Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bệnh thương hàn ở trẻ em nguy hiểm hơn mẹ nghĩ!

Bệnh thương hàn là do trực khuẩn salmonella gây nên. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt bệnh thương hàn ở trẻ em lại càng tiến triển nặng hơn, do cơ thể bé còn non yếu và sức đề kháng kém.

Bệnh thương hàn ở trẻ em
Bệnh thương hàn ở trẻ em: Hãy chữa sớm cho bé, không thì con nguy mẹ ơi!

Bệnh thương hàn là do trực khuẩn salmonella gây nên. Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt bệnh thương hàn ở trẻ em lại càng tiến triển nặng hơn, do cơ thể bé còn non yếu và sức đề kháng kém.

Để hiểu thêm bệnh thương hàn ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng gì, và những phương pháp điều trị bệnh sao cho đúng cách, bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bệnh thương hàn ở trẻ em là gì?

Bệnh thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan mạnh và bùng phát thành dịch. Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn lây lan từ người sang người qua các con đường ăn uống hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm khuẩn.

Trẻ em trong giai đoạn đầu đời thường có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên đây là giai đoạn dễ mắc bệnh thương hàn nhất.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh thương hàn ở trẻ nhỏ đó chính là sự thiếu cẩn thận và chu đáo trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Cụ thể:

  • Do thực phẩm ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn nên dẫn đến nhiễm khuẩn thương hàn cho trẻ.
  • Bên cạnh đó, thương hàn còn có thể lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp, hay tiếp xúc với chất thải, đồ dùng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh.

Triệu chứng cảm thương hàn ở trẻ em

triệu chứng cảm thương hàn ở trẻ em

Các triệu chứng của bệnh cảm thương hàn theo từng giai đoạn. Do đó, ba mẹ cần nắm rõ các triệu chứng thường liên quan đến bệnh cảm thương hàn ở trẻ em dưới đây:

1. Thời gian ủ bệnh

Khi trẻ mắc bệnh cảm thương hàn thì thời gian ủ bệnh khoảng 3-21 ngày, trung bình từ 7 ngày đến 14 ngày. Ở giai đoạn đầu tiên này gần như bệnh không có biểu hiện lâm sàng nào.

2. Thời gian bệnh khởi phát

Trong giai đoạn này, các trực khuẩn thương hàn xâm nhập vào máu và tiêu diệt các tế bào nội mô tại gan, lách, tủy xương. Trong quá trình tiêu diệt, vi khuẩn sẽ tạo ra các phản ứng hóa học và sinh các chất trung gian gây các biểu hiện lâm sàng rõ nét, gồm:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao tăng theo mức độ từng ngày và kéo dài từ 3-5 ngày
  • Đau đầu, đau bụng ở vị trí dạ dày
  • Mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân
  • Xuất hiện chảy máu cam kèm theo hiện tượng táo bón hoặc tiêu chảy

3. Thời kỳ bệnh toàn phát

  • Từ tuần thứ 2 và kéo dài từ 2-3 tuần. Biểu hiện của bệnh lúc này là rõ nhất.
  • Sốt liên tục và sốt cao. Rét run từng cơn và đổ mồ hôi chỉ gặp ở 1/3 trường hợp.
  • Có dấu hiệu nhiễm độc toàn thân nặng: Môi khô, má đỏ, lưỡi bẩn, bệnh nhân không tỉnh táo rồi chuyển dần thành hôn mê.
  • Đi ngoài phân lỏng nhiều lần (5-6 lần/ngày).
  • Loét vòm hầu họng.

4. Thời kỳ lui bệnh

Nếu bệnh không có biến chứng gì thì thời kỳ lui bệnh vào tuần thứ 3-4. Bệnh nhân sẽ hạ sốt, các triệu trứng từ từ thuyên giảm và dần phục hồi.

Biến chứng của bệnh thương hàn ở trẻ em

biến chứng của bệnh thương hàn ở trẻ em

Cảm thương hàn là một trong những bệnh dễ gặp và nguy hiểm hàng đầu ở trẻ em. Nếu được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách, thương hàn có thể dứt điểm sau khoảng 5 ngày phát bệnh.

