Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, thế nhưng là có không ít chị em cảm thấy vô cùng lo sợ mỗi lần chu kỳ này ghé thăm. Nguyên nhân cho nỗi sợ này chắc hẳn là phụ nữ, ai cũng biết, đó là những cơn co thắt vùng bụng dưới, không chỉ đau âm ỉ vùng bụng mà đôi khi cơn đau còn lan sang vùng xương chậu, lưng, gối… Làm giảm đau bụng kinh bằng cách nào?
Đau bụng kinh khiến sức khỏe và các sinh hoạt hàng ngày của nữ giới gặp khó khăn. Không chỉ vậy, cơn đau này còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm ở nữ giới. Do đó tìm hiểu nguyên nhân và biết cách làm giảm đau bụng kinh có thể là giải pháp giúp bạn không còn lo sợ mỗi kỳ kinh đến.
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là hiện tượng co bóp cơ tử cung trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này được hình thành do quá trình giải phóng hormone prostaglandin trong cơ thể nữ giới trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Hormone prostaglandin không chỉ gây ra hiện tượng co bóp tại cơ tử cung mà còn thúc đẩy quá trình co bóp các mạch máu, khiến các cơn đau ngày càng thêm nặng.
Cơn đau này thường xuất hiện ở vùng bụng dưới và thắt lưng. Một số trường hợp bạn nữ còn bị đau lưng trước kỳ kinh nguyệt, một số khác chỉ đau nhẹ kèm choáng ngất nguy hiểm. Thông thường các cơn đau bụng kinh sẽ diễn ra dữ dội hơn vào khoảng 1-2 ngày đầu và giảm dần trong những ngày sau.
Nguyên nhân đau bụng kinh
- Tử cung không bình thường: tử cung là cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tử cung phát triển không bình thường, quá trình hoạt động của tử cung không ổn định hoặc lượng máu được cung cấp đền tử cung không đầy đủ có thể gây ra các cơn đau bụng kinh.
- Tử cung co thắt mạnh: Các bạn nữ khi đau bụng kinh thường có các cơn cơ thắt tử cung kéo dài và liên tục khiến cơ thể chưa kịp thích nghi tạo thành những cơn đau bụng.
- Vị trí của tử cung không bình thường: Nếu tử cung của phụ nữ quá lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến máu kinh lưu thông gây đau bụng kinh.
- Do gen di truyền: mẹ từng có tiền sử đau bụng kinh nên con gái có nguy cơ dễ đau bụng kinh.
- Yếu tố nội tiết: do sự gia tăng của progesterone, nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên tác động tới tử cung làm chúng co lại gây ra tình trạng đau bụng.
- Ngoài ra các bệnh phụ khoa cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đau bụng kinh như do mắc bệnh u xơ tử cung, u nang cơ tử cung, viêm tử cung, viêm vùng chậu hoặc đặt vòng tránh thai trong tử cung cũng có thể gây đau bụng kinh.
Cách làm giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của nữ giới. Dưới đây là những cách giảm đau bụng kinh đơn giản mà hiệu quả, các chị em có thể áp dụng ngay tại nhà.
- Chườm khăn ấm, nước ấm lên vùng bụng
- Thoa dầu, dán cao
- Uống trà gừng, trà ấm
- Trước của chu kỳ “đèn đỏ”, bạn nên đi bộ nhiều hơn để giúp cơ thể được vận động, gân cốt được thư giãn, mang đến cảm giác thoải mái cho bạn.
- Nếu bạn đau quá mức, các biện pháp kể trên chỉ giảm được một phần thì nên hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau. Còn nếu cơn đau có tính chất khác thường, kèm theo các triệu chứng khác thì bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở phụ khoa để thăm khám.
- Massage bụng nhẹ nhàng với tinh dầu. Bạn có thể sử dụng những loại tinh dầu ưa thích của mình và thực hiện việc massage nhẹ nhàng ngay tại nhà. Hoặc cũng có thể tranh thủ đi đến tiệm spa để tận hưởng những dịch vụ massage cho cơ thể. Cách này sẽ giúp bạn có thêm được thời gian nghỉ ngơi, cơ thể được thư giãn cũng giúp cho những cơn đau qua đi một cách nhẹ nhàng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các cách sau:
1. Uống nhiều nước
Đau bụng kinh nguyên phát là một phần khó chịu trong cuộc sống của nhiều phụ nữ hàng tháng. Việc uống nhiều nước có thể giúp giảm đầy hơi và giảm các triệu chứng khó chịu khác. Chị em nên tập thói quen uống từ 6-8 ly nước mỗi ngày (khoảng 2 lít nước), đặc biệt là trong giai đoạn bị đèn đỏ.
