Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà cho bé!

Trẻ bị viêm lợi do nhiều nguyên nhân khác nhau tùy mức độ nặng nhẹ. Mẹ hiểu rõ về bệnh sẽ chăm sóc và có cách chữa viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi tốt hơn.

Các nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi

Viêm lợi ở trẻ em phổ biến nhất vẫn là do sự tích tụ của các mảng bám trên răng. Các mảng bám này có chứa các vi khuẩn có thể sản sinh độc tố, gây kích ứng và làm hỏng nướu răng. 

Bên cạnh mảng bám, các nguyên nhân phổ biến gây viêm lợi cho trẻ 2 tuổi còn là vì:

  • Viêm lợi do mọc răng: là tình trạng có tính chất tạm thời, thường gặp vào lúc trẻ khoảng 6–7 tuổi, thời điểm trẻ mọc răng vĩnh viễn.
  • Viêm lợi do sang chấn: thường gặp do các sang chấn cơ học do trẻ té ngã, cắn móng tay, nhai phải thức ăn cứng…
  • Viêm lợi do vi khuẩn Herpes: xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 2 – 5 tuổi. Bình thường, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xảy ra biến chứng liên quan đến não bộ

Ở mức độ nặng hơn, viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi có thể là do tác dụng phụ của những loại thuốc mà con đang sử dụng như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh,… Những thành phần có trong những loại thuốc này có thể làm giảm tiết nước bọt khiến các mảng bám quanh răng không được làm sạch và làm vi khuẩn gia tăng gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ.

Ngoài ra, bệnh giảm bạch cầu trung tính cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi. Lúc này, lợi của bé sẽ bị viêm và thương tổn một cách nhanh chóng. Vì đây là mức độ nặng nhất nên bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để được can thiệp chữa trị kịp thời.

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi – Triệu chứng và các giai đoạn phát triển

viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi

Tùy vào nguyên nhân và đặc điểm mỗi đứa trẻ mà sẽ có các triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung trẻ sẽ có các biểu hiện sau:

  • Lợi sưng phồng và rất dễ chảy máu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa
  • Răng dễ bị lung lay
  • Hơi thở hôi
  • Lợi có màu sắc bất thường
  • Xuất hiện các mảng hoặc đốm trắng trên nướu
  • Lợi bị tụt xuống khiến chân răng lộ ra ngoài
  • Lở loét bên trong má, nướu răng.

Các giai đoạn phát triển viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi:

  • Giai đoạn đầu: Lợi bị sưng đỏ rất dễ bị chảy máu nhất là khi trẻ đánh răng. Nếu mẹ phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách ở giai đoạn đầu thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi.
  • Giai đoạn hai: Giai đoạn lợi bị viêm. Khi thức ăn tích tụ vào khe răng và chân răng và không được vệ sinh hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu gây đau nhức, sưng má, miệng có mùi hôi, khiến trẻ có cảm giác khó chịu, quấy. Thức ăn dính ở kẽ răng nếu không được lấy ra, ngoài biến chứng gây viêm lợi còn gây biến chứng sâu răng, viêm tủy, viêm quanh cuống răng…

Cách chữa viêm lợi cho trẻ em 2 tuổi tại nhà:

Đối với những trường hợp viêm lợi không quá nghiêm trọng, mẹ có thể áp dụng cách giảm triệu chứng bệnh cho con ngay tại nhà vừa đơn giản vừa dễ làm. Một số cách chữa viêm lợi cho trẻ đơn giản mà mẹ có thể áp dụng: 

1. Vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ

giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ

Bé bị viêm lợi càng đáng báo động hơn khi bé không ý thức được tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh răng miệng. Vì thế, mẹ cần tạo cho trẻ thói quen chải răng và súc miệng cho con từ nhỏ. Đánh răng cho trẻ sau bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ hết các mảng bám và vi khuẩn.

Nếu nướu răng của bé bị sưng đau, mẹ không nên chải răng tại vị trí đó. Thay vào đó có thể sử dụng miếng rơ lưỡi để chà quanh chân răng và mảng bám.  Trung bình thời gian đánh răng súc miệng từ 2 – 3 phút cho mỗi lần.

2. Nước muối có tác dụng chữa viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi hiệu quả

Muối là thành phần có tính sát khuẩn cao nên có thể giúp chữa lành tổn thương do viêm lợi gây ra ở giai đoạn đầu. Ngoài ra đây cũng là một nguyên liệu lành tính đối với trẻ nhỏ.

Nước muối có tác dụng làm dịu, giảm tình trạng nhiễm khuẩn và loại bỏ các thức ăn thừa, mẹ cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày. Trong trường hợp con yêu không biết cách súc miệng, mẹ có thể sử dụng băng gạc thấm nước muối và vệ sinh cho con. 

Súc miệng bằng tinh dầu sả

Tinh dầu sả có tác dụng trong việc trị viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi vì khả năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên tinh dầu thường cay, nóng nên mẹ cần phải pha loãng trước khi cho bé sử dụng để tránh những kích ứng xảy ra.

Cách thực hiện:

  • Mỗi lần sử dụng khoảng 2 – 3 giọt tinh dầu kết hợp cùng 1/2 cốc nước ấm.
  • Phụ huynh dùng phần nước này súc miệng hoặc rơ miệng cho trẻ trong 30 giây.
  • Súc miệng lại cho trẻ bằng nước sạch
  • Cha mẹ thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để các tính chất của sả tác dụng sâu vào nướu răng.

Chữa viêm lợi cho trẻ em 2 tuổi bằng lá ổi

Trong dân gian sử dụng nước lá ổi để giảm chứng viêm lợi và viêm nha chu ở trẻ em. Ngoài ra dùng bã lá ổi đắp lên răng lợi cũng là giảm đau răng an toàn.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng khoảng 5–10 lá ổi đun cùng với 300ml nước trong vòng 15 phút, sau cùng cho vào chút muối.
  • Mẹ cho bé súc miệng trong 30 giây, sau đó nhổ và không cần súc miệng lại bằng nước.
  • Áp dụng cách này 2–3 lần mỗi ngày để làm sạch răng miệng cho bé. 
  • Khi sử dụng lá ổi, mẹ nên chọn lá ổi sạch, rửa nhiều lần và đun sôi kỹ với nước.

Viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi? Những lưu ý mẹ nên biết sớm

chữa viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi

Song song với việc áp dụng những cách chữa trị viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi, mẹ cũng cần phòng tránh bệnh tái phát. Viêm lợi có thể xảy ra nhiều lần trong thời gian ngắn khi răng miệng của bé không được vệ sinh đúng cách. 

  • Khi điều trị viêm lợi ở trẻ, mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc tùy tiện, không đúng loại và đúng liều lượng có thể khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.
  • Không để trẻ mút tay, cắn móng tay hoặc ngậm đồ chơi vì có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập vào miệng bé gây nhiễm trùng.
  • Chuẩn bị cho trẻ bộ dụng cụ chăm sóc răng lợi và khăn lau miệng riêng.
  • Mẹ kiểm tra răng miệng cho trẻ thường xuyên, nếu có dấu hiệu bất thường mẹ nên đưa bé đến các trung tâm nha khoa để chẩn đoán và chữa trị.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ. Hạn chế ăn các món ăn vặt, món ăn chứa nhiều đường vì những món ăn này tạo cơ hội cho vi khuẩn gây mảng bám phát triển.
  • Đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng thường xuyên, ít nhất hai lần mỗi năm.

Hy vọng những thông tin cơ bản trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi. Từ đó, bố mẹ biết cách phòng ngừa cũng như xử trí nhanh chóng khi con gặp phải những triệu chứng của bệnh.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Top 20+ trò chơi cho bé 5 tuổi rèn luyện trí tuệ và nhanh biết chữ

Hơn 20+ trò chơi cho bé 5 tuổi sau đây sẽ giúp rèn luyện trí tuệ, trí thông minh. Mẹ tham khảo để biết cách chuẩn bị dụng cụ, luật chơi và cách chơi cùng con nhé.

1. Lợi ích của trò chơi cho bé 5 tuổi rèn luyện trí tuệ

Theo định nghĩa của Đại học Y tế cộng đồng Harvard về các trò chơi rèn luyện trí là những trò chơi kích thích tư duy của não bộ; trong đó người chơi sẽ trực tiếp tương tác với trò chơi mà không cần phải thông qua màn hình điện thoại (như điện thoại di động, laptop).

Lợi ích của những trò chơi rèn luyện trí tuệ cho bé 5 tuổi:

  • Rèn luyện khả năng ghi nhớ.
  • Tạo hứng thú cho trẻ khám phá.
  • Rèn luyện kỹ năng tương tác xã hội.
  • Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Phát triển tư duy toán học và khả năng ngôn ngữ.
  • Kích thích tư duy trừu tượng, tưởng tượng, sáng tạo.

2. Top 20+ trò chơi cho bé 5 tuổi rèn luyện trí tuệ

Khi lựa chọn những trò chơi rèn luyện trí tuệ cho bé 5 tuổi, cha mẹ có thể dựa trên tính cách, sở thích, đam mê, khả năng của con,..Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể tham khảo những trò chơi như:

2.1 Trò chơi tô màu cho bé 5 tuổi

trò chơi tô màu cho bé 5 tuổi
Trò chơi tô màu cho bé 5 tuổi để giúp bé sáng tạo hơn

Chuẩn bị:

Ba mẹ hãy chuẩn bị những bức tranh chữ cái và những chiếc bút màu xinh xắn.

Cách chơi:

  • Ba mẹ đọc tên chữ cái và cho trẻ tô màu lên chữ cái đó.
  • Trẻ sẽ được lựa chọn màu sắc yêu thích để tô lên chữ cái.
  • Khi tô xong bức tranh, ba mẹ hãy khích lệ con bằng những lời khen.
  • Nếu có điều kiện, ba mẹ hãy cho trẻ chơi trò chơi này theo nhóm; và tạo ra cuộc thi để giúp trẻ cảm thấy trò chơi thêm vui nhộn hơn. Việc nhớ bảng chữ cái sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tác dụng của trò chơi:

  • Tác động tới não bộ của trẻ, phát triển khả năng sáng tạo và tư duy hình ảnh.
  • Học chữ hiệu quả. Bởi hầu hết trẻ đều rất hứng thú với trò chơi tô màu.

2.2 Trò chơi câu cá cho bé 5 tuổi

Chắc hẳn đây là trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi khá được yêu thích đối với trẻ.

Chuẩn bị:

  • Nếu ba mẹ cho trẻ chơi tại nhà, ba mẹ hãy chuẩn bị sẵn một bộ trò chơi câu cá.
  • Cắt chữ sau đó dán chữ lên những chú cá. Để chữ có độ bám tốt và sử dụng lại nhiều lần, ba mẹ hãy sử dụng miếng dán hai mặt để dán chữ.
  • Nếu chưa có sẵn bộ trò chơi câu cá, ba mẹ cũng có thể cắt hình những chú cá và viết lên những chú cá đó những chữ cái, sau đó đục lỗ vào lưng cá, gắn vào đó chiếc kẹp giấy.
  • Đối với cần câu thì ba mẹ sẽ buộc đầu dây với một thanh nam châm. 

Cách chơi:

  • Ba mẹ có thể cùng thi câu cá với trẻ.
  • Cùng với việc câu cá, ba mẹ hãy cùng con đọc to chữ cái mà ba mẹ và trẻ câu được.
  • Trẻ sẽ học chữ rất nhanh và nhớ rất lâu bảng chữ cái.

Tác dụng của trò chơi:

  • Việc học chữ qua trò chơi này sẽ rất thú vị và hiệu quả.
  • Trò chơi này ba mẹ có thể cho trẻ chơi tại nhà hay cũng có thể chơi tại những khu vui chơi trẻ em.

2.3 Trò chơi côn trùng hái lá cho bé 5 tuổi

Chuẩn bị:

  • Ba mẹ hãy chuẩn bị một cái cây giả và những chiếc lá là những chữ cái.
  • Sau đó ba mẹ cho trẻ đóng giả thành một số con côn trùng ăn lá.

Cách chơi:

  • Ba mẹ đọc to chữ cái để yêu cầu chú côn trùng đáng yêu chạy đến cây;
  • Dùng miệng hái chiếc lá có chữ cái ba mẹ yêu cầu về rổ.

Tác dụng của trò chơi:

  • Trẻ sẽ rất thích thú với trò chơi này.
  • Giúp trẻ học chữ nhanh; kích thích kỹ năng nhạy bén của trẻ.

>> Mẹ xem thêm: 25 trò chơi dân gian cho bé 3 -5 tuổi vui chơi bổ ích.

2.4 Trò chơi nghe – tìm cho bé 5 tuổi

Chuẩn bị:

Ba mẹ cần chuẩn bị một bảng chữ cái.

Cách chơi:

  • Ba mẹ sẽ đặt bảng chữ cái (chữ cái rời bằng gỗ hoặc nhựa) trước mặt bé
  • sau đó đọc to chữ cái ba mẹ muốn trẻ tìm.
  • Bé sẽ đọc lại thật to và nhanh tay nhanh mắt tìm ra đúng chữ ba mẹ vừa đọc.
  • Ba mẹ cũng có thể cho trẻ chơi trò chơi này theo nhóm để làm tăng sự hứng thú.

Tác dụng của trò chơi:

  • Trò chơi nghe – tìm được áp dụng khá phổ biến trong cách dạy trẻ học chữ, đây là một trong những trò chơi học tập cho trẻ 4 – 5 tuổi giúp trẻ nhớ lâu.
  • Rèn luyện sự nhanh nhạy của tai, tay, mắt.

2.5 Trò chơi cắt dán cho bé 5 tuổi

Chuẩn bị:

  • Một tờ giấy trắng lớn và viết lên đó một chữ cái tùy thích.
  • Cuốn tạp chí, báo, sách không còn sử dụng để bé chơi.

Cách chơi:

  • Viết chữ lên giấy trắng xong ba mẹ hãy đưa cho trẻ xem.
  • Nhiệm vụ của trẻ là tìm những hình ảnh liên quan đến chữ cái đó.
  • Trẻ cắt và dán lên trên tờ giấy đó.

