Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Lưu ý khi tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ nhỏ con

Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao là chủ đề được bàn tán rất sôi nổi hiện nay! Vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe về sau của trẻ có chiều cao khiêm tốn nên đây cũng là một quyết định khó đối với nhiều bố mẹ.

Để hiểu rõ hơn về công dụng cũng như các lưu ý trước khi tiêm, bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé! Một số thông tin trong bài viết này sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều đấy nhé!

Hormone tăng trưởng là gì?

Trước khi biết tiêm hormone tăng trưởng chiều cao có tốt không bạn cần tìm hiểu về loại hormone này. Hormone tăng trưởng là một loại protein được sản xuất bởi tuyến yên, nằm gần đáy não và gắn vào vùng dưới đồi (một phần của não giúp điều chỉnh tuyến yên). 

Nếu tuyến yên hoặc vùng dưới đồi bị dị dạng hoặc bị tổn thương, tuyến yên sẽ không thể sản xuất hormone tăng trưởng. Khi tuyến yên thiếu quá nhiều nội tiết tố, tình trạng này được gọi là suy tuyến yên.

Hiện tượng thiếu hụt hormone tăng trưởng chiều cao ở trẻ nhỏ

Thiếu hormone tăng trưởng là một vấn đề phức tạp có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào từng người. Bên cạnh dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là sự tăng trưởng chậm bất thường và chiều cao thấp với tỷ lệ bình thường thì tiêm hormone tăng trưởng chiều cao còn ảnh hưởng đến hầu như toàn bộ các mô bào trong cơ thể người như:

  •  Kích thích tăng trưởng của tế bào cả về kích thước và quá trình phân bào
  • Ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi chất như: Tăng tổng hợp protein tế bào, tăng phân giải mô mỡ để giải phóng năng lượng, giảm sử dụng glucose
  • Tác động gián tiếp đến mô sụn và xương.

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

tiêm hormone tăng trưởng chiều cao
Tiêm hormone tăng chiều cao cho trẻ em và điều cần biết

Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ có sao không?

Nếu trẻ không gặp vấn đề tuyến giáp, chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ thì có thể được chỉ định tiêm hormon tăng trưởng.

Hormon này sẽ giúp trẻ phát triển xương, tăng cơ, giảm mô mỡ, đáp ứng miễn dịch và cải thiện vóc dáng. Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ có sao không, cha mẹ nên tìm hiểu khái quát về loại hormon này như sau:

1. Thế nào là tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ?

Phương pháp giúp tăng hormone tăng trưởng phổ biến nhất ở cả trẻ em lẫn người lớn là tiêm hormone. Hormone này được tạo ra dựa trên cơ chế bắt chước hormone tăng trưởng tự nhiên trong cơ thể.

Việc tăng cường hormone sinh trưởng có thể tự tiến hành hoặc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.Tùy vào từng thể trạng mà liều lượng tiêm là vài lần một tuần hoặc hàng ngày. Quá trình này sẽ kéo dài vài năm, bệnh nhân cần gặp bác sĩ hàng tháng để kiểm tra định kỳ. 

Muốn biết cơ thể có cần tăng, giảm hoặc ngừng điều trị hay không thì bệnh nhân cần làm một số xét nghiệm máu. Ngoài ra còn cần theo dõi lượng đường huyết, mật độ xương, đồng thời hàm lượng cholesterol trong cơ thể.

>> Mẹ có thể tham khảo: Các cách đơn giản giúp bé tăng chiều cao khi bố mẹ lùn

tiêm hormone tăng trưởng chiều cao
Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao sẽ giúp bé cao hơn

2. Quá trình tiêm hormone cho bé

Hormone tăng trưởng rất cần thiết cho quá trình phát triển của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi được sản sinh với hàm lượng thích hợp, các quá trình phát triển bên trong cơ thể sẽ diễn ra suôn sẻ hơn rất nhiều.

Chính vì thế, nếu không may con của bạn sở hữu chiều cao khá khiêm tốn thì biện pháp cải thiện duy nhất chúng ta có thể thực hiện được đó là tiêm hormone tăng trưởng chiều cao.

Quá trình tiêm hormone tăng chiều cao sẽ được thực hiện định kỳ mỗi ngày. Thời gian điều trị thường kéo dài vài năm dù kết quả thường được nhận ra sau 3 – 4 tháng bắt đầu tiêm hormone tăng trưởng.

Việc tiêm hormone sẽ giúp cung cấp lượng hormone cần thiết cho cơ thể. Từ đó đảm bảo quá trình phát triển của các mô, xây dựng cơ bắp, phát triển chiều cao toàn diện.

Chữa bệnh càng sớm, con yêu càng có cơ hội đạt được chiều cao trưởng thành như người bình thường hoặc gần với số liệu tiêu chuẩn. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc tăng chiều cao.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bật mí thực đơn tăng chiều cao cho tuổi dậy thì giúp trẻ cao lớn vượt trội

Liệu cao hơn thì có thật sự tốt cho trẻ?

Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao liệu có thật sự cần thiết. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vóc dáng cao lớn có những lợi thế xã hội nhất định. Nam giới và phụ nữ cao lớn có mức lương cao hơn.

Chiều cao cũng trở thành yếu tố ưu tiên của nam giới và phụ nữ khi họ chọn bạn đời. Một điều thú vị nữa là nhiều người dường như thích các nhà lãnh đạo cao hơn người có vóc dáng nhỏ bé hoặc khiêm tốn.

Với tất cả lợi thế trên, bạn có thể nghĩ rằng những bé có chiều cao thua hẳn so với các bạn sẽ cảm thấy buồn bã và bị cô lập.

Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không phải trường hợp nào cũng thế. Cụ thể, các bác sĩ cũng đưa ra ý kiến rằng những trẻ có chiều cao thua kém bạn bè vẫn có thể hòa đồng với những bé phát triển bình thường.

Bác sĩ nội tiết nhi khoa David Allen tại Đại học Y Wisconsin, Mỹ, cho biết hầu hết trẻ em có chiều cao thấp vẫn có thể học tập và hoạt động bình thường cũng như không bị khuyết tật về tâm lý. Thế nhưng, nhiều bố mẹ thường lo lắng quá mức về vấn đề này hơn là bản thân con.

Ông cũng chia sẻ một số bệnh nhân tỏ ra rất lo lắng vì chiều cao không phát triển quá nhiều dù đã đến tuổi trưởng thành. Tuy vậy, việc kê đơn thuốc hormone để điều trị không gặp quá nhiều khó khăn.

>> Mẹ có thể tham khảo: Top 6 thực phẩm cần có trong thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13

Bố mẹ cần lưu ý khi tiêm hormone tăng trưởng chiều cao

Việc tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ nhỏ con cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn, thế nên bố mẹ không nên tự ý quyết định.

Mong rằng những thông tin có trong bài viết này của MarryBaby sẽ đem lại cho bạn đọc nguồn kiến thức hữu ích nhất trong việc chăm sóc con cái nhé!

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

7 cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn, hiệu quả bố mẹ nên biết

Dưới đây sẽ là những cách giảm cân cho trẻ em an toàn, hiệu quả mà bố mẹ nên biết. Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị thừa cân, béo phì

Có hai nguyên nhân chính giải thích đơn giản cho sự gia tăng béo phì ở trẻ em hiện nay: nạp quá nhiều calo và quá ít hoạt động thể chất. Trong đó, một số yếu tố góp phần quan trọng trong việc này chính là:

  • Thói quen ăn uống của gia đình
  • Chế độ ăn có quá nhiều calo và chất béo
  • Thường xuyên ăn thức ăn nhanh, thức ăn tiện lợi 
  • Ăn thực phẩm chế biến sẵn (như đồ nướng, đồ ăn trong lò vi sóng và bánh pizza)
  • Uống nước ngọt và nước có gas
  • Lối sống ít vận động (như xem TV và chơi trò chơi điện tử)

7 cách giảm cân trẻ em béo phì bố mẹ cần biết

Có nhiều cách giảm cân cho trẻ em tại nhà vừa an toàn nhưng vẫn vô cùng hiệu quả. Bố mẹ có thể cùng con thực hiện mỗi ngày để cải thiện cân nặng của bé một cách nhanh chóng. Trong đó, có thể kể đến những cách như: 

1. Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, tập thể thao

Các hoạt động thể chất, rèn luyện cơ thể sẽ rất hữu ích trong việc giảm cân hiệu quả cho trẻ em. Trong đó, có những hoạt động vừa gần gũi, thân thuộc và dễ dàng thực hiện cho các bé như là: chạy bộ, bơi lội, bóng đá, bóng rổ, đá cầu…Đây là những hoạt động không quá khó khăn để giúp trẻ tiêu hao năng lượng trong ngày. 

Thêm vào đó, các phụ huynh cũng nên có những kế hoạch rõ ràng giúp trẻ có nhiều thời gian vận động thường xuyên, đều đặn hàng ngày. Từ đó sẽ hình thành nên thói quen tích cực, giúp các bạn nhỏ có được quá trình giảm cân hiệu quả cũng như cải thiện về nhiều mặt.

giảm cân cho trẻ em
Tập luyện, vận động là cách giảm cân cho trẻ em hiệu quả

Đặc biệt, có một điều chắc hẳn nhiều bố mẹ cũng sẽ thắc mắc rằng nên cho trẻ ăn trước hay sau khi tập tuyện. Về vấn đề này, các nhà khoa học cũng đã thực hiện nhiều nghiên cứu và cho ra những kết quả khác nhau. 

Với trường hợp cho bé tập luyện nhẹ nhàng trong thời gian ngắn, việc ăn nhẹ trước hay sau khi tập sẽ không gây ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, trường hợp bé phải tập luyện cường độ cao trong thời gian dài, bố mẹ nên bổ sung năng lượng cho bé bằng thức ăn sau khi tập càng sớm càng tốt. 

2. Chọn thực phẩm dinh dưỡng và lành mạnh cho trẻ em

Chúng ta nên bổ sung nhiều rau củ quả, thực phẩm có chất xơ vào phần ăn của bé cũng như cả gia đình. Lưu ý , không nên ép trẻ em ăn nhiều rau trong khi các thành viên khác trong gia đình lại ăn thịt, cá. Điều này sẽ làm các  bạn nhỏ sẽ sinh ra tâm lý thèm ăn, ức chế và bỏ dở giữa chừng hành trình giảm cân của mình. 

Ngoài ra, việc chia nhỏ các bữa ăn của trẻ em thành nhiều bữa chính trong ngày cũng là một trong những cách giảm cân cho trẻ em đáng để người lớn cân nhắc làm theo. Việc chia nhỏ các bữa ăn sẽ giúp cho trẻ luôn ăn no và tránh được tình trạng ăn quá nhiều khi có cảm giác đói bụng. 

giảm cân cho trẻ em
Bố mẹ cần lưu ý cho bé thừa cân, béo phì ăn uống theo chế độ để giảm cân hiệu quả

3. Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ

Bạn hãy khuyến khích con chỉ ăn khi cảm thấy thực sự đói và dừng lại khi đã cảm thấy no chứ không ăn như một thói quen, ăn cho vui miệng, ăn thêm vì thức ăn ngon… Trẻ em và thanh thiếu niên thường có xu hướng ăn vì buồn chán, căng thẳng hay không có gì để chơi chứ không phải vì đói.

Trẻ nên ăn cùng gia đình và bữa ăn nên diễn ra trong nhà bếp hoặc phòng ăn. Đặc biệt, bạn không nên cho con vừa ăn vừa xem ti vi, nghe điện thoại, chơi game, đọc sách… Nếu bị phân tâm bởi những thứ kể trên, bé có thể không nhận ra mình đã ăn bao nhiêu và thường có xu hướng ăn quá nhiều, dẫn đến việc bị tăng cân.

