Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-12 tháng đúng phương pháp

Ăn dặm kiểu Nhật là cách để tập cho bé ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy con có thể sớm tự lập trong việc ăn uống và cho bé ăn theo nhu cầu chính.

Vậy cho bé ăn dặm như thế nào theo kiểu Nhật? Cùng đọc để có câu trả lời ngay mẹ nhé!

1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm theo kiểu Nhật là phương pháp được tin tưởng sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Mẫu thực đơn cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật mẹ có thể tham khảo theo từng giai đoạn phát triển của bé:

Tập cho bé ăn dặm kiểu nhật
Nên cho con ăn dặm bắt đầu với một lượng nhỏ sau đó tăng dần dần theo tỷ lệ.

2. Lợi ích của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Nếu lựa chọn nuôi dạy con với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Kích thích khả năng vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.
  • Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé tự lập hơn: Bé có thể nhanh chóng tự ngồi ăn một mình không cần sự trợ giúp của mẹ.
  • Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán.
  • Hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì: Do ăn nhiều loại thực phẩm trong một bữa nên trẻ sẽ được cân bằng dinh dưỡng, không bị thừa chất dẫn đến bệnh béo phì.
  • Kỹ năng nhai: Ngoài ra, trong cách chế biến thực phẩm cho bé ăn dặm kiểu Nhật không dùng máy xay nên thức ăn tơi, nhỏ chứ không bị quá nhuyễn, nhờ đó giúp bé phát triển kỹ năng nhai, nuốt tốt hơn.

3. Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật?

Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), bé nên ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Hơn nữa, AAP còn nhấn mạnh việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa trong 6 tháng đầu đời; và bé cần tiếp tục bú sữa cho đến khi được 1 tuổi.

Tuy nhiên, cũng có nhiều bé đòi ăn sớm nhưng thật sự chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm. Vì thế mẹ phải là người hiểu tâm lý của con để nhận ra thời điểm thích hợp tập cho bé ăn dặm.

Thời gian lý tưởng để tập ăn dặm kiểu Nhật cho bé là khi trẻ đủ 6 tháng tuổi để đảm bảo cho hệ tiêu hóa và đường ruột của con.

4. Ăn dặm kiểu Nhật với thực phẩm nào đầu tiên? 

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng trở đi nên bắt đầu với những thực phẩm đầu tiên dưới đây:

4.1 Hoa quả, sinh tố hoa quả

Mẹ có thể cho bé ăn hoa quả khi con đã ở cuối tháng thứ 5 bằng cách chế biến thành các món sinh tố rồi nấu chín. Bé từ 6 tháng thì có thể ăn hoa quả trực tiếp. Một số loại hoa quả tốt cho bé bao gồm:

  • Táo
  • Kiwi
  • Chuối
  • Mận tây
  • Cherry
  • Dâu tây

*Lưu ý: Một số loại quả có vị chua như cam, chanh leo, bưởi thì mẹ nên cho bé ăn vào thời điểm con được 8 tháng tuổi trở đi bằng cách vắt lấy nước rồi pha loãng. Bởi vì các loại trái cây này có axit nên nếu cho ăn quá sớm sẽ gây hại cho dạ dày của bé.

[inline_article id=171151]

4.2 Bột ngọt/bột ăn liền/bột sữa

Trong hướng dẫn ăn dặm kiểu Nhật chuẩn thì không có việc cho bé ăn bột. Lý do là các mẹ Nhật cho con ăn cháo ngay từ những ngày đầu ăn dặm. Tuy nhiên, các mẹ hoàn toàn có thể linh hoạt thay thế cháo rây trong ăn dặm kiểu Nhật bằng bột gạo từ các thương hiệu bột ăn dặm hiện nay. Khi sử dụng bột ăn dặm thay thế cho cháo rây, mẹ cũng hoàn toàn điều chỉnh được độ đặc tăng dần bằng cách điều chỉnh lượng nước pha cùng bột sao cho phù hợp. 

Việc khởi đầu ăn dặm với các món bột nhuyễn, mịn cũng giúp bé tập làm quen với thức ăn đặc hơn sữa, đồng thời tạo cơ hội để hệ tiêu hóa non nớt của bé thích nghi dần dần với việc chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang việc ăn các thực phẩm. 

