Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ 5 tuổi bị nôn, coi chừng nguy hiểm tính mạng!

Bạn sẽ làm gì khi trẻ 5 tuổi bị nôn? Bài viết sau sẽ chỉ ra nguyên nhân và các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi trẻ 5 tuổi bị nôn. Mẹ theo dõi nhé!

Trẻ 5 tuổi bị nôn là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Trẻ bị nôn kéo dài làm cơ thể khó thể hấp thụ chất dinh dưỡng để thuận lợi phát triển. Vì vậy, bạn chớ xem thường tình trạng trẻ 5 tuổi bị nôn. Đây còn có thể là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân bất lợi khác đang xảy ra với con yêu.

Trẻ 5 tuổi bị nôn

Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị nôn

Không tự nhiên mà trẻ bị nôn ói, những lý do sau đây có thể khiến cho cô bé/cậu bé 5 tuổi nhà bạn bị nôn:

  • Dị ứng thực phẩm: Làm thế nào để biết con bị dị ứng thực phẩm? Khi bé gặp tình trạng này, con sẽ nôn kèm một số biểu hiện khác của cơ thể như phát ban đỏ, nổi mề đay; bị sưng mặt, sưng môi lưỡi hoặc vòm miệng.
  • Viêm dạ dày ruột: Đây là tình trạng các virus, vi khuẩn làm cho đường ruột bị nhiễm trùng. Những vi khuẩn này có thể đến từ nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước bẩn… Khi bị viêm dạ dày ruột, trẻ 5 tuổi bị nôn kéo dài kèm hiện tượng tiêu chảy.
  • Viêm ruột thừa: Nhiều người lầm tưởng rằng bệnh này chỉ có ở người lớn, nhưng trên thực tế thì bệnh viêm ruột thừa không trừ một ai, kể cả trẻ em. Khi bị bệnh này, trẻ bị nôn kèm dấu hiệu đau bụng. Trẻ bị viêm nặng có kèm hiện tượng sốt, biếng ăn, mệt mỏi…
  • Nhiễm trùng: Trẻ 5 tuổi bị nôn có thể là dấu hiệu của việc bé bị nhiễm trùng, ví dụ như nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não…
  • Ngộ độc thực phẩm: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc thực phẩm là con bị nôn ói, có thể kèm đi ngoài liên tục, mất nước. Con bị ngộ độc có thể do nguồn thức ăn bị nhiễm khuẩn, do bảo quản không tốt.
  • Tắc ruột: Tắc ruột làm cho trẻ 5 tuổi bị nôn. Đây là nguyên nhân bố mẹ cần phải lo lắng vì nếu không được can thiệp kịp thời, con sẽ bị nguy hiểm tới tính mạng. Trẻ bị tắc ruột nôn ra mật xanh mật vàng kèm các dấu hiệu như đau bụng dữ dội và không đi đại tiện được.

Cách xử lý khi trẻ 5 tuổi bị nôn

Khi trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục, mẹ cần phải làm gì? Bạn cần bình tĩnh và quan sát biểu hiện của con. Nếu thấy trẻ nôn ói kèm các biểu hiện như sốt, tiêu chảy, mệt mỏi…, bạn cần đưa con tới bệnh viện để được các bác sĩ có chuyên môn thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, người lớn có thể thực hiện các phương pháp phục hồi sức khỏe tại nhà cho trẻ như sau:

1. Cho trẻ nghỉ ngơi

Trẻ 5 tuổi bị nôn
Cho con nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát để cơ thể được phục hồi

Không riêng gì trẻ em mà kể cả người lớn, sau khi bị nôn thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Vậy nên, mẹ hãy cho con nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát; con có thể nằm nghỉ trên giường thật thoải mái hoặc ngủ một giấc thật sâu để cơ thể được phục hồi.

Trong lúc trẻ nghỉ ngơi, mẹ nên xoa bụng, xoa lưng cho con để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

2. Bù nước cho trẻ

Một điều quan trọng cần làm khi trẻ 5 tuổi bị nôn thường xuyên, liên tục, đó là cần bù nước cho trẻ. Bởi nôn làm cho trẻ bị mất nước. Nếu cơ thể không được bù đủ nước, con sẽ mệt mỏi và còn nguy hiểm đến tính mạng.

Mẹ cũng có thể cho con uống thêm dung dịch bù điện giải bên cạnh nước lọc, nước trái cây hoặc sữa khi trẻ nôn. Hãy cho trẻ uống thành từng ngụm nhỏ và uống trong nhiều lần để tránh việc bị nôn trở lại.

3. Chế độ ăn uống phù hợp

Khi trẻ 5 tuổi bị nôn, con thường sẽ không muốn ăn uống gì. Song việc không ăn gì sẽ khiến cho trẻ bị đói và cơ thể trở nên mệt mỏi hơn. Vậy nên việc cho con ăn lúc này mẹ cũng cần phải hết sức lưu ý.

Hãy cho con ăn những thức ăn lỏng như cháo, canh, súp… Đây là nhóm thực phẩm vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ khi bị nôn. Lúc này, mẹ cũng cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và không nên cho trẻ ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến cơ thể khó dung nạp và trẻ dễ buồn nôn hơn.

trẻ 5 tuổi bị nôn
Hãy cho con ăn những thức ăn lỏng như cháo. Đây là thực phẩm vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ khi bị nôn.

Khi con bị nôn, hãy cho trẻ ăn mỗi lần một ít, mỗi ngày ăn thành nhiều lần vì lúc này trẻ thường rất chán ăn và nếu ăn nhiều sẽ gây nôn nhiều hơn. Nếu trẻ không muốn ăn, mẹ có thể kích thích vị giác bằng cách thêm một ít gừng vào món ăn.

4. Sử dụng thuốc

Trẻ 5 tuổi bị nôn có cần sử dụng thuốc chống nôn không? Theo các bác sĩ, không nên tự ý cho con dùng thuốc chống nôn, mà mẹ hãy quan sát con, nếu thấy biểu hiện bất thường thì cho con đi khám để chẩn đoán và điều trị đúng nguyên nhân khiến trẻ bị nôn.

Trẻ 5 tuổi bị nôn, khi nào thì cần đi bệnh viện?

Nếu trẻ 5 tuổi nôn liên tục và kèm theo các dấu hiệu bất thường sau, bạn không được chủ quan mà cần phải đưa con tới bệnh viện ngay:

  • Trẻ nôn mửa liên tục ngay cả khi con không ăn gì.
  • Trẻ bị mất nước nghiêm trọng, biểu hiện là mắt khô, khô miệng, mắt trũng, con ít đi tiểu hơn bình thường (hoặc nước tiểu có màu đậm) và mẹ kiểm tra thấy thóp chìm.
  • Trẻ sốt trên 38ºC, kéo dài 3 ngày.
  • Trẻ nôn, sốt kèm theo co giật.
  • Trẻ 5 tuổi bị nôn ra mật xanh, mật vàng hoặc nguy hiểm hơn là nôn ra máu.
  • Nôn kèm tiêu chảy, đau bụng dữ dội.
  • Trẻ bị nôn tới bơ phờ, mệt mỏi, thậm chí phát ban, đau đầu, hôn mê, cứng gáy, không ngủ được.
  • Tim đập nhanh, khó thở và có dấu hiệu bị co giật.

Bài viết của MarryBaby đã cung cấp cho bố mẹ những thông tin quan trọng về vấn đề trẻ 5 tuổi bị nôn. Hy vọng rằng điều này thực sự bổ ích cho cha mẹ trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

Hoa Hà