Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi chuẩn khoa học giúp mẹ chăm con nhàn tênh

Để hiểu rõ hơn vì sao cần lên lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi và cách lên lịch sinh hoạt khoa học cho con, mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao lên lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi là quan trọng?

Bé được 1 tuổi là mốc thời gian có nhiều sự thay đổi hơn so với trước; vì vậy cha mẹ cũng vất vả hơn khi chăm sóc con. Giải pháp cho cha mẹ trong thời điểm này đó là lên lịch sinh hoạt bé 1 tuổi để mang lại cho con một số tác dụng dưới đây:

  • Giúp trẻ ngủ đúng giờ, đúng thời điểm. Từ đó bé 1 tuổi sẽ ngủ ngon hơn, có sức khỏe tốt và phát triển một cách hợp lý.
  • Giúp trẻ ăn ngon hơn, không còn biếng ăn hay chán ăn. Việc thiết lập giờ giấc hoạt động rõ ràng, giúp đồng hồ sinh học của trẻ ổn định, hạn chế việc đòi chơi, đòi ngủ trong giờ ăn.
  • Cha mẹ cân bằng được thời gian chăm con và dành cho bản thân. Nhờ vậy ở cả hai phía mẹ và con đều được thoải mái tâm lý. Mẹ sẽ bớt cáu gắt, nạt nộ… còn bé sẽ bớt quấy khóc.
  • Tạo cho trẻ thói quen kỷ luật, sau này lớn lên dễ dàng tự lập. Bởi từ nhỏ đã quen sống theo lịch sinh hoạt, lớn bé sẽ tự biết thiết lập thời gian biểu cho mình mà không chờ bố mẹ phải nhắc.
Vì sao lên lịch sinh hoạt bé 1 tuổi là quan trọng?
Vì sao lên lịch sinh hoạt bé 1 tuổi là quan trọng?

>> Mẹ xem thêm: Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng một ngày thì tốt cho sức khỏe?

2. Nhu cầu hàng ngày của trẻ 1 tuổi

Mẹ biết được nhu cầu hàng ngày của trẻ 1 tuổi sẽ dễ dàng lên được lịch sinh hoạt cho bé.

2.1. Lượng sữa

Sau khi trẻ tròn 1 tuổi, bé không chỉ cần uống sữa mà còn cần một chế độ ăn uống đa dạng các thực phẩm khác, nên lượng sữa có thể gia giảm so với khi trẻ 0-6 tháng tuổi (cần uống sữa mẹ hoàn toàn).

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ từ 1 tuổi trở đi có thể uống khoảng 470-710ml sữa mẹ chia làm 2-3 lần trong ngày. Nếu con uống sữa công thức, sữa tươi hay sữa bột, thì lượng sữa nằm trong khoảng 350-400ml sữa/1 ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là lượng sữa tham khảo và không hoàn toàn phù hợp với tất cả các bé. Tùy theo lượng thức ăn mà trẻ ăn trong ngày; mẹ có thể gia giảm lượng sữa cho bé 1 tuổi.

Nếu có lo ngại về lượng sữa cần cung cấp cho con trong ngày, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

[recommendation title=””]

Trẻ 1 tuổi mấy tiếng ăn 1 lần? Trẻ 1 tuổi nên ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày, cách nhau khoảng 3-4 tiếng. Tuy nhiên, thời gian cụ thể giữa các bữa ăn có thể thay đổi tùy theo nhu cầu và sở thích của từng bé.

Khi kết hợp sữa trong chế độ ăn của con thì mẹ có thể xem sữa như là 1 bữa phụ, nên bổ sung cho con sau khi con ăn sáng 30 phút hoặc trước khi ngủ 2 tiếng vào buổi tối.

[/recommendation]

2.2. Giấc ngủ

Trẻ 1 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ 1 tuổi cần ngủ khoảng 10-13 tiếng mỗi ngày, trong đó có 1-2 giấc ngủ trưa. Tuy nhiên, nhiều bé có thể giảm xuống chỉ còn một giấc ngủ trưa. Vào buổi tối, bé sẽ bắt đầu ngủ từ 19h00 – 21h00 và thức dậy từ khoảng 6h00 – 8h00 hôm sau.

2.3. Vận động

Vận động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ 1 tuổi, đặc biệt là sự phát triển vận động thô và vận động tinh. Vận động thô giúp bé phát triển các kỹ năng như đi, đứng, chạy, nhảy, leo trèo, ném bóng… Vận động tinh giúp bé phát triển các kỹ năng như cầm nắm, bốc nhặt, vẽ tranh, xây tháp, nặn đất sét, lắp ráp, chơi đồ hàng…

lịch sinh hoạt bé 1 tuổi
Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi phải phù hợp với nhu cầu hàng ngày của trẻ

>> Mẹ xem thêm: Bé 12 tháng tuổi biết làm gì? Các cột mốc quan trọng

3. Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi cho cha mẹ tham khảo

[key-takeaways title=””]

Sự tiếp thu của trẻ 1 tuổi được tăng cường. Bé bắt đầu hiểu lời người lớn nói, cũng như làm một vài động tác theo sự chỉ dẫn của cha mẹ. Lúc này, thính giác của bé cũng nhạy hơn, do đó cha mẹ sẽ thấy con mình trở nên biết lắng nghe kỹ càng. Vậy nên đây là thời điểm hợp lý mà bố mẹ nên lập lịch sinh hoạt bé 1 tuổi để trẻ “vào nếp”.

[/key-takeaways]

3.1 Đối với bé bú sữa mẹ

  • 7g00: Bé thức dậy, thay tã và được bú mẹ trong 10 – 15 phút.
  • 7g30: Đọc sách cho bé nghe.
  • 8g00: Bé tự chơi các đồ chơi trên ghế ăn dặm và chờ mẹ chuẩn bị bữa sáng.
  • 8g15: Cho bé ăn sáng với các món như mì, cháo, súp,… Mẹ cần chú ý cho bé ngồi ăn nghiêm túc, ăn tối đa trong 30 phút.
  • 8g45: Sau khi ăn no, mẹ có thể cho bé nghe nhạc, chơi xếp hình, xem tranh.
  • 9g30: Nếu bé cảm thấy mệt mỏi không muốn chơi nữa, mẹ có thể cho bé ngủ giấc ngắn vào buổi sáng. Nếu bé không muốn ngủ, mẹ có thể bỏ qua phần này trong lịch sinh hoạt bé 1 tuổi.
  • 11g00: Thay tã cho bé.
  • 11g15: Cho bé ăn bữa trưa. Bữa trưa cần đảm bảo có đầy đủ dưỡng chất để bé mau tăng cân.
  • 11g45: Đọc sách hoặc tập vẽ cùng bé.
  • 12g30: Cho bé bú mẹ, sau khi bú xong bé sẽ chợp mắt.
  • 14g30: Bé thức dậy và được ăn bữa phụ chiều. Mẹ có thể cho bé ăn sữa chua, bánh, trái cây hoặc ngũ cốc.
  • 15g00: Mẹ cho bé ra ngoài chơi.
  • 17g00: Mẹ tắm rửa sạch sẽ cho bé, có thể kết hợp massage nhẹ nhàng để bé có giấc ngủ sâu vào buổi tối.
  • 18g00: Bé ăn tối.
  • 19g00: Trước khi đi ngủ, mẹ nên chơi đùa cùng bé bằng những đồ chơi xếp hình trí tuệ hoặc kể chuyện, hát ru cho bé nghe.
  • 20g00: Giờ ngủ của bé. Bé có thể ngủ suốt đêm hoặc thức dậy vài lần. Vì vậy mẹ phải cho bé bú để bé ngủ lại.
Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi bú sữa mẹ
Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi bú sữa mẹ

3.2 Đối với bé bú sữa công thức

  • 6g45: Bé thức dậy và nằm chơi trên nôi hoặc giường.
  • 7g30: Mẹ chuẩn bị một bình sữa và cho bé bú.
  • 8g00: Đọc sách cho bé nghe và chơi cùng bé.
  • 10g00: Cho bé ăn nhẹ buổi sáng.
  • 10g30: Sau khi ăn xong, mẹ cho bé tự chơi các trò chơi như xếp hình, vẽ tranh.
  • 12g00: Cho bé ăn trưa, sau khi bé ăn xong thì vệ sinh và thay tã.
  • 12g30: Giờ ngủ trưa của bé.
  • 14g30: Bé thức dậy và ăn nhẹ buổi chiều.
  • 15g00: Cho bé tự chơi hoặc cùng ba mẹ đi dạo ngoài trời.
  • 17g00: Sau ngày dài hoạt động, mẹ tắm cho bé để loại bỏ hết bụi bẩn.
  • 18g00: Cho bé ăn tối.
  • 19g00: Kể chuyện, hát ru cho bé nghe giúp bé dễ đi vào giấc ngủ.
  • 20g15: Giờ đi ngủ của bé.

Dưới đây là lịch sinh hoạt và lịch ăn cho bé 1 tuổi làm mẫu mà cha mẹ có thể áp dụng:

Bảng thời gian lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi
Bảng thời gian lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi

>> Mẹ xem thêm: Cách phạt trẻ 1 tuổi khoa học để con “răm rắp” nghe lời

4. Nguyên tắc khi áp dụng lịch sinh hoạt bé 1 tuổi mẹ cần biết

Để thực hiện lịch sinh hoạt bé 1 tuổi đảm bảo thành công, mẹ cần lưu ý:

  • Không thỏa hiệp khi trẻ cáu khóc, bởi trẻ em tuổi này sẽ học thói xấu rất nhanh: Nhiều bậc cha mẹ cứ thấy con khóc là cho con tự do làm gì thì làm. Vì vậy, trẻ tới lúc 3-4 tuổi đã bắt đầu không nghe lời, thường xuyên quấy khóc có chủ đích khi không vừa ý.
  • Nhẹ nhàng vỗ về, dỗ dành khi trẻ không nghe lời, tuyệt đối không nên sử dụng bạo lực với trẻ.
  • Các mốc thời gian có thể xê dịch một chút, tùy theo công việc trong ngày hay tình trạng của bé. Không phải mẹ nào cũng rảnh rang để theo dõi con suốt ngày, cho nên bạn cần giữ sự linh hoạt trong thời gian biểu của bé 1 tuổi.
  • Không cho bé 1 tuổi sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại hoặc xem tivi. Đây là căn bệnh của hầu hết trẻ em hiện nay. Các thiết bị công nghệ ngoài làm ảnh hưởng tới mắt, còn ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức, tính cách của trẻ.
  • Cha mẹ cần trông coi bé cẩn thận để đảm bảo an toàn cho con. Điều này cũng giúp hạn chế bé bị ngã hay nuốt nhầm dị vật, bởi bé tuổi này thường tò mò với mọi thứ xung quanh và hay cầm nắm, cắn mọi thứ trong tầm tay.
nguyên tắc khi chăm sóc bé 1 tuổi
Lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi – Các nguyên tắc quan trọng

Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi là một yếu tố quan trọng, giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy trẻ. Tuy vậy, việc áp dụng lịch này vào từng gia đình là không giống nhau. MarryBaby khuyên cha mẹ nên có những điều chỉnh thích hợp đối với thời gian biểu của bé 1 tuổi, làm sao để cả bố mẹ và bé đều có nhiều thời gian hạnh phúc, thoải mái nhất nhé!

[inline_article id=184505]

>> Các bài viết liên quan:

Để bé phát triển toàn diện, mẹ có thể tham khảo thêm một số loại sữa dưới đây:

[affiliate-product id=”320071″ sku=”268437ID682″ title=”Lon Sữa Bột Pediasure B/A Hương Vani Cho Bé” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”320075″ sku=”268437ID683″ title=”Sữa Bột GrowPLUS+ Giúp Bé Trên 1 tuổi Tăng Cân” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”320079″ sku=”268437ID684″ title=”Sữa Bột Enfagrow A+ Neuropro 3 Cho Bé 1-3 Tuổi” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”320081″ sku=”268437ID685″ title=”Bộ 2 Lon Sữa bột Nestle NAN Optipro 4 HM-O Cho Bé Trên 2 Tuổi” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”320087″ sku=”268437ID686″ title=”Sữa Bột Enfagrow A2 Neuropro 3 Cho Trẻ Từ 1-6 Tuổi” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Dinh dưỡng cho trẻ tập đi và mẫu giáo

Thực đơn cho bé 19 tháng tuổi “chuẩn” chuyên gia

Theo chuyên gia, nhiều bé ở tháng tuổi này thường biếng ăn và lười ăn do mẹ chưa biết cách xây dựng thực đơn phù hợp cho con. Thực đơn cho bé 19 tháng tuổi có những khác biệt nhất định so với giai đoạn trước. Thời điểm này bé gần như đã có đủ 16 răng sữa. Chiếc răng hàm đầu tiên của con có thể đã mọc, đồng nghĩa kỹ năng nhai cũng tốt hơn. Do đó nếu mẹ thắc mắc bé 19 tháng tuổi ăn cơm được chưa, câu trả lời là được.

Dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng tuổi

Mẹ cần theo dõi để cân chỉnh lượng calo phù hợp cho bé. Sau 1 tuổi rưỡi, hầu hết các bé bắt đầu tăng cường hoạt động thể chất. Nhu cầu calo của bé khoảng 1.200 đến 1.400 calo. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm thể chất và sự trao đổi chất ở mỗi trẻ.

Đặc biệt, dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng tuổi cần đầy đủ 4 nhóm chất chính là chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, chất xơ và nước cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành cơ thể.

– Carbohydrate (nhóm chất bột đường)

Trẻ cần carbohydrate để duy trì mức năng lượng cao, cho phép bé vui chơi, tham gia bất kỳ hoạt động nào bé muốn.

– Protein (đạm)

Sự phát triển thể chất của trẻ trong giai đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào protein. Thực đơn hàng ngày cho bé 19 tháng tuổi cần bổ sung những thực phẩm giàu đạm.

Dinh dưỡng cho trẻ 19 tháng tuổi

– Chất béo

Chất béo gồm 2 loại bão hòa và không bão hòa. Trong 3 năm đầu đời, chất béo bão hòa tham gia vào việc hình thành các mô, cơ quan, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. Chất béo không bão hòa là thành phần quan trọng đối với sự hình thành và phát triển não bộ.

– Vitamin và khoáng chất

Trẻ có thể nhận đủ các vitamin cần thiết từ các loại thực phẩm, đặc biệt là rau củ, trái cây. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung vitamin như một biện pháp phòng ngừa khi trẻ thiếu hụt bất kỳ loại vitamin nào.

– Chất xơ

Duy trì việc tiêu thụ đều đặn các loại rau củ và trái cây giúp trẻ ngăn ngừa việc thiếu hụt chất xơ và ngừa táo bón.

– Nước

Trẻ giai đoạn này cần nước nhiều hơn cho các hoạt động thể chất. Trung bình bé nặng 10kg cần khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Mỗi kg tăng thêm sẽ thêm khoảng 50ml nước.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Các mốc phát triển quan trọng của trẻ 19 tháng tuổi

Cách xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi

Thực đơn cho bé 19 tháng tuổi nên gồm 3 bữa chính, 2 bữa phụ và 300-400ml sữa mỗi ngày. 

Hầu hết trẻ 19 tháng tuổi cần khoảng ¾ đến 1 chén trái cây, rau củ, ¼ chén ngũ cốc và 3 muỗng canh protein mỗi ngày.

Chẳng hạn mẹ có thể dựa vào thực đơn mẫu dưới đây để xây dựng chế độ ăn cho bé.

  • 7 giờ: 1 bát phở, 1 quả chuối (hoặc 1 quả quýt ngọt)
  • 9 giờ: 1 hộp sữa 180ml
  • 11 giờ: 1 bát cơm nát, thịt viên sốt cà chua, canh cua rau đay, 1 miếng xoài chín (hoặc 1 miếng đu đủ, 1 miếng táo).
  • 15 giờ: 1 bát súp (hoặc bánh flan, sữa chua, bánh mousse, pudding…)
  • 18 giờ: 1 bát cơm nát, đậu hũ sốt thịt, canh cải nấu tôm
  • 21 giờ: 1 hộp sữa 180ml sữa

Cách xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi

>>> Mẹ có thể xem thêm: Cách nấu thức ăn cho bé tập ăn cơm với 4 món hấp dẫn

Làm gì khi trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn?

1. Một số quy tắc khi cho bé ăn

Biểu hiện trẻ biếng ăn, chán ăn giai đoạn này là trẻ mất quá nhiều thời gian cho một bữa ăn và không chịu ăn ở bữa tiếp theo. Điều này hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng là:

– Xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi biếng ăn cần đảm bảo tính khoa học, cân đối dinh dưỡng. 

– Trong quá trình trẻ bắt đầu làm quen thức ăn mới, mẹ đừng vội nản lòng. Vì có thể phải thử đến 10 lần trước khi bé chấp nhận món ăn đó. Sở thích của bé cũng sẽ thay đổi theo gian. Do đó, nếu hiện tại bé không thích một món ăn cụ thể nào đó, mẹ có thể cho bé thử lại sau. 

– Đừng gây áp lực cho bé. Nếu không muốn trẻ trở nên biếng ăn hơn, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và đừng ép con ăn. 

– Tránh xa tivi và đồ chơi khi ăn. Trẻ cần khoảng 20-30 phút cho việc tập trung và khám phá bữa ăn. Tránh để bé phân tâm vì vừa xem tivi vừa ăn hay vừa chơi vừa ăn. Ngoài ra đừng quên dành nhiều sự quan tâm và khen ngợi khi bé ngoan. Điều này sẽ khích lệ bé ăn tốt hơn. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ biếng ăn, nguyên nhân, giải pháp và những sai lầm mẹ cần tránh

2. Mẹo khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ 19 tháng tuổi

Bên cạnh xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi theo hướng dẫn trên, mẹ áp dụng thêm một số mẹo dưới đây có thể kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

– Mỗi bữa ăn phải tạo cho bé cảm giác thân mật, gần gũi như một gia đình. Việc nhìn thấy bố mẹ hoặc anh chị đang thưởng thức bữa ăn có thể thôi thúc trẻ tự xúc ăn. Bố mẹ phải làm gương cho con về thói quen ăn uống lành mạnh. 

– Thực đơn cho trẻ 19 tháng tuổi biếng ăn cũng cần đảm bảo sự đa dạng, bổ dưỡng. Hãy cố gắng cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong ngày. 

– Mẹ có thể để bé cùng tham gia vào khâu chọn nguyên liệu cho bữa ăn, hoặc thậm chí “vào bếp” cùng mẹ. Nhiều khả năng bé sẽ thích thú với món ăn có bé góp công sức 

– Sáng tạo với thức ăn là một cách tuyệt vời thu hút sự chú ý và thèm ăn của trẻ đối với món ăn. Hãy thử sắp xếp thức ăn có hình một khuôn mặt hoặc một con vật nào đó. 

– Với các bé lười ăn rau, mẹ có thể “ngụy trang” loại rau bé không thích bằng cách giấu chúng đi trong món salad trộn. Tất nhiên vẫn phải cho bé ăn rau ở dạng bình thường để bé có thể nhận biết những thực phẩm mình ăn. Điều này giúp bé phát triển sở thích với nhiều loại thức ăn và khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh.

– Hãy thử đặt nhiều món khác nhau trên bàn. Nếu bé thấy mẹ ăn món ăn không quen thuộc và nói với bé món đó ngon như thế nào, bé có thể tự mình nếm thử. 

