Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Âm hộ là gì? Dấu hiệu âm hộ bình thường và bất thường

1. Âm hộ là gì? Sự khác biệt giữa âm đạo, âm hộ, âm vật

Âm hộ (the vulva) bao gồm những bộ phận bên ngoài, nhìn thấy được của bộ phận sinh dục nữ. 

Sự khác biệt giữa âm hộ, âm đạo, và âm vật là gì? Âm đạo (vagina) và âm vật (clitoris) là những bộ phận của âm hộ (the vulva). 

  • Âm vật (clitoris) hay thường được gọi là hột le; đây là một khối mô cứng dài khoảng 1,5 cm; nằm ở giữa và phía trên lỗ âm đạo. Đầu âm vật được che một phần bởi hai môi của âm hội, nằm trên niệu đạo.
  • Âm đạo (vagina) là phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục nữ, kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung.

Thông thường, chúng ta sẽ nhầm lẫn giữa âm hộ và âm đạo. Tuy nhiên, âm đạo chỉ là một phần của âm hộ; và bao gồm cả những phần bên ngoài, nhìn thấy được; và cả phần bên trong của bộ phận sinh dục nữ.

2. Cấu tạo của âm hộ

Cấu tạo của âm hộ bao gồm:

  • Gò mu hay còn gọi là đồi vệ nữ (vùng mô mỡ được bao phủ bởi lông mu).
  • 2 môi lớn (môi ngoài, được bao phủ bởi lông mu).
  • 2 môi bé (môi trong, không có lông).
  • Âm vật và lớp “mũ” trùm/bao phủ của âm vật (nằm ở phía trước của bộ phận sinh dục).
  • Tiền đình (bao quanh lỗ âm đạo và lỗ niệu đạo).
  • Lỗ niệu đạo (nằm phía dưới âm vật, hai bên lỗ niệu đạo có hai tuyến Skene).
  • Màng trinh (lớp màng mỏng, cách cửa âm đạo khoảng 2cm).
  • Lỗ âm đạo (cửa của âm đạo – một ống rỗng, thành ống là niêm mạc; dài 8 – 10 cm ở trạng thái bình thường, có khả năng co giãn rất tốt).
  • Đáy chậu (vùng da giữa âm đạo và hậu môn).

cấu tạo của âm hộ

Mỗi bộ phận cấu thành nên âm hộ sẽ có những chức năng khác nhau. Sau đây là nội dung chi tiết về các bộ phận trong âm hộ.

2.1 Gò mu (hay ngọn đồi vệ nữ)

Gò mu là phần tích tụ của mô mỡ dưới da nhô cao ngay bên trên âm hộ; nằm xung quanh môi lớn. Đến tuổi dậy thì, lông mu bắt đầu mọc và bao phủ phần mu, khu vực này còn được gọi là ngọn đồi vệ nữ.

2.2 Môi lớn (các nếp gấp phía ngoài)

Môi lớn là hai lớp da kéo dài xuống dưới từ gò mu xuống vị trí trước hậu môn. Cùng với môi nhỏ, môi lớn tạo thành lớp môi âm hộ có tác dụng che chắn bảo vệ toàn bộ phần trong của hệ sinh sản của phụ nữ.

2.3 Môi bé (các nếp gấp phía trong)

Môi bé là hai lớp da ở hai bên cửa âm đạo của âm hộ, nằm ngay giữa môi lớn. Môi nhỏ có sự khác biệt rất nhiều về kích thước, màu sắc, và hình dạng đối với từng người.

Một số người có thể còn có môi nhỏ nhô ra cao hơn cả môi lớn; hoặc môi bé bên to bên nhỏ; tất cả đều hoàn toàn bình thường và không hề ảnh hưởng tới sức khỏe.

2.4 Âm vật

Âm vật (hay thường được gọi là hột le) gồm quy đầu âm vật và môi âm vật. Đây là một khối mô cứng khoảng 1,5 cm nằm ở giữa và phía trên của âm hộ. 

Tại âm vật tập trung khoảng 8000 đầu dây thần kinh; nên đây là cơ quan nhạy cảm nhất trên cơ thể người phụ nữ.

>> Bạn xem thêm: Cách kích thích âm vật khiến nàng hưng phấn và sung sướng

2.5 Lỗ niệu đạo

Lỗ niệu đạo còn có tên gọi khác là cửa niệu đạo. Đây là nơi nước tiểu thoát ra từ bàng quang qua ống dẫn tiểu ra bên ngoài. Lỗ này nằm ngay trên lỗ âm đạo và dưới âm vật tầm 2cm.

