Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Tâm lý tuổi dậy thì và tất tần tật điều cha mẹ cần biết

Tâm lý tuổi dậy thì ở con gái và tâm lý tuổi dậy thì ở con trai sẽ biểu hiện khác nhau ở từng độ tuổi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn rõ hơn về những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì và gợi ý những cách giải quyết giúp bố mẹ có thể hiểu con hơn và đưa ra hướng giáo dục hợp lý:

[key-takeaways title=”Tuổi dậy thì là gì?”]

Tuổi dậy thì (puberty) là giai đoạn bé trai và bé gái phát triển về mặt thể chất và thay đổi từ một đứa trẻ sang người lớn trưởng thành. Đây là thời điểm hormone trưởng thành hoạt động và chuẩn bị cho cơ thể thực hiện vai trò sinh sản.

[/key-takeaways]

[key-takeaways title=”Trẻ bắt đầu dậy thì lúc mấy tuổi?”]

Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở bé gái vào khoảng 9-13 tuổi và ở bé trai khoảng 10-16 tuổi, mỗi cá nhân sẽ trải qua tuổi dậy thì khác nhau và có những thay đổi về mặt tâm lý và thể chất khác nhau.

[/key-takeaways]

Một số trường hợp dậy thì sớm ở bé gái khiến các mẹ lo lắng, mẹ xem cách nhận biết và các phương pháp điều chỉnh.

1. Chú ý đến ngoại hình, vẻ ngoài của mình

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì thường xảy ra do thay đổi trên cơ thể. Trẻ có thể trở nên bối rối và sợ hãi, thậm chí hơi hoảng loạn nếu trẻ không biết chuyện gì đang xảy ra.

  • Một số trẻ có thể cao hơn so với bạn bè đồng độ tuổi của chúng, một số bé trai có thể xuất hiện các cọng râu trên gương mặt của các bạn ý.
  • Mụn nhọt hay mụn trứng cá cũng là nguyên nhân gây lo ngại ở thanh thiếu niên bước vào tuổi dậy thì.
  • Sự trưởng thành các đặc điểm giới tính từ sớm có thể khiến trẻ bị trêu chọc hoặc bắt nạt ở trường.

Thiếu nhận thức về sự phát triển của cơ thể có thể khiến trẻ nghĩ rằng có điều gì đó không ổn xảy ra với con và khiến con cảm thấy xấu hổ dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì. 

Gợi ý cách cha mẹ giúp con:

  • Nói chuyện với con thường xuyên hơn về những thay đổi này. Tinh tế đi vào chủ đề và theo cách thu hút sự chú ý của họ.
  • Đừng quá ép trẻ nói về sự mặc cảm về những thay đổi vì có thể khiến trẻ thêm căng thẳng. Hãy bày tỏ, chia sẻ dựa trên quan điểm và góc nhìn của trẻ.
  • Cho trẻ xem những cuốn sách về tâm lý tuổi dậy thì để giúp trẻ cơ hội tự khám phá và tự tìm hiểu về những thay đổi của bản thân mình.
  • Khuyến khích con hỏi bất kỳ câu hỏi nào con có, thảo luận về nỗi sợ hãi đó của con và giúp con thoải mái khi chia sẻ cùng cha mẹ. 
  • Nói về những thay đổi và cảm xúc về giới tính có thể gây khó khăn và khó xử cho con.
  • Khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất và thể thao, đồng thời cung cấp cho con chế độ dinh dưỡng tốt. Điều này sẽ làm cho trẻ khỏe mạnh và nâng cao lòng tự trọng của trẻ.

Tâm lý tuổi dậy thì và cách giúp con

2. Bắt đầu ý thức về bản thân

Ở tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu trải nghiệm những cảm giác và cảm xúc mới. Con ý thức được những thay đổi trong cơ thể mình. Đặc biệt là với những bé gái vì nữ thường phát triển nhanh hơn nam trong giai đoạn này.

Theo đó, một số tâm lý tuổi dậy thì đặc trưng có thể là:

  • Trẻ cố gắng biết những gì con thích và không thích.
  • Xu hướng liên kết hình ảnh cơ thể và so sánh cơ thể của mình với người khác.
  • Trẻ sẵn sàng thử nghiệm những điều khác nhau để hiểu rõ hơn về bản thân và hiểu điều gì khiến con trở nên độc đáo.

Gợi ý cách hướng trẻ đến hình mẫu tích cực:

Trẻ có xu hướng phát triển dựa vào hình mẫu bên ngoài gia đình như một người bạn hoặc một người nổi tiếng và cố gắng giống họ theo một cách nào đó. Nói một cách đơn giản, con cần một hình mẫu mà chúng có thể noi theo để phát triển cá nhân. 

Nếu cha mẹ có mối quan hệ tốt với con, con có thể muốn giống cha hoặc mẹ. Nếu con độc lập hoặc thậm chí nổi loạn, con có thể tìm kiếm những hình mẫu từ bên ngoài và đó là điều bình thường.

