Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở trẻ bạn cần biết để phát hiện và điều trị ngay

Trẻ em có thể mắc bệnh ung thư lưỡi không? Có những dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở trẻ như thế nào? Cùng MarryBaby giải đáp thắc mắc ngay trong bài viết này nhé!

Những vết loét trên miệng trẻ có khi nào lại liên quan đến ung thư lưỡi hay không? Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở trẻ là gì? Dù không có cách phòng ngừa, nhưng phát hiện và điều trị sớm sẽ cho khả năng thành công cao hơn.

Ung thư lưỡi là gì?

Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở trẻ em

Ung thư lưỡi là một loại ung thư vùng miệng thường phát triển từ tế bào biểu mô vảy trên bề mặt lưỡi, với biểu hiện là khối u hoặc vết loét. Dấu hiệu đáng chú ý nhất của ung thư lưỡi là hiện tượng đau lưỡi và vết loét không lành trên lưỡi.

Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ đã thống kê mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 263.900 ca mới mắc và khoảng 128.000 trường hợp tử vong. Trong những năm gần đây, số người mắc ung thư lưỡi ngày càng gia tăng tại bệnh viện K.

Bệnh ung thư lưỡi chủ yếu phổ biến ở nam giới từ trên 50 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ không nên chủ quan, vì bệnh vẫn có khả năng xảy ra với trẻ nhỏ và đây cũng không phải là căn bệnh hiếm gặp với trẻ trên 6 tuổi.

Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở trẻ

Ung thư lưỡi có mấy giai đoạn? Các dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi khác nhau qua từng giai đoạn tiến triển như thế nào?

1. Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu

Tương tự như các bệnh ung thư vùng miệng khác, triệu chứng ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu khó nhận biết. Các dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở giai đoạn này cũng rất dễ bị bỏ qua vì chúng thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường như viêm miệng, nhiệt miệng

  • Những vết loét nổi phồng xuất hiện trên lưỡi, niêm mạc trắng, xơ hóa. Không mềm giống như những vết loét thông thường, vết loét do ung thư lưỡi thường chắc, rắn.
  • Người bệnh có cảm giác như có dị vật cắm vào lưỡi. Nhưng cảm giác khó chịu này nhanh qua đi.
  • Ở dưới cằm và hàm của người bệnh có thể nổi hạch.

2. Giai đoạn toàn phát

Đây là giai đoạn có những dấu hiệu rõ nhất của bệnh. Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi trong giai đoạn này bao gồm:

  • Người bệnh bị đau lưỡi, miệng kéo dài. Việc ăn uống, nói, nuốt cảm thấy khó khăn.
  • Cơ thể suy sụp nhanh vì sốt do nhiễm khuẩn.
  • Cảm giác đau tăng lên khi nói, nhai, đặc biệt là khi ăn thức ăn cay, nóng, có thể đau lên tai.
  • Miệng tăng tiết nước bọt.
  • Vùng miệng bị chảy máu kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra.
  • Một số bệnh nhân bị khít hàm, cố định lưỡi gây khó khăn cho việc nói và nuốt.
  • Các ổ loét ở lưỡi dễ chảy máu. Các ổ loét phát triển nhanh, lan rộng khiến lưỡi bị hạn chế vận động, không chuyển động được.

3. Giai đoạn tiến triển

Giai đoạn tiến triển là giai đoạn nặng của bệnh. Cảm giác khó chịu gia tăng khiến cơ thể suy kiệt, luôn luôn mệt mỏi.

  • Các ổ loét sâu lan rộng ra khắp bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi, gây đau đớn, bội nhiễm, mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng.
  • Bệnh nhân sụt cân nhanh.
  • Người bệnh ở giai đoạn này ăn nhanh no, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn. Bụng căng, phân có lẫn chất nhầy khi đại tiện.
  • Triệu chứng sốt kéo dài vài tháng.

