Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học – Cách giúp trẻ vượt qua nỗi sợ

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học là như thế nào. Đồng thời đưa ra các giải pháp phù hợp cho cha mẹ, trong việc giúp trẻ dễ thích nghi với môi trường mới.

1. Sự phát triển tâm lý của trẻ 2 tuổi

1.1 Có quan tâm đến người khác

Bé 2 tuổi bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến người khác; nhất là với các bạn bè đồng trang lứa. Con hào hứng với các trò chơi tập thể, không còn thích chơi một mình như trước.

1.2 Biết cách thể hiện cảm xúc của mình

Về sự phát triển cảm xúc, phần lớn bé trong giai đoạn này đã bắt đầu biết gọi tên cảm xúc của bản thân. Ngoài ra, bé 2 tuổi cũng đã phát triển sở thích, điều đó được thể hiện qua những lựa chọn về món ăn và trang phục của bé.

1.3 Rất tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh

Khả năng nhận thức của trẻ 2 tuổi là bé bắt đầu tò mò nhiều hơn về các sự vật xung quanh; nhất là các hiện tượng trong tự nhiên. Bé cũng hiểu rõ hơn về thái độ, phản ứng và lời nói của người lớn xung quanh.

Tổng quát về tâm lý và sự phát triển của trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học
Tổng quát về tâm lý và sự phát triển của trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học

Quay lại vấn đề ở trên, vậy tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học con sẽ cảm thấy như thế nào? Và lý do vì sao các con thường lo sợ khi đến trường?

2. Các vấn đề tâm lý khi trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học

Tâm lý trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học, con có thể có một số nỗi sợ nhất định; ví dụ như sợ xa gia đình; sợ đi lạc; sợ người lạ; sợ một mình; sợ những tình huống mới,.. Thông thường, những nỗi sợ này sẽ giảm dần đi khi trẻ bắt đầu quen với môi trường mới; dần dần trẻ sẽ thoải mái và cởi mở hơn.

Ngoài ra, do giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, bé cũng có thể hay giận dữ nếu không hài lòng; muốn tự ra quyết định; và có xu hướng chống đối việc đi học.

Theo Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc Unicef cho biết, nỗi sợ đặc trưng trong tâm lý của trẻ 2 tuổi khi con bắt đi học là nỗi sợ lo âu chia ly (separation anxiety). Lo lắng về sự chia ly xảy ra phổ biến ở trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi. Trẻ cảm thấy vô cùng lo lắng khi phải rời xa người chăm sóc. 

2.1 Lo lắng khi phải xa cha mẹ

Thông thường cha mẹ sẽ rất dễ nhận ra những dấu hiệu về tâm lý của trẻ 2 tuổi khi bắt đầu đi học.

Một số dấu hiệu bé bị lo âu chia cách điển hình bao gồm:

  • Trẻ khóc nhiều hơn sau khi ngủ dậy.
  • Trẻ trở nên đeo bám hơn khi cha mẹ đi bất cứ đâu.
  • Khóc hoặc níu kéo trong những tình huống mới (chủ yếu từ 6 tháng – 3 tuổi).
  • Trẻ không chịu đi ngủ khi không có cha mẹ hoặc người chăm sóc bên cạnh.

Về mặt tâm lý, việc trẻ trong độ tuổi này cảm thấy lo lắng khi phải rời xa cha mẹ là điều hoàn toàn tự nhiên. Sau khi hiểu được tâm lý này của trẻ, cha mẹ sẽ hiểu con hơn là muốn buông lời trách mắng.

Tâm lý trẻ từ 2 - 3 tuổi bắt đầu đi học, con sẽ có những biểu hiện của nỗi sợ lo âu chia ly
Tâm lý trẻ từ 2 – 3 tuổi bắt đầu đi học, con có thể có những biểu hiện của nỗi sợ lo âu chia ly

2.2 Thường hay giận dỗi

Bé hay giận dỗi vì bé không hiểu được vì sao bé không được đáp ứng mong muốn của mình. Khi lên hai, nhiều trẻ vẫn chưa có khả năng kiểm soát ham muốn (delayed gratification); đây là khả năng chống lại sự cám dỗ của thú vui tức thời với hy vọng đạt được phần thưởng trong lâu dài.