Tác dụng của trò chơi:

  • Trò chơi học tập cho trẻ 4-5 tuổi giúp trẻ học và ôn lại những chữ đã học giúp trẻ nhớ lâu hơn.
  • vừa rèn luyện khả năng khéo léo qua việc cắt dán.
  • Trò chơi cắt dán này mang đến sự sáng tạo cho bé.

>> Cùng chủ đề trò chơi: 60+ câu đố IQ cho bé 3 – 5 tuổi phát triển trí thông minh

2.6 Trò chơi đập búa cho bé 5 tuổi

Chuẩn bị:

  • Trò chơi đập búa mang tính chất vô cùng vui nhộn và sinh động
  • Ba mẹ có thể cho trẻ cầm một chiếc búa đồ chơi và đặt 4-5 chữ cái trước mặt bé.

Cách chơi:

  • Ba mẹ hướng dẫn trẻ dùng búa đập vào những chữ mà được ba mẹ đọc tên.
  • Ba mẹ hãy tăng dần tốc độ đọc để tăng độ nhạy bén cũng như thu hút hứng thú cho trẻ.

Tác dụng của trò chơi:

  • Trò chơi này giúp trẻ nhớ lâu hơn và phát triển sự nhanh nhẹn ở trẻ.

2.7 Trò chơi cho bé 5 tuổi tập đọc, tập học với những điều xung quanh

Trò chơi giúp bé 5 tuổi thông minh
Trò chơi giúp bé 5 tuổi thông minh

Chuẩn bị:

  • Với trò chơi này ba mẹ có thể dạy trẻ ở bất cứ nơi đâu.
  • Khi đi siêu thị, xem tivi, công viên, khu vui chơi,…

Cách chơi:

  • Ba mẹ có thể đố trẻ chữ cái trên biển hiệu, bảng quảng cáo, hay chữ in trên những hộp bánh kẹo, chai nước,…

Tác dụng của trò chơi:

  • Có thể ôn tập chữ cái, vừa nhận dạng được mặt chữ nhanh.
  • Khơi gợi được hứng thú khám phá thế giới xung quanh cho trẻ.

2.8 Trò chơi viết chữ bằng bột mì

Đây là trò chơi cho bé 5 tuổi giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của các em.

Chuẩn bị:

  • Ba mẹ hãy trải đều một lớp bột mì với độ dày vừa phải trên một chiếc khay.

Cách chơi:

  • Ba mẹ hướng dẫn con cách viết chữ bằng ngón tay như thế nào.
  • Khi viết xong trẻ có thể xóa các chữ cái bằng cách lắc nhẹ khay và tiếp tục viết những chữ cái khác.
  • Ba mẹ có thể thay thế bột mì bằng cát, gạo,…

Tác dụng của trò chơi:

  • Đây là một trò chơi rất thú vị, giúp trẻ có cảm giác về việc viết chữ mà không cần dùng đến bút giấy.
  • Qua trò chơi này bé học chữ nhanh hơn, nhớ lâu hơn, tăng cường các kỹ năng thô và tinh, phát huy sự sáng tạo, khéo léo.

2.9 Trò chơi chữ cái xếp hàng

Trò chơi chữ cái xếp hàng cho bế 4 -5 tuổi

Chuẩn bị:

  • Ba mẹ hãy chuẩn bị một bộ sticker chữ cái hoặc bộ chữ cái bằng nam châm có thể dán lên bảng từ.

Cách chơi:

  • Đầu tiên ba mẹ cùng bé xếp chữ cái lên bảng theo thứ tự.
  • Sau đó yêu cầu trẻ nhắm mắt lại và ba mẹ tráo đổi vị trí của một đến hai chữ cái.
  • Khi trẻ mở mắt, ba mẹ hãy đố trẻ đưa những chữ cái về đúng vị trí ban đầu.

Tác dụng của trò chơi:

  • Trò chơi chữ cái xếp hàng sẽ giúp trẻ rèn luyện trí nhớ tốt.
  • Tạo cảm hứng cho bé thích thú với việc học chữ hơn.

2.10 Trò chơi cho bé 5 tuổi sáng tạo với thùng carton

Chuẩn bị:

  • Hai hộp bìa cứng (một cho cơ thể của bé và một cái nhỏ hơn cho đầu bé).

Cách chơi:

  • Khoét lỗ với hộp ở đầu để bé có thể quan sát và thở được.
  • Với hộp phía dưới, hãy khoét lỗ để bé có thể đi lại và thò tay ra ngoài.
  • Với thùng carton, cha mẹ cũng có thể dạy trẻ làm một căn nhà bằng carton và trang trí nhà bằng giấy thủ công và màu nước.

Tác dụng của trò chơi:

  • Kích thích khả năng sáng tạo. Những trò chơi với thùng carton cũng là một gợi ý hay.

2.11 Trò chơi cho bé 5 tuổi vẽ trên giấy những điều trẻ nghĩ

Chuẩn bị:

  • Giấy trắng.
  • Hộp màu thân thiện, an toàn cho bé.

Cách chơi:

  • Đối với trẻ mới chơi trò vẽ tranh, cha mẹ chỉ nên cho con làm quen từ hai màu cơ bản, sau đó tăng dần.
  • Không nên cho bé làm quen với màu trung gian bởi vì bé chưa phân biệt được tốt.
  • Những màu bé nhìn rõ là đỏ, vàng, trắng, đen.

Tác dụng của trò chơi:

  • Khi vẽ tranh, trẻ sẽ phát triển rất nhiều về tư duy sáng tạo cũng như cảm nhận về thế giới.

2.12 Trò chơi cho bé 5 tuổi kể chuyện với nhạc nền

Chuẩn bị:

  • Danh sách nhạc nền (có thể là đĩa CD, hoặc video, ứng dụng âm nhạc).
  • Bản ghi âm giọng nói của bố mẹ

Cách chơi:

  • Ban đầu, cha mẹ hãy tìm những câu chuyên đơn giản lồng với nhạc không lời. Cha mẹ không cần kể câu chuyện chính xác, có thể thêm thắt một chút, thay đổi nhân vật chính (bằng tên của bé).
  • Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con tự sáng tác thêm các tình tiết nếu bé thích. Không chỉ bé thích thú, chính cha mẹ sẽ bất ngờ vì âm nhạc sẽ tạo nên hiệu ứng đặc biệt cho câu chuyện của mình.

Tác dụng của trò chơi:

  • Bạn có thể kích thích trí tuệ của con và tăng khả năng cảm thụ âm nhạc của bé.
  • Từ những trò chơi vui vẻ, kiến thức và tư duy sẽ có môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển giúp bé thông minh hơn

>> Xem thêm: Bé 5 tuổi bị nôn? Mẹ cần phải tìm hiểu ngay để bảo vệ sức khỏe của con!

trò chơi cho bé ngoài sân
Dưới đây là những trò chơi cho bé 5 tuổi chơi ngoài sân để phát triển kỹ năng vận động

2.13 Trò chơi lò cò cho bé 5 tuổi

Chuẩn bị:

  • Ba mẹ cần chuẩn bị phấn vẽ hoặc bộ thẻ chữ cái – con số nhảy lò cò.

Cách chơi:

  • Ba mẹ vẽ xuống nền nhà một vài chữ cái, con số hoặc dùng bộ thẻ chữ cái – con số có sẵn.
  • Sau đó cho trẻ đứng ở ô trung tâm. Trẻ sẽ nhảy lò cò qua những chữ cái, con số được ba mẹ đọc tên.

Tác dụng của trò chơi:

  • Trò chơi này giúp trẻ nhớ được các mặt chữ, các số và được vận động vui chơi vô cùng bổ ích.

2.14 Chơi trốn tìm

Chuẩn bị:

  • Trò chơi này có thể chơi trong nhà hoặc trong một không gian an toàn, thoáng đãng.
  • Người tham gia ít nhất từ 3 người trở lên.

Cách chơi:

  • Chỉ định một người đi tìm, và những người còn lại là những người trốn.
  • Người đi tìm sẽ quay mặt vào tường và đếm đến 10. Trong lúc này, người đi trốn tìm chỗ ẩn nấp cho mình.
  • Sau khi đếm hết đến người, người đi tìm sẽ tìm người đi trốn. Ai bị tìm thấy đầu tiên sẽ là người thua cuộc và trở thành người đi tìm trong vòng tiếp theo.

Tác dụng của trò chơi:

  • Trò chơi trốn tìm không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức, mà còn phát triển khả năng tư duy não bộ để tìm ra “vị trí ẩn nấp” của người khác.
  • Phát triển khả năng tư duy để tìm được một vị trí tốt để làm nơi “ẩn thân” cho mình.
  • Giúp rèn luyện sức khỏe vô cùng hữu ích cho bé.

>> Cùng chủ đề cho trò chơi: Câu đố vui cho bé 5–7 tuổi rèn luyện trí thông minh

2.15 Trò chơi cho bé 5 tuổi làm theo hiệu lệnh

Chuẩn bị:

  • Người tham gia ít nhất từ 3 người trở lên.

Cách chơi:

  • Bố mẹ có thể chơi cùng trẻ hoặc để trẻ chơi cùng bạn bè.
  • Đầu tiên cần chọn ra một người thủ lĩnh và người này có quyền được yêu cầu mọi người làm theo hiệu lệnh của mình.
  • Những người còn lại phải làm theo hiệu lệnh, người nào làm sai hay thiếu lệnh thì sẽ bị phạt.

Tác dụng của trò chơi:

  • Khi chơi trò này, trẻ sẽ học được cách nghe theo hiệu lệnh, từ đó hình thành tính cách biết nghe lời. 
  • Bố mẹ cũng nên lưu ý chọn những hình phạt dễ thương. Bởi đây sẽ là bí quyết vừa mang lại tiếng cười, vừa không khiến không khí sân chơi trở nên căng thẳng cho tất cả những ai cùng chơi.

>> Xem thêm: 10 trò chơi tập cho bé 3- 5 tuổi đóng vai theo chủ đề 

2.16 Đèn xanh đèn đỏ 

Chuẩn bị:

  • Người tham gia ít nhất từ 3 người trở lên.

Cách chơi:

  • Trò chơi này cần chọn một người ra tín hiệu đèn giao thông và một vạch xuất phát cách người ra hiệu lệnh tầm 5 – 6m.
  • Những người tham gia buộc phải nghe theo hiệu lệnh của người này.

Tác dụng của trò chơi:

  • Trò chơi này có thể giúp trẻ biết được các ký hiệu của đèn giao thông.
  • Qua trò chơi cũng giúp trẻ hình thành thói quen tuân thủ theo các nguyên tắc và phải chịu phạt khi không thực hiện theo hiệu lệnh.

2.17 Trò chơi xây dựng mô hình

Chuẩn bị:

  • Các mô hình đồ chơi chưa qua lắp ráp như: ngôi nhà, chiếc xe, bộ ghép hình chim cánh cụt, bộ xếp hình mầm non.

Cách chơi:

  • Bố mẹ thi lắp ghép với trẻ
  • Tạo hứng thú cho trẻ và tăng dần mức độ khó của mô hình lên.

Tác dụng của trò chơi:

  • Trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển tư duy để xử lý khó khăn, cũng như rèn luyện tính kiên nhẫn để hoàn thành tốt trò chơi.

2.18 Trò chơi cho bé 5 tuổi tìm tranh

Chuẩn bị:

  • Mỗi trẻ 3-4 tranh lôtô.
  • Có một tranh gồm tất cả các tranh có nội dung như tranh của trẻ.

Cách chơi:

  • Bố mẹ và trẻ ngồi đối diện với nhau.
  • Bố mẹ đưa cho mỗi trẻ 3-4 tranh lôtô, sau đó cô đưa từng tranh và yêu cầu trẻ tìm đúng tranh lôtô giống tranh của cô.
  • Nếu trẻ lấy tranh chưa đúng, bố mẹ để tranh của trẻ đặt gần tranh để trẻ so sánh và tìm lại.
  • Khi trẻ làm đúng bố mẹ hỏi trẻ về tranh đó.

Tác dụng của trò chơi:

  • Luyện khả năng nhận biết vật qua tranh, phát triển khả năng quan sát của trẻ.

2.19 Trò chơi tìm nắp chai

Chuẩn bị:

  • Mẹ sẽ cần một số chai lọ có nắp với nhiều kích cỡ khác nhau và tốt nhất là mỗi nắp chỉ vừa với một chai duy nhất

Cách chơi:

  • Trộn các nắp chai lại với nhau rồi cho bé phân loại nắp nào đi với chai nào.
  • Cuối cùng, mẹ sẽ xem xem trong khoảng thời gian cho phép, bé tìm được bao nhiêu cặp nắp-chai đúng.

Tác dụng của trò chơi:

  • Phát triển khả năng tư duy hình ảnh và trí nhớ của trẻ.

2.20 Nhảy theo nhạc

Chuẩn bị:

  • Bố mẹ tìm và mở những bài hát có giai điệu sôi động, vui nhộn mà trẻ yêu thích.

Cách chơi:

  • Sau đó, mẹ hãy cùng bé nhảy theo điệu nhạc. Nhảy múa không chỉ giúp phát triển kỹ năng vận động, mà còn giúp trẻ cảm thấy thích thú và vui vẻ hơn.
  • Quy tắc trò chơi này là cần dừng hoạt động lại khi nhạc dứt.

Tác dụng của trò chơi:

  • Trò chơi này sẽ giúp trẻ ghi nhớ tiết tấu của nhạc tốt hơn, từ đó tăng khả năng tập trung cho trẻ.

2.21 Vịt hay ngỗng?

Chuẩn bị:

  • Có ít nhất 6 người tham gia trò chơi.