Mẹo khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ 19 tháng tuổi

Chăm sóc răng miệng trẻ 19 tháng tuổi

Ngoài chú trọng xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi, việc vệ sinh răng miệng đúng cách cho con cũng rất quan trọng. Chú trọng chăm sóc răng miệng sẽ hạn chế tình trạng sâu răng, sưng nướu khi mọc răng làm bé chán ăn.

– Mẹ tập cho con đánh răng bằng kem 

Kể từ 18 tháng tuổi, bé có thể đánh răng với một lượng nhỏ (chỉ bằng hạt đậu) loại kem đánh răng có hàm lượng florua thấp. Mẹ nên đánh răng cho bé mỗi ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm, phù hợp với độ tuổi. 

– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt

Các loại đồ ăn, thức uống ngọt như kẹo ngọt, bánh ngọt, nước ngọt nên tránh cho bé ăn. Tích tụ đường trong khoang miệng dễ gây sâu răng. Sau mỗi bữa ăn, mẹ nên đánh răng cho trẻ. 

– Khám nha khoa 6 tháng 1 lần

Trước khi mọc chiếc răng hàm đầu tiên, trẻ nên được khám nha khoa 1 lần. Sau đó là theo định kỳ 6 tháng 1 lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của bé và hướng dẫn mẹ cách chăm sóc răng miệng cho con.

Mong rằng bài viết đã giúp mẹ biết cách xây dựng thực đơn cho bé 19 tháng tuổi và những mẹo khắc phục tình trạng biếng ăn cho bé ở độ tuổi này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ mấy tháng biết đi? Cách giúp trẻ tập đi siêu nhanh

Trẻ biết đi là một trong những cột mốc được mong đợi nhất của cả nhà. Vì vậy những ai lần đầu làm mẹ luôn háo hức, tò mò không biết khi nào trẻ biết đi. Mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Việc biết trẻ mấy tháng biết đi sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển của con. Từ đó mẹ có những can thiệp kịp thời nếu cần.

Trẻ mấy tháng biết đi?

Trẻ mấy tháng biết đi? Nhiều mẹ thường nghĩ trẻ có thể tự đi khi được 12 tháng tuổi. Nhưng thực tế thì bất kỳ thời điểm nào từ 9 tháng đến trước 18 tháng đều được coi bình thường. Vì vậy nếu bé 13 tháng chưa biết đi, mẹ không phải lo lắng.

Dưới đây là các mốc phát triển và vận động của một bé khỏe mạnh:

  • 78 tháng tuổi: Bé có thể ngồi vững và trườn bò nhanh.
  • 9-12 tháng tuổi: Trẻ mấy tháng biết đi? Đến tháng tuổi này, trẻ đã có thể vịn vào thành giường, ghế và tập đi từng bước một.
  • 12-18 tháng tuổi: Hầu hết các bé sẽ chập chững những bước đi đầu tiên khi được 1 tuổi. Lúc này, trẻ đã biết vịn để leo cầu thang hay trèo lên ghế. Nhưng nếu bé 12 tháng tuổi chưa biết đi thì cũng là điều hết sức bình thường.

Bởi con có thể cần thêm vài tuần hay thậm chí vài tháng nếu trước đó con biết lật, biết bò chậm hơn các bé khác. Ngoài ra, những bé sinh non hoặc nặng cân cũng biết đi muộn hơn. Một lý do nữa là con đang phát triển một kỹ năng khác như nói chuyện thay vì tập đi.

các mốc phát triển và vận động của một bé khỏe mạnh

Dấu hiệu trẻ sắp biết đi

Trẻ mấy tháng biết đi? Khi nhìn thấy những dấu hiệu sau đây ở bé, mẹ sắp sửa “ăn mừng” những bước đi đầu đời của con rồi đó.

1. Bé thích bám, vịn để tập đứng dậy

Thông thường, trẻ sẽ sẵn sàng tập đi khi có thể bám hoặc vịn vào đồ vật để tập đứng dậy. 

Cột mốc này thường xảy ra ở tháng thứ 8 và có thể kéo dài đến 3 tháng trước khi trẻ có những bước đi độc lập. Vậy, bé mấy tháng thì cho tập đứng? Dựa theo sự phát triển này, mẹ có thể tập đứng cho con khi bé được 8 tháng. Tuy nhiên, nếu bé chưa sẵn sàng thì mẹ cũng đừng ép con nhé.

2. Bé quấy khóc, cáu gắt

Những hành vi này thật không dễ dàng chút nào với mẹ. Nhưng mẹ nên vui mừng vì đây là tín hiệu cho thấy bé sắp đạt cột mốc phát triển mới. Mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau khi con biết đi.

>> Mẹ có thể tham khảo: “Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

3. Tự đứng dậy

Vẻ mặt hạnh phúc xen lẫn một chút lo sợ là cảm giác lần đầu trẻ tự mình đứng dậy. Đây là lúc trẻ đã có khả năng giữ thăng bằng và sẵn sàng để tập đi.

4. Có những hành động “táo bạo”

Trẻ mấy tháng biết đi? Thật bất ngờ khi một ngày mẹ thấy đứa trẻ bỗng buông tay vịn rồi nhoẻn miệng cười. Đó là khi sự tự tin trong con tràn ngập và sẵn sàng cho những bước đi độc lập.

Không còn tò mò trẻ mấy tháng biết đi khi mẹ đã biết những dấu hiệu trẻ sắp biết đi trên đây. Việc trẻ biết đi sớm hay muộn có thể không chỉ liên quan đến khả năng của bé mà còn liên quan nhiều hơn đến tính cách. Một đứa trẻ “siêu dũng cảm” có thể dám thử thách, đứng dậy và đi “bất chấp”. Trong khi một đứa trẻ nhút nhát muốn chắc rằng mình sẽ không bị ngã trước khi tập đứng dậy hoặc đi.

Dấu hiệu trẻ sắp biết đi 

Trẻ mấy tháng biết đi? Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm biết đi

Xác định thời điểm trẻ mấy tháng biết đi nhưng đó không phải là con số chuẩn cho mỗi trẻ. Bởi trên thực tế tốc độ phát triển của mỗi bé là không giống nhau. Nhiều bé có thể biết đi chậm hơn so với mốc thời gian trung bình. Nhưng một khi sự chậm trễ kéo dài, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề đáng lo ngại. 

Một đứa trẻ khi đến hết 18 tháng mấy vẫn chưa biết đi thì được xem là trẻ chậm biết đi. Hệ thần kinh vận động chưa phát triển có thể là nguyên nhân.

Bất kỳ sự lo ngại nào liên quan việc trẻ chậm biết đi nên được thông báo cho bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ thăm khám để xem liệu trẻ có cần thực hiện thêm xét nghiệm nào hay không. 

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm phát triển và có thể làm con chậm biết đi:

  • Trẻ chưa thể nâng đầu tạo góc 45 độ so với mặt giường sau 4 tháng tuổi.
  • Trẻ vẫn chưa biết duỗi tay với lấy đồ sau 6 tháng tuổi.
  • Các cột mốc phát triển trước khi biết đi như lẫy, ngồi, bò… chậm hơn so với thang đo phát triển bình thường.
  • Trẻ không thể vịn đứng sau 12 tháng tuổi.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹo cho trẻ nhanh biết đi, cha mẹ sẽ hối hận nếu bỏ lỡ!

Phải làm gì nếu bé không biết đi

Đừng lo lắng nếu trẻ chỉ đơn giản chậm biết đi mấy tháng. Nhưng nếu con không đứng vững khi 12 tháng tuổi, không thể đi lại khi 18 tháng tuổi, hoặc không thể đi vững vàng khi được 2 tuổi, hãy đưa trẻ đến bác sĩ.

Hãy nhớ rằng thời gian trẻ mấy tháng biết đi sẽ khác nhau. Trẻ sơ sinh có thời gian biểu khác nhau và trẻ sinh non có thể đạt được mốc thời gian này và những cột mốc khác muộn hơn so với các bạn cùng tuổi. Nếu con sinh non, cha mẹ nên tính các mốc quan trọng của con bạn kể từ ngày dự sinh, mà bác sĩ nhi khoa gọi là độ tuổi mấy tháng biết đi điều chỉnh của trẻ.

Trẻ mấy tháng biết đi? Cách giúp bé tập đi

Trẻ mấy tháng biết đi? Đừng căng thẳng khi sự phát triển của con dường như không thuận lợi như các bé khác. Mẹ càng áp lực càng khiến trẻ chậm biết đi hơn. 

Đi bộ liên quan đến việc giữ thăng bằng và tự tin. Không đơn thuần là chỉ học cách tự đứng lên mà đó còn là cách phối hợp các bước để không bị ngã. Và quá trình này cần có thời gian. Có rất nhiều cách để khuyến khích trẻ tập đi. Nhưng cách tốt nhất là để bé có nhiều cơ hội khám phá và tự mình tập đi.

  • Đặt đồ chơi vừa tầm với như một phần thưởng để tạo động lực cho bé tập đứng dậy.
  • Đảm bảo môi trường an toàn bằng cách dọn bớt những vật cản đường, sắc nhọn nguy hiểm để trẻ không cảm thấy sợ hãi mỗi khi tập đi.
  • Trước khi bé có thể tự đi, hãy khuyến khích bằng cách nắm lấy tay con để giúp con giữ thăng bằng tốt hơn.
  • Không nên cho trẻ dùng xe tập đi. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã kêu gọi cấm bán và sản xuất xe tập đi cho trẻ ở Mỹ. Các nghiên cứu cho thấy chúng có thể làm trẻ chậm phát triển vận động, ức chế sự phát triển bình thường của cột sống và ảnh hưởng đến tư thế của bé. Tệ hơn nữa, trẻ có thể bị lật hoặc lăn xuống cầu thang, dẫn đến chấn thương.
  • Nên cho trẻ đi chân trần trong quá trình tập đi. Điều này giúp bé phát triển cơ ở bàn chân và mắt cá chân, phát triển vòm chân, học cách giữ thăng bằng và khả năng phối hợp tốt hơn.

[inline_article id=683]

Lưu ý quan trọng cho mẹ

Trong quá trình tập đi, nếu mẹ thấy chân con vòng kiềng thì không cần phải lo. Vì hiện tượng này sẽ hết khi trẻ được 2 tuổi.

Thỉnh thoảng bé đi nhón chân thì không sao vì có thể con đang đùa nghịch. Nhưng nếu con luôn đi trên đầu ngón chân, nhất là sau 2 tuổi thì mẹ cần kiểm tra lại vì rất có thể con đang gặp vấn đề bất thường về thể chất. Chẳng hạn con có thể bị gân gót chân ngắn, loạn dưỡng cơ, tự kỷ hoặc bại não…

bé đi nhón chân

Mong rằng những thông tin MarryBaby chia sẻ trong bài viết đã giúp mẹ biết trẻ mấy tháng biết đi. Dù rằng không nên quá căng thẳng khi cột mốc này ở con bị chậm trễ nhưng hãy tin vào bản năng người mẹ. Nếu cảm thấy có bất kỳ điều gì không ổn đối với sự phát triển của trẻ, hãy đưa con đi khám bác sĩ mẹ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Chăm sóc trẻ

Tổ chức và cúng lễ thôi nôi cho bé trai và bé gái sao cho thật vẹn tròn?

Lễ thôi nôi cho bé trai, bé gái là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Thôi nôi là gì? Dân gian vẫn gọi đây là “ngày bé có tuổi”. Nếu mẹ mới có bé lần đầu và chưa có kinh nghiệm làm thôi nôi cho con ắt hẳn sẽ có khá nhiều thắc mắc như:

  • Thôi nôi tính ngày âm hay dương?
  • Thôi nôi là đầy tháng hay đầy năm?
  • Tổ chức lễ thôi nôi cho bé như thế nào là trọn vẹn nhất?

Các mẹ an tâm, MarryBaby sẽ chia sẻ với các mẹ cụ thể nhất cách làm lễ thôi nôi cho bé.

1. Lễ thôi nôi cho bé trai và bé gái là gì?

Lễ thôi nôi cho bé là một sự cầu chúc cho con cái bình an – khỏe mạnh – tương lai thành công.

Lễ thôi nôi cho bé là ngày lễ đánh dấu ngày sinh nhật 1 tuổi của con, được tính theo ngày dương, kể từ ngày bé được sinh ra đến khi bé tròn một tuổi. Trong buổi lễ sinh nhật đặc biệt này; có một lễ cúng thôi nôi theo truyền thống; gia đình thường muốn tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái để mong con khôn lớn trưởng thành bình an, thuận lợi.

Cúng thôi nôi là nghi thức thông báo về sự có mặt của thành viên bé nhỏ mới trong gia đình. Đồng thời, cũng là dịp để cảm tạ sự phù hộ độ trì của tổ tiên; nhất là 12 bà mụ đã giúp cho mẹ tròn con vuông trước đây.

2. Cách tổ chức lễ thôi nôi cho bé trai và bé gái

2.1 Trò chơi và hoạt động

Những tiếng nổ lớn từ súng bắn pháo hoa của bữa tiệc và bóng bay vỡ có thể khiến con bạn sợ hãi, và những quả bóng bay và pháo hoa nên bị bỏ đi vì nó có nguy cơ nghẹt thở nghiêm trọng cho đến khi trẻ lên 3 tuổi.

Bé cũng sẽ thích trò chơi ú òa và tìm đồ chơi giấu trong hộp hoặc dưới tấm vải. Và tất nhiên, chúng sẽ thích giúp bạn mở quà.

>> Xem thêm: 16 trò chơi kích thích trí thông minh vượt trội cho bé

2.2 Chuẩn bị đồ ăn 

Những vị khách nhỏ của bạn có thể sẽ ăn rất ít thức ăn; vì vậy hãy nhắm đến nhiều loại hương vị, kết cấu và màu sắc hơn là ăn nhiều.

Tuy nhiên, không có bữa tiệc nào là trọn vẹn nếu không có bánh sinh nhật. Bạn có thể tự làm hoặc chọn từ nhiều loại khác nhau ở siêu thị hoặc tiệm bánh. Đừng để bé đến gần ngọn nến vì bé sẽ muốn lấy chứ không phải thổi.

>> Xem thêm: Cách bày bánh kẹo sinh nhật cho bé đơn giản và đẹp mắt

chuẩn bị đồ ăn trên bàn tiệc của bé
 Lễ thôi nôi là lễ sinh nhật tròn mấy tuổi?

2.3 Mẹo chung để có lễ thôi nôi cho bé gái thành công

  • Chuẩn bị một nơi sạch sẽ, tiện dụng và được trang bị đầy đủ để thay tã.
  • Các bà mẹ đang cho con bú có thể đánh giá cao nơi nào đó yên tĩnh và riêng tư để cho con bú.
  • Hãy chú ý theo dõi khu vực tổ chức các mối nguy hiểm, chẳng hạn như dĩa và các vật nhỏ có thể nuốt được, và nhanh chóng dọn chúng đi.
  • Các em bé sẽ chơi cùng nhau,hoặc không chơi cùng nhau, vì vậy hãy để nhiều loại đồ chơi khác nhau trong một không gian sàn rộng và an toàn.
  • Đừng quên bỏ lỡ những bức ảnh con bạn trong toàn buổi tiệc, chụp cảnh con bạn chăm chú vào chiếc bánh sinh nhật đầu tiên của mình!

>> Xem thêm: [Hình ảnh] Bánh kem sinh nhật cho bé độc đáo và ngộ nghĩnh nhất

3. Hướng dẫn chi tiết cách cúng lễ thôi nôi cho bé trai và bé gái

Thông thường, với những gia đình sống chung với ông bà, người lớn tuổi, ba mẹ sẽ không phải lo lắng nhiều trong chuyện chuẩn bị mâm cúng thôi nôi hay lễ cúng thôi nôi cho bé.

Hơn nữa, với các dịch vụ thời hiện đại, bạn có thể thuê nhà cung cấp chuẩn bị sẵn mâm cúng đúng chuẩn thôi nôi. Tuy nhiên, nếu muốn tự tay chuẩn bị cho ngày sinh nhật đầu đời của con, bạn có thể tham khảo danh sách những món cần thiết khi chuẩn bị lễ thôi nôi cho bé trai và bé gái theo gợi ý dưới đây.

3.1 Cách tính ngày làm lễ cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái

Ông cha ta có câu “Gái lùi 2 trai lùi 1”, nghĩa là đối với nữ thì ngày cúng sẽ trước 2 ngày so với ngày sinh; còn đối với nam là 1 ngày.

Nhưng cúng thôi nôi thì tính lịch âm hay lịch dương? Khác với ngày sinh nhật thì theo dân gian lễ cúng thôi nôi sẽ được tính dựa theo lịch âm lịch nhé!

3.2 Mâm cúng thôi nôi cho bé gồm những gì?

Tùy theo văn hóa vùng miền, lễ cúng thôi nôi bé trai và bé gái có thể gồm cả 3 mâm:

  • Mâm cúng Ông Táo.
  • Mâm cúng Thần tài – Thổ địa.
  • Mâm cúng 12 Mụ Bà và Đức Ông.

Danh sách những món phổ biến và cần thiết trong các mâm cúng chắc hẳn không thể thiếu trái cây, xôi, chè. Tìm hiểu chi tiết, bạn có thể chuẩn bị theo danh sách các món dưới đây cho mỗi loại mâm cúng.

>> Xem thêm: Cách cúng thôi nôi bé trai 1 tuổi đơn giản và chi tiết nhất

3.3 Chuẩn bị các mâm cúng thôi nôi cho bé

[key-takeaways title=”Gồm 3 mâm cúng: Ông Thần Tài, Thổ Địa & Ông Táo”]

  • 1 đĩa trái cây ngũ quả nhiều màu sắc.
  • 1 chén chè đậu xanh.
  • 1 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc.
  • 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm hoặc cua; đặc biệt với cua, tuyệt đối không chọn con sứt mẻ, gãy càng. Mọi thứ trên mâm cúng cần phải chỉn chu, tươm tất.
  • 3 ly nước, hoa, hương để thắp.

[/key-takeaways]

Mâm cúng lễ thôi nôi cho bé mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị cho ngày sinh nhật đầu đời của con
Mâm cúng lễ thôi nôi cho bé mẹ có thể tham khảo để chuẩn bị cho ngày sinh nhật đầu đời của con

3.4 Mâm cúng cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông

Các mẹ không cần phân biệt mâm cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái có những khác biệt gì so với bé trai mà chủ yếu là đủ lễ nhé.

[key-takeaways title=”Các món cúng trong lễ thôi thôi cho bé theo truyền thống bao gồm:”]

  • 1 con gà luộc nguyên con, đầy đủ các bộ phận. Lưu ý đặt gà lên đĩa với thế đàng hoàng, đầu ngẩng cao.
  • 1 đĩa trái cây.
  • 12 chén chè, 12 chén cháo.
  • 12 đĩa xôi nhỏ kèm 1 đĩa xôi lớn.
  • Nước hoặc rượu trắng, hoa và hương để thắp.
  • Bộ giấy tiền cúng thôi nôi, chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng, đặc biệt nên có 1 đôi đũa hoa bởi theo quan niệm dân gian, Bà Mụ thích dùng đũa này.

