Categories
Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Cột mốc phát triển của trẻ tiểu học bố mẹ cần biết

Cột mốc phát triển của trẻ tiểu học rất quan trọng. Khoảng thời gian từ 6 đến10 tuổi là một trong những thay đổi lớn về nhận thức đối với trẻ em.

Trẻ bắt đầu có sự thay đổi từ tuổi mẫu giáo sang tuổi thiếu niên, từ một cuộc sống bị chi phối bởi tưởng tượng sang một cuộc sống bắt đầu bị chi phối bởi logic và lý trí.

Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu những cột mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn này để chăm sóc tốt nhất.

Cột mốc phát triển của trẻ tiểu học về thể chất

Ở độ tuổi này bạn có thể nhận thấy con bạn có những thay đổi về thể chất rõ rệt như:

  • Thay những chiếc răng sữa đầu tiên.
  • Chiều cao tăng lên từ 4 – 10cm.
  • Tầm nhìn sắc nét rõ ràng như người lớn vào thời điểm này, cải thiện khả năng phối hợp tay và mắt.
  • Tăng cường nhận thức về cơ thể
  • Phát triển các kỹ năng di chuyển phức tạp hơn, như chạy theo hình zigzag, nhảy xuống các bậc thang, chạy xe lăn và bắt bóng nhỏ. Trẻ có khả năng kết hợp các kỹ năng vận động thô như chạy để đá bóng, nhảy dây. Những kỹ năng thể chất này phụ thuộc vào tần suất con bạn thực hành chúng.
  • Các kỹ năng vận động phức tạp cũng phát triển theo, con bạn có thể tự đánh răng và làm các công việc vệ sinh hàng ngày mà không cần bạn hỗ trợ. Con cũng có thể viết các chữ nhỏ hơn trên vở học ở trường.
  • Trẻ có thể di chuyển nhún nhảy theo giai điệu bài nhạc chính xác hơn.

Một phần khác trong cột mốc phát triển của trẻ tiểu học là sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ. Ở trường, cơ hội vận động thể chất và các hoạt động ngoài trời của con bạn sẽ giảm đi, và vì vậy nguy cơ tăng cân cũng tăng lên.

Do đó, bạn hãy khuyến khích con tập thể dục thường xuyên và tận hưởng các hoạt động ngoài trời. Cùng nhau tham gia các hoạt động thể thao, khám phá những địa điểm mới cùng gia đình, đạp xe và đảm bảo cả gia đình có chế độ dinh dưỡng cân bằng và một sức khỏe tốt.

cột mốc phát triển của trẻ tiểu học
Cột mốc phát triển của trẻ tiểu học nhanh hơn bạn tưởng

Thay đổi về cảm xúc, giao tiếp xã hội

Trong giai đoạn này, trẻ có thể tự mặc đồ, dễ dàng dùng tay bắt bóng, buộc dây giày. Trẻ đã có khả năng tự lập cao hơn trong gia đình. Các sự kiện quan trọng như bắt đầu vào tiểu học sẽ giúp trẻ tuổi này thường xuyên kết nối với thế giới rộng lớn hơn.

Tình bạn ngày càng quan trọng với trẻ. Các kỹ năng về thể chất, tinh thần và xã hội phát triển nhanh chóng. Đây cũng là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển sự tự tin trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, chẳng hạn kết bạn, học tập tại trường và chơi thể thao.

Dưới đây là một số thông tin về cột mốc phát triển của trẻ tiểu học về cảm xúc, giao tiếp trong giai đoạn 6-10 tuổi:

  • Thể hiện sự độc lập hơn với bố mẹ và gia đình.
  • Bắt đầu nghĩ về tương lai.
  • Hiểu hơn về vị trí nơi ở của mình trên thế giới.
  • Chú ý nhiều hơn tới bạn bè và hoạt động nhóm.
  • Mong muốn được bạn bè yêu thích và chấp nhận.

[inline_article id=223892]

Phát triển nhận thức

Cha mẹ có thể nhận thấy rằng trong cột mốc phát triển của trẻ tiểu học, trẻ bắt đầu suy nghĩ và lắng nghe gần như người trưởng thành. Trẻ em ở độ tuổi này đang có kỹ năng ngôn ngữ và  khả năng nhận thức để thu thập thông tin, hình thành ý kiến ​​và suy nghĩ tốt.

Do đó, nhiều trẻ em tiểu học có thể là tâm điểm trong các nhóm và trong các cuộc thảo luận, có khả năng bày tỏ suy nghĩ của chúng về các sự kiện hiện tại, sách, âm nhạc, nghệ thuật và các chủ đề khác.

Đối với nhiều trẻ em, giai đoạn phát triển khoảng tuổi lên 10 là giai đoạn của sự học hỏi và tăng trưởng nhận thức nhanh chóng. Việc học tăng tốc đáng kể ở lớp năm  khi trẻ chuẩn bị cho những năm học trung học cơ sở.

Đó là vào lớp năm, trẻ em bắt đầu giải quyết các vấn đề phức tạp hơn trong toán học, đọc và các môn học khác ví dụ trẻ học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho trẻ tiểu học. Trong giai đoạn này trẻ còn tiếp xúc với các loại hình học trực tuyến tại nhà trong thời điểm đặc biệt ví dụ như dịch Covid-19 bùng phát.

cột mốc phát triển của trẻ tiểu học
Bố mẹ cần khái quát hết các hoạt động nhận thức của trẻ trong giai đoạn này để  giáo dục trẻ tốt hơn

Hoạt động vui chơi và tìm hiểu

Nhiều đứa trẻ 10 tuổi thích chạy, đạp xe, trượt băng và chơi thể thao. Họ có thể thích các môn thể thao đồng đội hoặc các hoạt động cá nhân.

Trẻ theo dõi các đội thể thao yêu thích của trẻ và biết tất cả các chi tiết của các chương trình TV yêu thích của mình. Trẻ cũng bắt đầu nhận thức được các ca sĩ và nhóm nhạc cũng như những người nổi tiếng yêu thích của họ.

Nhiều đứa trẻ 10 tuổi thích đồ điện tử. Trẻ thường thích chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số hoặc họ có thể thích chơi trò chơi trực tuyến.

Những cột mốc phát triển của trẻ tiểu học quan trọng:

  • Học cách sử dụng phán đoán tốt
  • Thể hiện sự quan tâm đến các đội thể thao hoặc các nhóm nhạc pop
  • Có một khoảng chú ý tăng lên và thường có thể dành thời gian dài để làm việc cho các hoạt động trẻ thích
  • Tìm kiếm tình bạn thông qua mối quan tâm chung và cự ly gần (thích chơi với bạn hàng xóm, bạn học cùng lớp).
  • Bắt đầu quan tâm tới luật lệ, dựa vào cách tuân thủ các trò chơi thực tế.
  • Bắt đầu phát triển lý luận đạo đức, thông qua các phong tục xã hội và các giá trị đạo đức (hiểu sự trung thực, đúng sai, công bằng, tốt và xấu, tôn trọng).
  • Hiển thị sự quan tâm ngày càng tăng đối với hoạt động ngoài trời, đi công viên v.v…
  • Mở rộng mối quan tâm đối với công việc hàng ngày. Trẻ tận hưởng chuyến đi chơi vượt ra ngoài thế giới hàng ngày của mình. Ví dụ: Đi chơi theo nhóm, chuyến đi đến bảo tàng, đi du lịch xa…

Những thay đổi quan trọng khác

Trẻ em ở độ tuổi này cũng có thể bắt đầu chú trọng hơn vào ngoại hình và có thể muốn phù hợp với bạn bè nhiều hơn trước đây. Các vấn đề về hình tượng cá nhân cũng có thể phát triển ở độ tuổi này ở một số trẻ em đặc biệt là các bé gái.

Hãy là một hình mẫu tốt khi nói đến hình tượng cơ thể. Tránh đưa ra những bình luận chỉ trích cơ thể của chính bạn (chẳng hạn như tự gọi mình là béo) và làm gương cho thói quen ăn uống lành mạnh.

Nhiều đứa trẻ 6-10 tuổi thích tham dự các nhóm. Các nhóm trên lớp, câu lạc bộ và các hoạt động có tổ chức có thể là một sức hút lớn đối với trẻ em trong độ tuổi này vì nó mang lại cho chúng cơ hội để thực hiện mục tiêu chung, đồng thời giúp chúng hòa nhập với các bạn mới.

cột mốc phát triển của trẻ tiểu học
Trẻ tiểu học có nhiều hoạt động phong phú và đa dạng nên bạn cần tìm hiểu đầy đủ

Bạn có thể mong đợi để thấy sự khao khát riêng tư gia tăng ở trẻ em trong độ tuổi này. Từ độ tuổi này trẻ ngày càng nhận thức rõ hơn về cơ thể của chúng và có nhiều khả năng muốn riêng tư khi tắm và mặc quần áo.

Trẻ cũng có nhiều khả năng chú ý đến những thứ như quần áo và kiểu tóc và có tình cảm với bạn khác giới. Lúc này dạy con về tình dục là một cuộc nói chuyện rất khó khăn, nhưng cha mẹ cần phải nói cho trẻ biết.

Trẻ không cần biết tất cả mọi chi tiết, nhưng một cuộc nói chuyện nhỏ có thể giúp trẻ hiểu biết hơn về những chức năng của các bộ phận trên cơ thể. Đồng thời, việc này còn ngăn chặn được những cuộc nói chuyện thô lỗ, về những chủ đề mà trẻ có thể nghe thấy từ những đứa trẻ khác.

Nếu bạn lo lắng rằng con bạn không phát triển như bình thường, hãy bắt đầu bằng cách nhắc nhở bản thân rằng cột mốc phát triển của trẻ tiểu học là thời điểm chuyển tiếp cho trẻ. Không có tiêu chuẩn chắc chắn nào con bạn cần đạt được.

Trong khi một số trẻ sẽ chơi đồ trang điểm và thể thao, những trẻ khác có thể vui vẻ chơi với búp bê hoặc đọc truyện tranh. Cả hai phương án đều tốt và hoàn toàn khỏe mạnh.

