Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Vì sao bé hay đi nhón gót?

Dấu hiệu trẻ có vấn đề khi đi nhón gót chân
Hầu hết các bé thỉnh thoảng đi nhón gót khi chơi đùa, ví dụ trong các trò chơi cần di chuyển thật khẽ, bé sẽ vịn vào đồ đạc trong nhà và di chuyển bằng các đầu ngón chân. Một số bé cũng thích đi nhón gót tới lui vì cảm thấy như thế thật khác biệt và thú vị. Nói chung, việc các bé dưới 2 tuổi đi nhón gót chân không phải vấn đề đáng lo ngại và thường sẽ không trở thành thói quen lâu dài.

Tuy nhiên, nếu bé có một vài trong các dấu hiệu dưới đây, ba mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để được kiểm tra:

  • Hầu như chỉ đi bằng đầu ngón chân
  • Cơ bắp căng cứng
  • Thiếu sự phối hợp giữa các chi
  • Đi đứng một cách vụng về, thường xuyên vấp ngã hoặc đi lạch bạch
  • Có bất thường trong sự phát triển kỹ năng vận động, ví dụ như bé không thể cài nút áo của mình
  • Đứng không vững khi đi chân trần
  • Mất đi các kỹ năng vận động đã có
Sự phát triển thể chất của trẻ mầm non: Đi nhón gót có thể là dấu hiệu của bại não
Đi nhón gót có thể là biểu hiện của một số vấn đề về thể chất, trong đó có bệnh bại não

Nguyên nhân trẻ có vấn đề khi đi nhón gót chân
Nếu bé con của bạn luôn đi theo kiểu nhón gót, bé có thể gặp vấn đề về thể chất chẳng hạn như bẩm sinh gân achilles, gân ở gót chân hơi ngắn nên cứ chuyển động là nhón gót. Điều này sẽ làm cản trở bé đứng thẳng trên bàn chân và giới hạn mức độ vận động ở mắt cá chân. Bên cạnh đó, việc đi nhón gót có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn vận động, một tình trạng của bệnh bại não.

Có nhiều loại bại não và phổ biến nhất là bại não thể co cứng, có nghĩa là các chi bị co cứng, cử động khó khăn. Trẻ em sinh non có nguy cơ bị bại não cao hơn các bé sinh đủ tháng do sinh non có thể bị xuất huyết trong não, gây tổn thương các bộ phận điều khiển hoạt động của não. Đôi khi người mẹ hay thai nhi bị nhiễm trùng trong thời gian người mẹ mang thai cũng làm tổn hại mô não và dẫn đến bại não. Đôi khi trẻ sinh non phát triển một tình trạng gọi là nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất gây tổn thương những dây thần kinh điều khiển sự vận động.

Bé đi nhón gót cũng có thể do mắc phải hội chứng liệt nửa người, đây là một dạng của bại não, trong đó các gân Achilles của bé rất căng, gót chân bị kéo lên và các ngón chân hướng xuống. Nếu nguyên nhân làm bé đi nhón gót xuất phát từ những tổn thương não, tình trạng này thường xuất hiện cùng với sự chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ và bệnh tự kỷ. Vì vậy, nếu bé xuất hiện các vấn đề này cùng lúc, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra.

Nếu bác sĩ xác định bé không bị bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vận động mắt cá chân của bé tốt, bé có thể được chẩn đoán tình trạng đi nhón gót tự phát. Điều này có nghĩa là không xác định được nguyên nhân và việc bé đi nhón gót chỉ là do thói quen.

Giải pháp điều trị việc bé đi nhón gót chân
Viiệc bé đi nhón gót chânquen. bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vận động mắt cá chân của bé tốt, bé có thể được chẩn đoán tình trạngp sệc vì v bé đi nhón gót chânquen. bại não, tự kỷ và những vấn đề liên quan tới thần kinh khác, đồng thời trương lực cơ và khả năng vậu khi bé đi nhón gót chân quen.

Nếu bé có vấn đề về thể chất, ví dụ như gân Achilles ngắn, việc điều trị có thể bắt đầu với vật lý trị liệu trong đó bao gồm kéo co giãn. Bác sĩ sẽ cho bé mang một dụng cụ chỉnh hình mắt cá chân, bàn chân, đây là một giá đỡ bằng nhựa với trọng lượng nhẹ ôm theo mặt sau của chân và giữ bàn chân ở một góc 90 độ. Bé sẽ cần mang dụng cụ này cả ngày và đêm cho đến khi hết hẳn tình trạng đi nhón gót. Tất nhiên, bạn có thể tháo nó ra khi tắm bé hoặc khi bé thực hành các bài tập tăng cường. Một số ít trường hợp có thể cần thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình hình.

