Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Tập đi cho bé: 5 tư thế bé tập đi mẹ cứ ngỡ đúng 100% lại sai hoàn toàn

Tập đi cho bé như thế nào mới an toàn và giúp con nhanh biết đi? Nhiều bố mẹ cứ áp dụng những cách quen thuộc tưởng đúng hóa ra sai bét. Hãy cùng Marry Baby điểm danh các lỗi tập đi cho bé phổ biến mà các bố mẹ hay mắc phải để tránh nhé.Tập đi cho bé

Có một điều chắc chắn rằng mỗi bé tập đi ở một thời điểm khác nhau. Và mỗi bé sẽ có cách dạy con tập đi khác nhau. Tuy nhiên đừng chỉ vì theo thuận tự nhiên mà cổ vũ bé tập đi theo 5 tư thế trong bài liệt kê ra kẻo ân hận thì đã muộn.

5 sai lầm dạy tập đi cho bé phổ biến của các bố mẹ

Trong quá trình nuôi dạy con, mẹ cần chú ý một số tư thế tập đi xấu nếu trẻ lặp đi lặp lại thường xuyên có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương.

1. Tập bước đi như con cua

Ở giai đoạn đầu mới biết đi, mẹ thường thấy kiểu đi của bé giống con cua. Tức là đầu bé luôn cúi về phía trước, hai chân hướng vào trong như hình dạng cái kẹp lớn. Nếu tiếp tục dáng đi này tới 3 tuổi, sẽ không ổn.

Khi chân đã cứng cáp hơn, tư thế này cần được thay đổi vì xương ở chân đã cứng cáp hơn. Mẹ có thể sắm giày tập đi cho bé phù hợp để bé tập đi, khoảng 8-10 tháng là có thể sửa được tư thế dáng thẳng thông thường. Trường hợp nếu còn thấy con đi tư thế như vậy mẹ hãy cho bé ngồi dạng chân khi chơi trên sàn nhà, hướng dẫn bé không ngồi vắt chéo chân.

2. Đi đi như một chú vịt con

Khi chân bé còn quá bằng phẳng thì tư thế này thuộc về vấn đề sinh lý. Thời điểm tập đi, cơ chân của trẻ được rèn luyện dần và sẽ có hình lõm ở lòng bàn chân như người lớn.

Hầu hết trẻ khi kết thúc mẫu giáo sẽ có phần lõm ở bàn chân, Con số thống kê cho thấy khoảng 95%. Khi bé 2 tuổi mà dáng đi vẫn lạch bạch như vịt mẹ chớ vội lo lắng. Điều quan trọng chính là bàn chân phải hình thành độ lõm thì bé sẽ đi lại theo tư thế bình thường.

Để sửa tư thế cho con  có thể hướng dẫn bé chơi trò chơi kẹp bút bằng chân hoặc đi bằng mũi chân. 

3. Bé đi như cao bồi

Trước 2 tuổi, trẻ đi với tư thế chân dạng ra như anh chàng cao bồi quen cưỡi ngựa, đây là điều bình thường. Mẹ cứ bình tĩnh, chưa có gì nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra hoặc gặp bác sĩ điều trị vì trẻ có nguy cơ thiếu hụt canxi và vitamin cần thiết.

4. Vừa đi vừa kẹp đùi

Đây rõ ràng là kiểu đi có vấn đề. Bé vừa đi vừa kẹp đùi, chân có hình chữ X là do thới quen lười vận động. Vì lẽ này mà cơ chân không được rèn luyện khiến bé lười đi hoặc không muốn đi đoạn đường ngắn.

Đối phó với tình trạng này, mẹ hãy kiên trì khích lệ bé đi nhiều hơn. Ban đầu có thể là tập đi trong phòng, sau đó là đoạn đường dài hơn. Trên thực tế, trẻ 8 tuổi bé vẫn phải được rèn luyện những bài tập cơ mới có thể điều chỉnh lại dáng đi bình thường.

5. Luôn cúi đầu

Các nhà khoa học đã chỉ ra khi một người đi bộ, tất cả chuyển động của cơ thể bao gồm 7 loại dây thần kinh và 8 loại mạch đều đồng thời hoạt động. Nếu đi với tư thế cúi đầu sẽ khiến các dây thần kinh này không thể thư giãn tốt, cơ thể không thể nhận được nguồn cung cấp oxy cần thiết.

Ngoài ra, đi với tư thế này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cột sống và phản xạ của não khiến trẻ chậm phát triển. Để điều chỉnh tư thế đúng cho trẻ, cha mẹ có thể hướng dẫn bé tự đứng trước gương với tư thế ngẩng đầu, thẳng lưng và bước đi nhiều lần.

Tập đi cho bé
Dạy bé tập đi trong tư thế cúi đầu là sai mẹ nhé

Một số lưu ý khi bé tập đi

1. Chậm biết đi là chuyện bình thường 

Mỗi bé có một sự phát triển khác nhau. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng khi con bạn chậm biết đi hơn những bạn đồng lứa. Chưa có một bằng chứng nào chỉ ra rằng trẻ biết đi muộn sẽ kém thông minh hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, nếu nhóc nhà bạn đã 16 tháng tuổi mà vẫn chưa chịu đi, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ.

2. Nên để bé bắt đầu với “chân đất”

Đầu tiên, bạn nên tập cho con đi trên sàn nhà và không mang giày. Như vậy, bé sẽ được tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Chỉ khi bé đã đi vững hơn một chút, mẹ mới nên cho con đi lại bằng giày. Chú ý nên chọn loại giày có chất liệu co giãn tốt.

3. Không phụ thuộc vào xe tập đi

Với mong muốn con mình nhanh biết đi, nhiều mẹ rất hào hứng chọn xe tập đi cho bé cưng. Thật ra, việc sử dụng xe tập đi không làm bé biết đi nhanh hơn. Quá trình biết lẫy, trườn, bò, đi tùy thuộc vào sự phát triển cơ, xương của mỗi bé. Thậm chí, việc cho bé sử dụng xe tập đi có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cơ, xương của bé cưng.

[inline_article id=2623]

Bé tập đi là một cột mốc quan trọng và cần sự kiên trì đồng hành của cha mẹ. Đừng vì nóng vội hoặc lơ là mà để bé duy trì những thói quen xấu, ảnh hưởng đến hệ xương sau này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé trai chơi gấu bông có ổn không ạ?

Tình hình là bé nhà em 19 tháng bé rất thích gấu bông, mấy con bobby chan.
Bản thân em thấy bé vui phát triển bình thường nên không để ý, nhưng chị chồng với mẹ chồng em không cho bé chơi. Bảo thế thì thành giới tính thứ 3 mất (e xin lỗi mấy anh chị thuộc giới tính này nhé)!
Mọi người ơi em có nên tiếp tục cho bé chơi không ạ?

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

3 tổn thương nguy hiểm ở răng nếu bé vấp té khi tập đi

Em bé tập đi của mẹ bỗng dưng vấp té và đứng dậy với một chiếc môi lấm tấm máu. Đâu là những việc mẹ cần làm trước nhất để xử lý tình huống bất ngờ này?

Với trẻ hơn 1 tuổi, lúc bắt đầu học đi, khám phá mọi thứ xung quanh gặp tai nạn gây chấn thương răng sữa nhất. Chấn thương răng sữa hay xảy ra ở nhà hoặc ở nhà trẻ, trường học. Khi trẻ đi, chạy, nô đùa có thể xảy ra các va đập hoặc ngã làm răng bị chấn thương.

Cần làm khi khi vết thương chảy máu?

Chảy máu là điều hiển nhiên sau khi xuất hiện những vết thương ở miệng và mặt vì các vết cắt mô mềm. Đây là ý kiến của bác sĩ Rashid Tahir, một nha sĩ chuyên khoa nhi khoa tại The Kids Dentist, Singapore.

Nhưng sau khi máu trộn lẫn với nước bọt, nhìn giống như có nhiều máu hơn, trông vết thương có vẻ tệ hại hơn rất nhiều. Rất hiếm những trường hợp hiếm hoi khiến vết thương sâu và cần mũi khâu.

Trong việc nuôi dạy con đang tuổi nghịch “như quỷ sứ” bỗng dưng té và bị thương này, cách tốt nhất là phải trông chừng. Nếu bé chảy máu nên sử dụng khăn sạch, nhúng nước ấm, vắt khô và để vào vết thương liên tục 10 phút. Đừng thực hiện thêm biện pháp cầm máu nào khác trong khoảng thời gian này. Kiểm tra lại sau 10 phút.

bé tập đi
Rất nhiều bé vấp té và bị chảy máu răng khi tập đi

Lưu ý không sử dụng khăn giấy vì có thể sẽ bị dính lại vết thương. Trường hợp máu chảy trở lại khó vệ sinh hơn. Không dùng nước lạnh rửa sạch máu vì điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là ngăn chặn máu đông lại.

Để ngăn chặn máu chảy trong khoang miệng thì không nên sử dụng một miếng gạc lạnh vì nó quá cồng kềnh và không phù hợp với khoang miệng. Sử dụng đá viên lạnh cũng không giúp được gì nhiều vì nước đá tan có thể làm chậm đông máu.

Bất kỳ chấn thương miệng và mặt nào cũng nên được nha sĩ khám.

3 tổn thương răng sữa phổ biến khi bé tập đi vấp té

Dưới đây là ba loại chấn thương răng ở trẻ có thể đã xảy ra nếu chảy máu nhiều và không thể cầm được:

Gãy xương và răng

Những vết nứt như vậy có thể làm lộ các dây thần kinh và làm cho răng bị lung lay và đau đớn khi nhai. Tồi tệ hơn, phần trên của răng có thể bị loại bỏ và gây nghẹt thở cho trẻ em dưới ba tuổi. Có thể cần chụp X quang để xác định chính xác vấn đề.

Răng bị lung lay

Hầu hết các chấn thương miệng có thể làm cho răng trở nên lung lay hoặc, trong trường hợp nghiêm trọng, rơi ra ngoài. Trong trường hợp này bé cũng có thể bị nghẹt thở

Tổn thương mô mềm

Trẻ có thể bị đau do bầm tím nhẹ đến các vết rách ở các mô mềm, như môi hoặc nướu răng. Chấn thương răng có thể gây nhiễm trùng hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tai nạn này thậm chí có thể làm xáo trộn sự phát triển của răng khi hình thành cơ bản và bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi lâu dài để kiểm tra những chiếc răng đó.

Khi răng sữa bị lún vào trong xương hàm?

