Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ăn nho có tác dụng gì? 12 lợi ích sức khỏe bất ngờ của nho

Vậy ăn nho có tác dụng gì? Và uống nước ép nho, ăn vỏ nho có tác dụng gì không? Hãy đọc bài viết sau đây để biết câu trả lời nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng của quả nho

[key-takeaways title=””]

100g nho có bao nhiêu calo? Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế, trong 100g nho trung bình có chứa khoảng 68 kcal. Nho xanh ít đường hơn nên trong 100g nho xanh chứa khoảng 62 kcal. 

[/key-takeaways]

Các dưỡng chất trong 100g quả nho gồm có:

  • Carbohydrate: 16.3 g trong đó có 15g đường đơn.
  • Chất béo: 0.2 g.
  • Chất đạm: 0.4 g.
  • Chất xơ: 0.6 g.
  • Natri: 2 mg.
  • Kali: 191 mg.
  • Vitamin C: 3 mg.
  • Vitamin K: 14.6 mcg.
  • Vitamin E: 0.19 mg.

Với những dưỡng chất trên thì ăn quả nho có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

2. Ăn nho có tác dụng gì? Những lợi ích tốt cho sức khỏe và sắc đẹp

Ăn nho có tốt không? Câu trả lời là CÓ. Đây là một trong những loại quả vào mùa thu có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Cùng xem những công dụng của quả nho là gì nhé!

2.1 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

ăn nho có tác dụng gì
Ăn nho có tác dụng gì? Nhờ Kali trong nho giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Ăn nho và uống nước ép nho có tác dụng gì? Nho là nguồn cung cấp kali dồi dào. Trong 100g nho chứa đến 191mg Kali. Kali giúp giảm nguy cơ bị huyết áp cao và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. 

Ngoài ra, nho còn giúp cơ thể làm giảm hấp thu cholesterol. Chính vì thế ăn nho có tác dụng giúp duy trì mức huyết áp và bảo vệ tim mạch khỏe mạnh.

2.2 Cải thiện làn da và giúp tóc chắc khỏe

Nho có chất gì mà có tác dụng cải thiện da và tóc? Bên trong quả nho và hạt nho có chứa vitamin E, giúp làn da của bạn luôn mịn màng và căng bóng. Các hợp chất khác trong nho có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá; và tăng lưu lượng máu đến da đầu của bạn để có mái tóc chắc khỏe hơn. 

2.3 Hỗ trợ giảm cân

Nguyên nhân khiến việc ăn nho có tác dụng giảm cân là gì? Nho xanh chứa rất ít chất béo, cholesterol và calo. Ngoài ra trong nho cũng chứa nhiều chất xơ, nước giúp hỗ trợ no lâu. Chính những yếu tố này đã giúp người ăn nho giảm cân hiệu quả nếu ăn với số lượng vừa phải. 

Ngoài nho, ăn bơ cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Bạn hãy tham khảo Các món ăn từ bơ giúp giảm cân mà không cần tập nặng

2.4 Bảo vệ thị lực

tốt cho thị lực
Chất gì khiến việc ăn nho lại có tác dụng hỗ trợ sức khỏe đôi mắt? Đó chính là vitamin A

Nho có chất gì mà ăn nho lại có tác dụng hỗ trợ sức khỏe đôi mắt? Trong quả nho có chứa Caroten và Lutein có lợi cho sức khỏe mắt. Ăn nhiều nho xanh có thể hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về mắt; bao gồm thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác.

2.5 Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vì nho là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời nên ăn nho có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus như nhiễm trùng nấm men, viêm phổi, cảm lạnh, sốt,…

2.6 Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Nguyên nhân khiến việc ăn nho có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường là gì? Tương tự như mít, quả nho có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) khá thấp – 43. Vì vậy, ăn nho sẽ có khả năng thấp hơn trong việc làm tăng lượng đường trong máu (43%) so với ăn đường trắng (100%).

