hình hiển thị nhiệt độ, bạn nên đặt nhiệt kế trong phòng để giúp theo dõi nhiệt độ phòng thường xuyên.

[inline_article id=275695]

3. Bảo trì và vệ sinh máy lạnh theo định kỳ

Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh? Có nếu bạn bảo trì và vệ sinh máy lạnh định kỳ. Máy lạnh sử dụng lâu ngày sẽ có nhiều bụi bẩn, nấm mốc làm cho máy hoạt động không hiệu quả và dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng.

Bên cạnh đó, lượng bụi và nấm mốc tích tụ sẽ dễ dàng phát tán khắp phòng trong lúc hoạt động, dễ gây bệnh hô hấp và dị ứng. Vì thế cần đảm bảo “chăm sóc” máy lạnh theo định kỳ để không ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình.

4. Luôn giữ ẩm cho da của bé

dưỡng ẩm da bé

Máy lạnh có thể làm khô da của bé gây phát sinh các bệnh dị ứng. Mẹ nên cho bé uống đủ nước và có thể sử dụng máy phun sương tạo ẩm hoặc đặt một chậu nước trong phòng để không khí không quá khô.

Bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa và dầu oliu để dưỡng ẩm da và massage nhẹ nhàng giúp bé được lưu thông máu tốt hơn. 

Như vậy, với câu hỏi trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không thì nếu đảm bảo được việc dưỡng ẩm da cho bé, mẹ có thể cho con nằm máy lạnh.

5. Không đưa trẻ ra môi trường nóng hơn ngay sau khi ra khỏi phòng máy lạnh

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm cho bé dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy mẹ cần tắt máy lạnh để bé làm quen từ từ với nhiệt độ bên ngoài rồi mới đưa bé ra ngoài.

Đọc đến đây có lẽ mẹ đã biết trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không. Mẹ nhớ nắm giữ các nguyên tắc trên khi cho bé nằm phòng máy lạnh nhé.

Lưu ý khi cho trẻ nằm điều hòa, máy lạnh

Lưu ý khi cho trẻ nằm điều hòa, máy lạnh

Ngoài các nguyên tắc trên, ba mẹ cũng cần lưu ý một số điểm sau khi tìm hiểu trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh không:

– Không nên để trẻ ở phòng máy lạnh thường xuyên. Bé cần ra môi trường bên ngoài vận động, tắm nắng để hấp thu vitamin D cần thiết cho sự phát triển của xương, da và cơ.

– Bổ sung thêm nước và ăn nhiều rau xanh, trái cây để tránh bị mất nước khi nằm phòng máy lạnh lâu.

– Chỉ nên sử dụng máy lạnh khi thời tiết quá nóng bức. Nếu nhiệt độ phòng dễ chịu, bạn nên tận dụng gió tự nhiên và quạt máy để làm mát cho bé.

– Tránh để con tự ý tăng giảm nhiệt độ máy lạnh. Vì sẽ rất nguy hiểm nếu nhiệt độ phòng và nhiệt độ bên ngoài chênh lệch quá lớn.

– Dọn dẹp phòng thường xuyên để tránh bụi bẩn, nấm mốc tích tụ.

– Vệ sinh và lau sạch mồ hôi cho trẻ trước khi vào phòng máy lạnh vì lúc này lỗ chân lông trên da bé giãn nở để thoát nhiệt trong cơ thể, nếu gặp không khí lạnh sẽ dễ bị cảm cúm.

– Chú ý giữ ấm đầu, cổ, tay, chân, bụng của bé khi nằm máy lạnh.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ bị viêm phổi có nên nằm điều hòa hay không?

Trẻ bị sốt có nên nằm máy lạnh? Bé có thể nằm máy lạnh để cảm thấy dễ chịu hơn khi thời tiết quá nóng nhưng phải chú ý một số quy tắc để đảm bảo bệnh của bé không nặng hơn. Ngoài ra nếu thời tiết mát mẻ hoặc lạnh thì bạn không nên cho bé nằm máy lạnh nhé.

Ngọc Trân

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có an toàn không, có đáng lo ngại?

Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý rất thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt cao lại làm cho các mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và mẹ cần phải làm gì để chăm sóc con?

1. Định nghĩa sự khác nhau giữa sốt và đổ mồ hôi

Sốt là trường hợp nhiệt độ cơ thể bình thường tăng lên. Bạn thường bị sốt khi nhiệt độ cơ thể cao trên 100,4°F (38°C), thân nhiệt từ 103°F (39°C) được xem là sốt cao. Trẻ em được cho là bị sốt khi có nhiệt độ cơ thể ở mức:

  • Trên 100°F (37°C) khi đặt nhiệt kế ở miệng
  • 99°F (37°C) khi được đo nhiệt độ dưới nách.
  • Trên 100,4°F (38°C) khi đặt nhiệt kế trực tràng (hậu môn)

Đổ mồ hôi là cách làm mát khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, do đó nhiều người cho rằng toát mồ hôi khi bị sốt sẽ tốt hơn. Vì vậy, nhiều người thường mặc thêm quần áo, quấn chăn, xông hơi hoặc vận động thể chất để cơ thể toát mồ hôi. Nhưng hiện nay chưa có bằng nghiên cứu nào cho thấy việc đổ mồ hôi sẽ giúp bạn hết sốt cao.

2. Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có sao không?

Sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý, là phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại sự nhiễm trùng bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên. Bên cạnh bị sốt, bé còn ớn lạnh, đổ mồ hôi. Đó là lúc cơ thể trẻ đang điều chỉnh và cân bằng lại nhiệt độ.

Thân nhiệt tăng cao khiến trẻ cảm thấy nóng và khó chịu. Khi đó, trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt để giải nhiệt, nghĩa là cơn sốt đang thuyên giảm và trẻ đang hồi phục.

3. Nguyên nhân trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt

trẻ ra mồ hôi nhiều sau sốt

Phần lớn các cơn sốt xảy ra ở trẻ là do các bệnh lý nhiễm siêu vi hoặc nhiễm trùng. Lúc này sốt kích thích các cơ chế bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bệnh lý trên; từ đó làm tăng thân nhiệt ở trẻ. Để cơ thể giảm thân nhiệt hiệu quả, các tuyến mồ hôi thoát nước ra bên ngoài khiến trẻ ra nhiều mồ hôi hơn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ ra quá nhiều mồ hôi nhưng vẫn sốt thì đây có thể là dấu hiệu trẻ đang gặp một số bệnh lý nghiêm trọng, cha mẹ nên lưu ý theo dõi sát trẻ để có hướng xử trí kịp thời.

Ngoài ra, có những lý do khác không liên quan đến bệnh lý khiến trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt. Cha mẹ hãy xem xét các yếu tố sau khi thấy bé ra mồ hôi nhiều:

  • Quần áo dầy khiến bé ra mồ hôi.
  • Ra trải giường, chăn của bé bị nặng.
  • Nhiệt độ phòng ngủ của bé quá nóng.

[key-takeaways title=”Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt xong bị toát mồ hôi?”]