Đây là trường hợp nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Các bác sĩ có thể đưa ra các phương án sau:

Xử trí lún răng sữa

Căn cứ vào vị trí di lệch của chóp răng so với mầm răng sữa. Trường hợp chân răng trượt về phía tiền đình, xa mầm răng vĩnh viễn, bảo tồn răng, theo dõi 1-6 tháng, nếu không mọc được, phải nhổ răng.

Trường hợp chân răng trượt về phía khẩu cái, khoảng cách giữa chân răng và mầm răng vĩnh viễn hẹp, cần nhổ răng nhẹ nhàng, tránh sang chấn mầm răng bên dưới.

Xử trí lung lay răng sữa

Cố định răng. Nếu răng lung lay quá nhiều hoặc sắp đến tuổi thay thì có thể nhổ bỏ. Theo dõi tình trạng tủy răng, điều trị tủy nếu cần thiết.

Răng sữa rơi ra ngoài

Khác với răng vĩnh viễn rơi ra ngoài, không có chỉ định cấy ghép lại răng cho răng sữa.

[inline_article id=204235]

Các loại chấn thương răng sữa khi bé tập đi ít hoặc nhiều đều gây chảy máu, vì thế bố mẹ cần biết cách sơ cứu tại chỗ. Nhớ quan sát các triệu chứng trẻ bị đau, sưng tấy răng miệng, sốt, nhiễm trùng để có biện pháp xử lý phù hợp. An toàn nhất là sau khi sơ cứu hãy đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

25+ trò chơi dân gian cho trẻ mầm non bổ ích và thú vị

Hiểu được điều đó, Marrybaby sẽ gợi ý 25+ trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, vừa dễ chơi vừa thú vị hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng cần có ở trẻ.

Giới thiệu trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non là những hoạt động giải trí do người dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Với đặc điểm của nền văn minh lúa nước, sau mỗi mùa vụ, người nông dân sẽ có một khoảng thời gian nhàn rỗi.

Đây là lúc họ tổ chức các hoạt động vui chơi, để vừa nghỉ ngơi, thư giãn và vừa tạo động lực cho vụ mùa sắp tới. Đặc biệt, những trò chơi mang đậm tính chất cộng đồng này còn giúp tăng sự kết nối giữa người với người. Dần dần, điều này tạo thành một tập tục; hay còn được gọi là các trò chơi dân gian. Những trò chơi này không chỉ mang vẻ đẹp của truyền thống văn hoá mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia.

Các trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các dịp lễ của đất nước. Mặc dù các trò chơi ít được phổ biến, nhưng ở các trường mầm non thì thầy cô vẫn tổ chức cho các bé chơi thường xuyên. Vì các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này vừa đơn giản dễ chơi, vui nhộn lại vừa bổ ích; giúp trẻ rèn luyện thêm nhiều kỹ năng đời sống.

Dưới đây là hơn 25+ gợi ý trò chơi dân gian cho các bé mầm non mà cha mẹ có thể tham khảo:

1. Chi chi chành chành

chi chi chành chành
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Chi chi chành chành

Lợi ích: Trò chơi này sẽ giúp kích thích sự phản xạ nhanh của trẻ.

Cách chơi:

  • Người chơi có thể từ 3 người trở lên.
  • Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra, những người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào lòng bàn tay vào.
  • Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:
    “Chi chi chành chành.
    Cái đanh thổi lửa.
    Con ngựa đứt cương.
    Ba vương ngũ đế.
    Chấp chế đi tìm.
    Ù à ù ập”
  • Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh.
  • Ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.

2. Oẳn tù tì (kéo – búa – lá)

trò chơi oẳn tù tì (kéo - búa - lá)
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Oẳn tù tì

Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non oẳn tù tì sẽ giúp bé rèn tính phán đoán và phản xạ nhanh. Cha mẹ nên dạy cho bé chơi trò này khi bé lên 2.

Cách chơi:

  • Trò chơi có thể tiến hành khi có 2 người chơi trở lên cùng đứng hoặc ngồi.
  • Tay đung đưa theo nhịp câu hát:
    “Oẳn tù tì.
    Ra cái gì?
    Ra cái này!”
  • Kết thúc câu hát, tất cả người chơi cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, chĩa ngón trỏ và ngón giữa là kéo, xòe cả bàn tay là lá.
  • Người thắng sẽ được tìm ra theo quy tắc sau: búa nện được kéo, kéo cắt được lá; lá bao được búa.
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: bịt mắt bắt dê
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này giúp bé rèn luyện thính giác, óc phán đoán.

Cách chơi truyền thống:

  • Để bắt đầu trò này, cho trẻ chơi trò “tay trắng tay đen” trước để loại ra 2 người.
  • Và 2 trẻ bị loại sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê.
  • Những trẻ còn lại sẽ đứng thành vòng tròn, trẻ làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê; nhưng không được chạy ra khỏi vòng tròn.
  • Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người.

Cách chơi biến thể:

  • Cho trẻ oẳn tù tì để tìm ra trẻ bị bịt mắt đi tìm dê.
  • Trẻ còn lại sẽ làm dê, luôn miệng kêu “be, be” và chạy xung quanh người bịt mắt; chạm vào vai hay vuốt má người bị bịt mắt rồi chạy trước khi người đó chụp mình.
  • Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên của người đó.
  • Nếu nói đúng thì người bị bắt sẽ bị bịt mắt, còn nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ.

4. Ếch dưới ao

ếch dưới ao
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Rèn luyện cho trẻ kỹ năng đi, nhảy, di động, né tránh. Hình thành tố chất nhanh nhẹn, sức bật cùng sự khéo léo. Tinh thần đồng đội cùng sự mạnh dạn. Hiểu biết thêm về môi trường một con vật cũng như hoạt động của con người.

Cách chơi:

  • Cô giáo hãy vẽ một vòng tròn lớn giữa sân làm ao và trẻ sẽ đứng thành vòng tròn làm ếch.
  • Cho một trẻ đứng cách vòng tròn khoảng 3 – 4 mét, tay cầm một cái que nhỏ giả làm người đi câu ếch.
  • Khi nghe giáo viên vỗ tay báo hiệu trì chơi bắt đầu thì những bạn làm ếch đồng thanh hát bài ca:
    “Ếch ở dưới ao.
    Vừa ngớt mưa rào.
    Nhảy ra bì bọp.
    Ếch kêu ộp ộp.
    Ếch kêu ặp ặp.
    Thấy bác đi câu.
    Rủ nhau trốn mau.
    Ếch kêu ộp ộp.
    Ếch kêu ặp ặp.”
  • Các con ếch từ trong ao vừa hát vừa nhảy ra ngoài vòng tròn ao để lên bờ.
  • Khi đó, người đi câu sẽ đuổi theo, dây câu chạm vào vai trẻ nào thì trẻ ấy phải thay thế vai người đi câu ếch.
  • Con ếch nào đã kịp nhảy lại ao thì sẽ không bị câu nữa.

5. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Thả đỉa ba ba

thả đĩa baba
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Rèn cho trẻ khả năng vận động nhanh nhẹn, tăng cường tính hòa đồng khi được vui chơi cùng mọi người xung quanh.

Cách chơi:

  • Trẻ chơi từng nhóm hoặc cả lớp và những thành viên tham gia sẽ đứng thành vòng tròn giữa sân.
  • Cô giáo sẽ chọn một bạn làm “đỉa”. Sau khi chọn xong, cả nhóm sẽ cùng đọc bài đồng dao “Thả đỉa ba ba”
    “Thả đỉa ba ba.
    Chớ bắt đàn bà.
    Phải tội đàn ông.
    Cơm trắng như bông.
    Gạo mềm như nước.
    Đổ mắm. đổ muối.
    Đổ chuối hạt tiêu.
    Đổ niêu nước chè.
    Đổ phải nhà nào.
    Nhà ấy phải chịu.”
  • Người làm đỉa đi xung quanh vòng tròn và cứ mỗi tiếng người làm đỉa lại lấy tay chỉ vào một bạn.
  • Bắt đầu tiếng thứ nhất chỉ vào mình và tiếng thứ hai người kế tiếp, rồi lần lượt đến người thứ 2, thứ 3…
  • Nếu chữ đỉa cuối cùng rơi vào em nào thì em đó phải sẽ đứng lại “sông” làm đỉa, còn những em khác thì chạy nhanh lên “hai bờ sông”.
  • Nếu người nào chậm chân bị “đỉa” bám ở dưới “sông” thì phải xuống “sông” làm đỉa, còn người làm “đỉa” lại được lên bờ.
  • Và cứ như thế trò chơi lại tiếp tục…

6. Kéo cưa lừa xẻ

chùm nụm
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 3-4 tuổi này sẽ giúp bé rèn luyện được thể lực cũng như sự khéo léo để lừa đối thủ mình.

Cách chơi:

  • Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau.
  • Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.
  • Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:
  • “Kéo cưa lừa xẻ.
    Ông thợ nào khỏe.
    Về ăn cơm vua.
    Ông thợ nào thua.
    Về bú tí mẹ.
    Hoặc:
    “Kéo cưa lừa xẻ.
    Làm ít ăn nhiều.
    Nằm đâu ngủ đấy.
    Nó lấy mất của.
    Lấy gì mà kéo.”

7. Chùm nụm

chùm nụm
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Chùm nụm

Cách chơi:

  • Tất cả các bạn chơi phải nắm tay lại và xếp chồng lên nhau.
  • Tay người này xen kẽ tay người kia không được để hai tay của mình gần nhau.
  • Người nào để tay đầu tiên chỉ đặt một tay và cũng được xem là người bị đầu tiên; tay còn lại dùng để chỉ mỗi từ trong bài đồng dao tương ứng với một nắm tay.
  • Tất cả cùng hát:
    “Chùm nụm chùm nẹo.
    Tay tí tay tiên.
    Đồng tiền chiếc đũa.
    Hạt lúa ba bông.
    Ăn trộm ăn cắp.
    Trứng gà trứng vịt.
    Bù xe bù xít.
    Con rắn con rít.
    Nó rít tay này.”
  • Đến từ cuối cùng “này” trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra hoặc người chỉ chặt ngang nắm tay của người đó.
  • Lúc này người bị phải chỉ thay cho người đầu tiên vừa hát vừa chỉ các nắm tay các bạn chơi.
  • Cuộc chơi cứ thế tiếp tục đến hết các nắm tay thì trì chơi kết thúc.

8. Đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Đúc cây dừa, chừa cây mỏng
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Đúc cây dừa, chừa cây mỏng

Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này thích hợp với bé từ 4-5 tuổi. Đúc cây dừa, chừa cây mỏng rèn luyện trí nhớ và sự khéo léo cho bé.