[key-takeaways title=””]

Điều quan trọng là cha mẹ cần quan sát và nhận thức được những lựa chọn cũng như các mối quan hệ quan trọng bên ngoài gia đình để đưa ra hướng dẫn cho con khi cần thiết.

[/key-takeaways]

3. Trẻ có thể trở nên bối rối

Trẻ có thể cảm thấy không thoải mái và bất an về những thay đổi diễn ra trong cơ thể và những cảm giác mới mà con trải qua. Nếu không được hướng dẫn đúng đắn, trẻ có thể mắc phải các rối loạn tâm lý ở tuổi dậy thì.

Trong trường hợp con tin có điều gì đó không ổn xảy ra với mình, con sẽ cảm thấy buộc phải sửa chữa bản thân, điều này có thể dẫn đến những khó khăn về cảm xúc, bao gồm hình ảnh cơ thể bị bóp méo. 

Gợi ý cách trấn an con về thay đổi của cơ thể:

  • Hãy cho con biết sự thay đổi và cảm xúc trong tâm lý tuổi dậy là bình thường và không có gì phải xấu hổ. 
  • Để giúp trẻ  dễ dàng hơn, cha mẹ có thể chia sẻ cảm giác của mình khi trải qua giai đoạn đó.

4. Trở nên cực kỳ nhạy cảm

Sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì khiến trẻ cực kỳ nhạy cảm với một số thứ. Một nốt mụn nhỏ trên mặt có thể giống như một thảm họa lớn. Bị một chàng trai hay cô gái từ chối có thể giống như ngày tận thế.

Gợi ý cách giúp con làm bạn với cảm xúc:

  • Những thanh thiếu niên nhạy cảm về mặt cảm xúc dễ bị cảm xúc lấn át và không có khả năng hiểu được lý luận logic, điều này khiến việc tư vấn cho các em trở nên khó khăn hơn.
  • Khi con cảm thấy dễ bị tổn thương, đừng thuyết giảng. Thay vào đó, hãy lắng nghe cảm xúc của con và để con biểu lộ ra ngoài. 
  • Hãy thể hiện sự đồng cảm bằng cách nói với con rằng cha mẹ hiểu những gì con đang trải qua và luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu con cần.

An ủi thanh thiếu niên trong giai đoạn này

5. Tâm trạng thất thường

Tâm lý tuổi dậy thì thường có những cung bậc cảm xúc dâng trào, dễ khóc và hung hăng:

Sự thay đổi tâm trạng là phổ biến ở thanh thiếu niên. Thông thường, sự thay đổi trong cảm giác và cảm xúc của trẻ là do nội tiết tố đang thay đổi trong cơ thể.

Đặc điểm tâm lý và cảm xúc ở tuổi dậy thì:

  • Rất dễ bị tổn thương. Trẻ có thể dễ dàng bị kích hoạt phản ứng cảm xúc và dễ xúc động, điều này có thể dẫn đến tính bốc đồng trong tâm lý tuổi dậy thì.
  • Tức giận là một trong những cảm xúc mạnh mẽ. Đôi khi điều đó có thể khiến trẻ nổi loạn, khiến cha mẹ có cảm giác như con đang ghét cha mẹ.

Sự thay đổi tâm trạng ở tuổi dậy thì, có thể là bình thường, nhưng đây cũng có thể là những triệu chứng đầu tiên của một số rối loạn tâm lý ở trẻ như rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn lo âu.

Ở thời điểm này, trẻ cần được quan tâm đúng mức. Một số phụ huynh có thể sẽ gặp nhiều bối rối trong cách ứng xử như thế nào cho phù hợp với trẻ về vấn đề này, có thể đến tham vấn với các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để có hướng can thiệp thích hợp.

Gợi ý cách phản hồi khi con tức giận:

Cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe và không có phản ứng ngang bằng, trái ngược lại với con.

Nếu con cáu kỉnh với cha mẹ, đừng quát lại. Hãy dành một phút để suy nghĩ về những gì con đang trải qua dẫn đến hành xử như vậy. Điều đó cũng giúp con có thời gian để bình tĩnh lại.

[key-takeaways title=””]

Cha mẹ hãy trở thành hình mẫu cho con bằng cách thể hiện những phản ứng lành mạnh và phù hợp. Hãy luôn cố gắng giữ bình tĩnh và lý trí trước mặt của con.

[/key-takeaways]

6. Trẻ dậy thì dành sự ưu tiên cho bạn bè

Trẻ có thể bắt đầu dành nhiều thời gian với bạn bè hơn là với cha mẹ. Một số trẻ có thể cảm thấy xấu hổ khi bị phát hiện đang đi cùng cha mẹ ở nơi công cộng. 

Với trẻ dậy thì, bạn bè quan trọng hơn gia đình. Ưu tiên cho bạn bè là hành vi điển hình trong tâm lý tuổi dậy thì và là một phần của quá trình chia ly lành mạnh với cha mẹ.

