Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Có nên cho bé sử dụng các loại siro giúp bé ăn ngon?

Tất tần tật những vấn đề mà mẹ quan tâm liên quan đến siro giúp bé ăn ngon miệng sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mẹ hãy cùng Marry Baby tìm hiểu mẹ nhé!

Siro giúp bé ăn ngon là gì?

Trong y khoa, siro hỗ trợ tiêu hóa hay còn được gọi là siro giúp bé ăn ngon nằm trong nhóm thuốc không kê đơn (OTC). Các loại siro này thường có thành phần chứa nước, natri bicarbonate, đường, cồn 3,6%, các loại thảo dược như hoa cúc, gừng, cam thảo, thì là, bạc hà, chanh, quế, đinh hương,…

Tùy theo công ty sản xuất và quy định của từng quốc gia mà siro ăn ngon có thể chứa cồn hoặc không. Ngoài ra, đường cũng có thể được thay bằng các chất làm ngọt nhân tạo khác.

Mẹ có thể cho bé sử dụng siro để cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị chứng đau bụng, đầy hơi, táo bón và kích thích vị giác ở trẻ, tăng cảm giác thèm ăn để trẻ có thể ăn ngon miệng hơn.

Siro giúp bé ăn ngon có thật sự an toàn hay không?

Sự an toàn của bé luôn là vấn đề mà mẹ chú ý hàng đầu. Do đó, trước khi cho bé sử dụng, mẹ cũng đặc biệt quan tâm đến việc siro giúp bé ăn ngon có thật sự an toàn với bé. Hiện nay, chưa có đủ căn cứ để kết luận siro hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng để lại những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, trước khi cho bé sử dụng các loại ​​siro giúp bé ăn ngon ngủ ngon, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Siro giúp bé ăn ngon có chứa cồn

Tuy hàm lượng cồn bên trong các loại siro này thường rất thấp nhưng các bác sĩ cho biết, cồn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Do đó, để an toàn hơn, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại siro có thành phần không chứa cồn.

Thành phần Natri bicarbonate trong siro

Natri bicarbonate hoặc bột nở (baking soda) có trong siro giúp bé ăn ngon có thể phản ứng với axit dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Việc sử dụng siro quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng cơ thể hấp thụ canxi từ sữa và natri bicarbonate, từ đó khiến canxi trong máu tăng cao và gây nên hội chứng sữa – muối kiềm.

Vì thế, trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sinh non và trẻ có các vấn đề về thận không nên sử dụng các loại siro giúp bé ăn ngon này.

Đường trong siro có thể khiến bé sâu răng

siro ăn ngon có thể làm sâu răng

Đường là một thành phần đặc biệt bên trong siro để giúp siro trở nên dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều đường có thể gây sâu răng cho bé và khiến bé dễ gặp các vấn đề về răng miệng.

Nhìn chung, việc siro giúp bé ăn ngon có thật sự an toàn hay không phụ thuộc rất nhiều vào bảng thành phần bên trong siro. Tùy theo quốc gia, thương hiệu sản xuất mà thành phần trong siro có thể bị thay đổi ít nhiều.

Khi chọn mua siro hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp bé ăn ngon miệng hơn, mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần, ưu tiên lựa chọn sản phẩm không chứa cồn và có hàm lượng đường thấp, hạn chế đường nhân tạo. Ngoài ra, nếu bé có dị ứng với bất cứ nguyên liệu, thành phần nào, mẹ nên chú ý để xem được siro giúp bé ăn ngon có những thành phần này hay không.

Một số bí quyết giúp bé ăn ngon miệng hơn

Bên cạnh việc cho bé sử dụng siro hỗ trợ bé ăn ngon, mẹ có thể áp dụng thêm một số biện pháp để kích thích cảm giác thèm ăn ở bé, để bé ăn ngon miệng hơn:

  • Đa dạng các nguồn thực phẩm, món ăn: Ăn lặp đi lặp lại một vài món ăn hoặc chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định thường dễ gây ngấy và khiến bé trở nên chán ăn. Mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn ăn uống của con để con có thể ăn ngon miệng hơn.
  • Kết hợp những món ăn mới và cũ: Để giúp bé ăn ngon miệng hơn, đặc biệt là khi cho bé thử các loại thức ăn mới, mẹ có thể kết hợp cùng với những món ăn cũ mà bé yêu thích để khuyến khích bé ăn nhiều hơn.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Công thức 5532 cho bé thực đơn dinh dưỡng đủ chất

  • Cho bé tham gia vào quá trình mua thực phẩm và chế biến món ăn: Khi bé bước vào giai đoạn 3-4 tuổi, mẹ có thể cho bé cùng mẹ đi chợ, lựa chọn thực phẩm và tập sơ chế, nấu ăn. Như vậy, bé sẽ hứng thú hơn với các món ăn trong ngày và từ đó ăn nhiều hơn.
  • Cho bé lựa chọn món ăn của mình: Thay vì liên tục cho bé dùng siro ăn ngon, mẹ có thể dựa theo niềm vui và sở thích của con trong việc ăn uống để có thể chế biến những món ăn theo đúng ý của bé. Khi được ăn những món mà mình thích, bé có thể ăn nhiều hơn và ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không chiều theo ý con và cho con ăn các loại thực phẩm không lành mạnh mẹ nhé.
  • Hạn chế thời gian xem TV và dùng máy tính: Trong thời gian bé sử dụng các loại thiết bị điện tử, bé thường sẽ ăn vặt nhiều hơn. Điều này có thể khiến bé no bụng, không còn hứng thú với bữa ăn chính của mình và khiến bé ăn ít hơn. Lúc này, việc cho bé sử dụng siro giúp bé ăn ngon cũng không còn mang đến hiệu quả như mẹ mong muốn. Vì thế, tốt nhất mẹ nên hạn chế cho bé dùng các loại thiết bị điện tử quá nhiều mà thay vào đó, nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động khác, chẳng hạn như bơi lội, chạy bộ, đá bóng,…
  • Giúp bé trở nên thoải mái nhất: Trong giờ ăn, mẹ nên tránh đề cập đến các vấn đề tiêu cực hoặc la mắng, trách phạt con. Vấn đề này sẽ khiến bé bị ám ảnh tâm lý và dẫn đến cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.

cách hỗ trợ mẹ ăn ngon miệng

Siro giúp bé ăn ngon là một giải pháp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh việc cho bé sử dụng siro, mẹ có thể áp dụng thêm một vài biện pháp khác để kích thích cảm giác thèm ăn ở bé và giúp bữa ăn không còn trở thành nỗi ám ảnh của con mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi? Giun sán nguy hại như thế nào?

tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi
Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi cần cẩn thận

Tẩy giun là việc làm cần thiết mà mẹ nên áp dụng cho bé, nhất là các bé có biểu hiện còi cọc, chậm lớn. Tuy vậy, không phải trẻ ở độ tuổi nào cũng có thể tẩy giun được. Vậy, trẻ mấy tuổi thì bố mẹ có thể tẩy giun cho bé được? Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi có sao không? Cùng tìm hiểu cặn kẽ hơn về cách tẩy giun cho trẻ với MarryBaby bạn nhé!

Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi có nên hay không?

1. Tác hại và triệu chứng của việc nhiễm giun sán ở trẻ em

Trước tiên, chúng ta cần phải biết về nguy cơ nhiễm giun sán của trẻ. Lứa tuổi từ 1 đến 7 tuổi là thời điểm mà cơ thể trẻ dễ mắc giun sán, ký sinh trùng nhất. Việc tẩy giun là vô cùng cần thiết để tiêu diệt giun, ký sinh trùng có trong đường ruột của bé. Một số loại giun nguy hiểm thường gặp đó là giun đũa, giun kim, sán dây…

Tác hại của giun sán gây ra cho trẻ đó là:

  • Trẻ lười ăn, giảm cân, mất ngủ
  • Nặng có thể là ngứa ngáy vùng hậu môn, mệt mỏi, hay cáu khóc
  • Để tình trạng nhiễm giun kéo dài, trẻ sẽ đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, tắc ruột, viêm ruột…

Khi trẻ có những biểu hiện như chán ăn, biếng ăn, gầy rạc, người xanh xao… khả năng cao là giun sán đang gây tác hại từ bên trong. Do đó, bố mẹ sẽ có những biện pháp để tẩy giun cho bé.

2. Tẩy giun nên hay không?

Tẩy giun nên hay không?

Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi? Câu trả lời là nên tẩy giun cho trẻ, tuy vậy bạn cần tham khảo thêm nhiều yếu tố. Thuốc tẩy giun là biện pháp đơn giản và thường được dùng nhất hiện nay. Tuy vậy, loại thuốc này khá đặc biệt, có thể kèm theo một số tác dụng phụ. Kể cả người lớn cũng không thể tùy tiện dùng thuốc tẩy giun, thế nên trẻ em lại càng phải đặc biệt cẩn thận. Do đó, bố mẹ cần hết sức lưu ý và cẩn trọng trước khi tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi.

Trước khi tẩy giun cho trẻ, bố mẹ cần tham khảo bác sĩ thật cẩn thận. Để cẩn thận, mẹ hãy đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám kỹ lưỡng hơn. Trẻ dưới 2 tuổi đã có thể dùng thuốc tẩy giun, nhưng trẻ dưới một tuổi thì bạn tuyệt đối không nên cho sử dụng loại thuốc này nhé!

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cách tẩy giun cho bé đó là:

Sử dụng thuốc tẩy giun gồm albendazole (400 mg) hoặc mebendazole (500 mg) với thời gian là 6 tháng/1 lần. Liều lượng này được khuyến cáo dùng cho tất cả trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi, trẻ mẫu giáo 1-4 tuổi và trẻ em ở độ tuổi đang đi học từ 5 đến 12 tuổi và sống ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm giun cao.

>>> Bạn có thể quan tâm: Nên kỷ luật trẻ 2 tuổi như thế nào để bé ngoan hơn?

Tìm hiểu về các loại thuốc tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi

các loại thuốc tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi
Ảnh minh họa

Đối với trẻ trên hai tuổi, dù không có triệu chứng gì thì bố mẹ cũng nên tẩy giun định kỳ. Thời gian tẩy giun thường khoảng 6 tháng một lần. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, khi có triệu chứng hoặc phát hiện chắc chắn có giun sán mới thực hiện cho dùng thuốc tẩy giun.

Tốt nhất nếu nghi ngờ con nhiễm giun sán, bố mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để khám tầm soát. Một số loại thuốc có thể dùng tẩy giun cho trẻ đó là:

Mebendazole: Dùng loại dạng 500mg. Thuốc có dạng viên nén vị ngọt trái cây hoặc dung dịch uống có hương. Bố mẹ cho trẻ uống một lần duy nhất 500mg/ngày và nên uống vào buổi sáng. Đối với dạng thuốc hàm lượng 100 mg mỗi viên, cần cho bé uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.

Albendazole: Bạn cho trẻ dùng loại viên nén 400mg. Trẻ chỉ cần uống một lần duy nhất 400mg/ngày và cũng uống vào buổi sáng.

♦ Pyrantel: Thuốc được trình bày dưới dạng viên nén 125mg và 250mg, liều dùng phù hợp là 10mg cho mỗi kilogam cân nặng. Trẻ chỉ cần uống 1 liều duy nhất.

>>> Bạn có thể quan tâm: Thực đơn cho bé 2 tuổi kiểu Nhật

Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi nên lưu ý những điều gì?

Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi nên lưu ý những điều gì?

Khi tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho con:

  • Thuốc tẩy giun có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn cho trẻ. Cụ thể, một vài trẻ sau khi tẩy giun xong sẽ đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy. Một vài trường hợp biến chứng trẻ có thể bị phát ban, ngứa hay nổi mề đay. Bố mẹ cần theo dõi sát bé dưới 2 tuổi sau khi tẩy giun, chỉ cần có bất cứ triệu chứng nào như trên thì đưa bé tới cơ sở y tế ngay.
  • Thuốc tẩy giun cho trẻ có thể uống trong hoặc sau bữa ăn. Bạn không cần bắt trẻ nhịn đói hay ăn kiêng khi dùng thuốc tẩy giun. Dùng thuốc tẩy giun nên dùng vào buổi sáng sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
  • Sau khi dùng thuốc tẩy giun, bố mẹ cần có các biện pháp phòng tránh trẻ tái mắc giun sán. Cách làm khá đơn giản đó là dạy bé rửa tay thường xuyên, ăn chín uống sôi và đi vệ sinh đúng cách.

Bạn biết gì về giun sán cũng như cách xâm nhập của chúng?

trẻ rửa tay sạch sẽ để ngừa giun sán

Giun sán là những loại ký sinh trùng, sống chủ yếu trong đường ruột của người. Giun sán có nhiều loại và bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn dưới đây:

♦ Giun đũa: Giun đũa là một loài chuyên ký sinh ở ruột non người. Giun cái sẽ đẻ trứng lẫn trong phân người, phân ra ngoài sẽ mang trứng ra môi trường. Trứng giun sau đó xâm nhập cơ thể người qua đường thức ăn hoặc nước uống. Sau khi xâm nhập thành công, trứng giun sẽ phát triển thành công trưởng thành. Giun đũa thường gây ra các biến chứng như tắc ruột, tắc ống mật hoặc áp xe gan.

♦ Giun kim: Giun kim là loại giun thường ký sinh ở ruột non, sau đó phát triển xuống ruột già. Giun cái sẽ đẻ trứng ở rìa hậu môn, bởi thế bé bị mắc giun kim sẽ thường bị ngứa ngáy hậu môn. Giun kim lây truyền bằng cách trứng giun bám vào tay, rồi lại vào miệng hoặc bám vào quần áo, đồ vật để ra môi trường bên người. Tác hại của giun kim đối với cơ thể đó là làm bé mệt mỏi, biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Giun móc: Giun này thường ký sinh ở tá tràng, giun sẽ hút máu trực tiếp ở thành ruột. Đường lây nhiễm của giun móc là từ trứng giun ra ngoài môi trường, phát triển thành ấu trùng, sau đó bám vào tay không rửa hoặc đồ ăn bẩn để vào cơ thể. Loài giun này khiến bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, thiếu máu trầm trọng.

♦ Giun tóc: Giun tóc thường ký sinh ở ruột già. Người có thể mắc giun tóc vì ăn phải trứng giun trong đồ ăn. Giun tóc gây đau bụng, buồn nôn, chán ăn… nặng hơn có thể gây sa trực tràng.

[inline_article id=210963]

Tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi là việc làm cần thiết cho trẻ, nhất là khi con bạn có các biểu hiện bị nhiễm giun sán. MarryBaby khuyên bố mẹ hãy luôn giữ cho con lối sống lành mạnh, vệ sinh đúng cách để phòng tránh được những tác hại của giun sán nhé!

Hương Hoa 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Bệnh trĩ ở trẻ em, bé dễ mắc phải nếu mẹ chăm không đúng cách

Bệnh trĩ ở trẻ em có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nếu bé không được chăm sóc, nuôi dưỡng đúng cách. Bạn đã biết cặn kẽ về bệnh này chưa?

Bệnh trĩ ở trẻ em

Hiểu về bệnh trĩ

Bệnh trĩ xuất hiện là do các tĩnh mạch sưng gây khó chịu ở trực tràng hoặc hậu môn. Có hai loại trĩ, trĩ nội sưng bên trong hậu môn và bệnh trĩ ngoại sưng lên gần lỗ hậu môn.

Căn bệnh này gây khó chịu, nhưng nói chung không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Khi đi tiêu, mô máu ở hậu môn sưng lên để giúp kiểm soát chuyển động. Khi các mô quanh hậu môn bị gia tăng áp lực quá mức sẽ gây ra trĩ. Và nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trĩ là táo bón. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

  • Rặn quá mức khi đi tiêu
  • Tiêu chảy
  • Ngồi trong nhà vệ sinh trong thời gian dài
  • Thừa cân

Khi bệnh trĩ, bạn có thể thấy 1 cục thịt cứng quanh hậu môn và đôi khi chúng cần phải được phẫu thuật cắt bỏ. Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh trĩ.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Nếu lo lắng con bạn đang bị bệnh trĩ vì các triệu chứng mà bé đang mắc phải, bạn không nên hoảng sợ. Bệnh trĩ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hiếm.

Triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em

bệnh trĩ ở trẻ em

Bé không thể nói với bạn những gì mà chúng gặp phải. Vì vậy, điều quan trọng là mẹ phải thận trọng và chú ý đến các triệu chứng để xác định bé có bị bệnh trĩ hay không. Mặc dù bệnh trĩ ở trẻ em sẽ hiếm gặp, nhưng nếu bạn thấy các khối u sưng, kích thích xung quanh hậu môn bé của bạn, đó có thể là một dấu hiệu của bệnh trĩ.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ đối với người lớn – và đôi khi ở trẻ nhỏ, ở trẻ sơ sinh có khả năng do các tình trạng khác như táo bón hoặc nứt hậu môn gây ra. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Những vệt máu đỏ tươi kèm chất nhầy từ phân
  • Hậu môn có chất nhầy
  • Đi tiêu phân cứng, khô

Nếu nghĩ rằng con bạn bị bệnh trĩ, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để có kết luận chính xác, đừng tự chẩn đoán tại nhà. Trong một số trường hợp, tình trạng đi tiêu ra phân có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Vì nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh trĩ là táo bón nên điều quan trọng là phải theo dõi những gì bé ăn để khắc phục tình trạng này. Nếu bé bú sữa mẹ, tình trạng bị táo bón là trường hợp cực kỳ hiếm. Nếu nguồn thức ăn chính của bé là sữa công thức hoặc bắt đầu chuyển sang thức ăn đặc, có nhiều khả năng bé sẽ bị táo bón hơn.

Đối với trẻ lớn và người lớn, táo bón thường là do thiếu chất xơ, thiếu nước và thiếu vận động. Còn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Các bác sĩ có thể đề nghị bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ nhỏ một lượng:

  • Nước
  • 100% nước ép táo, lê hoặc nước ép mận
  • Đậu Hà Lan xay nhuyễn
  • Ngũ cốc, lúa mì hoặc lúa mạch

[inline_article id=81895]

Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị sử dụng thuốc đạn glycerin cho trẻ sơ sinh. Cùng với táo bón, một trong những điều kiện có thể khiến bạn lo lắng rằng bé bị bệnh trĩ là bệnh rò hậu môn. Nếu thấy máu khi bạn lau hậu môn làm sạch phân cho bé, rất có thể nguyên nhân là do nứt hậu môn, không phải bệnh trĩ.

Trong cả hai trường hợp, chỉ cần thấy phân có máu là bạn nên đưa bé đi khám bệnh ngay. Các vết nứt hậu môn thường tự lành, nhưng cha mẹ cần làm sạch vùng hậu môn một cách nhẹ nhàng và thay tã cho bé thường xuyên.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả đối với các tình trạng ở trẻ gồm:

  • Tăng lượng thức ăn cho bé
  • Cho bé uống nhiều nước hơn để giúp làm mềm phân
  • Sử dụng khăn lau mềm, ướt, không chứa dầu để tránh kích ứng vùng bị ảnh hưởng
  • Sử dụng thạch bôi trơn y tế để bôi trơn hậu môn của bé trong quá trình đi tiêu
  • Nhẹ nhàng di chuyển cánh tay và chân bé để giữ cho cơ thể và hệ tiêu hóa của con yêu hoạt động tốt

Nếu bé đáp ứng với các phương pháp điều trị này, các triệu chứng có thể hết trong vòng một đến hai tuần. Nếu các triệu chứng vẫn còn, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị thay thế. Nếu nghĩ bé bị bệnh trĩ, bạn hãy nhờ bác sĩ kiểm tra vì bệnh trĩ và các tình trạng khác cũng có triệu chứng tương tự. Bên cạnh đó, điều quan trọng là bạn nên tập cho bé có một chế độ ăn uống, tập thể dục để tạo điều kiện cho nhu động ruột trơn tru hơn.

Uyên Hồ

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Điều trị táo bón ở trẻ đơn giản và hiệu quả

Mẹ làm thế nào để giúp bé ngăn ngừa và điều trị táo bón ở trẻ dứt điểm, tránh để biến chuyển thành vòng lặp luẩn quẩn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ của bé.

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón do bệnh lý

Phình giãn đại trực tràng, hẹp hậu môn, trĩ bẩm sinh,… là những bệnh lý khiến việc đại tiện của trẻ gặp khó khăn. Táo bón do bệnh lý sẽ chỉ được điều trị dứt điểm khi những bệnh trên được giải quyết triệt để.

Cơ địa trẻ nóng trong, thường xuyên mất nước làm đai tràng tăng hấp thu nước từ máu vào phân gây hiện tượng khô cứng, khó đào thải.điều trị táo bón ở trẻ 3

Trẻ bị táo bón chức năng

Do chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nhưng lại hay tiếp xúc với nguồn thức ăn mới. Đặc biệt, khẩu phần ăn thiếu chất xơ, uống ít nước là nguyên nhân chủ yếu của táo bón. Nếu trẻ đang uống bổ sung sắt, canxi hay đang điều trị bằng kháng sinh cũng tăng nguy cơ mắc táo bón.

Thường xuyên ăn các đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chất béo và đạm, mất cân bằng các thành phần dinh dưỡng.

Khi mắc táo bón trẻ sẽ có tâm lý sợ đi đại tiện, điều này càng khiến phân tích tụ ở đại tràng, trở nên khô cứng và càng gây khó khăn và đau khi đi tiêu.  

Ảnh hưởng của táo bón đến sức khỏe của bé

Khi chất thải dồn nén lại nhưng bé lại không thể đi ngoài, trẻ phải dùng sức để rặn vì thế gây cảm giác đau đớn. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ dùng thuốc nhuận tràng hay tẩy xổ, chất thải bị cưỡng ép đẩy ra ngoài gây hiện tượng nứt và tổn thương hậu môn. Tình trạng này diễn ra nhiều lần khiến trẻ có tâm lý sợ đi tiêu và cố nhịn, dần dần táo bón trở thành vòng luẩn quẩn, ngày càng nặng nề hơn.

Táo bón diễn ra lâu ngày sẽ gây áp lực lớn cho trực tràng của bé vì chất thải cản trở quá trình lưu thông máu dẫn đến bệnh trĩ và các bệnh về trực tràng như sa trực tràng, phình đại tràng,…

Chất thải chứa nhiều độc tố như dexycholic axit và NOCs đọng lại trong trực tràng lâu sẽ khiến các thành mạch niêm mạc bị nhiễm độc.

Táo bón kéo dài còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ khiến trẻ hay khó chịu, cáu gắt, tâm tính thất thường. Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn, trẻ giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon, bỏ bữa hoặc ăn ít. Tình trạng này nếu kéo dài quá lâu sẽ khiến sức khỏe và thể trạng của bé bị sa sút, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Điều trị táo bón ở trẻ dứt điểm

Khi trẻ bị táo bón thường xuyên mẹ nên xác định rõ nguyên nhân nếu là táo bón do bệnh lý mẹ cần đưa bé đến chuyên khoa tiêu hóa để điều trị.

Hướng dẫn thói quen sinh hoạt đúng cách

Đối với các nguyên nhân do chế độ sinh hoạt chưa phù hợp, mẹ cần điều chỉnh hướng dẫn trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, không vội vàng đi không hết phân hoặc ngồi bô quá lâu, khi muốn đi đại tiện không nên sợ bẩn hoặc ngại không xin phép cô giáo đi vệ sinh,…

Xoa bụng bé

Mỗi ngày trước khi đi đại tiện, cha mẹ hãy xoa theo vòng tròn quanh bụng từ phải sang trái khoảng 5 – 10 phút để kích thích cảm giác đại tiện của bé.

Cho bé nằm ngửa, cầm hai chân của bé và di chuyển lên xuống như động tác đạp xe. Giống như xoa bụng cần thực hiện 10-15 phút sau khi bé ăn khoảng 30 phút.

điều trị táo bón ở trẻ 1

Tắm nước ấm, thư giãn

Có thể cho bé tắm nước ấm, thư giãn trong bồn-chậu một chút để phân di chuyển dễ dàng hơn, đồng thời mẹ cũng xoa bóp nhẹ vùng bụng cho bé. Khi tắm xong cần lau khô ngay tránh bị lạnh cho bé.

Bổ sung chất xơ và chất lỏng

Cải thiện chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ cho trẻ: Ở trẻ còn bú cần cho trẻ bú đủ nhu cầu trong ngày. Nếu mẹ bị táo bón trong khi cho con bú cũng phải điều trị táo bón ở mẹ, mẹ cũng cần phải bổ sung một lượng nước đầy đủ, khoảng 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cung cấp một lượng sữa dồi dào, chất lượng cho con đồng thời sẽ hạn chế được tình trạng táo bón ở trẻ.