Bạn có thể thêm vào nước một ít lá bạc hà hoặc một quả chanh để tạo mùi vị thơm mát, ngon miệng, đồng thời hạn chế nạp muối từ đó giúp cơ thể giữ nước tốt hơn và tránh bị đầy hơi.
Ngoài ra, một số chị em bị tiêu chảy hoặc nôn mửa kết hợp với đau bụng kinh có thể bổ sung nước bằng cách:
+ Uống một ly nước ngâm trái cây sau khi bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng.
+ Nhâm nhi một tách trà hoa cúc hoặc trà gừng.
+ Uống nước khoáng có hương vị để cung cấp hydrat hóa.
+ Làm một bình nước dưa chuột, bạc hà hoặc nước chanh để uống giải khát trong suốt cả ngày. Đây cũng là cách giải độc cơ thể rất tuyệt vời mà Marry Baby khuyên chị em nên thử.
+ Nhâm nhi một chén nước dùng natri thấp để tăng lượng chất lỏng cho cơ thể.
2. Đau bụng kinh nên ăn gì?
♦ Những thực phẩm không nên ăn khi bị đau bụng kinh
Có thể bạn không để ý nhưng mỗi khi bị kinh nguyệt, bạn thường rất thèm đồ ăn béo, có đường hoặc mặn, thế nhưng những thực phẩm này không hề tốt cho bụng của bạn một chút nào, nhất là món bánh rán và khoai tây chiên.
Các thực phẩm trắng, tinh chế bao gồm đường, bánh mì và mì ống hay các axit béo chuyển hóa trong các thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, bánh quy, bánh quy giòn và bơ thực vật… cũng làm bụng của bạn thêm khó chịu.
Các chất kích thích như rượu, thuốc lá và caffeine càng làm tình trạng đau bụng thêm nghiêm trọng, vì thế bạn càng nên loại bỏ ngay.
Có một số bằng chứng cho thấy rằng, khi bạn giảm lượng chất béo có hại cũng có thể giúp giảm thời gian đau đớn.
♦ Những thực phẩm nên ăn khi bị đau bụng kinh
Ăn uống có tác động tới tình trạng đau bụng kinh của bạn, vậy bạn cần ăn những gì để giảm đau bụng kinh?
Bạn nên lựa chọn các thực phẩm chống viêm như anh đào, quả việt quất, bí, cà chua và ớt chuông, các loại cá vùng nước lạnh có nhiều axit béo omega-3. Ăn nhiều đậu giàu canxi, hạnh nhân và rau xanh đậm…
Tốt nhất là bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh quanh năm không chỉ trong vài ngày bị đau bụng kinh đâu nhé!
3. Cách chữa đau bụng kinh: Uống trà hoa cúc
Nhâm nhi trà hoa cúc có thể giúp giảm co thắt tử cung khi bị kinh nguyệt. Trà hoa cúc đã được chứng minh là có đầy đủ các chất chống viêm với tác dụng ức chế tuyến tiền liệt.
Prostaglandin được tạo ra bởi các tế bào trong nội mạc tử cung. Những tế bào này giải phóng các tuyến tiền liệt trong thời kỳ kinh nguyệt, kích thích sự co cơ của tử cung gây đau và chuột rút. Prostaglandin trong máu là nguyên nhân gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau đầu trong kỳ kinh nguyệt.
Trong khi đó, các chất chống viêm của trà hoa cúc lại có thể ngăn chặn sự giải phóng của các tuyến tiền liệt từ đó giúp lưu thông kinh nguyệt và giảm bớt các triệu chứng đau bụng.
Ngoài ra, nghiên cứu trên những phụ nữ trẻ cho thấy, viên nang gừng làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát bao gồm cả thời kỳ đau đớn.
4. Canxi – khoáng chất chống co thắt do đau bụng kinh
Canxi là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp xương, tim, cơ bắp, hệ thần kinh khỏe mạnh và giảm đau bụng kinh, nhưng hầu hết phụ nữ không có đủ, nhất là phụ nữ sau sinh nở.