Nếu trẻ 2 tuổi không muốn đi học, bé bắt đầu có tâm lý giận dỗi; vì trong thế giới của bé, bé cảm thấy như việc không được đáp ứng mong muốn giống như thế giới sắp sụp đổ vậy.

2.3 Thích nói “không”

Việc hay nói “không” cũng là một giai đoạn phát triển của bé; trên thực tế, đây là cách để trẻ thách thức giới hạn chịu đựng của người thân. Cha mẹ đừng quá lo lắng, vì thường bé phải tin tưởng lắm mới phản ứng như vậy.

2.4 Muốn tự ra quyết định

Trẻ 2 tuổi có tâm lý muốn tự ra quyết định khi bắt đầu đi học; đơn giản là vì con đang học cách để trở nên độc lập hơn trong cuộc sống của mình. Điều quan trọng là cha mẹ cần phải tạo điều kiện cho bé được tự chủ trong việc đi học (quần áo, sách vở,…).

2.5 Hay chống đối và bực tức

Trẻ 2 tuổi không có nhiều khả năng kiểm soát được cảm xúc của mình. Sự tức giận và thất vọng trong bé có xu hướng bùng phát; đây là tâm lý thường thấy khi cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học vì con chưa quen với môi trường mới.

Sự bùng nổ cảm xúc là cách duy nhất bé biết để đối mặt với thực tế khó khăn trong thế giới của mình. Trẻ 2 tuổi có thể khóc, đánh hoặc la hét nhưng cha mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn với con nhé.

3. Làm thế nào để hỗ trợ tâm lý cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học?

Để chuẩn bị tâm lý cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học, cha mẹ có thể thực hiện những điều sắp được gợi ý dưới đây. Đồng thời, cha mẹ cũng nên lưu ý rằng, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ chứ không nên đặt kỳ vọng là loại bỏ hoàn toàn. Vì dù sao đây cũng là điều mà trẻ sẽ trải qua trong đời.

3.1 Tham quan trường trước khi đi học

Để giảm bớt sự lo lắng và bỡ ngỡ của trẻ; cha mẹ có thể cùng còn ghé thăm trường trước ngày đi học. Cụ thể như đi vòng quanh sân trường; khám phá phòng học; nơi con sẽ đi vệ sinh; dãy cầu thang; quan trọng hơn chính là nơi cha mẹ sẽ đứng đón con sau khi tan trường.

>> Cha mẹ nên đọc: Những tiêu chí chọn trường mầm non cho con

3.2 Tham gia buổi đầu tiên với con

Nếu nhà trường cho phép, cha mẹ có thể xin phép thầy cô để tham gia học cùng con trong buổi học đầu tiên. Trẻ sẽ cảm thấy rất vui và an toàn vì có người thân bên cạnh.

3.3 Chơi và học cùng nhau tại nhà

Khi con ở nhà, cha mẹ cũng có thể đóng vai làm thầy cô để dạy và học cùng con. Điều đó sẽ giúp cho tâm lý của trẻ 2 tuổi mới bắt đầu đi học; nhanh chóng làm quen với các hoạt động ở trường.

Trẻ sẽ nhận ra sự tương đồng giữa ở nhà và trường học; khi đó con sẽ thoải mái và ít cảm thấy sợ hãi mỗi khi đến lớp.

3.4 Giúp trẻ hiểu đi học cũng là một trò chơi

Thay vì mặc đồng phục, mang giày, ăn sáng theo thói quen; cha mẹ hãy làm mới nó bằng cách tạo ra thử thách. Ví dụ như, cha mẹ dùng đồng hồ đếm giờ để thử thách xem trẻ làm việc đó nhanh đến mức nào.

Để hỗ trợ tâm lý cho trẻ 2 - 3 tuổi bắt đầu đi học, cha mẹ có thể đóng vai thầy cô để dạy và học với con
Để hỗ trợ tâm lý cho trẻ 2 – 3 tuổi bắt đầu đi học, cha mẹ có thể đóng vai thầy cô để dạy và học với con

3.5 Kể cho con nghe về quá khứ của cha mẹ

Bên cạnh những trải nghiệm thực tế, cha mẹ hãy kể cho con nghe thêm về quá khứ của mình ở thời điểm như độ tuổi của con. Nếu vẫn còn lưu giữ, mẹ có thể cho con xem tấm hình mẫu giáo của mình; hoặc những người lớn khác trong gia đình mà con biết.

