Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Cách chữa cận thị nhẹ cho trẻ tiểu học

Một số triệu chứng cận thị ở trẻ bạn có thể dễ nhận thấy như nhìn mờ, không rõ vật ở xa, mỏi mắt khi đọc sách và hay tiến gần khi sử dụng sách báo hoặc xem tivi. Cách chữa cận thị nhẹ khi mới phát hiện các triệu chứng hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà bằng một số bài tập đơn giản.

Những bài tập tại nhà hiệu quả

1. Tập nhìn đồng hồ số

Phương pháp này giúp mắt trẻ có thể điều tiết hiệu quả hơn. Muốn thực hiện tốt, bạn nên mua một đồng hồ đơn giản, có rõ ràng các con số và không thêm các họa tiết để mắt trẻ không bị rối.

Cách thực hiện: Treo đồng hồ ở phòng ngủ của trẻ hoặc phòng sinh hoạt chung, nơi có nhiều không gian, ánh sáng và đủ yên tĩnh để trẻ tập luyện. Bắt đầu tập nhìn thẳng vào số 12, sau đó lần lượt nhìn xuống số 1, số 2, số 3… theo chiều kim đồng hồ. Sau khi xong 1 vòng, lại quay trở về nhìn số 12. Thực hiện liên tục 6 lần/ngày.

2. Tập nhìn những căn nhà trước mặt

cach chua can thi nhe 1
Tập cho nhìn những căn nhà xung quanh cũng là cách chữa cận thị nhẹ hiệu quả

Nếu không tiện thực hành tại nhà hoặc nhà bạn ở không đủ cao để có thể nhìn thấy các căn nhà trước mặt, bạn có thể cho trẻ thực hành ở một số nơi công cộng hoặc dạy trẻ tập ở trường học, nơi có không gian thoáng đãng hơn. Bài tập này sẽ giúp đôi mắt linh hoạt và tự có sự điều chỉnh phù hợp với cự ly.

Cách thực hiện: Trẻ đứng ở cửa sổ, bỏ kính, cố gắng nhìn xa khoảng 5-10 phút. Trước hết, chỉ cần nhìn căn nhà trước mặt, sau đó nhìn những căn nhà ở xa hơn. Khi đã quen, trẻ có thể tìm kiếm những chi tiết độc đáo ở những căn nhà ấy để tăng độ khó.

3. Tập nhìn những con số

Đây là phương pháp hiệu quả để điều chỉnh đôi mắt bị cận thị nhẹ của trẻ vì buộc đôi mắt phải chú ý và tập trung khiến gân mắt phải cử động không ngừng nên có tác dụng tốt trong việc làm giảm bệnh.

Cách thực hiện: Bạn ghi trên mặt giấy 3 con số rồi nhắc trẻ bỏ kính và đứng ra xa một khoảng đủ để nhìn rõ 3 con số. Nhìn khoảng 1 giây, trẻ bước ra sau 1 bước và lại nhìn. Thực hiện như thế đến lúc nào không còn nhìn rõ 3 số đó nữa. Tiếp tục viết thêm 3 số nữa và lặp lại hành động trên nhưng khoảng thời gian trẻ nhìn vào dãy số sẽ chỉ là 0,5 giây.

Những thói quen hữu ích

1. Tập thói quen thư giãn mắt

Đọc sách, xem tivi hay nhìn máy tính quá lâu sẽ khiến mắt nhanh bị mỏi. Khi đó, đôi mắt của trẻ cần được thư giãn. Và thói quen này giúp phòng tránh cận thị học đường cũng là cách chữa cận thị nhẹ hiệu quả.

cach chua can thi nhe 4
Mắt tập trung quá lâu vào sách hay tivi khiến mắt bị mỏi

Thư giãn mắt bằng những cách sau đây: Nhìn một vật gì đó cách xa 10-15m không quá lâu sau đó chuyển sang nhìn vật khác, nhìn ra khu vực khác. Đồng thời, kết hợp với kỹ thuật dùng hai lòng bàn tay úp trên hai hốc mắt cũng tạo được sự thư giãn.

2. Mát xa mắt

Bạn có thể dạy trẻ kỹ thuật này ngay cả khi trẻ không bị cận thị vì việc này giúp máu lưu thông tới các cơ quan làm việc của mắt. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ dùng các ngón tay để xoa quanh hốc mắt để cho các cơ quanh đó được làm việc và máu sẽ lưu thông tới. Lưu ý, không đè vào trực tiếp mắt sẽ không tốt cho mắt.

3. Không dùng kính

Với trẻ bị cận thị nhẹ, việc bỏ kính hoàn toàn trong một khoảng thời gian nào đó trong ngày rất quan trọng để tập cho mắt trở lại khả năng tự nhiên của nó.

Thực phẩm tốt cho mắt

cách chữa cận thị nhẹ bằng cà rốt

Những thực phẩm giàu vitamin A và khoáng chất sẽ tốt cho đôi mắt của trẻ, vừa chữa cận thị nhẹ vừa giảm khả năng cận thị.

  • Cà rốt: Loại củ này được  xem là một trong những thực phẩm giàu vitamin A tốt nhất cho mắt. Linh hoạt thực đơn nấu hằng ngày để trẻ “nạp” cà rốt thường xuyên hơn như: Canh sườn non hầm cà rốt, bò kho, cháo cà rốt với thịt và khoai tây hoặc xay sinh tố đều tốt.
  • Cá: Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu… giàu omega – 3 tốt cho võng mạc mắt. Đồng thời, giúp tạo “bức tường” bảo vệ các mạch máu nhỏ trong mắt.
  • Lòng đỏ trứng: Trứng là thực phẩm quen thuộc và được nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Lòng đỏ trứng là nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Mỗi tuần bạn nên cho trẻ ăn 2-3 lòng đỏ đồng thời lập một thực đơn dinh dưỡng sử dụng nguyên liệu trứng để trẻ không cảm thấy ngán.

Khi trẻ có những triệu chứng cận thị và được bác sĩ xác nhận là bị cận thị nhẹ, bạn không cần quá lo lắng vì ở độ tuổi tiền dậy thì, mắt trẻ có khả năng phục hồi tốt nếu bạn biết áp dụng những cách chữa cận thị nhẹ hiệu quả.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Nhu cầu về giấc ngủ của trẻ tiểu học

Trẻ tiểu học có nhu cầu ngủ cao hơn bậc mầm non. Giấc ngủ giúp phục hồi năng lượng, đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ. Bạn cần biết những thông tin quan trọng nào về vấn đề ngủ nghỉ của trẻ?

