Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tại sao trẻ vị thành niên tự tử ngày càng nhiều? Chuyên gia khuyến cáo những việc ba mẹ nên làm!

Tự tử không chỉ là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam mà còn là thảm kịch mang tính toàn cầu, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên và vị thành niên – những mầm non tương lai của đất nước.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ tự tử ở nhóm tuổi 15-29 trên toàn cầu vào năm 2012 đứng thứ 2 sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông. Tại Việt Nam, mặc dù tỷ lệ người trẻ ở Hà Nội có ý định tự tử chỉ ở mức 2,3%, thấp hơn so với các nước khác trong khu vực (theo một cuộc điều tra Quốc gia SAVY (*) năm 2012). Tuy nhiên, nghiên cứu quốc gia SAVY I và II đã báo cáo tỷ lệ có ý định tự sát ở thanh thiếu niên tăng đáng kể chỉ trong 5 năm, từ 3,4% năm 2005 lên 4,1% năm 2010. Những con số này cho thấy có tự sát ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng đáng báo động. (Nghiên cứu và thống kê được ghi nhận bởi UNICEF –  Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc).

Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh và toàn xã hội về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên và thanh niên, đồng thời nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần và các biện pháp ngăn chặn tự tử.

(*) SAVY tên gọi tắt của cụm từ tiếng Anh Survey Asessment of Vietnamese Youth – là cuộc điều tra Quốc gia về trẻ vị thành niên và thanh niên Việt Nam do Bộ Y tế, Tổng Cục thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng phối hợp tổ chức.

Một số yếu tố nguy cơ tự sát của người trẻ ở Việt Nam

Theo thống kê vào 2010 nghiên cứu trên trẻ vị thành niên ở Hà Nội cho thấy, những đối tượng có nguy cơ tự tử cao được phân loại theo các cấp độ dưới đây.

1. Giới tính

Nữ giới có nguy cơ tự tử cao hơn so với nam giới ở trẻ vị thành niên
Nữ giới có nguy cơ tự tử cao hơn so với nam giới ở trẻ vị thành niên

Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy rằng nữ giới có ý tưởng tự sát nhiều gấp đôi so với nam giới.

[key-takeaways title=””]

Nữ giới thường suy nghĩ đến tự tử là vì họ nhạy cảm hơn với các vấn đề tình cảm như chia tay bạn trai, bị trêu chọc tại trường học hay mâu thuẫn với ba mẹ nên dễ bị tổn thương. Trong khi nam giới thường kiên định và bình tĩnh hơn khi giải quyết vấn đề.

[/key-takeaways]

Ngoài ra, các nghiên cứu về tự sát cũng đã chỉ ra rằng phần lớn trẻ em và thanh thiếu niên có ý định tự tử đều mắc ít nhất một rối loạn tâm thần đáng kể, thường gặp nhất là trầm cảm. Sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt trong độ tuổi dậy thì có thể là yếu tố tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở trẻ gái.

Tuy nhiên, các em trai cũng chịu những áp lực không nhỏ từ kỳ vọng của gia đình và xã hội, đó là  phải trở thành trụ cột gia đình, thành công trong sự nghiệp, mạnh mẽ về thể chất và tinh thần… Những điều này khiến trẻ cảm thấy stress, lo lắng, và có thể dẫn đến hành vi tự tử.

2. Độ tuổi

Nhóm tuổi trẻ vị thành niên (14-25) có nguy cơ tự tử cao nhất, theo số liệu thống kê
Nhóm tuổi trẻ vị thành niên (14-25) có nguy cơ tự tử cao nhất, theo số liệu thống kê

Nhóm tuổi trẻ vị thành niên từ 14-25 có nguy cơ tự tử cao nhất so với những nhóm tuổi khác, số liệu thống kê bao gồm:

  • Thanh niên trong độ tuổi 18-21 có suy nghĩ tự tử chiếm tỷ lệ 4,4%
  • Thanh niên trong độ tuổi trẻ hơn (14-17 tuổi, chiếm 4,1%)
  • 3,8% là tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi lớn hơn từ 22-25 có ý tưởng tự tử.

[key-takeaways title=””]

Người trẻ trong độ tuổi này có nguy cơ tự tử cao nhất vì những áp lực học tập, định hướng tương lai, xung đột với gia đình và bạn bè, các thay đổi nội tiết tố trong độ tuổi dậy thì khiến trẻ nhạy cảm hơn và dễ rơi vào khủng hoảng.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Tâm lý tuổi dậy thì và tất tần tật điều cha mẹ cần biết

3. Nơi sinh sống

Người di cư và người sống ở thành thị có nguy cơ tự tử cao hơn:

  • Người di cư từ nông thôn lên thành phố có nguy cơ tự tử cao gấp đôi vì có thể trẻ khó hòa nhập với môi trường mới, thiếu nguồn lực hỗ trợ và có văn hóa thấp hơn do sống ở vùng sâu vùng xa.
  • Tỷ lệ thanh thiếu niên thành thị (5,4%) có ý nghĩ tự tử cao hơn so với thanh thiếu niên nông thôn (3,6%) vì trẻ dễ đối mặt với những áp lực học tập, cạnh tranh của cuộc sống, sự phát triển của xã hội…

Nguyên nhân tự sát ở trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng

Trẻ ở vị thành niên đang ở giai đoạn thay đổi tâm lý – sinh học nên rất nhạy cảm với những yếu tố tác động bên ngoài cuộc sống. Chưa kể với áp lực học tập, cuộc chạy đua thành tích, sự đòi hỏi những tiến bộ của thời đại công nghệ như hiện nay, trẻ khó tránh khỏi stress, trầm cảm.

1. Lý do cá nhân

tình cảm đổ vỡ có thể dẫn đến tự tử ở trẻ vị thành niên
Tình cảm đổ vỡ có thể dẫn đến tự tử ở trẻ vị thành niên
  • Rối loạn tâm thần: Tự sát vì trầm cảm là yếu tố nguy cơ cao nhất. Trẻ thiếu thốn tình cảm gia đình, tan vỡ trong mối quan hệ, mâu thuẫn với bạn bè, áp lực học tập, khó khăn về tài chính, sự thay đổi hormone sinh dục trong giai đoạn dậy thì,… làm tăng nguy cơ xuất hiện trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác.
  • Lạm dụng chất kích thích: Người trẻ dễ có hành vi tự sát khi lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy,…do sự tác động tiêu cực của các chất này lên cảm xúc, hành vi và tư duy của người dùng.
  • Bị bạo lực, xâm hại thể chất hoặc tình dục: Trẻ bị xâm hại tình dục có thể bị tổn thương tinh thần nặng nề nếu không có người lớn bên cạnh giúp đỡ, định hướng, từ đó muốn tìm đến cái chết để giải thoát. Bạo lực thể chất hoặc tình dục gây ra sang chấn tâm lý nghiêm trọng đến trẻ và tăng nguy cơ trẻ tự sát.
  • Thiếu kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề: Vì thiếu kỹ năng sống, trẻ không biết cách đối mặt với khó khăn nên dễ bị tổn thương tâm lý, chọn cách kết thúc cuộc sống bằng việc tự tử.

[key-takeaways title=””]

Từ khi mạng xã hội phát triển, những tác động tiêu cực của trào lưu, phim ảnh và công nghệ đến giới trẻ cũng là nguyên nhân gây gia tăng nguy cơ tự tử ở trẻ vị thành niên. Ví dụ như áp lực đồng trang lứa, hiệu ứng domino khiến trẻ chạy theo các trào lưu tự hại bản thân mình. Các nội dung độc hại từ phim ảnh, mạng xã hội, trò chơi điện tử cũng khiến trẻ làm theo những hành vi tiêu cực.

[/key-takeaways]

“Trước đây, người trẻ có làn sóng bắt chước hành vi tự sát tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản… Họ đọc tin tức về các nghệ sĩ tự tử và có hành vi tương tự. Một người tự tử sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều người”.

2. Nguyên nhân đến từ gia đình

Trẻ khó nói chuyện với ba mẹ, gia đình không có sự kết nối dễ dẫn đến tự tử ở trẻ vị thành niên
Trẻ khó nói chuyện với ba mẹ, gia đình không có sự kết nối dễ dẫn đến tự tử ở trẻ vị thành niên

Môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hoặc gia tăng nguy cơ tự tử ở thanh thiếu niên. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ:

  • Tiền sử tự tử trong gia đình: Theo ghi nhận từ UNICEF, trẻ có thành viên trong gia đình từng tự sát có nguy cơ suy nghĩ về cái chết cao hơn 2,41 lần.
  • Ba mẹ thiếu kinh nghiệm giáo dục con: Câu chuyện về nam sinh cấp 3 tự tử từ tầng 28 chung cư Văn Phú Victoria do áp lực học tập và sự kỳ vọng cao của ba mẹ là hồi chuông cảnh tỉnh cho những bậc phụ huynh thiếu kỹ năng giáo dục con cái. Việc tạo áp lực quá mức cho con có thể dẫn đến những hậu quả khó lường, thậm chí là bi kịch thương tâm như trong trường hợp này.
  • Gia đình có thu nhập thấp: Trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Trẻ từ đó cũng bị ảnh hưởng tâm lý, nghĩ mình vô dụng, không giúp gì được gia đình.
  • Gia đình không có sự kết nối: Ba mẹ bận rộn với công việc mà thiếu đi sự quan tâm, chia sẻ với con, nhiều khi không màng đến bữa cơm gia đình hay đi du lịch cùng nhau khiến trẻ cảm thấy cô đơn, dễ rơi vào lo âu, trầm cảm khi có vấn đề xảy đến. Trẻ cũng dễ tự sát vì trầm cảm khi ba mẹ thường xuyên lục đục, mâu thuẫn, ở trong tình trạng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.
  • Trẻ khó nói chuyện với ba mẹ: Trẻ lo lắng bị mắng mỏ, đánh đập khi chia sẻ vấn đề cá nhân như làm bài điểm thấp, mâu thuẫn với bạn bè… Trẻ cũng khó diễn đạt cảm xúc dẫn đến buồn chán khi ba mẹ thiếu sự lắng nghe, ít quan tâm hoặc không thấu hiểu. Ngoài ra, mâu thuẫn trong gia đình, đặc biệt là mâu thuẫn với ba mẹ, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nhiều vụ tự tử ở trẻ vị thành niên.

3. Nguyên nhân học đường

Nguyên nhân học đường gây tự tử ở trẻ vị thành niên
Nguyên nhân học đường gây tự tử ở trẻ vị thành niên

Nếu không ở trong môi trường giáo dục tốt, trẻ dễ có suy nghĩ tiêu cực, sợ hãi hoặc thậm chí muốn tìm đến cái chết để giải thoát bản thân.

3.1. Nguyên nhân tự sát vì áp lực học tập

Khi xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ phải càng cập nhật những điều mới để không thua thiệt với bạn bè đồng trang lứa. Chưa kể giáo viên chạy theo thành tích, ba mẹ ép con học giỏi vì tương lai sau này dễ khiến con cảm thấy stress, căng thẳng khi không đạt được kỳ vọng của người lớn.

Theo nghiên cứu, tỷ lệ tự tử ở học sinh trong thành thị cao hơn so với ngoại thành do nhiều yếu tố như: áp lực học tập cao hơn, môi trường sống phức tạp và cạnh tranh nhiều hơn, thiếu sự quan tâm từ gia đình,…

3.2. Bạo lực học đường/Tình yêu học đường

Bạo lực học đường là hành vi bạo lực tinh thần và thể xác, gây tổn thương tâm lý nặng nề cho nạn nhân. Trong khi đó, trẻ ở Việt Nam thường e dè chia sẻ về các vấn đề tình cảm do văn hóa, đến khi có hậu quả đáng tiếc xảy ra, ba mẹ mới vỡ lẽ thì đã quá muộn.

Ngoài ra, ở Việt Nam không có các lớp giáo dục giới tính trong trường học, việc thiếu kiến thức về tình yêu – tình dục trong học đường cũng có thể dẫn đến tác động tiêu cực khiến trẻ có suy nghĩ tự sát, đặc biệt là trẻ nữ. 

Ba mẹ nên làm gì để ngăn ngừa tự tử ở thanh thiếu niên, thanh niên?

Để ngăn ngừa tự tử ở trẻ vị thành niên, điều quan trọng là ba mẹ cần để tâm đến con cái nhiều hơn và nhận biết các dấu hiệu trẻ trầm cảm hoặc tâm lý người tự sát.

1. Dấu hiệu trẻ có suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm dẫn đến tự sát

Dấu hiệu tự tử ở trẻ vị thành niên: Buồn chán, luôn suy nghĩ đến cái chết
Dấu hiệu tự tử ở trẻ vị thành niên: Buồn chán, luôn suy nghĩ đến cái chết

Khi bạn nhận thấy một trong những dấu hiệu ở trẻ dưới đây, hãy tìm cách để đồng hành với con và dạy con cách sống tích cực, yêu thương bản thân.

