Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn nhãn được không? Lưu ý cho mẹ bỉm sữa thèm nhãn

Nhãn vị ngọt, thơm, gần như có quanh năm, là loại trái cây đáp ứng khẩu vị của nhiều người. Theo Đông y, nhãn bổ ích tâm tỳ, kết hợp với các dược liệu khác để chữa suy nhược thần kinh. Vậy mẹ sau sinh ăn nhãn được không, mẹ cho con bú ăn nhãn được không và ăn bao nhiêu là an toàn?

Phụ nữ sau sinh ăn nhãn được không?

Sau sinh ăn nhãn được không? Cho con bú ăn nhãn được không? Chắc chắn là sau sinh có thể ăn nhãn được mẹ nhé.Trong nhãn chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa sẽ giúp mẹ sinh mổ nhanh lành vết thương. Đồng thời, nhãn còn giúp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục cho mẹ sau sinh nhanh hơn.

Bên cạnh đó, nhãn còn làm chậm quá trình lão hóa, cung cấp các dưỡng chất cần thiết để mẹ mau lại sức và cải thiện tình trạng thiếu máu sau sinh. Hàm lượng vitamin nhóm B có trong nhãn sẽ giúp tăng dẫn truyền thần kinh. Do đó, mẹ sau sinh ăn nhãn sẽ giúp dễ ngủ, giảm căng thẳng và giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.

Ngoài vấn đề phụ nữ sau sinh ăn được không; bạn có thể tham khảo thêm vấn đề bà đẻ có ăn được mít không? trên website MarryBaby nữa nhé.

Mẹ cho con bú ăn nhãn có mất sữa không?

Bên cạnh vấn đề mẹ sau sinh ăn nhãn được không; thì nhiều bà mẹ đang cho con bú cũng thắc mắc việc ăn nhãn có làm mất sữa không? Câu trả lời, nếu mẹ ăn nhiều thì có thể làm mất sữa mẹ. Vì nhãn là loại trái cây có tính nóng, hàm lượng đường cao. Nếu mẹ ăn nhiều sẽ gây táo bón và mụn nhọt. Từ đó, mẹ có thể bị mất sữa đấy nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà đẻ ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của bơ đối với mẹ sau sinh

Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn

Nếu mẹ đã biết sau sinh ăn nhãn được không; thì mẹ cũng nên biết thành phần dinh dưỡng có trong 100g nhãn theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết:

Theo y học cổ truyền, nhãn là loại quả tốt cho sức khỏe
Mẹ sau sinh và sau sinh ăn nhãn được không?
  • Calo: 60 kcal
  • Carb: 1,14g
  • Chất xơ: 1,1g
  • Protein: 1,31g
  • Chất béo: 0,1g
  • Vitamin C: 140 % DV(*)
  • Riboflavin (B2): 8.2 % DV
  • Thiamin (B1): 2.1 % DV
  • Niacin (B3): 1.5 % DV
  • Đồng: 8.5 % DV
  • Kali: 7.6 % DV
  • Mangan: 2.6 % DV
  • Magie: 2.5 % DV
  • Photpho: 2.1 %
  • Sắt: 0.7 % DV
  • Kẽm: 0.3 % DV
  • Canxi: 0.1 % DV

>> Bạn có thể xem thêm: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

Những lợi ích từ nhãn mang đến cho sức khỏe

Khi đã biết sau sinh ăn nhãn được không hay cho con bú ăn nhãn được không; bạn có thể cần tìm hiểu thêm về các lợi ích của việc ăn nhãn cho sức khỏe theo Y học hiện đại và Đông y.