Ở trẻ ăn dặm ăn đủ nhu cầu, bữa ăn đa dạng cung cấp đủ đạm, chất xơ (rau xanh như rau lang, rau mồng tơi, khi nấu bột, cháo cần xay nhỏ lấy cả nước lẫn rau hoặc

Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo hoặc lớn hơn ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ, uống đủ nước, nên cho trẻ ăn thêm sữa chua để kích thích tiêu hóa.

Tìm hiểu lời khuyên của chuyên gia nhi khoa giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón: https://taobon.bacsituvan.net/

Bổ sung men vi sinh

Ngoài chú ý đến bổ sung chất xơ cho bé, mẹ cũng cần tăng cường hệ vi sinh đường ruột cũng là cách để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động khỏe mạnh hạn chế táo bón. Bổ sung men vi sinh mang lại hiệu quả cao cho những bé bị táo bón, đặc biệt những men vi sinh có chứa chất xơ hòa tan (prebiotics). Nếu bé đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa thì việc bổ sung men vi sinh là vô cùng cần thiết.

điều trị táo bón ở trẻ 2

Men vi sinh Golden Lab do công ty Vinh Gia phân phối được sản xuất tại nhà máy Cell – Biotech và nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc.

Sản phẩm chứa thành phần là các vi khuẩn có lợi (probiotic) được phân lập từ kim chi Hàn quốc và chất xơ hòa tan (prebiotic), đặc biệt được bào chế theo công nghệ bao kép Lab2Pro giúp tăng khả năng phân giải thức ăn của hệ tiêu hóa trẻ nhỏ, giảm tình trạng táo bón.

Nhờ có nguồn gốc tự nhiên từ Kim chi Hàn Quốc nên Golden Lab rất an toàn, có thể sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm: https://sanpham.goldenlab.vn/

Liên hệ: 1900 1259 (giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: [email protected] để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

điều trị táo bón ở trẻ 4

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Những điều không thể không biết về bệnh Celiac ở trẻ em

Trong các bệnh liên quan đến đường ruột ở trẻ em bệnh Celiac là một bệnh tiêu hóa điển hình gây tổn thương ruột non và gây cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Trẻ bị mắc không thể dung nạp gluten,một loại protein phổ biến có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch.

Nếu mẹ không sớm phát hiện ra các triệu chứng, trong giai đoạn trẻ ăn dặm để bé thưởng thức những thực phẩm chứa gluten, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tấn công niêm mạc ruột non. Gluten không được tiêu hóa sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột.

Nguyên nhân phổ biến

Có 2 nguyên nhân chính tác động trực tiếp gây ra bệnh là do yếu tố di truyền hoặc đến từ môi trường, tức là bé tiếp xúc với yếu tố kích hoạt. Thông thường, nếu là do di truyền trẻ sẽ có những biểu hiện sớm sau khi sinh sau đó phát triển thành những dấu hiệu rõ rệt khi tiếp xúc với thực phẩm chứa gluten.

bệnh celiac
Bệnh dị ứng gluten có thể xuất hiện từ sau sinh và “bám” trẻ tới khi trưởng thành

Bệnh Celiac khác so với tình trạng dị ứng với lúa mì. Các dị ứng xảy ra khi các yếu tố khác nhau của hệ miễn dịch bị kích hoạt bởi lùa mì, gây nên các triệu chứng dị ứng như  phát ban và thở rít.

Dấu hiệu nhận biết

Khi bé gặp các vấn đề về đường ruột, dấu hiệu nhận đặc trưng:

  • Trẻ bị tiêu chảy
  • Bé chán ăn
  • Chướng bụng hoặc bị đau bụng thường xuyên
  • Giảm cân hoặc khí tăng cân

Mẹ cần biết rằng những triệu chứng này có thể bắt đầu ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến khi trưởng thành, bất kỳ khi nào ăn thực phẩm chứa gluten.

Một số ít trường hợp, trẻ không có dấu hiệu nào phổ biến nhưng lại có vấn đề về cân nặng, chậm phát triển, thiếu máu, thiếu sắt, phát ban hoặc các vấn đề nha khoa. Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân mỡ, đầy hơi, chướng bụng.

  • Các triệu chứng về da: Các triệu chứng bao gồm ngứa, nổi mụn nước ở khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng dưới, mặt, cổ, thân mình, đôi khi còn trong khoang miệng .
  • Vấn đề răng miệng: Đó là những vấn đề khi trẻ thay răng vĩnh viễn bao gồm men răng ngả vàng hoặc có những đốm nâu, rãnh hoặc hố trên răng.

Ngoài ra bệnh Celiac có thể gây nên các triệu chứng nhẹ và mơ hồ như mệt mỏi, thiếu máu thiếu sắt trong giới hạn hoặc thấp bé hơn các bạn cùng độ tuổi. Một khi trẻ được xác định mắc bệnh Celiac sau sinh thiết da hoặc ruột, cách điều trị duy nhất là hoàn toàn loại bỏ gluten trong chế độ ăn.

Điều trị bệnh Celiac

Để điều trị dứt điểm bệnh Celiac mẹ cần đưa bé đến các trung tâm Nhi khoa uy tín, tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi đã chuẩn đoán chính xác trẻ mắc bệnh dựa trên kết quả sinh thiết ruột, liệu pháp điều trị hàng đầu đó là áp dụng một chế độ dinh dưỡng không có gluten.

Nếu không được điều trị, bệnh celiac có thể dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe khác, như loãng xương, u lympho ruột, vô sinh và một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Kém hấp thu dinh dưỡng
  • Giảm mật độ xương, gia tăng nguy cơ gãy xương
  • Tăng nguy cơ ung thư họng và thực quản
  • Suy dinh dưỡng
  • Tiêu chảy thường xuyên
  • Mệt mỏi
  • Thiếu máu
  • Thấp lùn
  • Quáng gà
  • Xuất huyết
  • Các vấn đề về tâm thần

Điều lưu ý đáng quan trọng khác là tuyệt đối không bao giờ áp dụng chế độ ăn không có gluten cho trẻ khi chưa có kết quả chẩn đoán sinh thiết ruột.

Đã có nhiều trường hợp trẻ bị ép buộc phải tuân theo chế độ ăn nghiêm ngặt không cần thiết và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng mặc dù trẻ không hề mắc bệnh. Ngoài ra, cũng phải kể đến trường hợp khi sinh thiết ruột cho kết quả dương tính giả.

bệnh dị ứng gluten 1
Một chế độ ăn không gluten chỉ ấp dụng sau khi bác sỹ đưa ra kết luận

Những thực phẩm không chứa gluten

Dưới đây là một số thực phẩm không chứa gluten từ gạo, ngô và khoai tây như:

  • Kiều mạch
  • Bột năng
  • Hạt kê
  • Diêm mạch

Trong gian đoạn trẻ ăn dặm mẹ nên lựa chọn cho trẻ những loại thực phẩm được làm từ những loại hạt kể trên. Ngoài ra cần luôn đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết được sản phẩm nào có chứa gluten.

Ngoài việc kiêng cữ cần thiết các thực phẩm chứa gluten, bé có thể ăn thoải mái các thực phẩm sau:

  • Rau và trái cây
  • Hầu hết các sản phẩm sữa
  • Thịt đỏ
  • Thịt gà
  • Trứng
  • Đậu đỗ
  • Các loại quả hạch

[inline_article id=61207]

Khi trẻ bị mắc bệnh Celiac điều quan trọng nhất là phát hiện sớm các triệu chứng đồng thời đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám sức khỏe và làm xét nghiệm chuẩn đoán sinh thiết ruột.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Trẻ bị hôi miệng, nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Nếu trong giai đoạn sơ sinh, chứng hôi miệng thường xuất hiện ở bé tuổi tập đi và đang ăn dặm. Vì trong giai đoạn này, các loại đồ chơi kém vệ sinh hay thức ăn còn sót trong miệng sẽ gây nên vi khuẩn  và tạo nên mùi hôi. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng đó là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó.

Nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em

Nếu bé nhà bạn đang bị hôi miệng, hãy thử kiểm tra những nguyên nhân nào dưới đây có thể là lý do làm hơi thở bé kém thơm tho:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Sau khi sinh, bé chưa biết cách hoặc bố mẹ lười vệ sinh răng miệng cho bé khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại khoang miệng, lâu ngày sinh ra mùi hôi.
  • Lưỡi bẩn do không vệ sinh lưỡi.
  • Khô miệng: Bé bị ngạt mũi, phải thở bằng miệng khiến miệng khô, vi khuẩn trong miệng tăng trưởng mạnh dẫn đến hôi miệng.
  • Dị vật: Trẻ bị mắc dị vật trong mũi cũng  khiến hơi thở bé có mùi.
  • Bé dùng thực phẩm nhiều chất béo hay có nhiều tỏi, hành gây mùi hôi.
  • Con đang bị viêm nướu, viêm xoang, viêm amidan, nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Trào ngược dạ dày thực quản, thoát vị bẹn. Tuy nhiên nếu là nguyên nhân này thì sẽ đi kèm những triệu chứng khác, chẳng hạn nôn trớ sau khi ăn.
trẻ bị hôi miệng 1
Trẻ bị hôi miệng do nhiều nguyên nhân, nhưng đa số là do vệ sinh răng miệng

Cách kiểm tra bé bị hôi miệng do đâu

Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều, nhưng 70% trường hợp là do răng miệng. Bệnh ở răng miệng sinh mùi hôi do vi khuẩn kỵ khí (bình thường cư trú nhiều trong miệng) phân hủy các axit amin hoặc axit béo tự do trong khoang miệng (ví dụ thức ăn thừa, nước bọt, tế bào miệng). Nó tạo thành các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi (mùi hôi).

Để xác định nguồn gốc của mùi hôi, mẹ có thể cho trẻ bịt mũi, ngậm miệng, ngừng thở vài giây rồi mở miệng và vẫn không thở. Nếu mùi xuất hiện thì thủ phạm chính là răng miệng. Còn nếu mùi lạ xuất hiện khi bịt mồm, thở ra ngoài qua lỗ mũi, thì nguyên nhân là do đường hô hấp.

Cách trị hôi miệng ở trẻ em

Khi trẻ bị hôi miệng, mẹ nên áp dụng ngay các biện pháp sau đây để lấy lại hơi thở thơm tho cho bé

  • Kiểm tra răng, lợi xem có răng sâu, răng mọc lệch để điều trị triệt để. Tốt nhất nên đến nha sĩ để được khám và điều trị đầy đủ.
  • Tăng cường vệ sinh răng miệng cho trẻ: đánh răng đúng cách, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ,
  • Cạo sạch mảng bám ở lưỡi, rơ lưỡi, miệng thường xuyên hoặc có thể dùng thêm dung dịch sát trùng miệng.
  • Giảm bớt các gia vị như tỏi, hành, cari,… trong chế biến các món ăn.
  • Cho trẻ uống đủ nước, nhất là khi đi ngủ để làm giảm mùi khi thức dậy.
trẻ bị hôi miệng 2
Nếu trẻ chưa thể đánh răng, mẹ nhớ rơ sạch lưỡi và nướu để giữ vệ sinh

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi chưa thể dùng bàn chải đánh răng, phụ huynh phải giúp bé vệ sinh răng miệng đúng cách. Mẹ nên dùng 1 miếng gòn, gạc sạch tẩm nước sạch rơ lưỡi, răng, nướu sau khi ăn hoặc bú. Suy nghĩ chỉ chải răng, rơ lưỡi vào buối sáng và tối là không đúng.

Chữa trẻ bị hôi miệng bằng thảo dược

Đây là các loại nước uống hoặc súc miệng có tác dụng vệ sinh khoang miệng và sạch ruột. Nó giúp hơi thở của con bạn trở nên thơm tho đáng yêu như trước đây.

Súc miệng bằng mật ong và quế

Để đanh tan hơi thở khó chịu, bạn có thể tập cho bé súc miệng bằng mật ong. Pha loãng mật ong và quế vào một ly nước ấm để súc miệng hàng ngày, con bạn sẽ không còn bị hôi miệng.

Uống nước mật ong và chanh tươi

Mẹ pha mật ong với nước cốt chanh với tỷ lệ 1:2 và khuấy cho thật đều tay. Cất hỗn hợp dung dịch này vào tủ lạnh và cho bé sử dụng đều đặn hàng ngày.

Mỗi ngày trẻ có thể uống 2 tới 3 lần, mỗi  lần 2 tới 3 muỗng canh hỗn hợp mật ong và chanh này. Cứ đều đặn uống nó trong vòng một thời gian ngắn và kiểm tra lại hơi thở bé, bạn sẽ thấy thật hiệu quả.

Sử dụng mật ong hàng ngày với liều lượng vừa đủ không những tốt cho sức khỏe của bé mà còn làm sạch khoang miệng. Nó giúp bé khắc phục được mùi hôi, tự tin và thoải mái suốt ngày.

trẻ bị hôi miệng 3
Trẻ mẫu giáo có thể uống nước chanh mật ong để hơi thở luôn thơm mát

Trong y học, mật ong, chanh và bột quế là những vị thuốc có công dụng chữa được rất nhiều bệnh và nó được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên khắp thế giới. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng được với bé từ 3 tuổi trở lên. Nếu nếm thử thấy vị nước quá chua hoặc bé tỏ ra khó chịu, bạn nên giảm lượng chanh hoặc bột quế lại để bé thấy thoải mái khi dùng.

[inline_article id=170861]

Ngoài ra, trẻ bị hôi miệng còn có thể do nguyên nhân ngoài răng miệng: viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan có hốc, u ở mũi họng (bệnh mũi, họng), viêm phế quản, viêm phổi (bệnh phổi). Ngoài ra có thể do trào ngược dạ dày – ruột, thoát vị bẹn (bệnh đường tiêu hóa), bệnh viêm mũi họng (V.A, viêm amygdales…) hoặc viêm nướu răng, bệnh lý đường tiêu hóa.

Những trường hợp này phụ huynh phải đưa cháu đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chính xác hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Viêm đại tràng ở trẻ, nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc trẻ tại nhà

Không chỉ làm trẻ khó chịu, ăn uống kém, chậm lớn, ít tăng cân, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt… viêm đại tràng ở trẻ em còn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng.

Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là tình trạng xáo trộn chức năng hay viêm nhiễm ở đại tràng – phần ruột tiếp theo của đoạn ruột non. Đại tràng có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non; tái hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng, điện giải trong cơ thể; và co bóp để đẩy phân xuống trực tràng và đưa ra ngoài.

Những vết lở loét, viêm nhiễm do phần đại tràng bị viêm có thể dẫn đến xuất huyết, xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa (như tiêu chảy, táo bón…). Đáng chú ý, nếu trẻ bị bệnh này trong một thời gian dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ ung thư đại tràng.

[remove_img id=40941]

Nguyên nhân viêm đại tràng ở trẻ

Các nhà nghiên cứu cho biết, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết vẫn cho rằng hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh.

Dù vậy, các nhà khoa học khẳng định, chế độ ăn uống không điều độ, kém vệ sinh và đặc biệt là việc lạm dụng các loại kháng sinh là những yếu tố thúc đẩy bệnh ngày càng trầm trọng thêm.

Triệu chứng viêm đại tràng ở trẻ em

Những biểu hiện thông thường và dễ nhận biết nhất của bệnh ở trẻ mà bạn nên biết:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng hay gặp nhất khi trẻ mắc bệnh, đôi khi có cả đi ngoài ra máu. Trẻ có xu hướng đau ở phần dưới bụng hoặc đau dọc khung đại tràng. Cơn đau gia tăng sau các bữa ăn và trước khi đi trẻ có dấu hiệu muốn đi ngoài. Cơn đau sẽ giảm nhiều sau khi trẻ đã xì hơi hoặc đi ngoài.
  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Trẻ đi ngoài từ 2 đến 6 lần trong ngày, lúc táo bón, lúc tiêu chảy thì bạn cũng hãy chú ý, có thể đây là dấu hiệu của bệnh.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Hệ lụy của bệnh còn khiến trẻ luôn ảm thấy căng tức, khó chịu do trướng bụng, đầy hơi ở vùng dọc khung đại tràng.
  • Sụt cân: Bệnh thường gây ra nhiều những rối loạn về đường tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ biếng ăn, nôn ói, chậm lớn, thậm chí sụt cân, suy dinh dưỡng…
  • Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến một số dấu hiệu khác, cảnh báo của bệnh ở trẻ như khô da, mệt mỏi, quấy khóc, thiếu máu, sốt cao bất thường…

Điều trị viêm đại tràng ở trẻ em

Trong trường hợp nhẹ, trẻ mắc bệnh này có thể chỉ cần dùng thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch và thực hiện các biện pháp để giảm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên, thống kê cho thấy, có đến gần 50% trẻ bị ván đề về đại tràng cần đến biện pháp phẫu thuật để khâu đoạn đại tràng bị rách hoặc cắt bỏ đoạn đã có những tổn thương nghiêm trọng.

Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, tránh bệnh diễn tiến nặng nề hơn.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm đại tràng tại nhà

Để chăm sóc cho trẻ bị bệnh, bạn cần kết hợp thực hiện nhiều biện pháp, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo ý kiến bác sĩ.

1. Chế độ ăn phù hợp

Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng bệnh của trẻ. Do đó, các mẹ cần hết sức lưu ý, tránh cho trẻ ăn uống một số loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa như bơ, pho mát, sữa chua…
  • Dùng thức ăn ít mỡ, chất béo
  • Hạn chế chất xơ nếu trẻ gặp triệu chứng tiêu chảy
  • Nếu bị táo bón, mẹ cần tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng đi ngoài của trẻ
  • Tránh các thức ăn tẩm nhiều gia vị để các triệu chứng thêm nặng nề.

2. Quản lý căng thẳng (stress)

Kinh nghiệm thăm khám thực tế của các bác sĩ cho thấy, tinh thần của trẻ trong suốt quá trình điều trị bệnh sẽ quyết định phần nhiều để bệnh có thối lui hay trở nặng. Vì vậy, mẹ hãy luôn bên, động viên, chăm sóc trẻ để con luôn giữ tinh thần lạc quan, an tâm điều trị, hạn chế những lo âu, phiền muộn, nhất là căng thẳng/ stress.

[remove_img id=40484]

Có rất nhiều trẻ được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, khiến điều trị phức tạp do các dấu hiệu bệnh ở trẻ nhỏ thường dễ bị nhầm lẫn, bỏ qua.

Lời khuyên tốt nhất dành cho các mẹ là khi trẻ có bất cứ biểu hiện gì khác thường về đường tiêu hóa, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa và điều trị ngay từ sớm, tránh để bệnh diễn tiến nặng thành viêm đại tràng mạn tính, thậm chí dẫn đến ung thư đại tràng hết sức nguy hiểm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Trẻ bị đầy hơi đi ngoài: Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị đầy hơi đi ngoài là một hiện tượng đặc trưng của rối loạn tiêu hóa. Kèm theo đó trẻ có thể sẽ bị nôn, đau bụng âm ỉ, đau bụng từng cơn, đi ngoài lỏng, phân lúc rắn, lúc nhão… Bệnh lý này bắt đầu từ sự sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Tầm quan trọng của hệ tiêu hóa

Cùng với vô hấp, tim mạch, hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh. Hệ tiêu hóa giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời đẩy các chất thải còn lại ra bên ngoài.

Ngoài ra, hệ tiêu hóa còn đảm nhận chức năng hấp thụ dinh dưỡng. Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng. Việc nhai giúp trộn thức ăn với nước bọt, xé thức ăn thành những miếng nhỏ. Cơ và sức ép của thực quản đẩy thức ăn xuống dạ dày. Tại đây, thực phẩm được trộn lẫn với một số enzym tiêu hóa trong dạ dày và trở thành dạng lỏng. Các chất dinh dưỡng từ thức ăn được hấp thu vào cơ thể và chuyển đến các bộ phận khác nhau, giúp cơ thể hoạt động tốt.

Để tránh hệ tiêu hóa của trẻ bị loạn khuẩn, bạn cần hiểu cách để cân bằng hệ vi khuẩn cho đường ruột.

Theo các sách hướng dẫn trong y khoa, hệ đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn bao gồm các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi làm chức năng tăng cường hệ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, ức chế vi khuẩn có hạu. Với trẻ khỏe mạnh, số lượng vi khuẩn có lợi và có hại ở thế cân bằng nhau gọi là cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Nguyên nhân trẻ bị đầy hơi đi ngoài

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị đầy hơi đi ngoài. Nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa chính là thực phẩm ăn uống hằng ngày.

  • Ngộ độc thực phẩm chính là nguyên nhân đầu tiên khi trẻ đầy hơi và đi ngoài liên tục. Nếu kiểm soát tốt chế độ ăn uống tại nhà cho trẻ, lý do có thể do bữa trưa tại trường hoặc trẻ ăn vặt phải những thực phẩm bị nhiễm độc, thực phẩm ôi thiu, thực phẩm bẩn,…
trẻ bị đầy hơi đi ngoài
Ngộ độc thực phẩm là vấn đề đáng lo ngại cho hệ tiêu hóa

Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể trẻ sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.  Bạn cần theo dõi kỹ, và cần thiết nên đưa tới bệnh viện để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh triệt để.

  • Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý: Các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng thường có ở nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi loại bệnh lại có thêm các dấu hiệu khác. Đôi khi chỉ có một, hai triệu chứng cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và loạn khuẩn.

Ví dụ, các bệnh liên quan đến dạ dày, đau bụng sẽ kèm theo chướng, đầy hơi, nôn hay buồn nôn. Viêm ruột thừa thường có dấu hiệu đau bụng từng cơn hay đau âm ỉ và kèm theo nôn hay buồn nôn, đại tiện, bí trung.  Trẻ bị viêm ruột cấp tính cũng xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng…

  • Uống thuốc không đúng cách: Phần đa lỗi do phụ huynh tự ý “kê đơn, bốc thuốc” cho trẻ uống tại nhà hoặc dùng thuốc không đúng cách, không đúng chỉ định bác sỹ, liều lượng không đúng làm mất cân bằng các vi sinh vật ở hệ tiêu hóa cũng sẽ làm xuất hiện một số triệu chứng như đi ngoài phân lỏng, mùi hôi, tanh, đau bụng thường xuyên.

Bổ sung chất xơ cho hệ tiêu hóa

Chấy xơ là nguồn sống của các lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Hệ tiêu chứa gần 1,5kg các vi khuẩn cần thiết. Nếu các vi khuẩn này thiếu nơi trú sẽ yếu đi, gây rối loạn tiêu hóa, và khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về đường ruột. Để bổ sung thêm chất xơ cho trẻ, bạn có thể thêm vào chế độ ăn hằng ngày một số thực phẩm như sau:

  • Rau củ: Các loại rau cải, mồng tơi, khoai lang, cà rốt, cà chua, rau ngót, súp lơ… là những thực phẩm bổ sung chất xơ tốt nhất đồng thời còn cung cấp các vitamin, muối khoáng thiết yếu cho cơ thể trẻ.
tre bi day hoi di ngoai 1
Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe
  • Trái cây: Các loại nước ép từ trái cây tươi như bưởi, cam, quýt, táo, lê, bơ, chuối… rất giàu chất xơ và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trái cây vừa cung cấp chất xơ vừa cung cấp vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.
  • Ngũ cốc: Ngô, khoai, gạo lứt, yến mạch, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ là những loại ngũ cốc có hàm lượng chất xơ rất lớn.

Chướng bụng, tiêu chảy dù có nguyên nhân từ bệnh lý hay do ngộ độc thực phẩm đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe vì vậy khi trẻ bị đầy hơi đi ngoài cần được thăm khám kỹ và điều trị sớm.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Phân biệt bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em

Có triệu chứng “mở màn” giống nhau: đau bụng và đi vệ sinh liên tục, phân lỏng có máu kèm sốt, bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em gây khó khăn cho các mẹ khi phân biệt bệnh. Để có thể điều trị đúng và kịp thời, đầu tiên mẹ nên xác định đúng vấn đề tiêu hóa bé đang gặp phải. Tránh chủ quan dẫn đến những biến chứng tiêu cực cho sức khỏe bé.

Phân biệt kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ
Phân biệt dấu hiệu giữa bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ nhằm có cách điều trị kịp thời

1/ Bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em: Có gì khác?

