Trẻ trúng thực nên ăn gì và tránh các loại thức ăn như thế nào là điều quan trọng cần có trong sổ tay chăm con của bạn. Hiện tượng ngộ độc thực phẩm không thường xuyên như các bệnh theo mùa nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ tử vong.
Trúng thực nên ăn gì?
- Gừng: Không chỉ là một loại gia vị cho các món ăn ngon, gừng còn có nhiều công dụng trong các bài chữa mẹo từ dân gian. Khi trẻ bị trúng thực, một tách trà gừng hoặc một lát gừng ngậm trong miệng có thể làm giảm các triệu chứng buồn nôn và ợ nóng.
- Chanh: Chanh có thể giảm sốt, tăng cường vitamin C và cũng có thể diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Pha nước cốt chanh với nước ấm và khuyến khích trẻ uống từng ngụm một để làm sạch đường tiêu hóa.
- Giấm táo: Ngay khi trẻ bị đau bụng, nôn trớ hay dùng khoảng 2 thìa cà phê giấm táo và một 300ml nước ấm để kiềm và giết chết các vi khuẩn và làm dịu niêm mạc đường tiêu hóa.
- Tỏi: Trẻ thường không thích tỏi vì khá khó ăn, đặc biệt là nên ăn khi còn đói mới phát huy tác dụng cao. Tuy nhiên với tính chất kháng khuẩn, kháng nấm và các đặc tính kháng virus, tỏi được cho là một trong những loại thuốc tốt nhất trị ngộ độc thực phẩm.
- Húng quế: Nước ép húng quế thêm một chút mật ong chia làm nhiều lần cho trẻ uống trong ngày là biện pháp tốt khi trẻ bị trúng thực. Đặc tính kháng khuẩn có trong húng quế sẽ tiêu diệt vi sinh vật và làm bớt đi khó chịu ở bụng.
- Súp gà: Một chén súp gà nóng khi cơ thể trẻ mệt mỏi sau những lần nôn ói sẽ giúp trẻ phục hồi sau khi bị trúng thực.
Thực phẩm cần tránh
- Giá đỗ không có rễ: Giá đỗ xào thịt heo hay đậu hũ khá dễ ăn và được trẻ yêu thích. Tuy nhiên, các loại giá đỗ trên thị trường thường được làm sạch, không có rễ vì tác dụng phun thuốc diệt cỏ. Nếu không tự làm tại nhà được bạn cần hạn chế cho trẻ ăn các món ăn này.
- Rong biển khô đổi màu: Canh rong biển nóng ăn kèm cơm trắng rất ngon. Nhưng khi mua rong biển, nếu ngâm trong nước lạnh, rong bị chuyển sang màu xanh tím than thì chắc chắn đã bị nhiễm độc trước khi phơi khô đóng gói. Màu sắc này của rong biển tiết ra chất peptide cyclic, fucose, một chất độc tố độc hại cho cơ thể trẻ và có nguy cơ trúng thực cao.
- Khoai lang có đốm đen: Ở các bữa ăn dặm thêm, bạn có thể cho trẻ ăn khoai lang. Vì khoai có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi… đứng đầu về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Nhưng khi mua khoai lang nếu trên vỏ khoai xuất hiện những đốm đen chứng tỏ đã bị nhiễm nấm, ăn vào sẽ dễ trúng độc.
- Các loại cải lá: Bắp cải, cải thảo… có thể bị nhiễm độc do quá trình trồng trọt phun nhiều hóa chất, ngoài việc rửa sạch với nước muối thì bạn không nên xắt chung tất cả các loại cải trên cùng một thớt vì dễ bị nhiễm khuẩn chéo. Cơ thể trẻ cũng còn khá mẫn cảm dễ ngộ độc.
- Trứng: Là loại thực phẩm thân thuộc với trẻ từ khi còn nhỏ, tuy nhiên trứng lại rất dễ nhiễm vi khuẩn Salmonella. Vì vậy, với trẻ đang bị ngộ độc và cả những trẻ khỏe mạnh, bạn nên nấu chín trứng và bỏ món ốp-la ra khỏi thực đơn.
Việc lựa chọn cho trẻ trúng thực nên ăn gì đúng cách sẽ góp phần giúp trẻ nhanh chóng phục hồi năng lượng và đẩy lùi các loại vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể trẻ.