[/key-takeaways]

3.5 Chi tiết nội dung bài văn khấn trong lễ thôi nôi cho bé

Khi đã chuẩn bị xong 2 loại mâm cúng như trên thì cha mẹ nên cầm tờ giấy in sẵn nội dung về bài khấn để đọc trong lúc khấn như sau:

“Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

  • Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
  • Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
  • Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa
  • Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……

Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………

Chúng con ngụ tại …………

Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đảnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần)”

>> Xem thêm: Bài cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái chuẩn miền Bắc, Trung, Nam 2023

Như vậy là cha mẹ đã hoàn thành xong phần lễ theo truyền thống mà một lễ cúng thôi nôi cho con cần có như thế nào. Bên dưới đây là một số gợi ý về cách sắp mâm cúng cho bé bốc trong ngày thôi nôi mà cha mẹ có thể tham khảo.

4. Mâm đồ cho bé bốc thôi nôi gồm những món gì?

Mâm bốc thôi nôi, một thủ tục thú vị trong ngày thôi nôi của con
Mâm bốc thôi nôi, một thủ tục thú vị trong ngày lễ thôi nôi của con

Sau khi cúng lễ thôi nôi cho bé xong, ba mẹ sẽ bày một mâm gồm đồ chơi cho bé và những vật dụng để cho bé “bốc”. Nhiều người tin rằng, sự lựa chọn của bé sẽ “hé mở” phần nào nghề nghiệp trong tương lai.

Nếu như trước đây, mâm đồ cho bé bốc chỉ đơn giản với những thứ như: Xôi, bút viết, tập, gương, lược, kéo, đất; hiện nay, mâm bốc đã đa dạng hơn với nhiều món ra dáng “công nghệ” hiện đại: Máy tính, laptop, điện thoại…, bất cứ thứ gì cha mẹ có thể nghĩ ra cho một ngành nghề nào đó. Thậm chí có người còn bỏ cả vàng và tiền…

Ý nghĩa của việc cho bé bốc đồ trong ngày thôi nôi

  • Máy tính cầm tay: Bé có thể trở thành chuyên gia tài chính, nhân viên kế toán, nhân viên ngân hàng, thương nhân, nhà toán học, nhà nghiên cứu,…
  • Ống nghe: Với ống nghe, bé có thể thích làm những việc liên quan đến ngành y như bác sĩ, y tá, điều dưỡng; chuyên viên chăm sóc sức khỏe, chuyên gia tâm lý,…
  • Sách: Bé được cho là người yêu thích sự học hỏi, ham tìm tòi, nghiên cứu. Vì thế, bé có thể trở thành nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu,…
  • Bút: Bút chính là món đồ gắn liền với các công việc liên quan đến viết lách, ví dụ như nhà báo, nhà văn, nhà thơ, phóng viên,…
  • Micro: Đây là vật dụng thường được dùng rất nhiều cho việc nói, giao tiếp, xuất hiện trước công chúng. Vì thế, bé có thể trở thành nhà hùng biện, chính trị gia, diễn thuyết gia, phát thanh viên, biên tập viên, MC,…
  • Máy bay, ô tô: Thông thường, các bé trai sẽ yêu thích món đồ này. Đây là món tượng trưng cho các ngành nghề như kỹ sư chế tạo ô tô, máy bay, phi công, vận động viên đua xe chuyên nghiệp,…
  • Búp bê: Còn đây là món đồ được nhiều bé gái yêu thích. Khi bé chọn món này, tương lại có thể làm giáo viên dạy trẻ, nhà thiết kế thời trang, chuyên viên làm đẹp,…
  • Gương, lược, độ cột tóc – kẹp tóc: Nếu bé chọn các món đồ này thì bé sẽ có xu hướng quan tâm đến làm đẹp, sự chỉn chu, xinh đẹp từ ngoại hình. Và các ngành nghề có thể liên quan như: Chuyên viên thẩm mỹ, chuyên gia trang điểm, nhà tạo mẫu tóc,…
  • Bộ đồ chơi nhà bếp: Đây hẳn là những bé tương lai có thể trở thành đầu bếp nổi tiếng.

[quotation title=””]

Tất nhiên, đây chỉ là một tập tục dân gian và độ chính xác không ai có thể kiểm chứng, do đó bạn cũng đừng nên đặt nặng quá về những vấn đề này trong lễ thôi nôi cho bé. Xem như một thử nghiệm nho nhỏ và thú vị thôi mẹ nhé. Chúc các mẹ & gia đình có một lễ thôi nôi cho bé thật ấm cúng & có nhiều kỷ niệm thật hạnh phúc.

[/quotation]

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Các cột mốc phát triển quan trọng của bé 5 tuổi

Bé 5 tuổi sắp vào lớp 1, chuẩn bị bước vào một môi trường mới mà ở đó đòi hỏi nhiều hơn ở con khả năng độc lập. May mắn là ở giai đoạn 5-6 tuổi, nhiều bé luôn ý thức tự chăm sóc bản thân. Điều này vô cùng cần thiết để con hòa nhập cùng bạn bè ở cấp học mới.

Cùng với khả năng tự lập, bé 5 tuổi cũng đạt được các cột mốc phát triển sau.

Sự phát triển của bé 5 tuổi 

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 5 tuổi

Với trẻ 5 tuổi, chiều cao và cân nặng của con có sự tăng chậm hơn so với những năm đầu đới.

Để biết con có phát triển đạt chuẩn hay không, mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 5 tuổi trở lên tại đây.

2. Các mốc phát triển quan trọng của bé 5 tuổi

Sự phát triển thể chất

Ở bé 5 tuổi, khả năng phối hợp cơ thể đã tốt hơn. Kỹ năng vận động thô và vận tinh đang ngày càng hoàn thiện. Nhờ đó, bé 5 tuổi đạt được các cột mốc phát triển sau về mặt thể chất.

  • Đứng bằng một chân tối thiểu 10 giây, khả năng giữ thăng bằng tốt.
  • Có thể nhảy lò cò, nhảy cách quãng.
  • Có thể nhào lộn, đu đưa và leo trèo.
  • Dùng muỗng, nĩa và đôi khi dùng dao.
  • Tự đi vệ sinh, tự mặc và cởi đồ, biết cài nút áo, thắt dây giày.
  • Biết đi xe đạp 2 hoặc 3 bánh.

Sự phát triển về mặt cảm xúc và xã hội

Sau đây là một số cột mốc phát triển về mặt cảm xúc và xã hội ở bé 5 tuổi.

  • Độc lập hơn, có thể xa bố mẹ, người chăm sóc mà không buồn bã quá mức như trước.
  • Bé 5 tuổi luôn hào hứng tham gia các hoạt động tập thể, thích kết bạn, biết chia sẻ đồ chơi với những trẻ khác.
  • Thích làm bố mẹ vui lòng.
  • Bắt chước người lớn và thích được khen.
  • Thích vai trò chỉ huy trong tập thể.
  • Thích hát, múa, tham gia các hoạt động văn thể mỹ.
  • Đã nhận thức và ý thức về giới tính. Xu hướng giới tính thể hiện khá rõ ở tính cách bé trai và bé gái. Bé trai mạnh mẽ, thích chơi các trò vận động như đá bóng, leo trèo. Trong khi đó, bé gái có vẻ dịu dàng và thích các trò chơi dành cho con gái như chơi búp bê, đồ hàng.
  • Phân biệt được điều gì thật và điều gì giả vờ.
  • Biết nói dối.

>> Mẹ có thể xem thêm: Dạy con ngoan để con sống trung thực

Sự phát triển về mặt cảm xúc và xã hội của trẻ 5 tuổi

Sự phát triển về mặt nhận thức, ngôn ngữ

Bé 5 tuổi đã biết tuân thủ nội quy, nhận thức được đúng sai. Ngoài ra, còn còn biết:

  • Kể một câu chuyện với nhiều tình tiết. 
  • Biết múa, hát, đóng kịch và minh họa.
  • Dùng thì tương lai trong giao tiếp.
  • Nói họ tên, địa chỉ nhà, số điện thoại của ba mẹ.
  • Hiểu khái niệm về thời gian như sáng, trưa, chiều…
  • Có thể đếm hơn 20.
  • Biết gọi tên các màu sắc cơ bản.
  • Thuộc mặt chữ, mặt số, biết viết các nét chữ cơ bản nếu được dạy.
  • Biết sử dụng các đại từ như con, cô, bác…
  • Hiểu và làm theo các yêu cầu từ 3 hành động trở lên.

3. Một số vấn đề thường gặp ở bé 5 tuổi

Vấn đề ngôn ngữ ở bé 5 tuổi

Bé 5 tuổi có thể gặp một vài vấn đề về ngôn ngữ sau đây:

  • Phát âm: Khi 5 tuổi, bé có thể nói những gì mình muốn một cách rất dễ hiểu. Tuy nhiên, một số bé khi lên 5 vẫn bị vẫn bị vấn đề khi phát âm một số từ khó và điều này thường được khắc phục dần dần khi bé bắt đầu đến trường. Mẹ không cần phải quá lo lắng đâu nhé!
  • Nói nhầm từ: Việc nói nhầm một số từ vẫn xảy ra trong giai đoạn này và có thể kéo dài cho đến khi bé lên 7.
  • Nói lắp: Điều này có thể làm các bậc cha mẹ quan tâm lo lắng. Tuy nhiên, nói lắp ở độ tuổi này là một giai đoạn phát triển bình thường mà nhiều trẻ phải trải qua. Con của mẹ đang đến gần với một bước tiến lớn trong kỹ năng ngôn ngữ của mình. Vì vậy thỉnh thoảng bé sẽ gặp khó khăn khi nói đầy đủ một câu lưu loát. Trước mỗi giai đoạn phát triển, bé sẽ có một khoảng thời gian chùng xuống, sau đó sẽ tiến bộ hơn với một kỹ năng mới.

Mặt khác, mẹ sẽ nhận ra bé có thể nói lắp khi bé mệt mỏi, kích thích hay buồn rầu.

Cách chữa nói lắp cho trẻ đòi hỏi sự dịu dàng và kiên trì của mẹ.

  • Nếu bé gặp khó khăn khi phát âm những từ khó thì đừng la mắng hay cắt ngang lời của bé. Thay vào đó, hãy phát âm thật rõ từ đó khi đến lượt mẹ nói.
  • Đọc sách hay trò chuyện cùng con là cách tuyệt vời để thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ của bé. Truyện cho bé 5 tuổi cần mang ý nghĩa giáo dục. Mẹ có thể tham khảo truyện cho bé 5 tuổi từ các tuyển tập truyện cổ nổi tiếng trên thế giới như truyện cổ Grimm, truyện cổ Andersen.
  • Đừng bắt con nói chậm lại, mẹ nên lắng nghe và chờ đợi con kết thúc câu nói hoặc câu chuyện. Vì nếu mẹ quay lưng và làm một cách vội vàng, con sẽ cảm thấy áp lực “phải nói ra hết” và điều này sẽ chỉ làm cho bé nói lắp nặng hơn.
  • Nếu bé liên tục gặp vấn đề về phát âm, nói lắp và không có tiến bộ trong vài tháng, mẹ nên dành cho bé sự quan tâm đặc biệt hơn. Hãy cho bé đi khám nếu mẹ nghĩ bé gặp khó khăn khi nói là vì bé nghe không rõ. Trường hợp khác cũng cần gặp bác sĩ là con chảy nước dãi khi nói sai hoặc khó khăn trong việc ăn và nuốt thức ăn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Những mẩu truyện cổ tích để kể chuyện cho bé ngủ ngon

Hướng dẫn chăm sóc bé 5 tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ 5 tuổi

Dưới đây là một số nhóm dinh dưỡng quan trọng tốt cho sự phát triển của bé đoạn này, mẹ nên thường xuyên cho vào thực đơn món ngon cho bé 5 tuổi hàng tuần như gợi ý nhé.

  • Nhóm đạm: Mẹ bổ sung đạm cho bé bằng các thực phẩm như thịt, cá, tôm, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa… Số lần ăn trong tuần gồm 2 ngày thịt bò hoặc heo, 2-3 ngày thịt gà hoặc cá, rải rác 2 ngày trứng và các chế phẩm từ sữa (phô mai).
  • Chất béo omega-3: Các loại cá chứa chất béo omega-3 như cá thu, cá hồi, cá chép, lươn nên ăn 2 ngày mỗi tuần. Lượng ăn một ngày khoảng 80-100g thịt cá, lươn đã lọc bỏ xương.
  • Thực phẩm bổ sung lợi khuẩn: Mẹ thường xuyên cho bé 5 tuổi ăn yogurt, sữa chua, ít nhất 2-3 ngày trong tuần. Đường ruột khỏe mạnh là nền tảng để trẻ có sức đề kháng tốt, chống chọi trước các tác nhân gây bệnh.
  • Chất xơ, vitamin và khoáng chất: Mỗi ngày nếu trẻ được ăn 3 loại rau củ và 1-2 loại quả thì rất tốt. Để dễ lên thực đơn, cứ 3 ngày mẹ xếp cho con ăn 5 loại rau củ và 3 loại quả thì vẫn đảm bảo dinh dưỡng đối với trẻ. Mẹ cũng lưu ý là lượng sữa cho bé 5 tuổi nên giảm xuống còn khoảng 500ml/ngày. Ở giai đoạn 5 tuổi, bé nên uống các loại sữa tươi không đường, ít đường hoặc sữa công thức.
  • Mẹ có thể xem thêm món ngon cho bé 5 tuổi tại đây.

[inline_article id=270625]

2. Hoạt động cho trẻ 5 tuổi phát triển

Cho con trải nghiệm nhiều hoạt động, trò chơi cho bé 5 tuổi để giúp con phát triển tối ưu nhé mẹ.

  • Xếp lego, hình khối để rèn luyện khả năng suy nghĩ logic, khả năng tập trung, ghi nhớ, khả năng sáng tạo. Đây là một trong những trò chơi cho bé 5 tuổi được khuyến khích.
  • Giúp bé 5 tuổi nâng cao tốc độ ghi nhớ bằng trò chơi đọc tên đồ vật.
  • Dạy bé 5 tuổi đếm số, các phép tính cộng, tính trừ khi chơi cùng con thông qua việc đếm kẹo, chia bánh…

>>> Mẹ có thể xem thêm: 10 trò chơi giúp bé phát triển kỹ năng

3. Cách nói chuyện với trẻ 5 tuổi

Kỹ năng ngôn ngữ là một trong những kỹ năng quan trọng đối với bé 5 tuổi; vì nó hỗ trợ việc học của con trên lớp hiệu quả.

Trẻ 5 tuổi càng tham gia vào cuộc trò chuyện và chơi tương tác nhiều; chúng càng học được nhiều hơn. Đọc sách, hát, chơi trò chơi chữ và nói chuyện với trẻ sẽ tăng vốn từ vựng của con; đồng thời mang lại nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng nghe.

Dưới đây là một số cách mẹ có thể giúp tăng cường kỹ năng giao tiếp của con:

  • Nói về các hoạt động trong ngày.
  • Nói chuyện với con bạn về những cuốn sách bạn đã đọc cùng nhau.
  • Nói chuyện với con bạn về các chương trình TV và video mà bạn xem cùng nhau.
  • Giữ sách, tạp chí và các tài liệu đọc khác ở nơi trẻ có thể tiếp cận chúng mà không cần trợ giúp.
  • Giúp trẻ tạo album “Đây là tôi” hoặc “Đây là gia đình của chúng ta” với ảnh hoặc vật lưu niệm.
  • Từ vựng và các mẫu giao tiếp

4. Trẻ 5 tuổi nên học gì?

Bên cạnh học kiến thức, bé 5 tuổi cần rèn luyện thêm các phẩm chất, kỹ năng cần thiết khác. Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa những kỹ năng hình thành thời thơ ấu với sự thành công trong tương lai của trẻ.

Kiến thức

Ở tuổi này, bé 5 tuổi có thể học chữ, học toán, học tiếng anh.

Nếu mẹ đang tìm hiểu về giáo trình toán tư duy Mathnasium và chưa biết nên cho trẻ học theo phương pháp nào để đạt được hiệu quả, mẹ có thể xem thêm tại đây.

bé 5 tuổi học tiếng anh

Các kỹ năng quan trọng giúp trẻ thành công

Tự lực

  • Có ý thức và kỹ năng tự phục vụ như biết vệ sinh cá nhân, tự mang giày dép, quần áo, biết xếp quần áo, tự ăn, sau khi ăn, uống xong biết tự bỏ chén, muỗng, ly vào bồn rửa, dọn dẹp đồ chơi cất đúng chỗ.
  • Cố gắng hết mình, quyết tâm đến cùng, không bỏ dở công việc đang làm.

Tự tin

  • Tự hào về bản thân và biết mình có thể làm gì, làm tốt việc gì.
  • Mạnh dạn, tự tin, thoải mái trước đám đông, người lạ.

Độc lập

  • Biết đưa ra ý kiến riêng.
  • Biết lựa chọn theo ý muốn.
  • Vui tươi, hồn nhiên trong giao tiếp, sinh hoạt cộng đồng như ca hát, diễn kịch, trình diễn văn nghệ…

Biết cảm nhận cái đẹp xung quanh

  • Quan tâm, để ý đến vẻ đẹp của mọi vật xung quanh từ màu sắc, hình dáng cho đến sự hài hòa, tính đa dạng.
  • Thể hiện cảm xúc, thái độ, hành vi… mong muốn tạo ra cái đẹp như xếp đồ gọn gàng, chăm sóc cây hoa, không hái hoa, bẻ cành, xả rác, ăn mặc theo ý thích, chải tóc gọn gàng…
  • Xây dựng cho trẻ niềm yêu thích với nghệ thuật, âm nhạc, hội họa bằng cách tạo điều kiện để con theo học các môn này (nếu con muốn), tham gia các hoạt động liên quan.

Sáng tạo

  • Để trẻ tự do lựa chọn những nhu cầu cơ bản như món ăn, quần áo, đồ chơi…
  • Hướng dẫn hoặc gợi ý con tạo ra các món đồ mới từ vật liệu tái chế hay các món đồ cũ ít dùng.
  • Thường xuyên đặt những câu hỏi mở với trẻ, chẳng hạn “Con nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu có một hành tinh khác giống trái đất?”.
  • Mua cho con những đồ chơi kích thích khả năng sáng tạo ở trẻ như màu vẽ, đất sét nặn, logo…

Quản lý tiền bạc

Dạy bé 5 tuổi về tiền bạc

Bé 5 tuổi đã biết tiền dùng để mua hàng hóa và thực phẩm. Mẹ có thể giúp trẻ học về mệnh giá của từng loại tiền, bắt đầu với những tờ mệnh giá nhỏ.

Hãy giúp bé 5 tuổi nhận dạng các tờ tiền bằng cách phân biệt sự khác nhau về màu sắc, chữ số… Hơn nữa, cho trẻ nhìn và tập đọc các con số trên hóa đơn mua hàng cũng như các số trên tờ tiền cũng là cách học chữ số đơn giản, hiệu quả.