4.3 Cà rốt tráng đường ruột

Trước khi chính thức ăn dặm khoảng 2 tuần, mẹ có thể cho bé uống nươc ép cà rốt hàng ngày với liều lượng 5-10ml. Việc này là để giúp ổn định đường ruột, ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa và giúp bé sẵn sàng đón nhận các loại thực phẩm mới.

 

thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

4.4 Nấu nước dashi khi cho con

Nước dashi là một loại nước dùng không thể thiếu khi cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật. Mẹ nên ưu tiên làm nước dashi từ rau củ quả sẽ tốt cho con hơn hết. Cách nấu nước dashi cũng khá đơn giản, mẹ tham khảo các bước dưới đây nhé:

Bước 1: Rau củ quả rửa sạch, cắt thành nhiều khúc.

Bước 2: Cho nước vào nồi, lượng nước nên đổ cách chừng 1 đốt ngón tay, rồi cho nguyên liệu vào, chú ý nguyên liệu nào nên cho trước, nguyên liệu nào nên cho sau. Đun khoảng 30-40 phút rồi lấy phần nước dùng làm canh cho bé khi ăn bột, ăn cháo…

Nếu mẹ muốn biết thêm một số công thức làm nước dashi trong ăn dặm kiểu Nhật; có thể tham khảo các công thức dưới đây:

  • Công thức 1: Cà rốt, khoai tây, quả su su, đậu cove.
  • Công thức 2: Su hào, rau cải thảo, sup lơ xanh, trắng.
  • Công thức 3: Hành tây, rau bắp cải, củ cải trắng.
  • Công thức 4: Các loại nước luộc rau như: rau cải, rau chân vịt.
  • Công thức 5: Dùng bột dashi cô đặc của Nhật pha thành nước dashi luôn, rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
  • Công thức 6: Nấu nước dashi từ cá bào và rong biển Kombu chuẩn theo đúng các mẹ Nhật.

5. Lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Theo truyền thống ở Nhật, các mẹ thường cho bé ăn dặm từ khá sớm, lúc con được 100 ngày tuổi. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chú trọng vào việc giúp bé làm quen với mùi vị thức ăn và phát triển khả năng vị giác. Theo đó, mỗi ngày mẹ chỉ cho bé ăn 1 bữa ăn dặm bên cạnh việc bú mẹ.

Hiện nay, tùy theo sự phát triển của trẻ mà các mẹ có thể quyết định thời gian cho con ăn dặm. Thông thường, khi bé được 5-6 tháng tuổi thì mẹ có thể bắt đầu tập cho con ăn các thức ăn mới. Khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Cần thực hiện đúng cách nấu cháo cho bé ăn dặm với tỷ lệ gạo và nước là 1:10. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của bé.
  • Bữa ăn của bé cần đủ 3 nhóm thực phẩm bao gồm tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng-đỏ-xanh”. Thực đơn ăn dặm sẽ được thay đổi thường xuyên để giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm cũng như nạp được nhiều loại dưỡng chất khác nhau.
  • Không thêm gia vị vào thức ăn của bé.
  • Cách cho trẻ ăn dặm là tập cho bé ăn đúng bữa. Khi bé biết ngồi, mẹ nên để con ngồi ăn chung với ba mẹ.
  • Tập cho con tự cầm muỗng xúc ăn để rèn tính tự lập cũng như kỹ năng sử dụng dụng cụ ăn uống.
  • Không ép bé ăn.
  • Khi giới thiệu một món ăn mới cho bé, mẹ nên kiên nhẫn thử cho con ăn trong khoảng 3-4 ngày.
  • Bé bắt đầu ăn cháo loãng rồi đặc dần theo từng độ tuổi trong quá trình ăn dặm.
thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi kiểu Nhật
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi kiểu Nhật

6. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé theo từng độ tuổi

6.1 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi

Với những trẻ có dấu hiệu muốn ăn dặm sớm, cụ thể là trước 6 tháng tuổi. Bé bú ít hơn, nhỏ dãi, mút tay khi thấy người lớn ăn; đó có thể dấu hiệu cho thấy bé muốn ăn dặm sớm.