Nếu nguyên nhân sâu xa của tình trạng đi nhón gót là do bệnh bại não hoặc tự kỷ chứ không phải là do vấn đề về thể chất, các liệu pháp điều trị sẽ giúp cải thiện những yếu tố cơ bản. Trong trường hợp đó, bước đầu tiên để xác định hình thức điều trị mà bé cần là đánh giá lại quá trình phát triển của bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 32 tháng tuổi: Bí quyết dỗ bé ngủ trưa

Làm thế nào để dỗ bé 2 tuổi rưỡi ngủ trưa?
Một giấc ngủ trưa không chỉ giúp các bé 2 tuổi rưỡi “sạc” lại năng lượng mà còn giữ cho bé luôn tỉnh táo và thoải mái cho đến lúc đi ngủ ban đêm. Vì vậy, đừng nên bỏ qua giấc ngủ trưa. Nếu hôm nào không ngủ trưa, bé sẽ tỏ ra khó chịu vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ buổi tối, điều đó cho thấy bé vẫn cần ngủ trưa. Vậy làm cách nào để dỗ bé chịu ngủ trưa?

  • Giúp bé làm quen với giấc ngủ trưa bằng cách lặp lại những hành động bạn thường làm để dỗ bé ngủ buổi tối, dĩ nhiên cần đơn giản và rút gọn lại.
  • Nếu như bé không chịu ở yên trong phòng, bạn nên nghĩ đến việc sử dụng một ổ khóa hay lưới chặn cửa để cho bé biết rằng đã đến giờ nghỉ ngơi. Bạn nhớ cho bé biết trước về cái ổ khóa hay tấm lưới chắn dùng để làm gì để bé không phải sợ hãi.
  • Nếu bạn cũng cần ngủ trưa, hãy nằm xuống cùng bé. Bằng cách này bé sẽ thấy dễ chịu hơn.
  • Nếu bé đã cố gắng nhưng vẫn chưa dỗ được giấc, nên để bé trong phòng yên tĩnh một mình. Có thể bé sẽ ngủ được sau đó hoặc nếu không, bé cũng đã nằm nghỉ được một chút.
Bé 2 tuổi rưỡi: Chiến thuật dỗ bé ngủ trưa
Giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng rất quan trọng với bé

Cẩn thận trước các tai nạn với nước
Bạn nhận ra bé 2 tuổi rưỡi nhà mình đang dần trở nên dạn dĩ hơn và càng lúc càng thấy thích thú với việc nghịch nước? Bạn mệt mỏi vì phải để ý liên tục mỗi khi bé đến hồ bơi hoặc những nơi có nước? Vậy tại sao không cho bé tập bơi để bạn yên tâm hơn? Những chương trình dạy bơi cho trẻ nhỏ có thể là một cách tuyệt vời để bé làm quen với nước đồng thời tập thể dục.

Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng những bài tập học bơi bài bản được khuyến cáo không dành cho trẻ em dưới 3 tuổi. Ở độ tuổi này, khó có thể dạy cho các bé dưới 3 tuổi bơi đủ tốt để bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cho bé xuống nước. Vì thế, ngay cả khi bạn cho bé học bơi, cũng đừng bỏ mặc bé dưới nước một mình nhé. Việc bé 2 tuổi rưỡi biết bơi chỉ có thể giúp bạn bớt lo lắng về sự an toàn của bé khi nghịch nước để bạn không phải dõi theo nhất cử nhất động của bé mà thôi.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 30 tháng tuổi: Đột ngột phát triển lùi

Tại sao bé 2 tuổi rưỡi đột ngột phát triển lùi?

Sự thật rằng quá trình phát triển của bé không phải một đường thẳng luôn tiến về phía trước, ở giai đoạn nào đó, bé có thể tạm thời lùi trước khi tiếp tục phát triển. Ví dụ điển hình là một đứa bé đã ngủ thẳng giấc suốt đêm có thể bắt đầu lại thức dậy nửa đêm, hoặc bé đã biết dùng bô trong nhiều tháng lại bỗng nhiên tè bậy.

Tình trạng phát triển lùi này xảy ra với nhiều lý do, có thể khi cố gắng học tốt một kỹ năng nào đó, bé sẽ bị lùi ở một kỹ năng khác. Bên cạnh đó, những áp lực như có người giữ trẻ mới, mẹ trở lại làm việc, hay nỗi sợ hãi về bóng tối, về sự xa cách, cũng có thể là tác nhân kích thích vấn đề này.

Khi bé 2 tuổi rưỡi rơi vào tình trạng phát triển lùi như đã nói ở trên, ba mẹ nên mang lại cho bé cảm giác an toàn và thoải mái thay vì làm mọi thứ rối lên. Có thể để bé phạm lỗi một chút, miễn là trong giới hạn cho phép: “Được rồi, mẹ có thể mặc tã lót cho con hôm nay và ngày mai chúng ta sẽ quay lại mặc quần, con nhé”. Xu hướng tự nhiên của bé là hướng về phía trước và bé sẽ sớm trưởng thành cho dù những thói quen “trẻ con” có lại quay về đi chăng nữa.