Trẻ tiểu học cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày?

Khi trẻ được 6 tuổi, ngoài những hoạt động trong gia đình, trẻ còn có những hoạt động ở trường và ngoài xã hội nên thời gian ngủ của trẻ giảm khá nhiều so với các giai đoạn trước. Mỗi ngày, trẻ cần được ngủ từ từ 9-12 tiếng, buổi tối trẻ thường bắt đầu đi ngủ vào khoảng 9h tối và thức dậy từ khoảng 7-10h sáng.  Nếu trẻ không ngủ đủ giấc này, cha mẹ có thể cho con ngủ nhiều khoản ngắn bù lại.

Giấc ngủ giữa trưa tuy không dài nhưng lại rất hiệu quả cho trẻ tiểu học, giúp con giảm căng thẳng và mệt mỏi của giờ học buổi sáng. Ngủ trưa cũng giúp trẻ tỉnh táo và học tập hiệu quả vào tiết học buổi chiều. Vì thế, các bậc cha mẹ cần có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi cho trẻ một cách khoa học, mỗi ngày nên cho trẻ ngủ trưa ít nhất từ 20-45 phút.

Trẻ tiểu học cần được ngủ đủ 9 - 10 tiếng
Trẻ tiểu học cần được ngủ đủ 9 – 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày

Trẻ tiểu học cần được hướng dẫn đi ngủ đúng giờ

Bước vào tuổi đến trường, trẻ phát triển nhanh về thể chất và trí tuệ, giấc ngủ gắn liền với sự tăng trưởng thể chất và trí não. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này thích khám phá điều mới lạ, ham chơi và tiếc khi phải đi ngủ sớm.

Để trẻ ngủ đúng giờ, cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một kế hoạch hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý, chỉ cho trẻ vui chơi hoặc xem tivi trong 1 khoảng thời gian nhất định. Tuyệt đối không nên cho trẻ xem tivi hoặc các loại phim mang tính kích động vào khoảng thời gian trẻ chuẩn bị đi ngủ.

Khi trẻ ham chơi và không muốn đi ngủ, thay vì quát mắng, cha mẹ có thể giải thích cho trẻ biết được tầm quan trọng của giấc ngủ, để bé ngoan ngoãn và tự giác đi ngủ trong những ngày tiếp theo. Con thích ngủ và gắn bó với chiếc giường nếu chỗ ngủ của trẻ đẹp và thoải mái. Bạn đừng tiếc tiền đầu tư bộ giường ngủ thoải mái cho con nhé!

Giường ngủ đẹp
Giường ngủ đẹp và êm ái giúp con trẻ thoải mái và thích ngủ sớm hơn

Tắm nước ấm và kể chuyện cho trẻ cũng là cách hay giúp bé nhà bạn dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ hơn.

Chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ tiểu học

Để trẻ ngủ ngon và ngủ sâu hơn, cha mẹ cũng cần sắp xếp thời gian chơi và các bữa ăn một cách khoa học, hạn chế ăn uống trước giờ đi ngủ để tránh trẻ bị nặng bụng vào ban đêm, trẻ thức giấc sẽ khó ngủ lại. Một vài bài tập thể dục nhẹ nhàng vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng là một trong những cách đơn giản giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

Các món ăn, thức uống có chứa cà phê, cacao, chocola… không nên cho trẻ ăn trước khi ngủ 4 tiếng, vì những loại thực phẩm này có chứa cafein, làm cho trẻ khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Thay đổi giờ ngủ cho cả gia đình

Việc đi ngủ sớm và đúng giờ của cha mẹ và các thành viên trong gia đình cũng có tác dụng thúc đẩy trẻ hình thành thói quen đi ngủ sớm. Ngoài ra, không gian yên tĩnh và không có ánh đèn trong nhà giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn, ít bị thức giấc giữa đêm. Muốn tập cho con thói quen đi ngủ sớm, bạn hãy tắt đèn và đi ngủ lúc 9h cùng trẻ. Nếu công việc bận và cần giải quyết, hãy đợi con ngủ say, bạn thức dậy và làm việc sau.

Thiếu ngủ rất nguy hại với trẻ tiểu học
Thiếu ngủ rất nguy hại với trẻ tiểu học, con sẽ mệt mỏi, lờ đờ và học kém hơn.

Thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc cũng là điều rất cần thiết, mang lại tác dụng tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt với trẻ tiểu học, ngủ đủ giấc sẽ giúp con thích thú hơn trong việc học, tiếp thu, ghi nhớ bài một cách hiệu quả, phát triển toàn diện vể thể chất và tinh thần. Cha mẹ cần xây dựng cho trẻ có một thời gian biểu học tập và nghỉ ngơi hợp lý, tạo thói quen cho trẻ đi ngủ đúng giờ bằng việc làm gương cho trẻ, hạn chế việc ăn uống gần giờ đi ngủ.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

“Cậu nhỏ” của bé có đang gặp vấn đề?

Trước khi trẻ được 7 tuổi, phần bao quy đầu thường sẽ bao lấy toàn bộ đầu “cậu nhỏ” để bảo vệ chúng khỏi bị tổn thương. Khi bé đến tuổi dậy thì, bắt đầu phát triển cơ quan sinh dục, bao quy đầu sẽ co lại, làm phần đầu lộ ra. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển bao quy đầu có thể gặp một vài “lỗi”, dẫn đến phát triển không đúng cách. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những rắc rối này có thể làm ảnh hưởng tâm lý, sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Bé bị hẹp bao quy đầu
Bao quy đầu có ý nghĩa đặc biệt với các bé trai

1/ Bao quy đầu: Những vấn đề thường gặp

– Dài bao quy đầu

Là hiện tượng quy đầu không lộ ra ngoài khi “cậu nhỏ” ở trạng thái bình thường, phải dùng tay để lộn ra ngoài, hoặc quy đầu chỉ lộ ra khi “chào cờ”. Khi bé bị dài bao quy đầu, chất bẩn có thể đọng lại, làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Bé có nguy cơ bị viêm da quy đầu, nếu để lâu có thể gây hoạt tử.

