Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi dứt điểm chỉ trong 2 tuần

Đái dầm là tình trạng đi tiểu không tự chủ trong khi ngủ. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ từ 5 – 10 tuổi.

Tuy nhiên, cũng có một số bé đã 10 – 12 tuổi nhưng vẫn bị đái dầm vào ban đêm. Vậy có cách nào để chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi trở lên không? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay nhé!

1. Tình trạng đái dầm ở trẻ có những loại nào?

Đái dầm ở trẻ, tuy không phải là một vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể gây ra sự khó chịu cho cả con và cha mẹ. Nhất là đối với những bé đã vào độ tuổi đi học; hoặc đã ở tuổi dậy thì.

Để chọn cách chữa đái dầm cho trẻ từ 10 tuổi trở lên, cha mẹ cần xác định tình trạng đái dầm của con đang thuộc loại nào, để có cách chữa đái dầm phù hợp.

Đái dầm ở trẻ có 2 loại chính:

  • Nguyên phát: Đây là loại phổ biến, thường xảy ra do trẻ không thể kiểm soát bàng quang của mình trong lúc ngủ. Dẫn đến tình trạng đi tiểu mà không tự chủ.
  • Thứ phát: Đây là tình trạng sau một thời gian dài trẻ đã hết bị đái dầm, nhưng trẻ có bệnh lý và gây ảnh hưởng đến bàng quang và bị đái dầm trở lại. Các bệnh lý có thể kể đến như: nhiễm trùng đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu; hoặc một số hội chứng về tâm lý như rối loạn lo âu,…

2. Nguyên nhân khiến trẻ trên 10 tuổi bị đái dầm

Theo thống kê của tổ chức y tế về giấc ngủ Sleep Foundation (Hoa Kỳ), kết quả cho thấy, có 20% trẻ từ 5 tuổi bị đái dầm ít nhất 1 lần mỗi tháng; và 10% ở trẻ 7 tuổi; và con số này giảm xuống còn 1-3% trẻ ở độ tuổi vị thành niên. Đặc biệt hơn, tỷ lệ đái dầm vào ban đêm của bé trai cao gấp 2-3 lần so với bé gái.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ trên 10 tuổi nhưng vẫn bị đái dầm:

2.1 Lượng nước tiểu được tạo ra nhiều bất thường vào ban đêm

Thông thường cơ thể chúng ta sẽ tự sản xuất ra hormone ADH, một loại hormone giúp cơ thể kiềm hãm việc tạo ra nước tiểu vào ban đêm.

Chính vì thế, nếu cơ thể của bé bị thiếu hormone ADH, thì cơ thể sẽ tiếp tục tạo ra một lượng nước tiểu vào ban đêm. Khi đó, nước tiểu đủ nhiều nên dẫn đến tình trạng đái dầm ở trẻ, mặc dù trẻ đã lớn hơn 10 tuổi.

2.2 Trẻ gặp các vấn đề về não bộ và hệ thần kinh

Ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, các liên kết giữa não và bàng quang chưa hình thành đầy đủ, bàng quang sẽ thải nước tiểu bất cứ khi nào nó cảm thấy đầy. 

Khi trẻ lớn hơn, các kết nối giữa não và bàng quang đã phát triển. Lúc này, mỗi khi bàng quang đầy, não sẽ được gửi tín hiệu để bé thức dậy đi vệ sinh. 

Trẻ bị căng thẳng do việc học hoặc áp lực từ gia đình cũng là nguyên nhân gây đái dầm

Việc trẻ đã lớn vẫn đái dầm nguyên nhân có thể do trẻ gặp các vấn đề về thần kinh (liên quan đến não) hoặc trẻ thường xuyên căng thẳng cũng dễ bị đái dầm hơn bình thường.

Vì vậy, việc cha mẹ trách móc hay cằn nhằn khi con đái dầm sẽ càng khiến tình trạng đái dầm của bị trầm trọng hơn. Ngoài ra, trẻ ngủ quá sâu cũng có thể khiến não bỏ lỡ tín hiệu khi bàng quang đầy, từ đó dẫn đến tình trạng đái dầm khi ngủ. 

2.3 Bàng quang gặp vấn đề

Trẻ đái dầm nguyên nhân có thể do bàng quang có dị tật hoặc có diện tích nhỏ bẩm sinh nên không chứa đủ lượng nước tiểu sản xuất ra vào ban đêm. 

Ngoài ra, nhiều người bị mất khả năng kiểm soát bàng quang còn do hiện tượng co thắt cơ bàng quang. 

2.4 Các nguyên nhân khác

  • Uống nước nhiều trước khi ngủ.
  • Đái dầm do di truyền từ cha mẹ.
  • Bé mải chơi nên quên đi tè trước khi ngủ.
  • Bé gặp các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường, táo bón, bệnh thận,… khiến bé đi tiểu nhiều lần kể cả ban ngày và ban đêm.

>> Cùng chủ đề: Trẻ bị lồng ruột – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa 

3. Bé 10 tuổi đái dầm có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?

Bé 10 tuổi đái dầm có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm?

Bé 10 – 12 tuổi bị đái dầm có phải là bệnh lý nguy hiểm không? Câu trả lời là KHÔNG. Tuy nhiên, đái dầm sẽ khiến bé cảm thấy xấu hổ với bản thân; và các bạn đồng trang lứa.