Cách chơi:

  • Người chơi ngồi thành vòng tròn, quay mặt vào nhau.
  • Một người được chọn làm “người chơi” và đi vòng sau lưng những người khác, vỗ vào vai từng người và gọi “vịt”, “vịt” cho đến khi quyết định gọi ai đó là “ngỗng”.
  • Lúc này, “ngỗng” sẽ đứng dậy và đuổi theo “người chơi” trong khi “người chơi” sẽ cố gắng chạy thật nhanh để chiếm chỗ ngồi khi nãy của “ngỗng”.
  • Nếu “người chơi” thành công, “ngỗng” sẽ thua và trở thành “người chơi” để bắt đầu trò chơi từ đầu.
  • Nếu “người chơi” bị “ngỗng” chạm vào, thì “ngỗng” sẽ trở về chỗ ngồi của mình và “người chơi” lại tiếp tục làm lại từ đầu.

Tác dụng của trò chơi:

  • Phát triển sự nhanh nhạy, nhạy bén.
  • Tạo điều kiện để bé vận động tốt.

2.22 Trò chơi cho bé 5 tuổi thi xem ai giỏi nhất

Trò chơi cho bé 5 tuổi thi xem ai giỏi nhất

Chuẩn bị:

  • Bảng gắn các tranh.
  • 10-12 tranh lô tô các loại khác nhau về các đồ vật, con vật…

Cách chơi:

  • Bố mẹ gắn các tranh lên cho trẻ quan sát xem có những gì? Cho từng trẻ lên lấy tranh mà trẻ thích.
  • Sau đó bố mẹ yêu cầu trẻ kể về tranh đó. Ví dụ: Hoa hồng cành có gai, lá có răng cưa, cánh tròn, màu đỏ và có mùi thơm.
  • Tương tự như vậy với các đồ vật, con vật… Trẻ phải nói được những đặc điểm đặc trưng nhất của đối tượng đã đưa ra.
  • Trò chơi tiếp tục đến hết các tranh.

Tác dụng:

  • Củng cố vốn từ của trẻ.
  • Rèn luyện trí nhớ, khả năng diễn đạt của trẻ.

>> Xem thêm: Trò chơi cho bé 4 – 5 tuổi phát triển tư duy vượt trội

2.23 Trò chơi cho bé 3 – 5 tuổi xếp hình tư duy toán học

Mẹ muốn con học toán nhanh hơn? Trò chơi cho bé 5 tuổi xếp hình sẽ là một lựa chọn tuyệt vời!

Chuẩn bị:

  • Chuẩn bị khối gỗ theo những hình dạng và kích thước khác nhau.

Cách chơi:

  • Bố mẹ hãy bày những hình khối gỗ theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại rồi dạy bé phân biệt khối nào lớn hơn.
  • Giải thích cho bé biết lý do tại sao và đặt câu hỏi xem bé đã nhận biết được hay chưa.
  • Khi bé phân biệt được kích cỡ, cha mẹ có thể hướng dẫn bé sắp xếp hình khối theo từng hình dạng (hình vuông, hình tròn hay hình tam giác…) giúp trẻ nhận biết hình ảnh một cách tốt hơn.
  • Mỗi ngày vừa chơi cha mẹ lại dạy cho trẻ một ít. Cứ như thế, trẻ sẽ có những khái niệm cơ bản về toán học từ lúc nào không hay.

Tác dụng của trò chơi:

  • Không trò chơi nào có thể dạy con về toán học tốt hơn các trò chơi về kích cỡ và hình khối. Một cách thật đơn giản để giới thiệu cho trẻ về khái niệm kích cỡ và hình khối là phân loại đồ vật.

Trên đây là hơn 20 trò chơi cho bé 5 tuổi giúp bé rèn luyện trí tuệ, thể chất, kỹ năng,..Cha mẹ có thể thử để chơi cùng con. Từ đó giúp trẻ có nền tảng trí thông minh trước khi con nhập học.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Những điều mẹ cần biết về sự phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi!

Việc thấu hiểu tâm lý trẻ 4 tuổi là vô cùng quan trọng vì điều này là nền tảng giúp mẹ định hướng được sự phát triển tâm lý đúng đắn cho con trong những năm tháng đầu đời. Vậy tâm lý trẻ 4 tuổi thay đổi như thế nào? 

Sự phát triển về mặt tâm lý trẻ 4 tuổi

1. Sự phát triển thể chất của trẻ 4 tuổi

Nhắc đến sự phát triển của bé 4 tuổi, chắc chắn mẹ sẽ rất muốn biết chỉ số cân nặng, chiều cao của con có đạt chuẩn hay không.

Bé 4 tuổi nặng bao nhiêu kg? Thông thường ở giai đoạn 4-5 tuổi, bé gái nặng 16,1 đến 18,2kg, cao 102,7 đến 109,4cm. Bé trai nặng 16,3 đến 18,3kg, cao 103,3 đến 110cm.

Ở độ tuổi 4-5, bé không chỉ biết chạy, nhảy, ném bóng, đá bóng, leo trèo, đu dây một cách dễ dàng mà còn có thể làm nhiều việc khác khiến mẹ bất ngờ. Trẻ 4 tuổi là những em bé luôn tò mò và ham học hỏi thông qua vui chơi.

Đi kèm với sự phát triển về mặt thể chất, con còn đạt các cột mốc sau về sự phát triển cảm xúc. Nói một cách tóm gọn, đó sẽ là học cách tương tác với mọi người và đồng thời điều tiết cảm xúc của chính mình. 

1. Sự phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi

Ngay từ khi mới sinh ra, con đã luôn có sự phát triển về mặt cảm xúc và tương tác. Dù vậy, quá trình học cách giao tiếp, chia sẻ và tương tác với những người khác cần nhiều năm để phát triển. Bé sẽ luôn phát triển tâm lý dần qua các mốc tuổi mẫu giáo, tiểu học, trung học và phổ thông. 

Ở giai đoạn này, con tự tin trò chuyện với mọi người do vốn từ vựng và khả năng diễn đạt đã tiến bộ nhiều. Mẹ sẽ thấy bé thường thích:

  • Tự mặc quần áo của mình dưới sự hỗ trợ của bố mẹ
  • Những biểu hiện trên gương mặt của mọi người xung quanh như sửng sốt, mếu máo, ngạc nhiên, vui mừng,… sẽ kích thích sự tò mò của trẻ khiến con luôn đặt ra câu hỏi như “tại sao bạn khóc”, “ mình cùng đi chơi nhé”,…
  • Bé hiểu rõ hơn về khái niệm thời gian và thứ tự các hoạt động trong ngày, như bữa sáng vào buổi sáng, bữa tối vào buổi tối,…
  • Chia sẻ đồ chơi, thay phiên nhau với sự điều phối của người lớn
  • Bắt đầu hoặc tham gia chơi với những đứa trẻ khác và làm các trò chơi
  • Tuân theo các quy tắc đơn giản trong trò chơi, nhưng sẽ luôn muốn chiến thắng
  • Bắt đầu đóng kịch, diễn toàn bộ các cảnh như đi du lịch hoặc giả làm động vật
  • Có thể thể hiện sự hách dịch và thách thức
  • Thể hiện sự độc lập hơn
  • Trải nghiệm nhiều loại cảm xúc (ví dụ: ghen tị, phấn khích, sợ hãi, hạnh phúc, tức giận)
  • Trở nên bớt ích kỷ hơn
  • Bình tĩnh hơn và hợp tác với cha mẹ
  • Có thể thể hiện sự gắn bó với một người bạn thân thiết
sự thay đổi tâm lý trẻ 4 tuổi
Tâm lý trẻ 4 tuổi có sự thay đổi vượt bậc so với tuổi lên 3, mẹ đã nắm rõ?

2. Sự phát triển về xã hội và tình cảm

  • Tâm lý trẻ 4 tuổi như thế nào? Nếu trước đây trẻ tự cho mình là trung tâm thì giờ đây con hiểu rằng không hẳn lúc nào mình cũng được ưu tiên hàng đầu. Trẻ bắt đầu hiểu về cảm xúc của người khác. Đồng thời, con có khả năng vượt qua các xung đột và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
  • Bé sẽ cảm nhận ra được tình yêu thương và quan tâm của mọi người. Từ đó biết chia sẻ, đồng hành và giúp đỡ người khác xung quanh mình.

4. Sự phát triển về mặt nhận thức

  • Khi trẻ lên 4, các bạn nhỏ thường rất thích độc lập, muốn tự mình dùng muỗng xúc cơm hoặc tự giữ vệ sinh cá nhân.
  • Bé muốn được công nhận trong những phát ngôn của mình và thường đưa ra khá nhiều các lý luận khác nhau nhằm muốn được mẹ chú ý và khen ngợi. 
  • Trẻ biết được các thông tin cơ bản về bản thân mình như tên trẻ, tên ba mẹ, địa chỉ nhà,… Trẻ rất quan tâm, chú ý đến những nhận xét của mọi người đến bản thân mình.

Vì tâm lý trẻ lên 4 thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương, các mẹ không nên so sánh con mình với trẻ khác nhé, để tránh việc trẻ không nhận định rõ ràng về bản thân mình.

>>> Ba mẹ có thể quan tâm: 10 tuyệt chiêu dạy con sẽ tạo nên sự thay đổi

Cha mẹ cần làm gì đối với sự phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi

1. Dạy con biết thấu hiểu

tâm lý trẻ 4 tuổi
Tâm lý trẻ 4 tuổi rất cần được ba mẹ quan tâm, theo dõi và hỗ trợ con phát triển một cách cân bằng.

Trẻ bước vào độ tuổi này rất thích bắt chước, do đó, ba mẹ sẽ là tấm gương cho việc hình thành các hành vi ở trẻ. Ba mẹ hãy tận dụng điều này để giúp trẻ học những thói quen tốt và cách cư cư xử hay từ chính mình cũng như những người khác xung quanh.

Thay vì quát tháo, đánh răn đe khi con làm sai, mẹ hãy từ từ chỉ cho trẻ biết cái gì nên và không nên, đúng hoặc sai, những gì trẻ được làm hay không được làm. Có thể lúc đầu con sẽ bỡ ngỡ, chưa kịp tiếp nhận hết, nhưng điều đó sẽ hình thành cho trẻ biết sự thấu hiểu về mặt ý thức, xây dựng chuẩn mực từ ban đầu.

Ví dụ, con đòi ăn kem ngay khi đi công viên về mà không chịu tắm rửa. Thay vì la con không chịu nghe lời, mẹ hãy giải thích cho con rằng không tắm thì vi trùng sẽ làm con bị dơ, bị ngứa và sẽ bị ốm. Con có thể tắm bong bóng xà phòng cho thoải mái rồi chúng ta sẽ ăn kem sau đó. Một sự thương lượng và “tâm lý” từ mẹ có thể cho con cảm giác được tôn trọng và lắng nghe.

2. Lắng nghe và quan tâm tới câu chuyện của con

Cha mẹ làm gì để phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi? Trò chuyện với trẻ mỗi ngày, hỏi về các hoạt động của con ở trường, điều gì làm con vui và không vui, con thích chơi với bạn nào nhất và tại sao… Hãy nói chuyện với trẻ và lắng nghe những suy nghĩ của con trước khi vội kết luận bất kỳ điều gì với bé.

Việc này cũng nên áp dụng trong các trường hợp bé tức giận vì một điều gì đó, hoặc khi có xích mích với bạn bè. Mẹ hãy nhẹ nhàng hỏi và lắng nghe câu chuyện của bé. Dù mẹ không đưa ra giải pháp nào thì với bé, việc được chia sẻ với mẹ đã là một nền tảng tốt cho việc cởi mở và xây dựng niềm tin trong bé.

Trong mọi cuộc trò chuyện, mẹ hãy đảm bảo rằng mình luôn đặt bản thân vào vị trí của trẻ để hiểu tình huống và cách con phản ứng. Vì những cuộc trò chuyện tích cực luôn tốt hơn là những hình phạt tiêu cực hoặc trách móc.

3. Giúp con quản lý cảm xúc của mình

Ở giai đoạn này, tâm lý trẻ 4 tuổi rất khó nắm bắt, bé hay nảy sinh mâu thuẫn, cãi cọ với bạn, hoặc thậm chí với cả anh chị em mình. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy không có gì nguy hiểm thì nên để các con tự giải quyết mâu thuẫn của chúng. Nếu không, hãy cùng con phân tích điều sai, lẽ phải. Đồng thời, học nói cách xin lỗi và cảm ơn với bạn bè.

Chính điều đó giúp trẻ hình thành kỹ năng tự giải quyết những khó khăn của chính mình. Từ đó, trẻ trở nên tự lập và tự tin hơn trong quá trình phát triển tâm lý trẻ lên 4.

Ngoài ra, ở mỗi một trẻ lại có sự thể hiện tính cách riêng mà mẹ cũng cần tìm hiểu về 4 kiểu khí chất của trẻ giúp nuôi dạy con đúng hướng.

4. Giúp con khám phá thế giới xung quanh 

sự phát triển của trẻ 4 tuổi

Cách phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi từ việc học hỏi những thứ xung quanh không còn quá xa lạ với những bậc phụ huynh. Vì đây là giai đoạn con thích khám phá và tìm hiểu mọi thứ về cuộc sống. Bé có thể liên tục đưa ra vô số những thắc mắc về các sự vật và hiện tượng quanh mình.

Với hành động này của trẻ, cha mẹ nên giải đáp chi tiết các câu hỏi của con để bé có thể hiểu và nhận thức một vật/hiện tượng rõ ràng hơn. Tránh nói những câu như “cái này dễ thế mà con cũng không biết à”, hay câu “mẹ đã dạy con nhiều lần rồi sao con vẫn hỏi lại mẹ thế”. Bởi vì những câu này không chỉ gây tổn thương một cách vô thức mà lâu dần còn làm mất đi sự tự tin và mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến của con trong tương lai.

Ngoài ra, tâm lý trẻ lên 4 về sự hiểu biết đối với thế giới xung quanh sẽ là nền tảng cho sự phát triển cả về kiến thức lẫn tinh thần của con sau này. Do đó, để tâm lý trẻ 4 tuổi vững vàng, mẹ nên dạy bé cách quý trọng và thương yêu những thứ đơn giản nhất. Ví dụ như chiếc lá, hòn đá nhỏ, con ốc sên, chiếc xe đẩy hàng,… Để từ những hành động nhỏ, tình yêu thương sẽ được ươm mầm và phát triển trong con.