Thuận Minh

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Các cách đơn giản giúp bé tăng chiều cao khi bố mẹ lùn

Cách giúp tăng chiều cao cho trẻ khi bố mẹ lùn có phải là vấn đề bất khả kháng? Chiều cao của bé có hẳn chỉ là do yếu tố di truyền? Theo các nghiên cứu khoa học, những yếu tố tác động tới sự phát triển chiều cao của con người là: Di truyền (60-80%), các yếu tố còn lại như thể thao, môi trường và tâm lý xã hội (20-40%).Cách tăng chiều cao cho trẻ

Như vậy, ngoài yếu tố di truyền thì dinh dưỡng và thể thao là 2 yếu tố tiên quyết với chiều cao của cơ thể. Vì vậy bố mẹ “chim chích” vẫn có thể nuôi con cao lớn nếu biết cung cấp dinh dưỡng đúng cách kết hợp bài tập thể thao phù hợp từng lứa tuổi.

Các cột mốc phát triển chiều cao của trẻ

Có ba giai đoạn phát triển chiều cao quan trọng trong cuộc đời của con người đó là:

  • Khi còn trong bụng mẹ: Ở giai đoạn này, chỉ chiều cao của thai nhi sẽ phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Song nếu bé sinh ra quá nhỏ hay quá lớn, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, điều này sẽ được điều chỉnh sau 20 tháng đầu tiên.
  • 3 năm đầu đời: Sau sinh, sự tăng trưởng chiều cao của các bé sẽ nhanh trông thấy trước 1 tuổi. Từ 12-25 tháng tuổi, bé có xu hướng phát triển chậm lại và tăng trở lại khi bé 30 tháng tuổi.
  • Giai đoạn tiền dậy thì kéo dài đến hết dậy thì: Trong giai đoạn cuối cùng, ở bé gái, chiều cao của bé sẽ phát triển nhanh nhất trước khi con dậy thì (trước khi hành kinh). Sau đó chiều cao sẽ tăng chậm lại.
giúp bé phát triển chiều cao
Biểu đồ tăng trưởng chiều cao của bé (tham khảo)

Công thức ước lượng chiều cao tiềm năng của bé

  • Bé trai = ([chiều cao của cha] + [chiều cao của mẹ])/2 + 6.5cm (+/- 8.5cm)
  • Bé gái = ([chiều cao của cha] + [chiều cao của mẹ])/2 – 6.5cm (+/- 8.5cm)

Con số “+/- 8.5 cm” là độ sai số tiềm năng của bé. Khoảng sai số này cao hay thấp tùy thuộc sự phát triển chiều cao của ba mẹ trước đây có ổn định hay không:

  • Nếu trước đây chiều cao cha mẹ phát triển ổn định thì khoảng sai số này là rất thấp
  • Nếu trước đây cha mẹ có tăng trưởng chiều cao không ổn định thì sai số này sẽ cao

5 yếu tố giúp trẻ phát triển chiều cao toàn diện

Theo lý thuyết, chiều cao của mỗi người sẽ ngừng phát triển ở độ tuổi 25. Chính vì vậy, để giúp bé phát triển chiều cao tối ưu nhất thì mẹ cần đáp ứng được cho con cùng lúc cả bốn yếu tố:

  • Ăn đúng khoa học
  • Ngủ sớm trước 22 giờ
  • Tập thể dục hoặc vận đồng đều đặn
  • Tinh thần thoải mái

1. Chế độ ăn

Ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ đã cần đảm bảo cho bé một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng dinh dưỡng. Đó là chú trọng vào rau củ và nhóm protein bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành…

Khi trẻ lớn hơn, mẹ cần bổ sung thêm chất đạm và năm nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn chính cho bé bao gồm gồm: bột, béo, đạm, rau, trái cây. Dùng thêm sữa và các sản phẩm từ sữa ít nhất 500-600ml/ngày.

Ngoài ra, mẹ cũng nên kiểm soát nhóm tinh bột và chất béo, hạn chế đồ ăn nhanh như: snack, nước ngọt, nước có gas vì dễ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, từ đó làm suy giảm sự phát triển của sụn và xương khớp của bé.

Các chất cần bổ sung giúp bé tăng chiều cao bao gồm:

  • Vitamin D: Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của xương của con trẻ. Bạn có thể cho con thu nhận nguồn vitamin D từ cá, nấm, các sản phẩm sữa, trứng, thịt lợn và đậu hũ hoặc bằng cách cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (thời gian 6-8 giờ sáng hoặc 4-6 giờ chiều).
  • Canxi: Hấp thụ canxi luôn là điều cần thiết không chỉ ở trẻ nhỏ mà ngay cả người trưởng thành cũng luôn cần chú ý đến vấn đề này. Xương luôn cần canxi để tăng trưởng và phát triển. Nguồn giàu canxi chủ yếu bao gồm phô mai, đậu nành, cá mòi, rau xanh, các sản phẩm từ sữa và các loại ngũ cốc tăng cường.
  • Kẽm: Tăng khẩu phần ăn bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm như đậu Hà Lan, măng tây, trứng, chocolate và hàu để thúc đẩy sự phát triển chiều cao, ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng, phát triển còi cọc ở trẻ.
  • Các chất dinh dưỡng thiết yếu khác: Ngoài những chất nêu trên, mẹ nên bổ sung thêm các dưỡng chất khác cho bé như carbohydrate, protein để giúp cơ thể bé phát triển toàn diện. Bé cần carbohydrate để kích hoạt tế bào cũng như cần đủ lượng protein để cung cấp dưỡng chất cần thiết để phát triển.Cách tăng chiều cao cho trẻ

2. Tập luyện

  • Từ 3-24 tháng: Mẹ nên hạn chế bế, ẵm để bé tự do phát triển kỹ năng bò, trườn, đi lại. Đồng thời, mẹ nên cho bé chơi một số trò chơi ngoài trời.
  • Từ 3-4 tuổi: Cho bé tham gia các trò chơi vận động não bộ và chiều cao.
  • Từ 4-5 tuổi: Nên cho bé học bơi 2 buổi/ tuần và 2 buổi cách nhau 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút.
  • Khi bé 8 tuổi: Có thể cho con học bơi tăng lên 3 buổi/tuần. Mỗi buổi không quá 60 phút.
  • Ở độ tuổi teen: Bé vẫn cần duy trì luyện tập các môn thể thao phát triển chiều cao như bóng rổ hay bóng chuyền 60 phút mỗi ngày. Đây là cách tăng chiều cao cho trẻ 10 tuổi rất hiệu quả.

3. Ngủ sớm

Nghiên cứu cho thấy để phát triển chiều cao, trẻ cần ngủ đủ ít nhất 9 giờ mỗi ngày. Điều này giúp cho cơ thể đủ thời gian để tái tạo và phát triển mô trong lúc ngủ. Hormone tăng trưởng của con người được sản xuất tự nhiên trong cơ thể, đặc biệt là trong giấc ngủ sâu.

Do đó, bạn nên cố gắng loại bỏ tiếng ồn và ánh sáng không cần thiết khi ngủ; tắm trước khi đi ngủ hoặc cho trẻ uống một cốc nước ấm trước khi lên giường để giúp giấc ngủ được ngon hơn. Và điều quan trọng không kém là nên cho trẻ đi ngủ sớm để có được những lợi ích vô giá cho sức khỏe và chiều cao của trẻ. Lý do vì hormone tăng trưởng tiết ra tối đa từ 23 giờ tới 2-3 giờ sáng, nhờ đó xương sẽ dài ra hơn. Đây là cách tăng chiều cao cho trẻ thật đơn giản, mẹ nên ghi nhớ và áp dụng đều đặn mỗi ngày cho con nhé.

[inline_article id=62553]

4. Giữ tinh thần thoải mái 

Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Khoa học Sức khỏe tại Đại học Jönköping và Khoa Khoa học Sức khỏe tại Đại học Linköping của Thụy Điển chỉ ra sự gia tăng căng thẳng (stress) kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thống miễn dịch của trẻ, làm giảm lưu thông máu, rối loạn nồng độ của hormone tuyến giáp, gây suy giảm quá trình phát triển của chiều cao và hệ thần kinh. Do đó, mẹ hãy luôn giúp bé giữ tinh thần thoải mái nhé!

5. Ngủ đúng tư thế

Đây là cách tăng chiều cao một cách tự nhiên. Khi bé ngủ, mẹ hãy để hai chân con cách xa nhau và dang tay ra hai bên cơ thể. Không cho con dùng gối để tránh làm hỏng tư thế ngủ của trẻ. Thời gian ngủ của bé nên từ 8-9 tiếng mỗi ngày mới đảm bảo cho sự phát triển chiều cao của con mẹ nhé.

Cho bé nằm ngửa rất tốt vì giúp đầu, cổ và xương cột sống của con được duy trì đúng vị trí và không bị chèn ép. Ở tư thế này, dạ dày của trẻ ở vị trí thấp hơn thực quản, giúp giảm chứng trào ngược axit.

Những yếu tố khiến trẻ thấp lùn

  • Ngồi máy tính/xem tivi/chơi game hơn 2,5 tiếng/lần. Tổng thời gian tiếp xúc với điện tử hơn 4 tiếng/ngày.
  • Bé dưới 12 tuổi uống quá nhiều nước ngọt 1 lon (220ml)/ngày. Vì vậy, tốt nhất mẹ không nên cho bé uống nước ngọt khi con chưa đủ 5 tuổi.cách tăng chiều cao cho trẻ

Cách giúp tăng chiều cao cho trẻ bằng các môn thể thao

1. Bơi lội

Đứng đầu trong danh sách các môn thể thao bạn cần cho trẻ học ngoại khóa chính là bơi lội. Khi bơi, trẻ được vận dụng tất cả các loại cơ, nhất là cơ bắp ở vùng chân, tay và ngực. Di chuyển trong nước giúp trẻ rèn luyện sự dẻo dai, giúp tăng chiều dài cột sống, mở rộng bờ vai và ngực, cải thiện chiều cao.