Việc này sẽ cho con cảm giác yên tâm hơn, vì ít con cảm nhận được sự đồng cảm từ người thân.

3.6 Giúp trẻ xây dựng thói quen mới

Bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học, con cũng cần xây dựng thêm những thói quen mới để bảo đi học đầy đủ và đúng giờ.

Một số thói quen con cần thực hiện trước ngày tựu trường:

  • Ngủ và thức vào một khung giờ nhất định.
  • Chuẩn bị sẵn quần áo vào buổi tối trước.
  • Ăn sáng cùng nhau vào buổi sáng.

>> Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn, dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

3.7 Lắng nghe cảm xúc và mong muốn của trẻ

Việc hỏi và lắng nghe cảm xúc; cũng như mong muốn của trẻ là cách tốt nhất để cha mẹ hiểu rõ tâm lý của trẻ. Khi bắt đầu một điều gì đó mới, việc nảy sinh những cảm xúc lo lắng, sợ hãi, phấn kích,..cũng là điều dễ hiểu.

Hiểu được cảm xúc và mong muốn của trẻ là bước quan trọng để cha mẹ biết cách trấn an con khi cần thiết.

3.8 Chào tạm biệt và hẹn gặp lại trẻ sau bữa học

Như cha mẹ đã biết, tâm lý trẻ 2 – 3 tuổi khi bắt đầu đi học là rất lo lắng và sợ hãi. Chính vì vậy, nên việc con khóc và không muốn chào tạm biệt cha mẹ là có thể xảy ra. Vậy nên, cha mẹ hãy trấn an và chào tạm biệt con một cách thật dứt khoát và hẹn gặp lại con vào buổi chiều sau buổi học.

>> Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

4. Khi nào cha mẹ cần đến sự giúp đỡ từ chuyên gia?

Vấn đề tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học: Khi nào cần sự hỗ trợ từ chuyên gia?

Theo Hệ thống y tế quốc tế Johns Hopkins cho biết, nếu tâm lý trẻ từ 2 – 3 tuổi bắt đầu đi học nếu có kèm theo những dấu hiệu sau đây; thì cha mẹ thật sự cần sự hỗ trợ từ người thân, thầy cô giáo hoặc các chuyên gia tâm lý.

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, nổi cáu, phá hoại và gây hấn với bạn bè.
  • Trẻ không có khả năng tự lập một mình như không thể đi vệ sinh, không thể đến đúng lớp,..
  • Trẻ có nhiều cảm xúc như buồn bã, cáu kỉnh, khóc; đồng thời cũng ít quan tâm đến các hoạt động của lớp học.

Nhìn một cách tổng quát, thì hầu hết tâm lý trẻ từ 2 tuổi khi bắt đầu đi học thường là giống nhau. Giống nhau về những cảm xúc và cách phản ứng khi chuẩn bị đi học.

Nhưng đọc đến đây thì cha mẹ ít nhiều cũng hiểu về tâm lý, cảm xúc và mong muốn của trẻ là như thế nào. Cuối cùng, việc cha mẹ và bé cần làm chính là đồng hành cùng nhau.

[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề Tâm lý trẻ 2 tuổi:”]

[/key-takeaways]

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Tâm lý trẻ 2 tuổi và điều mẹ cần biết để nuôi dạy con tốt nhất

Con của mẹ đang bước vào giai đoạn năm thứ hai của cuộc đời; tâm sinh lý trẻ 2 tuổi sẽ có nhiều sự biến chuyển. Bé đã trở thành một đứa trẻ năng động biết đi, biết bò, biết đứng và thậm chí biết nói một chút. Khám phá tâm lý trẻ 2 tuổi sẽ giúp mẹ vượt qua những khủng hoảng của tuổi lên hai; cũng như biết cách để nuôi dạy con trở thành một đứa trẻ lành mạnh, hạnh phúc.

1. Đặc điểm tâm lý trẻ 2 tuổi

Những đặc điểm tâm lý trẻ 2 tuổi vẫn chưa thật sự rõ ràng vào ngày sinh nhật thứ hai của bé. Các biểu hiện được liệt kê sau đây có thể xảy ra vào đầu tháng thứ 18; và kéo dài đến tận cuối tháng thứ 30. 