Thuốc hạ sốt (ví dụ như ibuprofen) khiến trẻ giảm triệu chứng sốt bằng cách làm cho các mạch máu giãn ra để thoát nhiệt qua da. Chính cơ chế này khiến trẻ uống thuốc hạ sốt xong bị vã và toát mồ hôi.

[/key-takeaways]

4. Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt cần làm gì? Cách giúp trẻ nhanh hạ sốt

Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt chỉ làm giảm thân nhiệt của cơ thể, giúp trẻ bớt nóng, giảm khó chịu và mệt mỏi chứ không giúp trẻ hoàn toàn đỡ sốt. Vì thế, ngoài việc thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ, mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau để trẻ nhanh phục hồi. 

4.1 Cho trẻ nghỉ ngơi

Trẻ bị sốt sẽ rất mệt, do đó mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy nhiên, trẻ bị ốm vẫn có thể vận động nhẹ nên mẹ không cần ép buộc trẻ phải nằm im trong phòng. Sau 1 ngày trẻ hạ sốt, trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt, mẹ có thể cho con tham gia các hoạt động vui chơi khác bình thường.

4.2 Chăm sóc trẻ bị sốt

Sau đây là một số cách để bố mẹ chăm sóc khi trẻ bị sốt:

a. Cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo

Mẹ chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng, trắng để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt. Nếu mẹ làm đúng cách sẽ thấy trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt và con yêu nhanh hồi phục.

b. Cho bé uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt từ 38,5ºC trở lên.

Thuốc được chọn là acetaminophen (paracetamol) vì đây là thuốc hiệu quả nhanh, thường có tác dụng sau 30 phút uống và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều 10 – 15mg/kg/lần, ngày uống 4 lần nếu trẻ còn sốt.

c. Lau mát bằng nước ấm khi trẻ sốt cao trên 39-40ºC gây khó chịu

Trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ sốt hoặc trẻ đang co giật. Lau mát giúp trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt và giúp hạ sốt thường áp dụng cho trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, không áp dụng cho trẻ sơ sinh vì dễ gây mất nhiệt, hạ thân nhiệt.

  • Nước ấm giúp mạch máu dưới da giãn nở tốt để thải nhiệt.
  • Tránh dùng nước lạnh hay nước đá sẽ làm các mạch máu co lại không tỏa nhiệt được.

[key-takeaways title=””]

Mẹ dùng 4 khăn nhúng nước ấm, vắt hơi ướt, đắp 2 bên nách, 2 bên bẹn, một khăn khác đắp lau khắp người trẻ. Kiểm tra nhiệt độ trẻ mỗi 15 – 30 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ cơ thể bé dưới 38ºC.

[/key-takeaways]

[inline_article id=278976]

4.3 Bù nước cho trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt

sau sốt trẻ bị ra mồ hôi

Khi sốt cao hay khi trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt có thể gây mất nước, làm rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên cho bé dưới 6 tháng bú sữa mẹ và cho trẻ từ giai đoạn ăn dặm trở lên uống nhiều nước đun sôi hoặc bù nước điện giải bằng cách uống Oresol theo chỉ định từ bác sĩ. 

4.4 Những điều không nên làm

Cha mẹ lưu ý một số phương pháp CẦN TRÁNH khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt nhé:

  • Quấn kín trẻ.
  • Cạo gió, cắt lể.
  • Nặn chanh, đổ sả, đổ thuốc vào miệng trẻ khi trẻ sốt co giật vì gây sặc; tắc đường thở dẫn đến tử vong.

>>> Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường, cha mẹ xử lý kịp thời nhé!

5. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt

Ba mẹ có thể tự theo dõi và chăm sóc trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt tại nhà nếu nhận thấy cơ thể bé sau đó hạ sốt và có dấu hiệu hồi phục. Nếu bé có các biểu hiện sau đây, ba mẹ cần đưa trẻ tới ngay các bệnh viện gần nhất để bác sĩ khám và theo dõi:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt trên 38,5ºC.
  • Trẻ sốt cao từ 40ºC trở lên.
  • Trẻ tím tái, mất ý thức, li bì.
  • Trẻ trông rất yếu và mệt, ít đi tiểu.
  • Trẻ bị nôn ói, đi ngoài ra máu, nôn ra máu.
  • Trẻ bị co giật, hạ sốt hơn 24 giờ rồi sốt tái phát lại.
  • Trẻ biếng ăn, bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ kể cả nước.
  • Trẻ sốt kéo dài trên 72 giờ do bất kỳ nguyên nhân nào.
  • Trẻ sốt cao trên 38,5ºC và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt là tín hiệu đáng mừng nếu con hạ thân nhiệt và giảm sốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ ra nhiều mồ hôi sau sốt nhưng rồi sốt tái đi tái lại nhiều lần hoặc không có dấu hiệu hồi phục, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay. Mẹ cũng đừng quên những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt để luôn xử trí đúng hướng giúp con mau khỏi bệnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu? Cách chăm sóc trẻ bị sốt virus

Mẹ hãy nên tìm hiểu về căn bệnh sốt virus ở trẻ em này và xem nó kéo dài bao lâu để biết cách chăm sóc cũng như phòng ngừa cho con nhỏ nhé!

Để hiểu hơn sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu, mẹ cần biết sốt virus ở trẻ em là gì, những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

1. Sốt virus ở trẻ em là gì?

Sốt virus (sốt siêu vi) là tình trạng sốt do nhiễm virus. Virus là những siêu vi trùng cực nhỏ, dễ lây lan từ người này sang người khác.

Khi bé nhiễm virus như bị cảm lạnh hoặc cúm, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách hoạt động quá mức. Một phần của phản ứng này thường liên quan đến việc tăng nhiệt độ của cơ thể để bảo vệ cơ thể bé và làm cho virus ít thích nghi với cơ thể.

Khi thấy bé bị sốt virus, nhiều mẹ thường lo lắng sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu để theo dõi sức khỏe của bé tốt hơn.

2. Nguyên nhân gây ra sốt virus ở trẻ em

nguyên nhân

Hiện nay, có rất nhiều chủng loại virus gây nên bệnh sốt siêu vi này, trong đó có những loại tiêu biểu như Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus,… Tùy thuộc vào mỗi chủng loại mà sẽ gây ra những bệnh khác nhau. Mặc khác, tuy có nhiều chủng khác nhau nhưng triệu chứng bệnh thì khá tương đương. 

Hầu hết virus truyền từ người này sang người khác thông qua dịch được bắn ra khi nói chuyện, ho, hắt hơi, sổ mũi. Theo phương thức này, virus rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng.

Trẻ em thường bị lây nhiễm khi tiếp xúc với những người xung quanh như bạn bè, cô bảo mẫu hoặc cầm nắm đồ chơi hay những vật dụng ở nơi công cộng. Thêm vào đó trẻ có sức đề kháng yếu nên việc nhiễm sốt virus là việc dễ xảy ra.