– Bé bị hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra với khoảng 90% các bé trai. Bé bị hẹp bao quy đầu sẽ không thể kéo phần da quy đầu tuột xuống, do có tình trạng dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu.

Hẹp bao quy đầu thường gây đau khi cương cứng, đồng thời cũng làm cho nước tiểu đọng lại, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm đường tiết niệu hoặc ảnh hưởng thận. Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị ung thư dương vật.

– Nghẹt bao quy đầu

Đây là tình trạng xảy ra khi bao quy đầu không tự lộn khi bé đến tuổi dậy thì, phải dùng sức để cố lộn bao ra ngoài. Nghẹt bao quy đầu sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu được xử lý sớm. Nếu để lâu có thể dẫn đến hoại tử, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

– Viêm quy đầu 

Đây là bệnh khá thường gặp ở nam giới, với nhiều triệu chứng như: nóng rát, ngứa ngáy ở da quy đầu. Viêm quy đầu không điều trị có thể dẫn đến biến chứng giãn tinh mạch tinh, các bệnh về thận, viêm đường tiết niệu… Nguy hiểm hơn, viêm quy đầu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, hoặc rối loạn chức năng sinh dục.

Bao quy đầu bất thường
Bao quy đầu phát triển không đúng cách sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng

2/ Cắt bao quy đầu cho trẻ: Khi nào nên?

Ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới, hầu hết các phụ huynh chọn cắt bao quy đầu cho trẻ ngay từ khi mới chào đời. Vì theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh cắt bao quy đầu sẽ an toàn và nhanh lành hơn. Chỉ 0,5% trẻ sơ sinh gặp phải biến chứng khi cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, đều không quá nghiêm trọng.

Ở Việt Nam, việc cắt bao quy đầu cho trẻ không quá phổ biến cũng như không có quy định hay khuyến cáo nào của Bộ Y tế về vấn đề này. Thực tế, những bé có thể tụt bao quy đầu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không cần thực hiện bất kỳ can thiệp y tế nào. Cắt bao quy đầu chỉ diễn ra khi quy đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ phận sinh dục của bé.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi bị hẹp bao quy đầu, trước tiên bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi làm lỏng da quy đầu. Chỉ khi tình hình không cải thiện, kèm theo hiện tượng bao quy đầu căng phồng mỗi khi bé đi tiểu, bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo trong những trường hợp này. Nhờ kỹ thuật tiến bộ, cắt bao quy đầu trở nên đơn giản hơn, không gây đau, ít chảy máu. Thời gian phẫu thuật chỉ từ 15-20 phút, chỉ cần gây tê và không cần cắt chỉ lại. Khoảng 1 tuần sau đó, vết thương sẽ khỏi hoàn toàn.

3/ Hướng dẫn bé cách vệ sinh “cậu nhỏ” đúng cách

– Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không có sự khác biệt khi vệ sinh “cu tý” của con và những bộ phận khác trên cơ thể bé. Chỉ cần rửa sạch bằng nước và sữa tắm là đủ. Lưu ý, nên chọn sữa tắm dành riêng cho trẻ em, bởi da của trẻ khá mẫn cảm, có thể bị dị ứng. Ngoài ra, mẹ cũng đừng cố gắng tụt bao quy đầu của trẻ về phía sau. Hành động này có thể sẽ làm bé đau, chảy máu do da vẫn đang dính lại với nhau.

– Khi trẻ đã lộn được bao quy đầu: Dạy bé cách nhẹ nhàng tụt phần da quy đầu về phía bụng, sau đó rửa nhẹ nhàng và lau khô. Cuối cùng, vuốt trở ngược lại da quy đầu trở về vị trí cũ.

[inline_article id=92448]

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

5 thói quen xấu “ngăn cản” phát triển chiều cao của trẻ

Chiều cao của trẻ: Phát triển thế nào là chuẩn?

1. Các giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, chiều cao của trẻ đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng mẹ áp dụng hằng ngày. Tiếp theo đó, bé sẽ tiếp tục phát triển chiều cao của mình sau khi ra đời đến năm 3 tuổi. Cột mốc quan trọng thứ 3 đó là vào tuổi dậy thì. Ở mỗi giai đoạn, chỉ số chiều cao của bé tăng chuẩn theo thông tin chi tiết sau:

Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối?

Cột mốc thai nhi: Trẻ sẽ đạt chiều cao trung bình khoảng 50cm lúc chào đời nếu mẹ áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý và tăng khoảng 10-12 kg cân nặng trong thai kỳ.

Cột mốc sơ sinh đến 3 tuổi: Mức tăng trường chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh là 3-4cm/tháng trong vòng 3 tháng đầu. Con số này giảm dần sau đó, cụ thể 2.5cm/tháng khi bé 3-6 tháng tuổi, 1.5-2cm/tháng khi bé 6-9 tháng tuổi và 1-1.5cm/tháng khi bé được 9-12 tháng tuổi.

Như vậy, tổng cộng trẻ tăng 25cm chiều cao trong năm đầu đời. Lúc này, chiều cao của trẻ đạt mức 75-78cm, với bé trai là khoảng 75.7cm, bé gái khoảng 74cm. Sau đó, nếu mẹ biết cách cho bé ăn uống đúng chuẩn, bé có thể cao thêm 8-10cm/năm trong vòng 2 năm tiếp theo. Từ 3-10 tuổi ở bé gái, 3-13 tuổi ở bé trai, sự phát triển chiều cao của trẻ chậm dần, chỉ khoảng 6-7cm/năm.

Cột mốc dậy thì: Giai đoạn dậy thì bắt đầu khi bé gái được 10-13 tuổi, bé trai là 13-17 tuổi. Bổ sung dinh dưỡng và hướng con sinh hoạt lành mạnh là cách để thúc đẩy sự phát triển chiều cao tốt nhất. Con số này có thể tăng vọt 8-12cm/năm.

2. Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Chiều cao nói chung, bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó 32% là do dinh dưỡng, 23% do di truyền, 20% do luyện tập và 25% còn lại là do nhiều yếu tố khác. Các yếu tố khác này có thể kể đến như môi trường sống, bệnh tật, sinh hoạt,…

Chỉ 23% do di truyền, vì vậy mẹ không việc gì phải lo lắng nếu bản thân ba mẹ không được cao to. Mẹ vẫn có thể giúp con phát triển chiều cao tối ưu với 77% còn lại thông qua dinh dưỡng, luyện tập và sinh hoạt hợp lý.

Triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em

3. Dinh dưỡng vẫn là bậc nhất

Chiếm 32%, cao nhất trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở trẻ. Vì vậy, mẹ không nên lơ là khâu ăn uống quan trọng này. Trẻ cần được cung cấp đủ năng lượng từ 4 nhóm dưỡng chất: chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, khoáng chất. Trong đó, vitamin, khoáng chất quan trọng nhất là canxi, vitamin D, vitamin A, sắt và kẽm.

Bên cạnh thực đơn đầy đủ dinh dưỡng với những món ăn ngon, mẹ cũng nên khuyến khích và tạo điều kiện cho con tham gia thường xuyên vào các hoạt động thể dục, thể thao. Môn thể thao được nhiều chuyên gia khuyến cáo rất tốt cho chiều cao của trẻ: Bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội.

Ăn và luyện tập, trẻ cũng cần ngủ đủ, nghỉ đúng. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Cụ thể, một giấc ngủ sâu bắt đầu từ khoảng 21 giờ, vì khoảng 22-3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng cao nhất.

Trẻ sơ sinh cần ngủ 20 tiếng/ngày, 15-18 tiếng/ngày khi được 2-6 tháng tuổi, 13-15 tiếng vào 6-18 tháng tuổi, 12-13 tiếng vào 18-36 tháng tuổi, giảm xuống 11-12 tiếng/ngày khi trẻ 3-7 tuổi.

Ngoài ra, giiấc ngủ là một trong những yếu tố giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh. Giấc ngủ là yếu tố quan trọng giúp phát triển chiều cao của trẻ tối ưu. Cùng MarryBaby tìm hiểu khung “giờ vàng” cụ thể mà bạn nên cho con ngủ, giúp con cao lớn nhanh như thổi và phát triển thể chất.

Khung giờ vàng cho chiều cao của trẻ

Chiều cao được quyết định 70% ở gen bố mẹ, 30% còn lại thuộc về các yếu tố: Dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ… Trong đó, giấc ngủ là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khi ngủ, cơ thể trẻ tiết ra hormone sinh trưởng giúp con cao lớn.

Người ta thường bảo cho trẻ ngủ sớm sẽ tốt cho trí não và chiều cao. Trong đó, có hai khung giờ vàng mà khi đó hooc-mon sinh trưởng tiết ra nhiều nhất. Đó là khung giờ 21h đến 1h sáng, 5-7h sáng. Cha mẹ lưu ý cho con ngủ sớm sẽ tranh thủ được thời điểm “vàng” này.

Từ 9 giờ tối cho đến 1 giờ sáng ngày hôm sau, đặc biệt là trong khoảng trước và sau 10 giờ tối, lượng hooc-mon sinh trưởng tiết ra đạt đến mức cao nhất. Có thể cao gấp 5 – 7 lần so với thời gian ban ngày. Thời điểm trước 6 giờ sáng một đến hai tiếng đồng hồ cũng là lúc sinh trưởng hormone sinh trưởng cao đạt điểm cao.

Bạn lưu ý: Không phải đến 21 giờ trẻ bắt đầu lên giường ngủ là tận dụng được ưu thế giờ vàng này. Muốn hormone sinh trưởng tiết ra số lượng tối đa, trẻ phải ngủ sâu trước khi bước qua thời khắc này. Thông thường, con người sau khi ngủ phải mất nửa tiếng hoặc một tiếng sau mới đạt trạng thái ngủ sâu.

Do đó, bạn nên dạy con thực hiện lịch đi ngủ đúng giờ. Con cần lên giường trước 21 giờ đêm, thoải mái chìm vào giấc ngủ say sưa. Muốn trẻ tăng chiều cao vượt trội, tốt nhất con nên lên giường trước 8 giờ 30 phút tối, muộn nhất cũng đừng quá 9h30 tối. Nên cho con trẻ thức dậy sau 7 giờ sáng, để tận dụng thời khắc vàng.

♦Giúp con có giấc ngủ ngon

Tạo môi trường nghỉ ngơi yên tĩnh

Muốn con sớm chìm vào giấc ngủ, cha mẹ nên tạo cho con môi trường im ắng và thoải mái nhất. Cha mẹ có thói quen ngủ muộn, không tắt đèn sớm, tiếng tivi ồn ào, tạp âm từ các sinh hoạt trong gia đình không tạo ra môi trường thích hợp. Trẻ sẽ cảm thấy chưa đến giờ ngủ, chưa sẵn sàng lên giường.

Do đó, tốt nhất bạn nên xếp mọi việc khác trong gia đình lại một bên, đi ngủ cùng con vào 8h30. Sau đó, bạn có thể thức dậy làm việc sau khi con đã ngủ sâu. Có như vậy, trẻ dễ dàng có được cảm giác an toàn và dễ chịu để chìm vào giấc ngủ.

Cha mẹ tạo ra lịch sinh hoạt cho con hàng ngày giúp trẻ ý thức được việc ăn ngủ đúng giờ. Chẳng hạn, đến 8h tối, gia đình tắt tivi, vặn nhỏ đèn. Con đánh răng, rửa mặt, thay đồ ngủ… Lúc này, tâm lý trẻ cảm thấy quen thuộc và tự ý thức rằng đã đến giờ ngủ. Con sẽ sẵn sàng cho việc lên giường và ngủ thật ngon.

Tránh hoạt động gây hưng phấn cho não

Trẻ chơi đùa quá nhiều trước giờ ngủ, hoặc khóc lóc nhiều khi thức đều làm não bộ ở trạng thái hưng phấn. Não sẽ tỉnh táo làm con không muốn ngủ. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể kể chuyện, mở nhạc sóng âm êm dịu giúp làm dịu tâm trạng trẻ, giúp con chìm vào giấc ngủ nhẹ nhàng.

Ban ngày, không nên để con ngủ quá lâu. Ngủ đủ giấc, con sẽ không chịu ngủ buổi tối. Việc không ngủ sớm và không ngủ vào giờ vàng làm tốc độ sinh trưởng của trẻ chậm đi. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sức tập trung, trí nhớ, khả năng sang tạo và các kỹ năng vận động ở trẻ.