Biểu hiện tâm lý:

  • Trẻ thường xuyên cảm thấy buồn bã, hay khóc, mất hứng thú với các hoạt động yêu thích hàng ngày.
  • Hay lo lắng, bồn chồn, sợ hãi, cảm giác bất an có điều không ổn xảy ra.
  • Thức trắng đêm, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu hoặc ngủ li bì, không tỉnh táo.
  • Ăn ít hoặc ăn nhiều bất thường, sụt cân hoặc tăng cân đột ngột.
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung học tập, hay quên, hay nhầm lẫn, giảm tập trung chú ý.
  • Có suy nghĩ tiêu cực, tự ti về bản thân, cảm thấy vô dụng, tội lỗi.

Biểu hiện hành vi:

  • Trẻ ít giao tiếp với bạn bè, gia đình, thích ở một mình, né tránh các hoạt động tập thể.
  • Ngày càng hung hăng, cáu kỉnh, dễ nóng giận hoặc thu mình lại, lẩn tránh mọi người.
  • Chậm chạp hoặc trì trệ hơn trước
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, ma túy, bóng cười hoặc các chất kích thích khác
  • Tự làm hại bản thân bằng cách cắt tay, rạch da, đập đầu, tự đánh mình…
  • Có những hành vi ám chỉ như: dọn dẹp đồ đạc cá nhân, tìm kiếm phương tiện để tự tử như dây thừng, dao, lưỡi lam, thuốc ngủ…
  • Để lại những lời nhắn nhủ, lời chào vĩnh biệt với bạn bè, mọi người qua mạng xã hội, thư, nhật ký,…

2. Ba mẹ nên quan tâm con cái đúng mực

Ba mẹ cần trang bị cho mình những kỹ năng giáo dục con cái đúng mực khi thấy con có dấu hiệu trầm cảm, lo lắng.

2.1. Quan tâm, chia sẻ và lắng nghe

Ba mẹ quan tâm, chia sẻ và lắng nghe là cách giúp con thoát khỏi suy nghĩ tự tử
Ba mẹ quan tâm, chia sẻ và lắng nghe là cách giúp con thoát khỏi suy nghĩ tự tử

Các chuyên gia đều khuyến cáo ba mẹ cần dành thời gian để trò chuyện cùng con cái khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, tâm sinh lý thay đổi.

[key-takeaways title=””]

Khi trẻ chớm bộc lộ ý nghĩ về tự sát, ba mẹ không nên gạt đi và nói “đừng suy nghĩ tiêu cực” cho qua chuyện. Thực tế, “đây là tín hiệu kêu cứu” mà bạn phải đặc biệt lưu tâm bởi lúc này, con rất cần sự đồng cảm… Hãy khuyến khích con chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ để kịp thời cởi bỏ những khúc mắc cho trẻ. Tuyệt đối không nên vội la mắng, nặng lời với con bởi sẽ dẫn đến hành động dại dột của con trẻ.

[/key-takeaways]

Ngoài ra, nên đưa con đến các cơ sở khám chữa bệnh Tâm thần – tâm lý để được chuyên gia đánh giá và điều trị kịp thời nếu có các rối loạn tâm thần đi kèm như trầm cảm, lo âu, loạn thần,…

>> Xem thêm: Cách dạy con gái tuổi dậy thì của người mẹ tâm lý

2.2. Giáo dục kỹ năng sống cho con

Trẻ dậy thì cần ba mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân và những quyết định của mình hơn. Vì thế, ba mẹ cần dạy con sống tự lập và chịu trách nhiệm, dần trao cho con quyền quyết định một số vấn đề trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giúp con phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, đối phó với stress, xây dựng lòng tự tin và bản lĩnh.

[key-takeaways title=””]

Tuy nhiên, ba mẹ cần luôn dõi theo con để kịp thời can thiệp và thay đổi những suy nghĩ lệch lạc của con.

[/key-takeaways]

2.3. Hạn chế việc đặt quá nhiều áp lực lên con

Dạy con cách sống tích cực: Hạn chế việc đặt quá nhiều áp lực lên con về học tập hay các vấn đề khác
Dạy con cách sống tích cực: Hạn chế việc đặt quá nhiều áp lực lên con về học tập hay các vấn đề khác

Ba mẹ nên biết nguyện vọng của con như thế nào, để hướng cho con đi đúng theo sở thích, niềm đam mê của con. Đừng cố áp đặt con theo mong muốn của bạn. Đặc biệt, bạn hãy động viên, đừng nên phán xét những lỗi sai và những mục tiêu mà trẻ đang hướng đến.

2.4. Khuyến khích con tham gia các hoạt động xã hội

Bạn hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động thể thao, giải trí lành mạnh, hoạt động thiện nguyện hoặc câu lạc bộ kỹ năng và phát triển các mối quan hệ bạn bè tích cực. Đây là cách thoát khỏi suy nghĩ tiêu cực hiệu quả, tạo cho con niềm tin vào cuộc sống và tương lai.

2.5. Không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con

Ba mẹ là những người thân yêu nhất của con, nhưng không vì thế mà bạn can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con. Thay vào đó, bạn hãy làm người bạn đồng hành của con, mang lại cho con sự tin tưởng để có thể tâm sự mỗi khi gặp khó khăn trong học tập và trong các mối quan hệ xã hội.

2.6. Cần có sự chung tay của nhà trường

Bên cạnh gia đình thì nhà trường cũng cần tạo cho trẻ môi trường học tập thân thiện với sự quan tâm, đồng hành của giáo viên. Hãy chung tay hành động để đẩy lùi vấn nạn tự tử ở trẻ vị thành niên, hướng đến một cộng đồng an toàn và lành mạnh cho thế hệ tương lai!

[key-takeaways title=””]

Nếu áp dụng các cách trên mà tình hình không cải thiện trong khoảng 1 tuần, ba mẹ nên đưa con đến bác sĩ tâm thần – tâm lý để được hỗ trợ.

[/key-takeaways]

[inline_article id=224292]

Con bạn cần tình yêu thương, sự quan tâm và hỗ trợ của bạn hơn bao giờ hết. Hãy dành thời gian cho con, giúp con vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và thoát khỏi suy nghĩ về tự sát nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

8 cách làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì

Dưới đây là 8 cách làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì để giúp cha mẹ giúp con có đôi chân thon, đẹp đáng ngưỡng mộ.

1. Nguyên nhân gây tình trạng bắp chân to

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tại sao bắp chân to, bao gồm cả yếu tố di truyền, do hoạt động hàng ngày và cả do yếu tố bệnh lý:

  • Di truyền: Nếu cha mẹ hay ông bà có bắp chân to, khả năng cao bé cũng sẽ thừa hưởng gen có bắp chân to hơn bình thường. 
  • Khung xương to: Một nguyên nhân bắp chân to nữa có thể là do khung xương bé to hơn mọi người nên dẫn đến dù có giảm cân bao nhiêu thì bắp chân vẫn to.
  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bắp chân to, mỡ sẽ tích tụ ở nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm cả bắp chân.
  • Lười vận động: Khi ít vận động, cơ bắp không được hoạt động thường xuyên, dễ dẫn đến tình trạng teo cơ, mỡ thừa tích tụ và khiến bắp chân to hơn.
  • Tập luyện sai cách: Tập luyện thể thao quá sức, tập trung nhiều vào các bài tập cho bắp chân mà không kết hợp với các bài tập toàn thân có thể khiến bắp chân to, thô cứng.

[key-takeaways title=”Bắp chân to cơ địa có giảm được không?”]

Bắp chân to cơ địa tuy khó giảm mỡ đùi nhưng không phải là không thể. Chỉ cần kiên trì thực hiện các biện pháp thích hợp và duy trì một lối sống lành mạnh, sau một thời gian, bé sẽ có một đôi chân thon và dài. 

[/key-takeaways]

2. Cách làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì

Dưới đây là một số cách làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì hiệu quả nếu kiên trì áp dụng.

2.1 Xây dựng cơ bắp

Cách làm giảm mỡ đùi giúp chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì là hãy tập trung xây dựng khối cơ. Mẹ có thể cho bé thực hiện các bài tập tác động vào cơ bắp chân để giúp ích cho việc giảm mỡ đùi. 

Một ví dụ về bài tập xây dựng cơ bắp chân là nâng gót chân. Cách thực hiện động tác năng gót chân là đứng thẳng với hai tay khoanh trước ngực; sau đó nhón gót chân lên, đứng trên các ngón chân. Giữ tư thế này trong vài giây, sau đó hạ gót chân xuống đất. Lặp lại bài tập này 10 đến 15 lần. Giữ một vật chắc chắn để giúp giữ thăng bằng.

Ngoài ra, bé có thể tập leo cầu thang, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây để vừa làm giảm mỡ đùi vừa giảm mỡ cơ thể. 

Cách làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì bằng cách xây dựng cơ bắp
Cách làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì bằng cách xây dựng cơ bắp

2.2 Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn hợp lý, đúng cách có vai trò quan trọng trong việc giảm mỡ bắp chân, làm thon chân đặc biệt là ở độ tuổi dậy thì khi cơ thể đang phát triển mạnh mẽ. Vậy ăn gì để chân thon? Cách làm chân thon ở tuổi dậy thì một cách hiệu quả chính là cắt giảm lượng tinh bột, đường, chất béo xấu nạp vào cơ thể mà thay vào đó là tăng lượng vitamin, chất xơ từ rau xanh, trái cây; protein từ thịt, đậu và chất béo tốt từ bơ, các loại hạt, cá hồi trong bữa ăn. Những thực phẩm này cũng giúp giảm lượng mỡ thừa của toàn bộ cơ thể. 

Ngoài ra, bé cũng có thể dùng một số thực phẩm hỗ trợ quá trình đốt mỡ đùi bao gồm lựu, khoai lang, các sản phẩm từ đậu nành, ức gà, các loại rau xanh, sữa chua, cá hồi, trứng. Mẹ có thể tham khảo một số chế độ ăn cũng như cách chế biến dưới đây để nấu cho bé đang ở tuổi dậy thì:

[key-takeaways title=””]

[/key-takeaways]

2.3 Cách làm chân thon ở tuổi dậy thì bằng massage 

Một cách làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì, giúp bắp chân săn chắc chính là massage bắp chân và đùi. Khi massage, các động tác tác động lên cơ bắp sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó đốt cháy mỡ thừa và đào thải ra bên ngoài.

Trẻ dậy thì có thể thực hiện massage bắp chân tại nhà với muối hoặc dầu dừa. Nên massage theo chiều từ dưới lên trên, từ cổ chân đến đầu gối, với lực nhẹ nhàng và đều đặn. Mỗi lần massage nên kéo dài khoảng 30 phút và thực hiện mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Kết hợp massage bắp chân với các bài tập cardio và tập luyện cho cơ bắp chân sẽ giúp bé nhanh chóng sở hữu đôi chân thon gọn và săn chắc như mong muốn.

2.4 Tập tư thế ngồi đúng cách

Việc ngồi chéo chân ngoài làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch, giảm lưu thông máu thì còn làm bắp chân tích tụ mỡ thừa, tăng kích thước bắp chân. Chính vì thế, cha mẹ nên tập cho bé bỏ dần thói quen ngồi vắt chéo để có được đôi chân thon gọn. Ngoài ra, bé cũng cần đi và đứng một cách hợp lý để chân không phải chịu sức nặng quá lớn. 

Cách làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì

3. Cách bài tập làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì 

3.1 Bài tập Jump Squats

Bài tập Jump Squat không chỉ là một bài tập nổi tiếng để giảm cân, mà còn giúp giảm mỡ bắp chân và xây dựng sức khỏe cho chân, cơ đùi và mông cực tốt. Đây còn là một bài tập giúp bé dậy thì thành công.

Cách tập luyện làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì bằng bài tập Jump Squat:

  • Bước 1: Đứng thẳng với hai chân rộng bằng vai, ưỡn ngực và vai cuộn lại.
  • Bước 2: Đẩy mông ra, uốn cong đầu gối và vào tư thế ngồi xổm hoặc tư thế ngồi trên ghế.
  • Bước 3: Vuốt tay lên trên đầu và nhảy. Hạ cánh nhẹ nhàng trên sàn nhà.

Tần suất tập: Thực hiện 15 lần mỗi hiệp, tập 3 – 5 hiệp trong 20 phút.

Bài tập Jump Squats

3.2 Cách tập luyện làm chân thon ở tuổi dậy thì bằng bài Single Leg Squats

Bài tập Simple Leg Squats cũng giống như bài tập Squat thông thường, cũng tác động vào bắp chân, cơ đùi và cơ mông. Tuy nhiên, bài tập Simple Leg Squats không chỉ tác động vào những nhóm cơ đó mà còn giúp bé học được kỹ năng giữ thăng bằng và tăng sức mạnh cơ core.

  • Bước 1: Đứng thẳng với hai chân rộng bằng hông.
  • Bước 2: Nâng chân phải lên khỏi sàn, giơ cả hai tay ra trước mặt, ngang vai và lòng bàn tay úp xuống. Đây là vị trí bắt đầu.
  • Bước 3: Cong đầu gối trái và vào tư thế ngồi. Giữ cho bàn chân phải duỗi thẳng (như hình). Giữ nguyên tư thế này một lúc rồi duỗi thẳng chân trái nhấc người lên và trở về tư thế ban đầu.