Tuy nhiên, mục đích chính dạy trẻ về tiền bạc vẫn là dạy về các khía cạnh sau:

  • Học cách tiết kiệm: Dạy bé bỏ ống heo những đồng tiền tiêu vặt mà bố mẹ cho. Bé sẽ học được rằng việc tiết kiệm giúp tiền của bé nhiều dần lên. Bé có thể học cách “trì hoãn ham muốn”. Nếu bé có sự tập trung chú ý ngắn, mau chán, mẹ có thể bắt đầu với ống heo nhỏ để tiền nhanh đầy hơn.
  • Sự khác nhau giữa cần và muốn: Bắt đầu thảo luận với bé về sự khác biệt giữa hai khái niệm này. Mẹ sẽ mua cho bé những gì bé cần. Mặt khác đối với những gì bé muốn bé sẽ phải tiết kiệm để mua chúng.
  • Cha mẹ không phải ngân hàng luôn mở của bé: Đây là một bài học cơ bản cho trẻ như ta vẫn thường nói “bố mẹ không thể vẽ ra tiền”. Điều này dạy cho bé rằng tiền có hạn và mỗi người phải sống với một ngân sách nhất định.

5. Cách giáo dục bé 5 tuổi

Cần tạo điều kiện tối đa cho bé 5 tuổi tìm hiểu về thế giới xung quanh. Mọi thành viên trong gia đình nên có những khoảng thời gian chơi đùa vận động cùng nhau, nhất là các hoạt động ngoài trời. Bởi đây chính là phương thức tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Nên chú trọng đến tâm sinh lý của bé 5 tuổi bởi đây là độ tuổi có những cảm xúc khá thất thường. Trẻ có thể đôi khi đòi hỏi nhưng có lúc lại rất hợp tác. Vì thế, cha mẹ cần có cách ứng xử phù hợp khi 2 cảm xúc tiêu cực này của trẻ trỗi dậy. 

Mặt khác, để bé 5 tuổi tự lập hơn, chuẩn bị cho quá trình học chữ ở cấp 1, bố mẹ nên “lười” một chút, đừng hành xử theo cách “không chịu để cho con lớn” bằng việc phục vụ “tận răng” cho trẻ. 

Bất cứ giai đoạn nào, trẻ cũng cần được chỉ dạy, trải nghiệm để trở thành một cá thể độc lập và tự tin. Đây mới là điều tốt nhất mà cha mẹ nên dành cho trẻ.

Lời khuyên của bác sĩ để bé 5 tuổi phát triển tốt

Lời khuyên của bác sĩ

Nếu bé 5 tuổi có các biểu hiện sau, mẹ nên cho con đi khám để được tư vấn và chữa trị nếu chẳng may con được xếp vào nhóm trẻ chậm phát triển.

  • Trẻ khó khăn trong hoạt động chạy nhảy, không thể đứng bằng một chân dù chỉ vài giây.
  • Khó tập trung vào một hoạt động hơn 5 phút.
  • Thường xuyên la hét, cáu giận, không kiểm soát được cảm xúc.
  • Không thể hiện nhiều cảm xúc.
  • Không thích chơi, tham gia các hoạt động cùng bạn bè đồng trang lứa, thích một mình.
  • Không nói được họ tên, không đếm được tới 10, không nhận biết được màu sắc.
  • Không thể cầm bút.
  • Không thể tự đánh răng, mặc và cởi quần áo hay vệ sinh bản thân.
  • Mất các kỹ năng đã đạt được.
  • Không hiểu người khác nói, không thể hiểu và thực hiện theo các yêu cầu.

Tuy sự phát triển của trẻ 5 tuổi không giống nhau. Nhưng việc nhận biết các dấu hiệu bất ổn ở trẻ và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng. Nếu mẹ cảm thấy quá lo lắng hoặc thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời nhé.

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 4 tuổi phát triển thể chất và tâm lý như thế nào?

Trẻ 4 tuổi luôn tìm cách làm chủ bản thân và tự đưa ra quyết định trong mọi tình huống. Đó còn là những em bé cực kỳ sáng tạo và có khả năng tập trung cao độ.

Mẹ dễ dàng nhận thấy con có thể ngồi tập trung hàng giờ với món đồ chơi yêu thích. Về mặt xã hội, con rất thân thiện và thích trò chuyện, tiếp xúc với mọi người. Khi thất vọng hay vui mừng, con đều thể hiện cảm xúc một cách rõ ràng.

Mẹ có thể tìm hiểu thêm sự phát triển ở trẻ 4 tuổi để biết con còn biết làm gì nữa nhé.

1. Sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ 4 tuổi

1.1 Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 4 tuổi

Nhắc đến sự phát triển của bé 4 tuổi, chắc chắn mẹ sẽ rất muốn biết chỉ số cân nặng, chiều cao của con có đạt chuẩn hay không.

Bé gái và bé trai 4 tuổi nặng bao nhiêu kg? Thông thường ở giai đoạn 4-5 tuổi:

  • Bé gái nặng 16,1 đến 18,2kg, cao 102,7 đến 109,4cm.
  • Bé trai nặng 16,3 đến 18,3kg, cao 103,3 đến 110cm.

Bây giờ, cậu bé cô bé của mẹ đã cao cả mét rồi. Đi kèm với sự phát triển về mặt thể chất, con còn đạt các cột mốc sau về khả năng vận động, nhận thức.

1.2 Các mốc phát triển tâm lý nhận thức của trẻ 4 tuổi

Sự phát triển về thể chất của trẻ 4 tuổi

Trẻ em học hỏi thông qua vui chơi. Ở độ tuổi 4-5, bé không chỉ biết chạy, nhảy, ném bóng, đá bóng, leo trèo, đu dây một cách dễ dàng mà còn có thể làm nhiều việc khác nữa như:

  • Đứng một chân hơn 9 giây.
  • Dùng thìa và nĩa thành thạo.
  • Vẽ được người với phần thân.
  • Có thể xếp chồng ít nhất 10 khối.
  • Tự mặc quần áo, đánh răng, đi vệ sinh.
  • Có thể lộn một vòng hoặc trồng cây chuối.
  • Đi bộ (chạy) lên xuống cầu thang dễ dàng.
  • Nhìn và bắt chước vẽ các hình tam giác, vuông, tròn.

Sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ 4 tuổi

Vốn từ vựng của trẻ 4 tuổi có thể có đến khoảng 500 – 1.000 từ. Tuy nhiên, số lượng từ mà trẻ dùng hàng ngày thường ít hơn con số này.

Trong giai đoạn này, con đã có thể nói được những câu dài hơn 5 từ một cách trôi chảy. Con kể vắn tắt lại một tính huống diễn ra trong ngày; hoặc câu chuyện do con tưởng tượng,..Không những vậy, còn cũng đã hát theo giai điệu của những bài hát quen thuộc.

Trẻ con 4 tuổi là giai đoạn con tò mò và ham học hỏi. Con trở nên tự tin khi trò chuyện với mọi người hơn, nhờ vào vốn từ vựng và khả năng diễn đạt của mình.

  • Con có thể nói những câu dải.
  • Thuộc lòng nguyên bài thơ hoặc bài hát.
  • Biết sử dụng thì tương lai, chẳng hạn như: “Mai mình sẽ đi công viên nhé mẹ”.
  • Thường đặt câu hỏi liên tục khi giao tiếp để thỏa mãn óc tò mò, thích khám phá.
  • Có thể kể một câu chuyện dài, nhiều tình tiết hoặc kể lại những sự việc con đã trải qua trong ngày.

Trẻ 4 tuổi biết làm gì với sự phát triển về mặt nhận thức

Hầu hết trẻ 4 tuổi đều bắt đầu nắm bắt được các khái niệm trừu tượng thông qua việc trẻ hiểu được thời gian giữa ngày và đêm; nhận diện hình dạng; màu sắc; tín hiệu đèn giao thông; một số chữ cái và con số,…

Cả bé trai và gái 4 tuổi, các con sẽ bắt đầu biết lắng nghe tốt hơn. Việc này phục vụ cho quá trình học hỏi của con. Con lắng nghe những câu chuyện của mọi người; quan sát vật dụng trong nhà và môi trường xung quanh nơi con sống.

Con không những chỉ trả lời những câu hỏi của mẹ một cách đơn giản, mà con còn có khả năng thể hiện cảm xúc.

  • Con biết đếm từ 10 trở lên.
  • Khả năng tập trung tốt hơn.
  • Nhận ra một số bảng chỉ dẫn quen thuộc trên đường.
  • Nhớ địa chỉ, số điện thoại của bố mẹ (nếu được dạy).
  • Biết sắp xếp các đối tượng theo hình dáng và màu sắc.
  • Nhận biết, gọi đúng tên một số màu sắc và hình dạng cơ bản.
  • Hiểu khái niệm đối lập như đầy/vơi, giống/khác, hơn/kém, cao hơn/thấp hơn.
  • Có thể ghi nhớ tình tiết của các câu chuyện xảy ra trong ngày; thời gian ngắn.
  • Con hiểu khái niệm ngày đêm. Phân biệt các hoạt động diễn ra khác thời gian.
  • Hiểu các khái niệm khó như chất lượng (tốt/xấu), số lượng (nhiều/ít), chất liệu (nhựa/thủy tinh/sắt…)
  • Hiểu được những yêu cầu có từ 3 hành động. Ví dụ: “Con hãy cất sách đi, đánh răng rồi đi ngủ”.
  • Bắt đầu hỏi nhiều câu hỏi dạng như: “Khi nào?”, “Bao nhiêu?”, “Tại sao?” và rất tò mò về công dụng các đồ vật

Tâm lý trẻ 4 tuổi: Sự phát triển về mặt xã hội và tình cảm

Tâm lý trẻ 4 tuổi như thế nào? Nếu trước đây trẻ tự cho mình là trung tâm thì giờ đây con hiểu rằng không hẳn lúc nào mình cũng được ưu tiên hàng đầu. Trẻ bắt đầu hiểu về cảm xúc của người khác. Đồng thời, con có khả năng vượt qua các xung đột và kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.

Các mốc phát triển tâm lý của trẻ 4 tuổi về mặt cảm xúc, tình cảm, xã hội, cụ thể như sau:

  • Thể hiện sự tức giận bằng lời nói thay vì hành động.
  • Nhận thức được sự khác biệt giữa ước mơ và thực tế.
  • Thích có nhiều bạn bè và biết chia sẻ, nhường nhịn khi chơi cùng. 
  • Biết quan tâm hỏi han khi thấy bạn bè, bố mẹ, anh chị, người thân không vui.
  • Hiểu và tuân theo các quy tắc nhưng thỉnh thoảng vẫn bướng bỉnh và bất hợp tác.

Trẻ 4 tuổi có thể nhận ra giới tính của mình

Bé trai và bé gái 4 tuổi đã bắt đầu thắc mắc về bộ phận sinh dục

Trong bài viết Cách giáo dục giới tính cho trẻ phù hợp cho từng lứa tuổi, trẻ 4 tuổi con đã bắt đầu nhận ra được giới tình của mình. Con sẽ thường xuyên hỏi mẹ về sự khác nhau giữa hai bộ phận sinh dục. Lúc này cha mẹ cần phải cởi mở hết mức với con, tránh nói ẩn dụ.

Chính vì sự tò mò này, mà trẻ thường xuyên chạm vào bộ phận sinh của mình. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng dặn dò con rằng, không ai được chạm vào vùng kín của con ngoại trừ cha mẹ, và bác sĩ. Đồng thời mẹ cũng cho trẻ biết về những hành vi xâm hại tình dục ở trẻ (nếu con có thể hiểu).

>>> Mẹ có thể quan tâm Vì sao bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục?

1.3 Các vấn đề thường gặp ở trẻ 4 tuổi

Dấu hiệu trẻ 4 tuổi chậm phát triển mẹ cần lưu ý

Thực tế là mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo một lộ trình riêng. Thế nhưng, không vì thế mà mẹ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo con đang không đạt được các mốc phát triển nhất định.

Hãy đưa bé 4 tuổi đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi, nếu:

  • Nói và phát âm không rõ ràng.
  • Bé không thể nhảy giậm chân tại chỗ.
  • Khó có thể vẽ/viết dù là nghệch ngoạc.
  • Không thể kể lại câu chuyện mà con thích.
  • Phản đối khi mặc quần áo, đi ngủ, đi vệ sinh.
  • Không hiểu khái niệm giống nhau và khác nhau.
  • Mất các kỹ năng mà trẻ từng đạt được trước đó.
  • Không quan tâm đến các trò chơi có tính tương tác, hoặc niềm tin.
  • Không biết dùng từ “con/mình” và bố mẹ/ông bà/bạn” một cách chính xác.
  • Không quan tâm đến những bạn cùng trang lứa; và cả những người thân gia đình.

2. Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ 4 tuổi

2.1 Dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi

Trẻ 4 tuổi cần nhiều năng lượng cho các hoạt động thể chất; và học tập hàng ngày. Nên thực đơn cho bé 4 tuổi sẽ cần được bổ sung một lượng lớn nguồn năng lượng. Bên cạnh đó, mẹ cần tránh để trẻ hình thành một số thói quen kém lành mạnh.

Trẻ uống nhiều nước ép trái cây tốt không?

Không ít mẹ nghĩ rằng nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, nên đã cho con uống thay cả nước lọc. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Do nước trái cây chứa nhiều đường nên dễ làm trẻ bị sâu răng. Hơn nữa, đối với trẻ trên 6 tháng mẹ không nên cho con uống quá 120ml nước ép trái cây mỗi ngày. Nếu uống nhiều và thường xuyên sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Nước ép trái cây đóng chai có tốt cho trẻ con không? 

dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi

Trẻ uống nhiều sữa tươi có tốt không?

Đã từng xảy ra nhiều trường hợp trẻ thiếu máu nghiêm trọng vì uống nhiều sữa tươi. Nguyên nhân là do trẻ uống nhiều sữa sẽ làm con bị no; và dẫn đến chán ăn.

Lâu dần, trẻ dễ bị thiếu máu do thiếu dinh dưỡng. Vì sữa tươi không thể cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ.

Ăn các thực phẩm gây dậy thì sớm

Dậy thì sớm là hiện tượng mà không cha mẹ nào muốn xảy ra ở con mình. Thế nên, khi thiết kế thực đơn cho bé 4 tuổi, mẹ lưu ý những điều sau:

  • Sữa đậu nành.
  • Rau củ trái mùa.
  • Thịt cổ gia cầm, nội tạng động vật.
  • Thuốc bổ như vitamin tổng hợp, thuốc bắc (nấu gà tần…).
  • Thức ăn nhanh, các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều muối.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 10 món ngon dành cho bé biếng ăn 

2.2 Hoạt động để trẻ 4 tuổi phát triển tốt

Sau đây là những điều mẹ nên làm để giúp con học hỏi và phát triển:

  • Hãy để trẻ tự giải quyết mâu thuẫn khi chơi với bạn.
  • Hướng dẫn trẻ cách quản lý cảm xúc, nhất là khi con tức giận hoặc quá khích.
  • Tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động viết, vẽ, tô màu, cắt dán thủ công.
  • Giao cho con làm việc nhà để dạy bé về trách nhiệm và sự sẻ chia trong gia đình.
  • Dạy trẻ những biển báo thông dụng được thấy trên đường hoặc hướng dẫn trong sách.
  • Trò chuyện với trẻ mỗi ngày, hỏi về các hoạt động của con ở trường, điều gì làm con vui và không vui, con thích chơi với bạn nào nhất, tại sao…
  • Duy trì thói quen đọc cho con nghe mỗi ngày và không quên đặt những câu hỏi mang tính chất gợi mở, kích thích trẻ tư duy như “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?”.

[inline_article id=273912]

2.3 Bé 4 tuổi cần học những gì?

2.3 Rèn luyện các kỹ năng khác cho bé

Dạy bé 4 tuổi tinh thần trách nhiệm

Dạy con cách nói xin lỗi

Bé 4 tuổi cẩn học những gì? Hãy dạy con nói lời xin lỗi. Trẻ 4 tuổi vẫn chỉ là một đứa trẻ sống với bản năng và nhận thức đơn sơ nhất. Vì vậy, khi con phạm lỗi, điều mẹ có thể làm là uốn nắn trẻ, dạy con xin lỗi và giúp trẻ phân biệt đúng sai.

Với vai trò là mẹ, khi con biết nói xin lỗi, mẹ hãy giải thích cho con, và tuyệt đối không đưa con vào tình thế hối lỗi tột cùng. Khi trẻ lớn hơn, các con sẽ dần có được nhận thức và sự đồng cảm đối với mọi người.

Mẹ có thể dạy trẻ 4 tuổi học cách nói lời xin lỗi như sau:

  • Khen ngợi trẻ khi con biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi.
  • Xin lỗi đi kèm với khắc phục hậu quả, chẳng hạn con làm đổ nước, không chỉ xin lỗi, con còn phải lấy khăn lau sạch nước.
  • Khuyến khích nói lời xin lỗi bằng cách khéo léo gợi ý, ví dụ: “Con làm bạn đau, con có thể làm bạn cảm thấy tốt hơn bằng cách nào?”.
  • Mẹ và các người lớn trong nhà phải luôn làm gương cho con. Con biết nói xin lỗi với cha mẹ ông bà. Ngược lại người lớn cũng nên nói xin lỗi với con khi cần.

>> Mẹ xem thêm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

Dạy bé tinh thần trách nhiệm

Khi mẹ phân công công việc nhà cho bé hay nhờ con giúp làm những việc lặt vặt trong nhà, đó chính là mẹ dạy con sống có trách nhiệm.

Ngoài ra, mẹ hãy dạy trẻ 4 tuổi:

  • Làm việc gì phải làm đến cùng.
  • Dạy trẻ tự lập như tự ăn uống, mặc quần áo…
  • Biết giữ lời hứa, tuân thủ những nguyên tắc trong gia đình.
  • Tạo điều kiện để trẻ tự ra quyết định một số việc “vừa tầm” với con như chọn mua quần áo, đồ chơi…

Dạy trẻ ứng xử trên bàn ăn

Ở tuổi này, trẻ đã ngồi ăn chung bàn với cả nhà. Vì vậy mẹ cần dạy con phép lịch sự trên bàn ăn.

  • Không vừa nhai vừa nói.
  • Không chép miệng khi ăn.
  • Mời người lớn trước khi ăn.
  • Không chống tay trên bàn ăn hay gõ đũa muỗng tạo âm thanh.
  • Nếu thức ăn quá xa, con có thể nhờ người lấy hộ và đừng quên cảm ơn.

3. Lời khuyên của bác sĩ để bé 4 tuổi phát triển tốt

Lời khuyên của bác sĩ để bé 4 tuổi phát triển tốt
Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 4 tuổi phát triển tốt

3.1 Lưu ý đối với bé

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), một số bệnh phổ biến nhất thường gặp ở trẻ 4 tuổi:

>>> Mẹ có thể xem thêm: 15 thực phẩm phòng ngừa cảm cúm và coronavirus cho bé

Thành thử, mẹ cần chú ý đến ác dấu hiệu, cũng như cách chăm sóc trẻ khi con bị bệnh. Nhằm ngăn chặn tình trạng bệnh lý phát triển nặng hơn.

3.2 Cách chăm sóc bản thân dành cho mẹ

Mẹ đừng quên chăm sóc chính bản thân của mình mẹ nhé!
Mẹ đừng quên chăm sóc chính bản thân của mình mẹ nhé!

Cuộc sống có thể trở nên vô cùng bận rộn và hỗn loạn khi mẹ đang nuôi một trẻ 4 tuổi. Để giúp đối phó với những thách thức của giai đoạn này, mẹ cần biết cách chăm sóc bản thân.