Trẻ muốn sự chấp nhận của bạn bè đồng trang lứa, cùng với sự hướng dẫn và hỗ trợ của cha mẹ. Vì vậy, nếu đặt con vào tình huống phải chọn cái này hay cái kia, trẻ sẽ bị căng thẳng và có thể khiến cha mẹ trở thành người xấu. Trẻ có thể thắc mắc và bác bỏ những gì cha mẹ nói và làm.

Thanh thiếu niên có thể không phải lúc nào cũng làm những gì người lớn muốn chúng làm. Đôi khi họ có vẻ nổi loạn và thiếu tôn trọng. 

Gợi ý cách cho con độc lập “trong khuôn khổ”:

  • Thay vì hoàn toàn phủ nhận sự độc lập của con, hãy cố gắng tạo ra mối quan hệ hợp tác mà cha mẹ có thể quản lý. 
  • Hãy dạy con về trách nhiệm và những gì được mong đợi ở chúng.
  • Hãy để con dành thời gian cho bạn bè nhưng hãy giám sát các hoạt động của con để ngăn con sa đà vào những người bạn xấu. 
  • Hãy đặt ra các quy tắc gia đình rõ ràng về hành vi, giao tiếp và hòa nhập xã hội. Điều này sẽ khiến con hiểu được những giới hạn và ngăn cản con thử những điều mới và không an toàn.

Ưu tiên bạn bè hơn gia đình là tâm lý tuổi dậy thì

7. Áp lực đồng trang lứa

Vị thành niên dễ bị tổn thương, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác và thường xuyên có nhu cầu hòa nhập. 

Tâm lý tuổi dậy thì này khiến trẻ mong muốn làm bất cứ điều gì cần thiết để được bạn bè chấp nhận, điều này thúc đẩy con thay đổi cách ăn mặc, nói chuyện và cư xử.

Tệ hơn, một số trẻ dậy thì có thể thấy phải thử những điều không lành mạnh như hút thuốc và uống rượu, hoặc thậm chí sử dụng chất kích thích chỉ để trở nên “ngầu” và được bạn bè chú ý đến.

Gợi ý cách giúp con trước áp lực đồng trang lứa:

  • Khuyến khích con phát triển cá tính độc đáo của riêng mình và ủng hộ những gì con tin tưởng. 
  • Tuy không thể loại bỏ áp lực từ bạn bè, nhưng cha mẹ chắc chắn có thể nói với con rằng con không cần phải làm những gì con không muốn chỉ để được bạn bè chấp nhận. 
  • Hãy hướng dẫn con, nhưng đừng quyết định thay con. Giúp con hiểu được hay mất khi con chọn sai con đường dưới áp lực của bạn bè và để con quyết định.

Đáng buồn là chính các bạn cũng có thể đang gây áp lực cho con mình mà chưa nhận ra. Đọc bài viết sau để hiểu hơn nhé!

8. Có những suy nghĩ mâu thuẫn

Sự bối rối và thiếu quyết đoán mà con bạn trải qua trong giai đoạn chuyển tiếp đôi khi cũng dẫn đến khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì của trẻ. 

Ví dụ, đứa trẻ có thể muốn đi xem phim với bố mẹ vì quan tâm và sợ bố mẹ buồn, đồng thời cũng muốn đi xem phim với bạn bè.

Đôi khi, họ có thể cảm thấy buộc phải chọn một trong những sự lựa chọn khác và cảm thấy áp lực khi cố gắng không làm tổn thương bất kỳ ai trong quá trình này. 

Gợi ý cách giúp con làm việc với suy nghĩ của mình:

  • Nói với con rằng không có lựa chọn nào là sai khi con phải chọn giữa chuyến đi chơi với cha mẹ và chuyến đi chơi với bạn bè. 
  • Nhấn mạnh trẻ có thể quyết định làm điều khiến con hạnh phúc nhất. 
  • Thông thường, việc trao cho con quyền tự do lựa chọn cũng giúp con phát triển ý thức về sự công bằng và khả năng phán đoán, giúp con có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Con có thể có những suy nghĩ mâu thuẫn

9. Con có thể muốn ở một mình

Tâm lý tuổi dậy thì khiến trẻ muốn có không gian của riêng mình và thường có thể yêu cầu cha mẹ để con yên. 

Hành vi này là điều bình thường nhưng nếu con dành quá nhiều thời gian ở một mình, điều đó có thể cho thấy rằng chúng đang gặp khó khăn vượt quá những gì thường thấy trong giai đoạn phát triển này.

Gợi ý cách giúp con cởi mở và hòa nhập:

Nếu cha mẹ cho rằng con đang dành quá nhiều thời gian trong phòng mà không ở bên bạn bè hay gia đình thì cần chú ý đến con nhiều hơn. 

Hãy nói chuyện với con về điều gì làm cho con muốn ở một mình. 

Ngoài ra, hãy tìm hiểu xem con làm gì khi ở một mình – hãy hết sức tinh tế về điều đó cha mẹ nhé. Nếu cha mẹ cho rằng có vấn đề, cha mẹ có thể nói chuyện với chuyên gia và tìm ra hướng giải quyết.