1.1 Mong muốn thể hiện bản thân

Cha mẹ sẽ cần quan sát hành vi của con để thấy rõ được những mong muốn tâm lý trẻ 2 tuổi này.

  • Bé có thể khăng khăng đòi làm chính xác những gì bố mẹ bảo không được làm; hoặc lăn lộn trên sàn nhà ăn vạ nếu bé không được chiều chuộng như ý mình muốn.
  • Các đòi hỏi của bé có thể khiến bố mẹ bực mình, thất vọng, và đôi lúc là phì cười.
  • Bé tự thách thức bản thân và đòi hỏi làm những việc khó: Đôi khi, bé con có thể sẽ yêu cầu một thứ gì đó không phải vì bé muốn mà chỉ để xem mình có đủ sức mạnh để có được nó hay không.
  • Bé từ chối chia sẻ bất cứ thứ gì mà bé cảm thấy thích hay khó hoà thuận với các trẻ khác: Trừ khi bé muốn khoe với cha mẹ là bé có món đồ chơi nào đó thôi. Đôi khi, hành động của bé làm cho mẹ bố thấy không hài lòng; nhưng nếu quan sát thì hầu hết tâm lý các trẻ ở độ 2 tuổi này đều có thái độ và hành động tương tự như vậy.

Ở độ tuổi này, bé nhìn nhận thế giới xung quanh chỉ qua nhu cầu và mong muốn của mình. Vì bé chưa nhận thức được cảm giác của người khác nếu ở trong tình huống tương tự như thế nào. Bé cho rằng tất cả mọi người suy nghĩ và cảm thấy giống hệt như bé. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn bé có ý thức học hỏi và khám phá cao nhất.

tâm lý trẻ 2 tuổi
Tâm sinh lý trẻ 2 tuổi có những thay đổi rõ rệt

1.2 Ý thức học hỏi và khám phá

Theo tâm lý trẻ 2 tuổi, bé rất tò mò đối với các sự vật xung quanh; nhất là các hiện tượng trong tự nhiên. Trẻ sẽ khám phá thế giới xung quanh mình thông qua các trò chơi.

Bằng những trò chơi đa dạng và ngày càng mang tính phức tạp; trẻ bắt đầu hiểu được thế nào là kích thước, hình dạng, âm thanh và sự vận động của các sự vật. Thông qua đó, các khả năng quan sát, tưởng tượng của trẻ được kích thích phát triển vượt bậc.

1.3 Tâm lý trẻ 2 tuổi: Nhu cầu độc lập tự chủ

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu hình thành những chính kiến rất riêng, dẫn đến nhu cầu tự chủ và mong muốn tự quyết định làm những việc mà trẻ muốn. Bố mẹ có thể sẽ thấy rằng:

  • Trẻ muốn tự lựa chọn quần áo mà trẻ muốn mặc.
  • Đòi ăn những món ăn của bố mẹ thay vì những món bố mẹ đã chuẩn bị riêng cho trẻ.

Nếu con thể hiện nhu cầu tự chủ của mình, bố mẹ hãy khoan ngăn cản con. Thay vào đó, hãy chuẩn bị cho con một không gian đủ an toàn để có thể cho phép con làm những điều con muốn bất cứ lúc nào nhé!

1.4 Cảm thấy vui khi chơi cùng đứa trẻ khác

Khi trẻ hai tuổi, trẻ thực sự bắt đầu chơi tương tác với các bạn. Bố mẹ cũng sẽ thấy bé chơi trò chơi giả vờ khá thường xuyên; đây là một khía cạnh quan trọng trong sự phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi. Trò chơi giả vờ xây dựng các kỹ năng ngôn ngữ, tư duy và xã hội khi trẻ đảm nhận các vai trò; và phát triển các ý tưởng và câu chuyện của riêng mình.

Tâm lý trẻ 2 tuổi cũng bao gồm khả năng đồng cảm; và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Bố mẹ có thể thấy con mình an ủi bạn cùng trang lứa bị tổn thương; hoặc thậm chí khóc khi thấy một đứa trẻ khác đang buồn. Trẻ em phát triển các kỹ năng xã hội nâng cao hơn; chẳng hạn như chia sẻ và chơi theo lượt.

