Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn mắm tôm được không và những lưu ý khi bà bầu ăn mắm tôm

Với hương vị hấp dẫn, các món mắm như mắm tôm rất dễ kích thích sự thèm ăn của các mẹ bầu. Nhưng khi đặt vấn đề khẩu vị qua một bên, mẹ bầu còn phải cân nhắc đến tính an toàn của loại món ăn này. Bởi lẽ mắm được tạo ra từ môi trường vi khuẩn dễ sinh sôi. Vậy bà bầu ăn mắm tôm được không?

Bà bầu ăn mắm tôm được không? 

Bà bầu ăn mắm tôm được không? Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn bà bầu không có được ăn mắm tôm. Do đó, bạn có thể ăn được mắm tôm khi đang mang thai. Thậm chí, mắm tôm còn giúp hỗ trợ giảm đột quỵ, tốt cho tim mạch, tránh dị tật thai nhi, tăng cường chức năng võng mạc, cung cấp DHA phát triển não bộ thai nhi, giảm các bệnh về khớp…

Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo; khi bà bầu nên cẩn trọng vì:

  • Dễ ngộ độc thực phẩm: Trong mắm tôm chứa nhiều vi khuẩn, nếu không chế biến sạch sẽ có thể gây ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu.
  • Có thể ăn phải mắm tôn bẩn: Khó xác định nguồn nguyên liệu đầu vào làm mắm tôm có tươi, sạch không, quy trình chế biến như thế nào,…
  • Tăng nguy cơ bị cao huyết áp và phù nề: Mắm tôm có vị khá mặn. Do đó, nếu mẹ ăn hơn mức khuyến cáo bình thường có thể dẫn tới phù nề làm tăng huyết áp, gây nên các triệu chứng như mất nước, mệt mỏi, buồn bực,…

[key-takeaways title=””]

Như vậy, “bà bầu có được ăn mắm tôm không?” thì câu trả lời là được, nhưng không nên ăn nhiều. Bởi lẽ mang thai là thời kỳ nhạy cảm, tiêu hóa của mẹ bầu dễ bị rối loạn hơn bình thường. Hơn nữa, các loại hải sản và thực phẩm chế biến từ hải sản nói chung, có khả năng chứa thủy ngân  nguy hại cho thai nhi nên đừng ăn quá nhiều. 

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn mắm được không? Những loại mắm nào an toàn cho bà bầu?

Những lợi ích khi mẹ bầu ăn mắm tôm

Bà bầu ăn mắm tôm có được không?

Sau khi tìm hiều bà bầu ăn mắm tôm được không; bạn cũng nên biết mắm tôm là nguồn dưỡng chất tuyệt vời. Do đó bạn cũng nên biết mắm tôm mang đến những lợi ích tuyệt vời như:

  • Tốt cho tim mạch: Mắm tôm chứa axit béo omega 3 có nồng độ cholesterol thấp, nó là tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ.
  • Giúp chống lại các tác nhân gây bệnh: Trong mắm tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và dễ hấp thụ, bà bầu ăn mắm tôm giúp chống các bệnh tiềm ẩn.
  • Hạn chế được lượng đường trong máu: Mắm tôm giúp làm hạn chế được lượng đường trong máu. Mẹ ăn mắm tôm sẽ hạn chế được nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.
  • Giảm ảnh hưởng bởi các bệnh về khớp: Khi mang thai, mẹ thường hay mắc các bệnh về khớp hơn bao giờ hết. Các chất dinh dưỡng trong mắm tôm giúp mẹ giảm tránh đi được phần nào khi mang thai
  • Tránh dị tật cho thai nhi: Bà bầu ăn mắm tôm được không? Mắm tôm là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin nhóm B giúp quá trình hình thành hệ thần kinh của bé được ổn định. Đồng thời, khi bà bầu ăn mắm tôm còn phòng tránh được các dị tật cho thai nhi.
  • Mắm tôm giàu DHA giúp thai nhi phát triển não bộ: Mắm tôm truyền thống chứa một lượng lớn DHA (Docosahexaenoic Acid) – một dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành não bộ và mắt của thai nhi cho đến hai năm đầu đời sau sinh. Khi bà bầu ăn mắm tôm sẽ có DHA kích thích trí thông minh cho trẻ

[recommendation title=”Lưu ý:”]

Đối với bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ thì cần hạn chế tối đa việc sử dụng mắm tôm. Vì lúc này thai kỳ chưa ổn định nên không an toàn cho thai nhi. Hơn nữa, mắm tôm có mùi rất nặng nên có thể làm trầm trọng hơn tình trạng ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên.