Nhờ sự hỗ trợ của chồng hoặc các thành viên trong gia đình

Việc chăm sóc trẻ 4 tuổi sẽ tốn rất nhiều năng lượng và có thể khiến mẹ nhanh chóng mệt mỏi. Mẹ sẽ biết khi nào mình hết năng lượng.

Trong những lúc như vậy, mẹ có thể liên hệ để xem chồng, hoặc thành viên gia đình hoặc người trông trẻ có thể đảm nhận việc này trong một hoặc hai giờ hay không. Hãy dành một khoảng “me-time” để làm điều gì đó cho riêng mẹ.

>> Mẹ xem thêm: Cẩm nang yêu thương bản thân: 5 điều tiên quyết bạn nên bắt đầu

Mẹ cần tránh cảm giác bị cô lập

Để tránh bị cảm giác cô lập bao trùm, mẹ có thể dành thêm thời gian kể chuyện và trò chuyện với con. Hoặc mẹ cũng có thể gặp gỡ bạn bè là mẹ bỉm giống mình để chia sẻ cảm xúc. Biết đâu mẹ lại học được một số cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi.

Mẹ nên có một mối liên hệ tin tưởng để sẵn sàng chia sẻ mọi lúc

Mẹ nên có một mối liên hệ mật thiết để mẹ sẵn sàng chia sẻ bất kỳ cảm xúc gì. Người đó có thể là chồng, cha mẹ, ông bà, bạn thân,… Việc này có thể giúp mẹ giảm bớt căng thẳng và lo lắng mỗi khi mẹ cảm thấy bế tắc khi nuôi dạy trẻ 4 tuổi.

Như vậy, để con phát triển lành mạnh, khi chăm sóc trẻ 4 tuổi, mẹ đừng quên những lưu ý về chế độ ăn uống cho bé. Ngoài ra, để chuẩn bị con vào lớp 1, mẹ hãy cho bé tập làm quen với mặt chữ và các phép tính trước nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Hiểu tâm lý và sự phát triển để dạy con nhàn tênh

Những tháng ngày lẫm chẫm biết đi; lóng ngóng học cách cầm thìa chỉ còn là kỷ niệm. Đứa trẻ ngày ấy vụt chốc trở thành cậu bé, cô bé 3 tuổi đầy thấu cảm. Đứa trẻ 3 tuổi tâm lý biết khi nào mẹ buồn để kịp hỏi han, an ủi “Sao mẹ buồn thế?”. Những nhọc nhằn nối tiếp nhọc nhằn nhưng lòng mẹ không khỏi tan chảy trước tấm lòng bé thơ.

Đặc biệt, ở giai đoạn bé 3-4 tuổi; con đạt được những cột mốc quan trọng trong sự phát triển toàn diện cả tính cách lẫn thể chất.

Sự phát triển của bé 3 tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 3 tuổi

Trong khoảng thời gian 36 đến dưới 48 tháng, chỉ số cân nặng và chiều cao của con như sau:

  • Cân nặng của bé gái dao động khoảng 13,9-16,1kg. Cân nặng của bé trai có nhỉnh hơn, trong khoảng 14,3-16,3kg. 
  • Chiều cao bé gái khoảng 95,1-102,7cm. Chiều cao bé trai khoảng 96,1-103,3cm.

Mẹ có thể tham khảo thêm bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO (Tổ chức y tế thế giới) để biết khi nào các chỉ số của con ở mức cần “lưu ý”. Hay nói cách khác, đó là khi cân nặng và chiều cao của bé ở mức “giới hạn dưới”. Một trường hợp hợp nữa là bé có nguy cơ thừa cân khi trọng lượng vượt mức “giới hạn trên”.

2. Các mốc phát triển thể chất quan trọng của bé 3 tuổi

Sự phát triển thể chất của bé 3 tuổi mẹ cần lưu ý đó là:

  • Em bé 3 tuổi của mẹ không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Đơn giản vì con không còn bị giới hạn khả năng vận động như trước. 
  • Bé có thể lên xuống cầu thang mỗi chân một bước không cần tay vịn.
  • Biết đá, ném và bắt bóng.
  • Đạp được xe 3 bánh.
  • Leo trèo một cách thành thạo.
  • Đứng một chân tối đa 5 giây.
  • Đi tiến hoặc đi lùi một cách dễ dàng.
  • Cúi xuống mà không bị ngã.
  • Biết mặc và cởi quần áo; đặc biệt bé đã biết cài và mở khuy áo.
  • Có thể nhìn và bắt chước vẽ đường thẳng, vòng tròn. 
  • Biết viết một số chữ cái in hoa.
  • Biết vẽ người từ 2-4 bộ phận.
  • Biết sử dụng kéo dành cho trẻ nhỏ.
  • Biết lật sách.
  • Xây dựng được tháp từ 4 khối trở lên.
  • Có thể vặn và mở nắp đậy.

3. Bé 3 tuổi và sự phát triển ngôn ngữ

Trẻ 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển ngôn ngữ? Mẹ hãy chú ý:

  • Nếu trước đây con ít nói thì ở giai đoạn bé 3-4 tuổi, mẹ sẽ thấy con nói rất nhiều. 
  • Bé biết giới thiệu tên và tuổi của mình, nói được tên và tuổi của bố, mẹ.
  • Nói được khoảng 250-300 từ.
  • Biết gọi tên hầu hết các món đồ quen thuộc.
  • Có thể trả lời những câu hỏi đơn giản.
  • Nói được câu từ 5-6 từ và nói được câu hoàn chỉnh trước 4 tuổi.
  • Phát âm bớt ngọng nghịu, dễ nghe hơn.
  • Biết hát và kể chuyện.
  • Có thể mô tả chính xác những gì trẻ nhìn thấy, ví dụ: chiếc xe hơi to màu đỏ, và dùng đúng động từ trong mỗi hoàn cảnh.

4. Bé 3 tuổi biết làm gì với sự phát triển về nhận thức

Bé 3 tuổi muốn biết mọi thứ. Đó là lý do con thường xuyên hỏi hỏi “tại sao” như: “Tại sao bầu trời có màu xanh?”, “Tại sao con chim lại có lông?”. Ngoài việc hỏi “tại sao?” mọi lúc mọi nơi, bé 3 tuổi còn biết làm gì? Trẻ biết:

  • Gọi tên chính xác các màu sắc cơ bản.
  • Làm theo mệnh lệnh từ 2-3 hành động.
  • Nhận thức về giới tính của mình.
  • Nhận thức được thời gian trong ngày như sáng, trưa, chiều, tối.
  • Hiểu được khái niệm đếm và có thể đếm được những số đơn giản.
  • Phân loại các vật theo hình dạng và màu sắc.
  • Trả lời các câu đố phù hợp với lứa tuổi.
  • Khả năng tưởng tượng phong phú, biết đóng các vai khác nhau khi chơi trò giả vờ.
  • Nhớ được tình tiết câu chuyện và kể lại chính xác.

Các mốc phát triển của bé 3 tuổi

5. Tâm lý trẻ 3 tuổi: Khủng hoảng tuổi lên 3 và cách khắc phục

– Khủng hoảng tuổi lên 3 và một số diễn biến tâm lý tuổi lên 3 khác

Sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ phải tiếp tục đối mặt với giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3. Ở giai đoạn 3-4 tuổi, tâm lý trẻ 3 tuổi không chỉ trở nên độc lập hơn về mặt thể chất mà còn cả về tình cảm. Bé 3 tuổi không còn khóc nhiều hay lo sợ khi đi mẫu giáo. Tâm lý trẻ 3 tuổi thường tỏ ra rất ngang bướng, thích đòi hỏi và hay hờn dỗi, thậm chí một số trẻ 3 tuổi còn có tâm lý phản ứng như khóc lóc, lăn lộn,vật vã để đòi cho được một thứ đồ chơi gì đó… 

Hầu như, ở đứa trẻ nào cũng có những phản ứng như vậy, chỉ khác nhau là ít hay nhiều. Tâm lý trẻ 3 tuổi hay ăn vạ, hờn dỗi như vậy một phần là để được người lớn đáp ứng nhu cầu của mình; hai nữa là để nhận được sự quan tâm, vỗ về từ bố mẹ hay mọi người xung quanh. Nếu như cha mẹ có cách ứng xử phù hợp; giai đoạn này sẽ nhanh chóng qua đi và đứa trẻ 3 tuổi có thể phát triển với tâm sinh lý bình thường.

Trong quá trình mở rộng vòng tròn xã hội và phát triển tâm lý trẻ 3 tuổi; bé biết hợp tác, chia sẻ với bạn bè và bắt đầu tìm kiếm những cách đơn giản để giải quyết bất đồng, mâu thuẫn.

Ngoài ra, với sự phát triển tâm lý, bé 3 tuổi còn biết:

  • Thể hiện tình cảm với bạn bè, người thân bằng đủ mọi cung bậc cảm xúc vui, buồn, giận, dữ…
  • Hiểu khái niệm “của tôi”, “của bạn”, “của họ”…
  • Trí tưởng tượng của bé 3 tuổi phát triển quá mức. Điều đó không chỉ giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo trong trong học tập, chơi đùa mà còn làm trẻ hình thành những nỗi sợ hãi phi thực tế, chẳng hạn như tin rằng có một con quái vật đang ẩn nấp trong tủ quần áo.

– Cách khắc phục khủng hoảng tuổi lên 3

  • Khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ tự làm một số việc trong khả năng của mình.
  • Cho bé sinh hoạt theo lịch trình và thói quen nhất định.
  • Đặt ra các nguyên tắc rõ ràng và nhất quán.
  • Hãy kiên nhẫn giải thích cho bé hiểu quy tắc.
  • Hiểu và thông cảm cho bé.

>> Mẹ xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ để trở thành cha mẹ thấu cảm

6. Các vấn đề thường gặp ở bé 3 tuổi

– Các bệnh thường gặp ở bé 3 tuổi

Mẹ hãy chuẩn bị tinh thần khi cho trẻ đi học mẫu giáo. Việc hòa nhập vào môi trường mới đông đúc, thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống dễ làm trẻ mắc các bệnh sau:

– Dấu hiệu tay chân miệng của bé 3 tuổi

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.

Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:

  • Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt  nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C).
  • Đau họng.
  • Loét miệng, đau rát ở răng và miệng.
  • Chảy nước bọt nhiều.
  • Biếng ăn.
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

  • Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
  • Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
  • Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
  • Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.

Nếu mẹ thấy những dấu hiệu trên ở bé 3 tuổi, mẹ hãy cho bé đi thăm khám bác sĩ ngay nhé!

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách chữa cho bé 2-3 tuổi bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu

Hướng dẫn cách chăm sóc cho bé 3 tuổi

1. Gợi ý lịch sinh hoạt của bé 3 tuổi

Gợi ý mẫu thời gian biểu 1 cho bé 1 – 3 tuổi
  • 07:00 – Thức dậy
  • 07:00 hoặc 07:30 – Ăn sáng
  • 09:30 – Cho bé ăn nhẹ nếu bé có nhu cầu
  • 10:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
  • 11:00 hoặc 12:00 – Ăn trưa
  • 14:00 – Ngủ trưa (ít nhất là 1 giờ)
  • 15:30 – Ăn nhẹ
  • 17:30 – Ăn tối
  • 18:30 – Những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
  • 19:00 – Ngủ

Gợi ý mẫu thời gian biểu 2 cho bé 1 – 3 tuổi

  • 07:00 -Thức dậy
  • 07:00 hoặc 07:30 – Ăn sáng
  • 09:00 – Cho bé ăn nhẹ nếu bé có nhu cầu
  • 11:00 – Ăn trưa
  • 12:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
  • 15:30 – Ăn vặt
  • 17:30 – Ăn tối
  • 18:30 – Những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
  • 19:00 – Ngủ

2. Dinh dưỡng giúp bé 3 tuổi khỏe mạnh

Với bé 3 tuổi, việc thay đổi môi trường sinh hoạt do đi học có thể làm nhiều bé bệnh triền miên. Vì vậy, khi chăm sóc bé ở nhà, mẹ lưu ý:

  • Thực đơn bé 3 tuổi cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm đạm, tinh bột, chất béo, vitamin, khoáng chất, đặc biệt không thể thiếu rau xanh, trái cây.
  • Nếu trẻ không ăn sáng ở trường thì bữa sáng ở nhà phải đầy đủ dinh dưỡng vì cung cấp năng lượng hoạt động cho cả ngày dài. 
  • Nếu bé không thích ăn rau thì thay bằng loại củ hoặc trái cây con thích. Nên cho trẻ ăn trực tiếp hơn là uống nước ép vì như vậy sẽ nhận được nhiều chất bổ, chất xơ hơn.
  • Cần cho bé uống đủ nước. Nhiều bé 3 tuổi đi học nhút nhát không dám tự lấy nước uống sẽ dẫn đến cơ thể thiếu nước, gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, mẹ nên tạo mối liên kết với cô giáo để nắm tình hình bé ở trường cũng như nhờ cô trợ giúp thêm, đặc biệt là về chuyện ăn uống của bé.
  • Nếu con thường xuyên bệnh vặt, hãy cho bé đi khám và nhờ bác sĩ cho con bổ sung thêm vitamin nếu cần.

>> Mẹ xem thêm: Bữa sáng cho bé 2-3 tuổi nhanh gọn, dễ làm và đầy đủ dưỡng chất

[inline_article id=295613]

2. Hoạt động giúp cho bé phát triển lành mạnh

Nhằm giúp bé 3 tuổi khéo tay hơn, thuần thục trong các kỹ năng vận động tinh; chuẩn bị cho quá trình học viết chữ; mẹ có thể gợi ý cho con các trò chơi như nặn đất sét, tập vẽ, tô màu; hoặc cho trẻ phụ mẹ nhồi bột khi nướng bánh, xay tiêu khi nấu ăn…

Bên cạnh đó, để thúc đẩy sự phát triển của trẻ 3 tuổi, mẹ hãy làm những điều sau cho bé:

  • Đọc sách cho bé 3 tuổi nghe mỗi ngày.
  • Dành thời gian chơi với trẻ 3 tuổi; thường xuyên trò chuyện, kiên nhẫn trả lời các câu hỏi của bé và giúp con thể hiện cảm xúc.
  • Cho phép con đưa ra những chọn lựa đơn giản như mặc gì, ăn gì.
  • Đừng làm thay cho con; hãy để trẻ tự lập như tự mặc quần áo, đánh răng, đi vệ sinh.
  • Dạy bé 3 tuổi đếm các phép tính cơ bản, hát các bài hát đơn giản.
  • Tạo điều kiện để bé chơi với những đứa trẻ khác. Khi chơi cùng, hãy để chúng tự giải quyết xung đột, mẹ chỉ can thiệp khi cần thiết. Như vậy sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xã hội, giải quyết vấn đề.

3. Dạy bé 3 tuổi về giới tính

Trẻ 3 tuổi biết làm gì? Bé 3 tuổi đã biết nhận thức về cơ thể, bắt đầu tò mò về sự khác biệt của mình với trẻ khác. Hãy dạy con gọi tên các bộ phận trên cơ thể một cách tự nhiên, chính xác.

Giúp con hiểu vùng nào là “vùng riêng tư” (những bộ phận mà đồ tắm che đậy), không cho bất kỳ ai chạm vào cũng như định hướng cho trẻ biết tôn trọng bản thân. Mẹ xem thêm thông tin về bộ phận sinh dục bé traibộ phận sinh dục bé gái.

>> Mẹ xem thêm: Giáo dục giới tính là gì? Cách dạy cho trẻ theo độ tuổi

4. Dạy bé bảo vệ bản thân

Dạy bé bảo vệ bản thân

Trẻ 3 tuổi cần biết làm gì? Đây cũng là độ tuổi trẻ cần phải biết đối phó trong những tình huống thiếu an toàn và nguy hiểm. Muốn được như vậy, mẹ cần dạy bé 3 tuổi:

  • Biết họ tên đầy đủ của bé, của bố mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại bố mẹ.
  • Không nhận bất kỳ đồ vật gì từ người lạ.
  • Nhờ người lớn giúp đỡ khi cần, nên nhờ ai, dấu hiệu nhận dạng họ, chẳng hạn những người mặc đồng phục hoặc đeo huy hiệu…
  • Không ai có thể yêu cầu con giữ bí mật với cha mẹ.
  • Không ai được phép chạm vào “vùng riêng tư” của con.
  • Không ai có thể yêu cầu con nhìn, chạm vào “vùng riêng tư” của họ.

5. Bé 3 tuổi thể hiện tính cách gì qua những trò chơi?

Trẻ mẫu giáo thường biểu hiện những cảm xúc phức tạp khi chơi đùa với búp bê, đồ chơi hình khối, xe hơi hoặc các loại đồ chơi khác. Ví dụ, sau khi phải đi khám bệnh về, trẻ có thể sẽ sắp xếp những con gấu bông của mình thành hàng để tiêm thuốc.

Thậm chí khi chứng kiến một vụ tai nạn xe hơi ngoài đời thực hay trên truyền hình, trẻ có thể sẽ tái hiện lại qua việc đập nát các xe tải đồ chơi bằng cách va đập chúng với nhau. Việc đập phá đồ chơi có vẻ như biểu hiện nổi loạn, nhưng mẹ không nên can thiệp ngay lúc đó mà cần theo dõi và tìm hiểu rõ nguyên nhân. Bé có thể đang tiếp thu những trải nghiệm mới và bộc lộ qua việc chơi. 

Nếu bé 3 tuổi không có biểu hiện nào khác ngoài hành vi bạo lực khi chơi; mẹ cần kiểm tra lại trẻ đã xem gì trên truyền hình, máy tính hoặc liệu trẻ có từng tiếp xúc với bạo lực trong cuộc sống thực không. Ở độ tuổi này, các tin tức buổi tối, phim hoạt hình hoặc phim ảnh có thể phát huy ảnh hưởng tuyệt đối với trẻ.

Bé 3-4 tuổi chỉ nên xem tivi, máy tính, điện thoại tối đa 1 tiếng mỗi ngày và mẹ cần chọn lọc chương trình phù hợp khi cho bé xem.

6. Điều chỉnh hành vi của bé 3 tuổi

Trẻ 3 tuổi làm gì biết tự điều chỉnh hành vi. Do đó mẹ sẽ nhận thấy càng hối thúc trẻ chỉ thấy tác dụng ngược lại, giống như “nước đổ lá khoai”? Càng thúc giục chỉ càng khiến trẻ lúng túng và làm mọi thứ chậm hơn bình thường.

Trong những tình huống này, mẹ thử dỗ dành bé bằng một trò chơi hoặc thi đua như: “Hai mẹ con mình sẽ thi xem ai mang giày nhanh hơn nào?” hoặc “Chúng ta sẽ chạy đua tới chỗ có cái xe hơi đó, nào, sẵn sàng chưa, bắt đầu”. Sau đó, mẹ vờ làm chậm hơn bé một chút để bé thích thú và nhanh nhẹn hơn vào những lần sau.

7. Chú ý khi giao tiếp với trẻ 3 tuổi

Mẹ nên đảm bảo mẹ đang giao tiếp với trẻ theo cách mẹ mong muốn được đáp lại từ con hay kỳ vọng trẻ sẽ đối xử với người khác tương tự.