Tần suất tập: Thực hiện mỗi chân 10 lần/hiệp và tập từ 3 – 5 hiệp.

bài tập Single Leg Squats

3.3 Giảm bắp chân bằng bài tập đứng gập người

  • Bước 1: Đứng thẳng người, hít một hơi thật sâu và đưa hai tay thẳng lên.
  • Bước 2: Khi thở ra, cúi người xuống, hai chân duỗi thẳng và từ từ đưa phần đầu về gần với đầu gối.
  • Bước 3: Ép cơ thể lại ở vị trí mà bé đã cố gắng, sau đó hít thở đều trong 5 nhịp, cùng lúc đó hãy thả lỏng hoàn toàn đầu và cổ.
  • Bước 4: Khi đã hoàn thành 5 nhịp thở, hít vào và nâng người lên từ từ.

Tần suất tập: Thực hiện lại tư thế này trong 1-2 lần.

Cách làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì bằng bài tập đứng gập người
Cách làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì bằng bài tập đứng gập người

3.4 Cách làm chân thon ở tuổi dậy thì bằng bài tập chùng chân

  • Bước 1: Đứng thẳng người, bước 1 chân về phía trước một khoảng dài cỡ một sải chân và sau đó từ từ hạ thấp người xuống.
  • Bước 2: Trong lúc hạ thấp người, giữ sự quan sát ở gót chân sau và giữ cho toàn bộ bàn chân đặt sát mặt sàn.
  • Bước 3: Giữ cơ thể ở vị trí hiện tại và hít vào một hơi thật sâu, đồng thời đưa hai tay lên cao, duỗi thẳng, mắt nhìn theo tay.
  • Bước 4: Giữ nguyên tư thế và thở đều trong 10 nhịp rồi đổi chân.

Tần suất tập: Lặp lại động tác mỗi chân 5 lần.

Cách làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì bằng bài tập đứng chùn chân
Cách làm chân thon và dài ra ở tuổi dậy thì bằng bài tập đứng chùn chân

[inline_article id=271051]

Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ và bé biết được cách làm giảm mỡ đùi và thon chân ở tuổi dậy thì hiệu quả. Những cách giảm mỡ bắp chân tại nhà trên không chỉ giúp bé tăng tự tin về vóc dáng của mình mà còn giúp phòng ngừa béo phì và tránh nhiều bệnh tật. Chúc bé trở nên xinh đẹp và ngày càng tự tin hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay phổ biến là do đâu?

Tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm và tranh luận trong xã hội. Hãy để MarryBaby giải đáp mọi thắc mắc của cha mẹ liên quan đến tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay nhé!

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay

Tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay có thể được ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân sau đây:

  • Tiếp cận thông tin dễ dàng: Sự phổ biến của internet và các công nghệ thông tin đã khiến thông tin về tình yêu, quan hệ tình dục và quan hệ giữa nam và nữ dễ dàng tiếp cận hơn bao giờ hết. Điều này có thể làm cho giới trẻ hiểu về tình yêu và quan hệ tình dục từ khá sớm.
  • Phương tiện truyền thông và xã hội: Phương tiện truyền thông và mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức về tình yêu và quan hệ tình dục của giới trẻ. Các bộ phim, chương trình truyền hình, âm nhạc và các nội dung trên mạng xã hội thường tạo ra hình ảnh về tình yêu và quan hệ tình dục mà các bạn trẻ có thể học hỏi và mô phỏng. Từ đó dẫn đến tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay phổ biến.
  • Áp lực từ bạn bè và xã hội: Giới trẻ thường đối mặt với áp lực từ bạn bè và xã hội để có một mối quan hệ tình yêu. Sự cạnh tranh và áp lực nhóm có thể thúc đẩy việc yêu sớm hơn để phù hợp với nhóm bạn và không bị cảm thấy cô đơn hoặc lạc hậu.
  • Sự phát triển tâm lý: Trong giai đoạn dậy thì, sự biến đổi nhanh chóng về cơ thể và tâm lý khiến trẻ có sự tò mò và khám phá về tình yêu và quan hệ tình dục. Trẻ có nhu cầu tìm hiểu và thử nghiệm lĩnh vực này để hiểu về bản thân và xác định vai trò của mình trong mối quan hệ. Cha mẹ có thể tham khảo thêm Tâm lý tuổi dậy thì và tất tần tật điều cha mẹ cần biết.
  • Dậy thì quá sớm: Hiện tượng trẻ dậy thì sớm đã không còn hiếm gặp trong thời gian gần đây. Rất nhiều trẻ có kinh nguyệt sớm, xuất tinh khi còn rất nhỏ tuổi. Việc dậy thì sớm khiến hormone sinh dục của bé tăng lên, dẫn đến nhiều tò mò về chuyện tình yêu, quan hệ tình dục rồi dẫn đến tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay.
  • Thiếu giáo dục giới tính toàn diện: Trong một số trường hợp, thiếu giáo dục giới tính toàn diện có thể dẫn đến việc giới trẻ không có đủ kiến thức và nhận thức để đánh giá rủi ro và hậu quả của việc yêu sớm. 

>> Mẹ xem thêm: Phương pháp giáo dục giới tính cho con để hạn chế tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay

2. Tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay – Tốt hay xấu?

Tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay không thể được đánh giá một cách tuyệt đối là tốt hay xấu mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số quan điểm để đánh giá khía cạnh tích cực và tiêu cực của tình trạng này:

Mặt tích cực:

  • Tình yêu có thể giúp trẻ phát triển tâm sinh lý lành mạnh, trưởng thành hơn về mặt nhận thức và cảm xúc.
  • Trẻ học hỏi về cuộc sống, cách đối nhân xử thế, cách yêu thương và sẻ chia.
  • Yêu sớm có thể cung cấp cho giới trẻ cơ hội khám phá, học hỏi và hiểu rõ hơn về bản thân, tình yêu và quan hệ tình dục. Điều này có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, tư duy độc lập và khả năng xây dựng mối quan hệ.

Mặt tiêu cực: 

  • Tình yêu sớm có thể khiến trẻ xao nhãng học tập, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
  • Yêu sớm có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý khi tình yêu tan vỡ.
  • Tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay có thể đưa giới trẻ vào rủi ro về sức khỏe tình dục, như phá thai không an toàn, lây nhiễm bệnh tình dục và hậu quả tâm lý như căng thẳng, lo lắng và đau khổ tình cảm khi mối quan hệ kết thúc.
Tác hại của việc yêu sớm ở tuổi học sinh là xao nhãng học tập, rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý khi tình yêu tan vỡ,...
Tác hại của việc yêu sớm ở tuổi học sinh là xao nhãng học tập, rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý khi tình yêu tan vỡ,…

>> Cha mẹ xem thêm: Những dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì nữ và giải pháp điều trị

3. Có nên cấm trẻ yêu sớm không?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Có nên cấm trẻ yêu sớm không?” bởi nó còn phụ thuộc vào từng tình huống, hoàn cảnh. Tuy nhiên, khi bị cấm yêu sớm, trẻ sẽ càng muốn tìm cách để yêu, và khi yêu, trẻ sẽ không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, từ đó dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Thay vì cấm trẻ yêu sớm, cha mẹ và nhà trường cần hiểu rõ tâm lý của trẻ, giúp trẻ hiểu rõ về tình yêu, về những tác hại của tình yêu sớm và có những kỹ năng cần thiết để phòng tránh những hậu quả do tình trạng yêu sớm.

Dưới đây là một số cách mà cha mẹ và nhà trường có thể giúp ngăn chặn hậu quả tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay:

  • Quan tâm, chăm sóc, dành thời gian cho con cái, tạo cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, tích cực.
  • Giáo dục giới tính cho con một cách sớm và đúng đắn, giúp các em hiểu biết và có kiến thức để phòng tránh những hậu quả của tình yêu sớm.
  • Tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí lành mạnh, giúp các em phát triển toàn diện.

Nếu phát hiện con có dấu hiệu yêu sớm, cha mẹ và nhà trường cần trò chuyện, chia sẻ với con một cách cởi mở, thấu hiểu, giúp con hiểu rõ về tình cảm của mình và đưa ra những quyết định đúng đắn.

[key-takeaways title=””]

Tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay là một vấn đề phức tạp, cần có sự quan tâm, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội để giúp trẻ tránh những hậu quả nghiêm trọng như mang thai ngoài ý muốn, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục…

[/key-takeaways]

Tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay sẽ càng nghiêm trọng nếu cha mẹ cố gắng cấm cản
Tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay sẽ càng nghiêm trọng nếu cha mẹ cố gắng cấm cản 

Để nắm bắt tâm lý của con nhằm dễ dàng hơn trong việc thấu hiểu và chia sẻ với con, cha mẹ có thể tham khảo:

[inline_article id=265058]

Trong tình hình ngày càng phát triển và thay đổi của xã hội, tình trạng yêu sớm của giới trẻ hiện nay là một vấn đề đáng quan ngại nhưng cũng có đầy đủ các khía cạnh tích cực và tiêu cực. Để đánh giá một cách toàn diện, chúng ta cần xem xét các yếu tố cá nhân, gia đình, xã hội và đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp. Quan trọng nhất, chúng ta cần tạo ra một môi trường an toàn, hỗ trợ và cung cấp giáo dục giới tính toàn diện để giới trẻ có thể đưa ra quyết định có ý thức và lành mạnh về tình yêu và quan hệ tình dục. Bằng cách này, chúng ta có thể giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và xây dựng những mối quan hệ lành mạnh trong tương lai.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Thoái hóa khớp háng ở người trẻ: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách chữa trị

Vậy có cách nào để chữa trị thoái hóa khớp háng ở người trẻ không? Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thoái hóa khớp háng là gì nhé!

1. Thoái hóa khớp háng là gì?

Thoái hóa khớp háng là một tình trạng mà lớp sụn khớp ở hai đầu xương của khớp háng bị bào mòn theo thời gian. Sụn khớp là một mô mềm bao phủ các đầu xương, giúp khớp di chuyển trơn tru và giảm ma sát. Khi sụn khớp bị bào mòn, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau, gây đau đớn và cứng khớp. 

Có hai loại thoái hóa khớp háng chính:

  • Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Đây là loại thoái hóa khớp háng phổ biến nhất, chiếm khoảng 50% các trường hợp. Nguyên nhân chính của bệnh là do tuổi tác, lão hóa.
  • Thoái hóa khớp háng thứ phát: Loại thoái hóa khớp háng này là do các yếu tố khác gây ra, chẳng hạn như chấn thương khớp háng, béo phì, di truyền, bệnh Gaucher,…

Thoái hóa khớp háng nguyên phát thường tiến triển chậm trong nhiều năm. Ngược lại, thoái hóa khớp háng thứ phát thường tiến triển nhanh hơn, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Thoái hóa khớp háng thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên trong những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện nhiều ở giới trẻ.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng ở người trẻ có thể do một số yếu tố sau:

  • Lối sống ít vận động: Ít vận động khiến các cơ quanh khớp háng yếu đi, không thể hỗ trợ khớp háng tốt, dẫn đến tăng áp lực lên khớp háng và thúc đẩy quá trình thoái hóa. Việc người trẻ, trẻ vị thành niên ù lì, ít vận động có thể là do sự thu hút của mạng xã hội khiến trẻ chỉ ngồi một chỗ và bấm điện thoại. Cha mẹ cần biết 10 tác hại “hủy hoại tương lai” của mạng xã hội đối với giới trẻ để giúp trẻ không rơi vào con đường “nghiện ngập”. Ngoài ra, những tư thế mang yếu tố nghề nghiệp như nhân viên máy tính văn phòng, công nhân xí nghiệp may, thủy hải sản, dây chuyền; các vận động viên thể dục thể thao hằng ngày phải tập luyện các động tác mang tính lặp đi lặp lại nhiều, gây áp lực lên lớp sụn gây bào mòn..
  • Thừa cân béo phì: Thừa cân béo phì khiến trọng lượng cơ thể dồn lên và gây áp lực lên khớp háng; từ đó khiến khớp háng bị tổn thương gây ra tình trạng  thoái hóa khớp háng ở người trẻ.
  • Chấn thương khớp háng: Chấn thương khớp háng do tai nạn, lao động nặng nhọc, chơi thể thao có thể làm tổn thương sụn khớp, dẫn đến thoái hóa khớp háng.
  • Bệnh lý khớp: Một số bệnh lý khớp có thể gây thoái hóa khớp háng ở người trẻ. Ví dụ, viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis), viêm khớp tự miễn (autoimmune arthritis), hoặc bệnh lupus có thể gây tổn thương và viêm nhiễm trong khớp háng, dẫn đến thoái hóa.
  • Dị tật bẩm sinh khớp háng: Dị tật bẩm sinh khớp háng có thể khiến khớp háng không phát triển bình thường, dễ bị tổn thương và thoái hóa.
  • Di truyền: Người có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp háng thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn, chủ yếu là do các bệnh lý di truyền  gây viêm khớp gối.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, gout, đái tháo đường,… cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng ở người trẻ.