4. Xây dựng thói quen vận động đơn giản 

Vào những ngày nghỉ hay thời gian rảnh rỗi, chúng ta nên khuyến khích trẻ thực hiện những bài vận động đơn giản tại nhà. Các hoạt động vốn luôn thích hợp cho trẻ cũng như tạo điều kiện cho các bé dễ dàng chơi tại nhà như là nhảy dây, đi dạo, đánh cầu…

Hãy cố gắng xây dựng thói quen vận động thường xuyên cho trẻ, điều này sẽ giúp con bạn trở nên năng động, quên đi cảm giác đói bụng, thèm ăn, tiếp thêm nhiều động lực cho việc giảm cân. Đây ắt hẳn là cách giảm cân cho trẻ em tại nhà hữu hiệu nhất mà hầu hết trẻ em có thể dễ dàng thực hiện nó.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên động viên con em của mình tham gia những lớp học ngoại khóa như bơi lội, võ thuật, thể dục nhịp điệu…Các hoạt động này không chỉ giúp các em tiêu hao đi năng lượng mà còn có thể trở thành những kỹ năng hữu ích về sau.

5. Lập biểu đồ để theo dõi tiến độ giảm cân của trẻ

Bạn hãy lập biểu đồ giảm cân của con và dán lên tường trong phòng của trẻ. Cứ đều đặn mỗi tuần hoặc mỗi tháng, hãy ghi lên biểu đồ mức cân nặng mà bé đã giảm được. Dần dần, con sẽ nhận ra những gì mà con đã đạt được và có động lực để theo đuổi nhiệm vụ khó khăn này.

6. Khen thưởng khi trẻ có những thay đổi hướng tới sự cân bằng trong ăn uống

Bạn có thấy việc khen thưởng thường có tác động rất lớn đối với mọi người? Do đó nhằm giúp bé có thêm động lực duy trì chế độ ăn kiêng và tập thể dục để giảm cân, bạn nên có chế độ khen thưởng để khích lệ.

Chẳng hạn như nếu bé uống nước lọc thay vì nước ngọt, soda, ăn trái cây thay vì ăn snack, bánh ngọt… trong suốt một tuần, hãy thưởng cho bé một buổi đi xem phim hoặc món đồ chơi, cuốn sách bé thích…

Lưu ý bạn không nên dùng đồ ăn, bánh kẹo, đồ uống hay bất kỳ loại thực phẩm nào để làm phần thưởng cho bé. Nguyên do là những thứ này có thể khiến kế hoạch giảm cân cho trẻ mà bạn dày công xây dựng bị “sụp đổ”.

7. Luôn động viên con

Con bạn có thể dần mất tinh thần sau một thời gian thực hiện kế hoạch giảm cân. Nhiệm vụ của bạn là luôn động viên bé để bé giữ vững tinh thần để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nếu bé chỉ giảm được chưa đến 0,5kg/tuần, hãy nói với bé rằng kết quả này là rất khả quan, chỉ cần cố gắng thêm chút nữa. Điều này giúp bé cảm thấy việc ăn kiêng để giảm cân đang có kết quả tốt và có hứng thú để duy trì.

Những sai lầm thường gặp khi thực hiện các cách giảm cân cho trẻ em béo phì

Trên lý thuyết, việc giảm cân cho trẻ em béo phì nghe có vẻ khá dễ dàng vì chỉ cần cho các bé ăn ít hơn và tập thể dục nhiều hơn. Nhưng như các bậc cha mẹ đều biết, nói thì lúc nào cũng dễ hơn làm. Đối với trẻ em, những thử thách thường lớn hơn vì chúng có thể ít tự chủ hơn và bị bạn bè ở trường cám dỗ. 

Ngoài ra, nhiều kế hoạch giảm cân cho trẻ em tại nhà cũng không thành công do những lý do sau:

1. Đặt kỳ vọng không đúng với thực tế

Không chỉ đối với trẻ con mà là con với người lớn, giảm cân luôn là một quá trình dài với nhiều thử thách, cám dỗ và đầy gian khổ. Do đó, cách giảm cân cho trẻ thừa cân hiệu quả là bạn nên đặt ra mục tiêu cần đạt được phù hợp đối với các bé. 

Thay vì giảm cân, mục tiêu tốt đầu tiên có thể chỉ là ngừng tăng cân. Nếu con bạn đạt được mục tiêu đó sau một vài tháng, thì bạn có thể sửa đổi chế độ ăn uống và mức độ hoạt động của chúng để bắt đầu giảm cân.

giảm cân cho trẻ em
Đặt kỳ vọng lớn có thể ảnh hưởng tâm lý trẻ thừa cân

2. Thay đổi quá đột ngột khẩu phần ăn vì nôn nóng giảm cân cho trẻ

Người lớn thường từ bỏ chế độ ăn kiêng vì họ quá nôn nóng giảm cân. Trẻ em béo phì cũng sẽ làm như vậy nếu cha mẹ ép buộc chúng thay đổi mạnh mẽ thói quen ăn uống và tập thể dục.

Các vấn đề có thể gây hiệu quả xấu nếu cha mẹ đột ngột quyết định cắt bỏ tất cả nước ngọt và nước hoa quả, đồng thời không cho phép bất kỳ đồ ăn vặt nào trong nhà. Họ có thể đăng ký cho con tham gia các hoạt động thể thao hoặc huấn luyện cá nhân mặc dù trẻ dành phần lớn thời gian để chơi trò chơi điện tử.

Những thay đổi cực đoan như thế này chỉ khiến đứa trẻ thất bại khi giảm cân. Cách giảm cân cho trẻ em tốt hơn là bố mẹ nên tập trung vào những thay đổi nhỏ trước và sau đó là đặt mục tiêu dài hạn rõ ràng.

3. Không thay đổi mức độ hoạt động thể chất của trẻ

Mức độ tập luyện không bao giờ được cố định. Để bé tham gia vào cùng một mức độ hoạt động từ tuần này qua tuần khác sẽ khiến chúng chẳng đi đến đâu.

Bắt đầu cho trẻ tập thể dục từ 15 đến 20 phút mỗi ngày và tăng dần cường độ và thời lượng mỗi tuần. Theo thời gian, con bạn nên có ít nhất một giờ hoạt động cường độ trung bình mỗi ngày và hoạt động thể chất cường độ cao

Hiện nay, bệnh béo phì ở trẻ em đang ngày một trở nên phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Hy vọng những cách giảm cân cho trẻ em này sẽ giúp phụ huynh có thể an tâm hơn khi áp dụng cho con mình.   

Xem thêm:

 

Categories
Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Cột mốc phát triển của trẻ tiểu học bố mẹ cần biết

Cột mốc phát triển của trẻ tiểu học rất quan trọng. Khoảng thời gian từ 6 đến10 tuổi là một trong những thay đổi lớn về nhận thức đối với trẻ em.

Trẻ bắt đầu có sự thay đổi từ tuổi mẫu giáo sang tuổi thiếu niên, từ một cuộc sống bị chi phối bởi tưởng tượng sang một cuộc sống bắt đầu bị chi phối bởi logic và lý trí.

Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu những cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn này để chăm sóc tốt nhất.

Cột mốc phát triển của trẻ tiểu học về thể chất

Ở độ tuổi này bạn có thể nhận thấy con bạn có những thay đổi về thể chất rõ rệt như:

  • Thay những chiếc răng sữa đầu tiên.
  • Chiều cao tăng lên từ 4 – 10cm.
  • Tầm nhìn sắc nét rõ ràng như người lớn vào thời điểm này, cải thiện khả năng phối hợp tay và mắt.
  • Tăng cường nhận thức về cơ thể
  • Phát triển các kỹ năng di chuyển phức tạp hơn, như chạy theo hình zigzag, nhảy xuống các bậc thang, chạy xe lăn và bắt bóng nhỏ. Trẻ có khả năng kết hợp các kỹ năng vận động thô như chạy để đá bóng, nhảy dây. Những kỹ năng thể chất này phụ thuộc vào tần suất con bạn thực hành chúng.
  • Các kỹ năng vận động phức tạp cũng phát triển theo, con bạn có thể tự đánh răng và làm các công việc vệ sinh hàng ngày mà không cần bạn hỗ trợ. Con cũng có thể viết các chữ nhỏ hơn trên vở học ở trường.
  • Trẻ có thể di chuyển nhún nhảy theo giai điệu bài nhạc chính xác hơn.

Một phần khác trong cột mốc phát triển của trẻ tiểu học là sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ. Ở trường, cơ hội vận động thể chất và các hoạt động ngoài trời của con bạn sẽ giảm đi, và vì vậy nguy cơ tăng cân cũng tăng lên.

Do đó, bạn hãy khuyến khích con tập thể dục thường xuyên và tận hưởng các hoạt động ngoài trời. Cùng nhau tham gia các hoạt động thể thao, khám phá những địa điểm mới cùng gia đình, đạp xe và đảm bảo cả gia đình có chế độ dinh dưỡng cân bằng và một sức khỏe tốt.

cột mốc phát triển của trẻ tiểu học
Cột mốc phát triển của trẻ tiểu học nhanh hơn bạn tưởng

Thay đổi về cảm xúc, giao tiếp xã hội

Trong giai đoạn này, trẻ có thể tự mặc đồ, dễ dàng dùng tay bắt bóng, buộc dây giày. Trẻ đã có khả năng tự lập cao hơn trong gia đình. Các sự kiện quan trọng như bắt đầu vào tiểu học sẽ giúp trẻ tuổi này thường xuyên kết nối với thế giới rộng lớn hơn.

Tình bạn ngày càng quan trọng với trẻ. Các kỹ năng về thể chất, tinh thần và xã hội phát triển nhanh chóng. Đây cũng là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển sự tự tin trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, chẳng hạn kết bạn, học tập tại trường và chơi thể thao.

Dưới đây là một số thông tin về cột mốc phát triển của trẻ tiểu học về cảm xúc, giao tiếp trong giai đoạn 6-10 tuổi:

  • Thể hiện sự độc lập hơn với bố mẹ và gia đình.
  • Bắt đầu nghĩ về tương lai.
  • Hiểu hơn về vị trí nơi ở của mình trên thế giới.
  • Chú ý nhiều hơn tới bạn bè và hoạt động nhóm.
  • Mong muốn được bạn bè yêu thích và chấp nhận.

[inline_article id=223892]

Phát triển nhận thức

Cha mẹ có thể nhận thấy rằng trong cột mốc phát triển của trẻ tiểu học, trẻ bắt đầu suy nghĩ và lắng nghe gần như người trưởng thành. Trẻ em ở độ tuổi này đang có kỹ năng ngôn ngữ và  khả năng nhận thức để thu thập thông tin, hình thành ý kiến ​​và suy nghĩ tốt.

Do đó, nhiều trẻ em tiểu học có thể là tâm điểm trong các nhóm và trong các cuộc thảo luận, có khả năng bày tỏ suy nghĩ của chúng về các sự kiện hiện tại, sách, âm nhạc, nghệ thuật và các chủ đề khác.

Đối với nhiều trẻ em, giai đoạn phát triển khoảng tuổi lên 10 là giai đoạn của sự học hỏi và tăng trưởng nhận thức nhanh chóng. Việc học tăng tốc đáng kể ở lớp năm  khi trẻ chuẩn bị cho những năm học trung học cơ sở.

Đó là vào lớp năm, trẻ em bắt đầu giải quyết các vấn đề phức tạp hơn trong toán học, đọc và các môn học khác ví dụ trẻ học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho trẻ tiểu học. Trong giai đoạn này trẻ còn tiếp xúc với các loại hình học trực tuyến tại nhà trong thời điểm đặc biệt ví dụ như dịch Covid-19 bùng phát.

cột mốc phát triển của trẻ tiểu học
Bố mẹ cần khái quát hết các hoạt động nhận thức của trẻ trong giai đoạn này để  giáo dục trẻ tốt hơn

Hoạt động vui chơi và tìm hiểu

Nhiều đứa trẻ 10 tuổi thích chạy, đạp xe, trượt băng và chơi thể thao. Họ có thể thích các môn thể thao đồng đội hoặc các hoạt động cá nhân.

Trẻ theo dõi các đội thể thao yêu thích của trẻ và biết tất cả các chi tiết của các chương trình TV yêu thích của mình. Trẻ cũng bắt đầu nhận thức được các ca sĩ và nhóm nhạc cũng như những người nổi tiếng yêu thích của họ.

Nhiều đứa trẻ 10 tuổi thích đồ điện tử. Trẻ thường thích chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số hoặc họ có thể thích chơi trò chơi trực tuyến.

