MarryBaby sẽ hướng dẫn cha mẹ một vài cách làm sao để bé thay răng đẹp. Nhưng đầu tiên, trước khi biết được làm sao để bé thay răng đẹp, cùng tìm hiểu độ tuổi thay răng sữa của bé.
1. Trẻ mấy tuổi thay răng sữa?
Trẻ lên mấy thì bắt đầu thay răng sữa? Khi bước sang giai đoạn từ 5 – 6 tuổi, trẻ bắt đầu thay răng sữa bằng những răng vĩnh viễn.
Quá trình trên cũng có thể xảy ra muộn hơn, ở những trẻ đã 7 – 8 tuổi. Ngoài ra, bé gái thường có xu hướng thay răng sớm hơn bé trai và thay chiếc răng sữa cửa hàm dưới trước.
Tất cả những chiếc răng đầu tiên của trẻ không mọc cùng một lúc. Thông thường, 2 chiếc răng cửa phía dưới sẽ nhú lên đầu tiên; cũng là chiếc đầu tiên sẽ thay. Theo sau đó là 2 răng cửa giữa ở hàm trên rồi đến các răng cửa bên ở cả hàm trên và dưới.
Đến năm trẻ 13 tuổi, hầu hết trẻ em đã có 28 chiếc răng vĩnh viễn. Đến 20 tuổi hoặc muộn hơn, trẻ bắt đầu mọc răng khôn và có đủ 32 chiếc răng.
Như vậy, cha mẹ đã biết sơ lược về quá trình mọc răng và khi nào trẻ thay răng sữa. Tiếp theo sẽ là phần cha mẹ mong chờ nhất “Làm sao để bé thay răng đẹp?”.
2. Làm sao để bé thay răng đẹp, đều và trắng sáng?
Muốn biết làm sao để bé thay răng đẹp; cha mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây.
2.1 Chú ý lịch thay răng sữa của trẻ
Làm sao để bé thay răng đẹp thì đầu tiên, cha mẹ cần nắm rõ thứ tự mọc răng vĩnh viễn của bé là như thế nào; để giúp bé thay răng hợp lý và chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ để đón những chiếc răng mới của bé mọc.
Quá trình thay răng của trẻ diễn ra theo trình tự như sau:
- 6 – 7 tuổi: 2 răng cửa giữa hàm dưới → 2 răng cửa giữa hàm trên.
- 7 – 8 tuổi: 2 răng cửa bên hàm trên → 2 răng cửa bên hàm dưới.
- 9 – 11 tuổi: 2 răng hàm trên thứ nhất → 2 răng hàm dưới thứ nhất.
- 9 – 12 tuổi: 2 răng nanh hàm dưới.
- 10 – 12 tuổi: 2 răng nanh hàm trên → 2 răng hàm dưới thứ hai → 2 răng hàm trên thứ hai.
Ghi nhớ lịch thay răng này và kết hợp các mẹo dưới đây; cha mẹ sẽ không còn băn khoăn làm sao để bé thay răng đẹp nữa.
>> Cha mẹ có thể tham khảo thêm: Thứ tự mọc răng của bé và lời khuyên chăm sóc từ bác sĩ
2.2 Theo dõi quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn
Việc thường xuyên quan sát răng trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh sớm phát hiện ra những vấn đề bất thường của răng miệng.
Những vấn đề thường gặp có thể là răng vĩnh viễn mọc chậm hoặc mọc sai vị trí; răng mọc không đều; răng bị thưa; răng hô hoặc móm. Đôi khi, một số trẻ gặp phải tình trạng có quá ít răng vĩnh viễn (răng bị mất bẩm sinh); và ngược lại, một vài bé cũng có thể có thêm răng (răng thừa)..
Vì thế, làm sao để bé thay răng đẹp? Câu trả lời chính là luôn theo dõi sự phát triển của răng bé. Việc theo dõi sát sao sự phát triển răng của trẻ sẽ giúp khắc phục vấn đề sớm hơn, hiệu quả hơn và dễ dàng hơn
2.3 Không nhổ khi răng sữa chưa sẵn sàng rụng
Một trong những cách làm sao để bé thay răng đều đẹp chính là không nhổ trước những chiếc răng chưa lung lay. Việc nhổ răng trước khi chúng lung lay có thể dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc chen hàng với các răng sữa khác; dẫn đến tình trạng răng mọc lệch.
Ngoài ra, nếu cha mẹ nhổ răng bé quá sớm có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai của bé; hoặc là khiến nướu bị nhiễm trùng.
Nếu nhổ răng sữa cho bé quá muộn, thì răng vĩnh viễn không có chỗ để phát triển, khiến răng mọc lệch, chen chúc. Vì vậy, làm sao để để bé thay răng đẹp, không bị hô móm chính là nhổ răng sữa đúng thời điểm, lúc răng sữa lung lay.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: 15 mẹo giúp bé mọc răng không đau, không sốt hiệu quả
2.4 Nhắc bé vệ sinh răng miệng mỗi ngày
Làm sao để bé thay răng đẹp? Một yếu tố quyết định hàm răng có đẹp hay không chính là độ sáng bóng và chắc khỏe của răng.