1. Theo Y học hiện đại

  • Cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể: Nhãn giàu calo nên cung cấp một phần năng lượng đáng kể giúp duy trì hoạt động cho cơ thể. 
  • Cung cấp vitamin C dồi dào: Chỉ 100g nhãn đã cung cấp vượt mức nhu cầu vitamin C khuyến nghị trong ngày.  Nhờ đó, bên cạnh hiệu quả ngăn ngừa lão hóa, nhãn còn có lợi cho hệ thống miễn dịch, sức khỏe của da và mắt. 
  • Giúp kháng virus, kháng nấm và kháng khuẩn: Chất phytochemical và polysaccharides trong nhãn có thể giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và hệ thống miễn dịch. Nhờ đó, cơ thể được bảo vệ chống lại các tác nhân gây ra một số bệnh như cảm lạnh, cúm, bệnh về da và cả một số bệnh ung thư.
  • Giúp chống oxy hóa, kháng viêm:  Nhãn chứa 2 hợp chất chống oxy hóa là polyphenol và flavonoid giúp ngừa viêm nhiễm, chống lại các bệnh nhiễm trùng, chống lão hóa, ngăn ngừa tình trạng loãng xương và tăng cường hệ thống miễn dịch. Đặc biệt, chất polyphenol còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan và ung thư.

2. Theo Đông y

Theo Đông y, ăn nhãn sẽ mang lại những lợi ích sau cho sức khỏe:

  • Giảm đau và sưng.
  • Tăng năng lượng và giảm mệt mỏi.
  • Hỗ trợ chức năng nhận thức và trí nhớ.
  • Ổn định tinh thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ, kiểm soát các vấn đề liên quan đến tâm trạng như trầm cảm.
  • Giảm đau dạ dày (bằng cách dùng nước ép nhãn hoặc ngâm cùi nhãn với chút đường trong vài tuần rồi chắt lấy nước uống).
  • Chữa rắn cắn (theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường lấy mắt hạt nhãn ấn vào chỗ rắn cắn để hút nọc độc, giảm đau và viêm).

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn xoài được không? Ăn xoài sau sinh có bị mất sữa?

Những lưu ý cho mẹ khi ăn nhãn sau sinh
Cho con bú sau sinh ăn nhãn ngủ được không? Ăn nhãn giúp mẹ sau sinh ngủ ngon hơn

Những lưu ý cho mẹ khi ăn nhãn sau sinh

Sau khi chúng ta đã biết sau sinh ăn nhãn được không; nếu bạn muốn ăn nhãn thì cần lưu ý những điều sau:

  • Một số trường hợp hạn chế ăn nhãn: Nếu mẹ bị táo bón, nóng trong, em bé nổi mụn, rôm sảy thì nên hạn chế ăn nhãn.
  • Một số trường hợp không nên ăn nhãn: Mẹ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao cũng cần tránh ăn nhãn vì làm bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. 
  • Cần ăn nhãn với lượng vừa phải: Do nhãn có tính ấm, hàm lượng đường cao, dễ sinh nhiệt nên mẹ chỉ nên ăn vừa phải. Mẹ có thể ăn 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 50-100g. 

[inline_article id=321139]

Như vậy bạn đã biết sau sinh ăn nhãn được không hay cho con bú ăn nhãn được không rồi. Sau sinh, mẹ bỉm vẫn có thể ăn nhãn được nhưng chỉ với lượng vừa phải thôi nhé. Những mẹ bị táo bón, nóng trong, nổi mụn, tiểu đường hoặc huyết áp thì cần hạn chế ăn nhãn.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn nhãn được không? Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn nhãn

Mùa trái nhãn cũng đang đến, không ít người thắc mắc “Bà bầu ăn nhãn được không?” Để tìm hiểu được vấn đề có thai ăn nhãn có tốt không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu có được ăn nhãn không?

Có bầu ăn nhãn được không? Hiện nay, MarryBaby vẫn chưa tìm thấy có một nghiên cứu chính thức nào nhắc về những tác hại của việc ăn nhãn khi mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo bà bầu không nên ăn nhiều nhãn; nhất là những người có dấu hiệu dọa sảy thai.

Bà bầu ăn nhãn có tốt không? Ngoài ra, với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc cao huyết áp khi mang thai cũng không nên ăn nhiều nhãn. Vì việc ăn nhãn có thể làm cho các triệu chứng của bệnh lý trở nên nghiêm trọng.

