Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em: Nguy hiểm cho não bộ nếu không điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ là chứng bệnh nguy hiểm khó lường. Nếu bệnh không được phát hiện và kịp thời chữa trị, bệnh sẽ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho não bộ.

Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em là bệnh liên quan đến tình trạng viêm ở vùng tai giữa do nhiễm trùng. Trẻ mắc chứng này có hiện tượng mủ tích tụ, gây đỏ màng nhĩ, đau nghiêm trọng và sốt. Bệnh có thể gây biến chứng và ảnh hưởng sức khỏe của trẻ em.

Viêm tai giữa ở trẻ
Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm tai giữa có mủ ở trẻ em

Viêm tai giữa có mủ ở trẻ em là triệu chứng viêm cấp tính do nhiễm trùng, ứ đọng dịch trong màng nhĩ. Có nhiều nguyên nhân đưa đến chứng này. Người ta chia làm 2 nhóm nguyên nhân:

Nguyên nhân tự thân

  • Hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu, dễ mức những bệnh bẩm sinh.
  • Cấu trúc giải phẫu học ở trẻ bất thường: Bệnh tai mũi họng, hở vòm hầu, rối loạn chức năng…

Nguyên nhân ngoại

  • Trẻ chọc ngoáy tai gây viêm nhiễm
  • Tác động ngoại lực: Bị tát, bị té, tai nạn giao thông…
  • Phấn hoa, bụi, lông thú vật cũng gây ra chứng viêm tai cho trẻ
  • Trẻ bị bệnh tai mũi họng lâu ngày không chữa trị đúng cách. Chất xuất tiết ở mũi họng lan lên tai giữa

Đây cũng là bệnh theo mùa, thường xảy ra vào mùa đông. Do thời tiết lạnh, các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên và cảm lạnh tạo điều kiện hình thành chứng viêm tai giữa.

Viêm tai giữa ở trẻ gây biến chứng nghiêm trọng

Trong thời gian ủ bệnh, biểu hiện chứng viêm này không rõ rệt. Nhưng nếu trẻ có dấu hiệu thiếu tập trung, nghễnh ngãng, mẹ chớ nên xem thường và bỏ qua.

Trẻ bị viêm tai giữa có hiện tượng chảy mủ ở tai. Dịch đọng trong tai làm đau màng nhĩ làm con kêu khóc đau đớn. Dịch tích tụ nhiều có thể làm thủng màng nhĩ.

Điều đáng nói là khi thủng màng nhĩ, áp lực trong tai giảm, trẻ bớt đau, bớt sốt. Cha mẹ tưởng viêm tai thuyên giảm, nhưng kỳ thực bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Mủ tái đi tái lại làm tổn thương màng nhĩ, xương tai, cấu trúc tai giữa. Trẻ có thể điếc.

Thậm chí, bệnh có thể biến chứng nặng: Nhiễm trùng sọ não. Kéo theo các chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc gây liệt dây thần kinh mặt (dây số 7).

Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Nếu đưa trẻ đi khám kịp thời, bác sĩ dùng kỹ thuật nội soi, chích một lỗ nhỏ ở màng nhĩ và đặt vào đó một ống thông nhỏ. Ống thông khí xuyên qua màng nhĩ nhằm hút sạch dịch nhầy quánh ra ngoài và lưu ống thông khí tại chỗ để dịch có thể tự chảy ra ngoài.

Viêm tai giữa ở trẻ em

Bác sĩ cho trẻ dùng kháng sinh thì liệu trình 10 ngày là tối đa. Trẻ từ 6 tuổi trở lên bị viêm nhẹ hoặc trung bình, chỉ nên dùng một liều kháng sinh từ 5-7 ngày.

Cha mẹ nên lưu ý các triệu chứng khi con kêu đau tai, xác định sớm viêm tai giữa ở trẻ. Đưa con đi khám chữa sớm chừng nào, bạn tránh được cho con khả năng bị điếc và biến chứng nguy hiểm hiệu quả bấy nhiêu.