3. Triệu chứng của sốt virus ở trẻ em

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu cũng phụ thuộc vào từng lần bé mắc bệnh, dài ngắn khác nhau, triệu chứng của sốt siêu vi diễn ra như thế nào. Các triệu chứng và biểu hiện của sốt siêu vi ở trẻ em gồm: 

 

  • Sốt cao
  • Đau nhức mình mẩy
  • Đau đầu
  • Viêm long đường hô hấp
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Nôn
  • Phát ban
  • Viêm kết mạc mắt
  • Viêm hạch

4. Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu

 

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu? Mẹ tìm hiểu thông tin dưới đây sẽ có câu trả lời.

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu cũng phụ thuộc vào loại virus gây bệnh gì.

Sốt virus có thể diễn tiến thành sốt xuất huyết, cũng có thể là viêm đường hô hấp, cảm cúm hay sốt phát ban, thậm chí là bệnh tay chân miệng.

Thường bác sĩ nhi khoa sẽ hẹn mẹ đưa bé đi khám bệnh lại mỗi ngày hay làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác trẻ bị bệnh gì. Nếu không tìm được nguyên nhân gây sốt, cũng như loại trừ các nguyên nhân do vi khuẩn, bác sĩ vẫn giữ nguyên chẩn đoán nhiễm virus (siêu vi) và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5-7 ngày.

5. Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu phụ thuộc vào cách điều trị sốt virus ở trẻ tại nhà

Sau khi biết sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu, mẹ có lẽ sẽ mong muốn tìm hiểu cách chăm sóc bé tại nhà để con nhanh khỏi bệnh.

Các bệnh do virus (siêu vi) gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Đối với sốt virus hay nhiễm virus ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

5.1 Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi

  • Cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng, trắng để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sốt cao từ 38,5ºC trở lên. Thuốc được chọn là acetaminophen (paracetamol) vì đây là thuốc hiệu quả nhanh, thường có tác dụng 30 phút và kéo dài từ 4-6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều 10–15 mg/kg/lần, ngày uống 4 lần nếu trẻ còn sốt.
  • Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào cách mẹ chăm sóc bé thế nào. Mẹ nên lau mát người bé bằng nước ấm khi trẻ sốt cao trên 39-40ºC, gây khó chịu trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ sốt hoặc trẻ đang co giật. Tránh dùng nước lạnh hay nước đá sẽ làm các mạch máu co lại không tỏa nhiệt được.
  • Kiểm tra nhiệt độ trẻ mỗi 15–30 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38ºC.

5.2 Bù nước

Sốt cao khiến bé dễ bị mất nước và gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên cho trẻ uống nhiều nước đun sôi hoặc bù nước điện giải cho bé theo chỉ định từ bác sĩ.

5.3 Chống bội nhiễm

 

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu? Khoảng 3-7 ngày. Song nếu mẹ không biết cách chăm sóc bé và để tình trạng này kéo dài, trở nặng hơn, trẻ sẽ bị bội nhiễm. Để phòng ngừa tình trạng này, mẹ nên thực hiện những điều dưới đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tắm bằng nước ấm, phòng kín. Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng Natrichlorua 0,9% để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.
  • Cách ly trẻ không cho đến trường (vì bệnh có thể gây thành dịch).
  • Giữ ấm cho trẻ.

5.4 Chế độ dinh dưỡng

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu

Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu cũng phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mẹ cho bé ăn. Nếu mẹ cho bé ăn đủ chất, ăn nhiều thực phẩm chứa viatmin C như cam, quýt, ớt chuông,… Thì trẻ sẽ được tăng cường sức đề kháng và mau khỏi bệnh. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng. 

5.5 Những điều không nên làm

  • Quấn kín trẻ
  • Kiêng ăn uống
  • Nặn chanh, đổ sả, đổ thuốc vào miệng trẻ khi trẻ đang co giật vì gây sặc, tắc đường thở dẫn đến tử vong
  • Cạo gió, cắt lể

6. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

 

Biết được sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu rất quan trọng. Bởi đây sẽ là một trong những yếu tố giúp mẹ biết có cần đưa con đến bệnh viện không:

  • Trẻ sốt cao trên 38,5ºC và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Sốt kèm co giật.
  • Trẻ biếng ăn, bỏ bú, nôn tất cả mọi thứ kể cả nước.
  •  Người tím tái, mất ý thức, li bì.
  • Sốt kèm xuất hiện chấm xuất huyết ở da, nổi mụn nước lòng bàn tay chân hoặc mụn nước ngứa toàn thân, phát ban hay kèm biểu hiện bất thường nào khác.

>> Để biết cách phòng ngừa sốt virus ở trẻ em, mẹ có thể tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốt siêu vi có tắm được không? Cách tắm đúng cho trẻ

Như vậy, mẹ đã biết sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu rồi phải không? Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp mẹ chăm sóc con tốt nhất để bé nhanh khỏi bệnh.

[inline_article id=170213]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày, những điều bố mẹ cần làm để không xảy ra điều đáng tiếc

trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày, mẹ phải xử lý sao cho đúng?

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng phổi cấp tính khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi các túi khí bên trong phổi chứa nhiều mủ và các chất dịch khác, khiến phổi gặp khó khăn trong việc trao đổi khí. Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày và cách chăm sóc bé ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé mẹ để có những biện pháp xử lý kịp thời cho bé. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày

Bệnh viêm phế quản ở trẻ thông thường do virus influenza gây ra. Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi là nhóm tuổi dễ mắc căn bệnh này nhất. Virus influenza có ở trong không khí hoặc bám vào các bề mặt mà trẻ hay tiếp xúc, thậm chí bám lên đồ chơi của trẻ. Không chỉ virus là tác nhân gây ra bệnh mà vi khuẩn có trong khói thuốc lá hay khói bụi ở bên ngoài cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản. 

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày là dấu hiệu của việc cơ thể bé phát nhiệt để chống lại những virus đang gây bệnh. Tuy nhiên, sau 3-5 ngày, nếu trẻ vẫn tiếp tục bị sốt sẽ rất nguy hiểm vì bệnh có thể chuyển thành các biến chứng nghiêm trọng. Một số nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày bao gồm:

– Vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh: Trẻ được bố mẹ cho dùng thuốc kháng sinh không đều hoặc dùng thuốc tùy tiện khiến cho vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh (hay còn gọi là nhờn thuốc).

– Viêm phế quản bội nhiễm: Bên cạnh bệnh viêm phế quản ban đầu, trẻ còn nhiễm thêm vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng đường hô hấp khác. Hiện tượng này khiến trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày. 

– Mắc bệnh cùng lúc với các bệnh nhiễm trùng khác: Trẻ bị nhiễm thêm các bệnh khác như viêm họng, viêm xoang, lao phổi.

– Không chữa trị kịp thời: Bố mẹ chủ quan không dẫn trẻ đi khám bệnh sớm và không có biện pháp điều trị đúng cách.  

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có nguy hiểm không?

trẻ sốt, bỏ ăn, quấy khóc

Sốt là một trong những biển hiện của bệnh viêm phế quản. Trẻ sẽ ngưng sốt sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày không dứt. Tình trạng này có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Nếu sau thời gian trên bé vẫn không hết sốt thì bố mẹ cần có những biện pháp kịp thời để ngăn những biến chứng xảy ra.