2. Cầu lông

Ở độ tuổi tiểu học, cầu lông là môn thể thao phù hợp với mọi trẻ bởi sự đơn giản, dễ học và phát triển chiều cao tốt. Đặc biệt, cả nhà có thể cùng tham gia với bé, luyện tập cùng nhau vừa gắn kết gia đình vừa tăng sức khỏe, cải thiện vóc dáng.

Ngoài ra, chơi cầu lông cũng dạy cho trẻ tính kỷ luật, sự bình tĩnh; giúp tăng nhịp tim, tăng sức bền của cơ thể; cải thiện chức năng của mắt và tăng sự phản xạ của não.

3. Bóng rổ

Môn thể thao này đòi hỏi sự linh hoạt của tay và mắt, sự hoạt động liên tục và chạy nhảy ở cường độ cao vì trẻ phải liên tục chạy xung quanh sân, nhờ đó mà cả chiều cao và vóc dáng của trẻ được cải thiện đáng kể. Bóng rổ còn giúp trẻ phát huy sự đoàn kết đội nhóm và tinh thần thể thao lành mạnh.

4. Đạp xe

Tập cho trẻ đi xe từ nhỏ và đạp từ 15-20 phút mỗi ngày sẽ giúp trẻ tăng chiều cao và thể lực. Theo nghiên cứu mới của các chuyên gia, nếu trẻ được rèn luyện thói quen đi xe đạp từ nhỏ, sẽ giảm hơn 50% nguy cơ bị bệnh tim và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Bạn cần lưu ý khi trẻ mới tập đi xe cần phải giữ lưng và thân người thẳng, chân duỗi ra hết mức khi đạp mới phát huy hết hiệu quả.cách tăng chiều cao cho trẻ

5. Bóng đá

Chơi bóng đá, ngoài tinh thần đồng đội, trẻ còn phải quan sát đối thủ, từ đó bé sẽ học được sự phản xạ, kích thích thị giác, thính giác phát triển. Đây cũng là môn thể thao thường xuyên xảy ra va chạm nên rất tốt để rèn luyện sự dũng cảm và ý chí cho trẻ. Bóng đá còn giúp trẻ tăng cường sản sinh các hormone tăng trưởng để phát triển chiều cao tối đa.

6. Cách tăng chiều cao cho trẻ tập xà đơn

Bài tập dụng cụ này có hiệu quả trong việc giúp kéo dài và làm thẳng cột sống cho trẻ. Chỉ cần 10 phút luyện tập với xà đơn mỗi ngày sẽ giúp trẻ tăng chiều cao nhanh chóng.

7. Nhảy dây

Nhảy dây rất phù hợp với bé gái. Trẻ có thể tập khi đi học hoặc ở không gian sân thượng tại nhà. Khi nhảy dây, cơ thể của trẻ sẽ phải vươn dài, vì vậy có thể giúp bé phát triển chiều cao thêm vài cm.

8. Cách tăng chiều cao cho trẻ bằng yoga

Từ 10 tuổi trở lên bé có thể học yoga. Các tư thế yoga phù hợp sẽ giúp kéo dài cột sống và kích thích phát triển chiều cao của bé. Hãy bắt đầu với các bài tập đơn giản như surya Namaskar hay chakrasana cho bé mẹ nhé.

Tùy theo từng độ tuổi, sức khỏe mà bạn lựa chọn cho các môn thể thao phù hợp để tăng chiều cao cho trẻ.

9. Đi bộ 

Đi bộ tại chỗ là một động tác đơn giản rất thích hợp với trẻ lần đầu làm quen với các bài tập tăng chiều cao. Khi bạn lựa chọn động tác này cho trẻ cũng có thể giúp các khớp xương ở mọi vị trí trong cơ thể đều vận động. Đối với xương, lượng canxi được hấp thụ tốt hơn, khi đó xương sẽ dài ra nhanh hơn và cứng cáp hơn.trẻ đi bộ

Các bài tập tăng chiều cao cho trẻ

1. Vươn người

Cách tăng chiều cao cho trẻ này nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp sụn xương có sự chuyển hóa, hỗ trợ việc tăng chiều cao rất tốt.

  • Bé nằm sấp trên mặt sàn phẳng
  • Hai tay chống trên mặt sàn rồi nâng thân trên một góc 45º so với mặt sàn
  • Sau đó hạ xuống một cách nhẹ nhàng

2. Duỗi thẳng cột sống vào mỗi sáng

Hay còn gọi là “Cobra stretch”. Động tác này dành cho những trẻ đã bắt đầu hình thành thói quen tập thể dục mỗi sáng. Trẻ cần thực hiện lần lượt với các động tác như sau:

  • Duỗi thẳng bàn chân trườn người lên
  • Ưỡn cổ, uốn cong cột sống ra sau kết hợp hít thở đều
  • Thực hiện động tác từ 3–5 phút giúp phát huy tối đa sự phát triển của hệ xương.

Các động tác trên giúp kéo giãn cột sống, tăng cường sức mạnh cho các cơ vùng lưng. Bài tập tăng chiều cao này rất phù hợp với trẻ đang trong độ tuổi tiền dậy thì.tư thế rắn hổ mang giúp tăng chiều cao

3. Kiễng chân trên mặt phẳng

Cách tăng chiều cao cho trẻ này là một động tác kéo căng các vùng cơ chân, thúc đẩy các cơ hoạt động và phát triển toàn diện.

  • Bé đứng một nửa bàn chân trên tấm gỗ phẳng hoặc bậc cầu thang
  • Dồn lực vào mũi bàn chân
  • Nâng người lên xuống khoảng 20 lần. Sau đó, gập chân lại phía sau để thư giãn vùng cơ vừa được tác động

4. Nâng chân và đầu cổ

Bài tập này đòi hỏi sự dẻo dai, dành cho bé từ 8-10 tuổi.

  • Bé cần nằm ngửa trên mặt sàn phẳng, dùng lưng làm trụ
  • Nhẹ nhàng nâng chân, tay và đầu lên một góc 45so với sàn
  • Giữ vững tư thế trong vài giây rồi nhẹ nhàng hạ xuống
  • Lặp đi lặp lại động tác này ít nhất 10 lần.

Có rất nhiều cách giúp tăng chiều cao cho trẻ, vì thế mẹ nên ghi nhớ và kiên trì áp dụng để con có một chiều cao lý tưởng trong tương lai nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học: Cha mẹ nên là “la bàn”

Mỗi ngày, bạn sẽ khám phá nhiều hơn về đứa con thương yêu của mình, nhất là giai đoạn con đang lớn. Vậy đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học với thế giới xung quanh diễn ra như thế nào?

đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học
Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là thiên về cảm tính hơn lý tính. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm để khéo léo hỗ trợ trẻ khi cần

Những gì cha mẹ cần làm là bắc một “nhịp cầu” hết sức tế nhị để giao lưu với tâm hồn hãy còn non nớt và bé bỏng của trẻ. Từ đó, giúp trẻ có được định hướng đúng đắn để hoàn thiện và phát triển về mặt nhận thức sau này. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng ta nên làm điều đó như thế nào nhé.

Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học: Chỉ thấy sự vật trước mắt

Từ khoảng 6 tuổi, trẻ bắt đầu thay đổi cách nghĩ về thế giới, biết rằng mình không còn là trung tâm của vũ trụ và xung quanh có nhiều điều mới lạ hơn cần khám phá. Khi quan sát sự vật diễn ra, nhận thức của trẻ vẫn còn mang tính đại thể, ít khi đi vào chi tiết và thường không ổn định.

Trẻ có thể nhận biết và phân biệt tương đối tốt về mặt hình ảnh, màu sắc, nhưng chưa biết phân tích một cách hệ thống và đi sâu vào bản chất của điều mình quan sát được. Ví dụ, trẻ em trong nhóm tuổi này thường không hiểu đầy đủ khái niệm về thời gian. Trẻ có thể biết rằng khủng long sống trên trái đất cách đây hơn 200.000 năm nhưng không thực sự hiểu khoảng thời gian đó là dài đến cỡ nào. 

đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học 2
Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần nắm bắt mọi biểu hiện tích cực lẫn tiêu cực trong nhận thức của trẻ để khuyến khích và hạn chế một cách hợp tình hợp lý

Về sự phát triển ghi nhớ, đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là chỉ nhớ những sự kiện có vẻ bề ngoài gây ấn tượng về mặt cảm xúc, những điều được lặp đi lặp lại một cách máy móc. Ở những năm phát triển tiếp theo, sự ghi nhớ máy móc này sẽ được thay thế bằng cách ghi nhớ dựa trên mối quan hệ logic với nội dung hơn.

Ở lứa tuổi này, nhận thức của trẻ gắn liền với những điều ở đây và bây giờ, những sự việc trước mắt. Trẻ cũng không giỏi giải quyết vấn đề vì nó đòi hỏi tư duy trừu tượng, khả năng tưởng tượng và khả năng dự đoán nhu cầu và hành động. Vì vậy, trẻ sẽ cần sự hướng dẫn trực tiếp từ phụ huynh để hoàn thiện khả năng thích ứng với thế giới xung quanh hơn.

Cha mẹ nên “vừa dạy vừa dỗ”

Về mặt lý thuyết, cho đến lúc 8 tuổi, não của một đứa trẻ được coi là “siêu máy tính” bởi vì chúng đang tiếp nhận và học hỏi các kỹ năng mới với một tốc độ cực nhanh. Tuy nhiên, thực tế là mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo nhịp độ riêng của mình.

Trẻ phải mất 3 tháng để học cách đi bộ, chậm hơn những đứa trẻ khác, không có nghĩa là trẻ sẽ đứng sau những đứa trẻ đó về sự phát triển nhận thức. Quan trọng, cha mẹ vẫn là người đóng vai trò không thể thiếu trong việc thúc đẩy sự nhận thức của trẻ.

