Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học – Cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ

Trong giai đoạn phát triển của trẻ, bắt đầu đi học là cột mốc đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của trẻ. Đối với trẻ 2 tuổi, thì lại còn đặc biệt quan trọng hơn. Bởi vì con sẽ đối mặt với những trải nghiệm mới, con người mới,..Và điều này không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng đối với trẻ.

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học là như thế nào. Đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp cho cha mẹ, trong việc giúp trẻ dễ thích nghi với môi trường mới.

1. Sự phát triển tâm lý của trẻ 2 tuổi

1.1 Có quan tâm đến người khác

Bé 2 tuổi bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến người khác; nhất là với các bạn bè đồng trang lứa. Con hào hứng với các trò chơi tập thể, không còn thích chơi một mình như trước.

1.2 Biết cách thể hiện cảm xúc của mình

Về sự phát triển cảm xúc, phần lớn bé trong giai đoạn này đã bắt đầu biết gọi tên cảm xúc của bản thân. Ngoài ra, bé 2 tuổi cũng đã phát triển sở thích, điều đó được thể hiện qua những lựa chọn về món ăn và trang phục của bé.

1.3 Rất tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh

Khả năng nhận thức của trẻ 2 tuổi là bé bắt đầu tò mò nhiều hơn về các sự vật xung quanh; nhất là các hiện tượng trong tự nhiên. Bé cũng hiểu rõ hơn về thái độ, phản ứng và lời nói của người lớn xung quanh.

Tổng quát về tâm lý và sự phát triển của trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học
Tổng quát về tâm lý và sự phát triển của trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học

Quay lại vấn đề ở trên, vậy tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học con sẽ cảm thấy như thế nào? Và lý do vì sao các con thường lo sợ khi đến trường?

2. Các vấn đề tâm lý khi trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học

Tâm lý trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học, con có thể có một số nỗi sợ nhất định; ví dụ như sợ xa gia đình; sợ đi lạc; sợ người lạ; sợ một mình; sợ những tình huống mới,.. Thông thường, những nỗi sợ này sẽ giảm dần đi khi trẻ bắt đầu quen với môi trường mới; dần dần trẻ sẽ thoải mái và cởi mở hơn.

Ngoài ra, do giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, bé cũng có thể hay giận dữ nếu không hài lòng; muốn tự ra quyết định; và có xu hướng chống đối việc đi học.

Theo Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc Unicef cho biết, nỗi sợ đặc trưng trong tâm lý của trẻ 2 tuổi khi con bắt đi học là nỗi sợ lo âu chia ly (separation anxiety). Lo lắng về sự chia ly xảy ra phổ biến ở trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi. Trẻ cảm thấy vô cùng lo lắng khi phải rời xa người chăm sóc. 

2.1 Lo lắng khi phải xa cha mẹ

Thông thường cha mẹ sẽ rất dễ nhận ra những dấu hiệu về tâm lý của trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học.

Một số dấu hiệu bé bị lo âu chia cách điển hình bao gồm:

  • Trẻ khóc nhiều hơn sau khi ngủ dậy.
  • Trẻ trở nên đeo bám hơn khi cha mẹ đi bất cứ đâu.
  • Khóc hoặc níu kéo trong những tình huống mới (chủ yếu từ 6 tháng – 3 tuổi).
  • Trẻ không chịu đi ngủ khi không có cha mẹ hoặc người chăm sóc bên cạnh.

Về mặt tâm lý, việc trẻ trong độ tuổi này cảm thấy lo lắng khi phải rời xa cha mẹ là điều hoàn toàn tự nhiên. Sau khi hiểu được tâm lý này của trẻ, cha mẹ sẽ hiểu con hơn là muốn buông lời trách mắng.