10. Cảm giác tình dục và cách cư xử đặc trưng theo giới tính

Sự gia tăng hormone giới tính ở tuổi dậy thì khiến trẻ có cảm xúc tình dục. Sự trưởng thành về mặt tình dục làm nảy sinh những cảm giác và ý tưởng mới mà trước đây con chưa từng có.

Ví dụ, bé gái có thể bắt đầu tỏ ra thích thú với việc mặc quần áo, trang điểm và những thứ nữ tính khác để thu hút những bạn nam khác giới.

  • Con có thể bắt đầu nghĩ về những mối quan hệ lãng mạn – cách con nhìn nhận người bạn khác giới cũng thay đổi. 
  • Con có thể bị kích thích khi xem một cảnh lãng mạn trên TV, cảm thấy bị thu hút bởi người khác giới và thậm chí khám phá ra sự thân mật. 
  • Con có thể phát hiện ra rằng con bị thu hút về mặt tình dục bởi người đồng giới.

Gợi ý cách dạy con vấn đề về giới:

Tuổi dậy thì là khi trẻ bắt đầu trưởng thành về giới tính nhưng điều đó không có nghĩa là trẻ đang nghĩ đến việc quan hệ tình dục, con chỉ đơn thuần có cảm xúc tình dục. Đây là tâm lý tuổi dậy thì đặc trưng.

Nếu con đang nói về tình yêu hoặc cuộc hẹn hò và đặt câu hỏi với cha mẹ về điều đó, thì đã đến lúc giáo dục giới tính. Hãy khéo léo trong cách trao đổi để không khiến con cảm thấy khó xử hay tội lỗi về cảm giác của mình.

Tuổi dậy thì gây ra những thay đổi đáng kể về thể chất và cảm xúc trong cơ thể của trẻ. Nồng độ hormone tăng lên và cơ thể trải qua những thay đổi dẫn đến rối loạn tâm lý tuổi dậy thì.

Điều quan trọng của bố mẹ trong giai đoạn này là cung cấp sự hỗ trợ và hiểu biết cho con, hãy cố gắng cách tích cực lắng nghe, đồng cảm và đưa ra sự hỗ trợ dành cho con. Nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên chia sẻ rộng rãi đến bạn bè và người thân nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Tuổi dậy thì ở nam Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

Có một câu hỏi, nhưng bao hàm nhiều vấn đề bên trong, cụ thể là “là cha mẹ, tôi phải làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?”. Mặc dù, cha mẹ cũng từng trải qua độ tuổi này; nhưng sự khác biệt của thế hệ nhiều  lúc vẫn gây bối rối và không biết làm gì khi đứa con trai; con gái đến tuổi dậy thì.

Vốn dĩ, văn hóa thay đổi, xã hội thay đổi; cha mẹ cũng cần có sự thay đổi và hiểu biết để có thể dạy con đúng cách.

1. Khi nào con trai vào độ tuổi dậy thì?

Nhìn chung, con trai sẽ bắt đầu dậy thì trong khoảng từ 9 – 13 tuổi (kéo dài từ 2 – 5 năm). Và quá trình này sẽ kết thúc khi con trai ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi. 

Bên cạnh độ tuổi, cha mẹ cần biết có những yếu tố khác; cũng làm thay đổi quá trình tuổi dậy thì của con trai, cụ thể như:

  • Gen di truyền.
  • Sức khỏe thể chất. Một đứa trẻ có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt có thể phát triển vượt trội hơn, và ngược lại.
  • Hormone giới tính.
  • Môi trường sống và thói quen rèn luyện sức khỏe.

2. Con trai sẽ có những thay đổi thể chất như thế nào?

Khi vào tuổi dậy thì, các con có khuynh hướng lo lắng bởi sự thay đổi đột ngột của cơ thể. Những cảm xúc ban đầu của con thường thấy là khó xử; không biết làm gì, xấu hổ,… Và những thay đổi thể trạng ở bé trai bao gồm:

  • Tinh hoàn và da bìu tăng kích thước.
  • Lông mọc nhiều hơn ở mặt và các bộ phận khác.
  • Phát triển chiều cao, tay và chân dài hơn.
  • Tăng kích thước dương vật.
  • Xuất tinh lần đầu tiên (sau khi tinh hoàn phát triển được 1 năm).
  • Thay đổi tông giọng (trầm hơn).
  • Sưng đau ở vùng ngực do sự thay đổi nội tiết tố (đây chỉ là tình trạng tạm thời).

Với sự thay đổi thể chất như vậy, con trai dậy thì cũng trải qua nhiều căng thẳng. Do đó, cha mẹ hãy làm những gì cha mẹ có thể để giúp con trai vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì.

3. Phương pháp dạy con trai ở tuổi dậy thì

Cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?
Cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

Phương pháp dạy nuôi dạy con có ảnh hưởng đến các con như thế nào? Từ lâu, các nhà tâm lý học đã quan tâm đến việc cha mẹ dạy dỗ sẽ ảnh hưởng trong suốt quá trình phát triển của con như thế nào.