Trong tuần ăn dặm đầu tiên, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng, xay nhuyễn để bé tập quen dần với thức ăn mới. Cháo được nấu theo tỷ lệ 1:10. Tức là 1 gạo và 10 nước.

Lượng thức ăn cho bé trong tuần đầu:

  • 2 ngày đầu tiên: 1 thìa (5ml).
  • 3 ngày tiếp theo: 2 thìa (10ml).
  • 3 ngày tiếp theo: 3 thìa (15ml).
tập ăn thức ăn cho bé 6 tháng
Hành tây là thực phẩm quen thuộc trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

6.2 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi bao gồm một số loại rau, củ, quả; đây là các thực phẩm hỗ trợ đi ngoài cho bé. Thức ăn của bé trong giai đoạn này phải trơn, mịn, nhuyễn để bé không bị nghẹn.

Trường hợp bé từ chối một số thức ăn nào đó, mẹ nên chiều theo ý bé trong giai đọan này. Thay vào đó, mẹ cứ thay đổi và chọn đa dạng thực phẩm cho bé; món nào bé thích thì cho bé ăn nhiều. Mục tiêu là để tập phản xạ nhai nuốt cho bé.

Những thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này bao gồm:

  • Tinh bột: Cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây.
  • Đạm: Đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, bột nếp, sữa chua, phô mai.
  • Vitamin: Cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, táo, cam, dâu, hành tây.
Thực đơn cho bé 6 tháng
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

6.3 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, thức ăn của bé sẽ đặc và thô hơn so với lúc tháng 5 – 6. Bé có thể ăn cháo với tỷ lệ (1: 7); nhưng sau khi nấu mẹ nên ray lại cho bé dễ nuốt

Ngoài ra, trong giai đoạn này, bên cạnh việc bé bú sữa mẹ hay sữa công thức; mẹ cũng nên cho bé ăn dặm thêm mỗi ngày 2 bữa ăn dặm. Đồng thời, mẹ nhớ ưu tiên cho bé ăn càng đa dạng thực phẩm càng tốt nhé.

Những thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật bé có thể ăn trong giai đoạn này:

  • Tinh bột: Ngoài những thực phẩm trước đó, bé có thể ăn thêm yến mạch, mì ống, ngũ cốc.
  • Đạm: Gan, thịt gà, lòng trắng trứng, đậu.
  • Vitamin: Nấm, dưa leo.

*Lưu ý: Khi nào bé tròn 8 tháng tuổi mẹ mới cho con ăn lòng trắng trứng gà nhé.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng

6.4 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, mẹ vẫn tăng dần lượng thức ăn cho bé qua mỗi tuần, mỗi tháng. Việc này nhằm kích thích và tạo điều kiện cho dạ dày của bé dần thích nghi với lượng thức ăn mới.

Trẻ từ 9 – 11 tháng đã mọc được vài chiếc răng. Vì vậy, bên cạnh việc tăng dần lượng thức ăn, mẹ cũng tăng dần độ thô của thực phẩm mẹ nhé. Ngoài những thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật bé ăn ở các giai đoạn trước, thì sang giai đoạn này mẹ nên chọn thêm:

  • Thịt heo.
  • Thịt bò.
  • Sò.
  • Tôm.
  • Bún.
  • Miến.

6.5 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 – 18 tháng

Giai đoạn này, nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài 3 bữa chính, mẹ nên bổ sung thêm 2 bữa phụ và cho con uống thêm sữa.

Ngoài những thực phẩm bé ăn ở các giai đoạn trước, thì mẹ có thể bổ sung thêm nhiều thực phẩm ăn dặm kiểu Nhật tốt cho bé như:

  • Cải bó xôi.
  • Thịt gà.
  • Cá hồi.