Điều cha mẹ cần lưu ý là luôn cân bằng giữa dạy bảo và dỗ dành. Bởi dù trẻ luôn cố tỏ ra là một đứa bé độc lập, trẻ vẫn cần rất nhiều tình yêu và sự quan tâm kịp thời của bạn. Kết nối với gia đình là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của trẻ ở thời điểm này. Trẻ muốn sự công nhận từ bạn, muốn bạn tự hào về những thành tích mà trẻ đạt được và tất nhiên, việc chỉ trích hay những hình phạt không được trẻ ưa thích lắm.

đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học 3
Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn bị ảnh hưởng bởi môi trường và cách thức nuôi con của mỗi gia đình

Việc đưa con bạn đến trường không đủ để giúp trẻ học các kỹ năng giải quyết vấn đề mà trẻ cần. Điều tốt nhất bạn có thể làm cho con mình là ngồi xuống và học hỏi với chúng. Có những hoạt động hàng ngày đơn giản mà bạn có thể làm với con của mình để giúp phát triển nhận thức của trẻ sau đây:

  • Nuôi dưỡng chúng trong một môi trường có tình yêu và sự tôn trọng. Trẻ em được yêu thương ít có khả năng phát sinh các vấn đề về hành vi và chúng thường học hành cũng như ứng xử tốt hơn ở trường.
  • Nói chuyện với trẻ thường xuyên. Chơi với trẻ, ăn tối với trẻ và đọc truyện trước khi đi ngủ với trẻ hàng ngày. Tạo một thói quen gắn kết cho con bạn từ khi chúng còn nhỏ và duy trì điều này. Trẻ cần được quan tâm, chia sẻ để tinh thần thoải mái và cảm thấy an toàn.
  • Hạn chế nghiêm ngặt trẻ chơi các trò chơi điện tử hoặc xem nhiều chương trình truyền hình trong suốt tuần học. Tắt máy ít nhất 2 giờ trước giờ đi ngủ. Việc tiếp xúc vô độ với các thiết bị truyền hình và giải trí gây bất lợi cho sự phát triển nhận thức của trẻ. Thậm chí, nó có thể gây ra sự uể oải, mệt mỏi khiến trẻ không tiếp thu tốt việc học ở trường.
  • Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học đang tò mò về thế giới và trẻ thích thú khi học những thứ mới. Bạn có thể giúp phát triển nhận thức của trẻ bằng cách trả lời các câu hỏi từ ngây ngô đến phức tạp của trẻ về mọi thứ.
  • Cung cấp các hoạt động thúc đẩy kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề. Hãy cân nhắc tham gia vào các trại hè, các lớp học năng khiếu… Đây chính là những môi trường giúp trẻ học hỏi thêm những kiến thức mới từ bạn bè hoặc người thân.

Và cuối cùng, đừng để quá trình nhận thức của trẻ phải diễn ra trong sự mò mẫm, bản năng. Hãy dựa vào những hiểu biết của bạn về đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học để hỗ trợ và định hướng cho trẻ một cách đơn giản, đúng đắn, giúp trẻ phát triển nhận thức hoàn hảo nhất ở lứa tuổi này.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, làm sao để cha mẹ hiểu thấu?

Từ mầm non phát triển thành một cái cây trưởng thành hoàn hảo không chỉ cần thời gian, mà còn cần cả sự quan tâm và chăm sóc tận tình của người vun xới. Trồng cây cũng như “trồng” người, nắm bắt được bản chất theo từng thời kỳ, gia đình và thầy cô sẽ dễ dàng trong việc chỉ bảo, hỗ trợ và uốn nắn các “mầm non”  để nuôi dậy con trẻ  phát triển toàn diện. Với nhiều cha mẹ khó khăn nhất có lẽ là việc nắm bắt đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, lứa tuổi vừa mới chập chững vào đời. Vì sao lại thế, cùng đi tìm lời giải bạn nhé!

đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 1
Ở lứa tuổi tiểu học, các em trở thành một học sinh đúng nghĩa, chứ không còn là một em bé mẫu giáo “học mà chơi, chơi mà học” nữa

Học sinh tiểu học ở trong độ tuổi từ 6-11 tuổi, hoặc có thể hơn, tùy từng quốc gia. Đây là độ tuổi các em chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang thời niên thiếu, một sự chuyển tiếp rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp các em hình thành nhân cách, năng lực trí tuệ và cả thể chất.

Bước vào lứa tuổi này, các em sẽ có những mối quan hệ xã hội mới bên ngoài gia đình, qua đó, các em sẽ hình thành nên bản sắc cá nhân, đồng thời cũng phác họa được hình ảnh tự thân, hoàn thiện nhân cách cùng với tiến trình phát triển của mình.

Tuy nhiên, học sinh tiểu học vẫn còn rất non nớt, chưa đủ nhận thức, khả năng phân biệt đúng – sai,… nên các em luôn cần sự thấu hiểu tâm lý và sự giúp đỡ một cách phù hợp của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.

[remove_img id= 4275]

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học như thế nào?

Trong sáu năm đầu tiên của cuộc đời, các em tìm hiểu môi trường xung quanh qua bản năng và các giác quan của mình. Ở giai đoạn tiếp theo, đứa trẻ từ 6-11 tuổi sẽ tiếp cận thế giới thông qua cả lý trí và suy nghĩ. Do đó, đây là độ tuổi của những câu hỏi, trẻ có vô số câu hỏi đặt ra cho người lớn và cần câu trả lời hợp lý, không lấp liếm hay qua loa.

Đối với học sinh tiểu học, các em có trí nhớ trực quan phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ. Ví dụ các em sẽ mô tả về một chú chim bồ câu dễ dàng hơn sau khi xem hình ảnh hơn là nghe định nghĩa bằng lời nói rằng chim bồ câu thuộc họ chim, có hai cái cánh, biết đẻ trứng…

Vì vậy, trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học có đồ dùng, tranh ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn, có trò chơi hoặc có cô giáo dịu dàng.Ngoài ra, trẻ vẫn còn thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định, có tính hiếu động và dễ xúc động. Trẻ nhớ rất nhanh nhưng quên cũng rất nhanh.

Khi nói về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, vấn đề tình thân, tình bạn,… cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó gắn kết nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức tốt và thúc đẩy các em hoạt động đúng đắn.

Ở lứa tuổi này, đời sống xúc cảm, tình cảm của các em khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang trạng thái tích cực. Các em bỡ ngỡ, lạ lẫm nhưng cũng nhanh chóng bắt nhịp làm quen với bạn mới, bạn cùng lớp. Trẻ tự hào vì được gia nhập Đội, hãnh diện vì được cha mẹ, thầy cô đánh giá cao hay giao cho những công việc cụ thể. Các em đã biết điều khiển tâm trạng của mình, thậm chí còn biết che giấu khi cần thiết.

Nhìn chung, học sinh tiểu học thường có tâm trạng vô tư, sảng khoái, vui tươi, đó cũng là những điều kiện thuận lợi để giáo dục cho các em những chuẩn mực đạo đức cũng như hình thành những phẩm chất trí tuệ cần thiết.

Lựa chọn cách dạy phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học 2
Yêu thương một cách nhẫn nại và tôn trọng là điều quan trọng cần có để giúp các bé phát triển sự tự tin và nhân cách tốt đẹp

Cảm giác có sự quan tâm và tôn trọng cá nhân là điều quan trọng hàng đầu cho sự phát triển lành mạnh của đứa trẻ ở bậc tiểu học. Đây cũng là vấn đề quan trọng khi bàn về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.

Thông thường khi dạy trẻ, người lớn thường có bốn cách biểu hiện, đó là độc tài, ngược đãi, nuông chiều và yêu thương. Độc tài là khi bạn nhất định bắt buộc con trẻ phải làm theo ý mình mà không giải thích hay thuyết phục trẻ khi gặp sự phản kháng.

Ngược đãi là dùng bạo lực thể chất hay bạo lực ngôn ngữ đối với những sai phạm của trẻ, thậm chí ngay cả khi trẻ không có lỗi mà chỉ do người lớn “giận cá chém thớt”.

Nuông chiều lại là cách biểu hiện thái quá của lòng thương con, răm rắp làm theo yêu cầu của con và dung túng cho trẻ khi chúng làm điều sai trái. Cả ba trạng thái này đều là trạng thái tiêu cực và thiếu lành mạnh.

Vậy thì bạn phải làm sao với đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học? Hãy nhớ nằm lòng cách biểu hiện đúng đắn nhất khi đối diện với trẻ ở độ tuổi này, đó chính là trạng thái thứ tư: yêu thương.

Những gì bạn cần là kiên nhẫn “bắc” một nhịp cầu hết sức tế nhị để giao tiếp với tâm hồn bé bỏng, non nớt của các em. Đừng nghiêm túc và khô khan quá, bạn nên học cách mở chuyện hỏi han các em bằng ngôn ngữ và cách thức của chính các em. Khi cảm nhận được bầu không khí thoải mái, các em mới dễ bộc lộ những tâm sự, những suy nghĩ của mình mà không hề e dè, giấu giếm, sợ người lớn la rầy, quy tội và chế giễu.

[remove_img id= 4277]

Ngoài ra, trong độ tuổi này, trẻ có thể bộc lộ các năng khiếu như thơ, ca, hội họa… khi đó, các bậc phụ huynh cần tinh ý để phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ, giúp trẻ vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ.

Hơn thế nữa, việc khuyến khích các em tham gia vào những chương trình vui chơi, thi thố ngoài trường học cũng có thể cung cấp một môi trường khác biệt. Tại môi trường đó, trẻ em có thể học hỏi thêm về bản thân và thế giới xung quanh, giúp các em khám phá cơ hội tạo nên phiên bản thành công riêng của bản thân.

Khi đã hiểu được những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, cha mẹ hay thầy cô giáo tuyệt đối không được nóng vội. Nên dùng sự kiên nhẫn, tình yêu thương và những lời lẽ dạy bảo nhẹ nhàng, hợp tình hợp lý để hướng trẻ định hình nhân cách tốt đẹp. Cách hiệu quả nhất, bản thân cha mẹ và thầy cô nên là những tấm gương sáng, là những hình mẫu thực tế cho nhân cách tốt đẹp ấy để con trẻ dễ dàng noi theo.