Trẻ em mắc chứng đái dầm thường không dám cắm trại qua đêm hay đi ngủ cùng bạn bè. Anh chị em có thể phải ngủ phòng riêng; hoặc bị đánh thức khi trẻ vô tình đái dầm.

Các thành viên trong gia đình lại phải có thêm công việc dọn dẹp khăn trải giường và quần áo bẩn, … Vì vậy, chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi là việc làm vô cùng cần thiết. Không những thế, cha mẹ còn phải dọn dẹp khăn trải giường và quần áo bẩn cho con,..

Chính vì vậy, việc tìm cách chữa đái dầm cho trẻ từ 10 tuổi trở lên là điều hoàn toàn cần thiết.

>> Xem thêm: Hiểu các giai đoạn tâm lý của trẻ để trở thành cha mẹ hiểu con

4. Cách chữa đái dầm cho trẻ từ 10 tuổi trở lên

Những cách trị đái dầm cho trẻ dưới đây có thể giúp con bạn vượt qua cơn “khủng hoảng” đầu đời này. Thời gian trị lâu hay mau còn phụ thuộc vào tình hình của từng bé.

Tuy nhiên, đã có bé áp dụng thành công và không còn đái dầm chỉ trong 2 tuần. Cùng tìm hiểu xem đó là những cách gì nhé!

4.1 Thay đổi thói quen uống nước

Cách chữa đái dầm cho trẻ từ 10 – 12 tuổi đơn giản nhất chính là thay đổi thói quen uống nước của con. Cha mẹ khuyến khích con uống nhiều nước vào buổi sáng; và ít uống nước vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ.

Điều này giúp cho bàng quang hoạt động và mở rộng vào buổi sáng. Buổi tối trẻ uống ít nước nên lượng nước tiểu tạo ra cũng ít có thể hạn chế bị đái dầm.

Chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi
Cách chữa trị đái dầm cho trẻ 10 – 12 tuổi là thay đổi thói quen uống nước. Uống nhiều vào buổi sáng, và ít vào buổi tói.

4.2 Thay đổi thói quen đi tiểu

Vừa là mẹo, vừa là cách chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi là thay đổi thói quen đi tiểu của con. Kể cả khi trẻ không mắc tiểu, cha mẹ cũng nên cho con đi tiểu ít nhất 2 lần trước 2 giờ trước khi ngủ.

Ngoài ra, cũng có một cách chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi là kiềm hãm cơn mắc tiểu con trong khoảng 10 – 20 phút. Khi con mắc tiểu, cha mẹ hãy tập cho con cảm giác nhịn đi tiểu trong thời gian ngắn. Để con quen với việc kiểm soát việc tiểu tiện của mình.

>> Cùng chủ đề đái dầm cho trẻ 10 tuổi: Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày

4.3 Tăng cường sức khỏe đường tiết niệu

Cách chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi trở lên chính là tăng cường cơ bắp và sức khỏe đường tiết niệu của con.

Việc tăng cường sức khỏe ở đường tiết niệu có thể cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang của trẻ. Để làm được điều này, cha mẹ có thể massage bụng dưới cho bé bằng dầu dừa hoặc dầu ô liu mỗi ngày.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé thực hiện bài tập sau:

  • Kẹp và giữ giữa 2 đùi (hoặc đầu gối) một quả bóng nhỏ.
  • Tăng dần thời gian giữ quả bóng ở giữa 2 đùi để tăng sức khỏe cho vùng chậu.

>> Cùng chủ đề: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?

4.4 Tăng cường một số thực phẩm tốt cho đường tiết niệu

Các thực phẩm sau đây có khả năng hạn chế mắc tiểu, mẹ có thể tăng cường chúng vào thực đơn hằng ngày cho bé nhé:

  • Quế.
  • Nho khô.
  • Mật ong.
  • Việt quất.
  • Giấm táo.
  • Hạt mù tạt.
  • Quả óc chó.
  • Đường thốt nốt.
  • Quả lý gai Ấn Độ.

4.5 Đi khám bác sĩ

Trường hợp mẹ đã áp dụng những mẹo và cách chữa đài dầm cho trẻ 10 – 12 tuổi; nhưng vẫn không hiệu quả. Lúc này mẹ nên cho con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi; để được chẩn đoán và kiểm tra xem liệu con có bị bệnh nào không nhé.

Chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi
Cách chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi dứt điểm là đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi

Nội dung trên là những gì cha mẹ cần biết về mẹo và cách chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi trở lên. 

Thêm một điều nữa mà cha mẹ cần nhớ, đó là đừng trách mắng và đỗ lỗi cho con khi thấy con đái dầm. Vì đây không phải là lỗi của con, thậm chí bản thân của con mỗi khi đái dầm cũng rất lo lắng và xấu hổ. Con là người muốn kết thúc việc đái dầm của mình nhiều hơn bất kỳ ai.

By Phạm Trung Hiếu

Biên tập viên Phạm Trung Hiếu đã có hơn 5 năm kinh nghiệm biên tập thông tin sức khỏe nói chung và mảng Mẹ & Bé nói riêng cho các trang tin MarryBaby, theAsianParents...
Hiện tại, anh đang phụ trách biên tập các tin bài về Mẹ & Bé cho trang web MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học và hữu ích giúp bạn đọc dễ dàng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình nhỏ của mình.