Vì vậy, muốn gia tăng chiều cao của trẻ tối ưu, bạn nên lưu ý hai khung giờ vàng cho trẻ ngủ và thức giấc. Duy trì thói quen ngủ lành mạnh lâu dài, bạn sẽ giúp con yêu cao “hết nấc”, đồng thời mang lại sự minh mẫn, thông minh cho trẻ.

5 thói quen xấu “ngăn cản” phát triển chiều cao của bé

Mẹ hãy tham khảo 5 thói quen xấu được liệt kê dưới đây để tránh mắc phải nhé!

1. Cho trẻ ăn, uống thực phẩm chứa nhiều đường

Những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh, kem đặc biệt là nước ngọt có ga ảnh hưởng rất xấu tới các cơ quan trong cơ thể và còn làm hệ xương của bé yếu đi. Nguyên nhân vì thức ăn ngọt làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, khiến bé kém phát triển chiều cao.

Vì thế, mẹ chớ để bé ăn uống các thực phẩm này thường xuyên, tốt nhất là tránh xa. Bởi ngoài việc tác động xấu đến chiều cao của bé, còn có thể làm cho bé sâu răng và béo phì. Thay vào đó, hãy bổ sung thật nhiều hoa quả, rau xanh và nước trái cây tươi vào thực đơn của bé.

Chiều cao của trẻ
Nhiều thói quen xấu của ba mẹ vô tình ngăn cản việc “kéo” chân dài cho bé yêu đấy!

2. Không khuyến khích bé vận động

Một số bậc phụ huynh không khuyến khích cho trẻ vận động thường xuyên, đây là một trong những nguyên nhân khiến bé tăng trưởng chiều cao chậm.

Mẹ đừng trông mong gì việc bé yêu sẽ thành người cao lớn nếu cứ để bé ngồi hàng giờ trên ghế chỉ để xem tivi hay nghịch trò chơi điện tử. Bởi việc ngồi trên ghế quá lâu, cộng với việc ngồi theo kiểu sai tư thế sẽ kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ.

Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ chạy, nhảy, tập thể dục…  vì những vận động này sẽ kích thích quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp cơ thể trao đổi chất, hấp thụ can-xi làm xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tốt. Đặc biệt, hãy cho trẻ được vận động, vui chơi dưới ánh nắng mặt trời buổi sớm để có thể hấp thụ vitamin D – yếu tố cực kì cần thiết giúp bé phát triển chiều cao.

Ngoài ra, cần dạy cho trẻ cách ngồi đúng tư thế để tránh bị cong vẹo cột sống, càng làm giảm đi hiệu quả của quá trình phá triển chiều cao.

[inline_article id =212994]

3. Để trẻ thức quá khuya

Giấc ngủ đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. 90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 10 -12 giờ đêm mỗi ngày. Tuy nhiên, một số gia đình thường cho bé đi ngủ muộn sau 22 giờ tối. Việc thưc khuya sẽ làm hormone tăng trưởng tiết ra ít hơn, dẫn đến bé phát triển chiều cao chậm. Do đó, cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng một khung giờ hàng ngày.

4. Cho ăn quá no trước khi ngủ hoặc đánh thức bé uống sữa ban đêm

Nhiều bà mẹ sợ một giấc ngủ đêm dài sẽ làm bé bị đói nên thường cho bé ăn no trước giờ ngủ. Tuy nhiên, việc làm này lại phản tác dụng, bởi sẽ kéo dài thời gian hoạt động chuyển hóa thức ăn khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn so với bình thường. Đồng thời, dễ dẫn đến hiện tượng chướng bụng, đầy hơi.

Ngoài ra, vì sợ bé đói hay nghĩ uống sữa vào ban đêm sẽ giúp bé tăng chiều cao nên một số bậc cha mẹ đánh thức bé dậy uống sữa khi bé đang ngủ.

Đây là những việc mẹ nên tránh bởi các hormone liên quan đến tăng chiều cao chỉ tiết ra và hoạt động nhiều khi bé có giấc ngủ say. Vì vậy, nếu cho bé ăn no trước khi ngủ hoặc đánh thức bé dậy uống sữa sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và việc “kéo chân” của bé đấy!

5. Bổ sung canxi và uống sữa quá nhiều

Tuy canxi có tác dụng thúc đẩy phát triển chiều cao, nhưng khi cơ thể thừa canxi thì sẽ gặp nguy cơ bị vôi hóa thận, sỏi thận, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie, phospho… khiến bé bị suy dinh dưỡng. Việc thừa canxi từ nguồn thực phẩm thì phần thừa sẽ được thải ra ngoài qua đường tiểu. Còn canxi thừa do thuốc khó đào thải ra ngoài sẽ gây sỏi thận, tăng canxi máu, táo bón, buồn nôn, ăn không ngon, đau xương… Nguyên nhân là do hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cứng xương sớm, kìm hãm sự phát triển xương, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao vì cốt hóa xương sớm.

Tương tự như vậy, việc cho bé uống sữa quá nhiều cũng lợi bất cập hại. vì nếu uống nhiều sữa sẽ làm cho bé không muốn ăn các thức ăn khác dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, thậm chí trẻ uống sữa nhiều kèm ăn uống tốt cũng dễ dẫn đến béo phì.

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Mách mẹ cách chuẩn bị bữa phụ buổi chiều cho bé

>> Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bé ăn dặm

>> Dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh

Bữa phụ không phải là ăn vặt

Đừng lầm lẫn bữa phụ với một vài miếng snack hay bánh quy. Bữa phụ cần phong phú về dinh dưỡng hơn nhưng đảm bảo số lượng không quá nhiều khiến bé no ngang và không ăn được bữa tối.

Một số gợi ý hay cho bữa phụ sau giờ học là trứng gà, các loại hạt như đậu hà lan, đậu phộng, hạnh nhân, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt kèm theo một ít sữa hay nước ép.

Nếu con của bạn thích đồ ăn ngọt, hãy tìm những lựa chọn thay thế, có thể là những món ngọt có giá trị dinh dưỡng như bánh yến mạch, những que bánh làm từ lúa mạch, hoặc quả đào chín…

Không nên cấm con bạn ăn bánh snack hay bánh quy, chỉ là hạn chế chúng đến mức tối đa có thể. Đôi lúc, chính bạn cũng không thể đảm bảo mình đủ thời gian để làm một bữa nhẹ cho bé, nên có một ít bánh cookies hay bánh xốp trong bếp cũng không phải là ngày tận thế.