[/recommendation]

Mách mẹ cách chọn mua mắm an toàn hợp vệ sinh

Như vậy, bà bầu không những được ăn mắm tôm mà còn mang đến nhiều lợi ích cho thai kỳ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho thai nhi, bạn nên lưu ý cách chọn mắm tôm ngon và hợp vệ sinh theo các tiêu chí dưới đây:

  • Màu sắc: Mắm tôm có màu quen thuộc là màu sim chín, một số nơi có màu tím nhẹ. Nếu thấy mắm tôm có màu tím đỏ chắc chắn đây là sản phẩm có pha phẩm màu tuyệt đối không nên mua. 
  • Mùi vị: Bạn nên chọn mắm tôm khi chín có mùi cực kỳ đặc trưng là hơi nồng, nhưng ngửi kỹ sẽ thấy thơm nhẹ và vị khá mặn. Nếu bạn thấy mắm tôm có mùi vị lạ nhưng không tanh thì là mắn pha thì không nên chọn mua.
  • Chọn mua mắm tôm ở những nơi uy tín, chất lượng: Mắm tôm dễ dàng mua được ở các chợ và cửa hàng đồ khô nhưng bạn nên chọn nơi bán sản phẩm chất lượng và uy tín. Nếu bạn ăn những món có mắm tôm tại các hàng quán thì nnên lựa chọn nơi ăn uống hợp vệ sinh và sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Nếu mua về nhà chế biến cần chú ý đến nhãn mác của mắm; tránh mua những loại mắm tôm không rõ nguồn gốc hoặc mắm tôm nghi bị nhiễm khuẩn.

Bạn có thể cùng MarryBaby thảo luận về vấn đề bà bầu có ăn được mắm tôm và bà bầu ăn được mắm nêm không trên cộng đồng MarryBaby nhé. Tại đây các chuyên gia sẽ trực tiếp trả lời và tư vấn cho bạn cách ăn uống như thế nào để tốt cho thai nhi.

Bà bầu có ăn được mắm tôm không và cách lựa mắm như thế nào?

Bà bầu nên ăn mắm tôm như thế nào cho an toàn?

Để đảm bảo an toàn cho thai nhi và bên cạnh tìm hiểu về vấn đề bà bầu ăn mắm tôm được không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách ăn mắm tôm sao cho đúng và tốt cho thai kỳ.

  • Không ăn mắm tôm sống: Bạn tuyệt đối không được ăn mắm tôm sống vì dễ bị nhiễm vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, bạn chỉ ăn mắm tôm khi đã được chưng chín thôi nhé.
  • Không kết hợp mắm tôm với các thực phẩm sống khác: Nếu bạn kết hợp ăn mắm tôm với các loại thực phẩm sống khác như rau sống, thịt cá sống thì rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm.

>> Bạn có thể xem thêm: Đồ ăn vặt cho bà bầu ngon, bổ theo từng giai đoạn

Gợi ý món ăn kết hợp với mắm tôm cho mẹ bầu

1. Bún đâu mắm tôm, chả cốm

Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không? Được mẹ nhé. Nhưng thay vì ra quán ăn, mẹ nên chế biến bún đậu ngay tại nhà vừa đảm bảo nguồn vệ sinh, vừa đầy đủ nguyên liệu cho mẹ chọn lựa theo từng khẩu vị những ngày thèm ăn. 

Nguyên liệu:

  • Thịt ba chỉ: 500gr
  • Đậu hũ chiên: 10 miếng
  • Chả cốm: 300gr
  • Bún tươi: 1kg
  • Mắm tôm: 1/2 bát
  • Ớt băm 1 muỗng cà phê
  • Nước cốt chanh 1 muỗng canh
  • Đường trắng 1 muỗng canh
  • Bột ngọt 1 muỗng cà phê
  • Dầu ăn 6 muỗng canh
  • Tía tô 100gr, rau thơm các loại 50gr
  • Dưa chuột: 3 quả

Cách làm món bún đậu mắm tôm thơm ngon khó cưỡng:

Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): 

  • Đậu cắt thành từng miếng vuông chiên giòn.
  • Thả từng miếng chả cốm vào chảo dầu chiên lên, lật đều 2 mặt cho đến khi chả cốm giòn.
  • Thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào nồi cùng 1 lít nước, luộc chín. Tiếp theo, cắt mỏng thịt ba chỉ và xếp ra đĩa.
  • Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng.
  • Tía tô, rau thơm các loại nhặt bỏ cành, lá già, dập úa sau đó rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút rồi vớt ra rổ, vẩy sạch nước. Bún lá cắt miếng vừa ăn.

Bước 2 (bí kíp pha mắm tôm ngon): 

  • Trộn 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê ớt băm vào mắm tôm, khuấy đều. Sau đó, bạn cho 2, 3 thìa dầu nóng vừa rán đậu vào, tiếp tục khuấy đều.

Bước 3 (trình bày món ăn):

  • Mẹ dọn các nguyên liệu đậu chiên, thịt ba chỉ cắt lát, dưa leo, rau thơm lên đĩa hoặc mẹt, trang trí một chút cho món ăn thêm đẹp, hấp dẫn hơn

[recommendation title=””]

Bên cạnh tìm hiểu bà bầu có ăn được mắm tôm không; bạn có thể xem thêm bài bà bầu ăn được bún đậu mắm tôm không trên MarryBaby nhé.