Thủy Lâm

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi bao nhiêu là chuẩn?

Mỗi đứa trẻ có mốc trưởng thành và phát triển khác nhau. WHO đã đưa ra bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 5 tuổi (từ 6-12 tuổi), giúp bạn theo dõi sự phát triển của trẻ, từ đó có sự điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng, luyện tập và sinh hoạt phù hợp nhất cho trẻ.

1. Chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi

Dựa vào Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ chuẩn WHO, chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái. Theo đó, bé gái nặng 20,2kg và cao 115,1cm; bé trai nặng 20,5kg và cao 116cm.

Tuy nhiên, đây chỉ là chỉ số tham khảo; cha mẹ đừng quá lo lắng khi con không theo chuẩn chung nhé. Để giúp cha mẹ xác định nguy cơ suy dinh dưỡng; béo phì hay thấp còi ở trẻ; cha mẹ hãy dựa vào chỉ số sau đây:

Đối với bé gái 6 tuổi:

  • Nguy cơ Suy dinh dưỡng khi dưới 15,3kg; và Béo phì khi trên 27,8kg.
  • Nguy cơ Thấp lùn khi dưới 104,9cm; và Phát triển chiều cao vượt trội khi trên 125,4cm.

Đối với bé trai 6 tuổi:

  • Nguy cơ Suy dinh dưỡng khi dưới 15,9kg; và Béo phì khi trên 27,1kg.
  • Nguy cơ Thấp lùn khi dưới 106,1cm; và Phát triển chiều cao vượt trội khi trên 125,8cm.

Khi thấy chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi thuộc diện nguy cơ; cha mẹ cho bé đi kiểm tra với bác sĩ để xác định vấn đề và can thiệp kịp thời nhé.

>> Xem thêm: Các cột mốc phát triển của trẻ 6 tuổi

2. Cách chiều cao và cân nặng trẻ 6 tuổi đạt chuẩn

2.1 Tăng cường tập thể dục

Theo CDC Hoa Kỳ, trẻ nên tập thể dục hoặc vận động thể chất ít nhất 1 tiếng mỗi ngày. Việc này không chỉ đảm bảo chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi đạt chuẩn; mà còn tốt cho sức khỏe của trẻ.

Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ chơi vận động và làm gương bằng cách xây dựng lối sống năng động cho chính mình. Đồng thời, đăng ký lớp học bơi cho trẻ vừa giúp bé học kỹ năng an toàn; vừa giúp bé hoạt động thể chất.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, tivi, máy tính bảng, v.v. Và CDC Hoa Kỳ cũng khuyến khích gia đình không nên để tivi trong phòng ngủ của bé.

Tăng cường cho bé luyện tập thể dục

2.2 Chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống healthy cần đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất: đạm; tinh bột; béo; chất xơ và vitamin, khoáng chất. Sau đây là những thực phẩm tốt cho từng nhóm chất:

  • Tinh bột: Bánh mì nguyên hạt, cơm, mì ống, ngũ cốc ăn liền, bánh quy giòn.
  • Chất đạm: Thịt bò, thịt lợn, cá, gia cầm, trứng.
  • Chất béo lành mạnh: Các loại dầu cá, cá hồi hoặc dầu ô liu.
  • Chất xơ, vitamin, khoáng chất: Trái cây (táo, chuối, cam, nho, dâu) và rau có lá màu xanh.

>> Xem thêm: 7 cách giảm cân cho trẻ em béo phì an toàn, hiệu quả

2.3 Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể trẻ tạo ra Vitamin D; và điều này giúp phát triển xương, ngăn ngừa bệnh tật và giúp hệ thần kinh khỏe mạnh. Tất cả sẽ hỗ trợ sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ 6 tuổi tốt.

Không những vậy, quá trình sản sinh Vitamin D cũng tạo ra serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy chức năng não; cải thiện tâm trạng và gia tăng hạnh phúc.

2.4 Tập luyện thói quen đi ngủ đúng giờ

Giấc ngủ là thời gian để cơ thể trẻ phục hồi và nạp lại năng lượng cũng như lưu giữ thông tin mà trẻ đã học được trong suốt cả ngày.

Trong các giai đoạn của giấc ngủ; năng lượng của cơ thể trẻ được phục hồi; quá trình tăng trưởng và sửa chữa diễn ra; đồng thời giải phóng các hormone phát triển não bộ quan trọng.

Do đó, để đảm bảo chiều cao cân nặng của trẻ 6 tuổi đạt theo chuẩn. Cha mẹ đừng quên chăm sóc giấc ngủ kỹ cho con nhé.

>> Xem thêm: Lưu ý khi tiêm hormone tăng trưởng chiều cao cho con

3. Hướng dẫn cách xác định BMI để theo dõi cân nặng của trẻ 6 tuổi

BMI (Body Mass Index) là chỉ số mà các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó. Chỉ số này cho xác định một người có bị béo phì, thừa cân hay suy dinh dưỡng không.

3.1 Định nghĩa BMI

Chỉ số khối cơ thể – thường được biết đến với chữ viết tắt BMI (Body Mass Index) – được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832.

Chỉ số này có thể giúp xác định trẻ bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng thông qua số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng của trẻ 6 tuổi.

Diễn giải: Chỉ số của bảng tổng hợp cho thấy trẻ 6:10 với chỉ số 15,4-119,9cm nghĩa là trẻ 6 tuổi 10 tháng; chỉ số BMI là 15,4 và cao 1m199.

Chỉ số cân nặng không thể hiện trong bảng này. Nhưng từ công thức BMI, cha mẹ có thể biết cân nặng thế nào là phù hợp với chiều cao của trẻ 6 tuổi. Với chỉ số trên, trẻ có cân nặng 19,3kg là phù hợp.

3.2 Cách tính chỉ số BMI cho trẻ 6 tuổi

Chỉ số BMI được tính như sau: BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (Chiều cao)²

  • Trọng lượng cơ thể: tính bằng kg.
  • Chiều cao cơ thể: tính bằng cm.

Cha mẹ nên đo các chỉ số cơ thể của trẻ 6 tuổi định kỳ và đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng này; xác định xem con mình phát triển đúng hướng chưa nhé.

>> Xem thêm: Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em đơn giản cho từng độ tuổi

Trong giai đoạn này, con yêu có những lúc tròn trịa, nặng ký nhưng tuyệt đối không áp dụng chế độ ăn kiêng cho trẻ vào giai đoạn này. Con cần bổ sung dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã biết rõ hơn chiều cao cân nặng của trẻ 6 tuổi. Đồng thời, biết cách chăm sóc con trong giai đoạn này để trẻ phát triển một cách toàn diện và tối ưu nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Tâm lý trẻ 7 tuổi: Giai đoạn hình thành ý thức cá nhân

Ở mỗi độ tuổi, sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ tiểu học có bước chuyển khác nhau. Tâm lý trẻ 7 tuổi bắt đầu có sự trưởng thành trong suy nghĩ, hơn hẳn khi con trẻ mới bước vào lớp 1. Giai đoạn này, trẻ hình thành ý thức cá nhân, chú ý hơn đến tính kỷ luật.

Tâm lý trẻ 7 tuổi – Nhà lập kế hoạch tự nhiên

Bước qua giai đoạn lớp 1, con trẻ đã quen với nếp sinh hoạt kỷ luật theo trường lớp. Môi trường học đường, ý thức kỷ luật tác động vào tâm lý trẻ 7 tuổi. Con tự nhiên hình thành tính thích lập kỷ luật. Trẻ có thể lên kế hoạch cho mỗi ngày, và cố gắng thực hiện chúng. Trẻ 7 tuổi đặc biệt chú trọng tới việc hoàn tất nhiệm vụ, hoàn thành thật tốt các “nhiệm vụ” đặt ra, và không muốn bị mắng.

Quá trình đang tập tành với kỷ luật, đôi lúc con sẽ stress vì không đạt được kế hoạch. Cha mẹ có thể giúp con lập vài thời khóa biểu sơ đẳng:

  • Đến trường đúng giờ
  • Soạn tập vở, dụng cụ đầy đủ
  • Tổ chức họp gia đình hàng tuần, phân trách nhiệm cho trẻ phụ giúp việc nhà, lên kế hoạch nghỉ ngơi.

Trẻ 7 tuổi trí tưởng tượng phong phú không thua gì khi trẻ ở cấp mầm non. Con ở độ này thường sợ bóng tối. Bạn có thể mua gấu bông hoặc gối ôm cho trẻ ôm đi ngủ, kể chuyện cho con nghe trước khi ngủ và hôn bé, tạo cảm giác an toàn cho con.

[remove_img id=1021]

Phát triển tính cách và ý thức

Trẻ 7 tuổi phát triển nhiều tính cách tuyệt vời. Bạn sẽ thấy con phát triển khả năng tự kiểm soát bản thân và có tinh thần ổn định hơn. Con cũng thể hiện cách hành xử lịch sự, yêu mến gia đình, bạn bè. Con rất thích nghe bố mẹ kể về giai đoạn khi mình mới sinh ra, quá trình con lớn và nhiều mẫu chuyện vui về mình. Con rất tự hào về gia đình, bố mẹ.

Ở tuổi lên 7, trẻ có xu hướng nội tâm và suy nghĩ nhiều hơn những năm trước đó. Đây là một tiến trình phát triển dẫn tới sự cảm nhận của nội tâm ở tám tuổi. Trẻ kế hoạch và sắp xếp tất cả các kinh nghiệm có từ mẫu giáo. Trẻ sẽ lo sợ về khả năng thành công khi làm những thứ mới ở trường và về liệu trẻ có được chấp nhận bởi các đứa trẻ khác.