Cách chơi:

  • Cho tất cả trẻ ngồi xếp hàng xuống thềm nhà, giữ 2 chân thẳng ra phía trước.
  • Người ở đầu hàng đếm chuyền xuống và người ở cuối hàng đếm chuyền lên.
  • Trong quá trình đếm thì đọc bài ca dân gian sau:
    “Đúc cây dừa chừa cây mỏng.
    Cây bình đỏng (đóng) cây bí đao.
    Cây nào cao cây nào thấp.
    Chập chùng mồng tơi chín đỏ.
    Con thỏ nhảy qua bà già.
    Ứ ự chùm rụm chùm rịu (rạ) mà ra chân này.
    Khi đọc hết bài ca mà từ cuối cùng rơi vào chân người nào thì người đó thụt chân lại.
  • Người nào thụt hất cả hai chân thì sẽ thắng còn ai chưa thụt chân nào vào hết thì sẽ thua.
  • Người thắng cuộc cần chuẩn bị chạy để cho người thua đến rượt bắt.

9. De-ùm

De-ùm
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – De-ùm

Lợi ích: De-ùm – trò chơi dân gian cho trẻ mầm non tập cho trẻ khả năng phản xạ một cách nhanh nhạy.

Cách chơi:

  • Người chơi chủ sẽ lật bàn tay của mình lên.
  • Những người còn lại cần đưa ngón trỏ của mình vào lòng bàn tay của người chơi chủ.
  • Khi người chơi chủ bắt đầu hô to từ de ùm thì tất cả mọi người phải thật nhanh rút tay của mình lại để không bị chụp được.

>> Cha mẹ xem thêm: Chuẩn bị vào lớp 1: Cách dạy con học chữ Tiếng Việt dễ hiểu

10. Đi tàu hỏa – Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non ở trường

đi tàu hỏa
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Tàu hỏa sẽ giúp bé phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo và tinh thần đồng đội.

Cách chơi:

  • Trẻ được người dẫn trò xếp thành một hàng dọc. tay của trẻ phía sau được đưa lên vai của trẻ phía trước.
  • Trẻ dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh “Tàu lên dốc” hoặc “Tàu xuống dốc”.
  • Khi nghe lệnh “Tàu lên dốc” thì các trẻ còn lại phải chạy chậm, bàn chân nhón lên, tiến hành chạy bằng mũi bàn chân.
  • Khi nghe lệnh “Tàu xuống dốc”, trẻ cần chạy chậm lại bằng gót chân.
  • Trong lúc chạy, trẻ sẽ tiến hành hát bài đồng dao:
    “Đi cầu đi quán.
    Đi bán lợn con.
    Đi mua cái xoong.
    Đem về đun nấu.
    Mua quả dưa hấu.
    Về biếu ông bà.
    Mua một đàn gà.
    Về cho ăn thóc.
    Mua lược chải tóc.
    Mua cặp cài đầu.
    Đi mau, về mau.
    Kẻo trời sắp tối.”

11. Đua thuyền trên cạn

trò chơi đua thuyền trên cạn
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non- Đua thuyền trên cạn

Lợi ích: Những gì mà bé phải kết hợp trong trò chơi sẽ giúp con phát triển cơ bắp, rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo và tinh thần đồng đội.

Cách chơi:

  • Trẻ sẽ được chia thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm khoảng 7-8 trẻ) xếp ngồi thành hàng dọc theo từng nhóm.
  • Trẻ ngồi sau cặp chân vào hết vòng bụng của trẻ ngồi trước để tạo thành một chiếc thuyền đua.
  • Khi nghe hiệu lệnh của cô, tất cả các thuyền đua dùng sức 2 tay của tất cả các thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên; và tiến về phía trước cho đến đích.
  • Khi đua, các thuyền đua phải cố gắng bám thật chặt vào nhau để không bị đứt thuyền.

12. Trò chơi dân gian học tập cho trẻ mầm non – Đếm sao

đếm sao
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Đếm sao

Lợi ích: Giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và lắng nghe.

Cách chơi:

  • Tất cả ngồi thành vòng tròn, một người đứng ngoài vòng, phía sau lưng của mọi người.
  • Bắt đầu từ một người bất kỳ, vừa đi vừa hát:
    “Một ông sao sáng.
    Hai ông sáng sao.
    Tôi đố anh chị nào.
    Một hơi đếm hết.
    Từ một ông sao sáng.
    Đến 10 ông sáng sao.”
  • Mỗi từ đập vào vai một người, đến từ sao cuối cùng, trúng vào người nào thì người ấy phải đọc một hơi không nghỉ:
    “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng…”. Cho đến 10 ông sáng sao.
  • Yêu cầu phải đếm một hơi không được ngừng và phải luân phiên “sao sáng” với “sáng sao” không được lộn.
  • Nếu hết hơi hay đọc sai thì sẽ bị phạt.

[inline_article id=171848]

13. Rồng rắn lên mây

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Rồng rắn lên mây
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Rồng rắn lên mây

Lợi ích: Giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, phối hợp với tập thể và rèn luyện thể lực.

Cách chơi:

  • Cho 1 trẻ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ.
  • Những trẻ còn lại nối đuôi nhau thành hàng dài; đi vòng vèo trong sân và vừa đi vừa đọc:
    “Rồng rắn lên mây.
    Có cây lúc lắc.
    Có cái nhà điểm binh.
    Hỏi thăm ông chủ có nhà hay không?”
  • Khi đọc đến câu “Hỏi thăm ông chủ có nhà hay không?” thì trẻ dừng lại trước mặt “ông chủ” có thể trả lời “có hoặc không”.
    • Nếu “ông chủ” trả lời “không” thì trẻ sẽ đi tiếp, cũng vừa đi vừa đọc những câu như trên.
    • Nếu “ông chủ” trả lời “có” cả nhóm trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”.
      Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
      Cả nhóm: Những xương cùng xẩu
      Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
      Cả nhóm: Chả có gì ngon
      Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
      Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
  • Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” sẽ chạy đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (người cuối cùng) còn cả nhóm sẽ chạy tránh.
  • Người đứng đầu nhóm sẽ giang hai tay che chở cho cả nhóm không bị bắt.
  • Nếu trẻ làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thì trẻ đổi vai và chơi lại từ đầu.

14. Chim bay cò bay

Chim bay cò bay
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Chim bay cò bay

Lợi ích: Chim bay cò bay là trò chơi dân gian giúp hình thành tinh thần tập thể, luyện sự chú ý và phản xạ tốt, tập thể dục nhẹ nhàng cho trẻ mầm non.

Cách chơi:

  • Để bắt đầu, mọi người đứng chung quanh tạo thành một vòng tròn và sẽ có một người điều khiển trò chơi đứng ở ngay giữa.
  • Người điều khiển nói “chim bay” đồng thời nhảy bật lên, giang hai cánh tay như chim đang bay.
  • Lúc đó, các trẻ phải làm động tác và hô theo người điều khiển.
  • Nếu người điều khiển hô những vật không bay được, chẳng hạn như “nhà bay” hay “bàn bay” mà trẻ nào làm động tác bay theo người điều khiển hay những vật bay được mà lại không làm động tác bay thì sẽ bị phạt bằng cách lò cò một vòng bên ngoài vòng tròn.
  • Trong lúc bị phạt lò cò, các trẻ còn lại có thể vừa vỗ tay vừa hát các câu đồng dao có ý chọc bạn như:
    “Xấu hổ.
    Lấy rổ mà che.
    Lấy nong mà đậy.
    Lấy chày đập bóng”.
  • Có thể biến tấu thêm phần “cá lặn” hay “tàu lặn, vịt lặn”… để xen kẽ với trò “Chim bay, cò bay”.

>> Mẹ có thể tham khảo: Dạy bé kể chuyện giúp con phát triển ngôn ngữ và sức sáng tạo

Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Cá sấu lên bờ
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Cá sấu lên bờ

Lợi ích: Giúp bé luyện tập phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ.

Cách chơi:

  • Vẽ 2 vạch làm bờ, chọn một người chơi làm cá sấu (oẳn tù tì để chọn ra).
  • Khi có hiệu lệnh, người chơi làm “cá sấu” đi lại giữa hai vạch tìm bắt người chơi nào ở dưới nước hoặc thò chân xuống nước.
  • Những người còn lại đứng ngoài 2 bên vạch, có nghĩa là đứng trên bờ vừa chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước vừa vỗ tay hát “cá sấu, cá sấu lên bờ”.
  • Khi nào cá sấu quay lại thì trẻ lại nhảy lên bờ. Trẻ nào nhảy lên không kịp mà bị cá sấu bắt được phải thay làm cá sấu.

16. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Cướp cờ

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Lợi ích: Với trò chơi này, trẻ sẽ được rèn luyện khả năng phán đoán, sự nhanh nhẹn, khéo léo…

Cách chơi:

  • Để bắt đầu, bạn chia trẻ làm 2 đội chơi, đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5… nhắc các bé nhớ số của mình.
  • Vẽ 1 vòng tròn cắm cờ và vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội.
  • Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng tròn để chuẩn bị cướp cờ.
  • Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải cướp được cờ và chạy về.
  • Nếu khi đang cầm cờ mà bị đối phương (cùng số) đụng trúng sẽ thua cuộc.

>> Cha mẹ xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Tầm quan trọng và cách dạy con

17. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vận động – Mèo đuổi chuột

Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Mèo đuổi chuột
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Mèo đuổi chuột

Cách chơi:

  • Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Nếu chuột chạy được 2 vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc.
  • Giáo viên cho trẻ đứng thành 2 vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong và vòng tròn lớn bên ngoài.
  • Giáo viên sẽ phân một trẻ làm mèo và một trẻ làm chuột đứng quay lưng vào nhau trong vòng tròn nhỏ.
  • Một trẻ vòng tròn trong, một trẻ vòng tròn ngoài đứng đối diện nắm hai tay nhau giơ cao để làm thành hang.
  • Khi nghe hiệu lệnh của cô giáo, trẻ làm chuột sẽ chạy trước và trẻ làm mèo đuổi theo sau. Chuột chạy vào hang nào thì mèo phải chạy vào hang đó. Trong khi đó, các trẻ làm hang thì đồng thanh đọc:
    “Đã là Mèo.
    Phải bắt Chuột.
    Bắt được Chuột.
    Là chén liền.
    Đã là chuột.
    Trông thấy Mèo.
    Phải chạy ngay.”
  • Khi mèo bắt được chuột ở hang nào thì 2 trẻ làm hang đó đổi vai thành mèo và chuột; còn hai trẻ đã làm mèo và chuột ban đầu sẽ nắm tay nhau làm hang.

18. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Thả chó

Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Thả chó
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Thả chó

Cách chơi:

  • Một bạn đóng vai “chú chó”, một bạn đóng vai “ ông chủ”, các bạn còn lại đống vai “thỏ con”.
  • Các bạn cùng hát:
    “Ve ve chùm chùm.
    Cá bóng nổi lửa.
    Ba con lửa chếp chôi.
    Ba con voi thượng đế.
    Ba con dế đi tìm.
    Ù a ù ịch.”
  • Một bạn làm ông chủ xòe ngửa bàn tay phải, các bạn tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ.
  • Khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bốp tay lại
  • Khi bạn nào bị ông chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các bạn còn lại sẽ làm thỏ.
  • Khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào trong một khoản thời gian nào đó và ông chủ sẽ thả chó.
  • Khi thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chạy nhanh đến chỗ vật ông chủ tả chạm vào. và quay về chạm ông chủ.
  • Khi thấy chú chó thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum, 2 tay chéo nhau đặc lên lổ tay.nêu đi về ở tư thế khum mà không chéo tay thì bị chú chó bắt hoặc đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng sẽ bị đóng vai chú chó thay cho bạn làm chú chó.

19. Cáo và thỏ

Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Cáo và thỏ
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Cáo và thỏ

Lợi ích: Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo; và phát triển ngôn ngữ.

Luật chơi:
Mỗi chú thỏ (một trẻ) có một cái hang (một trẻ khác đóng). Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân thì sẽ bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang của mình sẽ bị ra ngoài một lần chơi.

Cách chơi:

  • Cô giáo sẽ chọn một trẻ làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Những trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ.
  • Cứ mỗi trẻ làm thỏ thì sẽ có một trẻ làm chuồng.
  • Trẻ làm chuồng chọn chỗ đứng của mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi bắt.
  • Trước khi bắt đầu chơi, cô giáo hãy yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình.
  • Vào trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ:
    “Trên bãi cỏ
    Chú thỏ con
    Tìm rau ăn
    Rất vui vẻ
    Thỏ nhớ nhé
    Có cáo gian
    Đang rình đấy
    Thỏ nhớ nhé
    Chạy cho nhanh
    Kẻo cáo gian”
  • Khi đọc hết bài thì cáo sẽ xuất hiện, cáo “gừm, gừm” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ hãy chạy nhanh về chuồng của mình.
  • Những chú thỏ nào bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi. Sau đó, các trẻ đổi vai chơi cho nhau.

20. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Dung dăng dung dẻ

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Dung dăng dung dẻ
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Dung dăng dung dẻ

Cách chơi:

  • Chơi trong nhà ngoài sân; với từ 5-10 em chơi 1 nhớm
  • Quản trò vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất,số lượng vòng tròn ích hơn số người chơi.
  • Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng đọc:
    “Dung dăng dung dẻ.
    Dắt trẻ đi chơi.
    Đi đến cổng trời.
    Gặp cậu gặp mợ.
    Cho cháu về quê.
    Cho dê đi học.
    Cho cóc ở nhà.
    Cho gà bới bếp.
    Ngồi xệp xuống đây”
  • Khi đọc hết chữ đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống.
  • Sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên; lại sẽ có 1 bạn không có; trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người
  • Trong 1 khoảng thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua. Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuống dưới là thắng.

21. Kéo co

kéo co
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non – Kéo co

Cách chơi:

  • Kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe; mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình.
  • Đặt một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo.
  • Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng “dô ta”, “cố lên”.
  • Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo.
  • Đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.

22. Lộn cầu vồng

Lợi ích: Trò chơi dân gian này giúp cho trẻ mầm non phát triển ngôn ngữ, sự vận động cho bé.

Cách chơi:

  • Hai người đứng đối diện và nắm tay nhau đưa sang hai bên theo nhịp:
    “Lộn cầu vồng.
    Nước trong nước chảy.
    Có cô mười bảy.
    Có chị mười ba.
    Hai chị em ta.
    Cùng lộn cầu vồng.”
  • Đọc đến câu cuối cùng, cả hai cùng giơ tay lên đầu, chui qua tay nhau về một phía.
  • Quay lưng vào nhau, hạ tay xuống dưới rồi tiếp tục đọc lần hai.
  • Cách vung tay cũng giống như lần một, đọc đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay nhau, lộn trở lại tư thế ban đầu.

>> Cha mẹ xem thêm: 20 truyện cổ tích cho bé ngủ ngon để mẹ kể chuyện cho bé mỗi đêm

23. Pha nước cam

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
Trò chơi dân gian ngồi tại chỗ cho trẻ mầm non – Pha nước cam

Luật chơi:

Cô hỏi, bé trả lời và sử dụng bằng hai tay để mô phỏng các động tác.

Cách chơi:

Ly đâu ly đâu
(ly đây ly đây)
Nước đâu nước đây
(Nước đây Nước đây)
Đường đâu…
( đường đây…)
Chanh đâu…
(Chanh đây…)
Cắt chanh, vắt…vắt…
Đá đâu đá đâu
(Đá đây đá đây)
Đập đá…bỏ vào ly
Khuấy ly nước chanh
Mời cô và bạn cùng uống nước chanh.
1,2,3….dô…

24. Nhện giăng tơ

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
Trò chơi dân gian của trẻ mầm non – Nhện giăng tơ

Cách chơi:

Cô và trẻ cùng đọc:

Nhện nhện giăng tơ giăng tơ, ta cùng leo lên nào
Ngoài trời thì mưa to, ôi nhà đâu mất rồi
Và trời không mưa nữa, ông mặt trời lên rồi
Nhện nhện giăng tơ, giăng tơ ta cùng leo xuống nào.

25. Ngón tay nhúc nhích

Ngón tay nhúc nhích
Trò chơi dân gian phù hợp với trẻ mầm non – Ngón tay nhúc nhích

Cách chơi:

Quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón. Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt.

26. Này bạn vui

Này bạn vui
Trò chơi dân gian – Này bạn vui

Cách chơi:

Cô sẽ hát
“Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (vỗ tay 2 cái )
Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay (vỗ tay 2 cái )
Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay” ( vỗ 2 cái)
Thay vào đó là “dậm đôi chân” (dậm chân 2 cái)
Thay vào “cười lên đi” (ha ha)
Thay vào “đá lông nheo” (chíu chíu).
Cuối cùng ” làm cả ba” hoặc ” làm cả 4 ” (vỗ 2 cái , dậm 2 cái, chíu chíu, haha).

Lợi ích của các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non chính là mang lại khoảng thời gian vui vẻ cho con, đồng thời giúp con hiểu được giá trị của tập thể, phát triển kỹ năng mềm,…

Trên đây là hơn 25+ trò chơi dân gian cho trẻ mầm non bổ ích và thú vị sau giờ học căng thẳng. Thầy cô và cha mẹ nên tăng cường thời gian chơi trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, để các con có thời gian rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần nhé.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày rất nguy hiểm, mẹ nên cẩn thận!

Khi hệ tiêu hóa có vấn đề gây trào ngược dạ dày, bé sẽ vô cùng khó chịu. Trẻ sẽ biếng ăn, gầy yếu và ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Nếu không được điều trị dứt điểm bệnh sẽ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng. Con càng lớn biến chứng sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Trào ngược dạ dày ở trẻ là gì và mức độ nguy hiểm thế nào?

Chứng trào ngược dạ dày khá phổ biến ở trẻ em sau khi sinh. Đó là tình trạng dịch tiết dạ dày trào ngược lên thực quản. Ở các bé sơ sinh, nó thường là hiện tượng sinh lý nhưng khi con lớn từ 3 tuổi thì rất có thể là bệnh lý và có khi là triệu chứng của một bệnh nào đó.

Trào ngược dạ dày bệnh lý còn gọi là (trào ngược dạ dày thực quản) thường rất dễ xảy ra, nhất là khi bé thay đổi tư thế. Trẻ có thể bị nôn ra máu, nuốt khó, khóc nhiều, từ chối bú, uốn éo vặn người…

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày 1
Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể là bệnh lý, mẹ cần đưa đi khám bác sĩ ngay

Theo bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết, Trưởng khoa Tiêu hóa 2 Bệnh viện Nhi Đồng 2, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu trẻ không được điều trị sớm. Dịch dạ dày có a-xít nên lâu ngày sẽ gây loét niêm mạc thực quản, dẫn đến hẹp thực quản.

Nếu khi trào ngược dạ dày, bé bị ọc sữa hoặc trào thức ăn qua đường mũi thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Trường hợp trào ngược xảy ra trong lúc trẻ ngủ nằm đầu thấp, không được phát hiện kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong do tắc đường thở.

Vì vậy, khi bị triệu chứng này, bé cần được đi khám ngay lập tức.

Chăm sóc bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày thế nào?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ. Mẹ nhanh chóng ngăn chặn tình trạng này kéo dài bằng các biện pháp chăm sóc đúng cách. Đồng thời đưa bé đến bệnh viện để can thiệp bằng các biện pháp y tế kịp thời.

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày 3
Mẹ nên cho bé ăn thức ăn đặc, bổ sung chất xơ trong trong khẩu phần

Các nguyên tắc khi trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản mà các bậc cha mẹ nên thực hiện:

  • Cho bé bú, ăn đúng tư thế, đảm bảo núm ti có lỗ thoát sữa phù hợp với nhu cầu để tránh sặc
  • Sau khi cho trẻ ăn, giữ con ở tư thế thẳng đứng, tránh rung lắc nhiều sẽ gây nôn trớ
  • Trường hợp trẻ bị nôn, không nên cho ăn lại ngay, nên dùng nước ấm làm sạch lưỡi hoặc cho trẻ súc miệng
  • Khi trẻ ngủ, nên để bé nằm nghiêng tránh trường hợp nôn trớ khi nằm ngửa dễ sặc lên mũi gây tắc đường thở hoặc có thể kê đầu cho bé
  • Thời kỳ ăn dặm, nên nấu đồ ăn đặc hơn và dễ tiêu hóa
  • Nên hút mũi cho bé khi bị sặc thức ăn, sữa lên mũi
  • Nên cho trẻ ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn
  • Có thể bổ sung thêm men vi sinh giúp dạ dày con được chắc khỏe hơn

Một số phương pháp dân gian có thể áp dụng

Nếu trường hợp trẻ xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày, lúc này các mẹ có thể cho uống nước trà gừng, nước nha đam, đu đủ để giảm bớt triệu chứng.