>> Mẹ có thể quan tâm Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi

1.5 Tâm lý trẻ 2 tuổi: Thích bắt chước, sao chép người lớn

Trong giai đoạn này, trò mà bé thích chơi nhất là bắt chước người khác. Các trò tưởng tượng và đóng vai được các bé cực kì yêu thích ở độ tuổi này. Vì vậy, bố mẹ hãy bắt chước y chang giọng nói hay hành động của một nhân vật nào đó mà bé yêu thích khi dỗ bé ăn hay đi ngủ.

Đôi khi, bé quấy khóc và không chịu nghe lời; những lúc như thế này bé lại rất thích đóng vai ba mẹ; và còn bắt chước giống bố mẹ y chang. Những hoạt động vui chơi này giúp bé hiểu được cảm nhận của những người khác; và sẽ có các tác động tích cực với thái độ và tính cách của bé sau này.

Nếu cha mẹ có những hành động và lời nói không hay thì bé sẽ học lại những điều đó. Vì vậy, bố mẹ nên cẩn thận khi nói chuyện hay khuyên nhủ bé nhé!

tâm sinh lý trẻ 2 tuổi
Tâm sinh lý trẻ 2 tuổi thích bắt chước người khác

2. Khủng hoảng tâm lý trẻ 2 tuổi: Những gì mẹ cần biết

Đây là giai đoạn phát triển bình thường của trẻ nhỏ; thường có những biểu hiện đặc trưng như những cơn giận dữ, hành vi thách thức và cảm xúc cáu kỉnh vì bị thất vọng.

2.1 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi lên 2

Vì các kỹ năng ngôn từ, thể chất và cảm xúc của con chưa được phát triển tốt; con có thể dễ dàng trở nên thất vọng khi chúng không được giao tiếp; hoặc thực hiện nhiệm vụ một cách đầy đủ.

Các ví dụ về tình huống gây ra sự thất vọng cho trẻ 2 tuổi:

  • Con có thể sẽ không có kỹ năng ngôn ngữ để thể hiện rõ ràng những gì chúng muốn.
  • Con có thể không đủ kiên nhẫn để đợi đến lượt mình.
  • Con có thể đánh giá quá cao khả năng phối hợp tay mắt nhưng lại không thể tự mình đổ sữa hoặc bắt bóng; mặc dù con rất muốn.

2.2 Dấu hiệu khủng hoảng tâm lý trẻ 2 tuổi

Bố mẹ sẽ biết con đã bước vào giai đoạn khủng hoảng nhờ hành vi của chúng. Bố mẹ có thể lưu ý những thay đổi tâm sinh lý trẻ 2 tuổi như sau:

Cơn thịnh nộ (Tantrum)

Những cơn giận dữ có thể bao gồm từ than vãn nhẹ đến những bùng nổ sự tức giận mãnh liệt. Ngoài việc khóc trong cơn giận dữ, con có thể bị ảnh hưởng về thể chất bao gồm: đánh, đá, cắn, ném đồ đạc.

Cơn nổi giận là phổ biến như nhau ở trẻ em trai và trẻ em gái.

Sự mâu thuẫn trong tâm lý trẻ 2 tuổi

Mỗi ngày, con đang đạt được những kỹ năng và khả năng mới. Con muốn kiểm tra những kỹ năng và khả năng đó là sự phát triển thông thường của tâm sinh lý trẻ 2 tuổi. Điều này có thể dẫn đến việc con phản đối những điều mà trước đây chúng vẫn ổn như nắm tay chúng sang đường; hoặc giúp chúng mặc quần áo hoặc leo lên cầu trượt ở sân chơi.

Khi con phát triển tính độc lập hơn; chúng có thể bắt đầu khăng khăng muốn làm nhiều hơn cho bản thân; cho dù chúng có đủ khả năng phát triển để hoàn thành nhiệm vụ hay không. Tâm lý trẻ 2 tuổi cũng khiến bé có thể đột ngột quyết định rằng con muốn cha mẹ giúp làm những việc mà chúng đã thành thạo.

