Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Viêm đại tràng ở trẻ, nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc trẻ tại nhà

Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa phổ biến ở trẻ nhỏ với nhiều triệu chứng rất dễ nhận biết nhưng nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể đối mặt với nguy cơ ung thư đại tràng.

Không chỉ làm trẻ khó chịu, ăn uống kém, chậm lớn, ít tăng cân, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt… viêm đại tràng ở trẻ em còn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng.

Viêm đại tràng là gì?

Viêm đại tràng là tình trạng xáo trộn chức năng hay viêm nhiễm ở đại tràng – phần ruột tiếp theo của đoạn ruột non. Đại tràng có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ ở ruột non; tái hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng, điện giải trong cơ thể; và co bóp để đẩy phân xuống trực tràng và đưa ra ngoài.

Những vết lở loét, viêm nhiễm do phần đại tràng bị viêm có thể dẫn đến xuất huyết, xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa (như tiêu chảy, táo bón…). Đáng chú ý, nếu trẻ bị bệnh này trong một thời gian dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ ung thư đại tràng.

[remove_img id=40941]

Nguyên nhân viêm đại tràng ở trẻ

Các nhà nghiên cứu cho biết, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết vẫn cho rằng hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây bệnh.

Dù vậy, các nhà khoa học khẳng định, chế độ ăn uống không điều độ, kém vệ sinh và đặc biệt là việc lạm dụng các loại kháng sinh là những yếu tố thúc đẩy bệnh ngày càng trầm trọng thêm.

Triệu chứng viêm đại tràng ở trẻ em

Những biểu hiện thông thường và dễ nhận biết nhất của bệnh ở trẻ mà bạn nên biết:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng hay gặp nhất khi trẻ mắc bệnh, đôi khi có cả đi ngoài ra máu. Trẻ có xu hướng đau ở phần dưới bụng hoặc đau dọc khung đại tràng. Cơn đau gia tăng sau các bữa ăn và trước khi đi trẻ có dấu hiệu muốn đi ngoài. Cơn đau sẽ giảm nhiều sau khi trẻ đã xì hơi hoặc đi ngoài.
  • Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Trẻ đi ngoài từ 2 đến 6 lần trong ngày, lúc táo bón, lúc tiêu chảy thì bạn cũng hãy chú ý, có thể đây là dấu hiệu của bệnh.
  • Đầy bụng, khó tiêu: Hệ lụy của bệnh còn khiến trẻ luôn ảm thấy căng tức, khó chịu do trướng bụng, đầy hơi ở vùng dọc khung đại tràng.
  • Sụt cân: Bệnh thường gây ra nhiều những rối loạn về đường tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ biếng ăn, nôn ói, chậm lớn, thậm chí sụt cân, suy dinh dưỡng…
  • Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến một số dấu hiệu khác, cảnh báo của bệnh ở trẻ như khô da, mệt mỏi, quấy khóc, thiếu máu, sốt cao bất thường…

Điều trị viêm đại tràng ở trẻ em

Trong trường hợp nhẹ, trẻ mắc bệnh này có thể chỉ cần dùng thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch và thực hiện các biện pháp để giảm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên, thống kê cho thấy, có đến gần 50% trẻ bị ván đề về đại tràng cần đến biện pháp phẫu thuật để khâu đoạn đại tràng bị rách hoặc cắt bỏ đoạn đã có những tổn thương nghiêm trọng.

Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, tránh bệnh diễn tiến nặng nề hơn.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm đại tràng tại nhà

Để chăm sóc cho trẻ bị bệnh, bạn cần kết hợp thực hiện nhiều biện pháp, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo ý kiến bác sĩ.

1. Chế độ ăn phù hợp

Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng bệnh của trẻ. Do đó, các mẹ cần hết sức lưu ý, tránh cho trẻ ăn uống một số loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa như bơ, pho mát, sữa chua…
  • Dùng thức ăn ít mỡ, chất béo
  • Hạn chế chất xơ nếu trẻ gặp triệu chứng tiêu chảy
  • Nếu bị táo bón, mẹ cần tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng đi ngoài của trẻ
  • Tránh các thức ăn tẩm nhiều gia vị để các triệu chứng thêm nặng nề.

2. Quản lý căng thẳng (stress)

Kinh nghiệm thăm khám thực tế của các bác sĩ cho thấy, tinh thần của trẻ trong suốt quá trình điều trị bệnh sẽ quyết định phần nhiều để bệnh có thối lui hay trở nặng. Vì vậy, mẹ hãy luôn bên, động viên, chăm sóc trẻ để con luôn giữ tinh thần lạc quan, an tâm điều trị, hạn chế những lo âu, phiền muộn, nhất là căng thẳng/ stress.

[remove_img id=40484]

Có rất nhiều trẻ được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, khiến điều trị phức tạp do các dấu hiệu bệnh ở trẻ nhỏ thường dễ bị nhầm lẫn, bỏ qua.

Lời khuyên tốt nhất dành cho các mẹ là khi trẻ có bất cứ biểu hiện gì khác thường về đường tiêu hóa, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa và điều trị ngay từ sớm, tránh để bệnh diễn tiến nặng thành viêm đại tràng mạn tính, thậm chí dẫn đến ung thư đại tràng hết sức nguy hiểm.