Tâm lý trẻ 7 tuổi
Trẻ tuổi này rất gắn bó gia đình, yêu thương và tự hào về bố mẹ mình

Từ suy nghĩ mình là cái rốn của vũ trụ, con bắt đầu ý thức được việc trở thành thành viên của tập thể. Trẻ chấp nhận sự thua cuộc tốt hơn là năm sáu tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ có thể phạm phải những lỗi lầm do bắt chước người khác: Nói dối, ăn cắp vặt, đánh nhau…

Bố mẹ nên theo dõi và thể hiện thái độ rõ ràng cho con biết đâu là hành xử sai khó chấp nhận, nên chỉ rõ cho trẻ trước khi con phạm lỗi. Khi con phạm lỗi, cha mẹ nên phân tích con đã phạm những lỗi nào, tác hại của hành xử đó, và cho con thời gian suy ngẫm về bản thân. Tuyệt đối không đánh mắng con, thay vào đó nên dùng kỷ luật không nước mắt sẽ hiệu quả hơn.

Phát triển tình cảm ở trẻ 7 tuổi

Tình cảm bạn bè

Trẻ 7 tuổi thường tranh cãi và tranh luận với các bạn. Trẻ dễ giận nhưng cũng dễ làm lành, nên người lớn tốt nhất đừng can thiệp vào việc này. Những khi con đánh nhau, tốt nhất tách hai đứa trẻ ra, cho con có thời gian suy nghĩ, sau đó chúng sẽ tự làm lành với nhau.

Trẻ 7 tuổi chuyển sở thích chơi các trò nhập vai sang chơi theo luật định. Con bắt đầu học cách phân công, làm theo trật tự. Điều này dẫn đến xung đột nảy sinh, việc này lý giải chuyện hay cãi nhau, giận hờn của con. Bố mẹ không can thiệp nhưng không phải là bỏ mặc con. Bạn nên quan sát và dạy con cách ứng xử phù hợp khi trẻ hết giận và bình tĩnh hơn.

Tâm lý trẻ 7 tuổi
Trẻ 7 tuổi có ý thức về thứ bậc và trật tự, từ đó hình thành tính cách hay tranh cãi khi bạn bè không theo luật chơi đã định

Bạn nên cho con tham gia các lớp hướng đạo, các lớp học kỹ năng sống có người lớn dẫn dắt, hoặc tham gia các câu lạc bộ thể thao. Điều này giúp con nhận định được vai trò và cách hành xử của người lãnh đạo, từ đó thay đổi ý thức của mình.

Hoạt động và sở thích

Trẻ 7 tuổi thích chơi bên ngoài trời với các trẻ khác. Bảy tuổi là lúc để trẻ làm quen với các môn thể thao, nhảy múa, tập võ và các môn vận động, trẻ sử dụng khả năng thể chất mới của mình và xây dựng kỹ năng của trẻ trong lĩnh vực này.

Đồng thời, trẻ vẫn giữ thói quen chơi trong nhà một mình. Con sẽ dành thời gian ngồi một mình để lắp ráp các mô hình ô tô, siêu nhân, Lego hoặc chơi búp bê. Bạn sẽ nhận thấy con bắt đầu thích sưu tập và sắp xếp đồ chơi của mình, xem đó như tài sản riêng và niềm tự hào của con.

Tâm lý trẻ 7 tuổi
Trẻ 7 tuổi thích sưu tập đồ chơi, hình ảnh, hoặc các thẻ hình

Trẻ 7 tuổi vẫn thích gắn bó với bố mẹ, đôi lúc cuối tuần vẫn muốn ngủ cùng phòng bố mẹ. Bạn nên dành nhiều thời gian cho con, cùng con chơi cờ, nấu ăn hoặc đi công viên…

Tâm lý trẻ 7 tuổi nằm trong giai đoạn chuyển tiếp các mối quan hệ song song. Trẻ sẽ tìm được sự cân bằng giữa cá tính cá nhân với tập thể, thông qua các trò chơi có tổ chức. Giai đoạn này con tự lập nhưng vẫn rất ngây thơ, dễ thương. Bố mẹ đừng bỏ qua giai đoạn thiên thần này của con, dành thời gian bên con nhiều hơn bạn nhé!

[remove_img id=3280]

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Cột mốc phát triển của trẻ 6 tuổi

Điều bạn cần lưu ý là trẻ không phát triển dựa theo thời gian biểu cố định. Tốc độ trưởng thành của mỗi đứa trẻ biến đổi rất đa dạng, và con của bạn có thể đạt đạt đến một số giai đoạn sớm hơn hay chậm hơn những trẻ khác cùng độ tuổi. Trẻ 6 tuổi có những biểu hiện phát triển như sau:

Phát triển thể chất

Nói chung, trong thời thơ ấu của trẻ, từ 6 tuổi đến 12 tuổi, trẻ em có thể phát triển cân nặng ở các mức độ khác nhau, bạn có thể mong đợi con của bạn đạt khoảng 2 – 3kg cân và 4-6cm chiều cao mỗi năm. Ở tuổi này, chiếc răng sữa đầu tiên sẽ rụng đi. Trẻ có nhiều bức ảnh khoe chiếc răng sún, rất đáng yêu. Bạn nên nói cho con hiểu răng sữa rụng sớm chứng tỏ con đang phát triển nhanh hơn so với bạn mình, và sẽ có răng mới sớm hơn.

Trẻ 6 tuổi
Trẻ bước vào độ tuổi thay răng, cột mốc quan trọng trong sự phát triển

Phát triển vận động

Vận động thô

Trẻ 6 tuổi có có tầm nhìn như sắc nét gần như người lớn, tăng nhận thức về cơ thể, khả năng cân bằng tốt hơn. Khả năng phối hợp chuyển động, tức kỹ năng vận động cùng lúc nhiều nhóm cơ thể hiện sắc nét hơn. Theo lứa tuổi này, trẻ 6 tuổi có thể nhảy, nhảy chân sáo, nhảy cò cò, kết hợp đi bộ cân bằng trên những bậc thềm thấp.

  • Trẻ cũng có thể bắt bóng bằng tay mà không còn phải ôm ghì vào ngực như khi còn nhỏ. Tuổi này cũng có thể bắt đầu dạy con đi xe đạp mini không bánh phụ, dù có thể con trẻ sẽ chống chân và dùng chân đẩy khi chạy xe.
Trẻ 6 tuổi
Trẻ đã có thể cân bằng khá tốt so với khi còn độ tuổi mẫu giáo

Vận động tinh

Hầu hết trẻ 6 tuổi đều có thể phân biệt trái – phải. Trẻ kiểm soát tốt các thao tác phức tạp trong dải kỹ năng vận động. Trẻ có thể viết, vẽ chính xác hơn, và thể hiện được ý tưởng cho người khác hiểu. Trẻ tự thay quần áo thuần thục, biết cách mang giày, mang vớ cho mình dù đó là loại vớ ren khá phiền phức. Trẻ cũng thích những trò giải trí phức tạp hơn như tạo ra bức tranh vẽ chi tiết, xây dựng các hình khối có cấu trúc phức tạp bằng gạch nhựa, đồ chơi Lego, chơi ghép hình phức tạp…

Trẻ 6 tuổi
Con có thể tự thay đồ, tự thắt dây giày cho mình.

Khả năng nhận thức

Trẻ nói chuyện trôi chảy, vào vào độ tuổi này trẻ dường như không bao giờ ngừng nói chuyện. Điều con trẻ nói đến nói chung là dễ hiểu, và câu luôn đủ chủ ngữ vị ngữ. Trẻ biết được họ tên, tuổi, ngày sinh và nơi sinh sống của mình. Trẻ 6 tuổi thường thích vần điệu, ca hát và những câu chuyện cười đơn giản.

Kỹ năng vận động tinh phát triển, trẻ sao chép được dòng chữ từ sách vở. Nội dung của các tranh vẽ của trẻ trở nên ngày càng chi tiết và tinh vi hơn. Và có thể vẽ theo ý tưởng mà không cần người lớn ra đề, hoặc gợi ý

Trẻ ở lứa tuổi này nắm bắt tốt về khái niệm số, và biết được số lượng ngón tay, ngón chân của mình.

Trẻ có thể tính đến 100, lặp lại ba con số. Trẻ hiểu nhiều hơn về cách thức mọi thứ có mối quan hệ với nhau, do đó có thể kể một câu chuyện mạch lạc về người và đồ vật trong bức tranh hoặc dự đoán một sự kiện sẽ đi theo một sự kiện khác. Chẳng hạn nhìn bức tranh, trẻ có thể tưởng tượng và kể ra câu chuyện theo ý mình.

Trẻ nắm bắt khái niệm về sự bảo tồn trọng lượng, ví dụ như lấy 1 chai nước đổ đầy vào 1 chiếc ca, khi được hỏi, trẻ hiểu lượng nước chứa trong 2 vật chứa này bằng nhau, dù thùng chứa có kích thước hoặc hình dạng khác nhau.

Khả năng ngôn ngữ

Trẻ 6 tuổi đã có thể phát âm chính xác nhất, mặc dù trẻ có thể gặp khó khăn trong việc diễn đạt một số chữ cái đúng cách (thường nói ngọng, đọc sai chính tả). Trẻ hiểu được những khái niệm đối lập chung lớn – nhỏ, tối – sáng, nhẹ – nặng…  Trẻ cũng nhận ra khi những từ không quen thuộc và có thể theo mẹ hoặc người lớn suốt ngày để hỏi ý nghĩa của chúng.

Ngôn ngữ ngày càng mang tính mô tả và chi tiết, với từ vựng trung bình trên 5.000 từ.Trẻ có thể sao chép những ngắn một cách chính xác và có thể viết lại những từ này mà không cần người lớn hướng dẫn.

Trẻ 6 tuổi
Hầu hết trẻ em ở 6 tuổi đều có thể đọc được ít nhất 10 từ dễ hiểu, chẳng hạn như “cà”, “cá”, nón…, và đọc những quyển sách đơn giản.