7. Bảng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 28 ngày cho bé

Chi tiết từng giai đoạn mẹ có thể tham khảo khi áp dụng cách cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật mẫu như sau:

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (2 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)
Ngày 8 Ngày 9 Ngày 10 Ngày 11 Ngày 12 Ngày 13 Ngày 14
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ) Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Ngày 15 Ngày 16 Ngày 17 Ngày 18 Ngày 19 Ngày 20 Ngày 21
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Khoai lang nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Khoai lang nghiền (5 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ

Khoai lang nghiền (6 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (1 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (1 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (3 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Bí đỏ nghiền (2 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)

Ngày 22 Ngày 23 Ngày 24 Ngày 25 Ngày 26 Ngày 27 Ngày 28
Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (3 muỗng nhỏ)

Bí đỏ nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cải bó xôi (2 muỗng nhỏ)

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (5 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (3 muỗng nhỏ)

Khoai tây nghiền (1 muỗng nhỏ)

 

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

Cà chua nghiền (1 muỗng nhỏ)

 

 

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (4 muỗng nhỏ)

Cà chua nghiền (2 muỗng nhỏ)

Cà rốt nghiền (2 muỗng nhỏ)

 

Cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (5 muỗng nhỏ)

Súp cà chua (2 muỗng nhỏ)

Bắp cải nghiền (1 muỗng nhỏ)

Cơm nát (2 muỗng nhỏ)

Súp cà rốt và bắp cải (2 muỗng nhỏ)

Hành tây (1 muỗng)

Cháo cà rốt (6 muỗng)

Súp rau (5 muỗng)

Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức trong giai đoạn đầu tập ăn dặm cho trẻ. Các thực phẩm đóng gói trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật không phổ biến ở Việt Nam nên các mẹ có thể xem xét lựa chọn những thực phẩm tốt, phù hợp với độ tuổi của bé hoặc tương đồng với thực phẩm trong hướng dẫn để thay thế nhé.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Ăn dặm bé chỉ huy là gì? Nên áp dụng cho trẻ ở độ tuổi nào?

Vậy ăn dặm bé tự chỉ huy là gì? Và khi nào nên áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy dành cho bé? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay mẹ ơi!

1. Ăn dặm bé tự chỉ huy là gì?

Ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm cho bé tự quyết định món ăn, cách ăn, và thời gian ăn của mình. Đồng thời bố mẹ sẽ tôn trọng quyết định này.

Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy giúp con tận hưởng bữa ăn một cách chủ động. Đồng thời kích kích sự phát triển về thể chất như khả năng vận động, sự linh hoạt, cách tiếp cận và xử lý thức ăn của con.

ăn dặm BLW
Bữa ăn theo phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy giống như giờ chơi của bé, với những món đồ chơi chính là các loại thức ăn nhiều màu sắc

Mặc dù đây là một phương pháp tốt, tuy nhiên dù là phương pháp ăn dặm nào đi chăng nữa, cha mẹ vẫn phải đảm bảo cho con một số yếu tố sau đây:

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con trong giai đoạn đầu đời.
  • Mẹ tập cho con ăn tăng dần từ ít đến nhiều, từ loãng đến sệt dần rồi đặc; và ăn từ mịn đến thô.
  • Mẹ đảm bảo cho con ăn đủ 4 chất dinh dưỡng thiết yếu là Tinh bột (Carb) – Đạm (Protein) – Chất béo (Fat) – Vitamin, khoáng chất (Vitamins).
  • Mẹ có thể áp dụng phương pháp nuôi con EASY. Đồng thời mẹ cần xây dựng thói quen ăn đúng giờ; và ưu tiên cho con ăn cùng gia đình từ nhỏ.
  • TUYỆT ĐỐI KHÔNG ÉP con ăn nhiều, uống nhiều, chỉ vì cha mẹ nghĩ rằng con cần phải ăn nhiều cho mau lớn; hoặc sợ con thiếu chất.

2. Ưu, nhược điểm của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

2.1 Ưu điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy

Phối hợp khéo léo ngón trỏ và ngón cái

Trong khoảng 7-10 tháng tuổi, bé bắt đầu phát triển khả năng cầm, nắm bằng cách sử dụng ngón trỏ và ngón cái.

Trông có vẻ đơn giản, nhưng đây là một bước tiến về kỹ năng vận động tinh ở trẻ sơ sinh. Bằng phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy, mẹ sẽ giúp bé thực hành kỹ năng vươn người, bốc thức ăn thường xuyên.

Giúp bé nhanh biết nói hơn

Mẹ hãy cho bé làm quen với nhiều hực phẩm khác nhau: rau củ luộc, thịt, trứng, cơm nắm,… để khuyến khích con thực hiện những cử động đa dạng cho miệng, cơ mặt, hàm… sẽ giúp bé tập nói dễ dàng hơn.

