Mẹ cần đặc biệt lưu ý vấn đề dinh dưỡng trong suốt quá trình chăm sóc trẻ sau khi mổ ruột thừa, bởi điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phục hồi và sức khỏe tổng thể của trẻ. Vậy trẻ vừa mới mổ ruột thừa ăn gì để không gây hại cho vết mổ?
Sau khi mổ ruột thừa nên ăn gì?
Khi trẻ đã phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa xong, các mẹ đã có thể bớt đi nỗi lo con bị đau, bị bệnh hành hạ. Nhưng lúc này, mẹ sẽ lại phải đối mặt với một nỗi lo khác, trẻ sau khi mổ ruột thừa, nên ăn gì thì tốt?
Các mẹ đừng lo, những chuyên gia dinh dưỡng đã dành lời khuyên cụ thể về từng loại thực phẩm phù hợp cho từng giai đoạn tiến triển sau phẫu thuật của trẻ.
Nên bắt đầu bằng những món dễ tiêu hóa
Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Wisconsin (Mỹ), sau khi mổ ruột thừa, thức ăn tốt nhất cho trẻ là những loại dễ tiêu hóa, chẳng hạn như sữa, sữa chua, cháo, súp, canh… Những món ăn này đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ mỗi ngày, trẻ lại vừa dễ nuốt mà cơ thể trẻ cũng nhanh chóng hấp thu dễ dàng.
Đặc biệt, những món ăn dễ tiêu hóa và để lại ít cặn bã trong đường ruột sẽ giúp quá trình hồi phục ở trẻ diễn ra nhanh hơn.
Tuy vậy, đây được xem là một chế độ ăn uống ở giai đoạn “chuyển tiếp”, vì chỉ nên diễn ra trong một thời gian ngắn, trước khi trẻ có thể ăn thêm một số loại thực phẩm khác và quay trở lại chế độ ăn bình thường.
[remove_img id=42227]
Đa dạng thực phẩm từ nhiều nhóm
Nếu quan sát thấy trẻ không bị đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy sau một vài ngày cho trẻ ăn chế độ “chuyển tiếp”, bạn có thể đa dạng khẩu phần mỗi ngày cho trẻ trong vài ngày nhằm thúc đẩy quá trình lành bệnh cho trẻ.
Theo đó, các mẹ cần bổ sung cho trẻ nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng từ tất cả các nhóm thực phẩm, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ, sữa và các chế phẩm từ sữa ít chất béo, protein từ nạc gia cầm, hải sản, đậu… vào bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng lý giải, các loại thực phẩm này dồi dào dưỡng chất giúp cơ thể tạo ra những tế bào mới, giúp chữa lành vết mổ và ngăn ngừa các biến chứng sau mổ có thể xảy ra với trẻ.
Tăng cường những thực phẩm giúp vết thương mau lành
Dù trẻ đang ở trong giai đoạn phục hồi nào sau mổ ruột thừa đi chăng nữa, mẹ vẫn phải đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo đầy đủ lượng protein, carb và chất béo. Mỗi dưỡng chất đều góp phần quan trọng giúp vết mổ nhanh lành, cũng như trẻ sớm phục hồi sức khỏe sau cuộc phẫu thuật.
Cụ thể:
- Protein cung cấp nguyên liệu cho quá trình hình thành collagen – một phần quan trọng cấu tạo nên mô liên kết, giúp vết mổ nhanh liền miệng
- Carb là nguồn năng lượng để cơ thể hình thành các mô và mạch máu mới, đẩy nhanh quá trình hàn gắn vết mổ. Mẹ có thể tăng cường nguồn carb lành mạnh cho trẻ vừa phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bằng các loại đậu, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt, trái cây tươi và rau củ…
- Chất béo rất cần thiết trong việc hình thành màng tế bào mới và giúp giảm viêm khá tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên sử dụng nguồn cung cấp chất béo từ thực vật như dầu ô-liu, hạt mè, đậu và bơ.
Cần có thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch
Các chuyên gia y tế khẳng định, chăm sóc trẻ sau mổ không chỉ nên quan tâm mỗi đến vết mổ. Hệ miễn dịch lúc này cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để trẻ tăng khả năng chống chọi với bệnh tật, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng sau mổ. Vậy, trẻ mổ ruột thừa nên ăn gì để tăng hệ miễn dịch?
Câu trả lời: mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:
- Vitamin C là yếu tố cần thiết trong quá trình sản xuất kháng thể chống lại một số loại virus gây bệnh
- Đặc tính chống ô-xy hóa trong vitamin E giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do các gốc tự do. Gốc tự do được chứng minh còn có thể gây tổn thương màng tế bào, thậm chí DNA, và tăng nguy cơ mặc bệnh cho trẻ
- Kẽm chống nhiễm trùng rất tốt vì là thành phần cần thiết cho sự hình thành bạch cầu, từ đó giúp cơ thể tạo ra các kháng thể và thực hiện các chức năng miễn dịch khác
Và mẹ có thể dùng, những loại rau lá xanh, cà rốt, cà chua… chứa nhiều vitamin A và C, trong khi hạnh nhân và rau bina là thực phẩm giàu vitamin E. Hải sản, sữa, đậu và các loại hạt là nguồn cung cấp dồi dào chất kẽm.
[remove_img id=40484]
Mổ ruột thừa là ca phẫu thuật can thiệp lớn đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, chăm sóc trẻ sau phẫu thuật cần sự phối hợp của bác sĩ và gia đình. Trong đó, vấn đề dinh dưỡng, mổ ruột thừa nên ăn gì, cách chế biến ra sao… là yếu tố quan trọng mà các mẹ cần đặc biệt chú ý.