“Báo động đỏ” khi tâm lý trẻ 4 tuổi có biểu hiện tâm lý bất thường

Nếu nhận thấy một số điều sau đây vào thời điểm con được 4 tuổi, mẹ có thể muốn nói chuyện với bác sĩ của mình. Hoặc với một chuyên gia sức khỏe khác như bác sĩ lâm sàng sức khỏe tâm thần, nhà bệnh lý học ngôn ngữ, nhà trị liệu, hoặc một nhà tâm lý học.

  • Bé không thể bắt đầu hoặc tham gia chơi với những đứa trẻ khác
  • Con hoàn toàn không thể chia sẻ đồ chơi, vật dụng với những đứa trẻ khác
  • Trẻ muốn được phụ thuộc vào người chăm sóc của mình về mọi mặt
  • Bé cực kỳ “cứng nhắc” về các thói quen và trở nên cực kỳ khó chịu khi mọi thứ bị thay đổi
  • Con gần như luôn “dính chặt” lấy mẹ, khó tách khỏi mẹ
  • Tâm lý trẻ 4 tuổi quá thụ động hoặc sợ hãi, và không muốn thử những điều mà những đứa trẻ khác cùng độ tuổi đang làm
  • Bé nỗi sợ hãi tột độ cản trở các hoạt động hàng ngày

Việc đưa trẻ đến gặp các chuyên gia càng sớm càng giúp bé được hỗ trợ tốt hơn về mặt tâm lý trẻ 4 tuổi. Từ đó, bé sớm có thể học cách hòa nhập và lớn lên.

[inline_article id=182945]

Tâm lý trẻ lên 4 có những bước phát triển mới mẻ và đầy dễ thương. Đây có lẽ là giai đoạn có nhiều điều tuyệt vời diễn ra mà ba mẹ sẽ cảm nhận một cách rõ nét sự thay đổi của con. Hơn hết, cha mẹ cũng đừng quên rằng, bản thân mình cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hình nhân cách, tâm lý trẻ 4 tuổi nữa đó. Không có ba mẹ, bé sẽ trở nên bơ vơ và lạc lõng!

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 4 tuổi cần học những gì để phát triển tư duy toàn diện?

Trước khi biết  bé 4 tuổi cần học những gì? Mẹ cùng tìm hiểu về sự phát triển của con theo từng giai đoạn nhé.

Bé 4 tuổi cần học những gì? Sự phát triển các kỹ năng của trẻ

1. Kỹ năng phát triển xã hội và cảm xúc

Trong giai đoạn tự do phát triển này, con yêu sẽ dần dần hình thành tính cách riêng của mình khiến mẹ đôi lúc bỡ ngỡ và bất ngờ. Đó là:

  • Bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương và quan tâm của mọi người. Từ đó bé biết chia sẻ, đồng hành và giúp đỡ người khác xung quanh mình.
  • Giai đoạn này trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội. Bé có thể bắt chước hoặc tự nghĩ ra một câu nói đùa, câu chuyện vui nhộn khi đối thoại với bạn. Do vậy, mẹ nên tạo không gian riêng cho con để bé thỏa trí tán gẫu với bạn bè nhé.
  • Bé thích thỏa sức sáng tạo trong những trò chơi tưởng tượng cùng với những nhân vật tưởng tượng. Ví dụ như khi chơi gia đình bé sẽ muốn đóng giả mẹ/ba và búp bê sẽ là con.
  • Bé biết tỏ ra giận dữ, cáu gắt nếu thói quen của bé bị đảo lộn hoặc những gì bé muốn mà mẹ không đáp ứng.
  • Trong giai đoạn này bé đã bắt đầu biết mách lẻo và biết nói dối dù biết đó là sai

Trước những thay đổi về kỹ năng giao tiếp, cảm xúc, xã hội như trên, việc mẹ cần biết bé 4 tuổi cần học những gì sẽ là tiền đề cho con trưởng thành sau này.

2. Kỹ năng phát triển vận động

bé 4 tuổi nên học gì
Trẻ lên 4 có nhiều thay đổi về mọi mặt. Vậy bé 4 tuổi cần học những gì?

Khi lên 4, con sẽ thể hiện sự khéo léo của mình qua đôi tay, nhất là với bé gái. Mẹ không khó để nhận ra sự chăm chút, tỉ mỉ của con qua từng hành động nhỏ như: Bé biết sắp xếp đồ chơi hay mặc đồ cho búp bê sao cho vừa vặn. Còn với bé trai thì tinh nghịch hơn 1 chút, con thường thích những trò chơi vận động mạnh hơn như: chạy nhảy, chơi trò trốn tìm,…

  • Trẻ biết cách di chuyển dễ dàng và nhuần nhuyễn, có thể tự cuộn người, nhào lộn trên mặt đất
  • Biết cách nhảy bằng 2 chân, leo cầu thang, đạp xe 3 hoặc 2 bánh và biết né tránh các vật cản khi đang lái xe
  • Tự mặc quần áo của mình hoặc mặc cho em nhỏ dưới sự hỗ trợ của bố mẹ
  • Biết cách vẽ, đọc chữ số, chữ cái đơn giản
  • Phân biệt được nhiều hình vẽ cơ bản như tròn, vuông, tam giác, bầu dục, con thoi,..
  • Biết cách sử dụng kéo có chủ đích như: cắt giấy dán tường, hoặc cắt bịch kẹo khi ăn
  • Con biết xếp chồng 1 tòa tháp cao 10 khối trở lên mà không làm đổ
  • Con khéo léo xé và dán hình chính xác và đẹp mắt hơn
  • Con có thể dùng bình tưới cây mà không làm đổ nước ra ngoài

3. Kỹ năng phát triển nhận thức

Nhận thức là nền tảng kỹ năng quan trọng để ba mẹ có thể giáo dục sớm cho con về tính tự lập, sự tự giác, giáo dục giới tính,…

  • Con có thể nhận biết và hiểu những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc
  • Biết bắt đầu sắp xếp mọi thứ theo các thuộc tính như kích thước, hình dạng, màu sắc.
  • Khi lên 4 tuổi bé có thể đếm đến 10, 20 hoặc 30. Trải qua quá trình rèn luyện trẻ sẽ có thể đếm số lên đến 100.
  • Con biết so sánh, đối chiếu các vật dựa trên chiều cao, kích thước hoặc giới tính
  • Bắt chước hát những bài hát nhưng chưa nhớ hoàn toàn, trẻ thường tự bịa lời và nhẩm theo giai điệu.
  • Kết hợp cùng lúc nhiều suy nghĩ, chẳng hạn như bé hỏi: ai, cái gì, ở đâu, khi nào,…
  • Bé nhận ra cảm xúc của người đối diện, của một nhân vật trong sách thông qua nét mặt, cử chỉ
  • Trẻ phân biệt được các khái niệm chỉ người lạ, người quen – người tốt, người xấu.

Kỹ năng phát triển ngôn ngữ

  • Vốn từ vựng tăng lên đáng kể, bé có thể hiểu và biết tới khoảng 1000 từ. Biết nói các câu dài và phức tạp hơn.
  • Con có thể phát âm chính xác hầu hết các chữ cái nhưng vẫn còn gặp rắc rối với một số chữ khó như r, s, tr,…
  • Bắt chước hát những bài hát nhưng chưa nhớ hoàn toàn, trẻ thường tự bịa lời và nhẩm theo giai điệu.
  • Bé biết đưa ra lập luận để minh chứng cho điều bé thấy là đúng
  • Biết thay đổi cấu trúc câu tùy thuộc vào đối tượng bé đang giao tiếp.

Tùy vào từng bé sẽ có sự phát triển ở các mức độ khác nhau. Con có thể đạt được một số kỹ năng muộn hơn những bé đồng trang lứa khác hoặc một số sẽ phát triển vượt bậc hơn so với độ tuổi con. Do đó, quan trọng là mẹ luôn bên cạnh để đồng hành cùng con. Vậy bé 4 tuổi cần học những gì? Mẹ cần làm gì để giúp con yêu?

>>> Mẹ có thể quan tâm: ”Bật mí’ 10 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

Bé 4 tuổi cần học những gì – Mẹ làm gì để giúp con yêu tốt hơn?

1. Dạy con biết cách yêu thương, san sẻ với người khác

dạy gì cho bé 4 tuổi

Có thể nói, đây là thời điểm con có tính sở hữu đối với mọi thứ. Vì thế mà con thường tỏ ra ích kỷ, hay tranh giành đồ chơi với bạn bè. Do đó, mẹ cần để ý hành động của trẻ để chấn chỉnh cho con thay vì phớt lờ và chiều theo ý muốn đó.

Bé 4 tuổi cần học những gì? Yêu thương, san sẻ là một trong những điều quan trọng mẹ cần dạy cho con trước tiên. Vì lễ nghĩa sẽ hình thành nhân cách và lối sống của trẻ từ khi con nhỏ. Do đó, ba mẹ hãy thể hiện sự yêu thương san sẻ của mình với con và giải thích từng hành động cho đi và nhận lại là như thế nào. Chẳng hạn như cách mà mẹ chăm sóc và cho cún ăn. Sự yêu thương sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc của bé, con sẽ bắt chước theo từng hành động giống mẹ.

2. Bé 4 tuổi cần học những gì? Dạy con cách tự bảo vệ bản thân

Trẻ em hiện nay nên được bảo vệ khỏi những tác hại không đáng có từ các vật dụng nguy hiểm hoặc từ người lạ xung quanh do những nguyên nhân cả cố ý lẫn vô tình. Vậy bé 4 tuổi học gì để tránh tổn hại đến sức khỏe và tâm lý?

Ở giai đoạn này, để biết bé 4 tuổi cần học những gì, trước hết mẹ nên trang bị cho con kỹ năng cơ bản về cách tự bảo vệ bản thân trước người lạ. Ví dụ như: không để ai chạm vào 4 vùng riêng tư trên cơ thể của mình (ngực, bụng, vùng kín, đùi) hoặc cách phản ứng lại khi bị người lạ dẫn đi,… Bên cạnh đó, mẹ dạy con biết nói KHÔNG với những thứ nguy hiểm như: xà phòng, chất tẩy rửa, lửa hay những vật sắc nhọn. 

3. Dạy trẻ 4 tuổi học gì? Mẹ dạy con biết quản lý cảm xúc

Khóc lóc, ăn vạ, ném đồ chơi,… là những phản ứng xấu nếu con không được đáp ứng những thứ mình muốn. Trẻ sẽ cần học cách điều tiết cảm xúc của mình, tránh những hành vi xấu như: gây hấn, tranh giành với bạn bè.

Trong những tình huống này bé 4 tuổi cần học những gì là điều mẹ hay thắc mắc. Cách dạy hiệu quả là mẹ luôn cần giữ bình tĩnh thay vì quát mắng hay phạt con. Mẹ hãy thử đóng vai như một người bạn thân của bé, nhẹ nhàng tâm sự để hiểu tâm lý con trước. Sau đó biết cách hướng bé đến một mối quan tâm khác nhằm làm giảm đi hay xoa dịu cảm xúc hiện tại. Cuối cùng khi thấy con ổn định hơn, mẹ có thể giải thích cặn kẽ cho bé hiểu được cái nào tốt và cái nào là xấu.

4. Bé 4 tuổi cần học những gì? Dạy con học toán đơn giản 

sự phát triển của bé 4 tuổi

Khi con lên 4, bé bắt đầu học toán và tập viết, việc mẹ dạy bé cách hiểu nhanh sẽ kích thích khả năng tư duy của bé. Người Nhật họ rất chú trọng việc dạy dỗ con cái trong giai đoạn 4 tuổi vì đây là lúc bộ não bé phát triển một cách đỉnh cao. 

Vậy bé 4 tuổi cần học những gì? Một ví dụ cho mẹ cách dạy con hiệu quả như sau: Nếu bé học toán, để dạy số đếm mẹ nên cho trẻ kết hợp tay, chân, que tính,… để bé có thể tự nhớ việc đếm số thay vì tự nhẩm trong đầu. Tuy nhiên, mẹ tránh đốc thúc bé học nhiều chỉ vì muốn con hơn bạn bè nhé. Vì điều này sẽ vô tình tạo ra sức ép lớn khiến con mệt mỏi, chán nản dẫn tới sợ học. 

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bé 4 tuổi: Dạy bé học toán

5. Dạy trẻ 4 tuổi biết cách tự vệ sinh cá nhân

Bé 4 tuổi cần học những gì? Theo các chuyên gia, độ tuổi năm thứ 4 có thể là thời điểm tâm lý của trẻ vô cùng phức tạp. Điểm thể hiện rõ nhất vẫn là việc trẻ muốn học cách tự mặc quần áo, tự ăn,… giống như người lớn thực thụ. Lúc này, cha mẹ hãy vui mừng vì con đã tự ý thức được cách tự chăm sóc bản thân và có trách nhiệm hơn với những gì mình đã làm.

Cách mẹ có thể giúp con là hãy khuyến khích con tự vệ sinh theo trình tự từ dễ tới khó. Ví dụ: Khi đánh răng con hay làm rớt kem vào quần áo, lúc này mẹ hãy từ từ chỉ bảo bé tư thế ngồi sao cho đúng trước, sau đó là cách chải răng để bé không bị dính kem vào người.

[inline_article id=157978]

Mỗi một bé 4 tuổi sẽ phát triển trí tuệ và nhận thức khác nhau. Tùy vào tính tình con mà mẹ sẽ có các cách khuyên nhủ thích hợp, tránh gây tổn thương tới cảm xúc nhưng vẫn đảm bảo con hiểu và tiếp thu tốt. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ giải đáp được câu hỏi bé 4 tuổi cần học những gì, từ đó trang bị thêm kiến thức trong việc nuôi dạy con trong thế giới đầy muôn màu này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? 4 loại lá thảo dược tự nhiên an toàn

Sốt phát ban xảy ra do nguyên nhân chính là nhiễm virus đường hô hấp như virus gây bệnh rubella, virus sởi… Ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mẹ có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên dùng ngoài da để cải thiện các triệu chứng ban trên da của con tại nhà. Vậy trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì và tắm như thế nào để phát huy tác dụng? MarryBaby gợi ý cho mẹ các cách trong bài viết sau.