Khi con bước sang giai đoạn từ 6 – 7 tháng tuổi, con đã có thể làm quen với các trạng thái của thức ăn như dạng thô, dặng lỏng, dạng lợn cợn như súp. Do đó mẹ có thể thoải mái thiết kế thực đơn cho bé ăn dặm.

Nhất là đối với phương pháp ăm dặm tự chỉ huy, bé sẽ còn cảm thấy thích thú hơn khi được tự do ăn uống theo sở thích. Nếu trẻ bị biếng ăn mẹ nên áp dụng phương pháp này.

Tăng khả năng vận động và sự nhạy cảm các giác quan

Ăn dặm theo phương pháp bé tự chi huy con sẽ phải kết hợp tay, mắt và miệng cùng lúc. Điều này giúp con kết nốt các cơ quan thuần thục hơn.

Không những vậy, phương pháp ăn dặm BLW còn giúp con tăng cường khả năng cảm nhận của thị giác, xúc giác, vị giác,..Thông qua màu sắc của thực phẩm, vị của món ăn, âm thanh khi con nghiền thức ăn trong miệng.

Giúp bé tự lập hơn

Đây là ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW so với phương pháp ăn dặm truyền thống.

Trong một khoảng thời gian con ăn dặm theo phương pháp này, con sẽ hiểu được sự chủ động của việc tự ăn mà không cần mẹ đút, cũng như tự do ăn nhiều món mà con thích ăn.

2.2 Nhược điểm của phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy

Cha mẹ lo lắng về sự an toàn

Một số cha mẹ lo lắng rằng phương pháp ăn dặm bé chỉ huy dễ khiến con bị sặc hơn là ăn bằng thìa. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học cho điều này.

Mẹ mất nhiều thời gian dọn dẹp hơn

Cho dù mẹ đang cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào, mẹ chắc chắn sẽ đối mặt với sự lộn xộn sau bữa ăn.

Trẻ có khả năng thiếu dinh dưỡng do ăn không đa dạng

Một nghiên cứu cho thấy ăn dặm bé chỉ huy tiêu thụ lượng chất béo và chất béo bão hòa cao hơn; đồng thời lượng sắt, kẽm và vitamin B12 hấp thụ thấp hơn.

3. Khi nào có thể áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho bé?

ăn dặm BLW
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cần áp dụng trễ hơn kiểu truyền thống

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới WHO và một số Tổ chức Y tế về sức khỏe trẻ em, thời điểm thích hợp để mẹ có thể cho bé ăn dặm là trẻ từ 6 tháng tuổi.

Bởi vì khi trẻ từ 6 tháng tuổi, con đã cần nhiều chất dinh dưỡng hơn so với sữa mẹ. Song song đó, hệ tiêu hóa của con cũng đã bắt đầu phát triển hơn so với những tháng trước. Thế nên con rất cần được hấp thu nhiều chất dinh dưỡng từ đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến một số dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm như: ngồi thẳng mà không cần nhiều hỗ trợ, vươn người lấy đồ vật,..

Vậy trẻ từ 4-5 tháng tuổi có thể ăn dặm tự chỉ huy không? Câu trả lời là không. Vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của con vẫn còn non nớt. Trong khi đó phương pháp ăn dặm tự chỉ huy chiếm phần lớn là thực phẩm ở hình dạng thô để giữ trọn vẹn màu sắc và hương vị.

Không những thế, trẻ ở giai đoạn 5 tháng tuổi, các kỹ năng vận động của con cũng chưa được hoàn thiện. Con ngồi chưa vững, cầm nắm cũng còn yếu,..Chính vì điều đó, cho dù là phương pháp ăn dặm nào, mẹ cũng chỉ nên áp dụng sau khi trẻ đã được 6 tháng tuổi.

>> Mẹ có thể quan tâm Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày là chuẩn?

4. Mẹ nên chuẩn bị dụng cụ gì khi cho con ăn dặm?

phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy
Mẹ nên chuẩn bị đầy đủ ghế ăn, yếm máng và khăn ăn cho bé nhé!