Những cột mốc phát triển của trẻ tiểu học quan trọng:

  • Học cách sử dụng phán đoán tốt
  • Thể hiện sự quan tâm đến các đội thể thao hoặc các nhóm nhạc pop
  • Có một khoảng chú ý tăng lên và thường có thể dành thời gian dài để làm việc cho các hoạt động trẻ thích
  • Tìm kiếm tình bạn thông qua mối quan tâm chung và cự ly gần (thích chơi với bạn hàng xóm, bạn học cùng lớp).
  • Bắt đầu quan tâm tới luật lệ, dựa vào cách tuân thủ các trò chơi thực tế.
  • Bắt đầu phát triển lý luận đạo đức, thông qua các phong tục xã hội và các giá trị đạo đức (hiểu sự trung thực, đúng sai, công bằng, tốt và xấu, tôn trọng).
  • Hiển thị sự quan tâm ngày càng tăng đối với hoạt động ngoài trời, đi công viên v.v…
  • Mở rộng mối quan tâm đối với công việc hàng ngày. Trẻ tận hưởng chuyến đi chơi vượt ra ngoài thế giới hàng ngày của mình. Ví dụ: Đi chơi theo nhóm, chuyến đi đến bảo tàng, đi du lịch xa…

Những thay đổi quan trọng khác

Trẻ em ở độ tuổi này cũng có thể bắt đầu chú trọng hơn vào ngoại hình và có thể muốn phù hợp với bạn bè nhiều hơn trước đây. Các vấn đề về hình tượng cá nhân cũng có thể phát triển ở độ tuổi này ở một số trẻ em đặc biệt là các bé gái.

Hãy là một hình mẫu tốt khi nói đến hình tượng cơ thể. Tránh đưa ra những bình luận chỉ trích cơ thể của chính bạn (chẳng hạn như tự gọi mình là béo) và làm gương cho thói quen ăn uống lành mạnh.

Nhiều đứa trẻ 6-10 tuổi thích tham dự các nhóm. Các nhóm trên lớp, câu lạc bộ và các hoạt động có tổ chức có thể là một sức hút lớn đối với trẻ em trong độ tuổi này vì nó mang lại cho chúng cơ hội để thực hiện mục tiêu chung, đồng thời giúp chúng hòa nhập với các bạn mới.

cột mốc phát triển của trẻ tiểu học
Trẻ tiểu học có nhiều hoạt động phong phú và đa dạng nên bạn cần tìm hiểu đầy đủ

Bạn có thể mong đợi để thấy sự khao khát riêng tư gia tăng ở trẻ em trong độ tuổi này. Từ độ tuổi này trẻ ngày càng nhận thức rõ hơn về cơ thể của chúng và có nhiều khả năng muốn riêng tư khi tắm và mặc quần áo.

Trẻ cũng có nhiều khả năng chú ý đến những thứ như quần áo và kiểu tóc và có tình cảm với bạn khác giới. Lúc này dạy con về tình dục là một cuộc nói chuyện rất khó khăn, nhưng cha mẹ cần phải nói cho trẻ biết.

Trẻ không cần biết tất cả mọi chi tiết, nhưng một cuộc nói chuyện nhỏ có thể giúp trẻ hiểu biết hơn về những chức năng của các bộ phận trên cơ thể. Đồng thời, việc này còn ngăn chặn được những cuộc nói chuyện thô lỗ, về những chủ đề mà trẻ có thể nghe thấy từ những đứa trẻ khác.

Nếu bạn lo lắng rằng con bạn không phát triển như bình thường, hãy bắt đầu bằng cách nhắc nhở bản thân rằng cột mốc phát triển của trẻ tiểu học là thời điểm chuyển tiếp cho trẻ. Không có tiêu chuẩn chắc chắn nào con bạn cần đạt được.

Trong khi một số trẻ sẽ chơi đồ trang điểm và thể thao, những trẻ khác có thể vui vẻ chơi với búp bê hoặc đọc truyện tranh. Cả hai phương án đều tốt và hoàn toàn khỏe mạnh.

Thuận Minh

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Những thông tin quan trọng về trẻ giai đoạn tiểu học mà phụ huynh cần biết

Trẻ giai đoạn tiểu học có những bước phát triển về tâm sinh lý và thể chất rất đặc biệt. Phụ huynh cần theo dõi kỹ trong giai đoạn này để chăm sóc, giáo dục trẻ toàn diện hơn. Trong đó các cột mốc phát triển, Dinh dưỡng và những lưu ý quan trọng sẽ giúp bạn chăm sóc bé thuận lợi hơn.

Các cột mốc phát triển của trẻ giai đoạn tiểu học

Trẻ giai đoạn tiểu học sẽ bắt đầu từ lúc 6 tuổi đến 10 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sự phát triển vượt trội về thể chấc, con bạn đã biến hình từ một đứa trẻ mũm mĩm thành một học sinh mới với thân hình rắn chắc hơn.

1. Bé 6 tuổi phát triển như thế nào?

Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy ốm. Mỗi tháng cân nặng của bé 6 tuổi tăng từ 100g – 150g. Chiều cao bé trai 6 tuổi mỗi tháng tăng khoảng 0.5cm/tháng.

Chiều cao:

  • Chiều cao bé trai 6 tuổi: 111,2– 121cm; trung bình: 116cm
  • Bé gái: 109,7 – 119,6cm; trung bình: 115,1cm

Cân nặng:

  • Bé trai: 18,4 – 24,6kg; trung bình: 20,5kg
  • Bé gái: 17,3 – 22,9kg, trung bình: 20,2kg

2. Trẻ 7 tuổi phát triển như thế nào?

Trẻ 7 tuổi cũng có sự tăng trưởng rất nhanh. Trung bình, ở độ tuổi này, chiều cao trẻ 7 tuổi có thể tăng từ 5 đến 6,5cm/năm.

Chiều cao:

  • Bé trai: 118– 124,8cm; trung bình: 121,7cm
  • Bé gái: 118,3 – 123,4cm; trung bình: 120,8cm

Cân nặng:

  • Bé trai: 19,2– 25,3kg; trung bình: 22,5kg
  • Bé gái: 18,8 – 24,3kg, trung bình: 22,4kg
Trẻ giai đoạn tiểu học
Trẻ giai đoạn tiểu học có sự phát triển thể chất vượt bậc

3. Trẻ 8 tuổi phát triển như thế nào?

Khi được 8 tuổi, trẻ sẽ có quá trình phát triển cơ thể dưới dạng tăng cân từ 2 – 3kg, đồng thời chiều cao của trẻ tăng lên 7,5cm.

Chiều cao:

  • Bé trai: 124– 130,1cm; trung bình: 127,3cm
  • Bé gái: 122,2 – 129,3cm; trung bình: 126,6cm

Cân nặng:

  • Bé trai: 20,6– 27,3kg; trung bình: 25,4kg
  • Bé gái: 19,9 – 26,2kg, trung bình: 25kg

Tuy nhiên, điều này thực sự có thể khác nhau đối với mỗi đứa trẻ. Thông thường, trẻ từ 8 tuổi đã bắt đầu chú ý đến chiều cao và cân nặng của bản thân.

Ở độ tuổi này, con bạn vẫn có thể mọc răng vĩnh viễn sau khi răng sữa bắt đầu rụng từng chiếc một.

4. Sự phát triển cơ thể của một đứa trẻ 9 tuổi

Bước vào giai đoạn 9 tuổi, sự phát triển thể chất của trẻ em gái rõ ràng hơn sự phát triển về thể chất của trẻ em trai. Sự phát triển của trẻ 9 tuổi này được đánh dấu bằng sự gia tăng chiều cao và cân nặng ở bé gái nhanh hơn so với bé trai.

Chiều cao:

  • Bé trai: 128– 135,9cm; trung bình: 132,6cm
  • Bé gái: 126,2 – 132,8cm; trung bình: 131,5cm

Cân nặng:

  • Bé trai: 24,3– 30,2kg; trung bình: 28,1kg
  • Bé gái: 23,6– 29,8kg, trung bình: 28,1kg

5. Sự phát triển cơ thể của một đứa trẻ 10 tuổi

Nhiều trẻ sẽ bắt đầu trải qua giai đoạn tăng trưởng vượt bậc khi lên đến lớp năm. Các bé gái có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh hơn và có thể đột nhiên thấy mình cao hơn các bé trai cùng tuổi.

Chiều cao:

  • Bé trai: 132,9– 139,2cm; trung bình: 137,8cm
  • Bé gái: 133,6– 140cm; trung bình: 138,6cm

Cân nặng:

  • Bé trai: 26,4– 33,2kg; trung bình: 31,2kg
  • Bé gái: 27,8– 33,9kg, trung bình: 31,9kg

Dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn tiểu học

Trẻ giai đoạn tiểu học từ 6 tới 10 tuổi là giai đoạn cơ thể đang phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bên cạnh đó, đây còn là giai đoạn tích luỹ dưỡng chất để trẻ chuẩn bị đến với quá trình dậy thì.

Thiếu hụt chất ở bất kỳ thành phần nào cũng có thể gây ảnh hưởng tới tầm vóc và trí lực trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn khoa học bởi nếu cho ăn nhiều những nhóm dinh dưỡng cần hạn chế rất dễ gây thừa cân, béo phì, còn nếu trẻ ăn ít sẽ ít cân, hay ốm, mệt mỏi, ảnh hưởng tới hoạt động vui chơi, học tập.

Giai đoạn của lứa tuổi học sinh từ 6 tới 10 tuổi có nhu cầu về năng lượng và chất đạm khác nhau. Vì vậy cha mẹ nên biết để đảm bảo trẻ được đảm bảo về dinh dưỡng:

  • 6 tuổi: Năng lượng 1600g, chất đạm 36g/ngày
  • 7– 10 tuổi: Năng lượng 1800g, chất đạm 40g
Trẻ giai đoạn tiểu học
Dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn tiểu học cần cân đối và đầy đủ

Lứa tuổi này trẻ đã hoàn toàn ăn cùng với gia đình, tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Cho trẻ giai đoạn tiểu học ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học).
  • Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.
  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn
  • Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.
  • Không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng. Ðến bữa ăn nên chia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều.
  • Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, lượng nước nên uống một ngày 1 lít.
  • Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
  • Số bữa ăn: nên chia 4 bữa 1 ngày, 3 bữa chính một bữa phụ.

Chăm sóc trẻ tiểu học và những điều bố mẹ cần biết

Trong giai đoạn tiểu học bố mẹ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng của gia đình đến sức khỏe của trẻ còn quan trọng hơn bao giờ hết:

1. Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ

Việc đảm bảo một chế độ ăn uống điều độ vô cùng quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho các cơ quan và mô để cơ thể có thể hoạt động một cách hiệu quả. Nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh, nhiễm trùng, mệt mỏi và tiếp thu kém hiệu quả.

Để đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ giai đoạn tiểu học cân đối, hợp lí theo yêu cầu sau:

  • Đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng.
  • Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng cân đối, hợp lí.
  • Cân đối thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
  • Cân đối Vitamin và khoáng chất.

Để trẻ dễ hấp thu và hứng thú khi ăn bố mẹ nên cho ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và chia làm nhiều bữa nhỏ, đa dạng hóa bữa ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau, thay đổi cách chế biến để trẻ ăn được nhiều.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần đảm bảo đủ lượng nước uống cho trẻ trong ngày. Nhu cầu nước của cơ thể phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và hoạt động của trẻ. Mỗi ngày trẻ cần khoảng 1,6 -2 lít nước (Bao gồm nước uống và nước trong thức ăn).

[inline_article id=226589]

2. Duy trì chế độ sinh hoạt hằng ngày và đảm bảo giấc ngủ đầy đủ

Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng xấu đến vận động và tập trung trong ngày của trẻ. Vì vậy bố mẹ cần cho con ngủ đủ giấc trong ngày. Trẻ 3-5 tuổi mỗi ngày ngủ khoảng từ 11 đến 14 tiếng.

Buổi trưa nên tập cho trẻ ngủ khoảng từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Buổi tối không nên cho trẻ chơi quá khuya, trẻ nên ngủ vào khoảng lúc 9h tối. Bố mẹ nên tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh trong phòng ngủ, nên trò chuyện hoặc kể chuyện cho con dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Dù trẻ ở nhà cùng bố mẹ hoặc gửi cho ông bà thì bố mẹ nên lập một lịch sinh hoạt cho trẻ. Ví dụ: Buổi sáng không nên cho trẻ dậy muộn quá tạo thói quen không tốt vì dậy muộn làm cho trẻ uể oải và lười hoạt động.