 

Bữa ăn dinh dưỡng buổi chiều
Những gợi ý cho một bữa ăn dinh dưỡng buổi chiều

Đặt ở một nơi dễ thấy

Thật lý tưởng khi dành riêng một vị trí trong tủ lạnh để hay trên bàn trong nhà bếp cho những món ăn nhẹ. Trẻ sẽ tự biết thức ăn ở đâu và bớt đi quanh quẩn trong bếp.

Lên kế hoạch trước

Chuẩn bị thêm một bữa ăn dù nhỏ và đơn giản cũng sẽ khiến bạn mất thêm thời gian, nên tốt nhất, hãy chuẩn bị một danh sách các món bạn sẽ làm.

Cho phép bé con lên kế hoạch và chọn lựa bữa ăn nhẹ cho mình khi đi mua sắm cùng bạn. Điều này giúp cho bé biết được thứ gì làm nên những bữa ăn ngon miệng đó và cả cho bé một chút sự tự lập nữa.

Ngoài những bí quyết trên, bạn cũng cần chú ý đến số lượng đồ ăn. Một lượng đồ ăn vừa phải, hợp lý sẽ giúp bé bớt mệt mỏi, đồng thời vẫn đảm bảo cho một bữa tối đầm ấm của cả gia đình.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho trẻ tiểu học Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 4- 8 tuổi

Trẻ em ở độ tuổi từ 4 đến 8 cần nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ ở cả 5 nhóm dinh dưỡng. Lượng thực phẩm tiêu thụ sẽ tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ hoạt động của mỗi trẻ. Trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, trẻ nên có một phần trái cây, bốn phần rau củ, một đến hai phần sữa, bốn phần bánh mì, ngũ cốc hoặc cơm và một phần thịt, cá.

Các em cần uống nhiều nước lọc để đảm bảo sức khoẻ và giải khát tốt nhất, đặc biệt vào những ngày nóng nực hay khi hoạt động ra nhiều mồ hôi. Tránh các loại nước ngọt, nước trái cây, nước và sữa pha hương liệu, nước uống thể thao và nước tăng lực.

Gợi ý thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ:

Nhóm thực phẩm: Trái cây, rau củ, ngũ cốc và cơm

Trái cây: Một khẩu phần gồm 1 trái táo hay chuối, cam, lê hoặc 2 trái mận hay kiwi , mơ hoặc 1 chén trái cây đóng hộp xắt miếng không đường.

tre tu 4- 8 tuoi 1
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện hơn.

Rau củ: Một khẩu phần bằng nửa củ: khoai tây, khoai lang, bắp hoặc nửa chén rau bông cải xanh, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ đã qua chế biến hoặc 1 chén xà lách hay rau lá xanh; hoặc nửa chén đậu (khô hay đóng hộp) đã qua chế biến.

Ngũ cốc và cơm: Một khẩu phần gồm 1 lát bánh mì hoặc nửa chén cơm, nui, mì hoặc nửa chén cháo hoặc 2/3 chén ngũ cốc lúa mì hoặc 1 bánh bông lan.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé: Chất béo

Nhóm thực phẩm: Sữa, đạm và một số thức ăn hạn chế

Sữa: Một khẩu phần bằng 1 ly 250ml sữa ít béo hoặc sữa đậu nành bổ sung canxi hoặc 2 lát phô mai hoặc 3/4 ly khoảng 200g yaourt hoặc nửa chén phô mai mềm.

Thịt, cá, trứng, đậu hạt: Một khẩu phần gồm 65g thịt bò nạc, cừu, bê, heo đã qua chế biến, một tuần chỉ nên ăn tối đa 455g hoặc 80g thịt gà nạc đã qua chế biến hoặc 100g phi lê cá hoặc 170g đậu hũ hoặc 2 cái trứng hoặc 30g đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương.

Các loại thực phẩm hạn chế: Không nên ăn thực phẩm có chất béo cao, nhiều đường và muối như bánh ngọt, bánh quy, bánh xốp và đồ chiên. Có thể dùng một lượng nhỏ từ 7-10g dầu, bơ chưa bão hoà để nấu ăn.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

9 điều cha mẹ cần làm để giúp bé tự phát triển

Không chỉ phụ thuộc vào IQ, việc tập trung, ghi nhớ những bài học hay điều mới cũng đòi hỏi ở bé nhiều kỹ năng. Cần nhất là bé nỗ lực “tự thân vận động”. Nếu bé không thích, không muốn, không ai có thể ép bé học tốt hơn.

Tạo môi trường: Trước khi bé học, hãy xem xét toàn cục xem bé đã đủ hết những gì bé cần chưa như dụng cụ học tập, sách vở. Chỗ ngồi bé có thoải mái không, bé có đang cảm thấy khó chịu trong người không, bé có đang buồn ngủ, đói bụng… Điều này có thể thực hiện tốt ở những giờ học tại nhà. Còn nếu bé ở trường, cha mẹ nên nhờ thầy cô giáo lưu ý đến bé nếu bé có dấu hiệu không tập trung.

Lập mục tiêu: Có thể rèn luyện khả năng tập trung của bé bằng cách lập một mục tiêu và một khoảng thời gian cụ thể và cho bé thực hiện lặp đi lặp lại. Ví dụ trong 10 phút, bạn dạy bé đếm từ 1 đến 10, rồi bảo bé lập lại và xem xét khả năng của bé để giúp bé cải thiện từ từ.

Sự vui nhộn: Nếu bé không thích học thì cần xem lại phương pháp dạy có quá khô khan, nhàm chán hay không. Trẻ con thích màu sắc, âm thanh vui tai và sự vui nhộn. Hãy thêm vào những phần minh họa sống động để trẻ thích thú và ghi nhớ. Các trò chơi giải đố kích thích sự suy nghĩ của bé luôn bổ ích.