Dưới đây là danh sách các đồ mẹ cần mua để chuẩn bị cho quá trình này:

  • Yếm máng: Theo kinh nghiệm, mẹ nên chọn yếm máng loại bằng nhựa hay nilon mềm bởi nó sẽ không thấm vào bên trong quần áo.
  • Ghế ăn riêng dành cho bé ăn dặm: Mẹ nên chọn loại nhỏ gọn, dễ vệ sinh, di chuyển thuận tiện; để được trên ghế khác và có các nấc điều chỉnh độ cao khác nhau nếu đặt dưới đất.
  • Bát đĩa, cốc đựng nước, thìa đĩa riêng biệt dành cho trẻ: Mẹ ưu tiên chọn các loại bát dính, thìa có độ nông vừa đủ và cán cầm dày; cốc đựng nước có vạch định mức.

5. Sai lầm cần tránh khi áp dụng ăn dặm bé tự chỉ huy

5.1 Bắt đầu cho bé ăn dặm tự chỉ huy BLW quá sớm

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho các bé nhỏ hơn không chỉ làm tăng tỷ lệ thất bại; mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Đồng thời cũng có thể làm bé chán ghét việc ăn; từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.

5.2 Chọn thực phẩm không phù hợp với phương pháp

Việc chọn đúng thực phẩm cho bé ăn cực kỳ quan trọng. Trong giai đoạn mới này, mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm có hạt như đậu đũa sẽ dễ làm bé bị nghẹn, hóc.

Khoai tây và khoai lang cũng không thích hợp cho các bé mới tập ăn dặm. Nếu muốn, mẹ có thể để dành món khoai lại cho đến khi trẻ được 7-8 tháng tuổi.

5.3 Cho bé ăn quá nhiều khi ăn dặm BLW

Trong giai đoạn đầu, ăn dặm tự chỉ huy BLW không nhằm mục đích giúp bé no bụng. Phương pháp này chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng cầm nắm thực phẩm và kỹ năng nhai nuốt, đồng thời tập làm quen với mùi vị thực phẩm. Vì vậy, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều trong cùng một bữa.

[inline_article id=241701]

6. Cách áp dụng bé ăn dặm tự chỉ huy hiệu quả

Làm thế nào để khuyến khích con trong những bước khởi đầu ăn dặm bé chỉ huy? Mẹ thử tham khảo hương dẫn ăn dặm bé chỉ huy dưới đây nhé:

  • Chuẩn bị đầy đủ ghế ăn, yếm lớn, và các dụng cụ dành cho bé.’
  • Không cho bé ăn một mình mà không có sự giám sát của cha mẹ, hay người chăm sóc.
  • Hãy bắt đầu với những loại thực phẩm có kích cỡ vừa tay bé. Sau đó, giảm kích thước một chút để hỗ trợ bé luyện tập tốt kỹ năng cầm, nắm.
  • Mẹ có thể cùng bé bắt đầu với những món ăn cho người lớn trong gia đình như rau luộc, cơm hay cà chua.
  • Trải nghiệm của bé với phương pháp là quan trọng. Nên mẹ hãy chịu khó dọn dẹp nếu con lỡ vung tay ném đồ ăn.

>> Mẹ xem thêm Những nguyên tắc giúp mẹ cho bé ăn dặm BLW hiệu quả

7. Gợi ý món ăn dành cho phương pháp ăn dặm bé chỉ huy

ăn dặm tự chỉ huy

Tương tự như phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ có thể khởi đầu bằng những món ăn mềm, có kích thước vừa phải để bé có thể làm quen tốt hơn. Một vài gợi ý cho mẹ:

  • Bơ.
  • Táo.
  • Chuối.
  • Khoai lang.
  • Lòng đỏ trứng.
  • Thịt, cá, gà mềm.
  • Các loại bánh mì.
  • Nui để nguyên miếng.
  • Cơm hay các loại hạt.
  • Mì sợi đã được cắt ngắn.
  • Rau có lá xanh thẫm như cải bó xôi.
  • Bơ đậu phộng (chọn loại không có muối).

Tóm lại, với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cũng cần được áp dụng với các phương pháp ăn dặm khác. Có thể là phương pháp truyền thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật.

Bằng cách kết hợp đa dạng phương pháp, cha mẹ không phải lo lắng việc bé thiếu dinh dưỡng hoặc con chỉ biết ăn bằng tay mà không biết sử dụng thìa, nĩa, muỗng,..