Vì vậy, nên tập cho trẻ giai đoạn tiểu học dậy sớm trước 7h 30p, cùng bố, mẹ hoặc ông , bà tập một bài thể dục nhẹ nhàng để cho trẻ thư thái và sảng khoái. Dậy sớm sẽ không ảnh hưởng đến các bữa ăn sáng, trưa và tối của trẻ.

3. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Để đảm bảo vệ sinh đồng thời giảm bớt nguy cơ lây nhiễm Covid-19, chăm sóc trẻ tốt hơn, bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Nơi sinh hoạt của các bé phải được tiệt trùng, lau chùi thường xuyên.

Bên cạnh đó, bố  mẹ có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc bề mặt bằng cách vệ sinh các đồ dùng, đồ chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa, nên dùng chất cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào.

Đồng thời, giữ vệ sinh cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng để chăm sóc trẻ hiệu quả.

4. Đảm bảo nhu cầu vui chơi và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi học

Ngoài việc ăn, ngủ, vệ sinh thì bố mẹ cũng nên tổ chức hoạt động vui chơi và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi học. Trẻ giai đoạn tiểu học có sự tiến bộ vượt bậc về nhận thức, tâm lý, tình cảm đặc biệt là các vấn đề tiền dậy thì.

Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cần phải có phương pháp phù hợp qua từng giai đoạn. Chúng ta nên có cái nhìn thoải mái và tư duy mở để con mình được trải nghiệm nhiều hơn.

Nhiều chuyên gia đánh giá cao các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tuổi học dưới đây để phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho con mình:

  • Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Đây là kỹ năng cơ bản trẻ cần phải học để độc lập được trong cuộc sống. Bạn nên trang bị cho trẻ những kỹ năng đơn giản nhất như tự ăn cơm, tự mặc quần áo và tự tắm rửa. Phụ huynh không nên quá bận tâm mà nên để trẻ tự làm những gì chúng thích, chỉ nên hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn. Tốt nhất nên hướng dẫn trẻ tuần tự từng bước một để trẻ tập quen dần và có thể tự phục vụ chính mình.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Nên dạy trẻ giai đoạn tiểu học biết những kỹ năng hợp tác với người khác và tinh thần đồng đội khi làm việc nhóm. Làm việc nhóm nhiều sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết, biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ. Tôi luôn tạo cơ hội cho con cái tham gia các hoạt động ngoài trời như cắm trại, các trò chơi lành mạnh khác.
  • Kỹ năng quản lý cảm xúc: Tâm lý trẻ 6 tuổi trở lên thường rất nhạy cảm với môi trường chúng tiếp xúc mỗi ngày, nên chúng ta nên có giải pháp giúp trẻ tự quản lý cảm xúc của chúng. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia tâm lý học hàng đầu trên thế giới, người có chỉ số EQ càng cao họ càng dễ thành công trong cuộc sống. Yếu tố cảm xúc đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển của trẻ, tạo tiền đề để trẻ nhận thức về bản thân mình.
  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất mà học sinh tiểu học cần được nhà trường và phụ huynh giáo dục càng sớm càng tốt. Có nhiều hình thức giao tiếp khác nhau mà trẻ cần được giáo dục trong giai đoạn này như: giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ tùy vào tình huống sao cho phù hợp.
  • Kỹ năng tự bảo vệ bản thân: Thông thường trẻ em không biết được cách xử lý tình huống nguy hiểm, do đó cần phải để trẻ học được cách tự bảo vệ chính mình khi gặp nguy hiểm.
Trẻ giai đoạn tiểu học
Bố mẹ có thể dạy bé làm việc nhà và các kỹ năng sống khi trẻ lên bậc tiểu học

5. Giáo dục giới tính cho trẻ tiểu học

Theo chuyên gia y khoa Nội tiết, trẻ bắt đầu dậy thì trong khoảng 8-13 tuổi ở nữ và nam từ 9 đến 14 tuổi. Nhưng đối với trẻ dậy thì sớm, sự phát triển của các dấu hiệu sinh dục thứ phát xuất hiện trước 8 tuổi ở trẻ nữ và trước 9 tuổi ở trẻ nam.

Phụ huynh cần dành nhiều thời gian quan sát, để ý đến các biểu hiện cơ thể và tâm lý trẻ 6 tuổi trở lên. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cần trang bị cho trẻ giai đoạn tiểu học các kiến thức về giới tính.

Hãy dành thời gian bên trẻ, thủ thỉ với trẻ đâu là những giới hạn mà những người xung quanh được phép và không được đụng chạm vào các bộ phận cơ thể của mình. Đó mới là điều giúp ích cho trẻ tốt nhất, thay vì cứ để trẻ phát triển một cách tự nhiên.

Nhìn chung trẻ giai đoạn tiểu học có rất nhiều vấn đề cần bố mẹ quan tâm, theo dõi sâu sát để chăm sóc tốt hơn. Chúc các bé gia đình bạn sẽ phát triển hoàn thiện và tốt nhất.

Trung Minh

Categories
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Chăm sóc trẻ tiểu học và những lưu ý cần thiết dành cho bố mẹ

Chăm sóc trẻ tiểu học là điều không đơn giản. Trẻ tiểu học tuy cơ thể chưa phát triển khá toàn diện nhưng sức đề kháng kém nên rất nhạy cảm với những biến đổi môi trường, đặc biệt trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành, vì thế cần phải chăm sóc trẻ thật là tốt.

Đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19, hoặc nghỉ hè, bé có nhiều thời gian ở nhà, gia đình bạn cần phải có kế hoạch chăm sóc trẻ tiểu học tốt nhất.

Sức khỏe thể chất của trẻ tiểu học

Các bậc phụ huynh lưu ý rằng từ 6 – 10 tuổi được xem là “giai đoạn vàng” trong sự phát triển của trẻ. Trong giai đoạn này, các hoạt động thể chất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục trẻ một cách toàn diện, giúp trẻ phát triển và hoàn thiện về các hệ thần kinh, cơ xương, bộ máy hô hấp.

Từ tuổi tiểu học, cơ thể của trẻ đã có nhiều bước phát triển mới. Lúc này chiều cao của bé đã đạt trên 100 cm, cân nặng khoảng 15 kg; hệ cơ và hệ thần kinh cấp cao phát triển mạnh nhưng hệ xương và hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện.

1. Hệ xương

Còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,…

Vì thế mà khi chăm sóc trẻ tiểu học, trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toànvà có ích, đòi hỏi sự khéo léo của tay và chân…

Đặc biệt rèn cho các em tư thế ngồi học khoa học để tránh việc mắc phải các căn bệnh về học đường trong đó có cong vẹo cột sống, cận thị…Chiều cao mỗi năm của trẻ tăng thêm 4cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg.

Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106cm (nam) 104cm (nữ) cân nặng đạt 15,7kg (nam) và 15,1kg (nữ). Tuy nhiên, con số này chỉ là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5cm,cân nặng có thể xê dịch từ 1 – 2kg.

chăm sóc trẻ tiểu học
Trẻ tiểu học có những bước phát triển thể chất rõ rệt

2. Hệ cơ

Đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa,…Vì vậy mà thầy cô và cha mẹ nên đưa các emvào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Hơn nữa, hệ cơ đang phát triển, khả năng tập trung chú ý của tuổi này còn thấp, nên trẻ thường không ngồi yên lâu một chỗ được. Vì thế người lớn nên thông cảm cho trẻ chứ không phải do trẻ hư.

3. Hệ tuần hoàn

Mặc dù khi lên 6 tuổi, trọng lượng tim của trẻ nặng gấp 6 lần lúc mới sinh nhưng nhịp đập yếu. Mỗi phút, tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 – 90 lần/phút.

Mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh. Để tránh làm cho tim bị suy kiệt, người lớn cần chú ý cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý giữa các giờ chơi.

Chăm sóc trẻ tiểu học về dinh dưỡng

Một trong những cách quan trọng nhất để giúp trẻ có thói quen ăn lành mạnh là cho trẻ thấy những tấm gương có thói quen ăn tốt. Bạn sẽ chẳng bao giờ khuyến khích con mình ăn uống lành mạnh nếu chính bạn không ăn thức ăn lành mạnh.

Nói cách khác, khi chúng ta có những lựa chọn thông minh hơn, ví dụ như lúc đói thì ăn trái cây thay vì bánh quy nhiều chất béo, từ đó trẻ sẽ biết cách tốt hơn để nạp thêm năng lượng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, hãy cho bé có cơ hội cùng bạn chuẩn bị và chế biến thức ăn, chúng sẽ hiểu được cách làm nên những món ăn lành mạnh như thế nào.

Trẻ con rất thích đồ ngọt, vì thế hãy chia sẻ cho con bạn biết về mối nguy hại của sâu răng hay béo phì với những tấm gương cụ thể khi thấy chúng ăn quá nhiều đồ ngọt. Quan trọng là bạn không tận tay đưa cho chúng những loại đồ ăn nhiều đường.

chăm sóc trẻ tiểu học
Khi chăm sóc trẻ tiểu học, dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng và đầy đủ dưỡng chất

Chính thức bước vào lớp 1, nếu học bán trú, bé chỉ còn bữa sáng và bữa tối là ăn tại nhà thôi. Thực đơn cho bé cũng bắt đầu phong phú hơn theo “yêu cầu” của bé. Độ tuổi này trẻ sẽ cần khoảng 1600kcal mỗi ngày.

Trẻ đang tuổi lớn nên cần nhiều năng lượng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng sốt ruột mà ép con ăn liên tục, bồi bổ thật nhiều. Nếu quá dư thừa năng lượng, bé rất dễ thừa cân, béo phì và cảm thấy mặc cảm khi đi học do bị bạn bè trêu chọc.

Cần cho bé ăn đủ lượng cần thiết chứ không dư thừa. Ngoài ra, bạn nên cho con vận động ngoài trời, tập chạy bộ, làm quen với những môn năng khiếu như bơi lội, bóng rổ, thể dục nhịp điệu… Ở tuổi này, bé đã có thể học được tất cả những môn đó.

Để chăm sóc trẻ tiểu học tốt hơn, hãy tập cho bé có thói quen uống sữa và ăn sữa chua tối thiểu 1 lần/ngày. Bé cần tối thiểu 1 hộp sữa chua và 1-2 ly sữa nưóc. Nếu bạn cung cấp không đủ, bé sẽ rất dễ thiếu canxi, khó phát triển chiều cao hoàn hảo.

Nếu bạn thấy bé thừa cân cũng không nên cắt giảm sữa và sữa chua. Trường hợp đó, có thể chuyển sang sữa chua không đường hoặc sữa tươi không đường cho trẻ uống.

Quá trình phát triển cảm xúc của trẻ tiểu học

Từ 6 tuổi, con bạn sẽ nhận thức rõ hơn về cảm xúc của chính mình và của những người khác. Bé có thể hiểu các khái niệm tinh vi, như không làm tổn thương cảm xúc của ai đó bằng cách nói gay gắt, cáu kỉnh hay chỉ trích.

Trẻ em ở độ tuổi này cũng có thể ngày càng thể hiện mong muốn tự chọn quần áo, tự giặt đồ và chải tóc. Cha mẹ có thể khuyến khích sự độc lập này và hướng dẫn bé cách làm.

Chẳng hạn, bạn có thể để trẻ tự tắm, nhưng cuối cùng hãy giúp đỡ bé tắm sạch, hoặc gợi ý một chiếc áo len và quần bó nếu trời quá lạnh để đến trường thay vì một chiếc váy mà bé thích.

Tình bạn và các mối quan hệ xã hội khác với các bạn học và người lớn trở nên phức tạp hơn và có ý nghĩa hơn ở độ tuổi này, khi bé nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh và vai trò của bé trong đó.

[inline_article id=226589]

Những dấu mốc quan trọng bạn cần biết để chăm sóc trẻ tiểu học tốt hơn:

  • Thích thể hiện tài năng
  • Phát triển kỹ năng tự kiểm soát được cải thiện
  • Cho thấy khả năng duy trì sự ổn định cảm xúc
  • Tự chải tóc
  • Tự biết xì mũi
  • Gấp quần áo
  • Cột dây giày với sự giúp đỡ của người lớn
  • Nhìn chăm chú vào người khác khi trò chuyện và khi nghe giảng trên lớp
  • Tự xử lý nhiều vấn đề trong lớp học, phản ứng nhanh và tập trung vào công việc đang làm.

