Dùa trẻ bị viêm amidan cấp hay mạn tính, các bác sĩ luôn dành lời khuyên bạn theo dõi triệu chứng của trẻ trong một năm trước khi đưa ra quyết định cắt cửa ngõ cuống họng này. Trẻ bị viêm amidan có mủ cũng thế.
Viêm amidan có mủ là gì?
Amidan có vai trò sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn xâm nhập qua đường ăn và đường thở. Do cấu trúc nhiều hốc, ngăn nên thức ăn và vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm.
Viêm amidan có mủ là tình trạng vi khuẩn xâm nhập ẩn nấp lâu ngày trong các khe, hốc của amidan tạo ra các khối mủ màu trắng, vón cục. Việc nhai nuốt và những cọ sát qua thành họng khiến các kén mủ bật ra bật ra có hình dạng như những hạt màu trắng hoặc xanh như mủ và có mùi hôi.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này, ngoài lý do thời tiết như sự thay đổi đột còn do trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi, khóa chất. Sức đề kháng của trẻ ở tuổi tiền dậy thì vẫn trong giai đoạn tăng cường thêm nên không kịp thích nghi với các tác nhân này.
Triệu chứng trẻ bị viêm amidan có mủ
Cũng có biểu hiện sốt giống như viêm amidan cấp tính, khi bị viêm amidan có mủ trẻ thường có biểu hiện sốt, ho có đờm. Điểm khác biệt là hơi thở hôi, có những lần ho ra những hạt nhỏ màu trắng xanh như hạt tấm.
Các biến chứng nguy hiểm mà viêm amidan có mủ có thể gây ra nếu không được điều trị tốt: Viêm tấy quanh amidan, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành bên họng, nhiễm khuẩn mủ huyết, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm cầu thận.
Kháng sinh và viêm amidan mủ
Các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng sẽ chỉ định cắt amidan khi và chỉ khi: Viêm amidan từ 3 – 5 lần một năm trong hai năm liên tiếp; gây hơi thở hôi do vi khuẩn yếm khí Weillon; biến chứng tại chỗ như viêm tấy, áp-xe quanh amidan; có các biến chứng viêm xoang, viêm thanh khí phế quản; biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, thấp tim, thấp khớp cấp…
Trẻ bị viêm amidan có mủ ban đầu sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh thường sử dụng như: Augmentine, Clamoxyl, Cephalexine,… hoặc kháng sinh trị liên cầu khuẩn như Penicillin G; thuốc giảm đau Paracetamol; thuốc chống viêm Amitase; thuốc giảm ho; thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine, nước muối sinh lí 0,9% cần dùng để súc miệng hàng ngày…
Sử dụng thuốc kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả tức thời, tuy nhiên cần cho uống đúng, đủ liều theo hướng dẫn không nên sử dụng quá liều hoặc sử dụng quá nhiều sẽ gây ra nhờn thuốc.
Trẻ bị viêm amidan mủ nên kiêng gì?
Để phòng ngừa viêm amidan có mủ, bạn cần nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng bằng cách đánh răng sau khi ăn, súc họng bằng nước muối ấm, luyện tập các môn thể thao tăng cường sức khỏe và chú ý chế độ ăn uống thời điểm giao mùa.
Khi bị bệnh, trẻ nên kiêng ăn các loại đồ hải sản sống, rau sống, các món trộn nộm, đồ lạnh như sữa chua, sinh tố có nước đá. Đồng thời, kiêng các loại thức ăn cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, hành tây, rau thơm, hồi, quế… Nên ăn nhiều rau củ xanh bổ sung vitamin cho cơ thể.
Tránh cho trẻ dùng nước đá quá nhiều và ra vào phòng lạnh đột ngột, nhất là khi nhiệt độ ngoài môi trường cao. Nên dùng khẩu trang tránh bụi khi làm việc những nơi có mức độ ô nhiễm cao.
Trẻ bị viêm amidan có mủ kéo dài cần được đưa tới bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị dứt điểm.