Trẻ em cười nhiều trước nhất là mang lại niềm vui và sự lạc quan và có thể chính nụ cười ấy là cách để giảm bớt đau đớn của bệnh tật, xua tan ý nghĩ tiêu cực đồng thời cải thiện chất lượng sống của trẻ.
“Siêu” tác dụng từ nụ cười của trẻ
- Tăng quá trình tuần hoàn máu và khả năng trao đổi chất
Ở độ tuổi tiền dậy thì, những rắc rối nho nhỏ trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô cũng khiến trẻ cảm thấy lo lắng, buồn phiền. Nụ cười hồn nhiên đôi khi không còn thường xuyên xuất hiện trên khuôn mặt như khi còn nhỏ.
Hãy giúp trẻ cười nhiều hơn vì nụ cười sẽ làm tăng cường sự co bóp của tim, nhịp tim đập nhanh hơn, lượng máu cũng tăng cao hơn, tác động đến sự vận động cùng lúc các bộ phận khác trên cơ thể, thúc đẩy sự trao đổi chất, khiến cho các thành phần như mỡ, đường, và axit trong cơ thể nhanh chóng được phận giải.
- Hệ hô hấp hoạt động tốt hơn
Trẻ thường xuyên cười sảng khoái, cười lớn là lúc mũi, miệng mở to, phồi nở rộng, tăng cường oxy vào phổi giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Điều này giúp hệ thống hô hấp làm việc tốt hơn.
- Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa
Nụ cười vui vẻ sẽ giúp cho nội tạng có cơ hội được massage, cơ thể tăng cường tiết dịch tiêu hóa, thúc đẩy sự hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Giảm cân
Với những trẻ mắc bệnh béo phì, cùng với chế độ ăn uống hợp lý thì nụ cười cũng góp phần gia tăng quá trình đốt cháy năng lượng và giúp cho cơ bụng được săn chắc hơn.
- Tốt cho trí não
Khi gặp những bài toán khó hay căng thẳng trong mối quan hệ với bạn bè, thay vì muộn phiền suy tư, trẻ có thể cười nhẹ nhàng và thư giãn như một cách giúp cho não minh mẫn, tăng cường trí nhớ, sáng tạo hơn và cài thiện khả năng xử lý vấn đề.
- Cải thiện thái độ tiêu cực
Từ thái độ giân dữ, cảm giác khó chịu, nụ cười có thể “chuyển hóa” suy nghĩ của trẻ sang niềm vui và nghĩ tích cực hơn, thay đổi theo chiều hướng tốt về bản thân và xung quanh.
Giúp trẻ cười nhiều hơn mỗi ngày
Với trẻ em, nụ cười thường gắn liền với niềm vui. Bạn có thể dạy trẻ cách để tìm kiếm niềm vui xung quanh, để trạng thái buồn phiền không có cơ hội “bủa vây” trẻ quá nhiều.
- Tự tin vào bản thân: Mỗi hành động của trẻ đều có mục đích, ý nghĩa nhất định. Mỗi lần đến trường với trẻ phải luôn tin tưởng vào bản thân để tìm kiếm niềm vui quanh mình. Dẹp bỏ những tự tin về vẻ bề ngoài, bệnh tật hay điểm kém một môn học nào đó vì đây chính là kè thù lớn nhất phá hủy sự tự tin và gây cho trẻ những căng thẳng, khó chịu.
- Tạo cơ hội cười cho trẻ: Nếu trẻ chia sẻ với bạn nỗi buồn hoặc cảm nhận được trẻ không vui bạn có thể tạo cơ hội cười cho trẻ bằng các chương trình truyền hình vui nhộn, đọc những truyện hài hước hay xem phim hài…
- Học cách bỏ qua và chấp nhận: Ở độ tuổi tiền dậy thì, trẻ sẽ có những va chạm đầu đời trong mối quan hệ phức tạp của tình bạn thân hay ganh đua thành tích. Dạy trẻ học cách bỏ qua và chấp nhận một số sự việc và dúng cảm đối diện với sai lầm đã mắc phải sẽ giúp trẻ sớm lấy lại cân bằng và khiến bản thân vui vẻ.
- Giúp đỡ mọi người xung quanh: Tham gia các hoạt động xã hội hay giúp đỡ các bạn khó khăn hơn mình bằng cách gấp gọn quần áo cũ, bọc lại sách vở và đồ chơi… là cách để trẻ cảm thấy cuộc sống thêm ý nghĩa và thú vị hơn.
- Ngưng sử dụng các thiết điện tử thông minh: Sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính bảng quá nhiều có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, căng thẳng và trầm cảm đồng thời trẻ không cảm nhận được niềm vui từ cuộc sống.
Giúp trẻ em cười nhiền hơn vừa cải thiện tình sức khỏe và cũng là một cách để cả gia đình thêm niềm vui và gắn kết mọi hoạt động của các thanh viên.