Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ăn chôm chôm có tác dụng gì? 3 lưu ý khi ăn chôm chôm để tránh “tiền mất tật mang”

Chôm chôm là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt nhẹ, thanh mát và thường được sử dụng như món ăn giải khát dành riêng cho mùa hè. Không chỉ vậy, chôm chôm còn được biết đến như một thần dược của sức khỏe vì chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng. Vậy, ăn chôm chôm có tác dụng gì? Cần lưu ý những gì khi thưởng thức loại trái cây này? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết bên dưới nhé. 

Giá trị dinh dưỡng của chôm chôm

Chôm chôm có vỏ ngoài như một chú nhím biển, sần sùi và nhiều gai mềm. Tuy nhiên, ẩn sâu bên dưới lớp vỏ đó lại là phần thịt trắng mịn, ngọt nhẹ, thơm mát và vô cùng dồi dào vitamin, lẫn khoáng chất, chẳng hạn như: 

  • Chất xơ: Đây là một loại trái cây rất giàu chất xơ. Theo các nghiên cứu, 100g thịt chôm chôm có thể bổ sung khoảng 1,3–2 gam chất xơ, gần bằng với lượng chất xơ mà táo, cam hoặc lê có thể cung cấp cho cơ thể. 
  • Vitamin C: Tương tự như nhiều loại trái cây nhiệt đới khác, chôm chôm cũng là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Theo nghiên cứu, mỗi ngày chỉ cần ăn từ 5 – 6 quả chôm chôm đã đáp ứng được 50% nhu cầu vitamin C hàng ngày.
  • Đồng: Đây cũng là nguồn cung cấp đồng tốt, một vi chất đóng vai trò quan trọng với nhiều hoạt động của cơ thể. Đặc biệt, phụ nữ mang thai rất cần được bổ sung đồng để hỗ trợ phát triển mô và quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể. Vi chất này còn giúp cho các cơ quan của thai nhi phát triển tốt trong bụng mẹ
  • Các khoáng chất: Chôm chôm bổ sung nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như mangan, phốt pho, kali, magie, sắt và kẽm. Trong 100g thịt chôm chôm (tương đương khoảng 4 quả) sẽ bổ sung 2–6% lượng chất dinh dưỡng được khuyến nghị hàng ngày.

Ngoài phần thịt thì vỏ lẫn hạt chôm chôm cũng được cho là giàu dinh dưỡng, nhất là các hoạt chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, bên cạnh chất dinh dưỡng thì vỏ và hạt của chôm chôm cũng chứa một số hợp chất có thể gây độc cho con người. Vậy nên, câu trả lời phù hợp nhất khi có ai đó hỏi bạn là “hạt chôm chôm có ăn được không” thì là không nên ăn nhé. 

Ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Có một sự thật là nhiều người rất thích ăn chôm chôm vì ngon và mát, nhưng rất ít người biết về công dụng của loại quả này với sức khỏe con người. Sau đây là 6 công dụng của chôm chôm mà bất kỳ tín đồ của loại quả này không nên bỏ qua: 

1. Giảm nguy cơ ung thư

Bên cạnh lượng vitamin C dồi giàu thì chôm chôm còn chứa nhiều hoạt chất như flavonoid, tannin và hợp chất phenolic, đây đều là các hoạt chất chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại sự gây hại của gốc tự do và bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị tổn thương. Đồng thời, các hoạt chất này cũng có khả năng ngăn ngừa tổn thương ADN và phát sinh ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt. 

2. Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Như đã thông tin ở phần trên, chôm chôm cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể, giúp nuôi dưỡng vi khuẩn “tốt” trong hệ tiêu hóa, thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Hơn nữa, chất xơ cũng cải thiện nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. 

3. Tăng cường năng lượng

Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Giúp giảm nguy cơ ung thư, củng cố hệ tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe toàn diện
Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Giúp giảm nguy cơ ung thư, củng cố hệ tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe toàn diện

Chôm chôm cũng là nguồn cung cấp carbohydrate tốt, bổ sung năng lượng cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Ngoài ra, các vitamin nhóm B trong chôm chôm cũng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng lành mạnh và giảm cảm giác mệt mỏi. Do đó, loại quả này thường xuất hiện trong thực đơn giảm cân lành mạnh.