Nước nha đam

Nước ép nha đam có sẵn trên thị trường hoặc bạn cũng có thể chuẩn bị ở nhà bằng cách trộn phần thịt lá nha đam với nước rồi xay thật nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Dùng nước này cho trẻ uống 20 phút trước bữa ăn để ngăn ngừa trào ngược a-xít.

Trà gừng ấm

Các mẹ chỉ cần lấy một củ gừng nhỏ, một ít mật ong và chanh tươi. Gừng cạo sạch vỏ, thái lấy 6 lát mỏng, đun sôi gừng trong khoảng 20 phút. Lọc nước qua rây rồi vắt chanh vào, cho thêm 2 thìa mật ong, khuấy đều rồi dùng cho trẻ uống.

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày 2
Một ly trà gừng với chút mật ong sẽ giúp ổn định hệ tiêu hóa của bé

Tuy nhiên, gừng có tính nóng, khi con bị sốt, mẹ không nên cho con sử dụng trà gừng vì sẽ làm tình trạng sốt của con nặng hơn. Đồng thời, chỉ nên cho trẻ sử dụng một lượng vừa đủ và không nên quá lạm dụng.

Các biện pháp chữa trị y khoa hiện đại

Việc điều trị trào ngược dạ dày thường tuân theo 2 cách sau đây:

Điều trị nội khoa

Thường bác sĩ sẽ cho bé sử dụng các loại thuốc ổn định hoạt động dạ dày, ngăn ngừa tiết a-xít, bao gồm:

  • Các loại thuốc trung hòa a-xít dạ dày như Maalox, Mylanta, Gelusil, Rolaids và Tums… có tác dụng giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng không làm liền các tổn thương ở thực quản
  • Sản phẩm chứa hoạt chất chẹn thụ thể H2 như cimetidin, famotidin, nizatidin hoặc ranitidin sẽ làm giảm tiết a-xít và có tác dụng thuyên giảm bệnh lâu dài
  • Thuốc chứa hoạt chất ức chế bơm proton ức chế sản sinh a-xít và giúp niêm mạc thực quản có thời gian liền tổn thương

[inline_article id=4828]

Điều trị ngoại khoa

Khi cần thiết, các bác sĩ sẽ dùng thủ thuật Nissen siết chặt cơ vòng thực quản dưới để ngăn ngừa trào ngược. Bác sĩ sẽ tiến hành khâu phần đỉnh của dạ dày bao quanh bên ngoài đoạn thực quản dưới. Hiện nay, phẫu thuật này có thể được tiến hành qua nội soi.

Các biện pháp trên đều có hiệu quả tốt để điều trị cho bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, cần thận trọng không tự ý dùng thuốc nếu không được bác sĩ tư vấn và cho phép. Sử dụng các loại thuốc Tây y chữa trào ngược dạ dày cho bé có thể ra xảy ra một số tác dụng phụ không tốt. Một số vấn đề xảy ra như trẻ biếng ăn, mệt mỏi, mòn niêm mạc dạ dày, xốp xương… Thuốc cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gan, thận và tăng nguy cơ kháng thuốc.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

10 thực đơn cho bé 1 tuổi ăn dặm ngon miệng và bổ dưỡng

Vậy thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi bao gồm món ăn gì? Bé 1 tuổi cần đảm bảo dưỡng chất từ nhóm thực phẩm nào? Mẹ tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Bé 1 tuổi ăn được những gì?

Khi được 1 tuổi, bé không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Trong giai đoạn này, thức ăn dặm bắt đầu là nguồn dinh dưỡng chủ yếu giúp bé phát triển toàn diện thể chất và tinh thần.

Ở độ tuổi này, bé đã có thể ăn bất cứ thứ gì; vì vậy hãy cho bé ăn món ăn gia đình nấu. Quan trọng là mẹ cần đảm bảo mỗi bữa ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi đầy đủ chất dinh dưỡng.

Gợi ý mẹ một số món ăn tốt cho bé:

  • Thực phẩm bổ sung đạm: sữa, bơ sữa, trứng, thịt, cá và gia cầm.
  • Thực phẩm bổ sung chất xơ: các loại đậu (như đậu xanh, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan) – hoặc các loại hạt, và rau.
  • Trái cây tốt cho bé: Mẹ nên chọn trái màu cam hoặc xanh. Thêm một ít dầu hoặc chất béo vào thức ăn của cô ấy để cung cấp năng lượng.

2. Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu một bữa và ăn bao nhiêu bữa một ngày?

Thực đơn cho bé 1 tuổi

Theo khuyến cáo của UNICEF, trẻ 1 tuổi cần ăn 3 bữa chính/ngày (cháo, súp, mì, cơm); kèm 2 bữa ăn phụ.

Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi cần đảm bảo:

  • Chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua) tương ứng với khoảng 100-120gr chất đạm.
  • Chất béo (dầu gấc, oliu…) khoảng 30 – 140g.
  • Rau xanh, hoa quả tương ứng với khoảng 50 – 100g.
  • Uống khoảng 600-800ml sữa/ngày (sữa mẹ, sữa tươi, sữa chua, phô mai…).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trọng lượng của bé ở độ tuổi này chủ yếu là do khối lượng xương và cơ, rất ít mỡ thừa. Vì vậy, ngay khi bé được 1 tuổi, mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng; và đảm bảo tăng cường bổ sung canxi; chất béo, đạm vào thực đơn ăn hàng ngày của trẻ.

Mẹ lưu ý, nên cho trẻ ăn đủ chất béo vì nếu thiếu chất này có thể dẫn tới việc kém hấp thu các vitamin A, D, E, K, vì các vitamin đó tan trong dầu.

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi thơm ngon, bổ dưỡng

Ở giai đoạn này, bé vẫn còn bú sữa mẹ và tập ăn dặm. Vì thế, trong thực đơn hàng ngày cho bé 1 tuổi, mẹ nấu xen kẽ những món cháo, súp nhẹ nhàng, hỗ trợ tiêu hóa cho con nhé!

3.1 Thực đơn số 1

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cháo thịt lợn và rau nghiền
10h Chuối tiêu: 1/2 quả
12h Cháo cua và rau mồng tơi
14h Nước cam ép
16h Cơm nát, trứng chiên và canh chua thịt nạc
20h Cháo tôm, nấm hương và su hào
21h Bú mẹ

3.2 Thực đơn số 2

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Súp ngô gà và nấm hương
10h Đu đủ: 100 – 200g
12h Cơm nát, thịt nạc và canh lươn nấu cải ngọt
14h Sữa chua 60 – 80g
16h Súp trứng cút nấm hương
20h Súp đậu xanh, bí đỏ và sữa
21h Bú mẹ

3.3 Thực đơn số 3

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cháo thịt bò, khoai tây và cà rốt
10h Kiwi: 100 – 200g
12h Cơm nát, cá hồi và canh bí đỏ
14h Nước cam ép
16h Cơm nát, cá thu và canh mồng tơi
20h Cháo cá và rau cải
21h Bú mẹ

3.4 Thực đơn số 4

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Súp khoai tây và thịt bằm
10h Xoài: 100 – 200g
12h Cháo lươn và su su
14h Sữa chua: 60 – 80g
16h Súp cua biển và phô mai
20h Cháo sườn heo, hạt sen và bí đỏ
21h Bú mẹ

3.5 Thực đơn số 5

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm sốt bí đỏ dashi cá bào, lươn om chuối đậu
10h Sinh tố xoài chuối
12h Cơm nát, cá chiên bơ tỏi sốt phô mai
14h Bánh táo khoai lang
16h Súp cua kèm 1 quả trứng cút
20h Cháo bắp ngô nấu thịt heo bằm
21h Bú mẹ

3.6 Thực đơn số 6

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm nát, cà ri thịt sườn, canh cải
10h Măng cụt: 100 – 200g
12h Cháo gà, hạt sen và rau củ
14h Bánh bí đỏ
16h Cháo tôm, rau mồng tơi
20h Cơm ba màu, cải nấu khoai sọ
21h Bú mẹ

3.7 Thực đơn số 7

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm đậu lăng, cá hồi áp chảo, salad rau củ và canh rong biển
10h Nho đen không hạt
12h Cháo thịt bò, khoai tây, cà rốt
14h Bánh chuối hấp
16h Cháo hàu phô mai
20h Cơm rắc bột đậu, lươn kho củ cải
21h Bú mẹ

3.8 Thực đơn số 8

Thời gian Món ăn trong thực đơn cho bé 1 tuổi
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm nát, đậu phụ sốt cà chua, canh bắp cải
10h Sữa chua trái cây
12h Cơm nát, canh su su và thịt kho tàu
14h Bánh đúc mặn và trái cây
16h Cháo yến mạch, cà rốt
20h Bún sườn cà chua
21h Bú mẹ

3.9 Thực đơn số 9

Thời gian Các món ăn cho bé
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Cơm nát, cá quả sốt cà chua
10h Xoài chín: 100 – 200g
12h Cháo thịt bò, bí đỏ
14h Bánh táo khoai lang
16h Cơm cuộn rong biển, chả cá chình kho gừng
20h Cơm rắc phô mai, trứng chiên măng tây và cá hồi
21h Bú mẹ

3.10 Thực đơn số 10

Thời gian Các món ăn cho bé
6h Bú mẹ hoặc tu sữa ngoài – 200ml
8h Risotto cá hồi, khoai lang tím lăn vụn dừa, canh cải cầu vồng
10h Táo: 100 – 200g
12h Cháo cua đậu hà lan, hành tây
14h Sinh tố chuối Kale
16h Súp nấm kim châm kèm rong biển
20h Cơm nát, bò hầm khoai tây và cà rốt
21h Bú mẹ

4. Gợi ý mẹ món cháo ngon cho bé 1 tuổi ăn dặm

4.1 Cháo thịt bò khoai tây cà rốt

Nguyên liệu: Chén cháo trắng nấu nhừ hơi đặc; cà rốt băm nhuyễn; thịt bò băm nhuyễn; 1 thìa canh gạt dầu; 1/3 chén nước.

Cách chế biến:

  • Hòa cà rốt và thịt bò với khoảng 1/3 chén nước cho chúng tan đều vào với nhau.
  • Cho cháo vào đun sôi. Rồi mẹ cho dầu vào khuấy cho đều lên.
  • Để hoàn thành món cháo này ta cần nêm nếm sao cho vừa khẩu vị của bé.
  • Khi thấy cháo chín thì nhấc nồi khỏi bếp để đó cho nguội.