Áp lực đồng trang lứa (Peer pressure) là tình trạng phổ biến ở người trẻ hiện nay. Người gặp phải áp lực đồng trang lứa thì tâm lý và thể chất cũng bị ảnh hưởng. Vậy có sự liên kết giữa Áp lực đồng trang lứa và Thoái hóa khớp ở giới trẻ không? Làm sao để vượt qua áp lực đồng trang lứa?

3. Triệu chứng thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Triệu chứng thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Triệu chứng thoái hóa khớp háng ở người trẻ có thể cũng gần giống với triệu chứng thoái hóa khớp ở người lớn tuổi. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của thoái hóa khớp háng ở người trẻ:

  • Đau: Đau là triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp háng ở giới trẻ nói riêng và mọi người nói chung. Triệu chứng đau do thoái hóa khớp háng ở người trẻ thường xuất hiện ở vùng háng, đùi, mông hoặc lan xuống chân. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Khi vận động, đi lại, đứng lâu hoặc ngồi xổm người bệnh sẽ càng đau hơn.
  • Cứng khớp: Cứng khớp cũng là một triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp háng. Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy hoặc sau một thời gian ngồi lâu. Cứng khớp thường kéo dài từ 15-30 phút và giảm dần khi vận động.
  • Khó vận động: Thoái hóa khớp háng có thể gây hạn chế vận động khớp háng. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi lại, lên xuống cầu thang, xoay người, dạng háng,…
  • Sưng khớp: Sưng khớp là một triệu chứng thường gặp ở giai đoạn nặng của thoái hóa khớp háng ở người trẻ. Sưng khớp thường xuất hiện ở vùng háng, đùi, mông.
  • Khớp kêu lạo xạo: Người trẻ mắc bệnh thoái hóa khớp có thể nghe thấy tiếng lạo xạo khi vận động khớp háng.
  • Thay đổi dáng đi: Dáng đi của người trẻ mắc bệnh có thể thay đổi do hạn chế vận động khớp háng.

>> Xem thêm: Thoái hóa khớp háng có phải là dấu hiệu vô sinh ở tuổi dậy thì nữ không? Giải pháp điều trị

4. Cách phòng ngừa thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Cách phòng ngừa thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Dưới đây là một số cách phòng ngừa thoái hóa khớp háng ở người trẻ:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ khớp háng tốt hơn và giảm áp lực lên khớp háng. Các bài tập thể dục phù hợp cho người trẻ tuổi bị thoái hóa khớp háng là các bài tập nhẹ nhàng, cường độ thấp như đi bộ, bơi lội, yoga,…
  • Giữ cân nặng hợp lý: Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp háng ở người trẻ. Do đó, cần kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp như vitamin D, canxi, magie,… giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và giảm nguy cơ thoái hóa khớp háng ở cả người trẻ và người lớn tuổi.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng; từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính, trong đó có thoái hóa khớp háng.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về khớp háng và có biện pháp điều trị kịp thời.

Ngoài ra, người trẻ tuổi cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng ngừa thoái hóa khớp háng:

  • Không nên ngồi quá lâu một chỗ, cần đứng dậy và vận động nhẹ nhàng sau mỗi 30-60 phút ngồi hoặc nằm.
  • Không nên vận động mạnh để tránh các chấn thương khớp háng như mang vác đồ nặng, tập luyện sai cách, quá sức,…

>> Mẹ xem thêm: Gãy tay kiêng ăn gì? Lời khuyên cho mẹ đang chăm sóc trẻ bị gãy xương tay

5. Các biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp háng

Các biện pháp chẩn đoán thoái hóa khớp háng

Một số phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp háng ở người trẻ và người lớn tuổi bao gồm:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh, các triệu chứng và khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng háng của bệnh nhân để tìm các dấu hiệu của thoái hóa khớp háng như đau, cứng khớp, giảm biên độ vận động,…
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đầu tiên được sử dụng để chẩn đoán thoái hóa khớp háng ở người trẻ và người lớn tuổi. Chụp X-quang có thể giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu của thoái hóa khớp háng như hẹp khe khớp, mọc gai xương, đặc xương dưới sụn,…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho hình ảnh chi tiết hơn của khớp háng. Chụp MRI có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương khớp háng và xác định các bệnh lý khác có thể gây đau ở khớp háng.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh cắt ngang của cơ thể. Chụp CT có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương khớp háng và xác định các bệnh lý khác có thể gây đau ở khớp háng.
  • Các xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu có thể được sử dụng để phát hiện các bệnh lý khác có thể gây đau ở khớp háng, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, gout,…

6. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng ở người trẻ

Dưới đây là các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng ở người trẻ:

6.1 Điều trị nội khoa

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs giúp giảm đau và viêm ở khớp háng. Các NSAIDs phổ biến được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp háng bao gồm ibuprofen, naproxen, diclofenac,…; các bệnh nhân có tình trạng hoặc tiền sử viêm loét dạ dày hoặc đau dạ dày, bệnh lý tim mạch nên lưu ý phối hợp thuốc dạ dày khi sử dụng
  • Thuốc giảm đau opioid: Thuốc giảm đau opioid được sử dụng cho các trường hợp đau nặng không đáp ứng với NSAIDs. Các thuốc giảm đau opioid phổ biến được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp háng bao gồm oxycodone, hydrocodone, morphine,…
  • Thuốc tiêm khớp: Thuốc tiêm khớp giúp giảm đau, viêm ở khớp háng và thoái hóa khớp háng ở người trẻ và người lớn tuổi. Các loại thuốc tiêm khớp thường được sử dụng bao gồm corticosteroid, hyaluronic acid,…; nên lưu ý các chỉ định và chống chỉ định của corticoid trước khi điều trị.
  • Thuốc bổ sung (thực phẩm chức năng): Một số loại thuốc bổ sung có thể giúp giảm đau và viêm ở khớp háng, chẳng hạn như glucosamine, chondroitin sulfate, omega-3,…

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng ở người trẻ

6.2 Điều trị vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện phạm vi chuyển động và giảm đau ở khớp háng. Các bài tập vật lý trị liệu thường được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp háng ở người trẻ bao gồm các bài tập kéo giãn, co duỗi, tăng cường cơ,…

6.3 Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa và vật lý trị liệu không hiệu quả. Các phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp háng ở người trẻ và người lớn tuổi bao gồm:

  • Phẫu thuật thay khớp háng: Phẫu thuật thay khớp háng là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất để điều trị thoái hóa khớp háng ở người trẻ, người lớn tuổi. Trong phẫu thuật này, khớp háng bị tổn thương sẽ được thay thế bằng khớp háng nhân tạo.
  • Phẫu thuật nội soi khớp háng: Phẫu thuật nội soi khớp háng là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp háng nhẹ đến trung bình. Trong phẫu thuật này, các dụng cụ phẫu thuật sẽ được đưa vào khớp háng qua các đường rạch nhỏ.

6.4 Các biện pháp hỗ trợ

Một số biện pháp hỗ trợ khác có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp háng ở người trẻ bị thoái hóa khớp háng bao gồm:

  • Giảm cân: Giảm cân giúp giảm áp lực lên khớp háng.
  • Chọn giày dép phù hợp: Giày dép phù hợp giúp hỗ trợ khớp háng và giảm áp lực lên khớp háng.
  • Tránh các hoạt động gây đau: Tránh các hoạt động gây đau ở khớp háng: ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân, ngồi xếp bằng, tập squat….

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe tổng thể ở người bị thoái hóa khớp háng, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Cha mẹ có thể xem một số chủ đề liên quan:

[inline_article id=225296]

Thoái hóa khớp háng ở người trẻ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đang dần trở nên phổ biến. Nếu có bất cứ triệu chứng nào của thoái hóa khớp háng ở người trẻ như trên, cha mẹ cần khuyên và đưa bạn trẻ ấy đến bệnh viện thăm khám và chữa trị ngay. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

10 tác hại “hủy hoại tương lai” của mạng xã hội đối với giới trẻ

Dưới đây là 10 tác hại của mạng xã hội rất dễ xảy ra đối với giới trẻ nếu dành quá nhiều thời gian cho chúng.

1. Mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội (Social Media) là một hình thức truyền thông và giao tiếp trực tuyến giữa các cá nhân, tổ chức hoặc cộng đồng dựa trên nền tảng internet. Mạng xã hội cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, chia sẻ thông tin, ý kiến, hình ảnh, video và tương tác với nhau thông qua các công cụ và ứng dụng trực tuyến. Đây cũng là một phương tiện để kết nối và giao tiếp với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và người khác trên khắp thế giới. Bởi vậy mà mới có rất nhiều các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Instagram, Tiktok, LinkedIn và YouTube ra đời. 

Tuy nhiên, mạng xã hội như một con dao hai lưỡi khiến người dùng, đặc biệt là trẻ vị thành niên “nghiện ngập” đến mức quên luôn chuyện học hành, làm việc. Tác hại của mạng xã hội đối với giới trẻ có thể vô cùng đáng sợ nếu không biết cách kiểm soát. Để biết tác hại của mạng xã hội đối với giới trẻ là gì, cha mẹ hãy đọc phần dưới đây.

2. Những tác hại đáng sợ của mạng xã hội đối với giới trẻ

Tác hại đáng sợ của một số mạng xã hội phổ biến đối với giới trẻ
Tác hại đáng sợ của một số mạng xã hội phổ biến đối với giới trẻ

2.1 Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý

Sử dụng mạng xã hội một cách quá mức có thể gây ra sự căng thẳng, tự ti, lo lắng và áp lực cho giới trẻ. Ngoài ra, trẻ sử dụng mạng xã hội có xu hướng so sánh bản thân với những người khác. Cũng chính vì sự so sánh, trẻ sẽ luôn cảm thấy bản thân chưa đủ hạnh phúc, cảm thấy bản thân luôn thua thiệt, bất hạnh hơn so với người khác.

>> Mẹ xem thêm: Tâm lý tuổi dậy thì và tất tần tật điều cha mẹ cần biết

2.2 Rủi ro về quyền riêng tư 

Một tác hại đáng sợ của mạng xã hội đối với giới trẻ chính là rò rỉ thông tin riêng tư ra ngoài như thông tin cá nhân. Nếu không biết kiểm soát hoặc không hiểu rõ về cách bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng, mọi thông tin về tài khoản mạng xã hội, thông tin cá nhân, vị trí, tài khoản ngân hàng sẽ bị kẻ xấu chiếm dụng với mục đích xấu. 

Một tác hại đáng sợ của mạng xã hội đối với giới trẻ chính là rò rỉ thông tin riêng tư ra ngoài
Một tác hại đáng sợ của mạng xã hội đối với giới trẻ chính là rò rỉ thông tin riêng tư ra ngoài

2.3 Lãng phí thời gian và giảm hiệu suất học tập, công việc

Tác hại của việc sử dụng mạng xã hội quá mức có thể dẫn đến lãng phí thời gian và ảnh hưởng xấu đối với hiệu suất học tập, làm việc của giới trẻ. Trẻ nghiện mạng xã hội thường dành nhiều nhiều thời gian để lướt Facebook, Tiktok,… mà bỏ quên việc học hành dẫn đến kết quả học tập kém, giảm khả năng tập trung.

>> Xem thêm: Hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay đáng lo đến mức nào?

2.4 Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ 

Một tác hại đáng chú ý của mạng xã hội đối với giới trẻ chính là làm giảm chất lượng giấc ngủ. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể làm chậm quá trình sản xuất melatonin, một loại hormone giúp điều chỉnh nhịp sinh học. Điều này có thể khiến trẻ khó ngủ và thức dậy mệt mỏi, lừ đừ.

Một tác hại của mạng xã hội đối với giới trẻ chính là làm giảm chất lượng giấc ngủ
Một tác hại của mạng xã hội đối với giới trẻ chính là làm giảm chất lượng giấc ngủ 

2.5 Dễ bị bắt nạt qua mạng

Dạo gần đây cha mẹ có thể dễ dàng bắt gặp nhiều bình luận tiêu cực trên mọi loại hình mạng xã hội cho dù đấy chỉ là một bài viết, video đời sống thường thức vô cùng bình thường.

Sở dĩ có nhiều bình luận tiêu cực như vậy là do có quá nhiều người sử dụng mạng xã hội, 9 người 10 ý. Thêm vào đó, mọi người có xu hướng dùng mạng xã hội để giải tỏa căng thẳng, buồn bực bằng cách để lại nhiều bình luận tiêu cực, bắt nạt, hạ bệ người khác làm niềm vui. 

Trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội do chưa có nhiều kỹ năng sống nên dễ chịu nhiều bình luận ác ý, khiến trẻ bị bạo lực mạng xã hội, tự làm đau bản thân và thậm chí tự tử. 

Ngoài ra mạng xã hội còn có thể dẫn đến bạo lực học đường. Mẹ có thể tham khảo Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách ngăn ngừa.

2.6 Thích được chú ý, sống “ảo”

Sau một thời gian dài sử dụng mạng xã hội, trẻ dễ rơi vào trạng thái thích được đăng tải nhiều điều trong cuộc sống hơn và nhận lại lượt thích. Đôi khi trẻ có thể cảm thấy những cái like “ảo” trên mạng là điều cần thiết mỗi khi đăng bất cứ điều gì.