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có thể gây ra những tình trạng như mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc. Không những thế, cơn sốt kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể trẻ bị mất nước và có thể dẫn đến hiện tượng co giật nhẹ. Nếu bé bị co giật thì bố mẹ ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và tiến hành các biện pháp chữa trị kịp thời. 

[inline_article id=276793]

Những triệu chứng khác của viêm phế quản ở trẻ em

Mẹ cần nhận biết dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ em từ sớm để hạn chế tình trạng trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày.

Dấu hiệu rõ ràng nhất khi trẻ bị viêm phế quản là ho kéo dài cả tuần, đau rát họng, có đờm và khó thở. Khi tình trạng kéo dài tới tuần thứ hai thì khả năng cao là bé đã bị viêm phế quản. Biểu hiện của trẻ bị viêm phế quản được chia ra thành 3 giai đoạn. Tùy theo mỗi giai đoạn mà bố mẹ cần có những biện pháp chữa trị hợp lý cho bé.

– Giai đoạn khởi phát: Bé sẽ có những triệu chứng như viêm đường hô hấp trên, sốt nhẹ, ho khan, hắt hơi và sổ mũi. 

– Giai đoạn phát bệnh: Bé sốt nặng hơn, khó thở, thở khò khè hoặc thở bằng miệng. Thậm chí, da của trẻ sẽ tím tái, xanh xao. Tình trạng rối loạn tiêu hóa nhẹ có thể xuất hiện.

– Giai đoạn nguy hiểm: Sốt cao trên 39ºC và sốt liên tục. Chân tay trẻ yếu, mệt mỏi, da khô và chảy mồ hôi. Trẻ sẽ bỏ ăn và khó thở. Da bé trở nên xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái. Trẻ hay bị nôn và tiêu chảy. Tình trạng có thể nghiêm trọng hơn khi trẻ nằm li bì, hôn mê và có những cơn co giật. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh, vì vậy bố mẹ cần phải đưa bé đến trung tâm y tế trước khi trẻ có những biểu hiện nặng hơn.

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày thì phải làm sao?

Trẻ bị viêm phế quản thì phải làm sao?

Nếu nhận thấy bé có dấu hiệu bị viêm phế quản, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện thăm khám. Bên cạnh điều trị theo phác đồ từ bác sĩ, bố mẹ cần theo dõi bé và nên có một vài biện pháp như:

– Giữ ấm cho trẻ, tránh để viêm phế quản tiến triển sang viêm phổi bằng cách cho trẻ uống nước ấm thường xuyên. Điều này cũng giúp trẻ hạ sốt và giảm tình trạng hô hấp bị tắc nghẽn. 

– Bố mẹ vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mũi mỗi ngày.

– Chườm ấm toàn thân cho trẻ để hạ sốt. Theo dõi nhiệt độ và chườm ấm đúng cách có thể hạ được nhiệt độ cơ thể của bé. Đồng thời, bố mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

– Bố mẹ cũng lưu ý không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh. Vì nếu viêm phế quản của trẻ do virus gây ra thì kháng sinh không có tác dụng điều trị. 

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày sẽ nhanh khỏi bệnh sớm nếu bố mẹ phát hiện bệnh sớm và thực hiện điều trị đúng cách.

Vậy chăm sóc trẻ bị viêm phế quản như thế nào là đúng cách? Chế độ ăn uống trong lúc trẻ bị viêm phế quản rất quan trọng. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý một số món ăn cần bổ sung cho bé cũng như cần hạn chế một số món khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn.

Những thực phẩm mà bố mẹ cần bổ sung cho trẻ khi bị viêm phế quản bao gồm:

– Những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa như: ngũ cốc, trứng gà, sữa, sữa chua.

– Các loại rau xanh và hoa quả chứa nhiều khoáng chất và vitamin như: rau cải, bí ngô, cà rốt.

– Bố mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhạt bởi thức ăn nhiều muối có thể làm tăng triệu chứng viêm.

– Cho bé ăn thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt như: cháo, súp, canh.

– Đừng quên cho trẻ uống thật nhiều nước. Có thể thay bằng các loại nước trái cây hay nước bù điện giải để cơ thể bé không bị mất nước và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

– Có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày nếu trẻ chán ăn, mệt mỏi.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày thì không nên ăn:

– Những đồ ăn ngọt như bánh ngọt hay nước uống có ga.

– Tránh ăn đồ ăn nhanh hay thực phẩm chiên rán nhiều dầu.

– Các món ăn mặn, có hàm lượng muối cao. Bởi lượng muối thừa sẽ khiến cơ thể tích trữ nước nhiều hơn, từ đó tạo nên chất nhầy ở phế quản, khiến bé cảm thấy khó chịu.

– Không ăn những đồ ăn cay nóng như ớt, gừng, tiêu

– Bố mẹ cũng nên nhớ đừng cho bé ăn những loại trái cây chua và chát như: khế, xoài, mận.

– Đồ ăn đóng hộp và chế biến sẵn cũng nên hạn chế sử dụng khi bé bị viêm phế quản. 

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ

– Luôn giữ ấm cho cơ thể của bé, đặc biệt là vào mùa lạnh.

– Giữ cho môi trường sống của gia đình luôn sạch sẽ, thường xuyên lau chùi nhà cửa và thay chăn ga nệm mỗi tuần.

– Đối với trẻ bị dị ứng lông chó mèo, phấn hoa hay bụi thì nên hạn chế để bé tiếp xúc với những tác nhân trên. Đặc biệt, cũng cần hạn chế để bé tiếp xúc khói bụi hay khói thuốc lá ngoài đường.

– Thiết lập chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.

– Nên chủ động cách ly với người lớn hoặc trẻ nhỏ khác đang có bệnh về đường hô hấp.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, phải làm sao? Xem ngay để biết cách xử lý mẹ nhé

Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có thể gặp nguy hiểm nếu các mẹ không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để giúp trẻ có sức khỏe tốt và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh các mẹ nhé.

Thu Sương

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Bé bị cảm lạnh uống thuốc gì?

bé bị cảm lạnh uống thuốc gì
Mẹ có biết bé bị cảm lạnh uống thuốc gì không?

Theo chuyên gia, nhiều trẻ có thể bị cảm lạnh từ 6-8 lần trong hai năm đầu đời. Đó là bởi vì hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu ớt chứ không hẳn vì mẹ không giữ ấm cho trẻ. 

Tuy cảm lạnh ở trẻ em là một bệnh thường gặp, hầu như không nghiêm trọng nhưng nếu không biết cách chăm sóc trẻ trong thời gian mắc bệnh, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, nhiễm trùng tai, viêm tiểu phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi… 

Vì vậy, thay vì tìm kiếm thông tin bé bị cảm lạnh uống thuốc gì, tốt nhất mẹ hãy tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí khi bé bị cảm lạnh sổ mũi. 

chữa cảm lạnh cho bé

Nguyên nhân gây cảm lạnh

Cảm lạnh, còn được gọi là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh do virus gây ra. Những virus này lây lan qua tiếp xúc da kề da, qua giọt bắn ho, hắt hơi hoặc sờ, chạm vào đồ vật dính virus như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang…

Hiện có hơn 200 loại virus được biết đến là nguyên nhân gây ra cảm lạnh, điều này cũng giải thích tại sao trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm.