Hơn nữa theo Đông y, nhãn là một vị thuốc bổ được dùng phổ biến có vị ngọt, tính bình, ấm, giúp an thần, chữa mất ngủ, thiếu máu và còn hỗ trợ làm tăng tuổi thọ…

Nhãn – Euphoria longan (Lour.) Steud. còn có tên gọi là long nhãn, nhãn nhục, lệ chi nô, á lệ chi, quế viên… Tuy nhãn có tác dụng bổ tâm tỳ, an thần, lợi khí, dưỡng huyết nhưng khi cơ thể có đờm hỏa hoặc thấp ở trung tiêu hoặc bên ngoài bị cảm, bên trong có uất hỏa, đầy bụng, ăn uống đình trệ thì cũng không nên dùng. Vì vậy, bà bầu cũng không nên dùng quá nhiều nhãn. 

>> Bạn có thể xem thêm: Công dụng của trái bình bát, mẹ bầu ăn ngay loại quả rẻ tiền mà bổ dưỡng nhé!

Nguồn dinh dưỡng từ trái nhãn mang đến

có thai ăn nhãn được không
Bà bầu có thai ăn nhãn được không?

Sau khi tìm hiểu được vấn đề bà bầu có thai ăn nhãn được không, chúng ta hãy tham khảo tiếp theo thành phần dinh dưỡng có trong 100g nhãn bao gồm những gì nhé.

  • Nước: 82.8g
  • Năng lượng: 60Kcal
  • Protein: 1.3g
  • Chất béo: 0.1g
  • Carbohydrate: 15.1g
  • Chất xơ: 1.1g
  • Canxi: 1mg
  • Sắt: 0.13mg
  • Magie: 10mg
  • Phốt-pho: 21mg
  • Kali: 266mg
  • Natri: 0.0mg
  • Kẽm: 0.05mg
  • Đồng: 0.169mg
  • Magan: 0.052mg
  • Vitamin C: 84mg
  • Vitamin B1: 0.031mg
  • Vitamin B2: 0.14mg
  • Vitamin B3: 0.3mg

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi

Những lợi ích từ nhãn mang đến cho bà bầu

ăn nhãn có tốt không
Bà bầu ăn nhãn có tốt không?

Như vậy bà bầu không những được ăn nhãn mà trái cây này có mang đến các lợi ích sau nếu ăn vừa đủ:

  • Cải thiện vấn đề tiêu hoá: Nhãn có chứa nhiều loại đường, ít chất béo và protein thực vật dễ hấp thu, rất có ích trong việc kích thích quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hoá.
  • Bổ sung vitamin: Nhãn có nhiều vitamin C có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch của cả mẹ và bé một cách tự nhiên và không gây tác dụng phụ.
  • Tăng cường thể lực: Nhãn có thể giúp bạn giảm mệt mỏi vì có chứa nhiều loại đường khác nhau như glucose và sucrose nên giúp phục hồi năng lượng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn được lá tía tô không? 5 công dụng khiến mẹ bầu phải bất ngờ!

Một số lưu ý khi bà bầu ăn nhãn trong thai kỳ

Sau khi chúng ta đã có đáp án cho vấn đề bà bầu có được ăn nhãn khi có thai không; chúng ta cũng cần biết thêm một số lưu ý khi ăn nhãn nữa mẹ bầu nhé.

  • Thời gian ăn nhãn tốt nhất là sau bữa ăn: Sau bữa ăn từ 1-2 giờ là thời điểm tốt nhất để bạn ăn nhãn.
  • Không ăn quá nhiều nhãn: Trong nhãn có nhiều vitamin C nếu ăn nhiều có thể gây xót ruột và khó chịu. Hơn nữa, nhãn có tính ôn ấm. Nếu ăn nhiều có thể gây ra táo bón, tăng cân, tăng lượng đường trong máu…ảnh hưởng không tốt cho thai phụ.

[inline_article id=262946]

Như vậy, bạn đã biết bà bầu ăn nhãn được không rồi phải không? Bà bầu không những được ăn nhãn mà trái cây này cũng rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, không những vì thế mà bạn lại ăn quá nhiều nhãn. Nếu ăn nhiều nhãn thì bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với sự gia tăng cân nặng, đái tháo đường thai kỳ đấy nhé.