Có thể mẹ đang tạo ra rất nhiều tình huống để trẻ bắt chước mà không nhận ra điều này

  • Những lúc mẹ nói: “Mẹ có thể chơi cùng con không?” là mẹ đang dạy bé làm thế nào khi muốn tham gia một hoạt động.
  • Khi gợi ý: “Bin à, con hãy hỏi bạn Ti xem con có thể mượn chơi xe đạp của bạn được không nào” là cách mẹ dạy bé làm thế nào để hỏi mượn đồ chơi.
  • Nhắc bé: “Hãy nói cảm ơn khi con nhận quà nhé” là lúc mẹ dạy trẻ làm thế nào bày tỏ lòng biết ơn.
  • Đề nghị: “Bây giờ mẹ giữ thùng và con đổ nước vào nhé?” là mẹ đang dạy trẻ cách phân chia công việc.
  • Nói với bé: “Điều đó làm mẹ thấy buồn (hoặc giận)” là chỉ cho bé cách thể hiện cảm xúc tốt hơn nhiều so với việc mẹ nổi trận lôi đình.
  • Mẹ hãy nhớ rằng trẻ luôn quan sát và mô phỏng rất nhanh những điều học được từ người lớn.

Chú ý khi giao tiếp với trẻ 3 tuổi

Lời khuyên của bác sĩ để bé 3 tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đối với bé: Các dấu hiệu chậm phát triển

Mỗi trẻ có tốc độ phát triển khác nhau tùy thuộc vào xuất phát điểm lúc sinh ra, điều kiện nuôi dưỡng, các yếu tố di truyền… Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn 3-4 tuổi, trẻ có các dấu hiệu chậm phát triển sau thì mẹ cần cho bé đi khám để được can thiệp kịp thời:

  • Không biết ném bóng, nhảy tại chỗ, đạp xe 3 bánh.
  • Hay té ngã và gặp khó khăn đi lên xuống cầu thang, 
  • Không biết cầm bút chì, chì màu để tô, vẽ.
  • Không biết nói câu nhiều hơn 3 từ, không biết cách dùng đại từ xưng hô như ‘tôi”, “bạn”.
  • Không xếp được 4 khối chồng lên nhau và không biết cầm các vật nhỏ.
  • Không chơi với trẻ khác và không tương tác với người lạ.
  • Không thể kiểm soát sự tức giận.
  • Không hiểu những yêu cầu đơn giản.
  • Không giao tiếp bằng mắt.
  • Không biết bắt chước hoặc chơi trò giả vờ.
  • Kháng cự việc mặc quần áo, đi ngủ và vệ sinh.

2. Cách chăm sóc bản thân cho mẹ của bé 3 tuổi

Ngoài việc hiểu thêm về bé 3 tuổi, mẹ cũng cần biết về cách chăm sóc cho chính mình:

  • Vận động cơ thể: Mẹ hãy cố gắng duy trì vận động thể chất một cách nhất quán, ít nhất tập từ 3 đến 4 lần trong tuần; với thời gian cho mỗi lần tập ít nhất là 30 phút.
  • Ăn uống lành mạnh: Thực phẩm lành mạnh cung cấp năng lượng cho cơ thể của mẹ. Mẹ hãy dành vài phút để lên kế hoạch về những thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh mỗi tuần để có thể tạo ra những bữa ăn nhanh chóng, lành mạnh và dễ dàng.
  • Duy trì sự kết nối: Đừng để lịch trình bận rộn vắt kiệt thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Hãy cố gắng lên lịch để kết nối thường xuyên với bạn đời hoặc bạn bè.
  • Chăm sóc sức khỏe: Mẹ sẽ không để con mình bỏ lỡ lần khám sức khỏe định kỳ hàng năm — vì vậy đừng để sức khỏe của chính mình sa sút! Hãy lên lịch kiểm tra sức khỏe hàng năm, làm các xét nghiệm thích hợp, tiêm phòng cúm và kiểm tra thị lực. Và đến nha sĩ để khám và làm sạch răng hàng năm.
  • Ưu tiên giấc ngủ: Các bà mẹ thường bị cuốn vào tâm lý “làm xong việc trước khi trẻ thức dậy”. Nhưng các bà mẹ không nên bỏ qua giấc ngủ. Hãy tránh xa thức ăn, rượu, những cuộc trò chuyện gây khó chịu về mặt cảm xúc và các chất kích thích trước thời gian ngủ.
  • Giữ kết nối với chính mình: Là một người mẹ, thật dễ dàng để đánh mất bản thân trong những thói quen của cuộc sống gia đình: giặt là, chuẩn bị bữa ăn, thanh toán hóa đơn, dọn dẹp, v.v. Hãy để lại một phần cho bản thân, hãy theo đuổi sở thích. Chúng ta luôn phát triển trong suốt cuộc đời của mình và duy trì kết nối với những đam mê là điều giúp chúng ta sống trọn vẹn và vui vẻ.

Cũng như trẻ ở bất kỳ giai đoạn nào, bé 3 tuổi luôn cần mẹ nhẹ nhàng, gần gũi và tâm lý trong quá trình chăm sóc. Đặc biệt, hiểu được sự phát triển của trẻ 3 tuổi sẽ giúp mẹ nuôi dạy con nhẹ nhàng hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 2 tuổi: Sự phát triển và cách chăm sóc bé toàn diện

Bé 2 tuổi là cụm từ chung để chỉ trẻ trong độ tuổi từ 24 đến dưới 36 tháng. Ở tuổi này, vốn từ vựng của con khá phong phú nên bé dễ dàng hơn trong việc diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Các kỹ năng về thể chất cũng dần hoàn thiện giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh theo cách thức “mạo hiểm” hơn.

Mặc dù trọng lượng cơ thể và chiều cao ở các bé 2 tuổi có thể chênh nhau một chút nhưng nhìn chung con đạt được các cột mốc quan trọng sau:

Sự phát triển của bé 2 tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 2 tuổi

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chỉ số cân nặng, chiều cao trung bình ở trẻ 24 tháng như sau:

  • Bé gái cao 86,4cm và nặng 11,5kg.
  • Bé trai cao 87,1cm và nặng 12,2kg.

Trong giai đoạn từ 24-36 tháng, trẻ có thể tăng thêm 4kg và cao thêm khoảng 8cm. Tuy nhiên, các chỉ số tăng trưởng này chỉ mang tính tương đối và có thể dao động đôi chút ở các bé, tùy thuộc vào gen, môi trường sống, chế độ nuôi dưỡng…

2. Các mốc phát triển của bé 2 tuổi

Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Hãy cùng điểm qua những “thành tựu” của con ở giai đoạn 2-3 tuổi nhé.

2.1 Sự phát triển về mặt thể chất của bé 2 tuổi

Bé 2 tuổi biết phối hợp vận động các nhóm cơ để làm những gì con muốn và “thử thách” khả năng của bản thân.

  • Kỹ năng vận động thô: Con có thể chạy nhảy, đá, chụp, ném bóng; lên xuống cầu thang nhờ tay vịn; đi lùi hoặc giữ thăng bằng trên 1 chân. Mẹ cũng sẽ thấy bé vừa đi vừa kéo một món đồ chơi hoặc kiễng chân để lấy thứ gì đó ngoài tầm với. Nhìn chung, bé hoàn toàn đủ khả năng kiểm soát các hoạt động cơ bản của cơ thể.
  • Kỹ năng vận động tinh: Các hành động đòi hỏi sự khéo léo như vẽ bằng bút chì, xoay vặn nắp chai, cầm thìa, xếp khối, đóng mở ngăn kéo… đã được con thực hiện thành thạo hơn.

Các mốc phát triển của bé 2 tuổi

2.2 Sự phát triển về mặt kỹ năng xã hội

Bé 2 tuổi bắt đầu thể hiện sự quan tâm đến người khác; đặc biệt là bạn bè đồng trang lứa. Con hào hứng với các trò chơi tập thể, không còn thích chơi một mình như trước.

Con thích bắt chước các hành vi của người lớn và chịu ảnh hưởng nhiều bởi cách cư xử của bố mẹ, người chăm sóc trực tiếp.

Mặt khác, con có thể tự vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, rửa tay, biết ngồi bô khi có nhu cầu. Con biết cởi và mặc quần áo nhưng chưa biết cài khuy áo.

2.3 Bé 2 tuổi biết làm gì với sự phát triển cảm xúc?

Bé đã ý thức được mình là một “cá thể” độc lập. Vì vậy con trở nên cứng đầu, thậm chí ăn vạ nhằm kiểm tra ranh giới xem mình có thể làm gì và không thể làm gì. Đây là sự phát triển hoàn toàn bình thường ở trẻ và là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tuổi lên 2.

Mẹ có thể tham khảo cách xử trí khi trẻ ăn vạ tại đây.

Sự phát triển ấn tượng ở bé 2 tuổi là con biết gọi tên cảm xúc của bản thân. Vì vậy, mẹ hãy vỗ về con và hỏi lý do khi bé nói “Mẹ ơi, con buồn” nhé. Ngoài ra, bé 2 tuổi đã phát triển sở thích cá nhân và điều đó thể hiện qua những chọn lựa về món ăn, trang phục của bé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Tâm lý trẻ 2 tuổi và điều mẹ cần biết để nuôi dạy con tốt nhất

2.4 Sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ

Trẻ 2 tuổi có vốn từ khoảng 200-400 từ. Bé có thể nói được những câu ngắn tuy trật tự câu còn lộn xộn và hiểu được nhiều hơn những gì người khác nói.

Bé 2 tuổi biết phân loại đồ vật theo màu sắc và hình dạng, phân biệt con vật theo loài (chẳng hạn chim sẻ thuộc loài chim). Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ phát triển theo tốc độ không như nhau. Đừng quá lo lắng nếu em bé của mẹ biết làm ít hơn những gì kể trên.

3. Các vấn đề thường gặp ở bé 2 tuổi

Làm sao biết bé 2 tuổi chậm nói?

bé 2 tuổi chậm nói

Không phải tất cả các bé ở tuổi này đều bắt đầu giao tiếp rõ ràng nhưng bé đã có thể nói tròn câu. Một vài bé 2 tuổi có thể nói được những câu ngắn với từ ngữ đơn giản đi kèm điệu bộ mà bé đã học hỏi dần từ tháng này sang tháng khác. Cũng có những bé sẽ huyên thuyên luôn miệng suốt ngày, nhưng chỉ có ba mẹ mới có thể hiểu được bé đang nói gì. Cả 2 trường hợp nói trên đều khá bình thường, đơn giản là bé đang trải qua quá trình phát triển ngôn ngữ mà thôi.

Bên cạnh đó, việc các bé 2 tuổi phát âm sai là khá phổ biến. Bé thường gặp khó khăn với các chữ cái được phát âm gần giống nhau. Có thể bé sẽ lắp bắp khi không thể nhớ chính xác từ cần nói. Những trường hợp như thế bé sẽ dần dần khắc phục theo thời gian nên mẹ không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu bé có các dấu hiệu sau, mẹ cần chú ý vì điều đó cho thấy con bị chậm nói và cần được đi thăm khám:

  • Hầu như không nói gì cả.
  • Không bắt chước lời nói của người khác.
  • Bỏ qua toàn bộ các phụ âm (ơi thay vì chơi).
  • Không nói được các câu chứa từ 2-4 từ.
  • Không bao giờ đặt câu hỏi (Cái gì vậy ba/mẹ?) hoặc không tỏ vẻ thất vọng khi không được giải thích rõ ràng.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mách mẹ mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết nói

Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Hơn 90 bé trai bị hẹp bao quy đầu sinh lý và thường sẽ hết khi trẻ lên 5 hoặc chậm lắm là trước tuổi dậy thì. Để biết con có bị hẹp bao quy đầu bệnh lý hay không và cách chữa trị thế nào, mẹ có thể tham khảo thêm tại đây.

Hướng dẫn chăm sóc cho bé 2 tuổi

1. Dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

  • Tập cho bé ăn cơm: Giai đoạn này con đã mọc đủ răng nên phần lớn trẻ đã chuyển sang ăn cơm nát hoặc cơm hạt. Nếu bé còn ăn cháo thì mẹ nên nhanh chóng tập cho bé ăn cơm. Vì trẻ đã lớn mà chưa ăn được cơm hoặc thức ăn lợn cợn sẽ gặp phải một số trở ngại sau:
  • Bé lười ăn do không cảm nhận được hương vị thức ăn, trở nên biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.
  • Cơ hàm kém phát triển, trở nên hẹp, ảnh hưởng xấu đến việc mọc răng sau này.
  • Gặp khó khăn khi đi học mẫu giáo vì không thể ăn cơm hoặc nhai thức ăn như những trẻ khác.

[inline_article id=93648]

Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi

Thực đơn cho trẻ 2-3 tuổi cần đảm bảo:

  • Gạo, bột gạo: 150-200g (tính luôn cả các bữa phụ bún, phở).
  • Đạm (tôm, thịt, cá…): 150-200g.
  • Rau xanh: 150-200g.
  • Dầu mỡ: 40g.
  • Sữa: 400-500ml.

Món ăn cho bé 2 tuổi

Gợi ý mẹ:

Dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi

2. Hoạt động cho bé 2 tuổi phát triển tốt

Những hoạt động sau rất cần thiết để giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và trí não:

  • Tập cho bé vận động bằng cách xếp từng chồng giấy dưới sàn nhà và hướng dẫn bé nhảy lần lượt qua những “hòn đảo” bằng giấy”.
  • Với bé 2 tuổi, trí tưởng tượng của con rất phong phú. Ví dụ như hộp giày của bố có thể “biến” thành giường ngủ cho chú gấu bông của con. Hãy phát huy khả năng sáng tạo vô hạn của trẻ bằng các chơi trò chơi “đóng giả”. 
  • Duy trì việc đọc sách, kể chuyện cho bé nghe vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh kể chuyện, hãy đặt câu hỏi cho bé để con trả lời (trong câu chuyện, ai là người tốt, ai là người xấu, hành động nào là tốt, hành động nào không nên làm…). Điều này vừa giúp con phát triển kỹ năng ngôn ngữ vừa định hướng phát triển tính cách cho trẻ.
  • Dạy bé hát những bài hát cho trẻ 2-3 tuổi hoặc những bài đồng dao.

3. Cách giữ an toàn cho trẻ 2 tuổi

Trẻ hiếu động và nghịch ngợm nên mẹ phải trông chừng con sát sao là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ lưu ý thêm những điều sau:

  • Không để trẻ ở gần khu vực ao hồ, sông, suối, bể chứa nước… để ngừa đuối nước. Không để các chum, vại, chậu, xô đựng nước trong nhà mà không che chắn cẩn thận.
  • Khuyến khích trẻ ngồi khi ăn và nhai kỹ thức ăn để tránh bị nghẹn.
  • Thường xuyên kiểm tra những đồ chơi vận động ngoài trời xem có bị lỏng hoặc hỏng các bộ phận không để phòng trường hợp con bị té ngã.
  • Bé cũng thích khám phá các ngăn kéo tủ nơi có thể bị kẹp ngón tay hay đụng phải các đồ vật sắc nhọn. Để tránh điều này, tốt nhất hãy lắp khóa ngăn kéo cho an toàn và an tâm mẹ nhé.
  • Không để các vật nhỏ, dễ nuốt như pin, cúc áo, hóa chất, thuốc… trong tầm tay trẻ.
  • Nhắc trẻ không cho bút chì hoặc sáp màu vào miệng khi tô màu vì vừa mất vệ sinh lại nguy hiểm nếu trẻ lỡ nuốt phải.
  • Không cầm đồ uống nóng khi đang cho bé ngồi trên đùi hay có bé bên cạnh. Những cử động đột ngột có thể làm đổ nước, khiến con bị phỏng.
  • Khi đi ô tô, đảm bảo rằng con ngồi ở ghế sau và được thắt dây an toàn đúng cách.

Một điều lưu ý nữa là mẹ cần trang bị đầy đủ các đồ dùng sơ cứu cần thiết trong nhà như băng cứu thương, thuốc sát trùng… Mẹ cũng đừng quên những câu nói vỗ về xoa dịu khi chẳng may bé bị trầy xước hay bầm tím, chúng có tác dụng như một loại thuốc giảm đau hiệu quả với bé đấy.

4. Chuẩn bị cho bé đi học mẫu giáo

Chuẩn bị cho bé đi học mẫu giáo

Chẳng bao lâu con sẽ đi học mẫu giáo. Điều mẹ cần làm bây giờ là chuẩn bị cho trẻ một số kỹ năng để con không gặp khó khăn khi hòa nhập vào môi trường mới, đặc biệt là 2 kỹ năng sau:

  • Kỹ năng tự chăm sóc bản thân như: biết tự xúc ăn, mặc quần áo, đi vệ sinh…
  • Kỹ năng giao tiếp: dạn dĩ, biết cách kết bạn, diễn đạt điều mong muốn.

Không chỉ nuôi dạy con theo các phương pháp tiến bộ nhất, việc chọn trường cho con cũng là điều vô cùng quan trọng. Vì chọn sai có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ, làm trẻ sợ đi học thì vô cùng nguy hại.

>> Mẹ có thể xem thêm: Dạy bé 2 tuổi học những gì? Cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi thông minh

Lời khuyên của bác sĩ để bé 2 tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đối với bé

Trẻ ở tuổi này thường bệnh vặt do hệ miễn dịch còn non nớt cũng như trẻ chưa biết cách giữ vệ sinh, hay ngậm tay, các vật xung quanh. Sau đây là một số bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi mẹ cần tham khảo về triệu chứng và cách chăm sóc bé:

2. Cách chăm sóc bản thân dành cho mẹ

Cuộc sống có thể trở nên vô cùng bận rộn và hỗn loạn khi mẹ đang nuôi một bé 2 tuổi. Để giúp đối phó với những thách thức của giai đoạn này, mẹ cần biết cách chăm sóc bản thân.

  • Nhờ sự hỗ trợ của chồng hoặc các thành viên trong gia đình: Việc chăm sóc bé 2 tuổi sẽ tốn rất nhiều năng lượng và có thể khiến mẹ nhanh chóng mệt mỏi. Mẹ sẽ biết khi nào mình hết năng lượng. Trong những lúc như vậy, mẹ có thể liên hệ để xem chồng, hoặc thành viên gia đình hoặc người trông trẻ có thể đảm nhận việc này trong một hoặc hai giờ hay không. Hãy dành một khoảng “me-time” để làm điều gì đó chỉ dành cho mẹ sẽ giúp mẹ có cơ hội sạc lại pin.
  • Để tránh cảm giác bị cô lập, mẹ có thể kể chuyện cho bé 2 tuổi tại thư viện hoặc trung tâm cộng đồng. Hoặc mẹ có thể gặp gỡ bạn bè và con cái của họ tại sân chơi hoặc công viên; hoặc gặp gỡ những phụ huynh trong nhà trẻ nơi con học để chia sẻ những câu chuyện và mẹo nuôi dạy con.
  • Tạo ra một mối liên kết với các bậc cha mẹ hỗ trợ có nghĩa là mẹ sẽ có một người nào đó để trò chuyện trong hoàn cảnh tương tự. Điều này có thể giúp giảm bớt một số căng thẳng hoặc lo lắng mà mẹ cảm thấy khi giải quyết tất cả những thăng trầm của việc nuôi dạy bé 2 tuổi.