Mạng xã hội góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm kiếm những cái like ảo. Người dùng có thể rơi vào trạng thái tự ti chỉ vì bài đăng ít like. Đây chính là một tác hại đáng sợ của mạng xã hội đối với giới trẻ. 

Con gái tuổi dậy thì có nhiều sự thay đổi về sở thích, mẹ cần nắm để giúp trẻ sử dụng mạng xã hội hiệu quả hơn.

Một tác hại của mạng xã hội đối với giới trẻ là khiến trẻ thích được chú ý
Một tác hại của mạng xã hội đối với giới trẻ là khiến trẻ thích được chú ý 

2.7 Tình cảm gia đình xa cách

Mạng xã hội là nguyên nhân khiến nhiều mối quan hệ tan vỡ chỉ vì các thành viên trong gia đình dành quá nhiều thời gian cho nó. Thay vì trò chuyện, chia sẻ, tâm sự về học tập, cuộc sống, công việc…, các thành viên có xu hướng ai làm việc của người ấy trên mạng.

2.8 Hạn chế khả năng sáng tạo

Một tác hại của mạng xã hội đối với giới trẻ chính là làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội, đặc biệt là Tiktok, có tác động suy giảm hoạt động não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức. Ngoài ra chúng còn làm khả năng tập trung của trẻ suy giảm. Nếu hôm nay trẻ có kế hoạch làm việc thì hãy hạn chế thời gian sử dụng. 

2.9 Có nguy cơ trầm cảm cao

Mạng xã hội gây nguy cơ trầm cảm cao

Nếu sử dụng mạng xã hội quá nhiều, trẻ sẽ dành ít thời gian để tiếp xúc, tương tác với bạn bè, người thân. Một khi ưu tiên tương tác trên mạng xã hội hơn các mối quan hệ trực tiếp, trẻ càng có nhiều nguy cơ phát triển hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn tâm thần như lo lắng và trầm cảm.

2.10 Suy giảm kỹ năng giao tiếp trực tiếp 

Sử dụng mạng xã hội quá mức có thể làm giảm khả năng giao tiếp trực tiếp và kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống thực. Giới trẻ có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ trực tiếp với người khác.

3. Cách khắc phục tác hại của mạng xã hội đối với giới trẻ

Dưới đây là một số cách để khắc phục tác hại của mạng xã hội đối với giới trẻ, giúp trẻ sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả:

  • Giáo dục trẻ về cách sử dụng mạng xã hội một cách an toàn và lành mạnh: Cha mẹ và người lớn cần dạy giới trẻ về những rủi ro của mạng xã hội, chẳng hạn như sự nguy hiểm khi nghiện mạng xã hội, những rủi ro bắt nạt qua mạng, tiếp xúc với thông tin độc hại, và so sánh bản thân. Cha mẹ cũng cần dạy giới trẻ cách sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm, chẳng hạn như đặt giới hạn thời gian sử dụng, bảo vệ thông tin cá nhân, và tránh chia sẻ thông tin nhạy cảm.
  • Thiết lập các quy tắc và giới hạn sử dụng mạng xã hội cho giới trẻ: Cha mẹ cần thiết lập các quy tắc và giới hạn sử dụng mạng xã hội cho trẻ; chẳng hạn như thời gian sử dụng, các trang web và ứng dụng được phép truy cập, và nội dung được phép chia sẻ. Việc giám sát hoạt động của giới trẻ trên mạng xã hội để đảm bảo rằng trẻ sử dụng mạng xã hội một cách an toàn và lành mạnh cũng vô cùng quan trọng.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời và giao tiếp trực tiếp với bạn bè: Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời và giao tiếp trực tiếp với bạn bè. Điều này sẽ giúp trẻ giảm bớt thời gian sử dụng mạng xã hội và tăng cường các mối quan hệ xã hội.
  • Cung cấp cho giới trẻ sự hỗ trợ và giúp đỡ khi cần thiết: Nếu giới trẻ gặp phải các vấn đề liên quan đến mạng xã hội, chẳng hạn như nghiện mạng xã hội, bắt nạt qua mạng, hoặc tiếp xúc với thông tin độc hại, cha mẹ cần ở bên cạnh, giúp đỡ trẻ giải quyết các vấn đề này.

>> Mẹ xem thêm: Bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?

[inline_article id=263558]

Với sự nỗ lực của cha mẹ, người lớn, giới trẻ và các nhà phát triển mạng xã hội, chúng ta có thể giảm thiểu tác hại của mạng xã hội và biến mạng xã hội trở thành một công cụ hữu ích đối với sự phát triển của trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay đáng lo đến mức nào?

Vậy, hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay là gì? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này là gì? Làm thế nào để hạn chế hiện tượng này?

1. Hiện tượng sống ảo là gì?

Sống ảo là một thuật ngữ dùng để chỉ việc con người sử dụng mạng xã hội để thể hiện những hình ảnh, thông tin khác xa với thực tế về bản thân, cuộc sống của mình. Những người sống ảo thường có xu hướng khoe khoang, phô trương những thứ không thuộc về mình, hoặc tự tạo ra những thứ không có thật để thu hút sự chú ý, ngưỡng mộ của người khác.

“Sống ảo” cũng có thể ám chỉ việc dành nhiều thời gian, tập trung vào việc hiển thị bản thân trên mạng xã hội, thay vì tận hưởng, trải nghiệm và kết nối với thế giới thực xung quanh. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng giữa thế giới thực và thế giới ảo, gây áp lực tâm lý và ảnh hưởng đến tâm trạng của người dùng.

2. Dẫn chứng về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay

Dưới đây là một số dẫn chứng về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay:

  • Chụp ảnh, quay video check-in ở những địa điểm sang chảnh, đắt tiền: Đây là một trong những biểu hiện phổ biến nhất ở hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay. Giới trẻ thường dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm những địa điểm check-in “chất” để khoe khoang trên mạng xã hội. Ví dụ như, có những bạn trẻ sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để thuê một chiếc ô tô sang trọng để đi dạo phố, và chỉ nhằm chụp ảnh check-in.
  • Khoe khoang về vật chất, tiền bạc: Giới trẻ thường khoe khoang về những món đồ đắt tiền, những chuyến du lịch sang chảnh, những chiếc điện thoại, xe hơi đời mới,… để thể hiện sự giàu sang, thành đạt của mình. Ví dụ như, có những bạn trẻ thường xuyên đăng tải những hình ảnh chụp chung với những món đồ hiệu đắt tiền, những chuyến du lịch sang chảnh ở nước ngoài,…
  • Khoe khoang về tình cảm, mối quan hệ: Hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay còn được thể hiện ở những hình ảnh, status thể hiện tình cảm yêu đương, hạnh phúc của mình để nhận được sự ngưỡng mộ, ghen tị của người khác. Ví dụ như, có những bạn trẻ thường xuyên đăng tải những hình ảnh tình cảm ngọt ngào với người yêu, những status hạnh phúc về mối quan hệ của mình,…
  • Khoe khoang về thành tích, thành công: Hiện tượng đăng tải những hình ảnh, video về thành tích học tập, công việc của mình để thể hiện sự giỏi giang, thành đạt chính là một trong những cách sống ảo của giới trẻ hiện nay. Ví dụ như, có những bạn trẻ thường xuyên đăng tải những hình ảnh chụp chung với bảng điểm cao, những bằng khen, giấy khen,…
Hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay được thể hiện qua những tấm ảnh chụp ở nhà hàng sang trọng, khoe khoang mối quan hệ,...
Hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay được thể hiện qua những tấm ảnh chụp ở nhà hàng sang trọng, khoe khoang mối quan hệ,… 

Ngoài ra, còn có hiện tượng sống ảo khác của giới trẻ hiện nay được thể hiện qua các cách dưới đây:

  • Tạo ra những nhân vật ảo hoàn hảo trên mạng xã hội: Nhiều bạn trẻ tạo ra những nhân vật ảo hoàn hảo trên mạng xã hội, với ngoại hình xinh đẹp, tài năng, thành đạt để thu hút sự chú ý của người khác.
  • Sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh, video để tạo ra những hình ảnh, video hoàn hảo: Nhiều bạn trẻ sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh, video để tạo ra những hình ảnh, video hoàn hảo, không tì vết để đăng tải trên mạng xã hội.
  • Tạo ra những câu chuyện, status, bình luận “sống ảo: Nhiều bạn trẻ tạo ra những câu chuyện, status, bình luận “sống ảo” để thể hiện bản thân, thu hút sự chú ý của người khác.

>> Cha mẹ xem thêm: Mạng xã hội có gì hấp dẫn mà khiến giới trẻ nghiện và sống ảo nhiều đến vậy?

3. Nguyên nhân khiến giới trẻ hiện nay thích sống ảo

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay, bao gồm:

  • Sự phát triển của mạng xã hội: Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ hiện nay. Họ dành rất nhiều thời gian cho mạng xã hội, và coi đó là nơi để thể hiện bản thân, kết nối với bạn bè, người thân.
  • Tâm lý muốn được chú ý, ngưỡng mộ: Giới trẻ thường có tâm lý muốn được chú ý, ngưỡng mộ của người khác. Họ sử dụng mạng xã hội để thể hiện bản thân, thể hiện những điều tốt đẹp, hoàn hảo của mình để được mọi người chú ý, ngưỡng mộ.
  • Thiếu sự quan tâm, chia sẻ từ gia đình và người thân: Nhiều bạn trẻ hiện nay thiếu sự quan tâm, chia sẻ từ gia đình và người thân. Họ tìm đến mạng xã hội để tìm kiếm sự đồng cảm, chia sẻ từ những người khác.
  • Áp lực từ xã hội: Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, kéo theo đó là những áp lực về vật chất, tinh thần đối với giới trẻ. Họ luôn muốn thể hiện bản thân, chứng tỏ bản thân với mọi người xung quanh.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay là tâm lý muốn được chú ý, ngưỡng mộ, thiếu sự quan tâm từ gia đình, áp lực xã hội,...
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay là tâm lý muốn được chú ý, ngưỡng mộ, thiếu sự quan tâm từ gia đình, áp lực xã hội,…

Tuy nhiên vẫn có nhiều nguyên nhân tích cực khác dẫn đến hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay:

  • Sự thỏa mãn cá nhân: Sống ảo cho phép giới trẻ tạo và kiểm soát hình ảnh của mình trên mạng xã hội. Giới trẻ có thể chọn những khía cạnh tốt nhất và tạo ra một phiên bản hoàn hảo về bản thân, làm tăng sự tự tin và thỏa mãn cá nhân.
  • Gắn kết và kết nối xã hội: Mạng xã hội cung cấp cho giới trẻ một nền tảng để kết nối và gắn kết với bạn bè và người thân. Sống ảo giúp họ duy trì và mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội, chia sẻ cuộc sống hàng ngày và tạo ra một cảm giác tham gia vào cộng đồng trực tuyến.
  • Gặp gỡ và tương tác với người mới: Sống ảo còn mở ra cơ hội cho giới trẻ gặp gỡ và tương tác với những người mới từ khắp nơi trên thế giới. Họ có thể kết bạn và giao tiếp với những người có sở thích chung, mở rộng kiến thức và tìm hiểu về các văn hóa khác nhau.
  • Truyền tải thông điệp và quan điểm: Sống ảo cho phép giới trẻ truyền tải thông điệp và quan điểm của mình đến một số lượng lớn người. Họ có thể sử dụng mạng xã hội để thể hiện suy nghĩ, quan điểm chính trị, hoặc ủng hộ các vấn đề xã hội quan trọng đối với mình.
  • Trải nghiệm và khám phá thế giới ảo: Công nghệ di động và ứng dụng cho phép giới trẻ trải nghiệm và khám phá những thế giới ảo mới. Chẳng hạn, các trò chơi di động, thực tế ảo và thực tế tăng cường cung cấp một trải nghiệm tương tác và giải trí mới.

>> Cha mẹ xem thêm: 8 cách làm mũi cao và nhỏ ở tuổi dậy thì không đụng dao kéo để con không cần “sống ảo”

4. Tác hại của hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay 

Hiện tượng sống ảo quá mức hoặc với mục đích tiêu cực của giới trẻ hiện nay có thể kéo chính họ đi xuống và mãi cứ chôn mình trong thế giới ảo mà không chịu sống thực tế. Một số tác hại có thể dễ thấy của hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay chính là:

  • Tiêu tốn thời gian, tiền bạc: Giới trẻ dành quá nhiều thời gian và tiền bạc cho việc sống ảo. Điều này có thể khiến họ xao nhãng việc học tập, công việc, và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
  • Gây ra sự ảo tưởng, lệch lạc trong nhận thức: Hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay khiến họ có cái nhìn ảo tưởng về cuộc sống. Họ có thể bị lệch lạc trong nhận thức về bản thân, về những giá trị thực của cuộc sống.
  • Gây ra những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống: Việc sống ảo có thể khiến giới trẻ bị so sánh, ganh đua với nhau. Điều này có thể dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần: Một tác hại của hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay chính là giới trẻ dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất, như béo phì, đau mắt, đau mỏi vai gáy,… Ngoài ra, việc sống ảo cũng có thể khiến giới trẻ bị trầm cảm, lo âu,…
  • Khiến giới trẻ dễ bị lừa đảo: Nhiều kẻ xấu lợi dụng tâm lý muốn được chú ý, ngưỡng mộ của giới trẻ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
  • Mất quyền riêng tư: Sống ảo có thể dẫn đến việc mất quyền riêng tư khi thông tin cá nhân và hình ảnh được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Điều này có thể gây rủi ro về an ninh và ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và người thân.
Tác hại của hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay là ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần
Tác hại của hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay là ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần 

>> Cha mẹ có thể tìm hiểu Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách ngăn ngừa Hậu quả của bạo lực học đường đối với tâm lý ở Việt Nam hiện nay.