Tâm lý trẻ từ 2 - 3 tuổi bắt đầu đi học, con sẽ có những biểu hiện của nỗi sợ lo âu chia ly
Tâm lý trẻ từ 2 – 3 tuổi bắt đầu đi học, con có thể có những biểu hiện của nỗi sợ lo âu chia ly

2.2 Thường hay giận dỗi

Bé hay giận dỗi vì bé không hiểu được vì sao bé không được đáp ứng mong muốn của mình. Khi lên hai, nhiều trẻ vẫn chưa có khả năng kiểm soát ham muốn (delayed gratification); đây là khả năng chống lại sự cám dỗ của thú vui tức thời với hy vọng đạt được phần thưởng trong lâu dài.

Nếu trẻ 2 tuổi không muốn đi học, bé bắt đầu có tâm lý giận dỗi; vì trong thế giới của bé, bé cảm thấy như việc không được đáp ứng mong muốn giống như thế giới sắp sụp đổ vậy.

2.3 Thích nói “không”

Việc hay nói “không” cũng là một giai đoạn phát triển của bé; trên thực tế, đây là cách để trẻ thách thức giới hạn chịu đựng của người thân. Cha mẹ đừng quá lo lắng, vì thường bé phải tin tưởng lắm mới phản ứng như vậy.

2.4 Muốn tự ra quyết định

Trẻ 2 tuổi có tâm lý muốn tự ra quyết định khi bắt đầu đi học; đơn giản là vì con đang học cách để trở nên độc lập hơn trong cuộc sống của mình. Điều quan trọng là cha mẹ cần phải tạo điều kiện cho bé được tự chủ trong việc đi học (quần áo, sách vở,…).

2.5 Hay chống đối và bực tức

Trẻ 2 tuổi không có nhiều khả năng kiểm soát được cảm xúc của mình. Sự tức giận và thất vọng trong bé có xu hướng bùng phát; đây là tâm lý thường thấy khi cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học vì con chưa quen với môi trường mới.

Sự bùng nổ cảm xúc là cách duy nhất bé biết để đối mặt với thực tế khó khăn trong thế giới của mình. Trẻ 2 tuổi có thể khóc, đánh hoặc la hét nhưng cha mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn với con nhé.

3. Làm thế nào để hỗ trợ tâm lý cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học?

Để chuẩn bị tâm lý cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học, cha mẹ có thể thực hiện những điều sắp được gợi ý dưới đây. Đồng thời, cha mẹ cũng nên lưu ý rằng, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không nên đặt kỳ vọng là loại bỏ hoàn toàn. Vì dù sao đây cũng là điều mà trẻ sẽ trải qua trong đời.

3.1 Tham quan trường trước khi đi học

Để giảm bớt sự lo lắng và bỡ ngỡ của trẻ; cha mẹ có thể cùng còn ghé thăm trường trước ngày đi học. Cụ thể như đi vòng quanh sân trường; khám phá phòng học; nơi con sẽ đi vệ sinh; dãy cầu thang; quan trọng hơn chính là nơi cha mẹ sẽ đứng đón con sau khi tan trường.

>> Cha mẹ nên đọc: Những tiêu chí chọn trường mầm non cho con

3.2 Tham gia buổi đầu tiên với con

Nếu nhà trường cho phép, cha mẹ có thể xin phép thầy cô để tham gia học cùng con trong buổi học đầu tiên. Trẻ sẽ cảm thấy rất vui và an toàn vì có người thân bên cạnh.

3.3 Chơi và học cùng nhau tại nhà

Khi con ở nhà, cha mẹ cũng có thể đóng vai làm thầy cô để dạy và học cùng con. Điều đó sẽ giúp cho tâm lý của trẻ 2 tuổi mới bắt đầu đi học; nhanh chóng làm quen với các hoạt động ở trường.

Trẻ sẽ nhận ra sự tương đồng giữa ở nhà và trường học; khi đó con sẽ thoải mái và ít cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến lớp.

3.4 Giúp trẻ hiểu đi học cũng là một trò chơi

Thay vì mặc đồng phục, mang giày, ăn sáng theo thói quen; cha mẹ hãy làm mới nó bằng cách tạo ra thử thách. Ví dụ như, cha mẹ dùng đồng hồ đếm giờ để thử thách xem trẻ làm việc đó nhanh đến mức nào.