Để ngừa bệnh cho bé 2 tuổi, mẹ cần thường xuyên bổ sung các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch vào thực đơn của con nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Trẻ 23 tháng tuổi: Sự phát triển và khủng hoảng tuổi lên 2

Em bé nhà mẹ có phải là trẻ 23 tháng tuổi không? Nếu đúng, hẳn mẹ đã và đang trải qua nhiều cung bậc cảm xúc đặc biệt, nhất là khi sinh nhật lần thứ 2 của con đến rất gần rồi.

Tuy nhiên, bên cạnh những cột mốc phát triển đáng nhớ, điều làm mẹ lo lắng không yên là thái độ chống đối và quá khích của con. 

Sự phát triển của trẻ 23 tháng tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ 23 tháng tuổi

Trẻ 23 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cao bao nhiêu? Các chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ 23 tháng tuổi trung bình như sau:

  • Bé trai nặng 12kg, cao 87cm.
  • Bé gái nặng 11,7kg, cao 85,6cm.

2. Các mốc phát triển của trẻ 23 tháng tuổi

Bé 23 tháng tuổi biết làm gì? Có rất nhiều kỹ năng quan trọng mà em bé của mẹ đạt được trong giai đoạn này. 

Sự phát triển về mặt thể chất

Nhìn chung, kỹ năng vận động thô và vận động tinh ở trẻ 23 tháng tuổi đã trở nên linh hoạt hơn. Điều đó góp phần để trẻ tách dần ra khỏi mẹ và trở thành một cá thể độc lập. 

  • Trẻ 23 tháng tuổi có thể leo lên và xuống cầu thang, mặc dù đôi khi vẫn cần nắm tay mẹ.
  • Bé có thể tự mặc và cởi quần áo.
  • Cơ lưng, cơ chân, cơ tay của bé khỏe hơn nên bé có thể cúi xuống và nâng đồ vật lên khỏi sàn. Bé còn có thể đi nhón gót, biết xoay nắm cửa, tự đút ăn rất ngoan.

bé biết tự đút ăn rất ngoan

Trẻ 23 tháng tuổi và sự phát triển về mặt xã hội và tình cảm

Mẹ thắc mắc trẻ 23 tháng tuổi biết làm gì với những kỹ năng xã hội, tình cảm ngày càng hoàn thiện?

  • Bé rất thích chơi chung với những trẻ khác, kể cả bằng tuổi hoặc lớn hơn. Bé còn biết thể hiện tình cảm bằng cách chia sẻ đồ chơi, chia bánh kẹo cho anh chị em, bạn bè.
  • Bé có thể sao chép và bắt chước hành động của người lớn hoặc những trẻ khác.
  • Bé biết chọc cười người khác bằng biểu cảm khuôn mặt hoặc những hành động hài hước. 
  • Khủng hoảng tuổi lên 2 hay khủng hoảng tuổi lên 2-3 là một trong những đặc điểm nổi bật của bé 23 tháng tuổi. Thật ra, đây là hiện tượng tất yếu phải xảy ra trong giai đoạn trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi. Mẹ sẽ thấy bé cứng đầu và thường xuyên có những cơn giận dữ, chống đối, ăn vạ, gào khóc. 

Đối phó với sự nóng nảy của trẻ trong giai đoạn này có thể khiến mẹ nản lòng. Nhưng điều quan trọng là mẹ phải duy trì sự bình tĩnh và biết cách xử trí khi bé ăn vạ.

Sự phát triển về mặt nhận thức và ngôn ngữ của trẻ 23 tháng tuổi

Sự phát triển về mặt nhận thức và ngôn ngữ của bé 23 tháng tuổi

Bé 23 tháng tuổi biết làm gì với sự phát triển nhận thức và ngôn ngữ?

  • Bé nói được hơn 50 từ, biết dùng đại từ nhân xưng như tên riêng, “con”, “mình”; biết “cảm ơn”, “vâng”, “dạ” (nếu được mẹ dạy trước đó).
  • Trẻ 23 tháng tuổi biết hỏi những câu đơn giản hay nói những câu ngắn như “Mẹ ơi, con đói”, “Mẹ ơi con muốn ăn bánh”. Vì vậy, bé có thể cho mẹ biết nhu cầu của mình khi muốn ăn, ngủ hoặc đi vệ sinh… Mặt khác, bé có thể trả lời những câu hỏi đơn giản như “Tên con là gì?”, “Mẹ con tên gì?”.
  • Bé có thể hát những bài hát đơn giản, nói theo những câu đơn giản, lặp lại những từ nghe được từ một câu chuyện.
  • Đặc biệt, trẻ 23 tháng tuổi thích nghe đi nghe lại một bài hát hay một câu chuyện. Đó là cách trẻ tiếp nhận kiến thức mới. Điều này rất tốt cho bé và cần được khuyến khích. Để bé vừa củng cố kiến thức cũ vừa học thêm những cái mới, mẹ có thể cho bé chọn lựa, chẳng hạn: “Con muốn nghe chuyện nào trước, chuyện cũ hay chuyện mới?”.
  • Trẻ 23 tháng tuổi có khẩu vị và sở thích riêng. Mẹ có thể dựa vào đó để lên thực đơn kích thích trẻ ăn ngon miệng, cải thiện tình trạng biếng ăn nếu có.
  • Trẻ mới biết đi thường trải qua nỗi lo lắng về sự xa cách và điều này thể hiện rõ nhất ở trẻ 23 tháng tuổi. Vì vậy, bé luôn cảm thấy bất an khi không thấy mẹ.

Nếu bé 23 tháng tuổi chưa biết nói hoặc nói dưới 5 từ thì mẹ cần cho con đi khám để loại trừ việc trẻ chậm nói do nguyên nhân bệnh lý. Mặt khác, mẹ có thể áp dụng thêm mẹo chữa trẻ chậm nói ở đây.

3. Một số vấn đề thường gặp ở trẻ 23 tháng tuổi

Trẻ 23 tháng tuổi chưa biết nói có sao không?

Mẹ có thể thấy lo lắng khi trẻ 23 tháng tuổi của mẹ chưa biết nói. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới từ Tạp chí Nhi khoa (Journal of Petriadic) đã trấn an các bậc cha mẹ lo lắng khi trẻ hai tuổi vẫn chưa có kỹ năng nói. Không có khả năng hình thành “từ” được chứng minh là không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nghiên cứu đã chứng minh những điểm sau:

  • Trẻ mới biết đi bắt đầu nói muộn hơn những gì được coi là bình thường sẽ không gặp bất kỳ vấn đề về hành vi nào. Nói muộn có thể chỉ là một giai đoạn không ảnh hưởng đến cách sống của trẻ sau này.
  • Những trẻ tham gia được nghiên cứu cho đến khi các em được 17 tuổi. Khoảng 80% trong số người tham gia chỉ bắt đầu trò chuyện khi họ đi học.

Dĩ nhiên, nếu mẹ nghi ngờ các vấn đề hiện có khác góp phần vào tình trạng trẻ 23 tháng tuổi chưa biết nói; thì việc thăm khám bác sĩ nhi khoa là cần thiết.

Các dấu hiệu sau đây của trẻ 23 tháng tuổi chưa biết nói có thể là báo hiệu của chậm phát triển:

  • Trẻ 23 tháng tuổi rất yên tĩnh khi còn nhỏ.
  • Tiếng bập bẹ và âm thanh nhỏ
  • Nhiễm trùng tai thường xuyên.
  • Trẻ 23 tháng tuổi không thể tạo ra tất cả các phụ âm.
  • Không thể sao chép hoặc lặp lại các từ.
  • Sử dụng các cử chỉ tối thiểu để giao tiếp.
  • Trẻ 23 tháng tuổi tỏ ra khó hiểu những gì đang được truyền đạt cho con.
  • Tiền sử khuyết tật học tập trong gia đình.

Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ 23 tháng tuổi

1. Dinh dưỡng cho trẻ 23 tháng tuổi

Dinh dưỡng cho trẻ 23 tháng tuổi

Thực phẩm chức năng bổ não cho trẻ 23 tháng tuổi

Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố sau tác động đến não bộ của trẻ như: việc nuôi con bằng sữa mẹ, cách trẻ được yêu thương, chăm sóc và chế độ dinh dưỡng.

Vì vậy, ăn gì để tốt cho trí não của bé những năm tháng đầu đời là điều nhiều mẹ quan tâm. Theo chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn của trẻ cần được cung cấp các chất dinh dưỡng sau để phát triển tối ưu về não bộ.

  • Chất đạm: có trong thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, trứng, sữa, các loại đậu, hạt.
  • Kẽm: được tìm thấy nhiều nhất trong hàu, kế đến là thịt, cá, các chế phẩm từ sữa và các loại hạt.
  • Sắt: nguồn cung cấp chất sắt gồm thịt, đậu, ngũ cốc, rau lá sẫm màu và khoai tây nướng.
  • Choline: có trong thịt, sữa, trứng, rau.
  • Folate: chứa nhiều trong gan, thịt, nấm, cải bó xôi, ngũ cốc, bánh mì, nước cam.
  • I ốt: được cung cấp chủ yếu bởi muối i ốt, ngoài ra í ốt còn có trong hải sản, sữa, rong biển, ngũ cốc.
  • Vitamin A: gan, cà rốt, khoai lang, rau bina là những nguồn cung cấp vitamin A dồi dào.
  • Vitamin D: cách tốt nhất là cho trẻ tắm nắng để bổ sung vitamin D cho cơ thể, đồng thời ăn thêm các loại cá béo như cá hồi, dầu gan cá, sữa.
  • Vitamin B6: các nguồn cung cấp vitamin B6 là gan, cá, khoai tây, các loại rau củ giàu tinh bột.
  • Vitamin B12: được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật, chẳng hạn như thịt, cá, trứng, sữa.
  • Axit béo omega-3: có trong cá béo, dầu cá, dầu cá, hạt chia, quả óc chó, cải bó xôi.

Các vấn đề dinh dưỡng khác

Để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ 23 tháng tuổi, mẹ cần biết:

[inline_article id=278809]

2. Hoạt động giúp trẻ 23 tháng tuổi phát triển tốt

Một số trò chơi sau không chỉ mang lại lợi ích về mặt sức khỏe mà còn nâng cao nhiều kỹ năng của trẻ 23 tháng tuổi

  • Chơi bùn: Chơi với bùn đất rất tốt cho trẻ mới biết đi, giúp bé phát triển các kỹ năng vận động và cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn. Một số khu vui chơi thiếu nhi có hoạt động này.
  • Tô màu: Trẻ 23 tháng tuổi rất hứng thú với màu sắc. Mẹ có thể mua sách tô màu cho bé để con thỏa sức khám phá. Hình tô nên đơn giản như hình trái cây, bông hoa, ông mặt trời…
  • Vượt chướng ngại vật: Mẹ có thể dùng bìa carton tạo ra nhiều chướng ngại vật khác nhau trên sàn và yêu cầu bé trườn, bò để vượt qua. Trò chơi này giúp bé rèn luyện cơ bắp và tăng khả năng vận động.

3. Cách chăm sóc giấc ngủ của trẻ 23 tháng tuổi

Hội mẹ bỉm sữa hẳn sẽ thắc mắc trẻ 23 tháng cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày? Xin trả lời bé trong độ tuổi này cần ngủ từ 13 – 14 giờ mỗi ngày. Trong đó, giấc ngủ về đêm chiếm khoảng 11 – 12 giờ và giấc ngủ ngắn buổi trưa vào khoảng 1,5 – 3 giờ.

Cần hiểu rằng mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau. Vì thế, bố mẹ nên tạo điều kiện để con được ngon giấc. Khi ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tự thức dậy mà không cần phải đánh thức. Với trường hợp bé thức dậy lúc nửa đêm, mẹ không nên vội can thiệp bởi nhiều bé sẽ tự ngủ thiếp đi ngay sau đó. Điều quan trọng là bạn nên tạo cho con thói quen ngủ vào khung giờ cố định, hạn chế để bé thức khuya dễ khiến con bồn chồn và dễ cáu gắt hơn.

4. Cách chọn size giày cho bé

Việc chọn giày cho bé vô cùng quan trọng vì trước 2 tuổi, xương bàn chân của trẻ chủ yếu là sụn. Giày chọn không phù hợp vừa làm bé đi đứng khó giữ thăng bằng, dễ té, vừa làm xương bàn chân phát triển không cân đối.

Vậy mẹ nên lưu ý điều gì khi chọn giày cho bé?

  • Giày phải được làm từ chất liệu nhẹ, mềm, có đế chống trơn.
  • Để bé cảm thấy thoải mái, nên chọn giày đế tròn, đồng thời khi bé mang giày, mẹ đút vừa đầu ngón tay út vào gót giày của bé là được.
  • Để ý khi con đi giày, nếu bé khóc đòi cởi giày hoặc thấy chân con có chỗ bị đỏ tức là giày làm bé đau, nên thay giày khác.
  • Với trẻ dưới 3 tuổi, chân bé thay đổi rất nhanh nên cứ sau 3 tháng thì kiểm tra xem giày đã chật chưa.

5. Dạy trẻ 23 tháng tuổi nhận biết cơ thể

Mẹ có thể cùng bé chơi một số trò theo gợi ý dưới đây để giúp bé nhận biết và gọi tên các bộ phận trên cơ thể. 

  • Trò hỏi đáp: Mẹ hỏi “Ngón tay con đâu? Tai con đâu? Mũi mẹ đâu? Ngón tay của mẹ đâu?…”. Và cho bé thời gian để con trả lời.
  • Vẽ ra giấy: Vẽ hình bàn chân và tay của con ra giấy, tiếp đến, dạy bé gọi tên các ngón như ngón cái, ngón trỏ… Dạy bé bài hát “Năm ngón tay ngoan” cũng là cách để bé nhớ dai hơn những gì mẹ dạy.
  • Đố chữ với bé: Hãy áp dụng trò đoán tên đơn giản. Mẹ sẽ hỏi bé những câu hỏi liên quan đến các bộ phận trên cơ thể như: “Cái gì dùng để chạy?”, “Cái gì dùng để ăn?”…
  • Trò chơi vận động: Mẹ dạy bé hát và minh họa theo bài hát “Ô sao bé không lắc”. Đây cũng là cách giúp bé nhớ tên các bộ phận dễ dàng.

Dạy trẻ nhận biết cơ thể

6. Lên kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bé

Con sắp trở thành bé 2 tuổi. Sinh nhật của bé đang đến gần. Chắc chắn con rất thích tiệc tùng có bánh, nến, bong bóng và quà. Nghiên cứu cho thấy việc tổ chức sinh nhật cho trẻ mang lại rất nhiều lợi ích như:

  • Kết nối các thành viên trong gia đình.
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bé thông qua việc tiếp xúc đông người.
  • Nâng cao lòng tự trọng ở trẻ vì sự quan tâm, yêu thương của mọi người giúp bé cảm thấy mình quan trọng.
  • Con ý thức về sự lớn lên, nhận ra mỗi lần sinh nhật là một cột mốc quan trọng trên hành trình trưởng thành.

Rõ ràng, việc tổ chức sinh nhật cho bé là cần thiết. Tuy nhiên, trẻ cũng dễ bị choáng ngợp, bực bội nếu phải “tiếp” nhiều khách lạ trong không khí ồn ào. Vì vậy, một bữa tiệc nhỏ ấm áp tình thân bên người nhà, bạn bè sẽ làm con vui thích hơn.

Lời khuyên của bác sĩ để trẻ 23 tháng tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý về giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2

Thường khủng hoảng tuổi lên 2 sẽ chấm dứt sau 3 tuổi khi nhận thức và kỹ năng của con đã phát triển hoàn thiện hơn. Đặc biệt, càng lớn, khả năng ngôn ngữ lưu loát giúp con dễ dàng biểu đạt điều mình muốn, hiểu và tiếp thu những dạy dỗ từ phía người lớn,.Theo đó mà trẻ bớt đi sự ức chế, dần dần thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng.

Tuy nhiên, nếu như mẹ không biết cách xử trí khi trẻ ăn vạ, chống đối hoặc dùng bạo lực để áp chế thì dễ gây sang chấn tâm lý cho trẻ. Hãy tìm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ nhi khoa nếu:

  • Hành vi của con ngày càng hung hăng.
  • Bé có những hành động gây tổn thương cho bản thân và người khác, 
  • Gia đình ngày càng căng thẳng vì cơn “khủng hoảng” của trẻ.

khủng hoảng tuổi lên 2

Kiến thức chăm sóc trẻ mẹ cần biết

Sau đây là một số mẹo chăm sóc trẻ:

2. Cách chăm sóc bản thân dành cho mẹ

Sau đây là một số cách giúp mẹ của trẻ 23 tháng tuổi chăm sóc bản thân tốt hơn:

Tập trung vào thể chất:

  • Đi dạo một vòng quanh khu nhà.
  • Duỗi người hoặc tập yoga.
  • Đạp xe đạp quanh khu phố.
  • Dành thời gian chăm sóc khu vườn của mẹ.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho mẹ

  • Viết nhật ký.
  • Vẽ một thứ gì đó mẹ yêu thích hoặc chọn một cuốn sách tô màu.
  • Ngồi lại với suy nghĩ, dành thời gian để chiêm nghiệm.
  • Đọc một quyển sách thú vị.
  • Làm một câu đố ô chữ.

Nuông chiều bản thân:

  • Thư giãn trong bồn tắm nước nóng.
  • Lên kế hoạch cho một ngày đi spa.
  • Đánh một giấc ngủ ngắn.
  • Đắp mặt nạ và chăm sóc da.

Tìm thời gian chơi với bạn bè

  • Ăn trưa tại nhà hàng mới mở.
  • Hẹn hò đi dạo.
  • Đi mua sắm.
  • Tham gia câu lạc bộ sách hoặc nhóm làm mẹ.

Trau dồi kỹ năng

  • Nâng tầm kỹ năng nấu ăn bằng cách thử một công thức mới và lạ.
  • Thực hành một môn thể thao mẹ yêu thích.
  • Tham gia một lớp học vẽ hoặc hội họa.
  • Gảy cây đàn hoặc bất kỳ nhạc cụ nào mẹ đã bỏ quên.

Trẻ 23 tháng tuổi sắp đạt cột mốc bé 2 tuổi. Hơn lúc nào hết, con cần một môi trường an toàn, lành mạnh, tràn ngập yêu thương để phát triển và vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2. 

Hương Lê

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 20 tháng tuổi biết làm gì và cột mốc phát triển quan trọng

Bé của mẹ đã trở thành bé 20 tháng tuổi rồi. Thời gian trôi thật nhanh. Nhớ mới hôm nào mẹ còn phải thức khuya chăm bé ở giai đoạn sơ sinh thâm cả mắt mà giờ con đã lớn và biết đi.

Trong giai đoạn bé 20 tháng tuổi, giấc ngủ của mẹ đã trọn vẹn hơn nhưng nỗi lo thì không vơi tí nào. Vì con càng lớn thì có vẻ “khó dạy” hơn. Con thích làm mọi thứ theo ý mình, hay đánh bạn và leo trèo nghịch ngợm.

Nhưng bù lại, con phát triển rất nhanh về thể chất, nhận thức và ngôn ngữ. Hãy cùng điểm qua những cột mốc phát triển quan trọng ở bé 20 tháng tuổi nhé.

Sự phát triển của bé 20 tháng tuổi

1. Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 20 tháng tuổi

Bé 20 tháng tuổi chiều cao cân nặng như thế nào? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cân nặng của bé 20 tháng tuổi trung bình 10,7kg đối với bé gái và 11,3kg đối với bé trai. Vế chiều cao, trung bình bé gái cao 82,4cm, bé trai cao 84,2cm.