Tăng trưởng tình cảm xã hội

Gia đình có tầm quan trọng nhất đối với con trẻ. Nhưng ở tuổi lên sáu, bắt đầu làm quen với trường lớp, tình bạn ngày càng trở nên quan trọng với trẻ. Khả năng giao tiếp và tương tác với trẻ đồng trang lứa và với những người khác ngoài gia đình là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Con trẻ vẫn muốn chơi một mình với đồ chơi của mình, ngày càng ngày hình thành thêm tình cảm bạn bè. Trẻ có thể chia sẻ và hợp tác trong các trò chơi vận động, trò chơi nhập vai.

Trẻ bắt đầu học cách tuân theo quy định, mặc dù vẫn còn đó tính cách trẻ con: giận dỗi, mè nheo và ganh tị với anh chị hoặc trẻ em khác

Trẻ 6 tuổi
Trẻ 6 tuổi bắt đầu kết bạn và chơi các trò chơi đòi hỏi tính hợp tác

Cha mẹ có thể làm gì để thúc đẩy sự phát triển của trẻ 6 tuổi

Vừa chia tay môi trường mầm non và bước vào con đường học tập, trẻ 6 tuổi hiếu động và tò mò đưa đến việc gia tăng nguy cơ tai nạn. Bố mẹ nên duy trì việc giám sát và cảnh giác con về nguy cơ gây thương tích cho con, chẳng hạn khi con tham gia giao thông, đi dã ngoại, leo núi…

Đừng đặt ra quá nhiều quy tắc khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt và mệt mỏi việc phải trưởng thành. Tuy vậy, có những quy tắc tối quan trọng phải duy trì: ngủ sớm, cư xử lễ phép lịch sự, thời gian xem tivi và thức ăn vặt con được phép. Bạn nên tập cho con tính tự giác và hợp tác, kiên quyết nói không với việc đánh mắng con. Thay vào đó, khuyến khích và khen ngợi khi con tập được thói quen tốt. Với những việc trẻ làm chưa tốt như chưa có ý thức học tập, còn đợi mẹ nhắc đánh răng, cách xây dựng hành vi tốt cho con không phải là chê bai mà tập trung khen ngợi những việc con đã làm tốt.

Trẻ 6 tuổi thích sao chép, bắt chước người lớn. Bạn có thể tập cho con tinh thần trách nhiệm bằng cách nhờ trẻ giúp đỡ những công việc vặt quanh nhà, chẳng hạn như dọn bàn ăn hoặc đi mua hàng với mẹ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Sự phát triển tâm lý trẻ 8 -10 tuổi và các đặc điểm cha mẹ cần biết

Tâm lý trẻ 8 -10 tuổi bắt đầu xem trọng tình bạn và hướng dần sự chú ý sang các mối quan hệ bạn bè thay vì chỉ biết tới gia đình. Cho tới khi bước vào bậc trung học, trẻ vẫn học cách làm thế nào để chơi với bạn. Đồng thời học cách điều chỉnh hành vi phù hợp với phép tắc xã hội.

1. Sự phát triển tâm lý của trẻ 8 – 10 tuổi

Sự phát triển tâm lý của trẻ 8 – 10 tuổi biểu hiện qua việc bé ngày càng có ý thức độc lập cao hơn, cùng sự tự tin để giải quyết vấn đề và chấp nhận rủi ro. Khi đạt cột mốc 8 – 10 tuổi, trẻ sẽ có tâm lý tự đánh giá bản thân và có thể tự cười với chính mình.

Một phần trong quá trình phát triển cảm xúc xã hội và tình cảm của trẻ 8 – 10 là ngày càng trở nên độc lập với cha mẹ và anh chị em. Trẻ cũng thích được đánh giá là thông minh và hiểu biết.

Đặc điểm tính cách theo tâm lý của trẻ 8 – 10 tuổi

  • Dành nhiều thời gian nói chuyện với bạn bè đồng trang lứa
  • Phát triển tình bạn lâu dài và bắt đầu cảm thấy áp lực đồng trang lứa.
  • Học cách hợp tác trong nhóm và trò chơi; không thích chơi một mình.
  • Bắt đầu phát triển tinh thần thể thao, học hỏi về chiến thắng và thất bại.
  • Thích thú với các hoạt động nhóm và trò chơi nhóm dựa trên sở thích chung.
  • Phát triển năng lực trong các trò chơi cạnh tranh và các môn thể thao đồng đội.
  • Bắt đầu phát triển quan điểm của riêng mình, đôi khi khác với ý tưởng của cha mẹ.
  • Sử dụng các kỹ năng giải quyết vấn đề, đàm phán và thỏa hiệp với các bạn bè đồng lứa.
  • Trở nên nhạy cảm với những gì người khác nghĩ về trẻ và cần sự chấp thuận của người lớn.
  • Trở nên nhiệt tình để giải quyết bất cứ điều gì và sẽ làm việc chăm chỉ để phát triển một kỹ năng.
  • Có xu hướng khắt khe, chỉ trích hiệu quả công việc của bản thân trẻ và bắt đầu đánh giá bản thân.
  • Phát triển khả năng cạnh tranh—muốn trở thành người đầu tiên và giỏi nhất, và làm mọi việc đúng đắn.
  • Thể hiện sự độc lập ngày càng tăng, dẫn đến mối quan tâm với các quy tắc có thể dẫn đến sự hách dịch.
  • Thể hiện sự quan tâm đến việc trưởng thành hơn và có thể bắt đầu giải quyết nhiều trách nhiệm và thói quen hơn.
Đặc điểm tâm lý, tính cách trẻ 8 tuổi
Đặc điểm tâm lý, tính cách trẻ 8 – 10 tuổi đó là ưa thích hoạt động nhóm và ưu tiên bạn bè

Sự phát triển cảm xúc theo tâm lý trẻ 8 – 10 tuổi

  • Có thể khá nhạy cảm và quá kịch tính.
  • Có thể thay đổi cảm xúc nhanh chóng.
  • Có thể bày tỏ những cảm xúc tinh tế và trải qua những khoảnh khắc tức giận hoặc thất vọng.
  • Có thể trở nên chán nản, điều này có thể dẫn đến sự nhút nhát trong các buổi biểu diễn trước đông người.

Xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ thông thái

2. Cách đồng hành cùng con trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 8 tuổi

Quá trình trẻ đấu tranh để khẳng định cái tôi riêng có thể biểu hiện sự ngang ngạnh. Trẻ bắt đầu biết đòi hỏi những gì con thích, hoặc tranh cãi với gia đình, bạn bè để bảo vệ quan điểm của mình.

Đừng vội đánh giá tiêu cực về thái độ của con, cha mẹ cần hiểu rằng sự khẳng định cái tôi này giúp con vận dụng kỹ năng tư duy cao hơn, khả năng ngôn ngữ linh hoạt hơn và tăng khả năng tập trung khi tìm mọi lý lẽ biện bạch cho mình.

Muốn hỗ trợ con trẻ trong độ tuổi này, cha mẹ nên lắng nghe tích cực về mục tiêu, tình cảm của con, luôn bên cạnh cổ vũ con nỗ lực tới cùng có tới khi đạt được mục tiêu, đừng quên nhắc con về giới hạn và ranh giới không được vượt qua. Ví dụ mục tiêu con muốn đạt thành tích cao thể thao là tốt, cần cổ vũ, nhưng nếu con muốn đạt điều đó bằng mọi cách kể cả việc chơi xấu thì hoàn toàn không được.

Bên cạnh đó, thay vì kiểm soát con, cha mẹ nên định hướng cho con học cách tự kiểm soát bản thân. Một số cách nhẹ nhàng dạy con tự quyết định: Dành cho con khoản ngân sách nho nhỏ để lựa chọn áo quần hợp phong cách con, cho con quyền chọn thực đơn khi gia đình đi ăn, cho con quyền lựa chọn các hoạt động ngoài trời.

Trẻ bước vào tuổi lên 10, tình cảm giữa con và bạn bè đồng giới rất thân thiết, thậm chí sẽ có lúc con có biểu hiện ghen khi bạn thân của mình lại đột nhiên chơi thân với một bạn khác. Tuy nhiên, biểu hiện tình cảm này không đáng ngại và không thể hiện xu hướng tình dục của con khi bước vào tuổi vị thành niên.

Cách đồng hành cùng trẻ trong giai đoạn này

3. Một số dấu hiệu tâm lý bất thường ở bé 8 – 10 tuổi

Các dấu hiệu cho thấy trẻ 8 – 10 tuổi có vấn đề tâm lý bao gồm:

  • Nỗi buồn dai dẳng, kéo dài từ ít nhất 2 tuần trở lên.
  • Trẻ thu rút, không tham gia hoạt động xã hội với bạn bè và gia đình.
  • Nói về hoặc có hành động làm tổn thương chính mình, nói về cái chết hoặc về tự tử.
  • Thay đổi rất nhanh và rất mạnh tâm trạng, hành vi và tích cách. Có thể rất dễ trở nên cáu gắt.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, giảm cân không chủ đích, khó ngủ hoặc thường xuyên gặp ác mộng.
  • Thường xuyên đau đầu hoặc đau bụng, khó tập trung dẫn đến những thay đổi đáng kể trong kết quả học tập.

Xem thêm: Cột mốc phát triển của trẻ tiểu học bố mẹ cần biết

Cha mẹ nên đồng cảm, hiểu được tâm lý trẻ 8 – 10 tuổi, khuyến khích con nói ra suy nghĩ của mình về bạn bè. Việc lắng nghe và đồng hành cùng con trong giai đoạn này sẽ tạo tiền đề vững mạnh để con trở thành một người lớn lành mạnh và tận hưởng cuộc sống.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Phát triển nhận thức trẻ em từ 6 – 11 tuổi: Học tập quyết định

Sự phát triển của trẻ là tiến trình tăng trưởng thể chất, tư duy và cảm xúc từ lúc mới sinh đến 18 tuổi. Do đó, quá trình đầu của sự phát triển này – giai đoạn trẻ tiểu học từ 6- 11 tuổi, rất quan trọng trong việc phát triển nhận thức trẻ em.