Bệnh kiết lỵ Bệnh tiêu chảy cấp
Nguyên nhân – Do lỵ amíp, lỵ trực trùng gây nên
– Ăn uống không hợp vệ sinh
– Ruồi là trung gian gây bệnh
– Thường do virut Rota gây nên, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, tả, thương hàn.
– Thức ăn, nước uống, đồ chơi bị nhiễm khuẩn gây bệnh
Dấu hiệu bệnh – Đi ngoài phân lỏng, xuất hiện chất nhầy kèm theo máu
– Đau bụng nhiều, đặc biệt là khi đi ngoài
– Trẻ bị sốt, ói và biếng ăn
– Luôn có cảm giác mót rặn
– Trẻ có biểu hiện sớm là mệt mỏi, kém ăn, nôn trớ đột ngột
– Đau bụng nhiều
– Đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày
– Cơ thể bị sốt, đổ nhiều mồ hôi
Biến chứng – Trẻ nhỏ rặn nhiều có thể bị sa hậu môn
– Viêm đa dây thần kinh do mất nhiều chất bổ dưỡng
– Mắc hội chứng viêm kết niệu đạo kết mạc mắt
– Rối loạn chức năng vận động của ruột
– Nặng hơn có thể bị thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa
– Nếu không điều trị kịp thời, cơ thể bị mất nước trầm trọng có thể dẫn đến tử vong
– Tiêu chảy làm rối loạn các chất khoáng trong cơ thể
– Bệnh kéo dài làm trẻ bị suy dinh dưỡng
– Tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết rất khó điều trị

2/ Bé bị bệnh, mẹ trị sao?

Cùng là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, nhưng cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và bệnh kiết lỵ có một chút khác biệt.

– Đối với kiết lỵ, ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được theo dõi và điều trị. Tránh để bệnh chuyển biến nặng hơn cũng như trở thành dịch bệnh lây lan cho cộng đồng.

– Với tiêu chảy cấp, đa phần các trường hợp sẽ tự khỏi sau vài ngày. Trong thời gian bé bị bệnh, mẹ chỉ cần chú ý bổ sung thêm nước và chất điện giải cho con. Bé bị tiêu chảy do vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng có thể dùng kháng sinh làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu chảy do virut Rota, sử dụng kháng sinh không có tác dụng điều trị mà còn làm bệnh thêm trầm trọng. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu có ý định cho con dùng thuốc.

[inline_article id=79172]

3/ Dinh dưỡng cho bé khi bị bệnh

Đi ngoài nhiều, phân lỏng là đặc thù chung của bệnh kiết lỵ và tiêu chảy cấp ở trẻ em. Vì vậy, khi chăm sóc bé mẹ nên chọn những món ăn nhạt, loãng, ít đạm và dầu mỡ để dễ tiêu hóa hơn.

– Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá no vào một bữa.

– Các thực phẩm như gạo nếp, gạo tẻ, mì, đậu non, đậu xanh…vừa dễ tiêu vừa giúp hạn chế đi ngoài phân lỏng.

– Cho bé uống nhiều nước, hoặc bổ sung nước Oresol để tránh mất nước, kiệt sức và giúp phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

4/ Giúp con phòng bệnh ra sao?

Để giúp trẻ phòng tránh được 2 căn bệnh nguy hiểm trên, mẹ nên cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bé, đặc biệt là chế độ ăn uống hợp vệ sinh:

– Cho bé ăn chín uống sôi, sử dụng các thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Không cho bé ăn thức ăn để lâu ngày.

– Đảm bảo cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

– Sử dụng nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.

– Tạo cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho bé, có không gian vui chơi sạch sẽ.

– Tránh cho bé đến những nơi đông người khi đang có dịch bệnh hoặc trong những ngày hè nắng nóng.

Tạo cho bé thói quen rửa tay giúp trẻ phòng bệnh tiêu chảy cấp
Tạo cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là cách phòng bệnh hiệu quả

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Trẻ bị tiêu chảy ở độ tuổi nào cũng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời; hoặc dùng mẹo dân gian không đúng [3], [4]. Vì vậy, mẹ nên chú ý quan sát phân của bé hàng ngày để phát hiện và can thiệp sớm nhé.

Khi nào trẻ được xem là bị tiêu chảy?

Trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi thường có tần suất đi tiêu phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và cơ địa của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh có thể đi tiêu từ 2 – 5 lần/ngày. Tuy nhiên, quan trọng nhất là mẹ cần theo dõi và sớm phát hiện các biểu hiện bất thường.

Tiêu chảy ở trẻ thường được xác định khi phân của trẻ chứa nhiều nước hơn so với bình thường. Đây là cách cơ thể tự loại bỏ mầm bệnh, có thể xảy ra kèm theo sốt, buồn nôn và nôn, chuột rút, thậm chí phát ban [7], [8]. Để dễ dàng nhận biết sớm các dấu hiệu bé bị tiêu chảy, mẹ có thể quan sát một số triệu chứng sau [3], [6]:

  • Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác
  • Phân lỏng hoặc như loãng như nước; hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi
  • Phân của trẻ có mùi tanh khó chịu hoặc lợn cợn hơn
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu
  • Sốt
  • Đau bụng dữ dội
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Ăn không ngon

Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy sẽ kèm theo các dấu hiệu bị mất nước. WHO đưa ra một hệ thống phân loại mức độ mất nước do tiêu chảy, gồm 3 mức [9]:

  • Tiêu chảy không mất nước (No Dehydration): Trẻ không mất nước hoặc mất nước rất ít
  • Tiêu chảy mất nước trung bình (Some Dehydration): Trẻ mất một lượng nước trung bình
  • Tiêu chảy mất nước nặng (Severe Dehydration): Trẻ mất nước nặng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

Phân loại tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Có 2 loại: Tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính. Chúng khác nhau dựa trên thời gian kéo dài và tính chất của triệu chứng [10].

Tiêu chảy cấp (Acute diarrhea) [3], [10]:

  • Thời gian kéo dài: Tiêu chảy cấp xuất hiện và kéo dài trong một thời gian ngắn, thường ít hơn 14 ngày
  • Tính chất: Triệu chứng của tiêu chảy cấp thường là phân lỏng (trên 3 lần/1 ngày) có thể đi kèm với buồn nôn, và nôn mửa
  • Nguyên nhân: Tiêu chảy cấp thường do nhiễm virus hoặc nhiễm độc thực phẩm gây ra

Tiêu chảy mãn tính (Chronic diarrhea) [11], [12]:

  • Thời gian kéo dài: Tiêu chảy mãn tính là khi triệu chứng tiêu chảy kéo dài, xảy ra 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ và kéo dài từ 4 tuần trở lên
  • Tính chất: Tiêu chảy mãn tính thường bao gồm phân lỏng, trẻ tăng tần suất đi tiêu, và có thể kèm theo các triệu chứng khác như sụt cân, tiêu chảy đêm, và mất nước
  • Nguyên nhân: Tiêu chảy mãn tính có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý tiêu hóa, tác động của thuốc, dị ứng thức ăn, hoặc các vấn đề khác về sức khỏe

Việc xác định xem trẻ đang mắc tiêu chảy hay không rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, vậy nên, mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng phân của bé để có hướng xử lý kịp thời. Nếu vẫn chưa hiểu rõ màu sắc và kết cấu của phân nói lên điều gì về tình hình sức khỏe của bé, mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây.

Nếu kết quả phân tích phân của bé nhận được không khả quan, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra kỹ hơn về tình trạng sức khỏe của bé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy

nguyên nhân

Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp nhất là do đường ruột của bé bị nhiễm trùng virus, vi trùng; hoặc ký sinh trùng. Trong số đó Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ [13], [14].

Ngoài ra, bé bị tiêu chảy kéo dài có thể do dị ứng với các loại thức ăn lạ; chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi; hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Với trẻ nhỏ, việc sử dụng những thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh là tác nhân hàng đầu khiến trẻ bị nhiễm khuẩn [13].

Với bé bú mẹ, tình trạng tiêu chảy có khả năng xuất phát từ chế độ ăn uống của mẹ hoặc việc mẹ sử dụng kháng sinh, làm ảnh hưởng đến đường ruột của bé [16], [17]. Với các bé bú sữa ngoài, việc bảo quản sai cách hoặc pha sữa sai tỷ lệ cũng có thể khiến con bị tiêu chảy [17], [18]. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bé bị tiêu chảy do không tiêu hóa được đạm sữa. Hiện một số công thức sữa trên thị trường có quy trình sản xuất qua nhiều lần gia nhiệt nên khiến đạm sữa bị biến tính. Đây là “thủ phạm” khiến con hay bị tiêu chảy do khi đi vào hệ tiêu hóa của bé, đạm biến tính sẽ bị đông vón, làm con khó tiêu và khó hấp thu.

