Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Sữa mẹ không về kịp: Làm sao để con đủ dinh dưỡng?

Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ chưa về kịp

Ngay sau khi sinh, bé sẽ được đặt trên ngực mẹ và bắt đầu làm quen với việc ngậm bắt vú. Khi bé ngậm ti mẹ, các dây thần kinh ở đầu vú sẽ bị kích thích, khiến vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra hormone prolactin giúp tạo sữa, và hormone oxytocin giúp tiết sữa. Phản xạ này được gọi là phản xạ sữa xuống và là một phần quan trọng trong việc sản xuất sữa [1], [2]. Khi xuất hiện phản xạ sữa xuống, mẹ sẽ có các phản ứng như [2]:

  • Có cảm giác ngứa ran, thấy như có kiến bò ở trong vú, vú tê rần, châm chích, căng đầy.
  • Sữa nhỏ ra & phun, chảy ra nếu bé nhả vú mẹ khi đang bú.
  • Sữa tự chảy ra ở vú bên kia khi trẻ đang bú vú bên này.
  • Có cảm giác đau do những cơn co thắt tử cung hoặc người nóng bừng khi cho con bú.

Thời điểm và cảm nhận của mỗi người khi xuất hiện phản xạ sữa xuống sẽ khác nhau [3]. Thông thường, sữa mẹ sẽ về sau khoảng 3 – 5 ngày sau sinh [4]. Nếu sữa mẹ không về kịp, mẹ sẽ không cảm nhận được các biểu hiện xuất hiện phản xạ sữa xuống kể trên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhận thấy sữa mẹ chưa về thông qua các biểu hiện như: [5]

  • Không có sữa hoặc lượng sữa tiết ra rất ít. Khi cho bé bú, thời gian bú rất ngắn, không đến 10 phút và mẹ cũng không nghe được âm thanh bé nuốt sữa.
  • Bé vẫn có dấu hiệu đói sau khi bú mẹ như quấy khóc, mút tay…
  • Ngực mềm, không căng tức.
  • Bé tiểu ít (dưới 6 lần/ngày) và tăng cân chậm.

Một số nguyên nhân chính khiến sữa mẹ không về kịp là do [4]:

  • Mẹ mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng làm ảnh hưởng việc sản xuất hormone oxytocin tạo sữa.
  • Cơn đau từ vết mổ hoặc việc sử dụng thuốc mê, thuốc tê khi sinh làm sữa chậm về.
  • Các vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng, xuất huyết nhiều sau sinh, béo phì…

Sữa mẹ không về kịp ảnh hưởng đến bé như thế nào?

làm gì khi sữa mẹ chưa về

Với vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và hệ miễn dịch non nớt của bé, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất bé tiếp nhận ở giai đoạn đầu đời. Thế nên, nếu sữa mẹ không về kịp, có thể dẫn đến các ảnh hưởng lên bé, như:

  • Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Sữa mẹ không chỉ có các dưỡng chất thiết yếu mà còn cung cấp lợi khuẩn và chất xơ prebiotic để xây dựng hệ vi sinh đường ruột [6]. Việc thiết lập, củng cố và nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột ngay từ những ngày đầu đời không chỉ giúp bé tiêu hóa khỏe, mà còn đảm bảo tăng cường đề kháng tự nhiên. Bởi theo nhiều nghiên cứu, 70-80% tế bào miễn dịch hiện diện trong đường tiêu hóa và tại đây cũng có sự tương tác phức tạp giữa hệ vi sinh vật đường ruột, lớp biểu mô ruột và hệ thống miễn dịch niêm mạc tại chỗ [7].
  • Thiếu hụt kháng thể quan trọng: Khi mới sinh, hệ miễn dịch của bé vẫn còn non nớt, chưa hoàn thiện. Trong những tháng đầu đời, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp kháng thể mẹ truyền sang cho con để giúp hạn chế sự xâm nhập của virus hay vi khuẩn có hại. Không những vậy, nghiên cứu còn cho thấy bé bú mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng tai, bệnh dạ dày, hen suyễn, béo phì, tiểu đường loại 1 và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) thấp hơn [8].

Giải pháp dinh dưỡng khi sữa mẹ không về kịp?

Trường hợp gặp phải tình trạng sữa mẹ không về kịp, mẹ cũng không cần quá lo lắng. Để đảm bảo dinh dưỡng và tránh các ảnh hưởng đến tiêu hóa, miễn dịch, mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia y tế về giải pháp dinh dưỡng thay thế cho con đáp ứng các tiêu chí tiêu hóa khỏe – hấp thu tốt như:

  • Đạm mềm nhỏ, tự nhiên: Đa phần đạm trong công thức sữa qua nhiều lần xử lý nhiệt sẽ bị thay đổi cấu trúc, gây biến tính. Điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của con do đạm bị vón cục, khó tiêu. Vì vậy, mẹ nên ưu tiên các công thức sữa có quy trình xử lý nhiệt 1 lần giúp bảo toàn 90% đạm mềm tự nhiên, phù hợp với đường tiêu hóa của bé, giúp con dễ tiêu hơn.
  • Bổ sung GOS tăng lợi khuẩn đường ruột: Chất xơ GOS là một loại prebiotic giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Việc mẹ ưu tiên chọn công thức sữa chứa GOS sẽ giúp đảm bảo sức khỏe đường ruột và tăng cường đề kháng tự nhiên do 70 – 80% tế bào miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa.
  • Hương vị thanh nhạt: Công thức sữa mẹ chọn nên không chứa đường sucrose để giúp bé dễ bú và không “từ chối” sữa mẹ khi sữa mẹ về kịp.

Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn mua các sản phẩm dạng gói dùng thử, phù hợp với nhu cầu ngắn ngày để đảm bảo dinh dưỡng cho con khi đợi sữa về. Bên cạnh đó, với định lượng vừa đủ cho 1 lần sử dụng, mẹ hay người thân có thể dễ dàng pha cho bé.

Song song với việc nhờ đến giải pháp dinh dưỡng thay thế để đảm bảo dinh dưỡng cho bé, mẹ cũng cần ưu tiên các giải pháp kích thích sữa mẹ về nhanh như: [9]

  • Cho bé bú thường xuyên, theo nhu cầu, không hạn chế thời gian bú. Khi cho bé bú, cần đảm bảo bé bú đúng tư thế và con đã ngậm bắt núm vú đúng cách.
  • Duy trì chế độ ăn khoa học với đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, nên tránh một số món gây ảnh hưởng đến mùi vị của sữa như tỏi, hành tây…
  • Ôm ấp, âu yếm con thường xuyên. Bạn nên bế con áp vào ngực, cho bé bú ngay khi có thể để kích thích phản xạ sữa về.
  • Massage ngực theo chiều từ trên xuống dưới, vừa xoa tròn vừa hơi ép xuống để kích thích sữa xuống.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi và giữ tinh thần thoải mái bởi yếu tố tâm lý có vai trò vô cùng quan trọng trong việc sản xuất sữa.

Với trẻ nhỏ, việc bú mẹ đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, trường hợp sữa mẹ không về kịp trong những ngày đầu thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ hãy chú ý nghỉ ngơi và nhờ đến sự hỗ trợ của các giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp để đảm bảo dinh dưỡng cho con nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi mùi tanh, mùi chua là gì? Cách xử lý

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì? Làm thế nào để giúp sữa mẹ thơm ngon? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách làm sữa mẹ thơm, để các mẹ luôn có nguồn sữa chất lượng và thơm ngon cho con bú.

1. Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì?

Sữa mẹ thường có màu trắng đục, có mùi thơm và vị ngọt béo. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà sữa mẹ bị hôi. Ví dụ như chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc cá nhân chưa tốt; hoặc sữa mẹ không được bảo quản đúng cách.

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi sau khi vắt ra:

1. Do chế độ dinh dưỡng: Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi chủ yếu là đến từ chế độ dinh dưỡng mẹ ăn hàng ngày. Ví dụ: Nếu mẹ ăn những thực phẩm có mùi tanh, cay nồng như tỏi, ớt…, sữa mẹ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng và có mùi tanh, hôi.

Ngoài ra, mẹ cũng cần kiêng những thực phẩm không nên ăn khi cho con bú như hải sản, thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao, caffeine, rượu, đồ sống… vì dễ gây mùi tanh cho sữa mẹ.

2. Do chưa vệ sinh hai bầu ngực đúng cách: Bầu ngực là nơi chứa dòng sữa mẹ và núm ti là nơi bé thường xuyên ngậm miệng để lấy nguồn dưỡng chất. Vì vậy, thói quen vệ sinh bầu ngực là yếu tố quan trọng quyết định đến mùi vị sữa của bé.

Nếu mẹ không vệ sinh sạch núm ti thường xuyên, khu vực này sẽ dễ bị hôi, có mùi khó chịu; tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các loại nấm mốc phát triển. Vì thế, sữa mẹ khi đưa ra ngoài dễ bị nhiễm khuẩn và gây ra mùi hôi khó chịu.

3. Do uống thuốc: Mẹ dùng các loại thuốc như thuốc bổ, thuốc kháng sinh hay thực phẩm chức năng; sữa mẹ sẽ có mùi vị của thuốc.

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi
Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi có thể bắt nguồn từ chính thói quen chăm sóc bầu ngực của mẹ

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi khi bảo quản trong tủ lạnh:

Hiện nay, nhiều mẹ sử dụng phương pháp trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh; sẽ làm cho sữa mẹ bị hôi bởi những yếu tố dưới đây:

1. Sử dụng túi hoặc bình sữa không đạt chuẩn chất lượng: Nếu mẹ mua phải sản phẩm đựng sữa của con kém chất lượng; sữa mẹ cũng sẽ bị biến chất và có mùi hôi.