Nghiên cứu ở phụ nữ trẻ dùng thực phẩm bổ sung chứa 1.000mg canxi mỗi ngày, bắt đầu vào ngày 15 của chu kỳ kinh nguyệt cho đến khi hết đau bụng kinh trong chu kỳ sau, họ đã ít bị đau hơn so với những người dùng giả dược.
Bạn có thể bổ sung canxi từ các sản phẩm sữa ít béo, nước cam, cá mòi đóng hộp và cá hồi… để giảm đau bụng khi bị kinh nguyệt.
5. Cách chữa đau bụng kinh: Dùng thì là
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bột thì là làm giảm đau bụng kinh và giúp phụ nữ ít phải dùng thuốc giảm đau không kê đơn hơn.
Nếu bạn muốn thử một phương pháp điều trị không dùng thuốc trong cơn đau kinh nguyệt, thì là có thể là một ứng cử viên.
Một nghiên cứu ở nhóm phụ nữ trẻ uống viên nang chứa 30mg chiết xuất cây thì là 4 lần/ngày trong 3 ngày trước khi bắt đầu kinh nguyệt. Kết quả là tình trạng đau bụng kinh ở họ đã ít hơn những người dùng giả dược.
6. Đau bụng kinh nên ăn gì? Ăn củ nghệ hoặc uống bột nghệ
Curcumin một thành phần trong củ nghệ có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh ở phụ nữ.
Các nhà khoa học cho rằng các hợp chất có lợi trong curcumin có tác dụng chống viêm và thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh, từ đó làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Curcumin cũng có lợi cho viêm khớp, IBS, bệnh viêm ruột, bệnh tự miễn và các tình trạng khác.
Bạn có thể uống bột nghệ, tinh bột nghệ hoặc dùng củ nghệ vào thực đơn trong thời kỳ kinh nguyệt để bổ sung curcumin giúp giảm đau bụng kinh.
7. Làm sao để hết đau bụng kinh? Dùng dầu cá và vitamin B1
Nghiên cứu tác dụng của vitamin B1 và dầu cá đối với các triệu chứng đau bụng kinh ở học sinh trung học chỉ ra rằng, so với những người dùng giả dược, những người dùng vitamin B1, dầu cá hoặc cả 2 đều giảm đau đáng kể.
Nhiều phụ nữ dùng dầu cá hoặc B1 cũng cho biết cơn đau của họ không kéo dài lâu so với những người trong nhóm giả dược.
8. Vitamin D từ nắng mặt trời
Những cơn co thắt khi bị đau bụng kinh xảy ra do mức độ tăng của tuyến tiền liệt khiến tử cung bị co bóp mạnh. Những cơn co thắt này làm niêm mạc tử cung bị giãn ra. Trong khi đó, vitamin D có thể làm giảm sản xuất tuyến tiền liệt.
Nghiên cứu ở những phụ nữ trẻ bị đau bụng kinh nguyên phát và mức vitamin D thấp cho thấy, khi được bổ sung vitamin D liều cao hàng tuần, họ đã giảm được mức độ đau đáng kể và ít phải dùng thuốc giảm đau kinh nguyệt hơn.
9. Đau bụng kinh uống thuốc gì? Bổ sung magiê
Phụ nữ trưởng thành nên bổ sung 310-400mg magiê mỗi ngày tùy theo tuổi hoặc tình trạng cơ thể như có thai hay cho con bú.
Magiê là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp xây dựng cơ bắp, protein và xương khỏe mạnh.
Magiê hỗ trợ cho chức năng của cơ bắp và dây thần kinh, điều chỉnh huyết áp và kiểm soát lượng đường trong máu. Magiê còn tham gia vào việc xây dựng DNA, RNA và sản xuất glutathione, chất chống oxy hóa chủ yếu của cơ thể.
Magiê cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của PMS, đặc biệt là khi dùng vitamin B6.
Nghiên cứu về phụ nữ dùng 250mg magiê và 40mg vitamin B6 mỗi ngày cho thấy, các triệu chứng PMS đã giảm rất nhiều.
Nguồn magiê tốt bạn có thể tìm kiếm bao gồm hạnh nhân, cải bó xôi, hạt điều, đậu phộng và đậu đen.
