Khi trẻ bị ho, ba mẹ cần chú ý đến khẩu phần ăn và chế độ sinh hoạt của trẻ hàng ngày để tránh làm tình trạng ho của con thêm trầm trọng. Vậy trẻ bị ho kiêng ăn gì? Cách chăm sóc trẻ bị ho ra sao?
Trẻ bị ho kiêng ăn gì?
Sau đây sẽ là nhóm thực phẩm bạn không nên cho trẻ ăn hoặc uống khi bé ho, sổ mũi hay ho có đờm:
- Đồ uống lạnh, nước ngọt có ga: Thói quen ăn hoặc uống đồ lạnh chắc chắn sẽ kích thích cổ họng khiến bé đau họng nhiều hơn và dẫn đến ho. Vì vậy, ba mẹ cần hạn chế cho con ăn kem, uống nước ngọt, nước đá, trà sữa… Thay vào đó, bạn nên cho bé uống nước lọc hoặc nước ép trái cây không đá để bổ sung đủ chất lỏng.
- Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh: Đứng top 2 trong danh sách trẻ bị ho kiêng ăn gì không thể thiếu thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh. Những thực phẩm này có thể làm tăng viêm nhiễm vì thường chứa nhiều chất béo, đường, muối, hoặc thậm chí là dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần độc hại…
- Thức ăn cay: Đây là nhóm thực phẩm vừa có hại cho hệ tiêu hóa vừa có thể khiến cơn ho của trẻ trầm trọng hơn.
- Thực phẩm nhiều đường: Theo Đông y, nhóm thực phẩm nhiều đường dễ khiến cơ thể “bốc hỏa” nên trẻ bị ho cần kiêng ăn để nhanh khỏi bệnh. Một số thực phẩm nhiều đường khiến cổ họng con bị khô, gây ho gồm: bánh ngọt, bánh quy đường, siro,…
- Đậu phộng, chocolate, hạt dưa, hạt điều: Các loại thực phẩm này có thể làm tăng lượng đờm trong cổ họng và khiến trẻ bị ho có đờm. Do đó, đây là danh sách đen những thực phẩm trẻ cần kiêng khi bị ho khan hay ho có đờm.
Ngoài ra, trẻ bị ho cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể gây dị ứng, như hải sản, trứng, sữa,… Nếu trẻ có tiền sử dị ứng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ ăn các loại thực phẩm này.
>> Xem thêm: 8 cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh an toàn và dứt điểm
Trẻ bị ho nên ăn gì?
Trẻ bị ho cần được bổ sung đầy đủ chất lỏng cho cơ thể. Đối với trẻ đang bú mẹ, bạn nên tiếp tục cho con bú thường xuyên. Đối với trẻ ở tuổi ăn dặm hoặc ăn cơm, bạn nên cho bé uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng (cháo, súp, sữa, nước dùng rau củ…) và có thể bổ sung thêm nước trái cây.
Ngoài ra, các bé trong độ tuổi ăn dặm từ 6 tháng trở lên cũng có thể bổ sung các dưỡng chất sau:
- Các loại thực phẩm giàu protein: Protein giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh. Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, chuối, bắp, quả bơ, cải bó xôi, nấm…
- Các loại trái cây và rau củ tươi: Trái cây và rau củ tươi giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh.
Ngoài ra, ba mẹ có thể cho bé trên 1 tuổi dùng mật ong: Mật ong có tính kháng khuẩn, có thể làm loãng chất nhầy trong cổ họng, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Vì vậy, mẹ có thể cho con dùng 2 – 5 ml mật ong hoặc pha với chút nước ấm cho bé uống để ngăn ngừa trẻ ho vào ban đêm và giúp bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị nhạy cảm hoặc dị ứng với các thành phần trong mật ong, nhất là phấn hoa ong thì không nên sử dụng.
Cách chăm sóc khi trẻ bị ho
Không chỉ cần quan tâm trẻ bị ho kiêng ăn gì, ba mẹ cũng cần biết cách chăm sóc bé khi trẻ bị ho. Hãy tạo cho trẻ môi trường nghỉ ngơi thoải mái và ấm áp. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên lưu ý những điều dưới đây để giúp hỗ trợ bé tốt hơn.
- Sử dụng máy lọc không khí: Máy lọc không khí có thể giúp làm giảm ô nhiễm bằng cách hút bụi bặm, nấm mốc và các khí độc. Trong nhà có máy lọc không khí sẽ giúp không gian sống của bé trong lành, từ đó bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh dị ứng, hắt hơi, sổ mũi và các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Tắm nước ấm: Trẻ bị ho sổ mũi thường khó thở. Trong khi đó, hơi nước ấm có thể giúp làm loãng dịch đờm nhầy để con dễ chịu hơn.
- Đối với trẻ dưới 6 tuổi: Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc trị ho và chỉ nên dùng thuốc được kê đơn.
>> Xem thêm: TOP 10+ siro trị ho cho bé có nguồn gốc thảo dược nhiều mẹ tin dùng
Khi nào nên đưa trẻ đi bệnh viện?
Nếu bạn đã áp dụng lời khuyên về việc trẻ bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì hoặc đã chăm sóc bé tại nhà cẩn thận nhưng bệnh vẫn chưa khỏi thì cần sớm cho trẻ đi khám ở bệnh viện. Bên cạnh đó, trẻ cần được nhập viện sớm nếu có những triệu chứng như:
- Trẻ bị sốt
- Da mặt tái xanh khi ho.
- Khó thở, nhịp thở nhanh hơn bình thường.
- Ho liên tục trong vài giờ, ho gây nôn hoặc ho ra máu,
- Thở khò khè, tạo ra âm thanh khi trẻ hít không khí vào.
Lưu ý: Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, bạn không nên cho bé dùng bất cứ thuốc hạ sốt nào mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
>> Xem thêm: Bé bị viêm phế quản thở khò khè nguy hiểm như thế nào, mẹ cần làm gì?
Trẻ bị ho có đờm nên ăn gì là một điều bạn cần chú ý khi trẻ bị ho. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là bạn chú ý phòng bệnh cho trẻ bằng vệ sinh răng miệng, tạo môi trường sống trong sạch, chế đố dinh dưỡng hợp lý đó mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.