Giáo dục tâm lý dành cho trẻ tiểu học

Khi trẻ 6 – 10 tuổi, tâm lý dễ pha trộn, thay đổi nhanh, vừa khó đó nhưng cũng cười ngay đó, đôi khi vừa khóc vừa cười,…Trẻ rất nhạy cảm, dễ tủi thân nếu ba mẹ không chú ý, buồn nếu bị mắng và thường cảm thấy rất có lỗi nếu làm sai việc gì. Trẻ cũng hiếu thắng, luôn mong muốn mình phải làm tốt, làm đúng mọi việc.

Thành công là một nguồn hứng thú của trẻ. Trẻ lúc này cũng đã biết thắng thua, được mất. Có trẻ đã xuất hiện bản tính ganh đua từ rất sớm. Thêm vào đó, trẻ rất thích thú với các hình tượng cụ thể từ các bộ phim, truyện tranh trẻ xem nên trẻ dễ đặt hình tượng lý tưởng cho bản thân mình.

Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 6 tuổi này có thể là một cơ hội tốt để giáo dục nhân cách của trẻ, cơ hội này đòi hỏi ba mẹ chăm sóc trẻ tiểu học phải nghiêm khắc nhưng dịu dàng và hòa nhã với các hành vi ứng xử của trẻ.

chăm sóc trẻ tiểu học
Bên cạnh chăm sóc dinh dưỡng, bố mẹ cần chú ý giáo dục tâm sinh lý cho trẻ

Khi chăm sóc trẻ tiểu học, bạn hãy hạn chế cho trẻ 6 tuổi tham gia những trò chơi mang tính cạnh tranh cao. Bạn hãy chọn cho trẻ những trò chơi và hoạt động ngoài trời lạnh mạnh, mang tính liên kết với các thành viên khác để dạy bé biết yêu thương, chan hòa và chấp nhận mọi người xung quanh mình.

Mỗi một đứa trẻ đều như tờ giấy trắng, rất trong sáng và hồn nhiên. Tuy vậy, trong quá trình phát triển, về mặt tâm lý sẽ dần hình thành nên trạng thái xung đột hai chiều. Điều này được minh chứng ở một số hành vi, ví dụ như có lúc trẻ sẽ có lòng vị tha, trắc ẩn nhưng cũng có lúc trẻ trở nên ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của mình.

Đây là lúc bạn cần cố gắng kiềm chế, không nổi giận và trách mắng hay ra lệnh cho trẻ. Nên hướng dẫn trẻ học cách chia sẻ, giải quyết hợp lý các tình huống cũng như thể hiện cảm xúc một cách đúng đắn. Cha mẹ nên khuyến khích và khen ngợi khi trẻ bắt đầu có những hành vi ứng xử tốt.

Lòng nhân ái, vị tha là hành trang quý giá, là nền móng của những mối quan hệ tốt đẹp sau này. Vì thế, nhất thiết phải trang bị cho trẻ, nhất là khi trẻ đang ở trong giai đoạn phát triển nhân cách hết sức quan trọng này.

Nhìn chung vấn đề chăm sóc trẻ tiểu học cần toàn diện cả vấn đề thể chất lẫn tâm lý. Bố mẹ cần tìm hiểu các kiến thức về dinh dưỡng, cũng như quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ để nuôi dưỡng con tốt nhất.

Anh Minh

Categories
Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu học và những điều bố mẹ cần quan tâm

Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học là một vấn đề rất đáng quan tâm. Từ 6 tuổi trẻ em bắt đầu đi học, các chất dinh dưỡng cung cấp hằng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để trẻ phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập.

Vì vậy ăn uống hợp lý ở lứa tuổi này giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.

Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học bao nhiêu là đủ?

Ở lứa tuổi này, nếu cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nhất là ở các thành phố lớn.

Ngược lại nếu ăn không đủ trẻ sẽ bị còi cọc, hay ốm đau, bị thiếu máu hay buồn ngủ, ngủ gật trong giờ học dẫn đến học kém và chán học.

Vậy ở lứa tuổi này trẻ nên ăn bao nhiêu là đủ? Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi này như sau:

  • 6 tuổi: Năng lượng 1600; Chất đạm 36g
  • 7– 9 tuổi: Năng lượng 1800; Chất đạm 40g
  • 10 tuổi: Năng lượng 2100– 2200; Chất đạm 50g

Chú ý: Nếu không có điều kiện chế biến nhiều loại món ăn trong một ngày thì có thể tính lượng đạm của trẻ như sau: Cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm, 200g đậu phụ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà. Nếu ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo đi.

dinh dưỡng cho trẻ tiểu học
Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học là vấn đề cực kỳ quan trọng bố mẹ cần lưu ý

Tháp dinh dưỡng cho trẻ tiểu học

Trẻ trong giai đoạn tiểu học từ 6 tới 10 tuổi là giai đoạn cơ thể đang phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ, bên cạnh đó, đây còn là giai đoạn tích luỹ dưỡng chất để trẻ chuẩn bị đến với quá trình dậy thì.

Thiếu hụt chất ở bất kỳ thành phần nào cũng có thể gây ảnh hưởng tới tầm vóc và trí lực trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn khoa học bởi nếu cho ăn nhiều những nhóm dinh dưỡng cần hạn chế rất dễ gây thừa cân, béo phì, còn nếu trẻ ăn ít sẽ ít cân, hay ốm, mệt mỏi, ảnh hưởng tới hoạt động vui chơi, học tập.

Tháp dinh dưỡng cho học sinh tiểu học được chia thành 6 tầng, xếp theo mô hình kim tự tháp với phần đáy rộng ở dưới cùng và ngày càng hẹp dần khi lên đến đỉnh.

Mỗi phần của tầng tháp dinh dưỡng cho trẻ tiểu học sẽ tương đương với một nhóm thực phẩm khác nhau, thứ tự sắp xếp của các tầng nhỏ dần khi càng lên cao thể hiện nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đối với các nhóm thực phẩm ấy càng ít đi.

Vì vậy tầng có diện tích rộng nhất tức ở dưới cùng chính là những thực phẩm cha mẹ cần chú cho nên cho trẻ tiêu thụ nhiều, và ngược lại.

Mô hình tháp dinh dưỡng viện dinh dưỡng quốc gia cho lứa tuổi học sinh từ 6-10 tuổi từ phần dưới đáy lên cao dần như sau:

1. Nhóm 1: Nhóm tinh bột bao gồm ngũ cốc, khoai củ, gạo và các chế phẩm từ gạo

Đây là nhóm thực phẩm trẻ ở độ tuổi 6-10 tuổi cần tiêu thụ một lượng lớn tinh bột hàng ngày nhằm tạo ra năng lượng để hoạt động.

Tinh bột là chất cần được ưu tiên hàng đầu và cần được bổ sung đầy đủ trong các bữa ăn. Các thực phẩm giàu tinh bột có thể kể đến như cơm, mì,… ngoài ra còn có trong khoai, sắn, bắp, ngũ cốc,… trẻ đều nên ăn.

2. Nhóm 2: Nhóm chất xơ, vitamin có trong trái cây và rau củ quả

Đây là một trong những nhóm thực phẩm cần được tiêu thụ nhiều trong ngày, các loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết để duy trì cơ thể hoạt động ổn định. Nếu thiếu hụt bất kỳ các vitamin hay khoáng chất nào sẽ gây rối loạn đến quá trình chuyển hóa, trao đổi chất.

  • Chất xơ có trong tất cả loại rau, ngoài ra nhiều loại rau củ còn giàu vitamin cha mẹ nên cho con ăn nhiều.
  • Vitamin A có cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ,.. lại giúp sáng mắt
  • Vitamin C có nhiều ở cam, chanh, bưởi,…

3. Nhóm 3: Nhóm giàu đạm, protein, canxi bao gồm thịt, hải sản, các loại hạt, sữa và các chế phẩm từ sữa

Chất đạm cũng là nhóm thực phẩm cần bổ sung hàng ngày trong nhóm dinh dưỡng cho trẻ tiểu học bởi chúng không chỉ cung cấp năng lượng mà còn xây dựng, tái tạo mô cơ.

Bữa ăn của trẻ cha mẹ có thể cho trẻ ăn thịt, tôm, cá, trứng,… bổ sung thêm sữa hoặc các sản phẩm từ sữa trong những bữa ăn phụ. Cha mẹ cũng có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu, hạt,…

dinh dưỡng cho trẻ tiểu học
Tháp dinh dưỡng sẽ giúp bố mẹ cân bằng thực phẩm cho bé

4. Nhóm 4: Nhóm chất béo như dầu mỡ

Chất béo cũng là một chất không thể thiếu cho quá trình hoạt động của cơ thể. Chất béo hỗ trợ giúp cơ thể dễ hấp thu các vitamin hơn và tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ.

Tuy nhiên, theo như tháp dinh dưỡng cho học sinh tiểu học, nhóm chất béo này chỉ nên bổ sung cho cơ thể vừa phải và cần hạn chế sử dụng những chất béo bão hoà có nhiều trong mỡ động vật.

Cha mẹ có thể bổ sung chất béo cho trẻ bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, đậu phộng,…

5. Nhóm 5: Đường, đồ ngọt

Đồ ngọt qua bánh kẹo, nước ngọt là những thứ trẻ em rất thích ăn. Tuy nhiên cha mẹ nên chú ý hạn chế cho con ăn vì ăn nhiều đồ ngọt dễ gây béo phì,..

6. Nhóm 6: Muối

Đây là nhóm cao nhất của tháp dinh dưỡng cho trẻ tiểu học. Trong các món ăn hàng ngày, cha mẹ nên dùng muối Iốt để nêm gia vị, chỉ nên ăn nhạt.

Những bệnh lý dinh dưỡng thường gặp ở độ tuổi này

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, xuất phát từ chế độ dinh dưỡng, vận động không khoa học, trẻ ở độ tuổi tiểu học thường gặp phải các bệnh lý dinh dưỡng như:

1. Thiếu vi chất dinh dưỡng

Các vi chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng của trẻ em tuổi học đường. Trẻ tiểu học thường thiếu vitamin A, D, sắt, kẽm và một số vi chất khác.

Hệ quả là trẻ dễ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như thiếu máu, biếng ăn, rối loạn về chuyển hóa chất dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao…

[inline_article id=225313]

2. Còi xương

Trẻ em bị còi xương thường do chế độ dinh dưỡng thiếu canxi hoặc phốt pho. Những trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp cũng dễ còi xương.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt vitamin D cũng có thể gây nên tình trạng còi xương vì vitamin D là chất xúc tác, giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa canxi, phốt pho hiệu quả.

3. Suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường.

Trẻ suy dinh dưỡng thường do các nguyên nhân như chế độ ăn uống không đủ chất, biếng ăn thường xuyên, bị ốm kéo dài…

4. Thừa cân – béo phì

Một trong những vấn đề dinh dưỡng cho trẻ tiểu học ngày càng trở nên phổ biến ở độ tuổi này là tình trạng thừa cân – béo phì, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ ăn quá nhiều so với nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị, dẫn đến thừa năng lượng. Lượng calo dư thừa tích trữ dưới da tạo thành mỡ thừa, khiến trẻ thừa cân. Bệnh lý này gây nên hàng loạt vấn đề về sức khỏe cho trẻ như dậy thì sớm, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh lý thường gặp ở trẻ tiểu học. Trẻ được cung cấp một chế độ ăn uống hợp với lứa tuổi sẽ phát triển cân đối, khỏe mạnh và không bị đe dọa bởi những bệnh lý nguy hiểm trên.