Đặc điểm phát triển tư duy trẻ em tiểu học

Những cấu tạo nhận thức mới chủ yếu do hoạt động học tập mang lại. Đồng thời, các yếu tố tri giác, sự tập trung, phát triển trí nhớ… quay trở lại phục vụ cho học tập. Và được hình thành dần dần với chính quá trình hình thành của quá trình hoạt động học tập.

a) Sự phát triển của tri giác

  • Đầu lớp 1, trẻ 6 tuổi chưa biết phân tích có hệ thống những thuộc tính và phẩm chất của các đối tượng tri giác.
  • Trình độ tri giác phát triển nhờ vào những hành động học tập có mục đích, có kế hoạch.
  • Ở trẻ lớp 4, lớp 5 tính tổng thể của tri giác dần dần nhường chỗ cho tri thức.

b) Sự phát triển của sự tập trung

  • Trẻ lớp 2, lớp 3 biết chú ý vào tài liệu học tập cũng như vào việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
  • Đến lớp 4. lớp 5 trẻ còn biết phân phối chú ý với những dạng hoạt động khác nhau.
  • Tính chủ định của chú ý, tri giác là những nét nhận thức trẻ em ở lứa tuổi này.
Phát triển nhận thức trẻ em từ 6 - 11 tuổi
Hoạt động học tập dần dần hình thành sự phát triển tư duy, nhận thức của trẻ

c) Sự phát triển của trí nhớ

  • Ghi nhớ có chủ định được hình thành và phát triển dần trong quá trình học tập và được hình thành rõ nét ở trẻ lớp 3.
  • Hai hình thức ghi nhớ chủ định và ghi nhớ không chủ định tồn tại song song, chuyển hóa, bổ sung cho nhau.
  • Ở những năm cuối của giai đoạn này, trí nhớ có sự tham gia tích cực của ngôn ngữ.

d) Sự phát triển của tưởng tượng

Chủ yếu là phát triển tưởng tượng tái tạo cụ thể như sau:

  • Lớp 1 – 2, tưởng tượng còn nghèo nàn có khi chưa phù hợp với đối tượng.
  • Lớp 3, trẻ bắt đầu hình dung được một cách trọn vẹn, đầy đủ hơn.
  • Đến cuối cấp, tưởng tượng của trẻ phát triển theo xu hướng rút gọn và khái quát hơn. Đặc điểm này được phát triển song song với ghi nhớ có ý nghĩa.

e) Sự phát triển của tư duy

 Giai đoạn 1 (6 – 7 tuổi): Tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế.

  • Trẻ học chủ yếu bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu dựa trên các đối tượng hoặc những hình ảnh trực quan.
  • Những khái quát của trẻ về sự vật hiện tượng ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào những dấu hiệu cụ thể nằm trên bề mặt của đối tượng hoặc những dấu hiệu thuộc công dụng và chức năng.
  • Tư duy còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tổng thể.
  • Tư duy phân tích bằng đầu hình thành nhưng còn non yếu.

Giai đoạn 2 ( 8 – 12 tuổi ): Tư duy trực quan hình tượng

  • Trẻ nắm được các mối quan hệ của khái niệm.
  • Những thao tác về tư duy như phân loại, phân hạng tính toán, không gian, thời gian,.. được hình thành và phát triển mạnh.

Đến cuối giai đoạn 2, tư duy ngôn ngữ bắt đầu hình thành.

Phát triển nhận thức trẻ em từ 6 - 11 tuổi
Năng lực tư duy của trẻ còn bị hạn chế vì trẻ chủ yếu tư duy dựa trên quan sát thực tế. Trẻ tiểu học gặp khó khăn trong tư duy trừu tượng.

2. Sự phát triển nhân cách của trẻ

a) Ảnh hưởng từ hoạt động học tâp: Là môi trường chủ yếu phát triển nhân cách trẻ

  • Trẻ tự điều khiển mình tuân theo những điều “cần phải làm” chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Nhờ có tính chủ định đối với mọi hành vi, trẻ dần dần nắm được những chuẩn mực đạo đức, những qui tắc hành vi.
  • Cuối tuổi cấp tiểu học, hành vi, lời đánh giá của bạn bè có ý nghĩa rất lớn trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân của trẻ làm cơ sở cho tính tự đáng giá ở trẻ.
  • Hình ảnh của người lớn đặc biệt là của giáo viên có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục cho trẻ.

b) Ảnh hưởng của hoạt động lao động

Những công việc tự phục vụ bản thân và giúp đỡ gia đình đã làm hình thành những kỹ năng lao động, kỹ năng vạch kế hoạch, mục tiêu cho hành động và tạo điều kiện cho những rung cảm, tình cảm tốt đẹp đối với lao động.

Sự phát triển nhân cách - tâm lý trẻ em
Sự phát triển nhân cách của trẻ độ tuổi này chịu nhiều ảnh hưởng của bạn bè, tập thể

c) Ảnh hưởng của hoạt động đội nhóm:

Dưới ảnh hưởng của tiêu chuẩn, nội qui, quyền lợi chung của tập thể trẻ phát triển được:

  • Tính tự lập.
  • Tình cảm trách nhiệm.
  • Mối quan tâm, đồng cảm với người khác.
  • Rèn luyện kĩ năng giao tiếp.

Phát huy tính tích cực xã hội, điều kiện hình thành nhân cách mang đậm nét xã hội nơi trẻ tiểu học. Nhận thức trẻ em tiểu học phát triển qua quá trình dài sự tích tụ kiến thức, hình thành các công cụ tư duy. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu phần nào quá trình này và có tác động tích cực đến sự phát triển nhận thức của con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Tuổi mọc răng vĩnh viễn và những lưu ý

Cùng với việc nắm độ tuổi mọc răng vĩnh viễn, bạn cũng nên thường xuyên đưa trẻ đi khám nha sĩ (6 tháng/lần) để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất, giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé yêu.

Tuổi mọc răng vĩnh viễn

Thông thường tuổi mọc răng vĩnh viễn sẽ diễn ra theo từng giai đoạn như sau:

Hàm trên

  • Răng cửa giữa mọc từ 7-8 tuổi
  • Răng cửa bên từ 8-9 tuổi
  • Răng nanh từ 11-13 tuổi
  • Răng cối nhỏ thứ nhất từ 10-11 tuổi
  • Răng cối nhỏ thứ hai từ 10-12 tuổi
  • Răng cối lớn thứ nhất 6-7 tuổi
  • Răng cối lớn thứ hai từ 12-13 tuổi
  • Răng cối lớn thứ ba từ 17-21 tuổi

Hàm dưới

  • Răng cửa giữa từ 6-7 tuổi
  • Răng cửa bên 7-8 tuổi
  • Răng nanh 9-10 tuổi
  • Răng cối nhỏ thứ nhất từ 10-12 tuổi
  • Răng cối nhỏ thứ hai từ 11-12 tuổi
  • Răng cối lớn thứ nhất 6-7 tuổi
  • Răng cối lớn thứ hai từ 11-13 tuổi
  • Răng cối lớn thứ ba từ 18-25 tuổi.

Trong suốt khoảng thời gian từ 6-12 răng vĩnh viễn lần lượt thay thế răng sữa, vì vậy thời kỳ này trẻ có răng hỗn hợp vừa răng sữa vừa răng vĩnh viễn. Răng cối lớn thứ ba hay còn gọi là răng khôn sẽ mọc sau cùng. Khi mọc răng này sẽ gây sốt, hoặc có nhiều biến chứng.

Những điều cần lưu ý

Thời kỳ trẻ có hàm răng hỗn hợp là lúc bạn cần chú ý tới sức khỏe của trẻ nhất. Mầm răng vĩnh viễn nằm ngay bên dưới chân răng sữa nên sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Một số điều cần lưu ý ở tuổi mọc răng vĩnh viễn của trẻ:

  • Nếu trẻ có hiện tượng: răng vĩnh viễn đã mọc lên nhưng răng sữa chưa rụng đi hay răng vĩnh viễn mọc ở vị trí bất thường… bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị.
  • Trẻ cần đánh răng mỗi ngày sau thức dậy và trước khi đi ngủ để tránh sâu răng. Khi ăn xong, cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng.
  • Tuyệt đối không cho trẻ chạm tay vào phần lợi khi răng sữa đã rụng hoặc khi răng vĩnh viễn mới nhú lên; cắn đầu ngón tay hoặc bút chì… để tránh làm biến dạng răng và ảnh hưởng đến quá trình thay răng.
  • Bảo vệ chiếc răng hàm vĩnh viễn đầu tiên. Việc thay răng đã khiến lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt và khả năng kháng axit chưa cao nên chiếc răng này dễ bị sâu răng. Một năm sau khi thay răng, nếu phát hiện chiếc răng này bị sâu trẻ cần được đi khám bác sĩ.
  • Tránh cho răng trẻ bị gẫy bởi các tác động ngoại lực. Nếu răng bị gãy, rụng, cần nhanh chóng tìm lại phần răng bị gãy, rửa sạch nếu bị bẩn rồi ngâm vào trong sữa tươi hoặc nước sạch. Sau đó ngay lập tức mang đến bệnh viện gần nhất thì có thể trồng lại chiếc răng đã gãy.
tuoi moc rang vinh vien 1
Tránh những tác động ngoại lực từ việc ăn uống tới va chạm là gãy răng
  • Không được tự ý nhổ răng cho trẻ tại nhà. Có nhiều gia đình vẫn giữ thói quen dân gian là nhổ bằng chỉ. Việc này dễ gây chảy máu chân răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng. Nếu tay không sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương này có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Nếu răng không tự rụng thì đưa trẻ tới phòng khám.
  • Một số trường hợp đặc biệt như răng vĩnh viễn mọc lệch do bị thiếu chỗ mọc lên, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí. Hay trường hợp vĩnh viễn thay thế đã mọc lên nhưng răng sữa không tự rụng đi, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ.

Tuổi mọc răng vĩnh viễn ở trẻ có thể xác định nhưng những lưu ý trong giai đoạn này là rất quan trọng là tiền đề cho hàm răng vĩnh viễn sau này. Tốt nhất nên đưa trẻ tới các phòng khám nha khoa để được hướng dẫn cụ thể và có biện pháp tốt nhất.