Bé 2 tuổi rưỡi: Phát triển lùi khi được 30 tháng
Sự chậm lại trong phát triển của bé 2 tuổi rưỡi không phải vấn đề nghiêm trọng nếu nó không kéo dài quá lâu

Còn nếu những biểu hiện phát triển lùi của bé nghiêm trọng hay kéo dài khá lâu, bạn có thể tham khảo sự tư vấn của bác sĩ. Tuy nhiên, ba mẹ cũng đừng quá lo vì hiếm khi nào sự phát triển lùi tạm thời này có thể làm mất đi những kỹ năng mà bé đã học được trước đó.

Điều không nên làm khi phạt con
Có thể bạn đang tìm kiếm những cách kỷ luật hiệu quả để dạy bé biết nghe lời hơn, nhưng đây là cách bạn không nên áp dụng: Đừng ném đồ vật thân yêu của bé, chú gấu teddy hay con búp bê mà bé thích, chiếc mền bé hay ôm theo, hay những món đồ chơi đáng yêu khác, như một hình phạt dành cho bé. Thậm chí đừng dọa bé là bạn sẽ làm thế.

Món đồ chơi yêu thích sẽ là biểu tượng của tình yêu thương và là nguồn an ủi lớn lao đối với một đứa bé 2 tuổi rưỡi. Cho dù bạn có giận tới mức nào và muốn dạy cho bé một bài học về sự ngoan ngoãn, bạn cũng không nên “phá hỏng” món đồ mà bé yêu thích.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé xem Tivi nhiều buổi tối dễ bị mất ngủ

Thực ra việc trẻ em xem TV không hoàn toàn xấu mà nó cũng có mặt tốt. Đây cũng là hình thức giúp bé giải trí, thư giãn và mặt khác, những chương trình giàu thông tin mang tính giáo dục, các chương trình giới thiệu về thiên nhiên, động vật, lịch sử, khoa học… hoàn toàn bổ ích, có thể giúp trẻ có cơ hội tìm hiểu, học hỏi cũng như mở rộng tầm hiểu biết.

Do đó các bậc phụ huynh thay vì cấm trẻ xem, thì chỉ cần lưu ý, quan tâm đến thời gian xem TV và hướng dẫn giúp trẻ cách xem TV để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của TV đến sự phát triển cũng như sức khoẻ của bé.

Nội dung chương trình
Phụ huynh nên quan tâm đến các chương trình mà trẻ xem để có những định hướng phù hợp. Không nên cho trẻ xem các chương trình không phù hợp với lứa tuổi hoặc chứa nhiều cảnh bạo lực, những bộ phim, hài kịch không dành cho độ tuổi của bé.

Nếu thường xuyên xem những hành vi bạo lực thì trẻ cũng có xu hướng bốc đồng, sử dụng bạo lực với bạn bè, anh chị… giống như những hình ảnh thường xuyên nhìn thấy.

Bé xem Tivi nhiều buổi tối dễ bị mất ngủ
Xem TV buổi tối trước khi ngủ làm trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề về giấc ngủ.

Thời gian xem

Việc xem TV buổi tối ngay trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ (có thể làm trẻ khó ngủ, ngủ mơ nhiều, ác mộng….). Theo các nhà khoa học thì nguyên nhân là do não trẻ hoạt động theo cách: nếu trước khi đi ngủ, các chương trình, các hoạt động, hình ảnh trong ngày sẽ được trẻ hồi tưởng lại, các hoạt động, hình ảnh càng diễn ra sát với thời gian bé ngủ sẽ có tác động mạnh hơn.

Ngoài ra, xem TV ngay sát thời gian ngủ không những không giúp trẻ tạo một bước đệm cần thiết cho não bộ để chuyển dịch sang giấc ngủ mà ngược lại nó còn kích thích não bộ hoạt động, tiếp nhận nhiều hơn tạo cho bé khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon.

Thời lượng xem

Chỉ nên cho trẻ em xem TV tối đa từ 1 – 2 giờ mỗi ngày. Nhiều bậc phụ huynh nhận thấy khi xem TV trẻ không quấy khóc hay làm phiền thì lấy làm thích thú cho trẻ xem TV thoải mái, hoặc khi trẻ nằng nặc đòi xem TV thì do chiều con nên để trẻ xem TV thoả thích mà không biết rằng, nếu xem nhiều hơn khoảng thời gian này thì theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, TV có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung cũng như nguy cơ mắc các bệnh về thị lực, thính lực, béo phì, thụ động, lười vận động, không giao tiếp xã hội….

Những lưu ý khác

Tìm xem những chương trình hay, phù hợp, có ý nghĩa giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Các bậc phụ huynh cũng nên cùng ngồi xem và hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của trẻ, vừa xem vừa chỉ ra những hành động nào tốt, xấu, nên hay không nên… đó cũng là một trong những hình thức giáo dục và kiểm soát được những tác động tiêu cực của TV đối với sự phát triển của trẻ.

Hướng dẫn tư thế, khoảng cách ngồi xem TV để hạn chế ảnh hưởng về thính giác cũng như thị lực. Không nên để trẻ vừa ăn vừa xem TV vì có thể gây rối loạn quá trình tiêu hoá, làm trẻ mất tập trung, ăn uống thụ động (chỉ ăn khi mở TV, tắt TV thì trẻ không chịu ăn).

Chư Kha