Những thực phẩm trẻ tiểu học nên tránh

Một số thực phẩm sau không chỉ giàu calo – ít dinh dưỡng khiến trẻ dễ tăng cân mà còn ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ:

  • Thức ăn nhanh: gà rán, khoai tây chiên, hamburger… chứa nhiều chất béo bão hòa, lại ít chất xơ và chất dinh dưỡng, ăn quá nhiều sẽ làm trẻ tăng cân.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, giăm bông, đồ hộp… có nhiều muối và chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe trẻ em.
  • Đồ ngọt: bánh ngọt, chè, kem… chứa nhiều đường và carbohydrate xấu dễ làm trẻ tăng cân, sâu răng. Lượng đường khuyến nghị dành cho trẻ tiểu học không quá 15g/ngày.
  • Nước ngọt có ga, nước ép trái cây đóng hộp, nước tăng lực… chứa chất tạo ngọt nhân tạo, đường, là nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân – béo phì ở trẻ em.
dinh dưỡng cho trẻ tiểu học
Món ăn chế biến an toàn hợp vệ sinh đảm bảo cho sự phát triển của trẻ

Những lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ tiểu học

Lứa tuổi này trẻ đã hoàn toàn ăn cùng với gia đình, tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học).
  • Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.
  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
  • Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn
  • Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.
  • Không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng. Ðến bữa ăn nên chia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều.
  • Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, lượng nước nên uống một ngày 1 lít.
  • Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
  • Số bữa ăn: nên chia 4 bữa 1 ngày, 3 bữa chính một bữa phụ.

Về mặt thể chất, đây là giai đoạn mà bộ não đã hoàn thiện, trẻ có thể học hỏi được rất nhiều nên nhu cầu về năng lượng cung cấp cho việc học tập tăng lên.

Cơ thể trẻ sẽ phát triển chậm lại về mặt cân nặng và chiều cao, không còn phát triển một cách vượt bậc như trong những năm đầu đời. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn mà cơ thể trẻ tích lũy những chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn phát triển nhanh chóng thứ hai trong cuộc đời là lứa tuổi dậy thì, nên việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ tiểu học cần được lưu ý cẩn thận.

Minh An

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Các loại dụng cụ rửa mũi cho bé và hướng dẫn rửa mũi đúng cách

Ở thời điểm giao mùa, trẻ nhỏ thường gặp các vấn đề hô hấp như ngạt mũi, sổ mũi, khó thở, ho. Những vấn đề này khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và mất ngủ. Để giúp bé thoát khỏi tình trạng này, mẹ nên hút mũi cho con. Dụng cụ rửa mũi cho bé nào phổ biến mẹ nên lựa chọn và rửa mũi đúng cách là như thế nào? Bài viết sau của MarryBaby sẽ giúp mẹ hiểu rõ.

Vì sao nên hút mũi cho trẻ?

Các loại dụng cụ rửa mũi cho bé

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện nên bé rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp khi thời tiết thay đổi. Các bệnh lý nhiễm khuẩn gây nên tình trạng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ho có đờm…

Lúc này đờm xuất hiện ở phế quản, xoang mũi, khoang miệng, gây tắc nghẽn đường thở khiến trẻ khò khè. Trường hợp nặng hơn, đờm làm giảm sự lưu thông không khí khiến trẻ suy hô hấp gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc hút mũi để lấy dịch đờm làm thông thoáng đường thở là cần thiết và quan trọng.

Bên cạnh đó, những trẻ nhỏ (dưới 2 tuổi) thường chưa biết cách tự hỉ mũi hoặc khạc đờm, vậy nên mẹ cần sử dụng dụng cụ hút mũi để lấy đờm ra ngoài.

Ngoài ra, nếu mẹ không hút mũi và làm sạch đường thở cho con, tình trạng nhiễm khuẩn của bé ngày càng nặng hơn, dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.

Máy hút mũi trẻ em loại nào tốt? Một số loại dụng cụ rửa mũi cho bé tốt nhất hiện nay

Hiện nay có nhiều loại dụng cụ rửa mũi cho bé được bày bán trên thị trường với nhiều mức giá. Mỗi loại bình rửa mũi có cấu tạo và cách sử dụng khác nhau. Để xác định loại máy hút mũi trẻ em loại nào tốt và phù hợp với con em mình, mẹ nên dựa vào cấu tạo của bình để lựa chọn.

Dưới đây là một số loại bình rửa mũi phổ biến được đông đảo chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng.

1. Dụng cụ rửa mũi chuyên dụng

dụng cụ rửa mũi cho bé

Dụng cụ rửa mũi áp dụng công nghệ hiện đại giúp tiếp cận và làm sạch sâu dung dịch nhớt và đờm trong khoang mũi của trẻ. Thiết bị dễ dàng điều chỉnh áp lực dòng chảy, nhỏ gọn, sử dụng được với nhiều loại dung dịch rửa mũi khác nhau.

2. Dụng cụ rửa mũi cho bé dạng bình trà

Dụng cụ rửa mũi cho bé dạng bình trà

Dụng cụ hút mũi dạng bình trà bằng sứ hoặc nhựa có cấu tạo đơn giản. Thiết bị này có ưu điểm là dễ dàng sử dụng và vệ sinh lau rửa. Tuy nhiên, bạn khó có thể điều chỉnh áp lực của dòng chảy khi dùng loại bình rửa mũi này.

Khi rửa mũi bằng dụng cụ dạng bình trà, bạn cần nghiêng đầu bé sang một bên, tuy nhiên việc này rất dễ làm nước chảy vào tai gây viêm tai giữa.

3. Dụng cụ rửa mũi cho bé dạng đứng có vòi dẫn

Dụng cụ rửa mũi cho bé dạng đứng có vòi dẫn

Bình rửa mũi dạng đứng được làm bằng nhựa, có vòi dẫn và van chống trào ngược. Van giúp ngăn không cho dung dịch bẩn chảy ngược vào trong bình.

Bình dạng vòi đứng thường là hàng nhập khẩu có chất liệu nhựa cao cấp nên có giá thành khá cao. Thế nhưng, với dụng cụ rửa mũi này, bằng cách bóp vào phần bỏ bình, mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh áp lực nước. Vì thế bé sẽ không bị đau mũi hoặc bị sặc do quá nhiều nước rửa chảy vào mũi họng con.

4. Máy rửa mũi cho bé

Máy rửa mũi cho bé

Khi bạn đã sử dụng các dụng cụ rửa mũi cho bé kể trên nhưng vẫn không làm giảm thiểu dịch nhầy thì có thể lựa chọn máy rửa mũi. Máy rửa mũi có thiết kế đặc biệt chuyên dụng giúp bạn dễ dàng sử dụng. Phần đầu máy được làm bằng silicon không màu, chịu nhiệt tốt, khi mẹ hút mũi sẽ không làm cho trẻ đau.

Lực hút mạnh mẽ với nhiều cấp độ phù hợp có thể loại bỏ những chất nhầy khó lấy trong quá trình rửa mũi. Tuy nhiên, chỉ sử dụng máy rửa mũi trong trường hợp dịch nhầy cùng nước mũi quá nhiều, dịch nhầy đông cứng hoặc dùng cho trẻ có bệnh về đường hô hấp được bác sĩ chỉ định.

Cách sử dụng dụng cụ rửa mũi cho bé

Mẹ đã biết cách sử dụng dụng cụ rửa mũi để đảm bảo an toàn cho trẻ hay chưa? Dưới đây cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và bé từ 2 tuổi trở lên được các chuyên gia y tế khuyến cáo.

1. Đối với trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có niêm mạc mũi rất mỏng, dễ tổn thương so với người lớn. Vậy nên khi sử dụng dụng cụ rửa mũi cho bé, mẹ cần hết sức cẩn thận. Lưu ý chỉ nên dùng dụng cụ rửa mũi cho trẻ sơ sinh khi bé bị ngạt mũi quá nặng và đặt bé ở tư thế nằm nghiêng.

[inline_article id=172464]

2. Đối với trẻ 2 tuổi trở lên

Đối với trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể tiến hành các bước vệ sinh, rửa sạch mũi cho bé như sau:

Bước 1: Vệ sinh dụng cụ rửa mũi và tay sạch sẽ trước khi tiến hành hút mũi.

Bước 2: Cho bé ngồi thẳng, đầu hơi cúi xuống phía trước để dịch nhầy trong mũi có thể dễ dàng chảy ra ngoài khi hút.

Bước 3: Dùng dụng cụ rửa mũi xịt rửa lần lượt từng bên lỗ mũi, cần tiến hành nhẹ nhàng để tránh bé bị sặc.

Bước 4: Nhắc trẻ xì nhẹ mũi để đẩy hết những chất bẩn ra bên ngoài.

Bước 5: Lau sạch sẽ chất bẩn dính xung quanh mặt bé.

Các tiêu chí lựa chọn dụng cụ rửa mũi cho bé tốt nhất

Các tiêu chí lựa chọn dụng cụ rửa mũi cho bé tốt nhất

Máy hút mũi trẻ em loại nào tốt? Để lựa chọn dụng cụ rửa mũi đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất, bạn cần dựa theo một số tiêu chí sau:

1. Chất liệu dụng cụ hút mũi

Cần lựa chọn sản phẩm có chất liệu tốt, đảm bảo an toàn về sức khỏe cho trẻ nhỏ. Các mẹ có thể lựa chọn dụng cụ hút mũi được sản xuất bằng nhựa an toàn hoặc nhựa y tế không chứa BPA.

2. Lực hút của sản phẩm

Tiêu chí tiếp theo bạn cần quan tâm khi lựa chọn dụng cụ rửa mũi cho bé là lực hút của sản phẩm. Bởi thiết bị có lực hút đẩy phù hợp sẽ tránh gây ra tình trạng lực quá mạnh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

3. Cấu tạo sản phẩm hút mũi

Hiện nay có rất nhiều loại dụng cụ hút mũi với cấu tạo và hình dáng khác nhau. Vì vậy bạn nên lựa chọn sản phẩm có cấu tạo phù hợp với tình trạng của trẻ và điều kiện kinh tế của gia đình.

4. Dung dịch rửa mũi

Lưu ý nên lựa chọn dung dịch rửa mũi phù hợp để giảm thiểu tình trạng kích ứng mũi. Dung dịch rửa mũi như nước muối sinh lý có thể lấy đi toàn bộ bụi bẩn, dịch nhầy trong mũi một cách dễ dàng.

5. Lựa chọn địa chỉ uy tín để mua dụng cụ hút mũi

Bố mẹ nên mua sản phẩm hút mũi tại những địa chỉ uy tín, nhằm tránh mua phải hàng giả. Điều này khiến bạn tốn kém chi phí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ hô hấp của trẻ.

>>> Mách bạn: Trẻ bị sổ mũi và bí quyết giải cứu không cần dùng thuốc

Top 5 dụng cụ rửa mũi cho bé an toàn nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại dụng cụ rửa mũi được bày bán trên thị trường với những ưu nhược điểm khác nhau. Cùng tham khảo 5 mẫu bình rửa mũi an toàn cho bé được nhiều bà mẹ tin dùng hiện nay.

1. Bình rửa mũi cho bé Pari Montesol

Bình rửa mũi cho bé Pari Montesol

Dụng cụ mũi Pari Montesol được sản xuất từ Đức và nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam. Thiết bị được cấu tạo từ chất liệu nhựa an toàn, kiểu dáng nhỏ nhắn và độ bền vượt trội. Đây được xem là sản phẩm an toàn dành cho bé được nhiều chị em tin dùng.

Ưu điểm:

– Vô cùng an toàn khi sử dụng cho trẻ nhỏ với chất liệu nhựa cao cấp.
– Thiết kế bình dạng dốc ngược hạn chế tình trạng bị sặc hay dung dịch nước rửa tràn xuống khu vực tai, họng.
– Thiết kế đơn giản nhỏ gọn, dễ dàng tháo lắp vệ sinh, độ bền cao.

Nhược điểm:

– Phù hợp với những trẻ trên 2 tuổi.
– Dễ gây ra tổn thương mũi nên bạn không nên dùng thường xuyên cho trẻ.

Giá tham khảo: 240.000 – 260.000 đồng.

2. Dụng cụ rửa mũi cho bé Dr Green

Dụng cụ rửa mũi cho bé Dr Green

Bình rửa mũi Dr Green là hàng Việt Nam được hội đồng bác sĩ tai – mũi – họng công nhận về hiệu quả trong việc làm sạch mũi cho bé.

Ưu điểm:

– Được làm từ chất liệu nhựa y tế an toàn, không chứa BPA.
– Có van chống trào ngược, không gây khó chịu khi rửa mũi cho trẻ.

