Ký sinh trùng thường vào cơ thể theo đường tiêu hóa, đôi khi qua da. Do sống ký sinh trong cơ thể nên chúng không dễ gì bị phát hiện bằng mắt thường. Cách duy nhất để phát hiện là bạn quan sát các dấu hiệu cơ thể con để có phương án xử lý triệt để.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột và cách xử lý
1. Vi khuẩn amip
A-míp là một sinh vật đơn bào sống trong nước hoặc trong thức ăn bẩn, xâm nhập được vào cơ thể người. Nó sống bám vào ruột, làm trẻ nhiễm ký sinh trùng bị tiêu chảy, đôi khi phân có máu.
Trong ruột già của người thường có khoảng 6-7 loài amip sống ký sinh, trong đó entamoeba histolytica là tác nhân gây bệnh quan trọng.
Khi vào cơ thể, chúng sẽ gây ra các tổn thương (lỵ amip) hoặc các tổn thương ngoài ruột như gan, não, da… Bạn có thể điều trị amip cho trẻ chủ yếu bằng emetin (là alkaloid chiết xuất từ cây Ipeca), nhóm imidazole (metronidazole, tinidazole, ornidazole).
Các loại thuốc này sẽ khuếch tán, thâm nhập sâu vào bên trong và phá hủy hay ức chế sự tổng hợp AND của ký sinh trùng, nhóm di-iodohydroxyquinolin (là những thuốc trị amíp bằng cách tiếp xúc. Mẹ lưu ý thuốc này không dùng cho trẻ đang bú.
2. Ký sinh trùng giardiasis
Giardiasis là một loại ký sinh trùng cực nhỏ cư trú trong ruột. Thông thường, trẻ bị tiêu chảy, mất sức khi nhiễm ký sinh trùng này và cần được điều trị bởi một loại thuốc đặc biệt, theo chỉ định của bác sĩ.
3. Bé bị chấy rận
Chấy thường gặp ở trẻ con tuổi đi học. Đây là loại côn trùng nhỏ sống bằng việc hút máu từ da đầu người. Chấy đẻ trứng và trứng bám chặt vào chân các sợi tóc. Trái với điều con người thường nghĩ rằng có chấy là một dấu hiệu thiếu sạch sẽ, chấy lại ưa tóc sạch hơn tóc bẩn.
Triệu chứng: Trẻ sẽ bị ngứa đầu khi thời tiết nóng bức, bạn có thể thấy trứng chấy màu trắng gắn chặt vào sợi tóc gần da đầu của trẻ.
Cách chữa trị: Hãy gội đầu cho bé bằng dầu gội đầu trị chấy, dùng lược bí để chải thật kỹ trong vòng 20 phút, xả nước và hong tóc cho khô. Cứ hai hay ba ngày lại gội như vậy một lần cho đến khi tóc không còn trứng chấy nữa.
4. Da trẻ có ghẻ ngứa
Đây là tình trạng da bị một loại ký sinh trùng nhỏ đào hầm và đẻ trứng trong da. Mặc dù bệnh ghẻ không nghiêm trọng song chúng gây ngứa, đặc biệt vào ban đêm và rất dễ lây. Trẻ bị ghẻ có thể do nằm phải giường chiếu ẩm bị nhiễm ký sinh trùng.
Triệu chứng: Mu bàn tay, các kẽ ngón tay, chân, mắt cá chân… có thể bị mẩn ngứa da dữ dội. Bạn thường thấy các “đường hầm” của con ghẻ dưới dạng hình lằn xám, có vẩy ngang qua da với một điểm đen bé bằng đầu kim (con ghẻ) ở cuối đường hầm.
Cách chữa trị: Bác sĩ kê toa một loại thuốc nước để trị ghẻ. Bạn bôi vào da, để nguyên một ngày và sau đó lặp lại như vậy. Ghẻ có thể sống độc lập trên da của con người tới 6 ngày. Do đó, bạn phải giặt tẩy lại tất cả quần áo, khăn trải giường để ngăn chặn trẻ bị tái nhiễm.
5. Con bị giun kim làm phiền
Giun kim rất hay gặp ở trẻ em hơn là người lớn, nhưng bệnh này không nghiêm trọng và dễ diệt trừ. Khi trẻ ăn phải thức ăn có nhiễm trứng giun, vào tới ruột, trứng giun sẽ nở ra giun con.
Khi ấu trùng trưởng thành, các con cái di chuyển xuống dưới và đẻ trứng xung quanh hậu môn. Tiến trình này gây nên chứng ngứa và đứa trẻ dễ dàng để dính trứng giun lên ngón tay khi gãi và đưa trứng giun vào miệng (như vậy toàn bộ chu trình nhiễm giun khởi đầu trở lại).
Triệu chứng: Trẻ bị ngứa dữ dội xung quanh hậu môn, ban đêm càng ngứa nhiều hơn khi bị nóng và chứng ngứa này làm trẻ mất ngủ.
Cách chữa trị: Nếu thấy trẻ bị ngứa xung quanh hậu môn và trong phân có giun thì hãy đưa bé đi khám và cho bé uống thuốc thích hợp.