Tạo động lực: Hãy cho bé quyền chủ động trong việc học để bé cảm thấy rằng học hành là việc của chính bản thân bé chứ không phải là điều chỉ có bố mẹ muốn. Ví dụ, nếu muốn bé học đánh vần, hãy tìm một cuốn truyện có hình ảnh, màu sắc rất đẹp và bảo bé rằng đây là một cuốn truyện rất hay. Nếu bé biết đọc, bé có thể thưởng thức nó.

Tinh thần học tập: Hãy nói với trẻ rằng bé sẽ không bị xấu hổ hay bị chế nhạo nếu học tập không tốt mà thành quả học tập là để cho chính bé được sử dụng nó như việc đếm số, biết đọc chữ… Tránh so sánh bé với bạn bè mà chỉ cần khuyến khích bé nỗ lực hết sức mình.

Kể chuyện: Hãy kể cho bé nghe những câu chuyện ngụ ngôn con nhện tập leo tường, mỗi lần nó té ngã, nó đều leo lên lại từ đầu để rồi mới giăng được mạng nhện. Hay tìm những hình ảnh minh họa ngoài đời thực cho bé thấy sự thành công chỉ đến từ nỗ lực. Quan trọng là bé không được nản chí. Nếu làm gì thất bại, hãy bắt đầu lại.

Kiên nhẫn: Kiên nhẫn bao giờ cũng là đức tính quý giá và cần thiết nhất trong việc giáo dục cho một đứa trẻ. Cha mẹ không nên nóng giận khi thấy bé chậm tiếp thu bài học. Đừng bao giờ nói với trẻ những câu như: “Con thật hết thuốc chữa”, “Thua con rồi” và bỏ mặc trẻ. Trẻ sẽ bị tổn thương và tự cho mình không có khả năng vì cha mẹ không tin tưởng chúng.

09 điều cha mẹ cần làm để giúp bé tự phát triển
Kiên nhẫn luôn là đức tính được đề cao hàng đầu trong việc dạy con

Tự hào: Dù trẻ có như thế nào, cha mẹ hãy tự hào về trẻ và giúp trẻ tự tin vào chính bản thân mình. Giúp trẻ có cái nhìn tích cực, lối sống lạc quan. Đừng quên khen ngợi khi trẻ nỗ lực hay đạt được thành tựu.

Thư giãn: Nếu trẻ mệt mỏi, căng thẳng, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc, không nên để trẻ quá cố sức suy nghĩ sẽ phản tác dụng và việc học sẽ trở thành cơn ác mộng, ám ảnh khiến bé khó phát triển.

Cha mẹ cũng nên đề ra những mục tiêu trong khả năng và treo giải thưởng để giúp bé có thêm động lực vươn lên. Dạy con là cả một nghệ thuật, cha mẹ tốt nhất nên cho con động lực, sự mạnh mẽ, tự tin vào bản thân để làm hành trang sau này con bước vào đời.

PN.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Các vấn đề tâm lý thường gặp ở trẻ từ 7-12 tuổi

Hiện nay ở nước ta, đặc biệt là ở các thành phố lớn số lượng trẻ em mắc bệnh về tâm lý ngày càng cao. Ở mỗi độ tuổi khác nhau trẻ có thể mắc những bệnh tâm lý khác nhau. Trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 tuổi (tức là giai đoạn bắt đầu đi học) dễ mắc bệnh tâm lý hơn cả. Sau đây là một số biểu hiện bệnh về tâm lý ứng với từng độ tuổi nhất định và nguyên nhân của bệnh.

7 tuổi
Khi trẻ bắt đầu vào lớp 1, trẻ sẽ cảm thấy xa lạ với việc phải đến lớp do có nhiều thay đổi hơn về mặt nề nếp so với lúc học ở nhà trẻ và trường mẫu giáo. Trẻ phải học cách làm việc trong môi trường có kỷ luật cao hơn, chẳng hạn như ngồi học liên tục trong nhiều giờ, đi học phải đúng giờ, phải chuyên cần, phạm lỗi phải bị phạt,… mà không được tự do vui chơi như trước đây nữa.

Nhiều trẻ rơi vào trạng thái chán ghét việc đến trường, thường xuyên quấy khóc trong một thời gian dài và liên tục. Một số trẻ ngoan ngoãn đến lớp nhưng cảm thấy xa lạ với mọi người nên luôn hạn chế tiếp xúc dẫn đến trầm cảm cho trẻ.

Các vấn đề tâm lý thường gặp ở trẻ từ 7-12 tuổi
Các vấn đề tâm lý ở trẻ thường xuất hiện và bộc lộ rõ khi bé đã đi học

8 đến 9 tuổi
Trẻ bắt đầu quen với trường lớp và hình thành ý thức kỷ luật ở nhà trường. Trẻ cũng bắt đầu nhận thức được tâm lý chủ quan của bản thân nhưng không kiểm soát được cảm xúc của bản thân và những người xung quanh.

Tâm lý trẻ rất khó ổn định, lúc thì phấn khích, khi thì chán chường và bất cần. Đặc biệt là khi bị người khác chỉ trích hay phê bình. Trẻ thường cảm thấy thiếu thốn tình cảm và không hạnh phúc khi không được quan tâm đúng mức.

10 đến 11 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có những bộc lộ về cá tính và sở thích riêng cũng như bắt đầu biết quan tâm tới các vấn đề xã hội xung quanh mình. Trẻ dần có những biểu hiện của người lớn và cảm thấy giữa mình và bố mẹ có những khác biệt.

Trẻ có thể nói dối bố mẹ một số điều, không phải vì trẻ hư hỏng mà vì trẻ không muốn quá dựa dẫm vào bố mẹ nữa. Tâm sự như  một người bạn với trẻ có thể giúp trẻ mở lòng mình hơn.

12 tuổi
Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu dậy thì, có những thay đổi rõ rệt về mặt thể chất và tâm sinh lý. Trẻ cũng tự nhận thức rõ về bản thân mình hơn do đó không muốn bị coi là trẻ con, muốn khẳng định sự độc lập của mình với gia đình và bạn bè. Trẻ cũng muốn khẳng định mình, xóa bỏ đi hình ảnh “trẻ con” của mình để mang vào cái vỏ của người lớn. Chính lúc này trẻ trở nên yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất.

Ngoài ra áp lực trong hộc tập cũng cao hơn so với những độ tuổi trước cũng khiến trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng rối loạn dẫn đến chán học, không muốn tiếp xúc với người xung quanh hoặc muốn gây gổ đánh nhau.