5. Cách giúp giới trẻ hạn chế tình trạng “sống ảo” 

Để hạn chế hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay thì cần có sự nỗ lực, chung tay của nhiều phía:

  • Gia đình cần quan tâm, chia sẻ, giáo dục con cái về những tác hại của sống ảo. Cha mẹ cần dành thời gian trò chuyện, tâm sự với con cái, giúp con hiểu được những giá trị thực của cuộc sống, không chạy theo những hình ảnh ảo trên mạng xã hội.
  • Nhà trường cần tăng cường giáo dục về giá trị thực của cuộc sống, giúp học sinh phát triển kỹ năng sống lành mạnh. Nhà trường cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi học tập, sinh hoạt tập thể giúp học sinh có cơ hội giao lưu, kết nối với nhau, phát triển những kỹ năng sống cần thiết.
  • Xã hội cần lên án, phê phán những hành vi sống ảo tiêu cực. Các cơ quan chức năng cần có những biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những hành vi sống ảo vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.

Bên cạnh đó, bản thân mỗi người trẻ cũng cần tự ý thức được những tác hại của sống ảo và có ý thức hạn chế, loại bỏ những biểu hiện sống ảo trong cuộc sống của mình. Cụ thể, các bạn trẻ có thể thực hiện những việc sau:

  • Xác định rõ mục đích sử dụng mạng xã hội: Người trẻ cần xác định rõ mục đích sử dụng mạng xã hội của mình là gì? Để kết nối với bạn bè, người thân, hay để chia sẻ những thông tin, kiến thức hữu ích? Từ đó, người trẻ sẽ sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả và lành mạnh hơn.
  • Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội: Giới trẻ cần dành thời gian cho những hoạt động khác trong cuộc sống, như học tập, làm việc, vui chơi, giải trí,…, thay vì dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội.
  • Chỉ đăng tải những hình ảnh, thông tin thực tế: Cần tránh đăng tải những hình ảnh, thông tin không đúng với thực tế, gây hiểu lầm cho người khác.
  • Chú ý đến những thông tin trên mạng xã hội: Cần tỉnh táo trước những thông tin trên mạng xã hội, tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Nếu đã ra sức khuyên bảo nhưng con vẫn ngang bướng, cha mẹ có thể tham khảo Bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo.

[inline_article id=263558]

Sống ảo là một hiện tượng phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát, sống ảo có thể gây ra những tác hại tiêu cực. Do đó, cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố để hạn chế tình trạng sống ảo của giới trẻ, giúp các bạn trẻ có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc.

>> Xem thêm: 18 quyển sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì hữu ích giúp con vượt tuổi “ẩm ương”

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không? Tập gì tăng chiều cao?

Vậy trẻ tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không? Sự thật ra sao? Hãy để MarryBaby giải đáp giúp cha mẹ nhé!

1. Tập gym có bị lùn không?

Thông tin “tập Gym bị lùn đi” ban đầu bắt nguồn từ một bài báo ở Nhật Bản. Bài báo này cho rằng trẻ em thường xuyên làm những công việc nặng nhọc có thể dẫn đến vóc dáng nhỏ bé hơn so với những người bạn đồng trang lứa không làm việc nặng. 

Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Các nhà nghiên cứu đã ước tính yếu tố di truyền ADN chiếm khoảng 80% chiều cao của chúng ta, còn lại là yếu tố chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Thế nên, việc tập gym cũng không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao của bé mà còn giúp cơ thể bé khỏe mạnh, dẻo dai.

2. Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không?

Câu trả lời là không. Theo kết luận nghiên cứu của trang Pubmed, chương trình tập luyện với tạ và máy tập sức đề khác không tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của thanh thiếu niên trước và đầu tuổi dậy thì. Việc tập luyện thể hình đúng cách có thể giúp trẻ dậy thì thành công bằng cách gia tăng sản xuất hormone tăng trưởng, cải thiện sức khỏe của hệ xương khớp và tạo ra một hệ cơ xương khớp khỏe mạnh cho bé.

Vì vậy, trẻ ở tuổi dậy vẫn có thể nâng tạ và thực hiện các bài tập gym mà không ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, khi tập luyện vừa sức và có sự giám sát của huấn luyện viên chuyên nghiệp.

Ngoài ra, việc tập các bài tập phù hợp và đúng động tác sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ ở tuổi dậy thì; như tăng sức mạnh cơ bắp và chỉ số sức mạnh của xương, giảm nguy cơ gãy xương và chấn thương thể thao, cũng như tập cho trẻ thói quen vận động lành mạnh.

Mẹ cũng có thể cho bé tập với PT uy tín để họ biết cách thiết kế các bài tập cũng như cường độ luyện tập phù hợp với trẻ. Điều này giúp tránh nguy cơ chấn thương và hạn chế tổn thương cho vùng sụn giữa đầu xương.

Bên cạnh đó, các bé ở tuổi dậy thì cũng cần bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn uống như canxi, vitamin D, omega 3… và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau những buổi tập để cơ thể có thể phục hồi và phát triển.

Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không? Câu trả lời là KHÔNG
Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không? Câu trả lời là KHÔNG 

>> Mẹ xem thêm: Tuổi dậy thì không nên làm gì? Lưu ý để bảo vệ sức khỏe

3. Các bài tập gym hỗ trợ chiều cao

Cha mẹ không cần lo lắng trẻ tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không nữa rồi. Dưới đây là 5 bài tập gym giúp hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả:

3.1 Động tác Jumping Jack

Jumping Jack là một trong những động tác hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả, chắc chắn sẽ không khiến cha mẹ lo lắng tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không. Một trong những tác dụng khác của nó là giúp cơ thể được kéo giãn thông qua việc bật nhảy, từ đó hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ở tư thế chuẩn bị, đứng khép chân vào nhau.
  • Bước 2: Nhún người bật nhảy lên, hai chân giang sang ngang, hai tay đánh lên đầu.
  • Bước 3: Trở về vị trí cũ, lặp lại khoảng 30-50 lần.
  • Thực hiện càng nhanh càng tốt. 

Động tác Jumping Jack hỗ trợ chiều cao tuổi dậy thì

3.2 Tư thế nâng xương chậu Bridge

Động tác này tập trung vào vùng xương chậu và xương cột sống. Đây vừa là bài tập hỗ trợ hiệu quả cho việc tăng chiều cao vừa hỗ trợ tăng cơ mông, cơ kegel nên được nhiều người yêu thích.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa, hai bàn chân rộng bằng hông, hai tay để xuôi người.
  • Bước 2: Hít vào, nâng hông lên, siết đùi, giữ chặt bàn chân trên sàn. 
  • Bước 3: Bạn có thể ép một khối yoga, hoặc gối vào giữa đùi để kích hoạt đùi trên để hỗ trợ sàn chậu. Sau đó thở ra và về lại vị trí ban đầu.
  • Lặp lại 3–5 lần.
Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không?
Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không? Bài tập hỗ trợ tăng chiều cao. 

3.3 Bài tập Roman chair leg raise

Đây là động tác giúp tăng cơ bụng, hỗ trợ phát triển cơ xương chậu, giúp giữ cột sống đúng vị trí và tăng chiều cao.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Tựa lưng vào tấm đệm phía sau, đứng vào ghế.
  • Bước 2: 2 tay vịn vào thanh cầm ở 2 bên, từ từ dùng lực để kéo người lên.
  • Bước 3: Kéo đầu gối về phía trước, đồng thời siết chặt cơ bụng.
  • Bước 4: Hạ chân xuống và lặp lại động tác.

Lưu ý: Hít thở đều trong khi thực hiện động tác

Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không?

3.4 Hít xà đơn (treo người trên xà đơn)

Cha mẹ không cần phải lo lắng việc tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không, bởi hít xà đơn là bài tập giúp kéo giãn cột sống, kích thích sụn tăng trưởng hoạt động, đồng thời lực tập trung tác động lên lưng, cánh tay, ngực và tăng cường sức mạnh cốt lõi.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đưa 2 tay nắm lên xà đơn, lòng bàn tay hướng ra ngoài.
  • Bước 2: Hít vào, dồn lực vào tay và vai để kéo người lên cao cho tới khi phần cằm vượt thanh xà.
  • Bước 3: Giữ tư thế 3-5 giây rồi hạ người xuống và lặp lại động tác trên.
Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không?
Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không? Tập thế nào mới đúng?

3.5 Hít đất

Nếu băn khoăn tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không, bạn có thể cho bé thực hành hít đất để rèn luyện sức khỏe và tăng sức mạnh. Hít đất là bài tập đơn giản giúp giảm mỡ thừa, tăng cường xây dựng cơ bắp hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bắt đầu ở tư thế plank, 2 tay rộng bằng vai, tư thế toàn thân tạo 1 đường thẳng.
  • Bước 2: Thở ra, bắt đầu hạ cơ thể bằng cách cong khuỷu tay, hạ người cho tới khi ngực gần chạm sàn.
  • Bước 3: Hít vào, mở rộng khuỷu tay và đẩy cơ thể trở lại vị trí bắt đầu.
  • Bước 4: Tập khoảng 3 hiệp, số lượng ở mỗi hiệp tuỳ khả năng của mỗi người.

[inline_article id=271051]

Hy vọng cha mẹ đã có giải đáp cho câu hỏi tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không, cũng như có thêm các bài tập tăng chiều cao và thể lực toàn diện.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không?

Đã có không ít nghiên cứu ra đời nhằm chứng minh liệu uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không. Hãy để MarryBaby giải đáp thắc mắc uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không cho cha mẹ nhé!

1. Dậy thì sớm là gì?

Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ bắt đầu thay đổi thành người trưởng thành (dậy thì) trong giai đoạn sớm. Những thay đổi này bao gồm những sự biến đổi về sinh lý, đặc tính sinh dục. Dậy thì được coi là sớm khi bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai.

Các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ bao gồm:

  • Bé gái: Ngực phát triển lớn hơn, có lông vùng nách và lông mu và có kinh nguyệt.
  • Bé trai: Kích thước tinh hoàn, dương vật tăng lên, có hiện tượng vỡ giọng, mọc ria mép và có lông vùng kín.

Vậy nguyên nhân trẻ dậy thì sớm là gì? Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không? Mẹ cần biết để giúp bé nhà mình dậy thì thành công.

Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không?
Dậy thì sớm ở giai đoạn mấy tuổi? Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không? 

2. Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không?

Đã có nhiều nhà khoa học bắt tay vào việc nghiên cứu mối liên quan giữa sữa và quá trình dậy thì sớm. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào xác thực sự tồn tại trong mối liên quan ấy.

Nguyên nhân người ta nghĩ tới việc sữa có thể gây ra dậy thì sớm đó là bởi vì trong sữa có hormone tăng trưởng, các chất này là IGF-I có cấu trúc tương tự như với insulin trong cơ thể người. Hormone này được thêm vào chỉ nhằm mục đích tăng sản lượng sữa bò.

Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (U.S. Food and Drug Administration) cho biết: Trong quá trình tiệt trùng, 90% các hormone này đã bị phá hủy. Lượng còn lại rất ít và được tiêu hóa hoàn toàn thành các dạng không hoạt động trong dạ dày. Hormone này chỉ đặc hiệu cho bò và không ảnh hưởng đến cơ thể con người. Do đó, hormone trong sữa không phải là yếu tố ảnh hưởng đến việc dậy thì sớm ở trẻ.

Tuy nhiên, trong số các yếu tố có khả năng tăng nguy cơ dậy thì sớm, có liên quan đến việc trẻ ăn uống không khoa học dẫn đến béo phì, từ đó dẫn đến dậy thì sớm. Nếu trẻ uống quá nhiều sữa so với lượng khuyến nghị, điều này có thể dẫn đến cung cấp quá nhiều năng lượng và dư chất dinh dưỡng. Từ đó gây ra tình trạng thừa cân và béo phì, rồi dẫn đến thúc đẩy sự dậy thì sớm ở trẻ. Ngoài ra, việc tiêu thụ thực phẩm chứa hormone tăng trưởng cũng có thể tạo nguy cơ rối loạn nội tiết, làm mất cân bằng sinh lý và gây dậy thì sớm.

Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không?
Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không? 

>> Mẹ xem thêm: Cách tăng vòng 1 ở tuổi dậy thì cực kỳ hiệu quả mẹ nào cũng nên biết!