2. Các cột mốc phát triển của bé 20 tháng tuổi

Trẻ 20 tháng tuổi biết làm gì? Ở tuổi này, bé giống như một “cỗ máy sao chép”, bắt chước mọi động tác của mẹ và người thân, từ ngữ điệu giọng nói đến các hành động, cử chỉ. Đây là bước ngoặt vô cùng quan trọng trên tiến trình phát triển. Nhờ đó, bé dần dần hình thành nhiều kỹ năng quan trọng.

 Bé 20 tháng tuổi biết làm gì nữa? Dưới đây là một số cột mốc quan trọng mà bé có thể đã đạt được.

  • Bước đi: Không chỉ biết leo trèo, bé có thể đứng bằng một chân nếu vịn vào tường hoặc ghế. Trẻ ở mốc 20 tháng có thể đi vững hoặc thậm chí là cả chạy, con cũng học cách bước lên bậc thang và đi lùi. Một số bé ở độ tuổi này còn có thể đứng bằng một chân trong lúc bám vào tường hoặc ghế.
  • Bập bẹ nói: Con có thể nói tới 50 từ và biết đặt những câu hỏi đơn giản.
  • Vẽ một số hình đơn giản: Bé 20 tháng tuổi biết vẽ đường thẳng, vòng tròn tuy nét vẽ vụng về.
  • Lắc đầu từ chối: Nếu con không thích điều gì đó, bé có thể lắc đầu cũng như biểu cảm sự khó chịu.
  • Làm theo chỉ dẫn: Do vốn từ vựng của bé đã tăng lên nên con cùng dần hiểu những chỉ dẫn cũng như lời nói của bạn, ví dự như: “Đưa quả bóng cho mẹ”, “Con nhặt cái này lên nhé”
  • Bắt chước: Bé sẽ quan sát hành động cử chỉ của người lớn và bắt chước lại. Do đó, bạn hãy tận dụng thời điểm này để dạy con những thói quen tốt ngay khi bé còn nhỏ nhé.
  • Bé không còn khóc khi mẹ đi làm vì bé đã quen với lịch trình sáng đi chiều về của mẹ. Nhưng thường buổi chiều bé sẽ trông ngóng mẹ.
  • Con thích các trò chơi như chăm sóc búp bê, thú bông…
  • Bé thích tìm hiểu về cách thức hoạt động của những món đồ chơi, đồ vật xung quanh. Đặc biệt, bé có thể mày mò, tháo lắp đồ chơi.
  • Nếu trước đây bé chỉ chơi một mình dù ngồi trong một nhóm trẻ thì nay con có xu hướng muốn chơi chung, chia sẻ đồ chơi với các bé khác.
  • Ở tuổi này, một số bé thường đánh cắn, xô đẩy bạn. Do não bộ phát triển chưa hoàn thiện nên bé 20 tháng tuổi có xu hướng hành động theo bản năng non nớt.
  • Bé thường xuyên nói “không” trước những yêu cầu của mẹ.
  • Bé hay ăn vạ như một cách kiểm chứng những giới hạn bản thân được phép làm.

Chưa dừng lại ở đó, trẻ 20 tháng tuổi còn biết làm một số hành động như:

  • Vẫy tay chào.
  • Tự cởi quần áo.
  • Tập đạp xe 3 bánh.
  • Bập bẹ theo 1 giai điệu.
  • Tập dùng muỗng để tự xúc ăn.

Các mốc phát triển của bé 20 tháng tuổi

3. Các vấn đề thường gặp ở bé 20 tháng tuổi

Mọc răng: Thường bé 20 tháng tuổi sẽ mọc chiếc răng hàm thứ 2. Vì vậy sẽ có một vài đêm con trằn trọc, khó ngủ. Để giảm cảm giác khó chịu khi bé mọc răng, mẹ có thể cho bé ăn trái cây lạnh hoặc các món mềm mát lạnh.

Thị giác: Thị lực của bé 20 tháng tuổi có thể gần đạt mức 20/20 như người lớn. Vì vậy, khả năng phối hợp tay mắt tốt hơn, chẳng hạn con có thể ném đồ vật một cách chuẩn xác.

Một số bệnh về mắt ở trẻ mẹ lưu ý:

Trẻ 20 tháng tuổi chưa biết nói, phải làm sao?

Trẻ 20 tháng tuổi chưa biết nói có thể xuất phát từ việc bé vẫn chưa thật sự sẵn sàng. Tuy nhiên, một số lý do chính cho vấn đề chậm nói như sau:

  • Bé nghe không được: Tình trạng khiếm thính hoặc các vấn đề về tai như nhiễm trùng có thể khiến bé 20 tháng tuổi chưa biết nói do con bị cản trở bởi việc tiếp xúc với âm thanh ngay từ khi lọt lòng. Trẻ nghe không rõ có thể gặp khó khăn trong việc phát âm cũng như hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
  • Vấn đề khoang miệng: Nếu bé 20 tháng tuổi nghe hoàn toàn tốt, phản ứng lại mỗi khi bố mẹ gọi tên nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc tập nói thì đây có thể là do miệng hoặc lưỡi của bé có vấn đề. Các khiếm khuyết về miệng bao gồm các vấn đề với lưỡi hoặc vòm miệng, chẳng hạn như dính dây thắng lưỡi (một lưỡi gà ngắn, nếp gấp bên dưới lưỡi) hoặc hở hàm ếch.

Thế nên câu trả lời cho thắc mắc “Trẻ 20 tháng tuổi chưa biết nói, phải làm sao?” là cần xác định chính xác nguyên nhân của việc bé chưa biết nói là do đâu. Nếu nguyên nhân không thuộc hai vấn đề kể trên, mà chỉ là do bé chậm nói, cha mẹ cần dành nhiều thời gian chơi và giao tiếp cùng con.

Hướng dẫn chăm sóc cho bé 20 tháng tuổi

1. Dinh dưỡng cho bé 20 tháng tuổi

Bé 20 tháng tuổi cần ăn 3 bữa chính là cháo hoặc cơm nhão, cơm nát. Mỗi bữa chính cần cung cấp khoảng 30g đạm, 30g rau củ và dầu ăn dặm. Bên cạnh đó là 2, 3 bữa phụ gồm sữa hoặc bún, nui… Mỗi cữ sữa khoảng 200ml.

Ngoài ra, mỗi ngày bé cần ăn thêm 50g trái cây, sữa chua, bánh flan… để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

Mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo vì theo nghiên cứu, đồ ngọt không chỉ gây sâu răng, viêm dạ dày mà còn tác động xấu đến tế bào bạch cầu dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ.

Gợi ý mẹ cách tập cho bé ăn cơm tại đây và một số món ngon cho bé:

Các loại thực phẩm tốt và cần thiết để giúp bé 20 tháng tuổi phát triển tốt và toàn diện gồm:

Sữa: Sữa là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bé 20 tháng tuổi. Bé nên được bố mẹ cho uống khoảng 500ml sữa công thức mỗi ngày nhằm bổ sung đủ chất dinh dưỡng bên cạnh việc ăn dặm.

Các chế phẩm từ sữa: Các loại thực phẩm như phô mai, sữa chua, váng sữa, kem… đều là các món ăn ngon, nên có mặt trong chế độ ăn uống của trẻ 20 tháng tuổi. Thêm vào đó, chúng cũng chứa canxi và sắt cùng nhiều loại khoáng chất giúp con phát triển chiều cao, trí tuệ.

Trái cây: Bố mẹ nên tập cho bé 20 tháng tuổi ăn trái cây từ khi còn nhỏ để khơi gợi vị giác của bé và giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin C, A, B, chất xơ, sắt… Những loại trái cây bé có thể ăn từ khi 20 tháng là: Chuối, nho cắt đôi bỏ hạt, dưa hấu bỏ hạt, xoài chín, kiwi, táo, dâu tây…

Trứng: Trứng rất dễ chế biến thành biến thành nhiều món ăn khác nhau, từ cháo trứng, trứng hấp, chiên, nấu cùng cà chua. Loại thực phẩm phổ biến này còn cung cấp protein, chất béo tốt, vitamin D… giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bé 20 tháng tuổi.

Chất béo tốt: Các chất béo tốt như dầu dừa và dầu quả bơ, dầu mè, dầu ô liu, dầu gấc nên một vị trí đặc biệt trong chế độ ăn của bé 20 tháng tuổi. Khi được điều chỉnh một cách thích hợp, chúng sẽ cung cấp đủ chất béo cho trẻ, tạo ra năng lượng dự trữ giúp cơ thể bé hoạt động.

Rau củ quả: Trong chế độ dinh dưỡng cho bé, bố mẹ đừng bỏ qua các loại rau củ để phòng tránh táo bón ở trẻ nhỏ kèm theo mục đích cung cấp cho bé lượng khoáng chất cần thiết. Các loại rau củ quả tốt cho bé 20 tháng tuổi gồm:

  • Khoai tây
  • Cà rốt
  • Hạt chia
  • Các loại đậu
  • Bắp cải
  • Súp lơ
  • Cải thìa
  • Thịt

Các loại thịt, bao gồm thịt bò, thịt heo, thịt gà… đều nên thay phiên có trong thực đơn dinh dưỡng của bé 20 tháng tuổi bởi bé trong độ tuổi này thường rất hiếu động, cần được cung cấp đủ protein, năng lượng.

2. Hoạt động cho bé 20 tháng tuổi

Mẹ đã bao giờ nghe nhắc đến khái niệm “Rối loạn thiếu hụt thiên nhiên” (Nature Deficit Disorder). Cụm từ này nhằm để chỉ những rối loạn thể chất, trí tuệ của trẻ do thiếu sự gắn bó với thiên nhiên. Việc cho trẻ tiếp xúc sớm với thiết bị công nghệ, không cho trẻ hòa mình vào thiên nhiên là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Vì vậy, ở giai đoạn trẻ 20 tháng tuổi, bé rất cần được vui chơi ngoài trời như đi công viên, dã ngoại… 

Điều đó sẽ giúp bé 20 tháng tuổi:

  • Rèn luyện sức khỏe thông qua các hoạt động chạy nhảy, đá bóng, nghịch cát…
  • Phát triển các giác quan nhờ hít thở mùi thơm của hoa cỏ, nếm thử mật hoa, nghe tiếng côn trùng, tiếng lá cây xào xạc, nhìn thấy sắc màu đa dạng của thiên nhiên…
  • Trở nên tự tin, dạn dĩ, không còn sợ các loài côn trùng nhất là khi bé được mẹ giải thích những lợi ích mà chúng mang lại.
  • Mở mang tư duy, phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo khi có điều kiện chứng kiến sự kỳ diệu và đa dạng của thiên nhiên.

Nếu ở trong nhà, hãy giúp trẻ 20 tháng tuổi kết nối với thiên nhiên bằng cách cho con cùng tưới cây, bắt sâu, thu hoạch rau… Khi nấu ăn, mẹ hãy cho con cùng lặt rau, nhân tiện nói với trẻ tại sao chúng ta phải ăn rau củ mỗi ngày. Nhờ đó, trẻ sẽ có hứng thú ăn rau xanh, trái cây, dần dần hình thành thói quen ăn uống lành mạnh.

bé 20 tháng tuổi

3. Bé thức khuya không chịu ngủ

Làm gì khi bé thức khuya không chịu ngủ? Mẹ có thể thiết lập thói quen đi ngủ cho bé 20 tháng tuổi bằng cách giúp bé hiểu rằng ban đêm là thời gian dành cho giấc ngủ.

Để chuẩn bị đi ngủ, hãy thông báo với bé: “Bây giờ là giờ đánh răng. Rồi mẹ con mình sẽ đọc truyện và tắt đèn”. Kể chuyện hay đọc sách cho bé nghe trước giờ đi ngủ là thói quen tốt cần duy trì, không chỉ giúp con ngủ ngon mà còn bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, hướng con đến điều hay lẽ phải.

Mặt khác, mẹ tránh cho bé 20 tháng tuổi xem ti vi trước giờ đi ngủ 30 phút vì có thể làm bé ngủ không ngon. Đồng thời, hãy tắt tivi và giữ không gian yên tĩnh vào giờ bé sắp đi ngủ.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Tổng hợp những truyện ngắn thiếu nhi hay mẹ nên mua về cho bé

4. Dạy con tính chia sẻ

Bé đã vượt qua mốc 20 tháng tuổi, thích lăng xăng giúp đỡ mẹ, thích được tự làm việc này việc kia. Tại sao mẹ không dựa vào mong muốn sẵn có ấy để khuyến khích bé làm những việc nhà đơn giản.

Hãy bắt đầu bằng một số nhiệm vụ nhẹ nhàng như để muỗng dơ vào bồn rửa, lau phần thức ăn rơi vãi của bé, tưới cây…

Mỗi khi con làm xong một việc, mẹ nhớ khen ngợi bé nhé. Điều đó giúp bé cảm thấy mình quan trọng đồng thời hình thành ở trẻ ý thức giúp đỡ mọi người, nhất là người thân trong gia đình.

5. Dạy bé 20 tháng tuổi đánh răng

Mẹ luôn nghe nói về tầm quan trọng của việc đánh răng cho bé 20 tháng tuổi nhưng thực hiện điều này thật sự là cả một vấn đề. Một số mẹo dạy bé đánh răng dưới đây sẽ giúp việc đánh răng cho bé 20 tháng tuổi dễ dàng hơn.

  • Thử trò “bắt chước”: Trẻ rất thích bắt chước. Mẹ hãy đánh răng cùng lúc với bé để bé có thể bắt chước.
  • Chơi trò nhổ nước: Đây là trò trẻ nhỏ rất thích. Biểu diễn cách ngậm một ngụm nước và nhổ nó ra. Sau đó để bé tập nhiều lần tùy thích.
  • Cho bé soi gương: Cho bé đứng lên một chiếc ghế đẩu để bé có thể thấy hình ảnh phản chiếu mình trong gương. Sau đó, cùng đếm những cái răng khi mẹ chải chúng.
  • Chọn loại bàn chải hấp dẫn bé: Loại bàn chải dùng pin hoặc phát nhạc có thể dụ dỗ bé chịu đánh răng.

Trẻ nhỏ có xu hướng nuốt vào nhiều hơn là nhổ ra. Kem đánh răng có chứa fluor được khuyên không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Một lượng fluor quá nhiều nuốt vào bụng ở tuổi nhỏ có thể khiến bé bị đổi màu răng vĩnh viễn. Hãy dùng loại kem dành cho bé không chứa flour và chỉ lấy một lượng bé như hạt đậu khi đánh răng cho con mẹ nhé.

Mẹo đánh răng cho bé

6. Làm gì khi bé 20 tháng tuổi hay chống đối?

Trong giai đoạn này, mẹ có thể sẽ nản lòng vì bé thích chống đối. Thật ra, đây là sự phát triển tự nhiên. Mẹ tránh hỏi bé những câu hỏi có hay không. Thay vào đó, hãy dùng những câu hỏi để bé chọn lựa, chẳng hạn: “Con muốn mặc quần hay váy?” hoặc “Con muốn đánh răng trước hay thu dọn đồ chơi trước?”.

7. Làm gì khi bé hay sờ vào vùng kín?

Trẻ mới biết đi tò mò về mọi thứ, bao gồm cả bộ phận sinh dục của bé. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu mẹ thấy bé hay nghịch ngợm vùng kín. Đó không phải là hành vi tình dục.

Mẹ không cần phải quá lo lắng hay gán ghép đó là việc làm đáng xấu hổ. Để hạn chế hành vi này ở bé 20 tháng tuổi, những lúc thấy bé 2 tuổi nghịch bộ phận sinh dục, mẹ hãy hướng con sang một hành động khác, chẳng hạn như chơi trò tập đếm với các ngón tay.

8. Xử trí khi bé 20 tháng tuổi đánh bạn

Ở độ tuổi này, nhiều bé thường hay đánh, cắn hoặc gây chuyện với bạn. Điều này xảy ra vì trẻ muốn chứng tỏ cái tôi của chúng cũng như đang tìm cách thử nghiệm những cách cư xử mới. 

Hãy luôn theo sát con khi bé 20 tháng tuổi chơi với bạn. Nếu thấy con có hành vi quá khích với trẻ khác, hãy kiên quyết kéo con ra khỏi tình huống và nhắc lại nhiều lần đánh bạn là xấu, không được phép.

Thường xuyên khen ngợi những hành động tốt ở trẻ như chia sẻ đồ chơi hay chơi hòa thuận với bạn.

Việc đánh mắng trẻ không chỉ gây tổn thương lòng tự trọng của con mà còn làm trẻ có xu hướng bắt chước, giải quyết mọi chuyện bằng bạo lực với người xung quanh. Để con hình thành những đức tính tốt đẹp, việc của bố mẹ là hãy luôn làm gương tốt cho con.

Lời khuyên của bác sĩ để bé 20 tháng tuổi phát triển tốt

1. Lưu ý đối với bé

Lời khuyên của bác sĩ

Mẹ nên cho bé đi khám nếu bé 20 tháng tuổi có các dấu hiệu chậm phát triển sau:

  • Bé luôn im lặng và không biết nói.
  • Bé chỉ chơi một mình và không hứng thú với bất kỳ các hoạt động vui chơi nào.
  • Bé lười ăn và không chịu ăn bất kỳ thứ gì.
  • Bé không hiểu những mệnh lệnh đơn giản của người lớn.
  • Cân nặng và chiều cao của bé 20 tháng tuổi cách xa tiêu chuẩn của WHO.

2. Cách chăm sóc bản thân dành cho mẹ

Bé 20 tháng tuổi đã và đang bước đi rất tự tin, điều này có thể đồng nghĩa với căn nhà của mẹ giờ đây ngập tràn đồ chơi, và những dấu vết nghịch ngợm của con.

Mẹ hãy cố gắng không lo lắng quá nhiều những vật dụng lộn xộn ở nhà. Đó có thể là một phần của niềm vui khi có một bé 20 tháng tuổi tò mò xung quanh.

Mẹ có thể sắp xếp mọi thứ dễ dàng hơn bằng cách:

  • Sắp xếp hộp hoặc kệ đựng đồ chơi mà bé 20 tháng tuổi có thể với tới; để con biết đồ chơi hoặc đồ dùng của mình nằm ở đâu.
  • Làm gương cho con: Cho con thấy rằng mẹ cất đồ đạc và để lại vị trí của chúng sau khi mẹ đã sử dụng xong.
  • Biến việc nhặt đồ thành một trò chơi. Bật một số bản nhạc và “chạy đua” với con để xem ai có thể lấy các khối hoặc các mảnh ghép vào các hộp tương ứng của chúng trước.
  • Thẳng thắn với con. Khi cất đồ chơi, hãy nói chuyện với trẻ về những gì mẹ đang làm và kể lại quá trình dọn dẹp. Hãy tích cực và nói những điều tốt đẹp như “điều này làm cho ngôi nhà của chúng ta hạnh phúc” để con có những liên tưởng tích cực với việc thẳng thắn.

Nhìn chung, chăm sóc bé 20 tháng tuổi đòi hỏi mẹ phải bình tĩnh, mềm mỏng hơn bao giờ hết vì mẹ càng gắt gỏng bé càng tỏ ra ngang bướng, bất trị.

Hương Lê