2.6 Âm đạo

Âm đạo có hình ống dài nối từ cửa mình bên ngoài vào tử cung. Âm đạo là bộ phận có tính đàn hồi cao, có khả năng co giãn gấp nhiều lần so với kích thước bình thường để hỗ trợ cho việc quan hệ tình dục; mang thai và sinh nở; tất cả đều được thực hiện qua âm đạo.

>> Bạn xem thêm: Các hình dạng của cô bé và những khám phá thú vị về “chỗ ấy”

2.7 Màng trinh

Màng trinh (the hymen) là một tấm màng mỏng nằm trong cửa âm đạo, cách cửa âm đạo từ 1-2cm. Màng trinh không thực sự có tác dụng gì đặc biệt, nó chỉ đơn giản là phần dư sót lại trong thời kỳ thai nhi phát triển.

Tùy theo cấu tạo cơ thể mỗi người mà một số ít bạn gái khi sinh ra đã không có màng trinh.

3. Chức năng của âm hộ

Chức năng

Chức năng của âm hộ rất đa dạng, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh sản, sinh lý của nữ giới. 

Một số chức năng chính của âm hộ như:

  • Là “cửa mình” giúp che chắn, bảo vệ hệ thống cơ quan sinh dục, sinh sản quan trọng của nữ giới.
  • Toàn bộ cấu phần của âm hộ là trung tâm của cơ quan sinh sản, cũng là nơi nhạy cảm nhất giúp phụ nữ có khoái cảm khi quan hệ tình dục.
  • Khi được kích thích, chức năng của âm hộ là tiết ra các tuyến nhờn, tuyến dịch âm đạo giúp hỗ trợ cho quá trình quan hệ tình dục thuận lợi hơn.
  • Các chất nhờn tiết ra từ các cơ quan bên trong âm hộ giúp làm sạch vùng kín, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, giúp bảo vệ âm đạo được sạch sẽ.
  • Thông qua đường âm đạo, các bác sĩ phụ khoa có thể khám cơ quan sinh dục trong và ngoài của phụ nữ để đánh giá tình trạng sức khỏe phụ khoa; xác định ngày rụng trứng.

Tuy âm hộ là một bộ phận nhỏ bé nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với chị em phụ nữ. Cùng với tử cung, âm vật có vai trò cấp thiết cho sinh sản; và là cơ quan giúp tạo ra khoái cảm tình dục cho loài người.

4. Âm hộ thay đổi như thế nào trong từng giai đoạn cuộc đời?

Khi phụ nữ lớn tuổi hơn; lượng estrogen sẽ giảm đi, cơ thể mất chất béo và collagen. Do đó, da, mô và môi âm hộ sẽ trở nên mỏng hơn và kém đầy đặn hơn.

Việc âm hộ sẽ giảm sự đầy đặn theo tuổi; thậm chí môi âm hộ cũng có thể giảm kích thước; trở nên nhợt nhạt hơn vì lưu lượng máu đến khu vực này giảm.

Theo đó, qua mỗi giai đoạn của cuộc đời, âm hộ của phụ nữ sẽ thay đổi và có sự khác biệt.

Sự thay đổi của âm hộ theo từng giai đoạn cuộc đời

4.1 Sự thay đổi âm hộ khi đến tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, các cơ quan sinh sản, bao gồm cả âm hộ, thay đổi để đáp ứng với sự gia tăng estrogen và các hormone khác. 

  • Môi nhỏ phát triển và mở rộng hơn.
  • Lông mu bắt đầu mọc rất nhiều. Lượng lông mu tăng theo thời gian, trở nên dày hơn và xoăn hơn.
  • Màu sắc của âm hộ cũng có thể thay đổi một chút.

Ở người trưởng thành, màu của âm hộ thường thay đổi từ hồng nhạt đến nâu đỏ hoặc nâu sẫm.

4.2 Khi mang thai

Trong khi mang thai, mức độ hormone estrogen và progesterone tăng lên. Estrogen tăng và lưu lượng máu đến khu vực âm đạo tăng lên. Theo đó:

  • Âm hộ tăng kích thước.
  • Màu da ở âm hộ sẫm màu hơn.
  • Tiết dịch âm đạo cũng nhiều hơn bình thường.

Sự thay đổi nội tiết tố cũng gây ra sự mất cân bằng của nấm men và vi khuẩn trong âm đạo. Do đó, tỷ lệ viêm âm đạo thường cao hơn đối với phụ nữ mang thai.