Tâm lý trẻ 2 tuổi: Cảm xúc thay đổi đột ngột

Một phút trước con có thể hạnh phúc và yêu thương; để rồi phút tiếp theo la hét, khóc lóc và đau khổ. Tất cả đều là sản phẩm của sự thất vọng đến từ việc muốn tự mình làm mọi việc mà chưa có đủ các kỹ năng cần thiết.

2.3 Cách phân biệt khủng hoảng tâm lý trẻ 2 tuổi với các vấn đề về hành vi

Làm thế nào để bố mẹ biết khi nào con đang trải qua những giai đoạn khủng hoảng? Hay con đang bị vấn đề sức khỏe tâm thần? Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy các dấu hiệu của vấn đề về hành vi cha mẹ cần chú ý bao gồm:

  • Các cơn giận dữ thường xuyên có kèm với hành vi đánh, đá, cắn hoặc các hình thức bạo lực thể chất.
  • Cơn giận dữ trong đó đứa trẻ cố gắng tự làm mình bị thương.
  • Thường xuyên nổi cơn thịnh nộ, xảy ra từ 10 đến 20 lần một ngày.
  • Cơn giận kéo dài trung bình hơn 25 phút.
  • Không có khả năng tự bình tĩnh.

>> Mẹ có thể muốn xem thêm Trẻ 2 tuổi hay khóc đêm, nguyên nhân và cách khắc phục

3. Cách giúp tâm lý trẻ 2 tuổi phát triển lành mạnh

3.1 Nuôi dưỡng và thúc đẩy sự độc lập

Bé có thể muốn giúp bố mẹ những việc lặt vặt trong nhà; tất cả mọi thứ từ việc gấp quần áo và mở các túi mua hàng cho đến việc quét sàn nhà bếp. Tất nhiên bé thực sự muốn làm những việc này mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ; mặc dù có những việc bé chưa làm được.

Điều này có thể làm bố mẹ bị chậm lại một chút; nhưng lời khuyên cho bố mẹ là nên dành thời gian tìm hiểu cách cho bé cơ hội giúp đỡ mẹ mà vẫn giữ bé được an toàn. Theo thời gian, bố mẹ sẽ nhận ra những điều này không chỉ gắn kết tình cảm gia đình mà còn tạo cho bé ý thức tốt trong cuộc sống ngay khi còn nhỏ.

3.2 Trò chuyện nhiều với con để xây dựng tâm lý trẻ 2 tuổi lành mạnh

Bố mẹ hãy tìm cơ hội chơi và trò chuyện với con. Thời gian chơi có thể đơn giản như lăn bóng qua lại; đưa đồ chơi của con cho mẹ; hoặc để con giúp mẹ trong việc thực hiện các hoạt động an toàn như gấp quần áo với sự giám sát. Những loại hoạt động này có thể giúp phát triển các hành vi xã hội bằng cách thúc đẩy cảm giác thân thuộc và cộng tác với những người khác.

3.3 Đọc cho bé để phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi cách tốt nhất

Đọc truyện cho trẻ 2 tuổi với những câu chuyện ngắn, hay và ý nghĩa sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ, cũng như tư duy tốt hơn. Trẻ 2 tuổi là giai đoạn con có sự phát triển bộ não cực kỳ mạnh, vì vậy việc đọc truyện cho trẻ là việc làm rất cần mà chúng ta không thể bỏ qua. Bài viết dưới đây với nội dung chia sẻ hữu ích, sẽ giúp bố mẹ làm tốt điều này.

3.4 Tạo điều kiện cho trẻ chơi với các bé khác

sự phát triển của trẻ 2 tuổi

Bố mẹ tạo điều kiện cho trẻ chơi với các bé khác để rèn luyện kỹ năng chia sẻ và xây dựng tâm sinh lý trẻ 2 tuổi vững vàng. Chia sẻ là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống.

Để có thể kết bạn cũng như duy trì tình bạn; đó là đức tính mà trẻ nhỏ cần được học và rèn luyện. Chia sẻ còn giúp trẻ có thể hợp tác với những người bạn khác trong việc vui chơi, học tập; và sau này là sống và làm việc trong cộng đồng.

Ngoài ra, theo tâm lý, trẻ 2 tuổi cũng học được cách đàm phán, thay phiên (hay chờ tới lượt); và làm thế nào để đối phó với sự thất vọng. Đây đều là những kỹ năng sống rất quan trọng khi được học cách chia sẻ. Điều này giúp trẻ dần hình thành lòng bao dung, rộng lượng đối với mọi người khi trẻ lớn lên.