Nhược điểm:

– Bình lớn, cần nhiều dung dịch rửa mũi gây lãng phí, phần tiếp xúc với đầu mũi khá cứng.
– Chỉ sử dụng cho bé 2 tuổi trở lên và người lớn.

Giá tham khảo: 100.000 – 190.000 đồng.

3. Thiết bị rửa mũi Neilmed

Thiết bị rửa mũi Neilmed

Đây là dòng sản phẩm rửa mũi có nguồn gốc từ Mỹ, được đánh giá cao bởi thiết kế nhỏ gọn, hiệu quả cao.

Ưu điểm:

– Chất liệu nhựa mềm, an toàn với người sử dụng.
– Cơ chế đẩy dịch nhầy cùng bụi bẩn hiệu quả, nhẹ nhàng, êm ái.
– Thiết kế khá nhỏ gọn, dễ dàng mang theo để sử dụng.

Nhược điểm:

– Thiết kế bình có dung tích 120ml hơi nhỏ, gây thiếu dung dịch rửa mũi khi dùng.
– Chỉ dùng bình rửa này cho bé từ 4 tuổi trở lên, không dùng cho trẻ bị vấn đề về tai như viêm.

Giá bán tham khảo: Dao động từ 320.000 – 360.000 đồng.

4. Thiết bị xịt rửa mũi Nebial 3% Kit

Thiết bị xịt rửa mũi Nebial 3% Kit

Đây là thiết bị rửa mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi, xuất xứ từ nước Ý.

Ưu điểm:

– Đầu xịt được tạo bởi chất liệu mềm, chứa chất kháng khuẩn.
– Cấu tạo màng nano giúp kiểm soát áp lực ổn định, không gây sặc và đau cho trẻ khi bơm.
– Sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi.
– Dung dịch muối ưu trương làm sạch êm dịu với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt.

Nhược điểm:

Chưa được phân phối rộng rãi, chỉ mới tập trung tại các bệnh viện, phòng khám tại Hà Nội nên rất khó để mua.

Giá tham khảo: 500.000 đồng.

5. Bình rửa mũi Nasal Rinse

Bình rửa mũi Nasal Rinse

Bình rửa mũi Nasal Rinse xuất xứ Mỹ có chất liệu an toàn, thiết kế nhỏ gọn kèm theo gói muối rửa chuyên dụng.

Ưu điểm:

– Dụng cụ hút mũi dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi.
– Chất liệu bình cao cấp đảm bảo an toàn khi sử dụng.
– Thiết kế đầu phun vừa khít với mũi bé, áp lực phun ổn định đem lại hiệu quả cao.

Nhược điểm:

– Thân bình rửa làm bằng chất liệu không trong suốt nên khó có thể nhìn thấy dung dịch rửa trong khi vệ sinh 2 bên mũi cho bé.

Giá bán tham khảo: Dao động từ 110.000 – 120.000 đồng.

Bài viết nêu trên giúp bạn hiểu rõ hơn về dụng cụ rửa mũi cho bé và cách rửa mũi đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu chưa biết cách rửa mũi đúng cho con.

>>> Đọc thêm: Trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm mỗi ngày?

Hà My

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Trẻ em có nên uống tinh bột nghệ? Khám phá ngay lợi ích của tinh bột nghệ với trẻ

trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không?
Trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không? Bé sau 6 tuổi uống mới an tâm

Nghệ là loại gia vị đã có từ cách đây 4000 năm. Người ta thường sử dụng nghệ ở trong các món ăn ở Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Vậy tinh bột nghệ là gì? Liệu trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không?

Nếu muốn biết trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không, bạn phải biết những thông tin dưới đây nhé.

Tinh bột nghệ là gì?

Người ta tìm thấy nghệ trong tự nhiên dưới dạng rễ (tương tự như gừng). Củ nghệ sau khi chiết xuất sẽ cho ra được sản phẩm là tinh bột nghệ có chứa hàm lượng curcumin ở mức cao nhất, loại bỏ hoàn toàn các chất xơ cùng tạp chất mà con người không hấp thụ được. Tinh bột nghệ thường có màu vàng tươi là do đến từ chất curcumin. Chất này cũng mang lại cho tinh bột nghệ các đặc tính dược phẩm. 

Vậy trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không? Bạn theo dõi phần tiếp theo nhé.

Trẻ em có nên uống tinh bột nghệ?

trẻ em có nên uống tinh bột nghệ?

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ ta có thể xét xem trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không.

– Đối với trẻ em dưới 6 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tuổi còn chưa phát triển toàn diện, thiếu tính ổn định. Trẻ dưới 6 tuổi dùng tinh bột nghệ sẽ gặp các tác dụng phụ không mong muốn như: trẻ xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy hay ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác. 

– Đối với trẻ em trên 6 tuổi: Trẻ em có nên uống tinh bột nghệ? Trẻ trên 6 tuổi uống tinh bột nghệ sẽ giúp bồi bổ cơ thể, giúp trẻ cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Dù vậy, bạn vẫn cần chú ý đến liều lượng khi cho con sử dụng và kết hợp theo dõi thể trạng của trẻ.

Như vậy, bạn đã biết trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không. Mẹ phải nhớ đừng cho trẻ dưới 6 tuổi uống tinh bột nghệ nhé.

Tác dụng của tinh bột nghệ với trẻ em

tác dụng của tinh bột nghệ với trẻ em

Trẻ em phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe do còn nhỏ và khả năng miễn dịch thấp so với người lớn. Nếu trẻ thường phải đối mặt với bệnh tật thì mẹ hãy gặp bác sĩ để tìm hiểu thêm trẻ em có nên uống tinh bột nghệ và để bé uống sao cho hiệu quả nhất.

Dưới đây là 5 tác dụng của tinh bột nghệ với trẻ em và cách sử dụng, mẹ cùng tham khảo nhé.

1. Hỗ trợ hệ hô hấp khỏe mạnh

Tinh bột nghệ có khả năng chống viêm và chống dị ứng, đó là lý do tại sao nó rất tốt cho trẻ em bị hen suyễn và mắc các bệnh lý đường hô hấp.

Mẹ cho 1 thìa cà phê tinh bột nghệ vào cốc sữa rồi đun sôi và cho trẻ uống mỗi ngày 1 lần để loại bỏ chất nhầy và giảm tức ngực, giúp trẻ dễ thở.

Từ 6 tuổi trở lên, trẻ em có nên uống tinh bột nghệ để hệ hô hấp khỏe mạnh.

2. Tinh bột nghệ giúp da bé sạch bệnh

Đối với các bệnh nhiễm trùng da ở trẻ thông thường như phát ban, mụn trứng cá và ngứa, tinh bột nghệ rất có lợi. Bạn có thể trộn mật ong và tinh bột nghệ rồi thoa hỗn hợp lên vị trí bị nhiễm trùng.

Để điều trị nhiễm nấm ở trẻ em, mẹ hãy trộn một thìa cà phê tinh bột nghệ với một thìa cà phê nha đam và thoa lên vùng bị nhiễm.

3. Trẻ em có nên uống tinh bột nghệ? Có vì tốt cho não của bé

trẻ em uống tinh bột nghệ sẽ tốt cho trí não

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học Hoa Kỳ cho thấy những người tiêu thụ tinh bột nghệ thường xuyên có chức năng nhận thức tốt hơn. Tinh bột nghệ có thể giúp phát triển trí não của trẻ em và thúc đẩy kết quả học tập.

4. Tinh bột nghệ có thể làm thông mũi 

Để làm thông xoang và phục hồi khứu giác của bé, mẹ hãy trộn bơ sữa với tinh bột nghệ và thoa lên lớp niêm mạc bên trong mũi.

Để giảm viêm kết mạc ở trẻ em, mẹ lấy một phần tinh bột nghệ trộn với 20 phần nước sạch. Nhúng một miếng vải sạch vào dung dịch này rồi để lên mắt bé (mẹ nhớ nói bé nhắm mắt rồi hãy đặt lên nhé). Điều này sẽ giúp mắt của trẻ khỏe, sáng và không bị đau.

5. Tinh bột nghệ làm tăng cường hệ miễn dịch

Tinh bột nghệ có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch để trẻ không bị ốm vặt. Như vậy, trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không? Chắc chắn là có nhưng ở mức vừa phải và mẹ nhớ là trẻ trên 6 tuổi mới được uống nhé. Mẹ hãy cho trẻ uống một cốc sữa nghệ thường xuyên sẽ rất tốt đấy.

Trẻ nào không nên uống tinh bột nghệ?

trẻ nào không nên uống tinh bột nghệ?

Nếu trẻ thuộc một trong những trường hợp sau đây, mẹ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về việc trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không.  

– Tinh bột nghệ có thể cản trở khả năng đông máu của cơ thể. Vì vậy tốt nhất không nên cho trẻ dùng trước khi phẫu thuật. 

– Nếu trẻ đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống tiểu cầu thì tốt nhất không cho trẻ dùng tinh bột nghệ. 

– Tránh sử dụng tinh bột nghệ nếu trẻ mắc bệnh liên quan đến túi mật. 

– Trong khi có nhiều nghiên cứu cho thấy lợi ích của tinh bột nghệ đối với bệnh tiểu đường, nhưng có một số nghiên cứu cho thấy điều ngược lại. Tốt nhất để an toàn nếu trẻ bị tiểu đường thì tránh dùng tinh bột nghệ.

Cách chế biến tinh bột nghệ cho trẻ

cách chế biến tinh bột nghệ

Trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không? Trẻ trên 6 tuổi uống mới nhận được nhiều tác dụng. Nhưng mẹ cũng cần biết cách chế biến tinh bột nghệ sao cho ngon miệng để hấp dẫn bé nhé.

Tinh bột nghệ có vị nồng và hơi đắng. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp tinh bột nghệ với nhiều nguyên liệu khác nhau để dễ sử dụng:

  • Sử dụng tinh bột nghệ làm gia vị cho món ăn như súp, cà ri gà…
  • Trộn tinh bột nghệ với sữa chua. 
  • Pha với sữa tươi/sữa đặc hoặc các nước ép trái cây.
  • Ngoài ra, bạn có thể pha thêm với mật ong giúp bé dễ uống hơn. 

Chỉ nên cho trẻ dùng khoảng 1/2 liều dùng của người lớn.

[inline_article id=273059]

Lưu ý khi cho trẻ uống tinh bột nghệ

Lưu ý trẻ em có nên uống tinh bột nghệ không là chưa đủ. Bạn cần lưu ý thêm nếu trẻ dị ứng với tinh bột nghệ thì cần ngưng sử dụng ngay. Đồng thời cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để yên tâm hơn khi cho trẻ sử dụng.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng tinh bột nghệ ngày càng tăng cao nên số lượng hàng hóa và mẫu mã của sản phẩm cũng đa dạng. Bởi vậy, các mẹ vẫn phải thật cẩn thận trong việc chọn mua tinh bột nghệ đảm bảo chất lượng. Vì sức đề kháng yếu ớt trong cơ thể trẻ chắc chắn không thể chống chọi với những rủi ro tiềm ẩn trong sản phẩm pha tạp hay kém chất lượng.

Lục Hoàng Linh

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Các trò chơi tập thể ngoài trời thú vị giúp trẻ khỏe mạnh và học tập tốt hơn

Các trò chơi tập thể ngoài trời có lợi như thế nào cho việc học tập của trẻ? Hoạt động thể chất không chỉ thiết yếu cho quá trình tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh mà còn giúp trẻ học tập tốt hơn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt động thể chất lành mạnh dù ở hình thức nào cũng đều tác động tích cực đến não bộ và giúp cho việc học tập của trẻ hiệu quả hơn.

Vậy làm sao để khuyến khích trẻ hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày? Mẹ có thể tham khảo các trò chơi tập thể ngoài trời thú vị sau để giúp con thư giãn và tăng cường sức khỏe cho não bộ nhé.

Hoạt động thể chất tốt cho não bộ như thế nào?