Vì thế, để có một hàm răng đẹp, cha mẹ nên nhắc nhở bé đánh răng mỗi ngày. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, sữa và các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong kẽ răng của bé sẽ gây ra mảng bám trên răng; khiến răng ố vàng.
Để răng miệng khỏe mạnh, cha mẹ nên cho bé đánh răng 2 lần/ngày – sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Đảm bảo trẻ đánh răng đủ 2 phút/lần, bao gồm:
- Chải xung quanh các bề mặt răng bên trong, nơi răng tiếp xúc với nướu và cả bề mặt nhai trên cùng
- Ở mặt trước của răng, chải xung quanh bề mặt bên ngoài răng, gần với nướu.
Sau khi ăn xong, cha mẹ có thể cho bé dùng chỉ nha khoa để lấy đi phần thức ăn thừa bám ở kẽ răng. Sau khi đánh răng xong, cha mẹ nên cho bé súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước miệng.
2.5 Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp cho trẻ
Làm sao để bé thay răng đẹp? Cha mẹ nên cho bé sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ có lông mềm, mịn nhưng vẫn phải đảm bảo chải được sạch mảng bám. Thay bàn chải thường xuyên sau 3 tháng để hạn chế vi khuẩn bám trên lông bàn chải gây ra các bệnh về nướu răng.
Cần mua cho bé loại kem đánh răng dành cho trẻ em có chứa flour để bảo vệ răng bé. Fluor là một khoáng chất hỗ trợ sự phát triển của xương và răng. Nó củng cố men răng (lớp bảo vệ bên ngoài răng) và giúp ngăn ngừa sâu răng.
Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không nên cho bé dùng kem đánh răng của người lớn; vì nồng độ fluor trong đó sẽ khá cao mà men răng của bé thì còn yếu; sẽ làm hỏng răng trẻ.
[inline_article id=60672]
2.6 Chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ
Dù cha mẹ có làm nhiều cách để giúp cho bé thay răng trắng đẹp nhưng không hiểu vì sao răng bé vẫn cứ bị sâu. Nguyên nhân có thể do bé đã ăn quá nhiều các loại thực ăn và đồ uống có đường và có tính axit. Ví dụ như kẹo, bánh ngọt, soda, nước hoa quả, đồ uống thể thao.
Bé bị sâu răng là do đường trong các loại bánh kẹo giúp các vi khuẩn trong răng bé tiết ra nhiều axit hơn; làm mòn men răng và khiến răng bị đen.
Chính vì thế, làm sao để bé thay răng đều, đẹp, trắng sáng chính là cho bé hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường, tinh bột như bánh kẹo, nước uống đóng chai,… Thức uống tốt nhất cho răng của trẻ là nước và sữa. Khi có thể, cha mẹ hãy chọn các loại thực phẩm như sữa chua, trái cây, rau tươi; và các thực phẩm từ sữa khác như phô mai chẳng hạn.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?
2.7 Loại bỏ những thói quen có hại cho răng miệng
Để bé thay răng đều đẹp, bé nên loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng. Một số thói quen xấu gây hại đến răng miệng có thể kể đến ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh; dùng lưỡi, tay chạm vào răng sữa lung lay khiến răng bị nhiễm trùng; mút tay, ngậm núm vú giả… sẽ khiến răng vĩnh viễn của bé mọc lệch.
Ngoài khiến răng mọc lệch, việc trẻ mút ngón tay hoặc ngậm núm vú giả có thể gây ra nhiều hệ luỵ như biến dạng ngón tay, lở loét da, mắc bệnh truyền nhiễm,…
Vậy làm sao để bé cai tật mút tay và thay răng đẹp? Cha mẹ có thể cái mút tay, ngậm núm vú giả cho bé bằng các cách sau:
- Giải thích cho bé mút tay là xấu.
- Dán băng cá nhân vào ngón tay bé.
- Dùng phần thưởng để cai mút tay cho bé.
- Bôi lên tay bé loại nước có vị bé không thích.
- Dùng biện pháp “đảo ngược” để cai mút tay cho trẻ.
Để biết chi tiết hơn, cha mẹ có thể tham khảo: 12 cách cai tật mút tay dứt điểm cho bé cực kỳ hiệu quả
2.8 Đưa bé thăm khám răng định kỳ với bác sĩ
Ngoài việc đánh răng, làm sao để bé thay răng đẹp? Khám răng định kỳ 2 lần/năm và kiểm tra răng thường xuyên trong giai đoạn trẻ thay răng là điều cần thiết để có bé được hàm răng khỏe mạnh.
Việc kiểm tra răng miệng của trẻ thường xuyên cũng giúp tăng cơ hội phát hiện và điều trị sớm bất kỳ vết sâu răng nào. Hãy đưa trẻ đi khám răng bất cứ khi nào bé kêu đau răng. Cơn đau này có thể là dấu hiệu của một chiếc răng bị sâu hay một vấn đề răng miệng nào đó.
Trên đây là 8 cách làm sao để bé thay răng đều đẹp và trắng sáng. Hy vọng với những cách trên đây, bé sẽ có bộ răng đáng mơ ước.