Đồng thời, bạn nhớ chú trọng đặc biệt tới vấn đề vệ sinh của trẻ, khuyến khích trẻ rửa tay trước khi ăn, móng tay được cắt ngắn và tránh không được gãi hậu môn khi ngứa.
6. Bệnh giun đũa hoành hành
Bệnh này rất hiếm gặp ở phương Tây mà thường có ở những người sống ở vùng khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là khu vực vệ sinh kém. Giun đũa dài khoảng 15 – 40cm và xâm nhập cơ thể dưới dạng trứng giun qua thức ăn bị nhiễm khuẩn.
Một khi vào bên trong cơ thể, trứng sẽ nảy nở, rồi giun trưởng thành, đẻ trứng mới, trứng này theo phân ra ngoài.
Triệu chứng: Giun đũa sống trong ruột và gây ra rất ít triệu chứng hoặc chẳng có triệu chứng nào cả. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm giun đũa có thể làm trẻ kém phát triển và chậm lớn.
Cách chữa trị: Diệt giun đũa cho trẻ bằng thuốc nén hoặc thuốc xổ ra ngoài qua phân. Giữ vệ sinh ăn uống kỹ càng là điều thiết yếu để việc chữa trị thành công.
Khí hậu nhiệt đới của nước ta, cùng ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo và những thói quen sinh hoạt lạc hậu là điều kiện thuận lợi cho bệnh nhiễm kí sinh trùng phát triển. Phần lớn ký sinh trùng xâm nhập làm nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ qua đường miệng.
Việc cho trẻ ăn uống không vệ sinh hoặc trẻ ngậm những thứ mất vệ sinh chính là nguyên nhân làm trẻ dễ nhiễm ký sinh trùng. Bố mẹ cần lưu ý kỹ tuyệt đối không cho trẻ ăn các món gỏi, loại thịt tái, trứng ốp lết còn sống… Đây là những thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn, cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của con nhỏ, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi.
Cập nhật ngay 7 thảo mộc trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột
Đây là bảy loại thảo mộc tốt nhất để điều trị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên:
1. Quả óc chó
Vỏ quả óc chó màu đen và hạt có khả năng làm sạch máu và ruột, là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho nhiễm nấm.
Bạn nghiền vỏ quả óc chó màu đen với nước, sử dụng chất lỏng này để chữa nhiễm ký sinh trùng trong cơ thể.
2. Đinh hương
Đinh hương có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống nấm rất mạnh. Tinh dầu đinh hương giết chết ký sinh trùng bằng cách tiêu diệt những quả trứng nằm trong đường ruột.
Đây là loại thảo mộc duy nhất có thể tiêu diệt hoàn toàn trứng ký sinh trùng. Đinh hương thậm chí còn mạnh mẽ hơn khi kết hợp với quả óc chó màu đen và cây ngải.
3. Cỏ xạ hương (thyme)
Thyme là một trong những loại thảo mộc tốt nhất để kích thích tuyến ức, đánh thức hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể, hiệu quả trong việc cản trở sự phát triển của tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Cỏ xạ hương cũng là một loại thuốc rất tốt để trị giun tròn, sán sơ mít, giun móc và giòi sinh ra trong vết thương hở.
Loại thảo mộc này hoạt động bằng cách tiêu diệt các vi sinh vật đường ruột, có tác dụng như một loại kháng khuẩn tự nhiên để ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong cơ thể.
4. Cây ngải cứu
Cây bụi lâu năm này có hoa màu vàng xanh tươi sáng. Người dùng thuốc Nam vẫn sử dụng lá và hoa cho các vấn đề về dạ dày. Không dùng ngải cứu cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, nhưng loại cây này rất hữu hiệu trong điều trị giun đường ruột. Nó có đặc tính kháng khuẩn giúp làm sạch nhiễm trùng.
5. Tỏi
Nhờ vào tính chất chống nấm mạnh mẽ, tỏi có vô vàn lợi ích sức khỏe, trong số đó có việc ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng. Nó có thể tiêu diệt các vi sinh vật nguy hiểm và kích thích việc loại bỏ các kim loại nặng khỏi cơ thể. Bạn có thể dùng tỏi tươi trực tiếp thoa lên vùng nhiễm ký sinh bọ ve, bọ chét và muỗi để loại chúng khỏi cơ thể .
6. Dầu oregano
Dầu oregano được chứa chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hư hại từ các gốc tự do. Dầu này giúp chống nhiễm ký sinh trùng, chống nấm, kháng vi-rút và kháng khuẩn hiệu quả bằng cách tái tạo môi trường vi sinh vật có ích trong đường ruột.
7. Đất tảo cát
Đây là chất đất giống phấn (tảo cát hóa thạch) được dùng để lọc chất thải rắn trong các nhà máy xử lý nước thải; cũng được dùng như hoạt tố trong một số thuốc trừ sâu dạng bột.
Đất tảo cát có khả năng hấp thụ metyl thủy ngân, e. coli, virus và nội độc tố. Nó cũng có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột, hệ thực vật đường ruột cân bằng và hấp thu độc tố có hại.
Hiệu quả điều trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột của các loại thảo mộc trong bài viết phụ thuộc vào cách sử dụng và cơ địa của mỗi người. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chữa trị khi nghi ngờ cơ thể nhiễm ký sinh trùng.