Các trò chơi tập thể ngoài trời

Nghiên cứu chỉ ra rất nhiều tác động tích cực của hoạt động thể chất đối với não bộ của trẻ bao gồm:

  • Giúp não bộ khỏe mạnh
  • Tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy logic
  • Mang đến cho trẻ tinh thần lạc quan và hành động tích cực trong lớp học
  • Tăng cường khả năng ngôn ngữ

Đây đều là những yếu tố giúp cải thiện kết quả học tập của trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động thể chất làm tăng nồng độ oxy lên não, từ đó số lượng chất dẫn truyền thần kinh trong não cũng được tăng lên. Kết quả là chức năng não được cải thiện, từ đó mà khả năng tập trung, học hỏi, ghi nhớ và xử lý căng thẳng của trẻ cũng tốt hơn. Các nhà khoa học thần kinh trên thế giới đều cho rằng hoạt động thể chất là thiết yếu để duy trì sức khỏe não bộ trong suốt mọi giai đoạn của cuộc đời.

Các trò chơi tập thể ngoài trời giúp trẻ tăng cường trí não

1. Trò chơi tập thể ngoài trời – người đẹp ngủ trong rừng

Trò chơi này sẽ bắt đầu với một bé gái giả vờ nằm ngủ trên cỏ hoặc trên ghế đá. Nhiệm vụ của những người khác là hãy cố gắng đánh thức nàng công chúa bằng cách làm cho cô ấy bật cười và mở mắt mà không được chạm vào người cô ấy. 

Trò chơi này mang đến những câu chuyện vui vẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và kỹ năng kể chuyện hài hước.

2. Trò chơi vận động ngoài trời – sponge pass

Các trò chơi tập thể ngoài trời

Chia đám trẻ thành hai đội xếp thành hai hàng dọc song song nhau. Mỗi người đứng cách nhau 1m. Ở đầu hàng là 1 xô nước to và nhiều chiếc bọt biển. Ở cuối hàng là một xô rỗng.

Hai đội sẽ thi đấu bằng cách: người đầu hàng sẽ nhúng bọt biển vào xô nước cho đẫm nước, sau đó cúi thấp người vào chuyền cho người phía sau qua hai chân của mình sao cho không để bọt biển bị rơi xuống đất. Cứ như vậy, chuyền qua người thứ 2, thứ 3, thứ 4… và đến người cuối cùng. Người cuối cùng nhận được miếng bọt biển sẽ có nhiệm vụ phải cúi người, luồn hai tay qua hai chân rồi vắt nước vào xô. Hai đội sẽ làm như vậy cho đến khi xô đầy nước. Đội nào vắt được nước đầy xô trước thì đội đó thắng.

Đây là trò chơi vận động phối hợp tay, chân, mắt giúp trẻ tăng khả năng quan sát, sự kiên nhẫn và tinh thần đồng đội.

3. Một trong các trò chơi tập thể ngoài trời là đá cầu

Trẻ đứng thành một vòng tròn lớn và bắt đầu bằng cách đá quả cầu từ người này qua người kia (không cần theo thứ tự), miễn sao không để quả cầu bị rơi xuống đất. Nếu ai để quả cầu rơi xuống đất sẽ phải chạy 10 vòng xung quanh vòng tròn mà mọi người đang xếp.

Trò chơi này làm tăng khả năng quan sát, phối hợp giữa mắt, tay, chân và khả năng giữ thăng bằng cho trẻ.

4. Trò chơi vận động ngoài trời – nhảy dây đồng đội

Các trò chơi tập thể ngoài trời

Trò chơi này sẽ cần một sợi dây dài khoảng 3-4m. Hai người làm nhiệm vụ quay dây bằng cách mỗi người cầm một đầu để quay.

Đám trẻ sẽ chia thành 2-3 đội, mỗi đội từ 2-5 người và chơi bằng cách: lần lượt từng đội cùng nhau nhảy dây. Đội nào nhảy được nhiều hơn thì đội đó thắng.

Trò chơi đồng đội này giúp trẻ tăng khả năng phối hợp, quan sát và sức bền.

5. Trò chơi vận động ngoài trời – bịt mắt bắt dê

Các trò chơi tập thể ngoài trời

Mọi người sẽ nắm tay nhau thành một vòng tròn lớn. Một người sẽ đứng trong vòng tròn đó và bị bịt mắt lại.

Khi trò chơi bắt đầu, người bịt mắt sẽ tìm bắt những người đang đứng thành vòng tròn. Trong khi người bịt mắt di chuyển, thì cả vòng tròn cũng sẽ chạy theo cùng một hướng. Nếu người bịt mắt chạm vào ai thì người đó sẽ phải thay thế vị trí của người bị bịt mắt.

Trò chơi này giúp tăng khả năng nghe, giữ thăng bằng, di chuyển mà không cần nhìn, khả năng phán đoán.

[inline_article id=269453]

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hoạt động thể chất có tác động đến các kỹ năng nhận thức như khả năng tập trung, chú ý, đồng thời giúp nâng cao thái độ và hành vi trong lớp học. Tất cả các yếu tố này đều là những thành phần quan trọng giúp cho việc cải thiện kết quả học tập của trẻ. Do đó, mẹ nên khuyến khích trẻ hoạt động thể chất mỗi ngày. Các trò chơi tập thể ngoài trời mà MarryBaby đã chia sẻ rất tốt để giúp trẻ vui chơi nhằm rèn luyện thể chất và trí não mỗi ngày.

Hanako

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Hồ sơ nhập học lớp 1 cho con ở trường công lập

Hồ sơ nhập học lớp 1

Hồ sơ nhập học lớp 1 gồm những gì?

Mẹ cần chuẩn bị những giấy tờ sau cho bộ sơ nhập học lớp 1 của bé:

  • Đơn xin học
  • Bản sao giấy khai sinh của bé
  • Hộ khẩu hoặc KT3 photo có công chứng
  • Ngoài ra, ở mỗi trường có thể có thêm một số yêu cầu giấy tờ khác. Vì vậy, mẹ nên liên hệ trực tiếp với nhà trường để biết thông tin cụ thể nhé.

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ nhập học lớp 1 cho bé

Để chuẩn bị hồ sơ nhập học lớp 1 cho bé chu đáo, mẹ có thể tham khảo hướng dẫn sau: 

1. Sổ hộ khẩu hoặc KT3 photo công chứng

Theo quy định tuyển sinh, các trường tiểu học thường ưu tiên các bé có sổ hộ khẩu tại quận mà trường đang hoạt động đầu tiên. Sau đó, trường mới ưu tiên đến các bé có KT3 từ 2 năm trở lên, rồi cuối cùng mới đến các bé có KT3 mới làm ở quận đó.

Vì vậy, mẹ nên chủ động làm các giấy tờ này cho con ngay từ lúc bé học mầm non. Như vậy sẽ tránh trường hợp KT3 quá mới mà số lượng học sinh vào lớp 1 quá đông, dẫn đến việc khi trường chọn theo ưu tiên thì con dễ bị mất cơ hội xin vào trường mà mẹ mong muốn.

Khi làm bộ hồ sơ nhập học, mẹ nhớ photo sổ hộ khẩu hoặc KT3 rồi mang theo cả bản photo lẫn bản chính đến công an phường hoặc phòng công chứng để xin công chứng nhé.Hồ sơ nhập học lớp 1

2. Giấy khai sinh của bé

Để làm hồ sơ nhập học lớp 1 cho bé, mẹ cần photo giấy khai sinh của con rồi mang ra phường hoặc phòng công chứng để công chứng.

Giấy khai sinh của bé rất quan trọng trong tất cả mọi hồ sơ nhập học, làm giấy tờ tùy thân hoặc xin việc của con sau này, vì vậy mẹ nên giữ thật kỹ nhé.

Trường hợp lỡ để thất lạc giấy khai sinh thì mẹ cần mang sổ hộ khẩu và giấy chứng sinh của bé ra công an phường để xin cấp lại.

3. Đơn xin học lớp 1

Mẫu đơn này mẹ nên đến trực tiếp trường tiểu học mà mẹ đang muốn xin học cho con để mua. Sau đó, mẹ hãy điền đầy đủ các thông tin theo mẫu trong đơn này.

4. Hoàn tất hồ sơ

Sau khi đã hoàn tất các giấy tờ nhập học theo quy định, mẹ hãy cho tất cả các giấy tờ này vào chung một bìa đựng hồ sơ cho khỏi thất lạc rồi mang đến trường nộp theo lịch hẹn của nhà trường.

5. Kiểm tra danh sách trúng tuyển lớp 1 của trường

Thông thường, các trường tiểu học hiện nay đều có website. Mẹ có thể theo dõi việc tuyển sinh lớp 1 của nhà trường trên trang web này. Mẹ hãy truy cập vào danh mục tuyển sinh để theo dõi danh sách học sinh trúng tuyển vào lớp 1 cũng như lịch nhập học của nhà trường nhé.

Nếu bé có trong danh sách trúng tuyển, thì đến ngày nhập học, mẹ hãy đưa bé đến trường để nhận lớp, lấy danh sách các loại sách cần mua và đặt mua đồng phục cho bé.

Một số điều mẹ cần chuẩn bị cho con vào lớp 1

1. Sách vở, đồ dùng học tập

Trong ngày đầu tiên đưa con đi nhận lớp, phụ huynh sẽ được giáo viên chủ nhiệm phát một tờ danh sách các loại sách vở và đồ dùng học tập cần mua cho bé.

Mẹ có thể mang danh sách này đến các nhà sách để mua cho con. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều phụ huynh, thì nếu muốn tiện hơn, mẹ nên mua ngay tại văn phòng phẩm của nhà trường. Ở đây mẹ còn có thể nhờ nhân viên bọc luôn bìa sách.Hồ sơ nhập học lớp 1

2. Tiền đóng học

Tiền học đầu năm của bé ở các trường tiểu học công lập thường có các khoản sau:

  • Học phí
  • Tiền bán trú (nếu mẹ đăng ký cho con học bán trú)
  • Tiền học các môn năng khiếu
  • Tiền quỹ lớp (tùy từng lớp, hoặc tùy từng trường)
  • Tiền xây dựng 

3. Đồng phục

Học sinh tiểu học thường cần có 2 loại đồng phục, đồng phục ngày thường và đồng phục thể dục. Theo kinh nghiệm của nhiều phụ huynh thì mẹ nên mua cho bé 2-3 bộ đồng phục ngày thường và 2 bộ đồng phục thể dục để con mặc đủ 5 ngày trong tuần.

Vì nếu chỉ mua mỗi loại 1 bộ thì mẹ sẽ phải giặt hàng ngày. Nếu lỡ dính hôm trời mưa, phơi đồ không kịp khô, con sẽ không có đồ mặc đi học.

4. Rèn giờ giấc cho bé

Khi học ở mầm non, giờ đến lớp có thể trễ hơn, bé có thể đi học muộn cũng không vấn đề gì. Tuy nhiên, ở cấp tiểu học, con sẽ phải vào lớp đúng giờ. Theo quy định thông thường của các trường hiện nay, giờ vào lớp là từ 7-7 giờ 15. Nếu đến muộn quá giờ này con sẽ bị ghi vào sổ đầu bài, cuối kỳ sẽ bị trừ điểm thi đua. Điểm này sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập chung của bé.

Vì vậy, trước khi vào lớp 1, mẹ nên tập cho con thức dậy sớm để ăn sáng rồi đến trường đúng giờ nhé.Hồ sơ nhập học lớp 1

5. Dạy bé tự vệ sinh cá nhân

Ở các trường mầm non, trẻ đều được rèn kỹ năng tự vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng đã biết làm việc này. Có trẻ do bố mẹ quá nuông chiều nên mặc dù 6 tuổi vẫn không biết cách vệ sinh sau khi đi đại tiện, không biết rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh. Tệ hơn, nhiều bé còn mắc đi tiểu tiện, đại tiện nhưng không biết xin phép giáo viên để đi ra nhà nhệ sinh, dẫn đến việc bé bị tiểu hoặc đại tiện ngay tại lớp.

Để tránh các tình trạng này, mẹ nên dạy con từ sớm và cho con ôn lại ngay trước khi bé đi học lớp 1 nhé.

[inline_article id=141372]

Mỗi giai đoạn phát triển của bé đều khiến cha mẹ háo hức kèm với cả nỗi lo âu. Việc cho con vào lớp 1 như thế nào, chuẩn bị hồ sơ học lớp 1 cho bé ra sao cũng là nỗi lòng chung của nhiều bậc cha mẹ. MarryBaby hy vọng các chia sẻ trong bài viết này có thể giúp ích thêm cho các mẹ trong việc chuẩn bị hồ sơ cho con vào lớp 1.

Hanako