Trong những năm đầu của thập niên 1960, nhà tâm lý học Diana Baumrind đã thực hiện một nghiên cứu trên 100 trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Thông qua sự quan sát từ các buổi phỏng vấn với cha mẹ, với những phương pháp nuôi dạy khác nhau, bà đã nhận định được một số khía cạnh quan trọng của việc nuôi dạy con bao gồm:

  • Phương pháp kỷ luật.
  • Tình thương và chăm sóc.
  • Phong cách giao tiếp.
  • Kỳ vọng về sự trưởng thành cũng như quyền kiểm soát con.

Theo đó, nhằm giải đáp thắc mắc “cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì”; MarryBaby có những gợi ý sau, cha mẹ cùng đọc nhé.

3.1 Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì đột ngột thay đổi thể trạng?

Khi con trai đến tuổi dậy thì, và đột ngột thay đổi thể trạng; cha mẹ không nên làm ầm ĩ hoặc cố giải thích cho con theo cách cha mẹ từng trải qua. Thay vào đó, cha mẹ cần đặt câu hỏi; hoặc ngược lại là khuyến khích các con đặt câu hỏi trước những vấn đề của bản thân.

Mỗi trẻ sẽ có mỗi cột mốc dậy thì khác nhau, trường hợp con trai dậy thì muộn hoặc sớm hơn, cha mẹ đừng quá lo lắng. Tốt hơn hết, cha mẹ nên đưa con trai đi thăm khám bác sĩ để tình trạng không làm ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của con.

3.2 Hướng dẫn con trai tự biết làm gì để chăm sóc bản thân khi đến tuổi dậy thì?

Một dấu hiệu dễ thấy của tuổi dậy thì nữa đó là, hiện tượng mụn trứng cá. Song, các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn; làm cho mùi cơ thể trở nên nồng hơn, đặc biệt là ở nách và bẹn. 

Cha mẹ nên hướng dẫn con trai tự chăm sóc bản thân với các cách như:

  • Dạy con cách sử dụng lăn khử mùi
  • Khuyến khích con tắm thường xuyên
  • Xây dựng thói quen mặc quần lót cho con (ưu tiên vải cotton thoáng mát)

3.3 Làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì? Giáo dục giới tính

Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp – Trưởng khoa Tâm lý Đại học Sư phạm TPHCM nhận định rằng; ở độ tuổi từ 12 – 18, các cha mẹ cần phải cởi mở hết cỡ với trẻ về các vấn đề giới tính, tình dục.

Hãy nói với con trẻ hết về chuyện yêu đương, bao cao su, phòng tránh thai, phòng tránh bệnh lây lan qua đường tình dục, thậm chí là tư thế quan hệ; hay như thế nào là mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh.

Tuy nhiên trên thực tế chỉ khoảng 5% đến 6% các gia đình thông thoáng chuyện này.

>> Cha mẹ nên đọc thêm: Giáo dục giới tính là gì?

3.4 Làm gì để con trai an toàn trên mạng xã hội khi đến tuổi dậy thì? 

An toàn mạng xã hội
Làm gì để con trai an toàn trên mạng xã hội khi đến tuổi dậy thì?

TikTok, Facebook, Twitter, Instagram và các nền tảng mạng xã hội khác giúp các con; thậm chí là các bậc phụ huynh giữ liên lạc với nhau; dù ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần biết phải làm gì để bảo vệ con trước sân chơi tưởng chừng là lành mạnh; nhưng cũng có tác động tiêu cực nếu không sử dụng đúng cách.

Tờ tin của Đại học Carnegie Mellon chia sẻ cách để chúng ta giữ an toàn trên mạng xã hội bao gồm:

  • Cân nhắc giảm bớt số lượng bài đăng.
  • Không nên gắn thẻ vị trí của mình.
  • Tận dụng các tính năng “quyền riêng tư”.
  • Nhận biết và bài trừ các nội dung tiêu cực.
  • Sử dụng ngôn từ văn minh.

>> Đọc thêm: Cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì hỗn láo?

4. Cha mẹ cần làm gì khi tuổi dậy thì của con trai đến sớm hoặc muộn hơn?

Cha mẹ cần làm gì khi tuổi dậy thì của con trai đến sớm hoặc muộn hơn?
Cha mẹ cần làm gì khi tuổi dậy thì của con trai đến sớm hoặc muộn hơn?

Khi nhận thấy dấu hiệu dậy thì trước 9 tuổi (dậy thì sớm); cha mẹ hãy liên hệ bác sĩ để thăm khám cho con. Điều này có thể báo hiệu một vấn đề về tuyến yên; hoặc vấn đề thần kinh. Bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra chẩn đoán khi nghi ngờ có vấn đề

Song, cha mẹ cũng nên thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm của con, để kịp thời nắm bắt những thay đổi của con trong quá trình học tập, đặc biệt là tính cách, tâm lý, hành vi tuổi dậy thì ở con trai.

[key-takeaways title=””]

Vậy nên, vấn đề không chỉ là cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì? Mà cha mẹ cần hiểu thêm tính cách, tâm lý tuổi dậy thì ở con trai, cũng như phương pháp dạy con trai ở tuổi dậy thì. Hy vọng MarryBaby đã góp phần trong việc cung cấp thông tin cho cha mẹ.