>> Công thức cháo thịt bò cho thực đơn bé 1 tuổi: Cách nấu, chế biến thịt bò mềm cho bé

4.2 Cháo tôm, rau mồng tơi

Nguyên liệu: Tôm; rau mồng tơi; hành lá; dầu ăn trẻ em.

Cách chế biến:

  • Tôm lột vỏ, bỏ gân đen ở sống lưng.
  • Băm nhỏ tôm cùng phần thân trắng hành lá rồi nêm thêm gia vị.
  • Mồng tơi băm nhỏ. Sau đó, mẹ nấu cháo trắng.
  • Cho phần tôm đã ướp gia vị vào ngoáy đều.
  • Bỏ tiếp rau mồng tơi băm nhỏ và nêm nếm cho vừa miệng.

>> Mẹ xem thêm món cháo hải sản: Cháo ếch; cháo cá hồi, cháo cá diêu hồng

4.3 Cháo cá lóc cho bé

Nguyên liệu: 1 khúc cá lóc vừa ăn, 1 lát gừng, hành lá, hành tím. Gạo tẻ, gạo nếp, rau củ tùy thích.

Cách chế biến: 

  • Cá làm sạch, luộc chín với ít gừng để khử mùi tanh.
  • Vo gạo rồi nấu với rau củ cho đến khi nguyên liệu chín nhừ.
  • Cá chín, mẹ gỡ xương và phi thơm cùng hành tím, hành lá.
  • Cháo chín, múc ra bát và cho cá lên để trang trí rồi cho bé thưởng thức.

>> Công thức cháo ngon cho thực đơn bé 1 tuổi: Cháo bắp; cháo thịt vịt; cháo gà

4.4 Cháo yến mạch cà rốt

Nguyên liệu: 30g yến mạch, 20g cà rốt, 20g thịt nạc dăm băm nhỏ, hành lá.

Cách chế biến:

  • Ngâm yến mạch 5 phút để cho nở. Cà rốt rửa sạch, thái hạt lựu và luộc chín.
  • Cho thịt băm vào nước luộc cà rốt và khuấy đều; rồi sau đó mẹ vặn lửa to lên.
  • Đến khi nước sôi sùng sục, mẹ cho yến mạch vào hỗn hợp và nấu cho đến khi nguyên liệu chín.

Mẹ thử áp dụng ngay thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi chậm tăng cân mà MarryBaby gợi ý xem nhé! Biết đâu đó, thiên thần sẽ tăng cân đạt “chuẩn” sau tháng đầu tiên.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

5 lời khuyên đắt giá khi sử dụng vitamin tổng hợp cho bé

Vitamin tổng hợp (mutltivitamin) là một dạng thuốc tổng hợp có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể dùng. Việc sử dụng vitamin tổng hợp cho bé giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng thiếu hụt, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ trong độ tuổi con đang lớn.

Có phải tất cả trẻ đều cần bổ sung vitamin tổng hợp không? Nên bổ sung khi nào? Bổ sung vitamin tổng hợp cho bé như thế nào là đúng cách?

1. Có nên cho trẻ uống vitamin tổng hợp? Nên cho bé uống vitamin tổng hợp vào lúc nào?

Theo Tổ chức Y tế Health Canada, trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường không cần dùng vitamin tổng hợp. Trong thực tế, cha mẹ khó có thể đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Bác sĩ nhi khoa thường khuyên cha mẹ nên bổ sung vitamin tổng hợp cho bé đúng cách trong những trường hợp sau:

  • Trẻ không ăn đủ chất
  • Trẻ kén ăn, biếng ăn
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính như hen suyễn, gặp vấn đề tiêu hóa
  • Trẻ thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh
  • Trẻ có chế độ ăn đặc biệt, như ăn chay
  • Trẻ vận động nhiều, chơi những môn thể thao cường độ cao

Khi dùng vitamin, cha mẹ cố gắng không dùng cho trẻ dưới 4 tuổi. Nếu dùng vitamin tổng hợp cho trẻ sơ sinh, bạn tuyệt đối cần phải được bác sĩ kê đơn.

vitamin tổng hợp cho bé

2. Bổ sung vitamin tổng hợp cho bé đúng cách: Uống vitamin tổng hợp lúc nào tốt nhất?

Về lý thuyết, mẹ có thể cho bé uống vitamin tổng hợp vào bất cứ thời gian nào. Và dù uống vào lúc nào trong ngày thì vitamin tổng hợp cũng nên được sử dụng chung với thức ăn.

Tuy nhiên, trên thực tế thành phần vitamin tổng hợp có vitamin B6. Dùng vitamin B6 trước khi đi ngủ có thể làm tăng hưng phấn thần kinh dẫn đến trẻ khó ngủ. Nếu dùng vitamin B6 ban ngày sẽ ít ảnh hưởng đến giấc ngủ hơn. Ngoài ra, mức độ melatonin có thể bị ảnh hưởng bởi vitamin B12 khiến người dùng dễ bị tỉnh táo hơn khi đi ngủ.

Ngoài ra, vitamin D có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ. Vì vậy tốt nhất là mẹ nên cho bé dùng vitamin tổng hợp vào buổi sáng. Hơn nữa, khi uống thuốc vào buổi sáng, các vitamin B sẽ giúp chuyển hóa thức ăn, làm tăng cường năng lượng vào nửa đầu ngày mới.

Mẹ cũng nên tránh cho con uống canxi với vitamin tổng hợp bởi canxi có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt có trong các loại vitamin tổng hợp.

>> Mẹ có thể tham khảo: Vitamin cho trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh, mẹ phải nhớ!

3. Trẻ cần bổ sung vitamin gì?

Trẻ biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng, không muốn hoạt động, vui chơi lâu dần có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ. Biếng ăn còn khiến cơ thể trẻ thiếu năng lượng, những vi khoáng cần thiết dẫn đến chậm phát triển, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. Trẻ thường xuyên ốm vặt và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Để cải thiện tình trạng sức khỏe, cha mẹ nên cho bé dùng vitamin tổng hợp dành riêng cho trẻ biếng ăn. Trước khi quyết định cho bé dùng vitamin tổng hợp, cha mẹ cần biết 6 loại vitamin thiết yếu cần cho cơ thể bé:

  • Vitamin A giúp trẻ tăng cường thị giác, giúp trẻ phát triển bình thường, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ và làm lành các biểu mô và xương. Thiếu vitamin A gây ra bệnh quáng gà – giảm khả năng nhìn khi trời tối, nếu thiếu trầm trọng có thể gây khô giác mạc và bị mù.
  • Nhóm vitamin B (B2, B3, B6, B12) có tác dụng tăng sức đề kháng, duy trì quá trình trao đổi chất, góp phần vào quá trình sản sinh năng lượng, ngăn ngừa suy nhược thần kinh.
  • Vitamin C làm lành vết thương, giúp cơ bắp và da khỏe mạnh.
  • Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và giúp cho xương và răng chắc khỏe. Hiệp hội dinh dưỡng Canada cho rằng vitamin D còn có tác dụng chống nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc những bệnh về tim, tiểu đường, bệnh xơ cứng và thậm chí một số loại ung thư.
  • Canxi giúp cho xương bé chắc khỏe.
  • Sắt kết hợp với protein đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên huyết sắc tố vận chuyển ô-xy. Thiếu chất sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng, không cung cấp đủ ô-xy cho các bộ phận cơ thể, đặc biệt là tim, cơ bắp, não.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của bé mà cha mẹ quyết định loại vitamin cần bổ sung.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì?, Trẻ 2 tuổi cần bổ sung vitamin gìTrẻ 3 tuổi cần bổ sung vitamin gì

4. Khi nào cần giảm vitamin cho trẻ?

Khi chọn thực phẩm bổ sung vitamin tổng hợp cho bé, hãy đọc kỹ nhãn vì dùng không đúng vitamin sẽ tích lũy lại trong cơ thể và dẫn đến một số hậu quả như:

  • Thừa vitamin A ở trẻ nhỏ có thể gây tăng áp lực sọ não, thóp phồng, đau đầu, co giật…
  • Dùng vitamin C liều quá cao và dài ngày có thể gây tiêu chảy, loét tiêu hóa, sỏi thận, toan máu và hội chứng phụ thuộc vitamin C;
  • Lạm dụng vitamin D liều cao kéo dài sẽ gây ngộ độc, tăng canxi máu và nước tiểu, chán ăn, buồn nôn, khát nước, yếu đuối mệt mỏi… Nếu không được điều trị có nguy cơ dẫn tới tử vong;
  • Dùng vitamin B6 đến dư thừa có nguy cơ gây rối loạn thần kinh cảm giác;
  • Dư thừa vitamin B12 có thể gây cường giáp, làm tăng hồng cầu quá mức, bệnh cơ tim hoặc các tác dụng thứ phát như nôn nao, choáng váng, nổi mề đay.

[inline_article id=162250]

5. Lưu ý khi bổ sung vitamin cho trẻ

vitamin tổng hợp cho bé

Nếu mẹ quyết định dùng vitamin tổng hợp cho bé, mẹ hãy tham khảo những lưu ý dưới đây để việc bổ sung vitamin an toàn và hiệu quả.

  • Dùng đúng liều: Khi dùng vitamin tổng hợp cho bé, mẹ nên cho bé sử dụng đúng liều bác sĩ đề nghị, không nên dùng nhỏ hoặc lớn hơn.
  • Dùng 1 loại nhất định: Không nên cho bé uống nhiều hơn một loại sản phẩm vitamin tổng hợp trừ khi đã được hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vitamin là thuốc, không phải kẹo nên cần được cất kỹ, tránh xa tầm tay trẻ em, đề phòng trẻ xem như kẹo hay siro mà ăn/uống quá liều, gây nguy hiểm.
  • Thay vì dùng bánh, kẹo, kem… làm phần thưởng để bé ăn nhiều hơn. Cha mẹ hãy dùng viên kẹo vitamin để thưởng cho các bé sau mỗi bữa ăn. Việc này giúp bé thích ăn vitamin hơn, việc hấp thu vitamin cũng trở nên tốt hơn, bởi nhiều loại vitamin chỉ có thể được cơ thể hấp thu sau bữa ăn.
  • Nếu bé đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, cha mẹ cần hỏi bác sĩ vấn đề bổ sung vitamin tổng hợp cho bé. Vitamin có thể làm giảm hay làm tăng vọt tác dụng của thuốc, dù như thế nào cũng nguy hại cho sức khỏe của bé.
  • Trên thị trường có nhiều dạng vitamin, dạng nước, viên hay kẹo dẻo. Mẹ có thể dựa vào sở thích của bé để chọn loại phù hợp.
  • Không nên cho bé dưới 4 tuổi dùng vitamin tổng hợp. Trường hợp đặc biệt, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Vitamin tổng hợp tuy tốt nhưng cần được dùng đúng lúc, đúng thời điểm mới phát huy tác dụng. Cha mẹ không nên tự ý kê đơn cho bé mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ viên uống nào.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Ráy tai nhiều hay ít, đổi màu báo động tình trạng sức khỏe của trẻ

Vệ sinh an toàn bao gồm việc đánh răng, tắm rửa cơ thể và làm sạch tai. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng ráy tai không chỉ có chức năng bảo vệ màng nghĩ mà còn giúp cho biết tình trạng sức khoẻ của con cái chúng ta.