Mặc dù những cơn cảm lạnh thường xuyên này gây khó chịu cho mũi của bé nhưng nhìn chung là vô hại, thậm chí còn có lợi cho trẻ trong việc tạo ra kháng thể để củng cố hệ miễn dịch. Nhờ đó, giúp trẻ ít mắc các bệnh nhiễm khuẩn sau này. Vì vậy, khi con chớm bệnh, mẹ không cần phải cuống lên bé bị cảm lạnh uống thuốc gì.

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

May mắn là hầu hết các triệu chứng trẻ bị cảm sốt đều không nghiêm trọng tuy có thể làm bé khó chịu. Do vậy, mẹ không cần phải quá lo lắng việc bé bị cảm lạnh uống thuốc gì.

Sau đây là các dấu hiệu mắc bệnh ở  bé.

  • Chảy nước mũi (lúc đầu nước mũi trắng đục, sau đó có thể chuyển sang màu vàng hoặc xanh).
  • Nghẹt mũi.
  • Hắt hơi.
  • Đôi khi có kèm theo sốt nhẹ.
  • Ho khan (có thể ho nhiều vào ban đêm và càng gần về cuối đợt cảm lạnh).
  • Đau hoặc ngứa cổ họng.
  • Mệt mỏi, cáu kỉnh.
  • Mất cảm giác ngon miệng (nên trẻ không hứng thú với ăn uống).

Cảm lạnh ở trẻ kéo dài bao lâu?

Cảm lạnh thông thường kéo dài từ 7-10 ngày (ngày thứ 3 thường là ngày tồi tệ nhất) và thường sẽ tự khỏi, mặc dù sau đó bé vẫn còn ho kéo dài thêm ít ngày.

Thời gian ủ bệnh từ 1-4 ngày. Bệnh thường dễ lây lan nhất vào thời gian 1-2 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện. 

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Bé bị cảm lạnh uống thuốc gì?

Khi bé bị cảm sốt, nhìn con sụt sịt, nghẹt mũi, ho, quấy khóc mẹ không yên lòng. Đó là lý do nhiều mẹ muốn biết chữa cảm lạnh cho bé như thế nào, bé bị cảm lạnh uống thuốc gì để mua ngay cho con uống.

Tuy nhiên, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), những loại thuốc ho và cảm lạnh không kê đơn có thể gây hại cho trẻ vì không có khuyến cáo rõ ràng liều lượng, nguy cơ độc tính. Đáng nói, thuốc có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là khi có chứa pseudoephedrine thông mũi. 

Tốt nhất, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng khi trẻ bị cảm lạnh, tránh tìm hiểu bé bị cảm lạnh uống thuốc gì rồi tự ý “kê đơn” cho con.

Cách chữa cảm lạnh cho bé

Dù chữa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh hay trẻ lớn hơn thì cũng không ngoài những cách sau.

– Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và hút mũi

Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ chưa biết cách xì mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút dịch mũi, giúp con dễ thở hơn sau khi đã nhỏ nước muối cho bé. Sau hút mũi, nhỏ nước muối lại một lần nữa, lau sạch mũi.

Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và hút mũi

– Tăng độ ẩm trong phòng

Sử dụng máy phun sương tạo ẩm trong phòng của bé. Không khí ẩm có thể làm giảm tắc nghẽn và giúp bé thở dễ dàng hơn.

– Bổ sung chất lỏng, ăn uống đủ chất

Cho bé uống nhiều nước để bổ sung lượng nước mất đi do sốt, sổ mũi. Với trẻ còn bú mẹ thì tăng cường cho con bú là tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ có thể học cách nấu súp gà chữa cảm ho cho bé hoặc bổ sung dưỡng chất cho bé theo thực đơn cho trẻ bị cảm, ho

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé vượt qua cơn cảm lạnh dễ dàng hơn. Vì vậy, mẹ không cần quan tâm bé bị cảm lạnh uống thuốc gì.

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt 

Mẹ hãy cho bé uống thuốc nếu nhiệt độ sốt trên 38,5ºC và uống theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Cách phòng ngừa cảm lạnh cho bé

– Người lớn chăm sóc bé nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà bông hoặc dung dịch sát khuẩn.

– Tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, hắt hơi phải che miệng.

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời. Với trẻ lớn hơn, cho trẻ ăn chín uống sôi, thực đơn ăn uống cân bằng đảm bảo đủ các nhóm thực phẩm, nhất là vitamin từ trái cây rau củ.

– Cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ các mũi.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

– Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ cho không gian thông thoáng, có ánh nắng chiếu vào càng tốt vì sẽ giúp diệt khuẩn.

[inline_article id=4446]

Khi nào thì cho trẻ đi gặp bác sĩ?

Khi nào thì cho trẻ đi gặp bác sĩ?

Khi con bệnh, mẹ không cần phải lo nghĩ bé bị cảm lạnh uống thuốc gì, hãy cho trẻ đi khám bệnh nếu bé có một số triệu chứng sau.

– Bỏ ăn, bú kém.

– Sốt từ 38ºC với trẻ dưới 3 tháng.

– Sốt từ 39 độ với trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi.

– Ho ngày càng nặng hoặc kéo dài trong khi các triệu chứng khác biến mất.

– Thở nhanh, tím tái, hôn mê.

– Có dịch mũi màu vàng xanh, có mùi hôi từ mũi, miệng.

– Có hạch sưng ở cổ.

– Các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ chăm bé tốt hơn khi bé bị cảm lạnh mà không cần phải tìm hiểu bé bị cảm lạnh uống thuốc gì.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ sốt cao 40 độ có nguy hiểm không và bao nhiêu độ cần uống thuốc?

Sốt là một phần quan trọng trong quá trình bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nhưng trẻ sốt cao 40 độ lại gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng. Do đó, dù trẻ sốt nhẹ hay trẻ sốt cao 40 độ thì cũng cần được mẹ theo dõi chặt chẽ. 

Nguyên nhân gây sốt ở trẻ

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều có thể gây sốt, thậm chí làm trẻ sốt cao 40 độ hoặc hơn.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt và hướng dẫn chăm sóc con

Những trường hợp cần đưa trẻ đi đến cơ sở y tế

Trẻ sốt 40 độ có nguy hiểm không?

Khi trẻ sốt trên 40 độ được cho là rất nguy hiểm vì thân nhiệt đang ở mức rất cao, có thể khiến trẻ bị co giật và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ cao hơn người lớn từ 0.5 – 1 độ; tức là thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ từ 36.5 – 37.5 độ C.

Khi thân nhiệt của trẻ cao hơn 37.5 độ C thì được cho là đang bị sốt. Nếu thân nhiệt của trẻ càng tăng cao thì mức độ nguy hiểm cũng sẽ tăng cao. Cụ thể:Thân nhiệt dao động 37.5 – 38.5 độ C: Trẻ sốt nhẹ.