Trẻ bị sốt có được tắm không?

Trên thực tế, không ít người nghĩ rằng việc tắm cho trẻ nhỏ khi bé bị sốt và sốt phát ban sẽ khiến bệnh tình của con trở nặng và lâu khỏi, nên khi thấy con sốt người lớn có tâm lý không muốn tắm gội cho con. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì khi bệnh, cơ thể trẻ sẽ tiết ra mồ hôi, chất nhờn nhiều. Nếu kiêng nước, kiêng tắm, trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu thậm chí làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như gây nên nhiễm trùng da, mưng mủ, để lại sẹo…

Vậy trẻ bị sốt có được tắm không? Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Việc tắm hoặc lau người cho trẻ sơ sinh khi bị sốt là một trong những cách giúp trẻ mau giảm nhiệt độ sốt. Khi cơ thể con sạch sẽ, thoải mái thì bệnh tình con sẽ mau khỏi. Từ lợi ích của việc tắm mang lại, khi được hỏi trẻ bị sốt có được tắm không thì câu trả lời là hoàn toàn có. 

Theo các chuyên gia, việc tắm bằng nước ấm sẽ có công dụng như sau:

  • Bé hạ sốt nhanh hơn: Tắm bằng nước ấm sẽ giúp các lỗ chân lông trên da bé thông thoáng, quá trình thải nhiệt qua da dễ dàng hơn, bé nhanh hạ sốt hơn.
  • Bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu: Sốt phát ban luôn khiến con mệt mỏi, khó chịu vì nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi bết dính. Việc tắm kết hợp mát-xa không những giúp con cảm giác hạ nhiệt mà cơ thể còn sạch sẽ, tăng tốc độ lưu thông máu giúp bé thoải mái hơn.
  • Phòng tránh các bệnh về da: Sốt gây ra mồ hôi và bã nhờn. Nếu không tắm thường xuyên sẽ dễ gây bít lỗ chân lông, tạo môi trường vi khuẩn và nấm phát triển.

>> Mẹ có thể quan tâm: Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh dùng khi nào? TOP 6 loại thuốc cho bé

Hướng dẫn tắm/lau người an toàn cho bé khi bị sốt

Một số điều mẹ nên biết khi tắm cho bé trong lúc bé đang bị sốt, chẳng hạn như:

  • Chỉ nên tắm hoặc lau người cho trẻ bằng nước ấm, nhiệt độ được khuyến cáo là 32,5 độ C – 35 độ C.
  • Tuyệt đối không tắm cho trẻ bằng nước lạnh, cồn, nước đá vì sẽ làm con bị hạ thân nhiệt đột ngột gây nguy hiểm
  • Thời gian tắm giới hạn dưới 20 phút/lần, hoặc khi con rùng mình là mẹ nên đưa con ra.
  • Nếu bé quá nhỏ, mẹ nên lau người cho bé ở các vị trí có nhiệt độ cao như nách, cổ, bẹn, háng, bụng.
  • Khi tắm xong, mẹ cần lau khô người trước khi mặc quần áo cho con
  • Tắm ở nơi kín gió để tránh bé nhiễm lạnh.
  • Không ủ ấm con quá kỹ, việc này sẽ dễ làm bé ngột ngạt và toát mồ hôi – một tác nhân gây bệnh viêm phổi về sau.

Nhiều mẹ muốn dùng kết hợp lá thảo dược thiên nhiên để phát huy tác dụng giảm ban, câu trả lời cho trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì sẽ là 4 loại lá dưới dây.

Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì cho nhanh khỏi?

Sau khi giải đáp câu hỏi trẻ bị sốt có được tắm không thì trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì cũng là một mối bận tâm khác của mẹ. Bởi lẽ có quá nhiều loại lá không rõ nguồn gốc xuất xứ và công dụng thực sự. Dưới đây là 4 lá thảo dược tự nhiên được các bác sĩ y học cổ truyền khuyên dùng:

1. Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì nhanh khỏi? Trẻ tắm lá kinh giới

tắm lá gì cho trẻ sốt phát ban

Theo y học cổ truyền, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng trừ phong thấp tốt. Do đó, trẻ tắm lá kinh giới sẽ giúp giảm các triệu chứng sốt phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay.

Cách thực hiện:

  • Lấy 200g lá kinh giới rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt.
  • Trộn phần nước cốt thu được với 2 lít nước, đun sôi trong 15 phút.
  • Dùng nước này tắm hàng ngày cho đến khi lành bệnh.

2. Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Lá trầu không

Lá trầu không có mùi thơm hắc, tính ấm và có vị cay nồng. Trong tinh dầu của lá trầu không có chứa nhiều polyphenol có tác dụng kháng khuẩn rất tốt và thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da.

Cách thực hiện:

  • Mẹ lấy 1 nắm khoảng 10 lá trầu không tươi rửa sạch, đun sôi với nước trong 10 phút.
  • Dùng nước này tắm cho trẻ mỗi ngày đến khi các ban đỏ có dấu hiệu lặn đi.

trẻ bị sốt có được tắm không

3. Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Lá trà xanh

Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa và có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Những chất chống oxy hóa này cùng với vitamin B có trong trà xanh cũng giúp thải độc tố bám trên da và giúp vết thương nhanh lành. Chính vì thế, nếu mẹ thắc mắc trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì thì lá trà xanh là một trong số đó.

Cách thực hiện: 

  • Mẹ lấy 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch rồi vò nát, hãm với nước sôi để lấy nước cốt.
  • Vì da con dễ mẫn cảm nên mẹ dùng nước cốt pha loãng với nước ấm theo tỉ lệ 10:1.
  • Sử dụng 3 lần/tuần sẽ thấy các mẩn ngứa đỏ dần biết mất.

4. Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Lá ngải cứu

trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì nhanh khỏi

Từ lâu, lá ngải cứu có tác dụng chữa lành và làm dịu những cơn đau ngứa, khó chịu và giảm viêm rất tốt. Bên cạnh đó, ngải cứu còn giúp bé phòng tránh được những bệnh cảm cúm trong mùa lạnh và giúp làm ấm cơ thể hơn khi tắm.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm ngải cứu rửa sạch, đun sôi cùng 2 lít nước.
  • Đun với lửa nhỏ từ 15 – 20 phút, khi thấy sôi mẹ chắt nước cốt ra ngoài, pha cùng ít nước lạnh để tắm cho con.
  • Mẹ kiên trì áp dụng tắm cho bé lần/ngày sẽ thấy công dụng hiệu quả.

5. Trẻ sốt phát ban tắm lá gì? Còn thảo dược thiên nhiên nào khác không?

Ngoài các loại lá nêu trên, trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Sốt phát ban làm gì cho nhanh khỏi? Từ góc độ y học phương Tây, các nhà nghiên cứu nhận định các loại thảo dược ít gây các phản ứng như ngứa, dị ứng nên có thể an toàn để mẹ sử dụng tắm cho bé hàng ngày. Hoặc khi mẹ thắc mắc trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì, nếu phát ban ở trẻ nhẹ, mẹ có thể tham khảo những loại hoa và thảo dược dưới đây để tắm và làm lành dịu nhẹ các nốt ban đỏ trên da con.

  • Hoa cúc la mã: Làm lành vết thương, làm dịu viêm, kiểm soát chảy máu, chữa lành các mô bị tổn thương, kháng khuẩn.
  • Hoa oải hương: Hương thơm thư giãn cho bé, giúp giảm vết ban đỏ.
  • Hoa hồng: Hương thơm thư giãn cho trẻ.
  • Rau tề – shephard’s purse: Giảm chảy máu (khi bé ngứa, gãi trầy da) và bầm tím.
  • Cây dâu gấu – uva ursi: Có tinh chất khử trùng, kháng khuẩn và chất làm se các nốt sẹo trên da.
  • Lá liên mộc – comfrey: Tăng tốc độ chữa lành, làm se da, chống viêm và làm dịu làn da mỏng manh của trẻ.

>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ bị cảm lạnh và tất tần tật những điều cha mẹ cần biết

trẻ sốt phát ban tắm thảo dược gì

Những lưu ý khi sử dụng lá tắm cho trẻ

Với những công dụng hữu hiệu trên của lá thảo dược, mẹ có thể an tâm với câu hỏi trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì thì có hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên bệnh nào cũng vậy, đều có những lưu ý mẹ cần phải biết trước khi áp dụng cho bé:

  • Mẹ đã biết trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì rồi, nhưng mẹ không nên áp dụng tắm các lá thảo dược này cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Trường hợp mẹ muốn sử dụng, mẹ nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn kỹ càng.
  • Đây chỉ là một biện pháp hỗ trợ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng để chữa bệnh. Nên sau 3 ngày nếu mẹ thấy bệnh tình con vẫn không thuyên giảm, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh cho con
  • Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Dù là lá gì, mẹ cũng phải rửa thật sạch, rõ ràng về nguồn gốc, tránh nhiễm khuẩn hoặc thuốc bảo vệ thực vật
  • Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? Dù chọn lá gì, mẹ cũng nên đề phòng trẻ bị kích ứng, vì thế, mẹ nên đun trước một phần lá với nước và thử trên một vùng da của bé. Nếu thấy con có biểu hiện khó chịu, ngứa, hoặc da ửng đỏ nhiều hơn thì mẹ nên dừng lại nhé.

Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì, sốt phát ban làm gì cho nhanh khỏi đến đây chắc hẳn mẹ đã có câu trả lời. Tuy nhiên, không vì vậy mà mẹ lơ là hay chủ quan trong quá trình chăm sóc con yêu. Bên cạnh tắm lá thảo dược, mẹ nhớ kết hợp bổ sung thêm chất dinh dưỡng, chất điện giải cần thiết để bù đắp lại lượng chất và nước mất đi trong quá trình con chiến đấu với bệnh sốt nhé mẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

10 nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ mẹ cần biết

Tuy nhiên, nếu mẹ theo dõi trẻ và thấy trẻ 4 tuổi khó ngủ thường xuyên (nhiều hơn 3 lần/tuần) và tình trạng này lặp đi lặp lại trong vài tháng, có thể trẻ đang gặp chứng rối loạn giấc ngủ và cần có hướng xử trí phù hợp.

Vai trò của giấc ngủ ngon đối với sự phát triển của trẻ?

Có thể thấy, giấc ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 1-5 tuổi. Việc ngủ đủ giấc sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời, giúp con phát triển toàn diện nhất. 

Khi trẻ đi ngủ, bộ não của con sẽ bắt đầu quá trình nạp lại năng lượng. Do đó, tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến não bộ, khiến con có khả năng tập trung và ghi nhớ kém hơn, ảnh hưởng đến kết quả học tập và cuộc sống của con về sau.

Hơn nữa, một giấc ngủ ngon còn giúp cơ thể trẻ có thể cân bằng các hormone tiết ra, hạn chế tình trạng hormone kích thích cảm giác thèm ăn được tiết ra quá mức khiến trẻ thừa cân, béo phì.

Không chỉ vậy, việc ngủ đủ giấc là một cách giúp con phát triển thể chất hiệu quả bởi vào ban đêm, từ 22 giờ đến 2 giờ sáng là thời điểm hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất. Đi ngủ sớm và ngủ sâu có thể giúp trẻ cao lớn hơn. 

Đặc biệt, giấc ngủ còn đóng vai trò hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể hoạt động, giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, hạn chế trẻ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Việc trẻ 4 tuổi khó ngủ có thể khiến trẻ yếu ớt, chậm phát triển so với bạn bè đồng trang lứa.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bé khó ngủ thiếu chất gì? Mẹ cần biết để cải thiện giấc ngủ cho bé

Trẻ 4 tuổi cần ngủ bao nhiêu thì đủ?

trẻ 4 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ cần ngủ nhiều hơn người lớn để có thể phát triển tốt nhất và toàn diện nhất. Vậy với trẻ 4 tuổi, cần ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?

Theo đó, trẻ sơ sinh (4 đến 12 tháng) cần ngủ 12 đến 16 giờ, trẻ mới biết đi (1 đến 2 tuổi) cần ngủ 11 đến 14 giờ và trẻ em (3 đến 5 tuổi) cần ngủ 10 đến 13 giờ. Thời gian này bao gồm cả giấc ngủ dài vào ban đêm và những giấc ngủ ngắn trong ngày, chẳng hạn như ngủ trưa.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Đầy đủ nhất: Cách chăm sóc giấc ngủ của bé dưới 1 tuổi

Vì sao trẻ 4 tuổi khó ngủ về đêm?

Thông thường, chứng rối loạn giấc ngủ và tình trạng khó ngủ về đêm của trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do trẻ không quen ngủ xa mẹ, trẻ có sự thay đổi về chỗ ngủ, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp,… 

Trong đó, một số nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ thường gặp nhất có thể kể đến như:

Căng thẳng

Mẹ đừng tưởng rằng trẻ còn nhỏ thì không gặp các vấn đề về tâm lý mẹ nhé! Trẻ vẫn có thể bị căng thẳng do bị bạn bè nghỉ chơi, bị bố mẹ la mắng hoặc phải liên tục ăn những món ăn mà mình không thích,… Và tình trạng căng thẳng này có thể khiến trẻ mất ngủ, ngủ không ngon giấc, khiến trẻ hay tỉnh dậy giữa đêm.

Caffeine

Caffeine từ các loại nước ngọt và nước tăng lực có thể là nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ. Các loại thức uống này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.

Cảm thấy không thoải mái

Quá đói hoặc quá no trước khi đi ngủ, phải ngủ trong một không gian chật hẹp, giường ngủ không đủ êm ái,… là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến trẻ, khiến con cảm thấy không thoải mái và từ đó dẫn đến khó ngủ.

Mất cân đối giữa các giấc ngủ

Ngủ trưa quá nhiều sẽ làm trẻ 4 tuổi khó ngủ về đêm do trẻ không còn cảm thấy buồn ngủ nữa. Tình trạng này kéo dài sẽ làm rối loạn nhịp sinh học của trẻ và khiến trẻ mất ngủ.