Muốn biết chỉ số GI là gì và tác dụng của mít ra sao, bạn có thể xem: Mít chứa bao nhiêu calo? Cách ăn mít không lo tăng cân  

2.8 Duy trì sức khỏe não bộ

tốt cho sức khỏe não bộ
Ăn nho có tác dụng gì? Nho xanh tốt cho trí nhớ của bạn

Ăn nho xanh có thể thúc đẩy khả năng học tập, trí nhớ và nhận thức chung. Vậy nhờ chất gì mà ăn nho có các tác dụng này?

Trong quả nho có chứa chất chống oxy hóa tên Resveratrol. Chất này giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh về thần kinh như bệnh Parkinson(bệnh loại rối loạn thoái hóa thần kinh) và bệnh Alzheimer(khiến sa sút trí tuệ, mất trí).

>> Bạn có thể tham khảo: 1 chén cơm bao nhiêu calo? Ăn cơm nhiều có mập không?

2.9 Cải thiện sức khỏe của xương

Nhờ vitamin K và các khoáng chất như canxi, magiê và kali, ăn nho có thể giúp bạn duy trì xương chắc khỏe. Ngoài ra, hợp chất resveratrol – một chất chống oxy hóa trong quả nho có thể giúp tăng cường mật độ xương.

2.10 Làm chậm quá trình lão hóa

Lại một lần nữa, Resveratrol lại đem đến một công dụng tuyệt vời cho người ăn nho. Resveratrol kích thích gen SirT1, gen này giúp kéo dài tuổi thọ bằng cách tác động đến cấu trúc tế bào và bảo vệ tế bào. Chính vì vậy, ăn nho sẽ giúp bạn sống lâu hơn. 

2.11 Ngăn ngừa táo bón

Hàm lượng nước cao trong nho có thể giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru hơn. Nho cũng chứa đầy chất xơ không hòa tan, có thể giúp phân mềm và dễ đi hơn.

Uống cây nhọ nồi cũng giúp trị táo bón. Hãy xem thêm Công dụng của cây nhọ nồi tại đây nhé!

2.12 Cải thiện giấc ngủ

Nhờ chất gì mà ăn nho lại có tác dụng cải thiện giấc ngủ? Quả nho có chứa một lượng melatonin nhất định – một loại hormone hỗ trợ ngủ ngon. Vì vậy, nho có thể trở thành một món ăn nhẹ tuyệt vời trước khi đi ngủ. Chúng không chứa nhiều calo và có khả năng giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn.

2. Vỏ nho có tác dụng gì? Ăn nho cả vỏ có tốt không?

Vỏ nho có tác dụng gì?

Ăn nho cả vỏ có tốt không? Câu trả lời là . Vậy vỏ nho có tác dụng gì mà ăn vào lại có lợi cho sức khỏe?

Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp. Chất này thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. 

Ngoài ra, cellulose, pectin, và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay. Vì vậy, nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

3. Nên tránh ăn nho với gì để không gây ra tác dụng phụ?

Nếu ăn nho với một số loại thực phẩm kiêng kỵ có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Vậy ăn nho kỵ gì? Khi ăn nho, theo các quan niệm dân gian, bạn không nên chúng với: Sữa tươi, sữa chua, các loại hải sản (tôm, cua, cá,…), bia, các loại dưa, củ cải trắng,…

Nếu kết hợp nho với một trong số những thực phẩm trên dễ gây ra các vấn đề tiêu cực cho cơ thể như đau bụng, tiêu chảy,… 

Nhưng đó chỉ là những quan niệm chưa có cơ sở, bằng chứng khoa học xác thực. Do đó, bạn cứ tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để hiểu rõ hơn mình có nên ăn nho kèm với những món ăn nào hay không nhé.

[inline_article id=304907]

Trên đây là 12 tác dụng của quả nho cũng như một số lưu ý về ăn nho. Hy vọng bài viết này có thể giải đáp thắc mắc của bạn về các vấn đề như ăn nho, uống nước ép nho có tác dụng gì, ăn vỏ nho có tác dụng gì và không nên ăn nho với thực phẩm gì.