  • Thân nhiệt dao động 38.5 – 39 độ C: Trẻ sốt vừa.
  • Thân nhiệt dao động 39 – 40 độ C: Trẻ sốt cao và ở nguy hiểm cho sức khoẻ.
  • Thân nhiệt trên 40 độ C: Trẻ sốt rất cao và cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ.

Do đó, khi trẻ sốt 40 độ điều quan trọng là phụ huynh cần phải đo chính xác thân nhiệt của trẻ. Nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử là hai loại nhiệt kế được dùng để đo nhiệt độ ở vùng nách, miệng, trán và hậu môn. Tuy nhiên, nhiệt độ ở mỗi khu vực sẽ có thay đổi khác nhau và nhiệt độ cao nhất là ở hậu môn. Vì thế, nếu bố mẹ  đo nhiệt độ ở nách trên 38 độ tức là trẻ đã bị sốt.

Làm gì khi trẻ sốt cao 40 độ?

1. Cách bố mẹ chăm sóc trẻ bị sốt

Khi trẻ sốt cao 40 độ, mẹ cần làm những việc sau:

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt (đúng liều lượng như khuyến nghị).
  • Bù nước cho trẻ là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ đơn giản, hiệu quả
  • Nhanh chóng hạ nhiệt bằng cách cho trẻ tắm nước ấm hoặc lau mát cho trẻ là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ tiếp theo. Điều này chỉ có hiệu quả sau khi dùng thuốc, nếu không, có thể trẻ sốt cao trở lại.
  • Không tắm nước lạnh, chườm đá hoặc cồn. Những chất này làm mát da nhưng thường khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn do gây rùng mình, làm tăng nhiệt độ cơ thể. 
  • Không đắp chăn khi trẻ bị sốt ớn lạnh. Việc ủ ấm khiến cơ thể khó thoát nhiệt làm gia tăng tình trạng sốt và sốt kéo dài. Mặt khác, càng đắp chăn thân nhiệt càng cao khiến trẻ càng lạnh thêm. 

>>>Mẹ có thể quan tâm: Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

2. Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ sốt cao liên tục 40 độ

Nếu con quấy khóc hoặc khó chịu, bố mẹ có thể sử dụng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen dựa trên khuyến nghị về độ tuổi hoặc cân nặng của gói thuốc và được bác sĩ hướng dẫn. Bố mẹ không bao giờ cho trẻ uống aspirin (nếu không được bác sĩ chỉ định) do có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.

Nếu bố mẹ không biết liều lượng khuyến cáo hoặc con dưới 2 tuổi, hãy gọi cho bác sĩ để biết nên cho trẻ sốt cao liên tục 40 độ uống như thế nào.

Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì? Có nên uống thuốc không? Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không được cho uống bất kỳ loại thuốc nào để hạ sốt khi chưa được bác sĩ chỉ định. Nếu con có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy hỏi bác sĩ để xem loại thuốc nào là tốt nhất để sử dụng. Hãy nhớ rằng thuốc hạ sốt có thể tạm thời làm hạ nhiệt độ; nhưng thường sẽ không làm cho nhiệt độ trở lại bình thường ngay tức thì; và nó sẽ không điều trị được lý do cơ bản gây ra cơn sốt.

>>>Mẹ có thể quan tâm: Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh dùng khi nào? TOP 6 loại thuốc cho bé

3. Nên cho trẻ sốt cao 40 độ ăn gì?

Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt?

Mẹ nên làm gì khi trẻ sốt cao 40 độ? Đáp án là nên cho trẻ sốt cao 40 độ ăn các thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa như cháo, ngũ cốc, sữa… Trẻ cũng có thể ăn được một số loại trái cây như chuối, đu đủ, cam…Bên cạnh đó, cần bổ sung thực phẩm giàu đạm, ít béo và không cay.

Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là cách hạ sốt cho trẻ 40 độ. Theo đó, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn để việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Khi trẻ sốt, nhất là với trẻ sốt cao 40 độ, bé có thể mệt không muốn ăn. Khi đó, mẹ không nên ép trẻ ăn.

>>>Mẹ có thể quan tâm: Trẻ bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, uống gì để nhanh khỏi bệnh?

4. Làm gì khi trẻ sốt cao 40 độ? Hãy nhẹ nhàng với trẻ 

Mẹ cần đảm bảo rằng con được nghỉ ngơi nhiều. Nằm trên giường cả ngày là không cần thiết, nhưng một đứa trẻ bị sốt cần thư giãn.

Tốt nhất, mẹ không nên để trẻ bị sốt đến trường hoặc nhà trẻ. Hầu hết các bác sĩ cảm thấy rằng bé có thể an toàn để đi học khi nhiệt độ bình thường trong 24 giờ liên tục.

Không nên làm gì trẻ sốt cao 40 độ?

Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì đã rõ, vậy còn những điều không nên làm là gì mẹ đã biết chưa? Sau đây là hướng dẫn của Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (National Health Service – NHS) về những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ sốt cao 40 độ:

  • Không cởi quần áo của con hoặc dùng miếng bọt biển để làm mát trẻ; nhiệt độ cao là một phản ứng tự nhiên và lành mạnh đối với nhiễm trùng.
  • Không che chắn bé bằng nhiều quần áo hoặc chăn.
  • Không cho trẻ em dưới 16 tuổi uống aspirin.
  • Không kết hợp thuốc ibuprofen và paracetamol, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Không cho trẻ dưới 2 tháng dùng paracetamol.
  • Không cho trẻ dưới 3 tháng hoặc dưới 5kg dùng ibuprofen.
  • Không cho trẻ em bị hen suyễn ibuprofen.

Một số câu hỏi thường gặp khi chăm sóc trẻ sốt cao 40 độ

1. Trẻ em sốt cao 40 độ có bị tổn thương não?

Tổn thương não do sốt nói chung sẽ không xảy ra trừ khi sốt trên 42ºC. Những cơn sốt do nhiễm trùng sẽ hiếm khi vượt quá 40,6ºC ngoại trừ trẻ mặc quần áo quá dày hoặc ở nơi quá nóng, cơ thể không thể giải nhiệt. 

Vì vậy, để tránh nhiệt độ tăng quá cao gây nguy hiểm cho bé, mẹ cần kết hợp giải nhiệt và cho bé uống thuốc hạ sốt. Nhưng mẹ nhớ chỉ cho bé uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ của bé trên 38,5ºC.

2. Trẻ sốt cao 40 độ có bị co giật?

Co giật do sốt xảy ra ở một số trẻ em không phân biệt sốt nhẹ hay sốt cao. Song trẻ em sốt cao trên 40ºC sẽ tăng nguy cơ co giật. Điều đặc biệt là co giật do sốt thường gặp ở trẻ dưới sáu tuổi; nhưng bố mẹ cần theo dõi sát để cho bé đi khám bệnh kịp thời.

Hầu hết các cơn co giật do sốt kết thúc nhanh và không là nguyên nhân gây động kinh ở trẻ. Sốt co giật hiếm khi gây ra bất kỳ tác hại vĩnh viễn nào trừ khi trẻ bị viêm màng não, viêm não hoặc có tổn thương não từ trước.