Vừa trải qua những thay đổi lớn trong cuộc sống

Các vấn đề về tâm lý ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với chất lượng giấc ngủ của trẻ em. Trong một vài trường hợp, trẻ 4 tuổi khó ngủ là do vừa trải qua những thay đổi lớn, chẳng hạn như bố mẹ vừa ly hôn hoặc gia đình vừa chuyển nhà đến một địa phương khác, trẻ vừa chuyển trường, trẻ vừa được tập cho ngủ một mình…

Ác mộng

Những cơn ác mộng diễn ra thường xuyên sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, ám ảnh với việc đi ngủ. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu phản kháng, cố gắng chống lại cơn buồn ngủ đang ập đến và dẫn đến việc thức khuya, không chịu đi ngủ để không phải gặp ác mộng.

Những nỗi sợ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ chính là trẻ có những nỗi sợ đang lấn át trong tâm trí của con. Trẻ sợ phải ngủ một mình vì vừa xem một bộ phim kinh dị, trẻ sợ phải ngủ riêng vì sợ bố mẹ không còn thương mình,… Những nỗi sợ có thể trở thành rào cản tâm lý và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ mỗi đêm.

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ tivi hoặc điện thoại, máy tính bảng cũng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ đối với cả trẻ em và người lớn mà mẹ không nên xem thường. 

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng có thể khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ. Cụ thể:

  • Thiếu canxi sẽ gây nên tình trạng đau nhức xương khớp và ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ.
  • Thiếu hụt nguồn cung cấp magie sẽ khiến các cơ quan bên trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả hơn và khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ.
  • Trẻ 4 tuổi khó ngủ về đêm còn có thể là do thiếu protein. Protein động vật có chứa lượng acid amin để hình thành các chất dẫn truyền thần kinh hoá học trong não bộ (GABA, endorphin, serotonin…) để giải tỏa căng thẳng, áp lực của trẻ. Vì vậy, việc thiếu protein có thể khiến sức khỏe tinh thần của trẻ xuống dốc và dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên cung cấp lượng chất béo cần thiết cho trẻ bởi chất béo có thể giúp các noron thần kinh được hình thành và phát triển một cách tốt nhất. Hơn nữa, chất béo còn có công dụng hỗ trợ các dưỡng chất khác được phát triển một cách tốt nhất.
  • Thiếu hụt vitamin D cũng có thể khiến trẻ khó hấp thụ canxi và dẫn đến tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ.
  • Sắt và kẽm: 2 dưỡng chất này đóng vai trò đặc biệt quan trọng với giấc ngủ của trẻ. Thiếu sắt sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, ngủ không ngon giấc. Thiếu kẽm cũng khiến hệ miễn dịch giảm sút, trẻ hay bệnh và khóc về đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc

Trẻ 4 tuổi khó ngủ, mất ngủ có thể do ảnh hưởng từ một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc dùng để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và thuốc chống trầm cảm.

nguyên nhân làm trẻ mất ngủ

Bí quyết giúp trẻ dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn

Nếu trẻ 4 tuổi khó ngủ kéo dài, sức khỏe thể chất và tinh thần của con sẽ bị ảnh hưởng. Con không chỉ uể oải, mệt mỏi, kiệt sức, không thể tập trung vào các hoạt động hằng ngày mà còn dễ cảm thấy không vui, thường xuyên quấy khóc.

Do đó, mẹ có thể áp dụng một số bí quyết để giúp trẻ ngủ ngon hơn như:

  • Trò chuyện cùng con mỗi ngày: Khi mẹ trò chuyện cùng con, mẹ có thể lắng nghe tâm tư tình cảm của trẻ, giúp con giải tỏa những căng thẳng, áp lực mà còn đang gặp phải. Đây là một cách rất hiệu quả để mẹ có thể khắc phục tình trạng trẻ 4 tuổi khó ngủ. 
  • Dành thời gian ở bên trẻ nhiều hơn trước khi ngủ: Nếu trẻ khó ngủ do cảm giác bất an, sợ hãi, bố mẹ nên dành thời gian ở bên trẻ để trò chuyện, trấn an con, mang đến cho con cảm giác an tâm hơn. Sự hiện diện của bố mẹ và người lớn trước khi trẻ đi vào giấc ngủ sẽ là một cách để dỗ dành, xoa dịu tâm lý lo sợ của trẻ và giúp con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
  • Bố trí không gian phòng ngủ thoải mái: Để hạn chế và cải thiện tình trạng trẻ 4 tuổi ngủ không ngon giấc, mẹ nên chú ý hơn đến không gian phòng ngủ của con. Nhiệt độ phòng ngủ không quá nóng hoặc không quá lạnh, nệm ngủ êm ái, không gian yên tĩnh,… là những yếu tố có thể giúp trẻ ngủ ngon hơn.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Không cho trẻ xem tivi hoặc chơi game, sử dụng các thiết bị điện tử, điện thoại trước khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
  • Không cho trẻ ngủ trưa quá mức: Để tránh tình trạng trẻ khó ngủ về đêm, nên cho trẻ ngủ trưa từ 30-45 phút, tránh để trẻ ngủ quá 60 phút mẹ nhé.

cách giúp trễ dễ ngủ

  • Tập thể dục: Các hoạt động thể chất được chứng minh là có khả năng mang đến giấc ngủ ngon và sâu hơn. Do đó, mẹ có thể khuyến khích trẻ tập một số bài tập thể dục nhẹ khoảng 30-60 phút mỗi ngày và cần lưu ý tránh để trẻ vận động mạnh trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ. 
  • Tránh các nội dung không phù hợp: Không nên cho trẻ xem các loại phim ảnh, sách báo kinh dị, có tính chất bạo lực hoặc tiêu cực để tránh trẻ 4 tuổi khó ngủ do sợ hãi.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Mẹ nên xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học, cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất. Ngoài ra, nên tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffeine để giúp trẻ ngủ ngon hơn.
  • Không cho thú cưng vào phòng ngủ của trẻ: Các loại thú cưng có thể tạo ra tiếng ồn khiến trẻ không thoải mái. Do vậy, để tránh trẻ 4 tuổi khó vào giấc ngủ, mẹ nên hạn chế để trẻ ngủ cùng thú cưng mẹ nhé!
  • Duy trì khung giờ sinh hoạt chuẩn: Mỗi ngày, nên cho trẻ đi ngủ cùng một khung giờ để tạo một thói quen tốt cho cơ thể. Như vậy đến đúng giờ, trẻ sẽ tự cảm thấy buồn ngủ và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Trẻ 4 tuổi khó ngủ có thể khiến mẹ lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được nên hãy từ từ cùng con xây dựng một lối sống lành mạnh và cố gắng để có một giấc ngủ ngon, chất lượng mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Trọn bộ bí kíp cho mẹ đây!

Dinh dưỡng cho bé từ lúc chào đời cho đến khi lớn lên luôn là ưu tiên hàng đầu của mẹ. Thế nhưng, nhu cầu dinh dưỡng và vitamin của con khác nhau theo từng độ tuổi. Trong bài viết dưới đây, MarryBaby sẽ cùng mẹ giải đáp thắc mắc: trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Mẹ cùng tìm hiểu nhé!

1.  Nhu cầu tăng trưởng của trẻ trên 1 tuổi

Để trả lời được câu hỏi trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì, trước hết, mẹ cần hiểu nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Trẻ em trên 1 tuổi đã có những phát triển về hệ tiêu hóa với khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Các hoạt động đã bắt đầu tăng lên cùng theo với tuổi tập đi, tập nói… và mức độ bé tiêu hao năng lượng cao hơn so với người lớn.

Do đó, mức độ hoạt động trong ngày là một trong những yếu tố quyết định nhu cầu năng lượng của bé. Hầu hết các bé từ 1 tuổi trở lên cần 1.000-1.400 calo/ngày; tương đương khoảng 1/4 khẩu phần người lớn.

Vì vậy, mẹ cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng để đáp ứng với nhu cầu tăng trưởng của bé. Trong số đó, vitamin đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của con. Vì vậy, trước khi tìm hiểu trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì; mẹ cần nắm rõ những lợi ích mà vitamin mang lại cho bé.

>> Mẹ xem thêm Vitamin 3b cho trẻ em: Cách bổ sung giúp bảo vệ sức khỏe

trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì
Để biết trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì, trước mắt mẹ cần hiểu nhu cầu calo của trẻ trên 1 tuổi từ 1.000 – 1.400 calo/ngày.

2. Vì sao biết trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì lại quan trọng?

Bé cần đầy đủ vitamin cho sự phát triển của não bộ. Trong 5 năm đầu đời, não bộ bé đạt khoảng 90% kích thước của não người lớn với tốc độ phát triển được xem là nhanh hơn bất kì giai đoạn phát triển nào.

Trong đó, vitamin là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện và bứt phá của bé sau này. Vai trò thứ 2 của vitamin là giúp chuyển hoá các thực phẩm mà bé ăn mỗi ngày thành chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, giúp bé khỏe mạnh và cao lớn.

Tuy nhiên, các loại vitamin và khoáng chất có thể hại cho cơ thể bé nếu dùng quá liều; đặc biệt là các loại vitamin hòa tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K có xu hướng dự trữ trong mỡ. Do đó, ngoài việc hiểu được trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì; mẹ cũng cần chú ý bổ sung vitamin cho trẻ đúng cách; tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng.

3. Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì?

Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Câu trả lời là vitamin A

Vai trò:

  • Tại sao Vitamin A là câu trả lời cho trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Vì đây là loại vitamin cần thiết để xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh, tham gia vào quá trình phát triển cơ thể của bé.
  • Ngoài ra, Vitamin A đóng vai trò tạo sắc tố võng mạc giúp mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng.
  • Tình trạng thiếu vitamin A có thể gây bệnh ở mắt, nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa, dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.

Liều lượng:

  • Theo Chế độ Ăn uống Khuyến nghị (RDA) từ Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng Hoa Kỳ; bé từ 1-5 tuổi cần trung bình 1.000 IU vitamin A mỗi ngày.

Thực phẩm có nhiều Vitamin A:

  • Các sản phẩm từ sữa.
  • Cà rốt, khoai lang, cải củ Thụy Điển và xoài.
  • Rau xanh đậm, chẳng hạn như rau bina, bắp cải và bông cải xanh

>> Mẹ có thể xem thêm: 30 thực phẩm giàu vitamin A, cần thiết cho thị lực của mẹ và bé khỏe mạnh

Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Chính là vitamin D

vitamin D cho trẻ trên 1 tuổi

Vai trò:

  • Trả lời câu hỏi trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì không thể không nhắc tới vitamin D. Đây là loại vitamin giúp bé hấp thụ canxi và giúp xương, răng chắc khỏe.
  • Thêm vào đó, vitamin D còn đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu thiếu vitamin D, bé có nguy cơ bị còi xương, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ xương khớp và tăng trưởng chậm.

Liều lượng: 

  • Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin D tối thiểu là 600 IU/ngày, trung bình khoảng 1.000 IU/ngày.
  • Mẹ không nên cho bé 1 – 3 tuổi bổ sung vitamin D với lượng quá 2.500 IU/ngày;
  • Bé từ 4 – 5 tuổi không bổ sung vitamin D quá 3.000 IU/ngày.

Thực phẩm có nhiều Vitamin D:

  • Một số loại cá (ví dụ: cá hồi hoặc cá ngừ đóng hộp nhẹ).
  • Trứng.
  • Các sản phẩm có tăng cường vitamin D như sữa bò nguyên chất;
  • Sữa chua, ngũ cốc và một số loại nước trái cây nguyên chất.

Vitamin C chắc chắn luôn là câu trả lời cho trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì

Vai trò:

  • Vitamin C tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể như quá trình hình thành collagen.
  • Vitamin là câu trả lời hoàn hảo cho trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì vì nó đóng vai trò là chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
  • Ngoài ra, nó còn là sợi dây kết nối, giúp hấp thu và sử dụng sắt, canxi và acid folic; những vi chất thiết yếu để bé phát triển chiều cao và trí tuệ của bé.

Liều lượng:

  • Liều lượng được khuyến cáo cho trẻ từ 1-5 tuổi là 30mg/ngày.

Thực phẩm có nhiều Vitamin C:

  • Quả cam.
  • Trái kiwi.
  • Dâu tây.
  • Bông cải xanh.
  • Cà chua.
  • Ớt

Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì? Bổ sung sắt ngay mẹ nhé

Không chỉ nói về trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì, mẹ cũng cần hiểu tầm quan trọng của việc bổ sung sắt.

Vai trò:

  • Sắt là khoáng chất giữ vai trò tạo ra các hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Bé có khả năng bị thiếu máu nếu không nhận đủ sắt. Thiếu máu do thiếu sắt đôi khi không có triệu chứng hoặc biểu hiện qua việc da bé tái nhợt, tim đập nhanh, kén ăn và thể trạng kém.
  • Thiếu sắt lâu dài còn khiến bé gặp nhiều vấn đề về sự phát triển của cơ và não.

Liều lượng: 

  • Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 7mg sắt/ ngày, từ 3 tuổi trở đi cần 10mg/ ngày.

Thực phẩm giúp bổ sung sắt:

  • Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu.
  • Đậu lăng.
  • Trứng.
  • Thịt gà, gà tây.
  • Bông cải xanh.
  • Khoai lang.
  • Yến mạch.

Vitamin B12 là đáp án cho câu hỏi “trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì?”

Vai trò:

  • Vitamin này giúp cơ thể biến thực phẩm thành năng lượng cho các hoạt động hàng ngày và có vai trò trong quá trình chuyển đổi chất béo và protein. Nếu bé có dấu hiệu mệt mỏi, da nhợt nhạt, biếng ăn hoặc bỏ ăn, có thể bé đang thiếu vitamin B12.

Liều lượng:

  • Lượng vitamin B12 bé cần được bổ sung mỗi ngày:
    • 1 – 3 tuổi: 0,9 mg/ngày.
    • 4 – 5 tuổi: 1,2 mg/ngày.