Ráy tai nhiều

Ráy tai là gì?

Ráy tai là sản phẩm được tiết ra bởi các tuyến dịch ráy ở trong ống tai ngoài. Dịch ráy có chứa glycopeptid (kháng sinh), các lipid (bôi trơn), acid hyaluronic và acid sialic (tạo môi trường axit), các enzyme lysosome và các immunoglobulin (miễn dịch).

Dịch ráy kết hợp với lông tai, giúp ngăn bụi lọt vào tai, duy trì môi trường có tính axit trong ống tai ngoài. Dịch này giúp bôi trơn và bảo vệ ống tai khỏi nước, viêm nhiễm.

Ráy tai còn giúp kìm hãm sự phát triển vi khuẩn, nấm nếu chẳng may lọt vào. Lớp ráy tai còn nhận nhiệm vụ giảm bớt cường độ âm thanh dội vào màng nhĩ.

Bạn có biết ráy tai nhiều hoặc ít, màu sắc của ráy tai khi bám vào bông tăm khác nhau có khi vô hại, nhưng đôi lúc là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe cơ thể.

Ráy tai màu xám

Nhiều người cảm thấy lo lắng khi ráy tai màu xám. Tuy nhiên, ráy tai sẫm màu nhưng không đi kèm với các triệu chứng đau khác, bạn không cần quá lo.

Màu xám này có thể do nơi bạn sống quá bụi bặm, ô nhiễm. Ráy tai đã chặn lượng bụi này lại giúp bé yêu của bạn.

Ráy tai nhiều và đổi màu báo hiệu bệnh

Ráy tai nhiều và có ít máu trên bông tăm

Khi ngoáy tai cho con, xuất hiện một ít máu trên bông tăm, có thể màng nhĩ của bé đang bị tổn thương. Trong trường hợp này, tai của bé dễ bị nhiễm trùng và thính giác của bạn có thể bị ảnh hưởng không nhỏ.

Ráy tai nhiều và đổi màu báo hiệu bệnh 2

Ráy tai màu nâu

Khi ngoáy tai, bạn phát hiện ráy tai của bé nhiều và có màu nâu, điều này cho thấy cơ thể của bạn đang chống chọi với giai đoạn stress khá nặng nề.

Điều bạn cần làm khi thấy ráy tai màu này là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Sau khi cảm thấy thoải mái hơn, bạn hãy thử ngoáy tai lần nữa và xem màu sắc của nó có được cải thiện không.

Ráy tai nhiều và đổi màu báo hiệu bệnh 3

Ráy tai màu đen

Ráy tai đen sẫm không có gì đáng lo nếu không đi kèm các biểu hiện đau. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ngứa ngày càng dữ dội, bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

Đầu bông tăm có màu đen kèm ngứa ngáy chứng tỏ ống tai bạn đang bị nhiễm nấm, không điều trị thích hợp sẽ gia tăng tổn hại tai.

Ráy tai trắng

Khi ngoáy tai, bạn thấy dịch ráy tai màu trắng hoặc có màu rất nhạt. Điều này chứng tỏ cơ thể trẻ đang thiếu vitamin, đặc biệt là đồng và sắt.

Bạn nên bổ sung đậu, bột yến mạch, thịt bò vào khẩu phần ăn hàng ngày của con mình. Cải thiện chế độ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể ổn định hơn, màu ráy tai trở lại bình thường.

Ráy tai ướt và có mùi hôi

Bạn thấy bé có ráy tai nhiều và mùi hôi khó chịu, điều đó cho thấy tai của bé nhà bạn đang bị nhiễm trùng. Ngoài mùi hôi, bạn sẽ cảm thấy trong tai có tiếng ù ù, tai lâu lâu có hiện tượng nhói lên. Nếu gặp trường hợp này, tốt nhất là đi thăm khám bác sĩ ngay.

Ráy tai nhiều và đổi màu báo hiệu bệnh 4

Ráy tai khô

Ráy tai khô có nghĩa là cơ thể bé đang thiếu chất béo. Một lý do khác có thể nghĩ đến là nhiễm trùng da.

Ráy tai chuyển sang ướt

Nếu ráy tai của bé là dạng khô ráo chợt chuyển thành dạng ướt, dấu hiệu này cho thấy viêm bắt đầu hình thành trong tai. Bạn cần thăm khám bác sĩ để được điều trị hợp lý, tránh ảnh hưởng tới màng nhĩ.

Khi ngoáy tai cho con, bạn đừng bỏ qua các dấu hiệu ráy tai ít-nhiều, ướt-khô, màu sắc của ráy tai… Nó sẽ giúp bạn biết sức khỏe đôi tai mình có ổn không. Cần thăm khám ngay khi có biểu hiện bất thường bạn nhé, vì màng nhĩ mỏng manh sẽ bị ảnh hưởng rất nhanh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Bài cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái chuẩn miền Bắc, Trung, Nam 2023

Cột mốc một năm sau khi sinh vô cùng quan trọng. Không chỉ đánh dấu bé đã “có tuổi”; lễ thôi nôi còn mang ý nghĩa tâm linh với người Á Đông. Bài cúng thôi nôi cho bé vì vậy càng trở nên quan trọng hơn.

1. Lễ vật nào có trong lễ cúng thôi nôi cho bé?

Lễ cúng thôi nôi là dịp để cảm tạ sự phù hộ độ trì của tổ tiên và nhất là 12 bà mụ đã giúp cho mẹ tròn con vuông trước đây. Do đó, để thể hiện sự cảm tạ và biết, lễ thôi nôi cho bé trai và bé gái cần phải chuẩn bị lễ vật đầy đủ.

Các lễ vật cần chuẩn bị khi cúng thôi nôi bao gồm:

  • 12 chén chè để cúng 12 Bà Mụ (nếu nhà có bé trai thì cúng 12 chén chè đậu trắng; nếu nhà có bé gái thì cúng 12 chén chè trôi nước).
  • 13 đĩa xôi dành để cúng 13 ông Thầy.
  • 3 chén cháo nhỏ để cúng 3 Đức ông (thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp).
  • 1 tô cháo lớn để cúng 12 bà Mụ.
  • 1 con gà luộc.
  • 1 đĩa rau sống.
  • 1 đĩa lòng lợn luộc.
  • 5 loại quả tượng trưng ngũ hành.
  • 1 ly rượu để tưới lên hoa sau khi cúng xong.
  • 12 miếng trầu đã têm, 1 lá trầu nguyên và 1 trái cau chưa bổ.
  • 1 bình hoa tươi; 2 cây đèn cầy cúng sao, 3 cây nhang.
  • 1 bộ đồ hình nam thế, viết tên ngày tháng năm sinh của bé (vật này sau khi cúng thôi nôi xong sẽ đốt bỏ giải sao cho bé).
Lễ vật trên mâm cúng thôi nôi cho bé
Lễ vật trên mâm cúng thôi nôi cho bé

12 Bà Mụ đã phù hộ độ trì cho việc sinh thành bé trai và bé gái cho gia đình đó là:

  1. Mụ bà Trần Tứ Nương: coi việc sanh đẻ (chú sanh).
  2. Mụ bà Vạn Tứ Nương: coi việc thai nghén (chuyển sanh).
  3. Mụ bà Lâm Cửu Nương: coi việc thụ thai (thủ thai)
  4. Mụ bà Lưu Thất Nương: coi việc nặn hình hài nam hay nữ cho đứa bé.
  5. Mụ bà Lâm Nhất Nương: coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
  6. Mụ bà Lý Đại Nương: coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
  7. Mụ bà Hứa Đại Nương: coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
  8. Mụ bà Cao Tứ Nương: coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
  9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương: coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
  10. Mụ bà Mã Ngũ Nương: coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
  11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương: coi việc giữ trẻ (bảo tử)
  12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương: coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

Nội dung tiếp theo là bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai và gái chuẩn cho 3 miền Bắc, Trung và Nam.

2. Bài cúng thôi nôi cho bé trai và gái đơn giản cho 3 vùng miễn

Lễ cúng thôi nôi thường có bài văn khấn cho Thổ công, Thiên địa và cúng Thành Hoàng và 12 bà Mụ và 3 Đức ông.

2.1 Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái đơn giản

Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái đơn giản
Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái đơn giản

Văn khấn đọc trước mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; Cửu huyền thất tổ và ông bà quá vãng và Văn khấn 12 Mụ bà và 3 Đức ông:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

  • Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
  • Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
  • Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa
  • Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương
  • Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Vợ chồng con là… sinh được con (trai, gái) đặt tên là…

Chúng con ngụ tại:…

Nay nhân ngày đầy năm (đầy cữ, đầy tháng) chúng con thành tâm sắm lễ vật dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các Đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là… sinh ngày… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, che chở cho cháu được ăn mau chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật (3 lần).

Khi đã cúng thôi nôi cho bé xong thì cha hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. Sau khi hoàn tất các nghi thức tiếp theo, thì gia đình mang vàng mã, váy áo đi hóa, vẩy rượu lúc đang hóa. Các đồ chơi thì giữ lại cho cháu bé lấy khước.

Với bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái nêu trên, mẹ có thể áp dụng cho gia đình miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

2.2 Bài văn khấn đất đai diên địa, thổ công trong lễ cúng thôi nôi

[key-takeaways title=””]

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên)… bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai điền địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (…) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc…”.

[/key-takeaways]

LƯU Ý: Bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai nên đọc trước mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh; Cửu huyền thất tổ và ông bà quá vãng cũng đọc với cùng nội dung trên.

>> Xem thêm: Cách cúng thôi nôi bé trai 1 tuổi đơn giản và chi tiết nhất

3. Cách sắp xếp, đặt mâm lễ vật cho lễ cúng thôi nôi chuẩn nghi thức

Không chỉ biết bài văn khấn cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái; cha mẹ cần biết cách trình bày, đặt mâm cúng thôi nôi theo những nguyên tắc sau:

“Đông bình Tây quả”: Đặt bình hoa ở phía Đông; và mâm lễ vật ở phía Tây.