Trẻ em sốt cao 40 độ có bị tổn thương não?

3. Trẻ mọc răng sốt cao 40 độ có sao không?

Trước khi tìm hiểu trẻ mọc răng sốt cao 40 độ có sao không, mẹ cần hiểu sốt mọc răng là gì.

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi: Sốt từ 38ºC trở lên.
  • Trẻ lớn hơn: Sốt từ 38,4ºC trở lên.

Mẹ lưu ý rằng, khi sốt mọc răng, nhiệt độ thường không quá cao. Do đó, nếu trẻ mọc răng sốt cao 40 độ kèm các triệu chứng lạ như khóc nhiều không rõ lý do, nôn mửa và tiêu chảy, mệt mỏi, ngủ li bì, bố mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc hạ sốt hay đau bụng mà nên đưa con đi khám ngay.

Khi nào cần đưa trẻ sốt cao 40 độ không hạ đến gặp bác sĩ?

Trẻ sốt cao 40 độ không hạ làm tâm trí bố mẹ cực kỳ lo lắng và rối bời. Mặc dù sốt báo hiệu rằng một trận chiến có thể đang diễn ra bên trong cơ thể, nhưng sốt là nhằm chiến đấu chống tác nhân gây bệnh chứ không phải chống lại cơ thể. Sau đây là những trường hợp trẻ sốt cao 40 độ không hạ, bố mẹ cần đưa con đến thăm khám bác sĩ:

>>>Mẹ có thể quan tâm: Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Tóm lại, khi trẻ sốt cao, đặc biệt là với trẻ sốt cao 40 độ, mẹ cần giữ bình tĩnh và xử trí như hướng dẫn. Nếu sau khi đã áp dụng cách xử lý khi trẻ bị sốt mà tình hình không cải thiện thì mẹ cần cho con đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không, 2 loại sốt co giật mẹ cần biết để có hướng xử trí

sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không
Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không là điều mẹ có con nhỏ cần biết.

Sốt co giật là tình trạng co giật xảy ra ở trẻ bị sốt.

Co giật do sốt có thể xảy ra ở trẻ 5 tuổi trở xuống, thường gặp nhất là trong độ tuổi từ 12 đến 18 tháng. Nhiệt độ sốt dẫn đến co giật dao động trong khoảng 39-40ºC hoặc thậm chí cao hơn. 

Đề biết sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không, mẹ cần biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Nguyên nhân sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không phụ thuộc vào 3 nguyên nhân chính khiến bé sốt co giật:

– Sốt co giật xảy ra do trẻ nhiễm virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. 

– Sốt co giật có thể xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi trẻ được tiêm ngừa các bệnh sởi, quai bị và rubella. Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu do nguyên nhân tiêm phòng. 

– Một nguyên nhân khác đến từ yếu tố di truyền, tức trong gia đình có người từng bị co giật do sốt lúc nhỏ. 

Co giật do sốt thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu khởi phát sốt, không hẳn đến từ việc nhiệt độ cơ thể quá cao mà do quá trình tăng nhanh nhiệt độ ban đầu. 

>>> Bạn có thề tìm hiểu thêm: Sốt nhiễm trùng ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Phân biệt sốt co giật ở trẻ em

Phân biệt sốt co giật ở trẻ em

Sốt co giật ở trẻ em thường có các đặc điểm chung sau:

– Mất ý thức tạm thời.

– Xuất hiện cơn co cứng, tay chân co giật liên hồi.

– Ở một số trẻ có biểu hiện nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn ngược, trắng dã.

– Mệt mỏi sau co giật.

Sốt co giật chia thành 2 loại là thể đơn giản và thể phức tạp. Trong đó, các cơn co giật do sốt ở thể đơn giản thường phổ biến hơn.

So sánh sốt co giật thể đơn giản và thể phức tạp

1. Sốt co giật thể đơn giản

– Không bị yếu tay, chân sau co giật.

– Co giật thường kéo dài dưới 2 phút và tối đa không quá 15 phút. 

– Chỉ xảy ra một lần trong khoảng thời gian 24 giờ.

Sốt co giật ở thể đơn giản thường lành tính, không gây rối loạn tri giác và không để lại di chứng về thần kinh. Hơn nữa, những trẻ từng bị sốt co giật thể đơn giản vẫn thông minh như những trẻ chưa từng sốt co giật.

2. Sốt co giật thể phức tạp

– Có thể yếu tạm thời ở tay, chân hoặc liệt chi sau co giật.

– Thời gian co giật kéo dài hơn 15 phút. 

– Tái phát trong vòng 24 giờ.

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Đa số các trường hợp sốt co giật thể phức tạp đều liên quan đến các bệnh lý thần kinh sẵn có nên không thể xem nhẹ.

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não hay mức độ nguy hiểm thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật. 

Vì vậy, sau sốt co giật, mẹ cần cho trẻ đi khám để loại trừ khả năng trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng nặng như viêm màng não, viêm não… 

Một số dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sốt co giật

Để biết sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không còn căn cứ vào một số dấu hiệu ở trẻ. Nếu trẻ có các biểu hiện sau thì cho thấy trẻ cần nhập viện gấp:

– Cứng cổ.

– Nôn mửa.

– Khó thở.

– Ngủ li bì, lờ đờ, rối loạn ý thức kéo dài sau cơn co giật.

Trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không?

Một câu hỏi nhiều mẹ hay thắc mắc là trẻ bị sốt co giật có ảnh hưởng đến não không.

Các nghiên cứu cho thấy đa số các trường hợp sốt co giật không ảnh hưởng đến não trẻ ngoại trừ trẻ mắc các bệnh viêm não, viêm màng não hay các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra, việc sơ cứu sai cách khi trẻ sốt co giật, dẫn đến trẻ bị sặc, ngạt thở gây thiếu oxy não cũng là nguyên nhân gây tổn thương não. Thực tế cho thấy thiếu oxy não kéo dài vài phút cũng đủ làm các tế bào não tổn thương vĩnh viễn, không có cơ may hồi phục.

Trẻ sốt cao co giật có nguy cơ mắc bệnh động kinh không?

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không? Không phải trẻ cứ sốt cao co giật là sẽ chuyển sang di chứng động kinh.

Nguy cơ động kinh sau sốt co giật rất thấp, tỷ lệ 2-5%, thường rơi vào nhóm trẻ tiền sử gia đình có người bị động kinh, trẻ bị sốt co giật thể phức tạp do bất thường về thần kinh.

[inline_article id=276649]

Chăm sóc trẻ bị sốt cao co giật

Khi trẻ bị sốt co giật, mẹ cần giữ bình tĩnh và làm theo hướng dẫn sau:

– Di dời trẻ tránh xa khu vực nguy hiểm có vật sắc, nhọn hay điện, nước sôi…

– Đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên một mặt phẳng để các chất dịch chảy ra ngoài, tránh trào ngược dịch vào phổi gây ngạt, tắc đường thở, đe dọa tính mạng.

– Nới lỏng quần áo trẻ.