Phòng ngừa và điều trị

Thực tế cho thấy trẻ em sống trong gia đình càng có điều kiện tốt càng dễ mắc các bệnh về tâm lý. Một số gia đình có cha mẹ là trí thức nhưng trẻ lại thiếu thốn tình cảm, cha mẹ không có sự quan tâm đúng mức và đúng cách với con cái. Các bậc cha mẹ thường dồn trách nhiệm chăm sóc, dạy dỗ con mình cho nhà trường trong khi việc quan tâm chia sẻ với con là rất quan trọng trong việc hình thành tâm lý cho trẻ.

Bên cạnh đó, một số gia đình lại quan tâm, chăm sóc và nuông chiều con quá mức cũng gây ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của trẻ. Do không cảm nhận được sự quan tâm thích hợp của gia đình, đặc biệt là cha mẹ, các em phản ứng lại bằng thái độ thụ động, dần dần dẫn đến mắc các bệnh về tâm lý.

Gia đình cần tạo môi trường sinh hoạt, học tập và vui chơi thoải mái cho trẻ có điều kiện hòa nhập với thế giới xung quanh. Thương yêu và tôn trọng sở thích cũng như những nguyện vọng chính đáng của trẻ để trẻ luôn tin tưởng và muốn chia sẽ mọi điều với gia đình. Không ép trẻ theo ý người lớn nhưng cũng không buông lỏng trẻ, quan sát và tư vấn cho trẻ theo hướng tích cực mà vẫn tạo cảm giác thoải mái, tự do cho  trẻ.

Khi phát hiện trẻ có các  dấu hiệu của bệnh tâm lý cần điều trị sớm vì  càng để lâu, bệnh đế giai đoạn mãn tính rất khó điều trị cũng như tốn nhiều thời gian. Tìm hiểu nguyên nhân của bệnh từ đó có cách điều chỉnh môi rường sống thuận lợi cho việc điều trị.

Đối với trẻ mắc bệnh tâm lý mức nhẹ thì việc trò chuyện, an ủi, động viên thường xuyên là liệu pháp tốt nhất. Nên hạn chế sử dụng các loại thuốc nếu còn cách điều trị khác vì sử dụng nhiều thuốc có thể gây hại tới sức khỏe của trẻ.

Thu My

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tiểu học (6-10 tuổi) Chăm sóc trẻ

Bạn đã biết rửa tay đúng cách?

Đối với các gia đình có con nhỏ, việc cha mẹ, người lớn rửa tay trước khi tiếp xúc với trẻ càng có ý nghĩa đặc biệt hơn trong việc bảo vệ sức khỏe, giữ gìn cho bé một hệ miễn dịch tốt. Một lần nữa, bài viết xin đề cập đến những vấn đề tuy nhỏ nhưng lại không kém phần quan trọng trong mỗi gia đình.

Những con số biết nói
Theo một nghiên cứu của trường đại học Arizona (Mỹ), trung bình trên bề mặt da tay người có đến 4.000 loại vi khuẩn khác nhau. Trong đó có nhiều loại vi khuẩn gây hại như: Ecoli – thủ phạm chính gây các bệnh đường ruột.

Theo đại điện của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 20 giây trôi qua lại có một trẻ em trên thế giới bị chết vì điều kiện vệ sinh yếu kém.

Và trong nước ta, theo kết quả điều tra của Cục Y tế Dự phòng tại 5 tỉnh, tỷ lệ người dân rửa tay với sản phẩm diệt khuẩn (dung dịch rửa tay, xà phòng, …) rất thấp: chỉ có 6% số người trước khi ăn và 15% sau khi đi vệ sinh rửa tay với sản phẩm diệt khuẩn.

Tỷ lệ các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi có rửa tay với sản phẩm diệt khuẩn trước khi cho trẻ ăn gần 3%, sau khi làm vệ sinh cho trẻ là 16%. Tỷ lệ số người tại các nơi công cộng như trường học, trạm y tế, UBND xã có hành vi vệ sinh cá nhân cũng rất thấp.

cách rửa tay
Rửa tay đúng cách sẽ giúp phòng tránh các vi khuẩn

Tầm quan trọng của việc rửa tay
Rửa tay sạch bằng xà phòng là một biện pháp vệ sinh rất đơn giản nhưng lại có thể ngăn chặn được 47% bệnh tiêu chảy, hơn 30% các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp và một số bệnh như H5N1, chân tay miệng…

Hầu hết các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đôi tay bẩn. Tay người cầm nắm, tiếp xúc vào các đồ vật bẩn rồi bốc thức ăn, dụi mắt, ngoáy mũi… là những đường lây truyền vi khuẩn phổ biến nhất. Nhất là với các gia đình có con nhỏ, tay mẹ bẩn khi chạm vào bé dù là những cái ôm ấp, yêu thương cũng đủ để truyền hàng trăm nguy cơ vi khuẩn tấn công vào sức để khác của trẻ. Và chỉ với rửa tay, ta có thể ngăn ngừa tất cả những điều đó.

Lúc nào cũng nên giữ đôi tay sạch sẽ nhưng đặc biệt chú trọng vào những lúc sau: Trước khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa tay sau khi tiếp xúc với thú cưng, sử dụng các dịch vụ công cộng như: đi xe buýt, thang máy, đi siêu thị… vì những nơi đó là chốn lý tưởng cho vi khuẩn truyền từ người này sang người khác.

6 bước rửa tay đúng
Rửa tay bằng nước sẽ không diệt sạch hết vi khuẩn mà phải dùng xà phòng, các dung dịch diệt khuẩn. Trình tự để rửa tay sạch phải đúng 06 bước theo ban hành của bộ y tế như sau:

cac buoc rua tay_1

Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay với nhau.

Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

cac buoc rua tay_2

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

Bước 6: Xà cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Cần chú ý thêm là thời gian cho mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút, các bước 2, 3, 4, 5 lặp lại tối thiểu 5 lần mỗi bước. Mỗi lần rửa tay bằng xà phòng, nhất thiết cần tuân thủ đầy đủ trình tự 6 bước như trên mới có thể đảm bảo tiêu diệt tối đa vi khuẩn, giảm xuống tối thiểu khả năng mắc bệnh và lây lan bệnh tật qua những bàn tay bẩn.

PN.