3. Nguyên nhân gây ra dậy thì sớm ở trẻ

Vậy là vấn đề uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không đã được minh oan. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ dậy thì sớm:

  • Béo phì: Béo phì ở trẻ có thể góp phần vào việc dậy thì sớm bởi vì mỡ cơ thể sản xuất hormone tạo ra sự phát triển các đặc tính sinh dục.
  • Yếu tố di truyền: Một yếu tố di truyền mà trẻ có thể thừa hưởng từ cha mẹ, dẫn đến dậy thì sớm.
  • Môi trường và thức ăn: Các thực phẩm chứa hormone tăng trưởng có thể gây ảnh hưởng lên hormone khiến trẻ dậy thì sớm.
  • Tổn thương não hoặc bệnh lý não bộ: Các bệnh lý hoặc tổn thương trong bộ não có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát hormone và dẫn đến dậy thì sớm.
  • Sự thay đổi trong môi trường: Các yếu tố môi trường như ánh sáng mạnh vào ban đêm hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt của trẻ có thể ảnh hưởng đến chu kỳ tự nhiên của nội tiết và gây dậy thì sớm.
  • Nhiễm trùng hay tình trạng y tế khác: Các vấn đề y tế như viêm nhiễm, bệnh lý tuyến yên hoặc bất kỳ tình trạng y tế nào có thể ảnh hưởng đến nội tiết và gây sự biến đổi sinh lý sớm. 
Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không hay còn do nguyên nhân khác?
Trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không hay còn do nguyên nhân khác?

4. Những lưu ý để hạn chế nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ?

Các biện pháp ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ bao gồm:

  • Đảm bảo cho trẻ vận động thường xuyên và ăn uống điều độ bằng cách tính chỉ số BMI của trẻ.
  • Giữ cân nặng của trẻ ổn định để giảm nguy cơ dậy thì sớm, béo phì, và các tình trạng khác như tiểu đường loại 2.
  • Tránh cho trẻ sử dụng thuốc nội tiết tố theo toa hoặc các sản phẩm có chứa hormone như estrogen hoặc testosterone mà không có đơn từ bác sĩ.
  • Duy trì chế độ ăn khoa học với đầy đủ các nhóm thực phẩm nhưng không tẩm bổ cho con quá mức. Hãy đảm bảo trẻ tiêu thụ nhiều rau xanh và trái cây
  • Tránh cho trẻ dùng thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, xúc xích, bơ, hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và thức ăn chiên rán chứa nhiều chất béo có thể gây béo phì.

[inline_article id=323450]

Hy vọng bài viết đã làm giảm đi phần nào lo lắng của cha mẹ về vấn đề trẻ uống nhiều sữa có gây dậy thì sớm không. Thật ra nguyên nhân dậy thì sớm không phải do hormone tăng trưởng trong sữa; mà là do bé uống quá nhiều sữa dẫn đến béo phì và gây ra dậy thì sớm. Vì vậy, cha mẹ nên cho bé uống sữa điều độ và có chế độ ăn uống hợp lý.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tâm lý tuổi dậy thì và tất tần tật điều cha mẹ cần biết

Tâm lý tuổi dậy thì ở con gái và tâm lý tuổi dậy thì ở con trai sẽ biểu hiện khác nhau ở từng độ tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn rõ hơn về những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì và gợi ý những cách giải quyết giúp bố mẹ có thể hiểu con hơn và đưa ra hướng giáo dục hợp lý:

[key-takeaways title=”Tuổi dậy thì là gì?”]

Tuổi dậy thì (puberty) là giai đoạn bé trai và bé gái phát triển về mặt thể chất và thay đổi từ một đứa trẻ sang người lớn trưởng thành. Đây là thời điểm hormone trưởng thành hoạt động và chuẩn bị cho cơ thể thực hiện vai trò sinh sản.

[/key-takeaways]

[key-takeaways title=”Trẻ bắt đầu dậy thì lúc mấy tuổi?”]

Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở bé gái vào khoảng 9-13 tuổi và ở bé trai khoảng 10-16 tuổi, mỗi cá nhân sẽ trải qua tuổi dậy thì khác nhau và có những thay đổi về mặt tâm lý và thể chất khác nhau.

[/key-takeaways]

Một số trường hợp dậy thì sớm ở bé gái khiến các mẹ lo lắng, mẹ xem cách nhận biết và các phương pháp điều chỉnh.

1. Chú ý đến ngoại hình, vẻ ngoài của mình

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì thường xảy ra do thay đổi trên cơ thể. Trẻ có thể trở nên bối rối và sợ hãi, thậm chí hơi hoảng loạn nếu trẻ không biết chuyện gì đang xảy ra.

  • Một số trẻ có thể cao hơn so với bạn bè đồng độ tuổi của chúng, một số bé trai có thể xuất hiện các cọng râu trên gương mặt của các bạn ý.
  • Mụn nhọt hay mụn trứng cá cũng là nguyên nhân gây lo ngại ở thanh thiếu niên bước vào tuổi dậy thì.
  • Sự trưởng thành các đặc điểm giới tính từ sớm có thể khiến trẻ bị trêu chọc hoặc bắt nạt ở trường.

Thiếu nhận thức về sự phát triển của cơ thể có thể khiến trẻ nghĩ rằng có điều gì đó không ổn xảy ra với con và khiến con cảm thấy xấu hổ dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. 

Gợi ý cách cha mẹ giúp con:

  • Nói chuyện với con thường xuyên hơn về những thay đổi này. Tinh tế đi vào chủ đề và theo cách thu hút sự chú ý của họ.
  • Đừng quá ép trẻ nói về sự mặc cảm về những thay đổi vì có thể khiến trẻ thêm căng thẳng. Hãy bày tỏ, chia sẻ dựa trên quan điểm và góc nhìn của trẻ.
  • Cho trẻ xem những cuốn sách về tâm lý tuổi dậy thì để giúp trẻ cơ hội tự khám phá và tự tìm hiểu về những thay đổi của bản thân mình.
  • Khuyến khích con hỏi bất kỳ câu hỏi nào con có, thảo luận về nỗi sợ hãi đó của con và giúp con thoải mái khi chia sẻ cùng cha mẹ. 
  • Nói về những thay đổi và cảm xúc về giới tính có thể gây khó khăn và khó xử cho con.
  • Khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất và thể thao, đồng thời cung cấp cho con chế độ dinh dưỡng tốt. Điều này sẽ làm cho trẻ khỏe mạnh và nâng cao lòng tự trọng của trẻ.

Tâm lý tuổi dậy thì và cách giúp con

2. Bắt đầu ý thức về bản thân

Ở tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu trải nghiệm những cảm giác và cảm xúc mới. Con ý thức được những thay đổi trong cơ thể mình. Đặc biệt là với những bé gái vì nữ thường phát triển nhanh hơn nam trong giai đoạn này.

Theo đó, một số tâm lý tuổi dậy thì đặc trưng có thể là:

  • Trẻ cố gắng biết những gì con thích và không thích.
  • Xu hướng liên kết hình ảnh cơ thể và so sánh cơ thể của mình với người khác.
  • Trẻ sẵn sàng thử nghiệm những điều khác nhau để hiểu rõ hơn về bản thân và hiểu điều gì khiến con trở nên độc đáo.

Gợi ý cách hướng trẻ đến hình mẫu tích cực:

Trẻ có xu hướng phát triển dựa vào hình mẫu bên ngoài gia đình như một người bạn hoặc một người nổi tiếng và cố gắng giống họ theo một cách nào đó. Nói một cách đơn giản, con cần một hình mẫu mà chúng có thể noi theo để phát triển cá nhân. 

Nếu cha mẹ có mối quan hệ tốt với con, con có thể muốn giống cha hoặc mẹ. Nếu con độc lập hoặc thậm chí nổi loạn, con có thể tìm kiếm những hình mẫu từ bên ngoài và đó là điều bình thường.

[key-takeaways title=””]

Điều quan trọng là cha mẹ cần quan sát và nhận thức được những lựa chọn cũng như các mối quan hệ quan trọng bên ngoài gia đình để đưa ra hướng dẫn cho con khi cần thiết.

[/key-takeaways]

3. Trẻ có thể trở nên bối rối

Trẻ có thể cảm thấy không thoải mái và bất an về những thay đổi diễn ra trong cơ thể và những cảm giác mới mà con trải qua. Nếu không được hướng dẫn đúng đắn, trẻ có thể mắc phải các rối loạn tâm lý ở tuổi dậy thì.

Trong trường hợp con tin có điều gì đó không ổn xảy ra với mình, con sẽ cảm thấy buộc phải sửa chữa bản thân, điều này có thể dẫn đến những khó khăn về cảm xúc, bao gồm hình ảnh cơ thể bị bóp méo. 

Gợi ý cách trấn an con về thay đổi của cơ thể:

  • Hãy cho con biết sự thay đổi và cảm xúc trong tâm lý tuổi dậy là bình thường và không có gì phải xấu hổ. 
  • Để giúp trẻ  dễ dàng hơn, cha mẹ có thể chia sẻ cảm giác của mình khi trải qua giai đoạn đó.

4. Trở nên cực kỳ nhạy cảm

Sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì khiến trẻ cực kỳ nhạy cảm với một số thứ. Một nốt mụn nhỏ trên mặt có thể giống như một thảm họa lớn. Bị một chàng trai hay cô gái từ chối có thể giống như ngày tận thế.

Gợi ý cách giúp con làm bạn với cảm xúc:

  • Những thanh thiếu niên nhạy cảm về mặt cảm xúc dễ bị cảm xúc lấn át và không có khả năng hiểu được lý luận logic, điều này khiến việc tư vấn cho các em trở nên khó khăn hơn.
  • Khi con cảm thấy dễ bị tổn thương, đừng thuyết giảng. Thay vào đó, hãy lắng nghe cảm xúc của con và để con biểu lộ ra ngoài. 
  • Hãy thể hiện sự đồng cảm bằng cách nói với con rằng cha mẹ hiểu những gì con đang trải qua và luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu con cần.

An ủi thanh thiếu niên trong giai đoạn này

5. Tâm trạng thất thường

Tâm lý tuổi dậy thì thường có những cung bậc cảm xúc dâng trào, dễ khóc và hung hăng:

Sự thay đổi tâm trạng là phổ biến ở thanh thiếu niên. Thông thường, sự thay đổi trong cảm giác và cảm xúc của trẻ là do nội tiết tố đang thay đổi trong cơ thể.

Đặc điểm tâm lý và cảm xúc ở tuổi dậy thì:

  • Rất dễ bị tổn thương. Trẻ có thể dễ dàng bị kích hoạt phản ứng cảm xúc và dễ xúc động, điều này có thể dẫn đến tính bốc đồng trong tâm lý tuổi dậy thì.
  • Tức giận là một trong những cảm xúc mạnh mẽ. Đôi khi điều đó có thể khiến trẻ nổi loạn, khiến cha mẹ có cảm giác như con đang ghét cha mẹ.

Sự thay đổi tâm trạng ở tuổi dậy thì, có thể là bình thường, nhưng đây cũng có thể là những triệu chứng đầu tiên của một số rối loạn tâm lý ở trẻ như rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn lo âu.

Ở thời điểm này, trẻ cần được quan tâm đúng mức. Một số phụ huynh có thể sẽ gặp nhiều bối rối trong cách ứng xử như thế nào cho phù hợp với trẻ về vấn đề này, có thể đến tham vấn với các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để có hướng can thiệp thích hợp.

Gợi ý cách phản hồi khi con tức giận:

Cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe và không có phản ứng ngang bằng, trái ngược lại với con.

Nếu con cáu kỉnh với cha mẹ, đừng quát lại. Hãy dành một phút để suy nghĩ về những gì con đang trải qua dẫn đến hành xử như vậy. Điều đó cũng giúp con có thời gian để bình tĩnh lại.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ hãy trở thành hình mẫu cho con bằng cách thể hiện những phản ứng lành mạnh và phù hợp. Hãy luôn cố gắng giữ bình tĩnh và lý trí trước mặt của con.

[/key-takeaways]

6. Trẻ dậy thì dành sự ưu tiên cho bạn bè

Trẻ có thể bắt đầu dành nhiều thời gian với bạn bè hơn là với cha mẹ. Một số trẻ có thể cảm thấy xấu hổ khi bị phát hiện đang đi cùng cha mẹ ở nơi công cộng. 

Với trẻ dậy thì, bạn bè quan trọng hơn gia đình. Ưu tiên cho bạn bè là hành vi điển hình trong tâm lý tuổi dậy thì và là một phần của quá trình chia ly lành mạnh với cha mẹ.

Trẻ muốn sự chấp nhận của bạn bè đồng trang lứa, cùng với sự hướng dẫn và hỗ trợ của cha mẹ. Vì vậy, nếu đặt con vào tình huống phải chọn cái này hay cái kia, trẻ sẽ bị căng thẳng và có thể khiến cha mẹ trở thành người xấu. Trẻ có thể thắc mắc và bác bỏ những gì cha mẹ nói và làm.

Thanh thiếu niên có thể không phải lúc nào cũng làm những gì người lớn muốn chúng làm. Đôi khi họ có vẻ nổi loạn và thiếu tôn trọng. 