2. Do enzyme lipase trong sữa mẹ tăng lên khi để tủ lạnh: Lipase có tác dụng chính là hỗ trợ tiêu hóa, giúp phá hủy các chất béo có trong sữa và các chất dinh dưỡng. Từ đó sẽ giúp bé dễ hấp thụ hơn. Khi bảo quản sữa ở nhiệt độ thấp, các enzyme này có xu hướng tăng lên nên khiến cho sữa có mùi tanh hôi.

3. Sữa mẹ hết hạn sử dụng: Nếu mẹ bảo quản sữa trong nhiệt độ phòng thì để được khoảng 4 tiếng. Nếu mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh thì sẽ giữ được khoảng 2 ngày. Trường hợp bạn để sữa trong ngăn đá thì sẽ giữ được 3 tháng. Sữa để trong ngăn cấp đông thì dùng được trong khoảng thời gian từ 6 tháng.

>> Xem thêm: 5 cách kích sữa đơn giản, hiệu quả

[inline_article id=173916]

2. Sữa mẹ bị hôi thì có cho con bú được không?

Tùy vào nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hôi mà mẹ có thể quyết định có nên cho con bú hay không:

– Nếu sữa mẹ bị hôi sau khi vắt ra, do nguyên nhân ăn uống, mẹ vẫn có thể cho con bú. Tuy nhiên, mẹ cần rất chú ý liệu sữa mẹ có dấu hiệu bị hỏng, hoặc bị chua hay không. Trường hợp sữa mẹ có mùi chua, mùi tanh, đóng vón cục; me không nên cho bé bú nhé.

– Nếu sữa mẹ bị hôi do nguyên nhân bảo quản không kỹ, tốt hơn hết, mẹ tránh để bé bú. Vì sữa mẹ quá hạn sử dụng hay bị hỏng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ví dụ như ngộ độc thực phẩm, đau dạ dày, v.v.

Sau đây là cách xử lý các nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hôi, mẹ đọc tiếp nhé!

3. Cách khử mùi hôi, tanh của sữa mẹ sau khi vắt ra

Sữa mẹ bị hôi thì làm sao? Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ thường hay băn khoăn. Dưới đây là các cách làm sữa mẹ thơm mát, mẹ có thể tham khảo:

3.1 Thay đổi chế độ ăn uống để sữa không bị hôi

Mẹ hãy thường xuyên bổ sung những thực phẩm lợi sữa nhé. Các thực phẩm này bao gồm:

Tăng cường rau xanh, trái cây: Rau, củ, quả và trái cây không chỉ giúp làm sữa mẹ thơm mát mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để bạn bồi bổ sức khỏe. Một số loại rau có tác dụng làm sữa thơm mát gồm thì là, rau mùi, chè vằng, quả chuối…

Uống một ly sữa đặc có pha với nước ấm trước khi cho con bú: Biện pháp này không chỉ giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho mẹ; mà còn là cách kích thích làm tăng tiết sữa giúp sữa đặc hơn, thơm ngon hơn.

Uống nhiều nước để cải thiện mùi hôi của sữa: Tác dụng của nước sẽ giúp tăng tiết sữa mẹ, giảm cân sau sinh, tăng tuần hoàn, đào thải độc tố để thanh lọc nguồn sữa, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa sỏi thận và làm đẹp da.

Hạn chế những thực phẩm có mùi tanh: Những thực phẩm có mùi tanh như cá sẽ khiến sữa mẹ có mùi tanh và hôi.

>> Ăn gì để sữa mẹ thơm và mát?: Sữa mẹ loãng phải làm sao cho đặc, thơm và đủ dưỡng chất?

3.2 Vệ sinh bầu ngực thường xuyên

Vệ sinh bầu ngực thường xuyên
Vệ sinh bầu ngực thường xuyên giúp giải quyết nguyên nhân sữa mẹ bị hôi

Trong suốt thời gian cho con bú, mẹ nên chăm sóc và làm sạch hai bầu vú cẩn thận. Mẹ nên vệ sinh bầu vú bằng nước ấm và không bôi trực tiếp sữa tắm lên núm vú. Mẹ cũng nên lau rửa nhẹ nhàng sau khi cho con bú xong; và đợi đến khi đầu ti khô hẳn thì mới mặc áo vào.

>> Xem thêm: Cách chữa nứt cổ gà hiệu quả để bé bú đủ sữa, mẹ không đau đớn

4. Hướng dẫn xử lý sữa bị hôi do bảo quản không đúng cách

Đối với trường hợp trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh mà bị hôi thì mẹ hãy xử lý bằng cách:

  • Bước 1: Lấy sữa đun nóng đến tầm 70°C (sữa bắt đầu nổi bọt li ti chứ chưa sôi hẳn).
  • Bước 2: Sau đó, mẹ đợi cho sữa nguội thì cho bé bú, cách này sẽ giảm tối đa mùi hôi tanh của sữa.

Khi đã biết nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì, bạn sẽ có cách khắc phục để làm cho nguồn sữa luôn thơm tho, giữ được nhiều chất dinh dưỡng cho con bú. Hy vọng với chia sẻ trên, các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc bé phát triển khỏe mạnh.