Do đó khi lựa chọn sữa cho bé, mẹ nên chú ý tìm hiểu quy trình sản xuất để đảm bảo trẻ có thể nhận được nguồn đạm sữa chất lượng nhất. Những loại sữa chỉ trải qua 1 lần gia nhiệt thường tốt hơn cho hệ tiêu hóa trẻ vì sẽ giúp hạn chế tình trạng đạm bị biến tính, bảo toàn 90% phân tử đạm mềm nhỏ, tự nhiên để đường ruột dễ dàng hấp thu từ đó giảm thiểu tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

Bé bị tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không?

dấu hiệu

Nếu tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không đúng; trẻ sẽ bị mất nước khiến cơ thể yếu dần, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu kéo dài [3], [19]. Những biểu hiện cho thấy trẻ bị mất nước nghiêm trọng là [8], [20]:

  • Da khô
  • Miệng khô
  • Nước tiểu vàng sẫm
  • Mắt sâu hơn bình thường
  • Chóng mặt và choáng váng
  • Ít hoặc không có nước mắt khi khóc
  • Ít đi tiểu hơn bình thường

Một trong những biến chứng nguy hiểm của trẻ mắc tiêu chảy nặng là suy dinh dưỡng. Ngoài ra một số trường hợp tiêu chảy do vi trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng; điều trị rất khó khăn và gây tử vong cao [21], [22].

Điều trị tiêu chảy cho bé như thế nào?

Trẻ bị tiêu chảy

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

  • Cho trẻ uống nước nhiều hơn so với bình thường. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch Oresol để bù lại lượng nước đã mất [23].
  • Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Với trẻ bị ói mửa thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé [8].
  • Trường hợp nặng cần đưa đến bệnh viện để kịp thời chữa trị [8].

Bé bị tiêu chảy nên uống thuốc gì?

Mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa thông qua lời khuyên và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ. Việc cho bé uống thuốc cần nên nghiêm chỉnh thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ [24].

Bổ sung kẽm

Các mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung viên kẽm trong khoảng 10-14 ngày để giúp giảm thiểu tình trạng tiêu chảy. Kẽm có tác dụng trong việc hồi phục biểu mô ruột, giúp cơ quan tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt; góp phần lập lại quá trình hấp thu bình thường của đường ruột vốn đang bị rối loạn trong thời gian bé bị tiêu chảy. Từ đó, sẽ rút ngắn thời gian trẻ bị tiêu chảy, giảm lượng phân, qua đó bệnh nhanh chóng thuyên giảm [25].

Thực phẩm trẻ bị tiêu chảy nên ăn và không nên ăn

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Mẹ có thể bổ sung các thực phẩm sau cho bé [26]:

  • Chuối
  • Thịt gà
  • Bánh quy giòn
  • Mì ống
  • Ngũ cốc gạo

Khi bé bị tiêu chảy, mẹ không nên cho con ăn/uống các thực phẩm sau [26]:

  • Nước ép trái cây
  • Sữa
  • Đồ chiên

Cách chống mất nước cho trẻ bị tiêu chảy

Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì [23]. Cách cho trẻ tiêu chảy uống nước: [23]

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng chỉ nên bú sữa mẹ hoàn toàn
  • Trẻ nhỏ từ 6 tháng – dưới 2 tuổi uống 50-100ml, sau mỗi lần đi tiêu. Cho trẻ uống ít một và cho uống từng thìa
  • Trẻ lớn trên 2 tuổi cho uống 100-120ml sau mỗi lần đi ngoài. Cho trẻ uống từng ngụm bằng cốc cho tới khi trẻ hết khát
  • Nếu trẻ bị nôn, mẹ hãy đợi 10 phút sau mới tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn cho tới khi ngừng tiêu chảy

Đổi sữa khi nghi ngờ con tiêu chảy do sữa ngoài

Nếu bé bú ngoài hay bị tiêu chảy, mẹ nên xem lại cách bảo quản sữa cũng như cách pha sữa cho bé đã đúng hay chưa. Trường hợp nghi ngờ con tiêu chảy là do công thức sữa con đang dùng chứa đạm biến tính, vậy mẹ hãy cân nhắc đổi sữa cho con.

Để tránh tình trạng tiêu chảy tái diễn, mẹ hãy chọn sữa cẩn thận, xem xét kỹ quy trình sản xuất của từng sản phẩm. Ưu tiên hàng đầu là những công thức sữa có quy trình sản xuất chỉ qua 1 lần gia nhiệt để bảo toàn hơn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, giúp con dễ hấp thu, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy, hệ vi sinh đường ruột của con đã trở nên mất cân bằng, hại khuẩn bắt đầu chiếm ưu thế. Lúc này, việc bổ sung lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé rất quan trọng. Do đó, khi chọn sữa, mẹ nên ưu tiên sản phẩm có thành phần giúp tăng cường và nuôi dưỡng lợi khuẩn cho bé, điển hình là chất xơ prebiotic chất lượng cao để cân bằng lại vi sinh vật đường ruột, qua đó giúp bé hồi phục tốt hơn khi bị tiêu chảy. Ngoài ra, sữa nên có vị thanh nhạt, để bé dễ làm quen, bú khỏe và nhận đầy đủ dưỡng chất.

Cách phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần quan tâm đến một số vấn đề sau [8], [27]:

  • Vệ sinh ăn uống (ăn chín, uống nước đun sôi, sử dụng nguồn nước sạch)
  • Vệ sinh dụng cụ ăn uống của trẻ (bình sữa, núm vú, bát, đĩa, cốc, thìa ăn)
  • Vệ sinh môi trường: Diệt ruồi, nhặng…
  • Vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn, khi pha chế thức ăn cho trẻ, sau khi đi vệ sinh và sau khi thay tã lót cho trẻ
  • Xử lý đúng cách phân của trẻ tiêu chảy
  • Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
  • Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là tiêm phòng sởi vì khi trẻ mắc bệnh sởi hoặc sau khi khỏi bệnh dễ mắc tiêu chảy

Các thắc mắc thường gặp về chứng tiêu chảy ở trẻ em

Trẻ bị tiêu chảy

Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày có sao không?

Tùy theo sự phát triển của bé và việc bú sữa mẹ hay sữa ngoài mà số lần đi ngoài nhiều ít khác nhau. Trẻ bị tiêu chảy khi đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra phải lỏng (loại phân có “nước nhiều hơn cái” và khác với ngày thường) [28].

Nếu bé đi ngoài nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần là phân tròn, dạng viên nhỏ, cứng thì trẻ bị táo bón. Ngược lại, bé bú mẹ có thể tiêu phân sệt, có lúc tóe nước nhưng 2-4 ngày mới tiêu một lần thì hoàn toàn bình thường [5], [6].

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Nếu bé chỉ bị tiêu chảy nhẹ thì mẹ vẫn tiếp tục cho bé uống thuốc theo chỉ định từ bác sĩ kết hợp với chế độ chăm sóc bé bị tiêu chảy kéo dài như ở trên. Tuy nhiên, nếu bé bị tiêu chảy nặng thì mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho dùng thuốc kháng sinh và đưa con đến bệnh viện để điều trị [8].

Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng phải làm sao?

Nếu bé bị tiêu chảy do mọc răng thì mẹ không cần lo lắng, vì tính trạng này sẽ kết thúc sau khi quá trình con mọc răng hoàn thành. Mẹ chỉ cần áp dụng các cách chăm sóc bé mọc răng như cho con bú nhiều hoặc uống nhiều nước hơn [29].

Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn trứng gà?

Trứng gà rất giàu chất béo khiến bé khó tiêu lúc bị tiêu chảy, vì vậy mẹ không nên cho con ăn nhé. Lý do là khi bé bị tiêu chảy, dịch tiêu hóa tiết ra ít làm giảm hoạt tính men tiêu hóa. Vì vậy việc chuyển hóa chất béo và đường bị rối loạn. Điều này khiến chức năng tái hấp thu nước và dinh dưỡng của ruột non kém. Từ đó dẫn đến việc dinh dưỡng sẽ bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Vì thế nếu mẹ cho con ăn trứng gà lúc này sẽ càng khiến con đi ngoài nhiều hơn.

Qua bài viết trên, hy vọng mẹ đã có thể cập nhật nhiều thông tin hữu ích về việc phòng ngừa tiêu chảy cho bé yêu. Chúc mẹ chăm bé khỏe và tận hưởng hành trình làm mẹ thật suôn sẻ!