Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?

Trẻ rối loạn tiêu hóa là một vấn đề phổ biến khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Khi hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, trẻ có thể gặp các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu,… Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt và mau chóng khỏe mạnh. Vậy trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện tình trạng sức khỏe?

1. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ em:

  • Suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng là một nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy, táo bón hoặc thay đổi hành vi ăn uống.
  • Nhiễm trùng: Các nhiễm trùng vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng có thể khiến trẻ viêm ruột, viêm dạ dày và gặp các vấn đề tiêu hóa khác dẫn đến khó tiêu.
  • Dị ứng thức ăn: Một số trẻ em có thể dị ứng với một số loại thức ăn như sữa, trứng, đậu nành, hạt, hải sản và lúa mì. Dị ứng thức ăn có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng và rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
  • Bệnh lý tiêu hóa: Các bệnh lý tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng, bệnh Crohn, viêm loét dạ dày tá tràng và kháng thể IgE trung gian có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.
  • Thay đổi chế độ ăn đột ngột: Một số trẻ em có thể gặp rối loạn tiêu hóa khi chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn dặm, hoặc khi bắt đầu ăn các loại thực phẩm mới.
  • Uống thuốc: Sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, chất chống co thắt, thuốc chống vi khuẩn và kháng viêm cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

2. Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Khi trẻ em gặp rối loạn tiêu hóa, việc chăm sóc dinh dưỡng đúng cách rất quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi. Dưới đây là một số gợi ý các món ăn dễ tiêu hóa trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn là gì:

2.1 Thức ăn dễ tiêu

Cha mẹ nên cho bé khó tiêu ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo hạt vỡ, thịt nạc nhuyễn, cá nhuyễn, trái cây chín mềm và rau quả giàu chất xơ như chuối, táo, bơ và cà rốt.

Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nên cho trẻ rối loạn tiêu hóa ăn thức ăn dễ tiêu
Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nên cho trẻ rối loạn tiêu hóa ăn thức ăn dễ tiêu 

2.2 Thịt gà

Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Thịt gà là thực phẩm giàu protein, năng lượng, dễ tiêu hóa. Chính vì thế, thịt gà là một thực phẩm được khuyên là nên có trong thực đơn của trẻ khó tiêu. Cha mẹ có thể nấu cháo gà, súp gà, gà luộc xé nhỏ cho trẻ khó tiêu ăn.

2.3 Cá

Ngoài gà ra, cá là thực phẩm giàu protein, omega-3 và thúc đẩy tiêu hóa. Chính vì thế, nếu bé đang khó tiêu, mẹ có thể nấu các món ăn từ cá cho bé như cháo cá hồi, cháo cá diêu hồng, cá chẽm, súp cá tuyết,… để bé vừa ăn ngon mà còn tốt cho tiêu hóa.

Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nên cho trẻ rối loạn tiêu hóa ăn các loại thịt cá
Nên cho trẻ rối loạn tiêu hóa ăn các loại thịt cá

2.4 Sữa chua

Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Chắc chắn không thể bỏ qua món sữa chua rồi. Sữa chua chứa lợi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Những lợi khuẩn này làm cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn trong đường ruột, khôi phục hàng rào bảo vệ và hỗ trợ tiêu hóa ở đường ruột. Cha mẹ nên chọn sữa chua nguyên chất, không đường cho trẻ ăn.

2.5 Tăng cường chất xơ

Chất xơ có nhiều trong các nguồn như rau xanh, trái cây, hạt và ngũ cốc lành mạnh. Chất xơ giúp tăng cường chuyển động ruột và hỗ trợ tiêu hóa cho bé.

Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nên cho trẻ rối loạn tiêu hóa ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả
Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Nên cho trẻ rối loạn tiêu hóa ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả

2.6 Probiotics

Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Probiotics là các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Việc sử dụng probiotics có thể giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ quá trình phục hồi sau rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng probiotics cho trẻ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

2.7 Nước

Việc bổ sung đủ nước rất quan trọng cho trẻ rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ nên cho trẻ rối loạn tiêu hóa uống nước lọc, nước oresol hoặc nước trái cây tươi pha loãng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

2.8 Súp

Súp cũng là một lựa chọn tốt cho trẻ rối loạn tiêu hóa không biết nên ăn gì. Súp gà, súp rau củ, súp bí đỏ,… đều là những món ăn dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều vitamin cho trẻ.

[key-takeaways title=”Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa?”]

Việc trẻ em bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và sự khuyến nghị của bác sĩ. 