– Không cố gắng kìm giữ trẻ để kiểm soát cơn co giật.

– Hạ nhiệt gấp cho trẻ bằng cách lau mát, nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn (liều dùng như quy định).

– Mẹ không nên đặt bất kỳ vật gì vào miệng trẻ để ngăn con cắn vào lưỡi vì có thể gây tổn thương cho trẻ. Mẹ đừng lo trẻ cắn phải lưỡi khi lên cơn co giật vì khi đó, lưỡi của trẻ thường thụt vào trong nên hầu như khả năng này rất khó xảy ra. 

– Không cho trẻ uống bất kỳ thứ gì, không vắt chanh vào miệng trẻ theo kinh nghiệm dân gian để tránh làm trẻ sặc, ngạt thở.

– Nếu cơn giật kéo dài quá 5 phút thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, cắt cơn co giật cho trẻ.

Chăm sóc trẻ bị sốt cao co giật

Có thể nói, nếu mẹ chưa biết gì về sốt co giật hoặc không rõ sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không thì chắc chắn mẹ sẽ rất lúng túng và lo sợ. Vì vậy, việc tìm hiểu kiến thức về bệnh tật ở trẻ nhỏ trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là vô cùng cần thiết.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có phải mắc bệnh động kinh?

trẻ em bị co giật nhưng không sốt
Hãy cùng tìm hiểu tại sao tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt nguy hiểm với trẻ.

trẻ em bị co giật nhưng không sốt hay co giật do sốt đều gây lo lắng cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ sẽ bất ngờ khi biết điều này. 

Co giật do sốt

Co giật do sốt thường là co giật lành tính, hay xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi và ít khi để lại di chứng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

Nguy cơ tái phát co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ có yếu tố gia đình (người thân trong gia đình bị co giật do sốt), trẻ nhỏ hơn 18 tháng và trẻ đã từng bị co giật ở nhiệt độ sốt không quá cao trước đây.

Không phải cứ co giật do sốt là sẽ phát triển thành bệnh động kinh. Nhưng nghiên cứu cho thấy những trẻ bị co giật do sốt một vài lần có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao hơn trẻ không bị co giật do sốt. Tỷ lệ bệnh động kinh phát triển ở trẻ bị co giật do sốt vào khoảng 2-4%. 

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt phần lớn thường đến từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương.

– Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não

– Trẻ chấn thương đầu do té, ngã, va đập.

– Trẻ thiếu oxy trước hoặc trong khi sinh.

– Trẻ có khối u hoặc u nang trong não.

– Trẻ bị rối loạn phát triển, mắc các bệnh lý như tự kỷ, u sợi thần kinh.

– Trẻ nhiễm trùng từ trong bào thai.

Mẹ dinh dưỡng kém khi mang thai.

– Do di truyền, trong gia đình có người bị co giật.

Ngoài ra, trẻ em bị co giật nhưng không sốt còn do rối loạn chuyển hóa như hạ canxi máu, bệnh phenylketo niệu, vàng da, rối loạn glucose máu, thiếu vitamin B6

Tuy nhiên, mẹ cần nhớ nếu hiện tượng co giật lặp đi lặp lại thì cần nghĩ đến khả năng trẻ mắc bệnh động kinh.

Bệnh động kinh là gì?

Thuật ngữ động kinh được sử dụng để mô tả các cơn co giật xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian mà không liên quan đến bệnh cấp tính (như sốt) hoặc chấn thương não cấp tính. 

Chẩn đoán bằng điện não đồ, chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp xác định chính xác bé có bị động kinh hay không, nguyên nhân của tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt.

Có đến 70% trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân. 

Co giật do sốt

Một số dấu hiệu của bệnh động kinh

– Lú lẫn, mất ý thức tạm thời.

– Các chi co giật không kiểm soát.

– Nhìn chằm chằm vào khoảng không.

– Ngã quỵ xuống.

– Lo lắng, sợ hãi một cách thái quá.

Bệnh động kinh có chữa khỏi không?

Thực tế cho thấy việc điều trị kiên trì, không bỏ cuộc đã giúp 60% bệnh nhi khỏi bệnh. 

[inline_article id=224809]

Làm gì khi trẻ bị co giật nhưng không sốt?

Khi trẻ em bị co giật nhưng không sốt, người lớn cần giữ bình tĩnh và làm theo các bước sau:

– Đặt bé nằm ở nơi rộng rãi, thông thoáng, nới lỏng quần áo.

– Cho trẻ nghiêng sang một bên để nước bọt, dãi nhớt trong miệng trẻ chảy ra tránh tắc nghẽn đường thở.

– Không kìm giữ tay chân trẻ vì có thể gây tổn thương bé.

– Không vắt chanh vào miệng trẻ vì có thể gây ngạt đường thở.

– Ghi nhớ đặc điểm của cơn co giật như thời gian, biểu hiện co giật để cung cấp thông tin cho bác sĩ điều trị. 

– Thường thì sau 2-4 phút, cơn co giật sẽ hết. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc trẻ bất tỉnh, rối loạn nhịp thở… thì cần cho trẻ nhập viện cấp cứu.

Cách chăm sóc trẻ bị động kinh

Để giảm đi tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt cũng như thuận lợi hơn cho quá trình trị bệnh động kinh, cha mẹ nên thực hiện những việc sau:

– Cha mẹ, người thân hãy giữ cho tâm lý trẻ cân bằng bằng cách luôn tạo môi trường vui vẻ, tích cực, tránh la hét, giận dữ làm trẻ lo sợ, buồn chán, dễ bị kích động khiến bệnh tái phát nghiêm trọng hơn.

– Cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng như chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ uống thuốc đều đặn thì con vẫn có thể phát triển bình thường. Trái lại, việc uống thuốc gián đoạn sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị.

– Thực đơn giàu chất béo tốt, vitamin và khoáng chất (vitamin D, B6, axit folic, omega-3, canxi, magie, taurin…), hạn chế tinh bột và dùng vừa phải protein sẽ giúp cải thiện các cơn co giật hoặc chấm dứt hẳn bệnh. Nghiên cứu cho thấy 16% trẻ em ăn chế độ Keto đã khỏi bệnh động kinh.

Cách chăm sóc trẻ bị động kinh

– Luôn để mắt đến trẻ, tránh để trẻ một mình trong môi trường thiếu an toàn như gần hồ, sông, suối… Trong nhà không nên để các vật dụng có cạnh sắc nhọn, không để trẻ tắm mà không có người lớn ở nhà, tránh cho trẻ ngủ giường tầng…

– Thông báo cho nhà trường tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt cũng như bệnh động kinh ở trẻ.

– Cho trẻ đội nón bảo hiểm khi ra ngoài, đề phòng trẻ lên cơn co giật, té ngã ảnh hưởng đến vùng đầu, nguy hiểm đến tính mạng hoặc làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, tình trạng trẻ em bị co giật nhưng không sốt khá nguy hiểm, cho thấy trẻ có thể mắc bệnh động kinh. Nếu thấy trẻ có biểu hiện co giật, mẹ nên nhanh chóng cho bé đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé.

Hương Lê