Gợi ý cách cho con độc lập “trong khuôn khổ”:

  • Thay vì hoàn toàn phủ nhận sự độc lập của con, hãy cố gắng tạo ra mối quan hệ hợp tác mà cha mẹ có thể quản lý. 
  • Hãy dạy con về trách nhiệm và những gì được mong đợi ở chúng.
  • Hãy để con dành thời gian cho bạn bè nhưng hãy giám sát các hoạt động của con để ngăn con sa đà vào những người bạn xấu. 
  • Hãy đặt ra các quy tắc gia đình rõ ràng về hành vi, giao tiếp và hòa nhập xã hội. Điều này sẽ khiến con hiểu được những giới hạn và ngăn cản con thử những điều mới và không an toàn.

Ưu tiên bạn bè hơn gia đình là tâm lý tuổi dậy thì

7. Áp lực đồng trang lứa

Vị thành niên dễ bị tổn thương, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác và thường xuyên có nhu cầu hòa nhập. 

Tâm lý tuổi dậy thì này khiến trẻ mong muốn làm bất cứ điều gì cần thiết để được bạn bè chấp nhận, điều này thúc đẩy con thay đổi cách ăn mặc, nói chuyện và cư xử.

Tệ hơn, một số trẻ dậy thì có thể thấy phải thử những điều không lành mạnh như hút thuốc và uống rượu, hoặc thậm chí sử dụng chất kích thích chỉ để trở nên “ngầu” và được bạn bè chú ý đến.

Gợi ý cách giúp con trước áp lực đồng trang lứa:

  • Khuyến khích con phát triển cá tính độc đáo của riêng mình và ủng hộ những gì con tin tưởng. 
  • Tuy không thể loại bỏ áp lực từ bạn bè, nhưng cha mẹ chắc chắn có thể nói với con rằng con không cần phải làm những gì con không muốn chỉ để được bạn bè chấp nhận. 
  • Hãy hướng dẫn con, nhưng đừng quyết định thay con. Giúp con hiểu được hay mất khi con chọn sai con đường dưới áp lực của bạn bè và để con quyết định.

Đáng buồn là chính các bạn cũng có thể đang gây áp lực cho con mình mà chưa nhận ra. Đọc bài viết sau để hiểu hơn nhé!

8. Có những suy nghĩ mâu thuẫn

Sự bối rối và thiếu quyết đoán mà con bạn trải qua trong giai đoạn chuyển tiếp đôi khi cũng dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì của trẻ. 

Ví dụ, đứa trẻ có thể muốn đi xem phim với bố mẹ vì quan tâm và sợ bố mẹ buồn, đồng thời cũng muốn đi xem phim với bạn bè.

Đôi khi, họ có thể cảm thấy buộc phải chọn một trong những sự lựa chọn khác và cảm thấy áp lực khi cố gắng không làm tổn thương bất kỳ ai trong quá trình này. 

Gợi ý cách giúp con làm việc với suy nghĩ của mình:

  • Nói với con rằng không có lựa chọn nào là sai khi con phải chọn giữa chuyến đi chơi với cha mẹ và chuyến đi chơi với bạn bè. 
  • Nhấn mạnh trẻ có thể quyết định làm điều khiến con hạnh phúc nhất. 
  • Thông thường, việc trao cho con quyền tự do lựa chọn cũng giúp con phát triển ý thức về sự công bằng và khả năng phán đoán, giúp con có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Con có thể có những suy nghĩ mâu thuẫn

9. Con có thể muốn ở một mình

Tâm lý tuổi dậy thì khiến trẻ muốn có không gian của riêng mình và thường có thể yêu cầu cha mẹ để con yên. 

Hành vi này là điều bình thường nhưng nếu con dành quá nhiều thời gian ở một mình, điều đó có thể cho thấy rằng chúng đang gặp khó khăn vượt quá những gì thường thấy trong giai đoạn phát triển này.

Gợi ý cách giúp con cởi mở và hòa nhập:

Nếu cha mẹ cho rằng con đang dành quá nhiều thời gian trong phòng mà không ở bên bạn bè hay gia đình thì cần chú ý đến con nhiều hơn. 

Hãy nói chuyện với con về điều gì làm cho con muốn ở một mình. 

Ngoài ra, hãy tìm hiểu xem con làm gì khi ở một mình – hãy hết sức tinh tế về điều đó cha mẹ nhé. Nếu cha mẹ cho rằng có vấn đề, cha mẹ có thể nói chuyện với chuyên gia và tìm ra hướng giải quyết.

10. Cảm giác tình dục và cách cư xử đặc trưng theo giới tính

Sự gia tăng hormone giới tính ở tuổi dậy thì khiến trẻ có cảm xúc tình dục. Sự trưởng thành về mặt tình dục làm nảy sinh những cảm giác và ý tưởng mới mà trước đây con chưa từng có.

Ví dụ, bé gái có thể bắt đầu tỏ ra thích thú với việc mặc quần áo, trang điểm và những thứ nữ tính khác để thu hút những bạn nam khác giới.

  • Con có thể bắt đầu nghĩ về những mối quan hệ lãng mạn – cách con nhìn nhận người bạn khác giới cũng thay đổi. 
  • Con có thể bị kích thích khi xem một cảnh lãng mạn trên TV, cảm thấy bị thu hút bởi người khác giới và thậm chí khám phá ra sự thân mật. 
  • Con có thể phát hiện ra rằng con bị thu hút về mặt tình dục bởi người đồng giới.

Gợi ý cách dạy con vấn đề về giới:

Tuổi dậy thì là khi trẻ bắt đầu trưởng thành về giới tính nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ đang nghĩ đến việc quan hệ tình dục, con chỉ đơn thuần có cảm xúc tình dục. Đây là tâm lý tuổi dậy thì đặc trưng.

Nếu con đang nói về tình yêu hoặc cuộc hẹn hò và đặt câu hỏi với cha mẹ về điều đó, thì đã đến lúc giáo dục giới tính. Hãy khéo léo trong cách trao đổi để không khiến con cảm thấy khó xử hay tội lỗi về cảm giác của mình.

Tuổi dậy thì gây ra những thay đổi đáng kể về thể chất và cảm xúc trong cơ thể của trẻ. Nồng độ hormone tăng lên và cơ thể trải qua những thay đổi dẫn đến rối loạn tâm lý tuổi dậy thì.

Điều quan trọng của bố mẹ trong giai đoạn này là cung cấp sự hỗ trợ và hiểu biết cho con, hãy cố gắng cách tích cực lắng nghe, đồng cảm và đưa ra sự hỗ trợ dành cho con. Nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Những dấu hiệu cho thấy chiều cao của con bạn bị “đánh cắp”

Chiều cao của trẻ có thể bị “đe dọa” bởi nhiều vấn đề sức khỏe

Suy dinh dưỡng 

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thể chất của trẻ [1]. Vì vậy, nếu chế độ ăn mất cân bằng, trẻ sẽ dễ thiếu hụt vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất quan trọng khác. Kết quả là trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, thấp còi và nhẹ cân, tuy nhiên suy dinh dưỡng không chỉ xảy ra ở những trẻ bị thiếu dưỡng chất mà trường hợp thừa dinh dưỡng, béo phì cũng được xem là suy dinh dưỡng [4].

Dậy thì sớm tăng nguy cơ “nấm lùn” ở trẻ [5]

Bé gái dậy thì trước 8 tuổi và bé trai dậy thì trước 9 tuổi sẽ được xem là dậy thì sớm. Dậy thì sớm tưởng chừng như không nguy hiểm nhưng lại là thủ phạm “đánh cắp” chiều cao của trẻ cần được quan tâm. 

Đối với trẻ dậy thì sớm, ban đầu, trẻ có thể phát triển nhanh so các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, vì xương của trẻ trưởng thành nhanh hơn bình thường nên cũng ngừng phát triển sớm hơn, dẫn đến tình trạng “nấm lùn” khi trưởng thành.

Các vấn đề sức khỏe khác [2]

Nhiều tình trạng sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ như:

  • Bệnh lý mãn tính như thiếu máu, hen suyễn, bệnh celiac, các bệnh về xương…
  • Rối loạn di truyền: Hội chứng Down, hội chứng Noonan…
  • Rối loạn nội tiết: Suy tuyến yên, suy giáp…

Dấu hiệu cho thấy chiều cao của trẻ bị “đánh cắp”

Dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ hạn chế tăng trưởng chiều cao thường phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong đó, vấn đề dinh dưỡng kém và dậy thì sớm là những thủ phạm “đánh cắp” chiều cao của trẻ phổ biến nhất.

Trường hợp trẻ gặp các vấn đề dinh dưỡng [1], [4]

Chế độ ăn nghèo dưỡng chất có thể ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất, chiều cao. Đối với trường hợp này, trẻ sẽ có những dấu hiệu như:

  • Trẻ thiếu cân hoặc thừa cân, béo phì
  • Trẻ mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Táo bón hoặc thay đổi thói quen đại tiện
  • Da nhợt nhạt, xanh xao, dễ bầm tím
  • Tóc/móng tay mỏng, yếu
  • Xương mềm
  • Các vấn đề răng miệng như dễ chảy máu nướu răng, sâu răng
  • Tăng trưởng thể chất kém biểu hiện qua tình trạng trẻ còi cọc, chậm lớn

Trường hợp trẻ dậy thì sớm [5]

Trẻ dậy thì sớm cũng có nguy cơ “nấm lùn” trong tương lai. Các dấu hiệu dậy thì sớm thường xuất hiện trước 8 tuổi với trẻ gái và trước 9 tuổi với trẻ trai, thường là:

  • Mọc lông mu hoặc lông nách
  • Phát triển nhanh
  • Nổi mụn
  • Xuất hiện mùi cơ thể
  • Bé gái phát triển ngực, có kinh nguyệt lần đầu
  • Bé trai vỡ giọng, tinh hoàn và dương vật phát triển

Mẹ cần làm gì khi thấy con có dấu hiệu bị “đánh cắp” chiều cao?

dấu hiệu mất chiều cao

Nếu có biểu hiện dậy thì sớm, mẹ cần đưa bé đi khám [5]

Nếu thấy bé có biểu hiện bị “đánh cắp” chiều cao do dậy thì sớm, bạn nên sớm đưa bé đi khám. Việc điều trị có thể dựa trên nguyên nhân về bệnh lý (nếu có) hoặc dùng thuốc để giúp giảm hormone sinh dục. 

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất

Chế độ ăn của trẻ đang phát triển cần tập trung vào các nhóm thực phẩm tươi, nguyên chất và giàu dinh dưỡng gồm thịt, cá, trứng, rau, củ, trái cây, các loại hạt, sữa và sản phẩm từ sữa [11]. Trong đó, để đảm bảo trẻ phát triển chiều cao tối đa và duy trì hệ xương chắc khỏe thì canxi là dưỡng chất không thể thiếu [6].

Theo khuyến cáo, trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần 600 mg canxi/ngày, trẻ 9 đến 18 tuổi cần 1000 mg canxi/ngày [6]. Với hàm lượng này, việc chỉ cho trẻ ăn thực phẩm là chưa đủ, bạn nên cho trẻ uống thêm sữa hàng ngày.

Bạn có thể cân nhắc lựa chọn thức uống sữa lúa mạch Ovaltine 2X Canxi để “đồng hành” cùng bé trong “hành trình” phát triển chiều cao. Mỗi hộp Ovaltine 2X Canxi chỉ 180 ml nhưng chứa lượng canxi gấp đôi so với một ly sữa bò tươi 250 ml đáp ứng tối đa nhu cầu canxi mà trẻ cần.

Với lượng canxi dồi dào của Ovaltine 2X Canxi mới, trẻ 4-8 tuổi chỉ cần bổ sung 1 hộp/ngày và trẻ 9-12 tuổi có thể bổ sung 2 hộp/ngày là đủ lượng canxi theo nhu cầu. Sản phẩm có 2 hương vị là vị sữa lúa mạch với 525 mg canxi/ hộp và vị socola với 505 mg canxi/ hộp, giúp bé dễ lựa chọn và yêu thích việc uống sữa hơn.

Ngoài canxi, mỗi hộp thức uống Sữa lúa mạch Ovaltine 2X Canxi còn chứa thêm 10 loại vitamin và khoáng chất như vitamin D, A, B1, B3, B6, B12, E, pantothenic acid, natri và magie giúp trẻ phát triển vượt trội.

tăng chiều cao

Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

Ngoài chế độ dinh dưỡng, trẻ cần duy trì những thói quen sinh hoạt lành mạnh sau [8], [10]:

  • Ngủ đủ giấc
  • Chơi các môn thể thao giúp phát triển chiều cao như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền…
  • Tăng cường vận động ngoài trời để được bổ sung vitamin D cho hệ xương chắc khỏe.

Chiều cao của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, để chống lại những “kẻ cắp” chiều cao và giúp trẻ cao lớn vượt trội, bạn cần đảm bảo trẻ được bổ sung đủ dinh dưỡng; nhất là nguồn canxi từ sữa; ngủ đủ giấc và vận động, chơi thể thao thường xuyên.