Sự cân đối giữa các vật lễ: Mâm cúng phải đảm bảo đầy đủ số lượng lễ vật; và được sắp xếp cân bằng cho hai bên.

Bày đồ lễ cúng theo nguyên tắc: Bàn nhỏ phía trên bày lễ vật kính Đức Ông; bàn lớn phía dưới bày lễ vật kính 12 Bà Mụ. Hai bàn phải cách nhau 10cm.

cách bày trí lễ vật cúng thôi nôi cho bé
Bài cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái

Sau khi bày biện mâm cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái; cha mẹ tiến hành làm lễ, đọc bài khấn cúng thôi nôi cho bé. Khi khấn xong, ba hoặc mẹ sẽ chắp tay bé lại và vái trước bàn lễ thờ 3 vái. Sau 3 tuần hương thì sẽ lễ tạ.

Cuối cùng gia đình sẽ mang vàng mã, váy áo đi hoá, lưu ý phải vẩy rượu trong lúc đang hoá; mang tôm, cua, ốc đi phóng sinh tại các ao, hồ, sông, suối gần nhà để cầu phúc, xin phước cho bé;…

4. Cúng thôi nôi vào giờ nào đem lại nhiều may mắn cho con?

4.1 Cúng thôi nôi cho bé trước 12 giờ trưa

Thời gian cúng thôi nôi lý tưởng thường là từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa; đặc biệt là khung giờ từ 9 giờ đến 10 giờ sáng.

Sau khi bày biện lễ vật, đọc bài văn khấn và thực hiện nghi thức cúng thôi nôi; gia đình có thể ngồi tụ họp bên cạnh nhau để ăn uống, chào mừng thành viên mới chạm đến mốc 1 tuổi và gắn kết tình yêu thương.

>> Xem thêm: Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi mẹ nào cũng cần phải biết

4.2 Cúng thôi nôi theo giờ, ngày sinh của bé

Cách tính giờ theo ngày sinh của bé chủ yếu dựa vào cung hoàng đạo, tam hợp tứ hành xung để tính.

Trong tam hợp và tứ hành xung được chia thành:

  • Tam hợp: 3 con giáp có nét tính cách tương đồng, liên quan tới nhau tạo thành 4 nhóm.
  • Tứ hành xung: 4 con giáp xung khắc với nhau tạo thành 3 nhóm.

Ví dụ: Bé sinh ngày 28 tháng 01 năm 2023 tức ngày 07 tháng 01 năm 2023 Quý Mão âm lịch. Vậy thì tam hợp là Hợi – Mão – Mùi và tứ hành xung là Tý – Ngọ – Mão – Dậu. Bạn nên tổ chức lễ cúng thôi nôi và đọc bài văn khấn cho bé vào các giờ tam hợp và tránh các giờ tứ hành xung.

Tính giờ làm lễ cúng và đọc bài cúng thôi nôi theo 12 con giáp như sau:

  • Giờ Tý (23 giờ – 1 giờ).
  • Giờ Sửu (1 giờ – 3 giờ).
  • Giờ Dần (3 giờ – 5 giờ).
  • Giờ Mẹo (5 giờ – 7 giờ).
  • Giờ Thìn (7 giờ – 9 giờ).
  • Giờ Tỵ (9 giờ – 11 giờ).
  • Giờ Ngọ (11 giờ – 13 giờ).
  • Giờ Mùi (13 giờ – 15 giờ).
  • Giờ Thân (15 giờ – 17 giờ).
  • Giờ Dậu (17 giờ – 19 giờ).
  • Giờ Tuất (19 giờ – 21 giờ).
  • Giờ Hợi (21 giờ – 23 giờ).

Nếu muốn chính xác hơn, cha mẹ có thể đến chùa hoặc tìm một cư sĩ có đạo đức để xin ngày giờ đẹp.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo giờ tốt theo ngày được ghi cụ thể trên các tờ lịch; thông thường sẽ cung cấp đầy đủ 6 giờ hoàng đạo tốt mỗi ngày. Bạn chỉ cần căn cứ vào đó mà lựa chọn giờ cho phù hợp.

4.3 Cúng theo giờ thuận tiện cho gia đình, miễn đúng ngày

Hiện nay ai cũng phải lo toan cho cuộc sống, có khi cả gia đình không thể rãnh cùng một giờ được. Thế nên giờ tổ chức lễ cúng và đọc bài văn khấn thôi nôi của bé có thể được gia đình sắp xếp lúc thuận tiện để mọi người trong gia đình đều có thể tham gia.

>> Liên quan đến bài cúng thôi nôi cho bé: [Hình ảnh] Bánh kem sinh nhật cho bé trai độc đáo và ngộ nghĩnh

Bài cúng thôi nôi cho bé rất quan trọng, ảnh hưởng đến khởi đầu cũng như tương lai hạnh phúc sau này, đó là lý do bố mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Mặc cảm Oedipe – Hiện tượng tâm lý đáng chú ý ở trẻ

Mặc cảm Oedipe được Freud nhận diện vào năm 1910. Tên gọi hội chứng tâm lý này vay mượn từ huyền thoại Hy Lạp Vua Oedipe. Ông này bị bỏ rơi từ lúc mới sinh, không biết cha mẹ ruột. ông thậm chí giết cha mình rồi kết hôn với mẹ ruột.

Các nhà tâm lý gọi chung hiện tượng tâm lý này là Mặc cảm Oedipe, dù hiện tượng này ở con gái với bố được gọi là “mặc cảm Electre”.

Mặc cảm Oedipe là gì?

Mặc cảm Oedipe là giai đoạn yêu thương bố/mẹ (khác giới) của trẻ một cách thái quá. Đó là nhu cầu thiết lập quan hệ ưu tiên đặc biệt với bố hoặc mẹ. Việc này thậm chí có thể dẫn đến đối đầu giữa con gái với mẹ, hoặc con trai với bố.

Hiện tượng này phổ biến ở trẻ từ 3-6 tuổi, và dần biến mất khi trẻ dần lớn và có ý thức rõ ràng hơn. Nguyên nhân là do trong thời kỳ này, trẻ phát triển bản sắc tính dục của  mình, tò mò ngày càng nhiều về giới tính.

Trẻ bắt chước hình mẫu nam (từ bố) hoặc nữ (từ mẹ), gắn hình ảnh mình với bố/mẹ và muốn bắt chước đến độ muốn thay luôn vị trí với bố/mẹ cùng giới với mình.

Đây là giai đoạn phát triển bình thường mà trẻ phải trải qua để khám phá bản thân và phát triển bản sắc riêng.

[remove_img id=4275]

Cách nhận biết trẻ có mặc cảm này

  • Trẻ thể hiện thẳng thái độ ưu ái bố/mẹ (khác giới) của mình, thậm chí chống đối người kia
  • Liên tục ôm ấp, muốn chiếm hết sự quan tâm của bố/mẹ
  • Trẻ gái muốn mặc đồ, trang điểm như mẹ để được trở thành vợ của bố, và ngược lại
  • Cố gắng tách bố mẹ ra khi hai người gần gũi nhau vì trẻ ghen
  • Thốt ra những câu: “Ba là của con”, “Con sẽ cưới mẹ”, “Mẹ là của con…” hoặc “Con ghét mẹ”, “Bố đừng giành mẹ với con”
  • Thường đột ngột mở cửa phòng riêng của bố mẹ mà không gõ cửa
  • Muốn ngủ giữa bố mẹ, hoặc chỉ muốn bố/mẹ ngủ cùng mình

Mặc cảm Oedipe của con trẻ

Phản ứng thế nào cho phải?

Mặc dù đây chỉ là hiện tượng tâm lý nhất thời, nhưng thái độ của trẻ sẽ làm bố/mẹ cảm thấy phiền lòng, khó xử. Một số hành vi đòi hỏi cha mẹ phải can thiệp để giúp trẻ hiểu rằng hành vi của con không phù hợp.

Bạn cần giúp con trẻ phân biệt giữa tình yêu mà mọi người dành cho con khác hẳn với tình yêu vợ chồng.

Và điều quan trọng bạn cần biết là không nên xem nhẹ hành vi này của trẻ. Đừng cảm thấy hành vi này của con ngớ ngẩn dễ thương. Bạn không nên khuyến khích những hành vi như vậy, dù việc trẻ muốn “độc chiếm” bố/mẹ sẽ làm người kia cảm thấy thú vị.

Cách can thiệp hiệu quả

Tránh phản ứng gay gắt, quở trách hay kỳ thị trẻ. Làm vậy, con trẻ sẽ cảm thấy ức chế, bị xa lánh. Mâu thuẫn giữa con và bố (nếu là trẻ trai), hoặc mẹ (nếu là con gái) càng gay gắt hơn.

Luôn can thiệp, không phớt lờ các hành động do mặc cảm Oedipe gây ra. Chẳng hạn, bạn nên nghiêm khắc khi trẻ xộc vào phòng riêng của mình khi hai vợ chồng cần sự thân mật.

Hãy làm cho con hiểu rằng giữa cha-con gái, mẹ-con trai có những hành vi không được cho phép, chẳng hạn hôn môi, sờ ti mẹ, tắm cùng bố…

Mặc cảm Oedipe ở trẻ
Đừng cho bé cảm thấy việc bố hôn môi mẹ được thì mình cũng làm được

“Mẹ biết con yêu mẹ, và con nói muốn cưới mẹ. Nhưng con phải biết rằng bố mới là người mẹ yêu và mẹ cưới. Sau này lớn, con sẽ tìm được con gái con yêu và muốn cưới!”. Đó là điều mà mẹ/bố nên nói với con một cách nghiêm túc.

Khi bố mẹ đang ôm ấp nhau, trẻ có biểu hiện ghen tuông và muốn chia tách, bạn không cần ngại ngần và làm theo ý thích của con. Thay vào đó, hãy cho trẻ biết rằng cha mẹ yêu thương nhau là bình thường.

Bạn nên ý thức rằng con trẻ đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý, tính dục, tò mò giới tính và trải nghiệm những cảm xúc khác lạ. Không gay gắt, xúc phạm con nhưng cũng không bỏ qua các hành vi lệch lạc của trẻ. Dần dà, con sẽ hiểu và phân biệt được cảm xúc yêu thương bố/mẹ hơn người kia không phải là tình yêu.

Theo chuyên gia tâm lý Suzanne Valliers