4. Giúp xương chắc khỏe hơn

Khối lượng xương mất dần theo tuổi tác là điều không ai tránh khỏi. Tuy nhiên, việc bổ sung chôm chôm với liều lượng phù hợp được cho là làm chậm quá trình loãng xương. Lý giải cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng:

  • Bổ sung một lượng lớn canxi cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Cung cấp kali, một khoáng chất giúp giảm bài tiết canxi qua nước tiểu, làm chậm quá trình loãng xương. 

5. Tốt cho hệ tim mạch

Chôm chôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như: 

  • Cung cấp kali giúp ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao
  • Bổ sung chất xơ giúp giảm cholesterol
  • Cung cấp folate và các vitamin nhóm B có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ tới 25%
  • Hàm lượng vitamin C dồi dào bảo vệ động mạch trước sự gây hại của các gốc tự do

6. Hỗ trợ sức khỏe mẹ bầu

Chôm chôm cung cấp nhiều sắt, một khoáng chất giúp các mẹ bầu chống lại sự mệt mỏi khi mang thai và cải thiện mức huyết sắc tố hemoglobin trong cơ thể. Bởi vì chứa hàm lượng lớn vitamin C, việc ăn quả chôm chôm giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu sắt tốt hơn và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cả mẹ, lẫn thai nhi. 

>> Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn chôm chôm đúng cách: Chỉ lợi, không hại

Infographic ăn chôm chôm có tác dụng gì
Infographic ăn chôm chôm có tác dụng gì

Lưu ý khi ăn chôm chôm

Mặc dù, chôm chôm mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và bổ sung nhiều hoạt chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây khi ăn chôm chôm: 

  • Chôm chôm kỵ gì? Chôm chôm có tính nóng nên khi kết hợp với rượu bia hoặc thức ăn cay nóng sẽ làm tăng tính nóng, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như nóng trong người, nổi mụn nhiều hoặc thậm chí là táo bón. 
  • Ăn chôm chôm có mập không? Ăn chôm chôm với lượng vừa phải (khoảng 5 -6 quả/ngày) sẽ không gây tăng cân, mà còn cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Hơn nữa, chôm chôm có lượng đường tương đối thấp nên khi ăn vừa đủ sẽ không gây ra sự thay đổi cân nặng nào cả. Tuy nhiên, nếu ăn những trái quá chín hoặc ăn quá nhiều lượng chôm chôm trong ngày thì có thể dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe như tiểu đường, tăng huyết áp, khó tiêu…
  • Ăn chôm chôm có nóng không? Mặc dù vị chôm chôm ngọt nhẹ và thanh mát, nhưng đây lại là loại quả có tính nóng, có khả năng gây tăng nhiệt cho cơ thể. Vì thế, nếu không muốn bị bốc hỏa hoặc nhiệt miệng, bạn nên ăn với liều lượng vừa đủ, tránh ăn quá nhiều nhé. 

[inline_article id=333244]

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời chính xác cho câu hỏi “ăn chôm chôm có tác dụng gì” rồi đúng không. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về loại trái cây nhiệt đới quen thuộc của Việt Nam và bổ sung thêm được một loại quả ngon – bổ – rẻ vào danh sách thực phẩm tốt cho sức khỏe của riêng mình. 

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ăn chôm chôm có nóng không? Lợi ích của chôm chôm là gì?

Vậy ăn chôm chôm có nóng không, có nổi mụn không? Hãy xem tác dụng của chôm chôm là gì trước bạn nhé!

1. Ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Chôm chôm còn là một loại quả giàu các chất chống oxy hóa và dưỡng chất như canxi, photpho, sắt, đồng, kali, magiê, mangan, vitamin B3, A, C cũng như vitamin B9. Nhờ vậy, ăn chôm chôm mang lại các lợi ích sức khỏe như:

  • Giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
  • Cung cấp và tăng cường năng lượng.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa nhờ có chứa chất xơ.
  • Tăng cường sức khỏe cho xương nhờ có chứa photpho cùng canxi.
  • Phòng ngừa các căn bệnh ung thư nhờ chứa các chất chống oxy hóa.
  • Hỗ trợ giúp làn da khỏe mạnh hơn nhờ chôm chôm chứa vitamin C, B3.
  • Giúp tim khỏe mạnh nhờ khả năng cân bằng lượng cholesterol trong máu.
  • Hỗ trợ giảm cân (giống với quả mận Hà Nội) nhờ chứa hàm lượng chất xơ dinh dưỡng giúp bạn no lâu hơn.
  • Điều trị vấn đề về da đầu và mái tóc như ngứa, bong tróc da đầu, giúp giữ mái tóc đen và ngăn ngừa tình trạng bạc tóc do lão hóa sớm.

Với nhiều công dụng trên thì liệu ăn chôm chôm có nóng không?

2. Ăn chôm chôm có bị nóng không?

Lượng đường trong quả chôm chôm nếu cơ thể tiếp nạp quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nóng trong người. Do đó, loại quả này sẽ không phù hợp cho những người có thể trạng nhiệt, thường hay “bốc hỏa”, vì sẽ khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu và sinh bệnh.

Tuy nhiên, việc ăn chôm chôm có nóng hay không còn tùy vào thể trạng, bệnh lý hoặc số lượng ăn của mỗi người. Ăn chôm chôm dù nóng nhưng chỉ đối với trường hợp ăn quá nhiều. Nếu bạn ăn ở mức vừa phải thì chôm chôm sẽ mang lại nhiều lợi ích như trên.

Trường hợp trong những ngày hè oi bức và bạn sợ nóng, hãy xem thêm 6 cách làm trà táo đỏ thơm ngon và giải nhiệt

Ngoài ra, những người dưới đây không nên ăn chôm chôm:

  • Người béo phì.
  • Người bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Người nóng trong, hay “bốc hỏa”.
  • Người bị nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy.
  • Người có vấn đề về huyết áp, cholesterol cao.

>> Xem thêm: Mít bao nhiêu calo? Ăn mít có nóng và béo không?

Ăn chôm chôm có nóng không?
Ăn chôm chôm có nóng không? Có nếu bạn ăn quá nhiều.

3. Ăn chôm chôm có nổi mụn không?

Bạn đã biết ăn chôm chôm có nóng không rồi đấy, vậy ăn chôm chôm có nổi mụn không? Vì chôm chôm chứa nhiều đường nên sẽ dễ “sinh” nhiệt cho cơ thể, từ đó kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy. 

Những loại quả nhiều đường như chôm chôm khi ăn vào có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến cơ thể trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu) trên da phát triển và gây nên các bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy.

>> Xem thêm: 1 ly trà sữa trân châu bao nhiêu calo?

4. Ăn chôm chôm như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • Trung bình người trưởng thành 1 ngày ăn khoảng 300 gr trái cây, và ăn đa dạng.
  • Nếu muốn ăn ít hơn vì sợ nóng, nổi mụn, bạn có thể ăn salad trước rồi mới ăn chôm chôm sau.
  • Nếu muốn lựa quả chôm chôm tươi, bạn có thể dựa trên màu sắc gai của nó. Gai chôm chôm càng đỏ thì quả sẽ càng chín ngọt.
  • Nên bỏ vỏ trước khi ăn chôm chôm. Để bóc vỏ chôm chôm, bạn dùng dao rạch phần giữa của lớp vỏ bên ngoài, sau đó lấy phần ruột để ăn.

[inline_article id=307824]

Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc Ăn chôm chôm có nóng không, có nổi mụn không của bạn. Ăn chôm chôm sẽ không nóng, không nổi mụn nếu bạn ăn đúng cách và ăn có chừng mực nhé!