Thực phẩm có nhiều Vitamin B12:

  • Sò.
  • Cá hồi.
  • Thịt bò.
  • Sữa chua ít chất béo.
  • Sữa ít béo.
  • Giăm bông.
  • Trứng.
  • Ức gà.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu vitamin 3B?

Mẹ có thể bổ sung gì cho trẻ 1 tuổi? Kẽm nhé mẹ ơi

Bổ sung kẽm vào bữa ăn cho trẻ
Biết bé cần bổ sung kẽm cũng quan trọng như hiểu được trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì.

Vai trò:

  • Kẽm giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu, tổng hợp chất đạm, từ đó hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch, hỗ trợ hấp thu canxi, bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác và giúp trẻ có cảm giác thèm ăn hơn. Vì thế, chắc chắn kẽm là vi chất gợi ý cho mẹ khi nghĩ về “trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì?”.

Liều lượng:

  • Lượng kẽm nên bổ sung cho bé mỗi ngày:
    • 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày.
    • 4 – 5 tuổi: 5 mg/ngày.

Thực phẩm có nhiều kẽm:

Canxi – Yếu tố quan trọng cho sự phát triển xương và chiều cao cho trẻ

Vai trò:

  • Nếu hỏi “trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì”, mẹ hãy ghi nhớ ngay đến canxi. Canxi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xương và chiều cao của bé. Trẻ em thiếu canxi sẽ dẫn đến biến dạng xương, còi xương, chậm lớn, răng biến dạng, sâu răng.
  • Đối với hoạt động của hệ thần kinh, canxi là chất dẫn truyền, giúp các tế bào thần kinh hoạt động linh hoạt hơn. Vì vậy, bé thiếu canxi thường hay khóc đêm, cáu giận, dễ rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.

Liều lượng:

  • Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo lượng canxi cần cho trẻ:
    • Từ 1-3 tuổi: 700mg mỗi ngày. 
    • 4-5 tuổi uống 1.000mg mỗi ngày.

Thực phẩm có nhiều Canxi:

>> Mẹ có thể xem thêm: Bổ sung vitamin cho trẻ: Những điều mẹ cần biết ngay!

4. Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin & khoáng chất

bổ sung sữa để có vitamin D
Không chỉ biết trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì, mẹ cần tìm hiểu cả nguồn thực phẩm để cung cấp Vitamin cho bé!

Khi đã giải đáp được thắc mắc trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì, mẹ hẳn sẽ cần biết có những loại thực phẩm nào có chứa các vitamin này để có thể bổ sung vào bữa ăn cho trẻ. Dưới đây là các loại thực phẩm mẹ cần biết:

Rau củ quả: Chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao như vitamin A, nhóm B, C, E, canxi, sắt,… Đây là lựa chọn tuyệt vời cho mẹ để bổ sung vi lượng cho bé.

Hạt & ngũ cốc: Các loại ngũ cốc nguyên hạt thông thường như: lúa mạch, các loại đậu, hạt và bắp… có nhiều vitamin B complex, vitamin E, khoáng chất và các chất béo tốt.

Thịt: Vitamin C, B12 với hàm lượng chất dinh dưỡng cao được tìm thấy trong các loại thực phẩm thịt.

Cá, thủy hải sản: Là một thực phẩm giàu vitamin B12 với nhiều protein, phốt pho, selen, vitamin A và vitamin B3. Những món ăn từ cá ngừ, cá hồi, cá mòi,… có thể nằm trong thực đơn của bé.

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung vitamin D bằng các thực phẩm như sữa bò nguyên chất (dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên), trứng, sữa chua và một số loại nước trái cây khác.

Có thể thấy rằng, vitamin và khoáng chất là những thành phần vô cùng quan trọng đối với cơ thể bé. Chúng không chỉ tham gia cấu tạo, thúc đẩy cơ thể chuyển hóa dưỡng chất để phát triển mà còn giúp bảo vệ cơ thể con hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này; mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc: trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung vitamin gì để phát triển toàn diện. Từ đó, mẹ sử dụng các loại thực phẩm giàu vi lượng để chế biến những món ăn đa dạng và bổ dưỡng cho con yêu.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày thì tốt cho bé?

Khi trẻ lên 1 tuổi, trẻ có thể dừng uống sữa mẹ hay không? Trẻ có được uống sữa tươi không? Hay trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày? Đây là những vấn đề được nhiều mẹ quan tâm.

Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu lượng sữa mẹ cần bổ sung cho trẻ khi con đủ 12 tháng tuổi mẹ nhé!

1. Nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi

Để trả lời câu hỏi “trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày”, mẹ cần biết về nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng trong giai đoạn này của bé.

Dưới 12 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có nhu cầu rất lớn về lượng sữa hàng ngày vì đây là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Trong giai đoạn từ 1-3 tuổi; trẻ có thể cần đến 1.000 calo mỗi ngày để đáp ứng được nhu cầu cho các hoạt động của cơ thể; cũng như giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Do đó, ngoài sữa, bé cần bổ sung dinh dưỡng từ ăn uống.

Sữa lúc này đóng vai trò cung cấp canxi và một phần năng lượng cho bé hoạt động, vui chơi, phát triển. Mẹ có thể tính nhu cầu năng lượng của trẻ dựa trên công thức 110 Kcal/kg cân nặng. Do đó, trẻ khoảng 1 tuổi sẽ có cân nặng từ khoảng 9-13kg và cần 900-1.300 calo mỗi ngày. Vậy trẻ 1 tuổi uống sữa bao nhiêu là đủ?

Nguồn năng lượng này được cung cấp chủ yếu từ các bữa ăn dặm của trẻ, cũng như lượng sữa mà trẻ được bổ sung mỗi ngày. Khi cung cấp năng lượng cho trẻ,mẹ cần chú ý cân bằng tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng theo công thức:

  • Chất đạm 15%.
  • Chất béo 20%.
  • Đường bột 65%.
  • Các vi chất, chất xơ (giúp cho tiêu hóa và phát triển của trẻ).

2. Lượng sữa cho trẻ 1 tuổi uống mỗi ngày là bao nhiêu?

trẻ 1 tuổi uống lượng sữa bao nhiêu mỗi ngày
Trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày được Viện Dinh dưỡng khuyến nghị là 2 – 3 cốc sữa/ngày

2.1 Trẻ 1 tuổi có thể uống những loại sữa gì mỗi ngày?

Bên cạnh thắc mắc trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày, chọn đúng loại sữa cho con cũng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con. 

Theo đó, trẻ từ 0-6 tháng nên uống hoàn toàn sữa mẹ. Trong trường hợp người mẹ không có sữa hoặc không thể cho con bú, nên ưu tiên xin sữa từ ngân hàng sữa mẹ trước khi cân nhắc đến các loại sữa công thức.

Sữa là một nguồn cung cấp canxi, vitamin D và các dưỡng chất, năng lượng cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Do đó, khi trẻ lên 1 tuổi, không nên dừng việc uống sữa của trẻ; mẹ có thể kết hợp song song giữa việc uống sữa và ăn dặm. Điều quan trọng là mẹ cần nắm rõ trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày và con có thể uống được những loại sữa nào.

Khi trẻ tròn 12 tháng tuổi, mẹ có thể dần chuyển sang sữa tươi nguyên kem để trẻ có thể sử dụng. Đây là loại sữa được chế biến từ 100% sữa tươi, không thêm bớt bất kỳ một chất nào khác. Nếu trẻ chưa thể làm quen với sữa tươi, mẹ vẫn có thể tiếp tục cho trẻ dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức thay vì bắt buộc trẻ phải lập tức chuyển sang sữa tươi mẹ nhé!

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách tạo lịch sinh hoạt bé 1 tuổi mẹ nào cũng cần phải biết

2.2 Trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

Sau khi đã biết sữa nào tốt cho bé 1 tuổi, hẳn mẹ rất tò mò trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?

[key-takeaways title=”Trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa 1 ngày là đủ dưỡng chất?”]

Để đảm bảo con được cung cấp đủ lượng dưỡng chất và năng lượng cần thiết theo nhu cầu của cơ thể, khi trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ uống từ 2 – 3 cốc sữa/ngày, tương đương với 470 – 710ml/ngày. Đó là lượng khuyến nghị cho trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

[/key-takeaways]

Ngoài trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày, mẹ cũng băn khoăn “bé 1 tuổi uống bao nhiêu ml sữa công thức mỗi ngày”. Sau 12 tháng, bé sẽ không cần sữa công thức nữa. Giờ đây, con cưng của mẹ có thể bắt đầu uống sữa bò; hoặc các loại sữa thay thế khác như một thức uống thông thường hơn. Lượng sữa cho bé 1 tuổi bao nhiêu là đủ? Trong độ tuổi từ 1-3, trẻ nên tiêu thụ khoảng 350-400 ml sữa mỗi ngày.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng đây chỉ là lượng sữa tham khảo và không hoàn toàn phù hợp với tất cả các bé. Tùy theo lượng thức ăn mà trẻ ăn trong ngày; mẹ có thể gia giảm lượng sữa cho bé 1 tuổi. Nếu bé đã ăn dặm đủ 3 bữa và có thêm những bữa ăn phụ trong ngày; mẹ chỉ cần cho bé uống khoảng 1-2 cốc sữa là được. 

Trong trường hợp con chưa hoàn toàn quen với việc ăn dặm, có biểu hiện chán ăn, ăn ít, không đa dạng thực phẩm hoặc có biểu hiện thiếu canxi, bé 1 tuổi uống bao nhiêu ml sữa? Khi đó, bé đang cần thêm năng lượng, mẹ có thể cho bé dùng từ 3-4 cốc sữa/ngày mẹ nhé.

3. Trẻ 1 tuổi có thể sử dụng các loại đồ uống nào khác ngoài sữa?

ngoài sữa trẻ có thể uống gì

Không chỉ quan tâm đến việc trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày, mẹ cũng nên biết quan tâm việc cho trẻ uống nước hoặc các loại đồ uống khác thì có được hay không.

3.1 Bé 1 tuổi có thể uống nước

Ngoài thắc mắc trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày, mẹ cũng có thể cho bé uống nước khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Bé nên uống khoảng 0,5-1 cốc/ngày và tăng dần lên khi bé được 1 tuổi.

Tuy nhiên, nước lọc không thể cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng như sữa. Vì thế, mẹ vẫn cần phải duy trì việc cho bé uống sữa mẹ nhé!

3.2 Bé 1 tuổi chưa nên dùng các loại đồ uống khác

Theo các chuyên gia Nhi khoa khi tư vấn về lượng sữa cho bé 1 tuổi cũng như các vấn đề dinh dưỡng của bé; trong giai đoạn này, mẹ không nên cho bé uống bất kỳ loại thức uống nào ngoài sữa và nước lọc.

Các loại thức uống như nước ép trái cây, sữa chứa hương vị, nước ngọt,… có thể chứa các chất hóa học, chất làm ngọt nhân tạo, đường, hương liệu,… không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé trong giai đoạn này.

Việc cho trẻ uống các loại thức uống khác quá sớm sẽ khiến trẻ quen với các loại hương liệu và từ chối sữa mẹ hoặc sữa công thức, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt dưỡng chất. Ngoài ra, các loại thức uống này còn có thể khiến trẻ khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường, sâu răng,… 

>> Mẹ có thể xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi chậm tăng cân, mẹ cập nhật ngay nhé!

Vậy là mẹ đã gỡ rối được băn khoăn trẻ 1 tuổi ngày uống bao nhiêu ml sữa. Trong những năm đầu tiên, trẻ sơ sinh rất cần được bổ sung đủ hàm lượng sữa bé 1 tuổi cần. Do đó, hãy lưu ngay các thông tin liên quan đến việc trẻ 1 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày để có thể chăm sóc trẻ đúng cách mẹ nhé! 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

8 loại thực phẩm cần thiết trong thực đơn cho bé 4 tuổi tăng chiều cao

Từ 4 tuổi, chiều cao của bé tăng trung bình 5 – 6 cm/năm cho đến tuổi dậy thì. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp có thể giúp bé “tăng tốc” trong việc phát triển chiều cao, để bé có một đôi chân dài miên man. Nếu muốn bé yêu cải thiện vóc dáng, mẹ hãy bỏ túi ngay thực đơn cho bé 4 tuổi tăng chiều cao này mẹ nhé!

Thực đơn cho bé 4 tuổi tăng chiều cao nên có những thực phẩm nào?

Khi xây dựng thực đơn tăng chiều cao cho bé 4 tuổi, mẹ có thể bổ sung cho bé các loại thực phẩm sau đây:

Các loại cá thường rất giàu vitamin D và protein để hỗ trợ bé tăng chiều cao hiệu quả. Đặc biệt, me có thể cho bé yêu dùng cá hồi và cá ngừ – hai loại cá đặc biệt giàu dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển của bé yêu.

Trứng rất cần có trong thực đơn cho bé 4 tuổi tăng chiều cao

Trong thực đơn cho bé 4 tuổi tăng chiều cao không thể thiếu các món ngon từ trứng bởi đây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để con có đôi chân dài miên man đáng mơ ước. Bên trong trứng có chứa protein, canxi, năng lượng, chất béo, glucid, sắt và nhóm các vitamin (vitamin A, B12, D,…). 

Hơn nữa, protein, canxi và vitamin có trong trứng, đặc biệt là trứng gà rất dễ hấp thụ, hỗ trợ bé rất tốt đối với việc tăng chiều cao của con.

>>> Bạn có thể xem thêm: Chiều cao của trẻ: Phát triển thế nào là chuẩn?

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Nếu mẹ đang đau đầu chưa biết nên cho con ăn những món ăn gì để tăng chiều cao thì đừng quên bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua, bơ, kem tươi,…) vào bữa ăn của con mẹ nhé!

Nhóm thực phẩm này có chứa một lượng lớn canxi và vitamin D để xây dựng, củng cố hệ xương khỏe mạnh, giúp hệ xương phát triển toàn diện để trẻ có chiều cao vượt trội.

các loại sữa là thực phẩm tăng chiều cao
Thường xuyên uống sữa giúp bé có thể cải thiện chiều cao của mình.