Thế nhưng, khi mắc bệnh thương hàn kéo dài mà không có sự can thiệp chữa trị thì dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Dưới đây là một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra với trẻ, ba mẹ nên nhận biết sớm để tránh gây ra những hối tiếc về sau:

  • Trẻ bị xuất huyết tiêu hóa
  • Thủng ruột, nguy hiểm nhất là thủng ruột tiềm tàng, khó chẩn đoán
  • Viêm cơ tim, trụy tim mạch
  • Viêm não…

Cách điều trị thương hàn ở trẻ em

cách điều trị bệnh thương hàn ở trẻ em

1. Điều trị theo chỉ định từ bác sĩ 

Nếu nghi ngờ con yêu đang có những triệu chứng của bệnh thương hàn ở trẻ em, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám ngay để được chẩn đoán, điều trị đúng cách và kịp thời.

Để trị bệnh thương hàn ở trẻ em, bác sĩ sẽ kê cho bé một số loại thuốc kháng sinh nhất định để tiêu diệt các vi khuẩn. Bé sẽ cần dùng đến thuốc trong thời gian tối đa 2 tuần để điều trị bệnh.

Bạn không nên tự ý mua các loại kháng sinh cho bé bởi chỉ có bác sĩ mới đảm bảo em bé đang được sử dụng loại thuốc phù hợp và đúng liều lượng dựa trên tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe.

Bé nhỏ bị bệnh nếu bỏ bú sữa và ăn, ba mẹ nên đưa con nhập viện để được truyền dịch, kháng sinh cũng như chất dinh dưỡng.

[inline_article id=267864]

2. Điều trị bệnh thương hàn ở trẻ em tại nhà

Ngoài việc chữa trị bệnh cho bé theo chỉ định từ bác sĩ, ba mẹ cũng nên kết hợp điều trị bệnh tại nhà cho con để bé nhanh chóng khỏi bệnh.

Bổ sung nước lọc hàng ngày: Đối với những bé trên 6 tháng, ba mẹ cần nên bổ sung nước lọc cho con. Đối với những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, bạn nên cho con uống sữa để nhanh hồi phục sức khỏe.

Đối với vấn đề ăn uống: Khi đang sốt, cho bé ăn thức ăn lỏng như sữa, nước súp, nước trái cây. Khi hết sốt, cho ăn nửa lỏng, nửa đặc như cháo thịt, mì, cơm nát trong 7 ngày, rồi sau đó cho ăn chế độ bình thường.

Cho bé nghỉ ngơi nhiều: Đây là biện pháp giúp bé nhanh lấy lại sức và cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Là khâu rất quan trọng để đẩy lùi bệnh thương hàn ở trẻ. Bạn không chỉ cần vệ sinh cơ thể trẻ hàng ngày mà còn giữ vệ sinh phòng ngủ của bé cũng như đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống của con.

Bệnh cảm thương hàn ở trẻ em nếu được phát hiện và kịp thời chữa trị đúng cách sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Để phòng ngừa bệnh cho trẻ, tốt nhất bạn nên đưa con đi tiêm phòng vắc xin thương hàn trong độ tuổi phù hợp nhằm hạn chế tối đa mắc bệnh và đảm bảo an toàn cho bé luôn phát triển khỏe mạnh.

Ngọc Hoa

By Vũ Thị Tuyết Hoa

Vũ Thị Tuyết Hoa học ngành ngôn ngữ Anh và tốt nghiệp tại trường Đại học Ngân hàng, song cô lại thấy mình có nhiều niềm vui khi dấn thân với nghề viết lách. Đó chính là lý do vì sao cô chọn làm việc ở Hellobacsi hơn 2 năm với vai trò là content writer và editor cho website HelloBacsi cũng như MarryBaby. Cô dần hoàn thiện bản thân mình hơn từng ngày qua việc sáng tạo cũng như chỉnh sửa nội dung cho trang web.

+ Từ tháng 10/2019 – tháng 11/2020: Phụ trách viết nội dung cho website HelloBacsi

+ Từ tháng 11/2020 – tháng 09/2021: Phụ trách biên tập các bài cộng tác viên và writer viết cho website MarryBaby

+ Từ tháng 09/2021 – HIện tại: Phụ trách tối ưu bài viết cho website MarryBaby