Một số phụ nữ mang thai có thể bị giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo, âm hộ và hậu môn (bệnh trĩ). Tuy nhiên, tình trạng thường sẽ cải thiện sau khi sinh con.

4.3 Sau khi mang thai

Khi sinh con, vùng đáy chậu giãn ra để phù hợp với kích thước đầu của em bé. 

  • Đôi khi, da và các mô ở đáy chậu bị rách.
  • Các vết rách nhỏ có thể tự lành sau khi sinh mà không cần khâu, nhưng vết rách lớn có thể cần sự giúp đỡ phẫu thuật.
  • Một vấn đề khác có thể xảy ra sau khi sinh con là khô âm đạo, đặc biệt là trong thời gian cho con bú. Khô âm đạo là do thay đổi nồng độ hormone. Để giải quyết điều này, chất bôi trơn và liệu pháp estrogen tại chỗ có thể được sử dụng.

4.4 Thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh thường bị giảm nồng độ estrogen, ảnh hưởng đến âm đạo và đường tiết niệu.

  • Theo thời gian, niêm mạc âm đạo trở nên mỏng hơn, khô hơn và dần mất độ đàn hồi.
  • Estrogen giảm cũng làm cho lớp lót của đường tiết niệu trở nên mỏng hơn.

Trên thực tế, có nhiều bệnh về phụ khoa và các dấu hiệu bất thường xảy ra ở âm hộ mà phụ nữ không phải lúc nào cũng có điều kiện để thảo luận trực tiếp với bác sĩ

5. Âm hộ như thế nào là bình thường hoặc bất thường?

Sự thay đổi theo thời gian

Mỗi người phụ nữ sẽ có hình dáng, màu sắc và kích thước âm hộ khác biệt; sẽ không tồn tại hai âm hộ nào hoàn toàn giống nhau. Nếu bạn thấy bên trái và bên phải của âm hộ có sự chênh lệch về kích thước, hình dáng và màu sắc; điều này cũng có thể là bình thường.

Một số phụ nữ bị cắt âm đạo (female genital cutting); phẫu thuật thẩm mỹ; hoặc bị sẹo do sinh con cũng có hình dạng âm hộ khác biệt.

Bạn có thể sử dụng gương để nhìn ngắm âm hộ của mình. Khi bạn đã quen thuộc với hình dáng, kích thước và màu sắc của âm hộ; bạn cũng sẽ nhận thấy những thay đổi và có thể cân nhắc đi thăm khám bác sĩ phụ khoa nếu bạn thấy lo lắng.

6. Hướng dẫn cách vệ sinh, chăm sóc âm hộ

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín phụ nữ

– Vệ sinh vùng kín:

  • Dùng tay để vệ sinh vùng kín.
  • Sử dụng xà phòng nhẹ hoặc chất thay thế xà phòng.
  • Vỗ nhẹ nhàng để làm khô bộ phận sinh dục sau khi vệ sinh.
  • Sử dụng kem dưỡng tăng cường hàng rào bảo vệ da nhạy cảm; trong trường hợp bạn thấy da bị kích ứng hoặc để bảo vệ da khỏi bị kích ứng do độ ẩm.

– Lựa chọn quần áo và giặt đồ:

  • Mặc quần lót bằng cotton.
  • Thay và giặt quần lót bị dính mồ hôi ngay sau khi tập thể dục.
  • Giặt quần áo bằng xà phòng hữu cơ hoặc xà phòng tự làm tại nhà.

– Đi vệ sinh và thời gian có kinh nguyệt:

  • Lau vùng kín từ trước ra phía sau khi đang ngồi trên toilet.

– Quan hệ tình dục:

  • Sử dụng chất bôi trơn glycerine có gốc nước.
  • Tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV).
  • Sử dụng bao cao su làm đảm bảo chất lượng tốt.
  • Kiểm tra các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) mỗi năm; hoặc trước khi thay đổi bạn tình.

– Đối với cạo lông vùng kín và bấm khuy âm đạo:

  • Có thể cạo tỉa nếu lông nhiều và dài gây khó khăn cho vệ sinh.
  • Rửa bằng xà phòng nhẹ và nước trước và sau khi cạo lông vùng kín.
  • Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn đang nghĩ đến việc xỏ lỗ bộ phận sinh dục.

Tóm lại, âm hộ là một bộ phận nằm bên ngoài, có thể quan sát được của vùng kín phụ nữ. Âm hộ giúp che chắn, bảo vệ hệ thống cơ quan sinh dục, sinh sản quan trọng của nữ giới. Đồng thời, có vai trò kích thích và giúp phụ nữ có khoái cảm, đạt cực khoái.