>> Mẹ có thể quan tâm Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

3.5 Xây dựng tâm lý trẻ 2 tuổi: Làm gương cho con

Ở độ tuổi này, khả năng nhận thức và học hỏi của trẻ rất nhanh, rất cao và mang tính tổng quát. Trẻ đặc biệt nhanh nhạy trong việc quan sát và bắt chước lời nói, hành vi, thái độ của mọi người xung quanh.

Những điều trẻ học hỏi từ người lớn chính là những hiểu biết ban đầu của trẻ về thế giới. Vì vậy, người lớn cần chú ý các hành vi, lời nói và tình cảm của mình để làm gương cho trẻ, tránh để trẻ học theo những cử chỉ thiếu văn minh, không chuẩn mực.

Cách tốt nhất để bé 2 tuổi học được cách cư xử đúng đắn với những người xung quanh là hãy thường xuyên luyện tập cùng bé. Đừng vì thái độ ngang bướng của bé mà cấm đoán không cho bé chơi cùng các trẻ khác.

Cha mẹ chỉ cần theo dõi tâm lý trẻ 2 tuổi qua các hành động của bé để chắc chắn các bé không đánh nhau; hay làm bị thương bé khác. Bé sẽ học được nhiều điều mới lạ trong lúc chơi đấy nhé!

[inline_article id=301191]

3.6 Kiên nhẫn, giữ bình tĩnh và giúp con giải tỏa cảm xúc của mình

Mặc dù chính cha mẹ cũng đôi lúc muốn la hét hay quát mắng con để giải tỏa cơn giận trước sự phiền toái của bé; điều tốt nhất nên làm lúc này cho tâm lý trẻ 2 tuổi là giữ bình tĩnh; ở gần bé và giúp con giải tỏa cảm xúc của mình.

Một cái ôm và một bờ vai để con dụi đầu khóc có thể là tất cả những gì bé cần để cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ cũng có thể làm bé xao nhãng bằng cách bày cho bé một trò chơi trong nhà hoặc đưa bé một món đồ chơi nào khác.

Nếu mẹ đang ở nơi công cộng hay tại nhà của một ai đó; mẹ nên nắm tay và đưa bé đến một nơi mà hai mẹ con có thể ngồi bình tĩnh cho đến khi tâm trạng nguội dần. Nên kiên trì cho đến khi bé đủ lớn để hiểu và tuân thủ các quy tắc; khi bé được 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi.

>> Mẹ có thể quan tâm Cách bắt giun kim cho trẻ em không cần dùng thuốc mẹ biết chưa?

3.7 Chơi trò giả vờ và biểu lộ sự trìu mến rất hữu ích đối với tâm lý trẻ 2 tuổi

Bé yêu của mẹ có thích thử mang giày của ba mẹ không? Bé có cố gắng để mặc áo, đội mũ hoặc đeo kính của ba mẹ? Nếu có, bé đang biểu lộ với mẹ và với chính mình rằng bé ý thức được việc đang lớn lên; và bé muốn được như bố mẹ.

Mẹ cũng có thể để ý tâm lý trẻ 2 tuổi trong cách bé giả vờ chơi với thú nhồi bông và búp bê. Bé sẽ chơi trò đóng vai cha mẹ đang nuôi con; bằng cách cho chú khỉ nhồi bông ăn một “quả chuối”; thực ra là một khối gỗ màu vàng; hoặc nhét thú bông dưới một cái mền và hát ru. Giả vờ chơi như thế này là một ví dụ tuyệt vời của sự bắt chước; và là dấu hiệu cho thấy con đang học tập cách đồng cảm với người khác.

Nhiều trẻ em 20 tháng tuổi rất thích biểu lộ sự trìu mến. Bé yêu có thể thích ngồi trên lòng ba mẹ để được âu yếm; bởi bé biết đó là thời gian có được sự quan tâm trọn vẹn của bạn, điều mà bé yêu thích.

Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã hiểu hơn tâm lý trẻ 2 tuổi. Và biết cách hỗ trợ con để phát triển tâm sinh lý trẻ 2 tuổi lành mạnh.