Nhận biết sớm những triệu chứng ung thư lưỡi sẽ giúp cho việc điều trị tích cực và hiệu quả hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý, những triệu chứng trên chưa đủ để kết luận cho bệnh ung thư lưỡi ở trẻ, vì chúng cũng có thể là triệu chứng cho những bệnh ung thư vùng miệng khác.

Chẩn đoán ung thư lưỡi

Dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi ở trẻ em

Ung thư lưỡi sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Nếu trẻ xuất hiện những bất thường ở lưỡi và khoang miệng, điều bạn cần làm ngay là đưa con đến bệnh viện thăm khám. Những xét nghiệm, kiểm tra các bất thường ở vùng lưỡi, miệng và tình trạng của các hạch bạch huyết sẽ cho bạn biết tình trạng bệnh của trẻ.

Trẻ sẽ được yêu cầu thực hiện sinh thiết nếu bác sĩ nghi ngờ bé có dấu hiệu ung thư lưỡi. Kết quả sinh thiết sẽ xác nhận sự tồn tại của các tế bào ung thư trong cơ thể bạn. Ngoài ra, chụp CT hoặc MRI có thể được chỉ định nhằm thu thập thêm hình ảnh ung thư lưỡi phục vụ cho việc kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các tế bào ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể.

[inline_article id=267930]

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi ở người lớn và trẻ em

Nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư lưỡi cho đến nay vẫn chưa được xác định. Mặc dù vậy, có một số yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc ung thư lưỡi như:

  • Thói quen hút thuốc lá
  • Thường xuyên uống nhiều rượu, bia
  • Ăn nhiều thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn, thiếu rau xanh và trái cây
  • Bị nhiễm virus papilloma (HPV)
  • Tiền sử mắc bệnh ung thư lưỡi hoặc ung thư khoang miệng trong gia đình
  • Tiền sử mắc bệnh ung thư, nhất là một loại ung thư tế bào vảy khác
  • Bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại như amiăng, axit sunfuric và formaldehyd

Điều trị ung thư lưỡi ở trẻ như thế nào?

Điều trị ung thư lưỡi ở trẻ như thế nào?
Ảnh minh họa: Zing

Các phương pháp điều trị ung thư lưỡi hiện nay gồm:

1. Phẫu thuật

Khi những tổn thương ở vùng lưỡi đã lan rộng, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện phương pháp phẫu thuật triệt căn tức là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy theo vị trí và kích thước của khối u.

Phương pháp phẫu thuật có thể được kết hợp với xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

2. Xạ trị

Xạ trị được áp dụng nhằm điều trị triệt căn hoặc bổ trợ cho điều trị bệnh ung thư lưỡi. Nhưng xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ khó chịu cho người bệnh như sạm da, cháy da, loét da, khô miệng, viêm miệng, khít hàm.

3. Hóa chất

Hóa chất được dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi. Bệnh nhân ung thư lưỡi có thể được điều trị đơn hóa trị hoặc phối hợp đa hóa trị. Đa hóa trị thường cho kết quả đáp ứng tốt hơn đơn hóa trị.

Phòng ngừa ung thư lưỡi ở trẻ

Phòng ngừa ung thư lưỡi ở trẻ

Điều quan trọng là làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi. Bạn hãy tham khảo những gợi ý dưới đây:

  • Nếu trẻ ở độ tuổi 11-12 mà tập tành thử hút thuốc lá, bạn nên khuyên con bỏ thuốc triệt để
  • Không cho trẻ thử đồ uống có cồn
  • Thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng, lành mạnh
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách, kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
  • Tiêm vaccine HPV đầy đủ

Điều trị ung thư lưỡi thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh. Do đó, nếu thấy miệng con có vết loét lâu lành, bạn hãy cho bé đi khám tại bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu bệnh ung thư lưỡi nhé!

Dương Trang

By Thu Hoàng

Hoàng Diệu Thu là biên tập viên dày dạn kinh nghiệm của MarryBaby và có thể viết tốt hầu hết các chuyên mục về Mẹ và Bé.