[/key-takeaways]

Categories
Tuổi dậy thì ở nam Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai để dạy con thành người

Hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai sẽ tạo một nền tảng tốt để nuôi dạy cậu con cưng của bố mẹ trở thành người đàn ông trưởng thành và đĩnh đạc.

Nếu bố mẹ đang loay hoay với những câu hỏi con trai dậy thì như thế nào, tâm lý tuổi dậy thì ở con trai ra sao, tính cách con trai tuổi dậy thì thế nào và cách dạy con trai ở tuổi dậy thì là gì hay nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì; bài viết sau sẽ hỗ trợ bố mẹ trả lời những thắc mắc trên.

Thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con trai

1. Thay đổi thể chất

Hành vi của trẻ tuổi dậy thì đa phần sẽ bị chi phối bởi nội tiết tố và sự thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con trai. Tuổi dậy thì của con trai thường bắt đầu từ 10 đến 14 tuổi và kết thúc ở độ tuổi 16 đến 18. Con trai dậy thì có những đặc điểm sau:

  • Chiều cao tăng nhanh, có thể lên đến 10cm mỗi năm, xuất hiện cơ bắp và tình trạng vỡ giọng (giọng trầm và khàn hơn).
  • Thay đổi về cảm xúc và hành vi trong mối quan hệ với bạn khác giới và các vấn đề liên quan đến tình dục.
  • Não bộ vẫn đang tiếp tục phát triển, khu vực não chịu trách nhiệm phán đoán và ra quyết định vẫn đang xây dựng và sẽ “hoàn thiện” khi trẻ được 20 tuổi.

Ở độ tuổi này, tâm lý tuổi dậy thì ở con trai hay tâm lý tuổi dậy thì bé trai cũng trở nên thất thường hơn. Các bé trai rất dễ bị thay đổi xung động và cảm xúc. Điều này khiến cho cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt tâm lý tuổi dậy thì ở con trai.

Trong nội dung tiếp theo bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về những thay đổi trong cảm xúc và suy nghĩ của con trai dậy thì.

tâm lý tuổi dậy thì ở con trai
Tâm lý tuổi dậy thì ở con trai có nhiều sự thay đổi bố mẹ cần lưu tâm!

2. Thay đổi trong cảm xúc và suy nghĩ

Cảm xúc trong tâm lý tuổi dậy thì ở con trai bao hàm rất nhiều cung bậc khác nhau:

  • Con trai dậy thì của bố mẹ có thể bộc lộ những cảm xúc mạnh mẽ và mãnh liệt. Tâm trạng của cậu con trai dường như không thể dự đoán được. Những thăng trầm trong cảm xúc này một phần là do não bộ của con vẫn đang học cách kiểm soát và thể hiện cảm xúc theo cách trưởng thành.
  • Con trai dậy thì nhạy cảm với người khác. Khi con lớn hơn, chúng sẽ đọc và hiểu cảm xúc của người khác tốt hơn.
  • Thay đổi nhận thức về bản thân. Lòng tự trọng của con trai dậy thì thường bị ảnh hưởng bởi cách nghĩ của con về vẻ ngoài. Khi con phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai, chúng có thể cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình. Con cũng có thể so sánh cơ thể của mình với cơ thể của bạn bè cùng trang lứa.
  • Hành xử bốc đồng. Kỹ năng ra quyết định trong tâm lý tuổi dậy thì ở con trai vẫn đang phát triển và chúng vẫn đang học rằng: đôi khi, hành động có hậu quả và thậm chí là rủi ro.

>> Bố mẹ có thể quan tâm Tại sao bố mẹ không hiểu con? Cách tái kết nối với con yêu ở độ tuổi dậy thì

3. Thay đổi trong tương tác xã hội

Tâm lý tuổi dậy thì ở con trai có nhiều sự thay đổi dẫn đến cách con trai dậy thì tương tác với mọi người xung quanh cũng sẽ có những khác biệt:

  • Khao khát sự độc lập: Con muốn tự quyết định về nơi con đi, cách con di chuyển, thời gian con dành cho ai và tiêu tiền vào việc gì.
  • Muốn nhận nhiều trách nhiệm hơn: Theo sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai, con có thể muốn đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn cả ở nhà và ở trường. Ví dụ như nấu bữa tối mỗi tuần một lần hoặc tham gia hội thao của trường.
  • Mong muốn có nhiều trải nghiệm mới: Con trai dậy thì có khả năng tìm kiếm những trải nghiệm mới. Điều này là bình thường khi con khám phá các giới hạn và khả năng của bản thân. Nhưng do bộ não của tuổi thiếu niên đang phát triển; con đôi khi có thể gặp khó khăn trong việc suy tính về những hậu quả và rủi ro trước khi chúng thử một điều gì đó mới.
  • Phát triển sự thấu hiểu bản thân và giá trị cá nhân: Các cậu thanh thiếu niên bận rộn tìm hiểu xem họ là ai và họ phù hợp với nơi nào trên thế giới. Bố mẹ có thể nhận thấy con thử những thứ mới như phong cách quần áo, âm nhạc, nghệ thuật hoặc các nhóm bạn. Tâm lý tuổi dậy thì ở con trai thời gian này bắt đầu phát triển hệ giá trị và đạo đức cá nhân mạnh mẽ hơn. Con sẽ thắc mắc nhiều điều hơn. Lời nói và hành động của bố mẹ sẽ giúp hình thành ý thức về đúng và sai của con.
  • Bạn bè của con dậy thì đóng vai trò vô cùng quan trọng: Bạn bè đồng trang lứa thường ảnh hưởng nhiều đến tâm lý tuổi dậy thì ở con trai; đặc biệt là hành vi, ngoại hình, sở thích, ý thức và lòng tự trọng của con trai dậy thì. Bố mẹ vẫn có ảnh hưởng lớn đến những thứ lâu dài như lựa chọn nghề nghiệp, giá trị và đạo đức của con.
  • Bị ảnh hưởng bởi phương tiện truyền thông: Internet và phương tiện truyền thông xã hội có thể ảnh hưởng đến cách con giao tiếp với bạn bè và học hỏi về thế giới. Chúng có nhiều lợi ích cho sự phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai, nhưng cũng có một số rủi ro. Trò chuyện với con là cách tốt nhất để bảo vệ con khỏi những rủi ro trên mạng xã hội và đảm bảo an toàn cho Internet của chúng.
thay đổi trong tương tác xã hội
Tâm lý tuổi dậy thì ở con trai: Bạn bè sẽ là mối bận tâm lớn của con!

Hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai: Cách giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì

1. Làm gương để tâm lý tuổi dậy thì ở con trai phát triển tốt

Bố mẹ có thể là một hình mẫu cho các mối quan hệ tích cực với bạn bè, con cái, đối tác và đồng nghiệp của mình. Con sẽ học được từ việc quan sát các mối quan hệ có sự tôn trọng, đồng cảm và giải quyết xung đột một cách tích cực.

Bố mẹ cũng có thể làm gương trong việc xử lý và đối mặt với những cảm xúc, tâm trạng khó chịu và sự xung đột. Ví dụ: sẽ có lúc bố mẹ cảm thấy cáu kỉnh, mệt mỏi và khó gần. Thay vì tránh né con hoặc gây ra một cuộc tranh cãi, bố mẹ có thể nói, “Bố/mẹ đang mệt mỏi và cố gắng vượt qua. Hiện tại, bố mẹ không thể nói chuyện mà không buồn bực. Mình có thể trò chuyện sau được không?”

>> Bố mẹ có thể xem Mách mẹ bí quyết xây dựng thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 14

2. Kết bạn với bạn bè của con

Làm quen với bạn bè của con bạn và khiến chúng được chào đón trong nhà sẽ giúp bố mẹ duy trì các mối quan hệ xã hội của con mình. Nó cũng cho thấy rằng bố mẹ hiểu bạn bè của con quan trọng như thế nào đối với con. Từ đó, giúp phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai tốt hơn.

Nếu bố mẹ lo lắng về bạn bè của con mình, bố mẹ có thể hướng dẫn con mình đến các nhóm bạn bè khác. Nhưng cấm kết bạn hoặc chỉ trích bạn bè của con có thể phản tác dụng. Tức là, con có thể muốn dành nhiều thời gian hơn cho nhóm bạn mà bố mẹ cấm.

[inline_article id=291196]

3. Lắng nghe để hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai

Lắng nghe tích cực có thể là một cách mạnh mẽ để củng cố mối quan hệ của bạn với con trong những năm tháng này.

Để lắng nghe một cách tích cực, bố mẹ cần dừng việc đang làm khi con muốn nói. Nếu bố mẹ đang lúng túng điều gì đó, hãy dành thời gian khi bố mẹ có thể lắng nghe. Tôn trọng cảm xúc và ý kiến của con và cố gắng hiểu quan điểm của chúng; ngay cả khi quan điểm đó không giống với quan điểm của bố mẹ.

lắng nghe để thấu hiểu con trai dậy thì
Bố mẹ cần học cách lắng nghe chủ động để hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai

4. Cởi mở với con về cảm xúc của bố mẹ

Nói cho con biết cảm xúc của bố mẹ trước những hành xử của con sẽ giúp con trai dậy thì học cách đọc và phản ứng với cảm xúc. Điều này tạo thói quen cho con biết cách kết nối tích cực và mang tính xây dựng với mọi người xung quanh.

>> Bố mẹ cần biết 16 điều nhất định phải dạy con gái tuổi mới lớn

5. Tập trung vào những điều tích cực để nuôi dưỡng tâm lý tuổi dậy thì lành mạnh ở con trai

Khi bố mẹ nói về các mối quan hệ, tình dục và giới tính một cách cởi mở và không phán xét với con; điều đó có thể thúc đẩy sự tin tưởng giữa hai bên; và đồng thời nuôi dưỡng tâm lý tuổi dậy thì ở con trai lành mạnh. Nhưng tốt nhất bố mẹ nên tìm những thời điểm hàng ngày khi bố mẹ có thể dễ dàng trao đổi vấn đề này hơn là dạy bảo con phải làm gì.

