Trong thực đơn của các gia đình Việt Nam, cá là nguồn thực phẩm quan trọng và quen thuộc. Đối với một số loài cá biển, kim loại này ở mức cao có thể gây ngộ độc thủy ngân cho bé.
Ngộ độc thủy ngân tàn phá sức khỏe
Ngộ độc thủy ngân đã từng xảy ra trên diện rộng tại vịnh Minamata, Nhật Bản. Năm 1961, dân cư quanh vùng mắc những chứng thần kinh như: tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng, mất phối hợp củ động, ảnh hưởng tầm nhìn… Phụ nữ bị ngộ độc khi mang thai và sinh con, trẻ sơ sinh bị di chứng như liệt não, bị điếc, bị mù hoặc đầu quá nhỏ, chậm phát triển trí tuệ…
Nguyên nhân của vụ việc này là do các nhà máy chế tạo formaldehyde thải ra biển. Chất thải này chứa thủy ngân vô cơ. Cá nhỏ ăn phiêu sinh vật nhiễm thủy ngân, xong bị cá lớn ăn. Mức độ thủy ngân trong cá lớn tích tụ ngày càng nhiều. Khi con người đánh bắt cá ấy và ăn vào, lượng lớn thủy ngân tích tụ trong cơ thể. Thủy ngân cực kỳ nguy hiểm với trẻ em và trẻ sơ sinh. Thủy ngân lẫn vào từng tế bào, gây giảm tăng trưởng khối óc.
FDA cảnh báo về cá có nguy cơ nhiễm chì
Cá là nguồn thực phẩm giàu đạm và axit amin, rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cá biển đối mặt với nguy cơ nhiễm thủy ngân. Cơ quan Trung ương Hoa Kỳ (FDA) ra khuyến cáo trẻ nhỏ, phụ nữ đang thời kỳ sinh nở và mang thai không nên ăn những thứ cá lớn như cá đao, cá mập, cá thu cỡ to và cá kình.
Tiểu bang California (Hoa Kỳ) yêu cầu đơn vị cung cấp cá ghi rõ số lượng thủy ngân ở mỗi loại cá và công khai tại các quầy bán hàng trong chợ, siêu thị. Hiện có 45 tiểu bang tại Mỹ làm theo cách này, giúp việc kiểm soát thủy ngân trong cá chặt chẽ hơn. 10 tiểu bang khác khuyến cáo trẻ em nên ít ăn cá ngừ đóng hộp.
Không thể phủ nhận cá là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, chất đạm và axit amin thiết yếu. Bản thân cá không có độc chất, nhưng thủy ngân tích tụ trong cá chính là thủ phạm. Cha mẹ nên hạn chế cho con ăn cá biển để ngăn ngừa thủy ngân xâm nhập và tích tụ trong cơ thể trẻ.
1. Những loại cá an toàn trẻ có thể ăn
- Cá hồi
- Cá mòi
- Cá bơn
- Cá basa nước ngọt
- Cá rô phi
- Cá hương
- Tôm
- Con ngao/Hàu
- Sò điệp
- Cá ngừ đóng hộp
2. Những loại cá chỉ nên ăn 1 tuần/lần
- Cá nục heo
- Cá tráp
- Cá chẽm
- Cá hồng
- Cá bơn
- Cá chẽm nước ngọt
- Cá bơn halibut
- Cá mú
- Cá ngừ tươi
3. Loại cá chỉ nên ăn 1 tháng/2 lần
- Cá kiếm
- Cá mập
- Cá thu vua
- Cá cờ
Lượng cá trên ước tính khoảng chỉ nên ăn 350 gram/lần theo mốc thời gian bên trên.
Làm thế nào hạn chế tác hại của thủy ngân?
Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân. Thủy ngân tạo ra hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật và vẫn gây độc cho cơ thể người. Thủy ngân tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết. Đồng thời, nó ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Dấu hiệu đầu tiên của nhiễm độc thủy ngân là hiện tượng tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân. Đây gọi là chứng dị cảm (paresthesia). Đến một mức nào đó, thủy ngân gây run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý và viêm lợi…
Thải độc bằng thực phẩm
Khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm độc kim loại như MarryBaby đề cập phía trên, bạn nên cho con đến bác sĩ khám và tư vấn cụ thể. Dừng ăn cá ngay, và tiến hành thải độc thủy ngân trong cơ thể bằng những loại thảo dược, thực phẩm dễ tìm, dễ sử dụng là cách được khuyên dùng.
Tảo bột
Tảo bột có tác dụng thanh lọc ruột, khiến các kim loại nặng như chì, thủy ngân và các độc tố khác tự đào thải ra khỏi cơ thể qua đường bài tiết. Uống tảo viên cũng cho tác dụng tương tự.
Tỏi và rau mùi
Hợp chất sulfhydryl trong tỏi có thể hỗ trợ thận loại bỏ lượng thủy ngân tích lũy trong cơ thể.
Rau mùi cũng là một trong số ít những loại thảo dược được sử dụng để loại bỏ lượng kim loại nặng, khử độc thủy ngân, nhôm và những chất hại khác. Con trẻ có thể uống nước ép rau mùi hàng ngày hoặc sử dụng rau mùi để chế biến các món salad, rau sống ăn kèm…
Nước bồ công anh
Theo David Hoffmann, người sáng lập Hiệp hội Thảo dược Mỹ, bồ công anh là một loại thảo dược lợi tiểu. Các loại trà bồ công anh sẽ tăng việc đi tiểu để loại bỏ các độc tố, trong đó có thủy ngân. Tuy nhiên, nên tham vấn và có sự cho phép của bác sĩ.
Cà rốt
Cà rốt có chứa một lượng lớn chất kết dính, có thể kết dính với thủy ngân, làm giảm nồng độ và loại trừ nhanh chóng các ion thủy ngân trong máu một cách hiệu quả.
Ngộ độc thủy ngân đi vào bằng đường ăn uống thì có thể giảm thiểu tác động bằng đường ăn uống. Bạn nên theo dõi các biểu hiện khác thường về sức khỏe của con để can thiệp kịp thời.