  • Trẻ em bú mẹ: Nếu trẻ đang được bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú mẹ sẽ làm thuyên giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa. Sữa mẹ chứa các dưỡng chất và kháng thể giúp bảo vệ và hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Sữa công thức: Nếu trẻ đang dùng sữa công thức, có thể cần thay đổi loại sữa hoặc thực hiện điều chỉnh theo khuyến nghị của bác sĩ. Có thể bác sĩ sẽ đề xuất sữa công thức dạng tiêu hóa dễ hoặc sữa công thức không chứa lactose (sữa không lactose) cho trẻ.
  • Sữa không lactose: Trẻ em rối loạn tiêu hóa có thể do không tiêu hóa lactose (có trong sữa bò, sữa dê) có thể được khuyến nghị đối sang sử dụng sữa không lactose. Sữa không lactose thường chứa enzym lactase để giúp phân giải lactose và dễ tiêu hóa hơn.

[/key-takeaways]

3. Trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

Khi trẻ em gặp rối loạn tiêu hóa, có một số loại thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh để giảm tác động tiêu cực lên hệ tiêu hóa của trẻ. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên hạn chế hoặc tránh khi trẻ rối loạn tiêu hóa:

3.1 Thực phẩm nhiều chất béo

Trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn thực phẩm nhiều chất béo. Thực phẩm chứa nhiều chất béo có thể làm tăng tải trọng cho hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình tiêu hóa. Trẻ nên hạn chế hoặc tránh thực phẩm như mỡ động vật, thịt béo, thực phẩm chế biến có nhiều dầu, đồ chiên và thức ăn nhanh.

 Trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Không nên ăn các thực phẩm nhiều chất béo
 Trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Không nên ăn các thực phẩm nhiều chất béo

3.2 Thực phẩm nhiều đường 

Thực phẩm nhiều đường là thức ăn nên tránh nếu trẻ rối loạn tiêu hóa không biết không nên ăn gì. Thực phẩm chứa nhiều đường như đồ ngọt, nước ngọt có ga, bánh kẹo, kem và các loại đồ ăn nhanh có thể gây kích thích hệ tiêu hóa và làm trầm trọng hơn tình trạng khó tiêu.

3.3 Thực phẩm kích ứng

Một số trẻ có thể phản ứng mạnh với một số loại thực phẩm gây dị ứng như sữa, trứng, đậu nành, hạt, hải sản và lúa mì. Hạn chế hoặc tránh loại thực phẩm này nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng.

3.4 Đồ uống có chứa cafein

Các loại đồ uống có chứa cafein như cà phê, nước ngọt có ga và nước trà đen có thể kích thích hệ tiêu hóa và gây tăng tiết axit dạ dày. Chính vì thế, trẻ bị rối loạn tiêu hóa càng không uống các loại đồ uống có chứa cafein.

Trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Trẻ bị rối loạn tiêu hóa càng không uống các loại đồ uống có chứa cafein
Trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Trẻ bị rối loạn tiêu hóa càng không uống các loại đồ uống có chứa cafein

3.5 Thực phẩm chứa chất kích thích

Trẻ rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Trẻ khó tiêu nên hạn chế hoặc tránh thực phẩm chứa chất kích thích như gia vị mạnh, tỏi, hành, ớt và các loại gia vị cay.

>> Xem thêm: Táo bón ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

4. Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao? Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa tại nhà:

  • Rối loạn tiêu hóa có thể khiến trẻ bị mất nước và điện giải. Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, nước oresol hoặc nước trái cây pha loãng để bù lại lượng nước và điện giải đã mất.
  • Cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, cơm trắng, thịt nạc, cá, rau củ quả luộc chín,…
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ tiêu hóa.
  • Rửa tay cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, dụng cụ ăn uống của trẻ.
  • Cha mẹ nên theo dõi tình trạng của trẻ, nếu trẻ có các triệu chứng như sốt cao, tiêu chảy nhiều lần, nôn mửa nhiều, co giật,… cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.

[inline_article id=265616]

Trên đây là những thông tin về thực phẩm mà trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn. Cha mẹ nên lưu ý lựa chọn thực phẩm phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, cha mẹ cũng cần chú ý đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm và cho trẻ uống nhiều nước để giúp trẻ mau chóng khỏe mạnh.

Cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu trẻ có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nặng hoặc kéo dài.

Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

[/key-takeaways]

By Huỳnh Quế Trân

Tác giả Huỳnh Quế Trân đang phụ trách sản xuất các bài viết cho chuyên mục Mẹ và Bé cũng như Đời sống sức khỏe gia đình. Với sứ mệnh gián tiếp chăm sóc các thiên thần nhỏ và mẹ bầu, chị không ngừng cung cấp những chủ đề hữu ích và thiết thực dành cho các độc giả của MarryBaby.