Khi những khoảnh khắc này xuất hiện, bố mẹ thường nên tìm hiểu những gì con mình đã biết. Rồi sau đó, bố mẹ hãy chỉnh sửa những thông tin sai lệch và đưa ra sự thật. Bố mẹ cũng có thể sử dụng các cuộc trò chuyện này để nói về hành vi tình dục phù hợp và những thứ như sự đồng thuận, hành vi gửi tin nhắn tình dục và nội dung khiêu dâm. Và cho con biết bố mẹ luôn sẵn sàng nói về những câu hỏi hoặc mối quan tâm.

[inline_article id=269976]

6. Trò chuyện và thấu hiểu tâm lý tuổi dậy thì ở con trai

Tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con trai có đặc điểm gì? Đa phần, các bé trai tuổi dậy thì thường không muốn gần gũi cha mẹ, ít khi chịu chia sẻ và có xu hướng giấu kín “tâm tư” của bản thân. Bên cạnh đó, con trai tuổi dậy thì cũng rất khó để diễn đạt những cảm xúc. Tuy nhiên, thay vì bực bội vì bị con trai “phớt lờ” mỗi khi hỏi han, quan tâm, bố mẹ hãy kiên nhẫn và áp dụng thử những cách dạy con trai ở tuổi dậy thì sau:

  • Đặt ra những câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng để trẻ trả lời từng câu
  • Cách dạy con trai ở tuổi dậy thì: Đừng giao tiếp bằng mắt quá nhiều. Mặc dù giao tiếp bằng mắt thường được khuyến khích nhưng với con trai tuổi teen, đây có thể là dấu hiệu của sự đe dọa hay áp đảo.
  • Làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì? Trò chuyện với trẻ khi đang cùng làm một điều gì đó chẳng hạn như chơi trò chơi, đi bộ, chuẩn bị bữa ăn… Khi vừa làm vừa nói chuyện, trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ hơn.
  • Khi nói chuyện với trẻ, bạn phải thật bình tĩnh, đừng để cảm xúc chiếm ưu thế. Thể hiện sự tức giận hoặc thất vọng có thể khiến trẻ càng “thu mình” và không muốn tìm đến bạn khi gặp khó khăn.
  • Hãy cho trẻ thời gian. Đừng thất vọng nếu con không thay đổi hành vi hoặc thái độ ngay lập tức. Hãy để trẻ tiếp nhận thông tin và sau đó xử lý.
trò chuyện với con trai dậy thì
Tâm lý tuổi dậy thì ở con trai: Trò chuyện là chìa khóa để kết nối với con!

7. Biết cách đặt giới hạn rõ ràng

Bố mẹ cần đặt ra giới hạn và quy tắc dựa trên các giá trị chung về sự an toàn, sức khỏe, chẳng hạn các vấn đề về thời gian chơi game, xem tivi, những việc được phép làm và không được làm. Bố mẹ cũng cần giải thích cho con trai tuổi dậy thì hiểu tại sao lại có những quy định này và những điều này chỉ được áp dụng khi trẻ đã hiểu và đồng ý.

Đồng thời, bố mẹ cũng đưa ra hậu quả mà trẻ phải đối mặt khi vi phạm các nguyên tắc đã đặt ra. Chẳng hạn trẻ sẽ phải về nhà sớm hoặc làm việc nhà, bị cắt tiền tiêu vặt. Tránh trừng phạt quá nghiêm khắc khi trẻ làm sai hoặc có hành vi không tốt. Vì đây không phải là cách phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai hiệu quả. Bởi trẻ có thể cảm thấy bực bội, khó chịu và ngày càng xa lánh bố mẹ.

>> Bố mẹ xem thêm 15+ cách dạy con trai bướng bỉnh không cần đòn roi

8. Dạy con trai dậy thì cách chịu trách nhiệm

Để trẻ tự chịu trách nhiệm về những hành vi mình gây ra, ngoài ra, bố mẹ cũng nên dạy trẻ về tinh thần trách nhiệm. Cung cấp các thông tin cơ bản về việc chăm sóc bản thân cũng là cách dạy con trai ở tuổi dậy thì. Bố mẹ có thể chia sẻ nhẹ nhàng hoặc nếu không có thể tìm sách để trẻ đọc.

Hướng trẻ đến một lối sống lành mạnh, tập thể thao thường xuyên và chú ý nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để phát triển và tăng chiều cao tốt nhất.

Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý tuổi dậy thì ở con trai tốt nhất. Do đó, việc tìm ra cách dạy con trai ở tuổi dậy thì phù hợp là điều cực kỳ quan trọng để trẻ dễ dàng vượt qua những “khủng hoảng” tuổi dậy thì và trở thành một chàng trai mạnh mẽ.