10. Đau bụng kinh nên làm gì? Uống bột quế
Nghiên cứu ở phụ nữ trẻ uống viên nang chứa 420mg quế 3 lần/ngày trong 3 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt sẽ ít chảy máu kinh, ít đau hơn và giảm buồn nôn cũng như tần suất nôn so với những người dùng giả dược.
Bạn có thể rắc bột quế lên ngũ cốc hoặc ca cao nóng để uống làm dịu cơn đau bụng kinh khi bị kinh nguyệt.
11. Cách làm giảm đau bụng kinh: Tránh dùng caffeine
Việc loại bỏ caffeine giúp nhiều chị em giảm đau bụng kinh đáng kể.
Caffeine có trong cà phê, trà, soda, sôcôla và nước tăng lực. Nếu bạn tiêu thụ caffeine hàng ngày, triệu chứng đau bụng kinh càng gia tăng.
Bạn có thể cai chất caffeine bằng cách dùng sinh tố, rau xanh giàu chất chống oxy hóa, quả mọng và bột protein để thay thế.
12. Đau bụng kinh uống thuốc gì? Thuốc giảm đau bụng kinh
Đối với những cơn đau kinh nguyệt nghiêm trọng, các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen và naproxen natri có thể làm giảm chứng co thắt ở tử cung.
Do đó bạn nên trữ thuốc giảm đau ở nhà và nơi làm việc để uống mỗi khi bị đèn đỏ.
13. Cách làm giảm đau bụng kinh: Dùng ngải cứu
Ngải cứu có thể giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, khó chịu ở chu kỳ, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và chảy máu tử cung do rối loạn chức năng.
14. Cách làm giảm đau bụng kinh bằng châm cứu và bấm huyệt
Châm cứu và bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh phương Đông truyền thống tồn tại qua nhiều thế kỷ. Phương pháp này giúp kích thích một số huyệt trên da để tạo ra hiệu quả mong muốn cho cơ thể, trong đó có giảm đau bụng kinh.
Bạn có thể dùng áp lực lên các huyệt trên lưng, bụng, bàn chân, phần thịt giữa ngón tay cái và ngón trỏ để điều trị đau hiệu quả.
15. Làm sao để hết đau bụng kinh? Thực hiện các bài tập giúp giảm đau bụng kinh
Yoga rất tốt cho sức khỏe toàn diện, có thể cải thiện nhiều chứng bệnh về xương khớp, bệnh về tâm, sinh lý. Yoga còn có thể giúp giảm đau bụng kinh nguyên phát rất hiệu quả nữa.
Trong một nghiên cứu, những phụ nữ trẻ tập yoga 60 phút/tuần trong 12 tuần đã giảm đau bụng kinh so với những người không tập yoga.
Bạn có thể chọn tư thế nằm ngửa, gập đầu gối và hít thở sâu, vừa giúp ngủ ngon vừa làm giảm đau bụng.
Một số tư thế tốt khác cũng có tác dụng tốt như tư thế nhân viên và tư thế bound angel.
Ngoài ra, bạn có thể đi bộ, chạy hoặc bơi đều an toàn trong kỳ kinh nguyệt. Tập thể dục giúp giải phóng endorphin, một hóa chất não thúc đẩy hạnh phúc.
16. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng đến các triệu chứng kinh nguyệt và nhiều tình trạng sức khỏe của chị em. Vì thế bạn nên ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Ngủ đủ giấc giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và kiểm soát các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu bạn mắc chứng khó ngủ, có thể nghe nhạc êm dịu, thưởng thức một tách trà hoặc tắm nước ấm trước khi lên giường.
Tránh xem tivi, điện thoại thông minh, máy tính trước khi đi ngủ và không uống cà phê.
17. Cách chữa đau bụng kinh bằng tắm nước ấm
Tắm nước ấm có thể giúp bạn làm dịu cơn đau và thư giãn các cơ bắp.
Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm có pha tinh dầu thơm để thư giãn buổi tối giúp ngủ ngon hơn.
18. Đau bụng kinh uống thuốc gì? Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai có thể giúp bạn điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và giảm đau.
Loại thuốc này kiểm soát được nội tiết, giúp tránh thai và các bệnh liên quan đến tử cung như lạc nội mạc tử cung, một chứng bệnh gây ra đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh nặng ở một số chị em nếu điều trị bằng các phương pháp kể trên không hiệu quả, bạn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị nhé.
Hanako