Để hỗ trợ tâm lý cho trẻ 2 - 3 tuổi bắt đầu đi học, cha mẹ có thể đóng vai thầy cô để dạy và học với con
Để hỗ trợ tâm lý cho trẻ 2 – 3 tuổi bắt đầu đi học, cha mẹ có thể đóng vai thầy cô để dạy và học với con

3.5 Kể cho con nghe về quá khứ của cha mẹ

Bên cạnh những trải nghiệm thực tế, cha mẹ hãy kể cho con nghe thêm về quá khứ của mình ở thời điểm như độ tuổi của con. Nếu vẫn còn lưu giữ, mẹ có thể cho con xem tấm hình mẫu giáo của mình; hoặc những người lớn khác trong gia đình mà con biết.

Việc này sẽ cho con cảm giác yên tâm hơn, vì ít con cảm nhận được sự đồng cảm từ người thân.

3.6 Giúp trẻ xây dựng thói quen mới

Bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học, con cũng cần xây dựng thêm những thói quen mới để bảo đi học đầy đủ và đúng giờ.

Một số thói quen con cần thực hiện trước ngày tựu trường:

  • Ngủ và thức vào một khung giờ nhất định.
  • Chuẩn bị sẵn quần áo vào buổi tối trước.
  • Ăn sáng cùng nhau vào buổi sáng.

>> Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn, dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

3.7 Lắng nghe cảm xúc và mong muốn của trẻ

Việc hỏi và lắng nghe cảm xúc; cũng như mong muốn của trẻ là cách tốt nhất để cha mẹ hiểu rõ tâm lý của trẻ. Khi bắt đầu một điều gì đó mới, việc nảy sinh những cảm xúc lo lắng, sợ hãi, phấn kích,..cũng là điều dễ hiểu.

Hiểu được cảm xúc và mong muốn của trẻ là bước quan trọng để cha mẹ biết cách trấn an con khi cần thiết.

3.8 Chào tạm biệt và hẹn gặp lại trẻ sau bữa học

Như cha mẹ đã biết, tâm lý trẻ 2 – 3 tuổi khi bắt đầu đi học là rất lo lắng và sợ hãi. Chính vì vậy, nên việc con khóc và không muốn chào tạm biệt cha mẹ là có thể xảy ra. Vậy nên, cha mẹ hãy trấn an và chào tạm biệt con một cách thật dứt khoát và hẹn gặp lại con vào buổi chiều sau buổi học.

>> Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

4. Khi nào cha mẹ cần đến sự giúp đỡ từ chuyên gia?

Vấn đề tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học: Khi nào cần sự hỗ trợ từ chuyên gia?

Theo Hệ thống y tế quốc tế Johns Hopkins cho biết, nếu tâm lý trẻ từ 2 – 3 tuổi bắt đầu đi học nếu có kèm theo những dấu hiệu sau đây; thì cha mẹ thật sự cần sự hỗ trợ từ người thân, thầy cô giáo hoặc các chuyên gia tâm lý.

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, nổi cáu, phá hoại và gây hấn với bạn bè.
  • Trẻ không có khả năng tự lập một mình như không thể đi vệ sinh, không thể đến đúng lớp,..
  • Trẻ có nhiều cảm xúc như buồn bã, cáu kỉnh, khóc; đồng thời cũng ít quan tâm đến các hoạt động của lớp học.

Nhìn một cách tổng quát, thì hầu hết tâm lý trẻ từ 2 tuổi khi bắt đầu đi học thường là giống nhau. Giống nhau về những cảm xúc và cách phản ứng khi chuẩn bị đi học.

Nhưng đọc đến đây thì cha mẹ ít nhiều cũng hiểu về tâm lý, cảm xúc và mong muốn của trẻ là như thế nào. Cuối cùng, việc cha mẹ và bé cần làm chính là đồng hành cùng nhau.

[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề Tâm lý trẻ 2 tuổi:”]

[/key-takeaways]

By Huỳnh Phong

Senior Writer at HelloBacsi & MarryBaby

Expertise in healthcare, parenting and psychological content development, keyword research, and content planning to drive organic traffic and enhance online visibility.