Bột yến mạch

Bột yến mạch có chứa hàm lượng đạm cao nhưng lại rất ít chất béo. Vì thế, thỉnh thoảng mẹ có thể “đổi gió” cho bé với các món ăn như bánh yến mạch hoặc yến mạch ăn cùng sữa và trái cây.

Các loại đậu

Các loại đậu như đậu nành, đậu Hà Lan, đậu gà,… có thể bổ sung một lượng lớn protein mà cơ thể cần đối với sự phát triển thể chất của bé. Hơn nữa, nhóm thực phẩm này còn cung cấp hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất (sắt, mangan, kẽm, đồng,…) có lợi cho việc tăng chiều cao và duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Do đó, mẹ nên bổ sung các loại đậu vào thực đơn của con mẹ nhé.

Thịt gà cần có trong thực đơn cho bé 4 tuổi tăng chiều cao

Hàm lượng protein bên trong thịt gà vô cùng dồi dào và có thể giúp hỗ trợ bé yêu tăng trưởng chiều cao vô cùng hiệu quả. Khoảng 172 gram ức gà không xương, không da nấu chín có chứa đến 53,4 gram protein. 

Protein giúp kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng chiều cao để bé có thể bứt phá trong việc phát triển thể chất của mình.

[inline_article id=162250]

Thực đơn cho bé 4 tuổi tăng chiều cao cần có các loại rau lá xanh

Để bé 4 tuổi tăng chiều cao như mong muốn, mẹ nên chú ý bổ sung thêm các loại rau lá xanh mẹ nhé!

Rau lá xanh không chỉ chứa hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bé mà đây còn là nhóm thực phẩm có hàm lượng canxi, sắt, magie và kali cực cao. Các thành phần này sẽ giúp điều chỉnh tốc độ hình thành và phát triển của các xương bên trong cơ thể. Càng ăn nhiều rau lá xanh thì trẻ càng có cơ hội phát triển chiều cao vượt bậc so với bạn bè đồng trang lứa.

Các loại quả mọng

Bên cạnh các loại rau lá xanh thì các loại quả mọng cũng là những gương mặt vàng cần thiết có trong thực đơn cho bé 4 tuổi.

Dâu tây, việt quất, mâm xôi,… chứa một lượng lớn vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giúp sửa chữa mô và thúc đẩy sự phát triển của tế bào, từ đó củng cố hệ xương khỏe mạnh, tăng mật độ xương, phát triển sụn và giúp bé tăng chiều cao tốt hơn.

quả mọng là thực phẩm giúp tăng chiều cao
Trong thực đơn cho bé 4 tuổi tăng chiều cao, mẹ đừng quên bổ sung các loại quả mọng

Khoai lang

Khoai lang cũng là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích bởi hiệu quả tăng chiều cao của các món ăn từ khoai lang rất đáng kinh ngạc. Với khoai lang, mẹ có thể chế biến một số món ăn như bánh doremon nhân khoai lang tím, khoai lang nướng bơ, khoai lang chiên phồng,…

Vì khoai lang có chứa rất nhiều vitamin A nên không chỉ giúp bé phát triển chiều cao nhanh chóng mà khoai lang còn giúp mắt của bé sáng khỏe hơn nữa đấy.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của bé

Bên cạnh dinh dưỡng, còn có một số yếu tố khác thúc đẩy xương phát triển nhanh hơn và giúp bé phát triển vượt bậc hơn:

  • Ngủ đủ giấc: Khi lên 4 tuổi, bé cần ngủ ít nhất 10-12 giờ mỗi ngày. Việc ngủ đủ giấc và ngủ sớm (trước 22 giờ) có thể giúp bé phát triển chiều cao nhanh hơn mong đợi.
  • Thường xuyên vận động: Bên cạnh việc xây dựng thực đơn cho bé, mẹ nên nhắc nhở và khuyến khích bé thường xuyên vận động. Các hoạt động như bơi lội, chạy bộ, đạp xe,… có thể giúp xương và cơ phát triển tốt hơn.
  • Không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Thường xuyên ở trong nhà, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin D và khiến trẻ phát triển chậm hơn so với bạn bè của mình.

>>> Bạn có thể xem thêm: 6 món ăn vặt giúp “thổi” chiều cao cho bé

Với những chia sẻ từ MarryBaby, hy vọng mẹ sẽ có thêm nhiều gợi ý khi xây dựng thực đơn cho bé 4 tuổi tăng chiều cao. Vì dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bé nên hãy chú ý chế biến những món ăn phù hợp nhất với nhu cầu dinh dưỡng của con mẹ nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Trẻ 1-5 tuổi: Cách làm cho bé dễ ngủ để phát triển toàn diện

Tuy vậy, việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho con yêu vẫn còn là nỗi ám ảnh của rất nhiều bà mẹ. Vậy mẹ đã biết cách làm cho bé dễ ngủ chưa? MarryBaby mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bé ngủ đủ giấc sẽ phát triển tốt như thế nào? 

Trước khi tìm hiểu về các cách làm cho bé dễ ngủ, mẹ sẽ cần hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của bé tập đi và mẫu giáo.  

Đối với trẻ 1 – 5 tuổi, giấc ngủ cũng có tầm quan trọng như thức ăn và nước uống hàng ngày. Giấc ngủ ảnh hưởng đến cơ thể bé và tạo tiền đề cho sự phát triển liên tục của con trong suốt thời thơ ấu và thanh thiếu niên.Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ bởi vì:

  • Ngủ là thời điểm não bộ nạp lại năng lượng. Do vậy, một giấc ngủ sâu sẽ giúp tăng cường trí nhớ, độ tập trung và khả năng học tập của bé.
  • Bé sẽ cao lớn nhanh hơn nhờ vào việc ngủ đủ giấc vào ban đêm vì hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất ở khung giờ từ 22 giờ đến  đến 2 giờ sáng.
  • Giấc ngủ giúp duy trì một cách cân bằng quá trình tiết ra hormone giúp kiểm soát cơn thèm ăn. Vì vậy, giấc ngủ chất lượng làm hạn chế chứng thừa cân và béo phì ở trẻ.
  • Một giấc ngủ ngon còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và bé ít ốm vặt hơn.

Và để áp dụng cách làm cho bé dễ ngủ hiệu quả, mẹ nên nhớ thời gian ngủ của bé để có sự sắp xếp thời gian biểu khoa học.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé khó ngủ thiếu chất gì? Mẹ cần biết để cải thiện giấc ngủ cho bé

Cách làm cho bé dễ ngủ: Thời gian ngủ của bé từ 1 đến 5 tuổi 

Giấc ngủ đủ của bé 1-5 tuổi
Cho bé ngủ đủ giấc là cách làm cho bé dễ ngủ hiệu quả nhất.

Nhu cầu giấc ngủ của bé là khác nhau theo từng độ tuổi. Tuy nhiên, một số hướng dẫn hợp lý dựa trên cơ sở khoa học có thể giúp mẹ xác định xem con của mình có đang ngủ đủ giờ hay không.

Giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi: 

Mẹ cần đảm bảo thời gian ngủ của bé ở giai đoạn này là từ 11 đến 14 giờ mỗi ngày. Bé sẽ ngủ trưa ít hơn so với giai đoạn sơ sinh và thường chiếm khoảng 1-2 giờ ngủ trưa hàng ngày. 

Giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi: 

Mẹ đảm bảo mỗi ngày con yêu ngủ từ 10 – 13 giờ. Ở giai đoạn này, buổi tối bé thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết các bé vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thời gian ngủ trưa ngắn sẽ tốt cho bé.

Tuy nhiên, bên cạnh đảm bảo giờ ngủ trong một ngày, mẹ cũng cần phân bổ thời gian hợp lý giữa các giấc ngủ, tránh tình trạng bé ngủ trưa quá nhiều gây ảnh hưởng đến giấc ngủ tối.

Bé ngủ trưa nhiều có tốt không? 

Một trong những cách làm cho bé dễ ngủ vào buổi tối là đảm bảo con không ngủ trưa quá nhiều. Thời gian ngủ trưa của bé chỉ nên kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đối với bé dưới 3 tuổi và từ 15 đến 30 phút đối với bé từ 3 tuổi trở lên.

Nếu ngủ quá nhiều vào buổi sáng và trưa, bé sẽ bị rối loạn giấc ngủ vào ban đêm do thừa số lượng giờ ngủ. Cơ thể bé sẽ tỉnh táo lâu hơn sau giấc ngủ trưa và khó chìm vào giấc ngủ đêm. Nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể và gây rối loạn nhịp sinh hoạt hằng ngày của bé lẫn những người trong gia đình. 

Đối với những trẻ từ 3 tuổi trở lên, khi bé ngủ đêm không được tốt thì mẹ nên hạn chế, thậm chí cắt bỏ giấc ngủ trưa. Vì trong giai đoạn này, giấc ngủ ban đêm mới thực sự là giấc ngủ có giá trị và cần đủ chất lượng cũng như thời lượng để bảo vệ sức khỏe. 

[inline_article id=241269]

Cách làm cho bé dễ ngủ bằng cách thức khuya có đúng không?

Khi chưa tìm ra cách làm cho bé dễ ngủ, nhiều mẹ để cho bé ngủ mà không theo giờ giấc cố định, đặc biệt là thức khuya. Mặc dù là biết điều đó là không nên nhưng có thể mẹ chưa biết hết những tác hại mà thức khuya đem đến cho con đấy nhé.

  • Hạn chế sự phát triển chiều cao của bé

Trong giai đoạn thứ 4 của giấc ngủ, tức là khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 12 giờ 30 giờ sáng, hóc môn tăng trưởng chiều cao của bé sản sinh ở mức đỉnh điểm, có thể chiếm tới 20% – 40% tổng lượng hóc môn được sản sinh trong 1 ngày. Nếu bé thức khuya thì lượng hóc môn sẽ không được sản sinh nhiều, từ đó khiến bé không phát triển được nhiều.

  • Thiếu tập trung

Khi áp dụng đúng cách làm cho bé dễ ngủ, não của con được vận hành thoải mái, dễ chịu dẫn đến trí nhớ tốt, khả năng học tập sẽ tăng lên. Ngược lại, máu và dưỡng khí không đủ để nuôi dưỡng não dẫn đến thiếu khả năng tập trung, trí nhớ tự nhiên sẽ không tốt và khả năng học tập giảm sút. 

  • Hệ miễn dịch suy yếu

Khi bé ngủ muộn, các cơ quan bên trong cơ thể sẽ không có đủ thời gian để thực hiện phục hồi và sửa chữa những tổn thương. Các cơ quan mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của con, khiến con hay bị ốm vặt. 

Do đó, việc kiểm soát thời gian ngủ của bé là rất quan trọng. Để làm được điều này, mẹ cần giúp con hình thành một nếp sinh hoạt cố định và hợp lý. Những thói quen tốt trước khi đi ngủ cũng là cách làm cho bé dễ ngủ hơn.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Ngăn không cho con làm “cú đêm”

Cách làm cho bé dễ ngủ với 7 thói quen tốt trước khi đi ngủ 

Tạo thói quen ngủ tốt cho bé

  • Chọn khung giờ cố định cho giấc ngủ của con

Việc chọn khung giờ cố định để đi ngủ giúp cài đặt đồng hồ sinh học trong tiềm thức của bé. Con dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không cảm thấy khó chịu khi phải đi ngủ sớm hay bị thiếu ngủ do ngủ muộn.

  • Cách làm cho bé dễ ngủ: Đọc sách, kể truyện ngắn cho bé nghe

Là một trong những cách giúp bé thư giãn đầu óc trước khi đi vào giấc ngủ, việc này còn khiến tình cảm của trẻ với bố mẹ trở nên khăng khít hơn. 

  • Không cho bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử trước khi ngủ

Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại hay các thiết bị điện tử gây ức chế hóc môn melatonin, một loại chất gây cảm giác buồn ngủ.

  • Cách làm cho bé dễ ngủ: Không cho bé đi ngủ ngay sau khi ăn no

2 giờ đồng hồ là khoảng cách ít nhất giữa giấc ngủ và bữa ăn của bé. Đặc biệt ban đêm hệ tiêu hoá bé cần nghỉ ngơi , quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng bắt đầu chậm lại. Do đó, mẹ không nên cho con ngủ ngay sau khi ăn để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.

  • Cho con chọn lựa hoạt động trước giờ ngủ

tuổi tập đi, bé đang tìm cách để khẳng định quyền kiểm soát một số hoạt động của mình. Nên mẹ hãy cho con được lựa chọn các hoạt động trước giờ ngủ. Bí quyết ở đây là để giới hạn các lựa chọn. “Con muốn mặc pijama hay cái áo này?”, hay “Con muốn đi ngủ liền chưa, hay 10 phút nữa?”. Bé sẽ rất vui vì mình chính là người đưa ra quyết định và sẵn sàng leo lên giường ngủ với một tâm lý thoải mái.

  • Giữ một thói quen hàng ngày đều đặn

Hãy nói với con về những thói quen trước giờ đi ngủ như ăn nhẹ, uống sữa, đánh răng, rửa sạch tay chân và lên giường, đọc truyện rồi đắp chăn và nhắm mắt ngủ. Thời gian thức dậy, giờ ăn, giờ ngủ trưa và giờ chơi giống nhau giúp con có một giờ đi ngủ suôn sẻ. 

  • Cách làm cho bé dễ ngủ bằng cách khuyến khích con tự ngủ

Ở độ tuổi này, bạn nên bắt đầu tập cho con ngủ một mình hoặc sắp xếp cho con một góc riêng tư trong cùng phòng với bố mẹ nếu bạn muốn. Hãy đặt bé vào giường khi bé vẫn còn thức. Điều này sẽ giúp bé học cách tự đi vào giấc ngủ.

[inline_article id=41640]

Qua bài viết trên, mẹ có thể hiểu giấc ngủ tác động đến con như thế nào rồi phải không? MarryBaby hy vọng những cách làm cho bé dễ ngủ ở trên sẽ giúp mẹ tập cho con thói quen đi ngủ đủ giấc và đúng giờ để bé yêu luôn khỏe mạnh nhé.