[/recommendation]

2. Mắm tôm chưng trứng vịt

bà bầu ăn mắm tôm được không

Món ăn nghe có vẻ hơi lạ nhưng lại khá tốn cơm trong những ngày nhạt miệng. Mẹ bầu đã thử chưa?

Nguyên liệu: Mắm tôm, trứng vịt, thịt heo xay, rau ăn kèm: chuối chát, khế chua, rau thơm.

Cách làm món ăn:

  • Đập trứng vào chén, cho mắm, thịt heo vào đánh đến khi nổi bọt.
  • Nêm chút tiêu, bột nêm, đường vừa miệng ăn.
  • Chưng cách thủy mắm trong nồi khoảng 20 phút.
  • Lấy ra ăn nóng với chuối chát, khế chua, cơm trắng rất ngon.

3. Thịt rang mắm tôm

bà bầu có ăn được mắm tôm không

Tới đây chắc mẹ đã trả lời được câu hỏi “bà bầu ăn mắm tôm được không” rồi nhỉ. MarryBaby sẽ mách mẹ một trong những món ăn được nhiều người yêu thích đó là thịt rang mắm, mẹ bầu vừa có thể trổ tài món ăn như một cách thỏa cơn thèm, lại vừa gắn kết tình cảm gia đình trên mâm cơm nữa đó.

Nguyên liệu: Thịt lợn, mắm tôm sạch, hành củ, hành lá, tỏi, nước mắm, đường, tiêu, bột ngọt.

Cách làm món ăn thịt rang mắm:

  • Đầu tiên, mẹ chuẩn bị thịt heo, hành lá, hành củ, tỏi rửa sạch, cắt nhỏ vừa ăn.
  • Tiếp theo, phi hành củ, tỏi với dầu ăn, cho thịt heo vào rang vàng rồi cho mắm tôm vào đảo đều.
  • Đảo đến khi mắm tôm quyện đều vào miếng thịt thì cho thêm đường, đun lửa nhỏ thêm khoảng 5 – 10 phút.
  • Cuối cùng, mẹ nêm nếm lại cho vừa ăn, cho thêm hành lá, tiêu vào cho dậy mùi món ăn, rồi tắt bếp
  • Món ăn kèm với cơm nóng hoặc bún cũng được mẹ nhé.

[inline_article id=279680]

Ngày nay, ngoài mắm tôm trên thị trường có rất nhiều loại mắm khác nhau, để đảm bảo mẹ không gặp vấn đề khi mang thai bé, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn ăn loại mắm nào trong giai đoạn thai kỳ đầy khó khăn này nhé ! Bài viết đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bà bầu ăn mắm tôm được không 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu ăn mắm được không? Những loại mắm nào an toàn cho bà bầu?

Bà bầu ăn mắm được không, bầu ăn bún mắm được không, bầu ăn mắm nêm được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Những món mắm tôm, mắm cá, mắm cáy… đã trở thành một phần không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt. Hương vị hấp dẫn của các món mắm rất dễ kích thích sự thèm ăn của các mẹ bầu. Nhưng khi đặt vấn đề khẩu vị qua một bên, mẹ bầu có thể còn phải cân nhắc đến tính an toàn của những món ăn này. 

Không chỉ là gia vị, mắm cũng mang đến dinh dưỡng

Các loại mắm được làm từ nguyên liệu chính là cá, tôm ướp muối và các gia vị khác. Mắm cung cấp chất đạm và một số dưỡng chất khác tùy theo thành phần nguyên liệu. Hầu hết các loại mắm đều được chế biến từ các loại tôm cá ướp muối theo tỷ lệ nhất định qua quá trình tự phân hủy tạo thành. Các loại mắm truyền thống giàu đạm, có vị ngọt tự nhiên khi ăn kèm các món thịt đều hấp dẫn trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Mắm tôm và cá mang đến những dưỡng chất như DHA, protein, vitamin B1, B2, PP, B12…

Trong mâm cơm truyền thống của người Việt, hiếm thấy thiếu mắm. Các món ăn, khi ăn với mắm đều ngon khó cưỡng nổi như: Gỏi cuốn mắm nêm, bún bò Huế mắm ruốc, bún đậu mắm tôm, bún riêu mắm tôm, thịt chưng mắm tép… Cũng bởi thành phần dinh dưỡng của các món mắm mà bữa cơm truyền thống Việt Nam vẫn giàu dinh dưỡng, dù thoạt nhìn có vẻ thanh đạm, đơn giản. Vì những lý do kể trên, mẹ cũng vẫn có thể xem xét mắm là một lựa chọn thực phẩm cho bà bầu tương đối khả thi.

bầu ăn mắm tôm được không
Bà bầu không nên ăn các loại mắm sống vì nguy cơ nhiễm độc thai nghén rất cao do vi khuẩn gây ra

Bà bầu ăn mắm được không?

Câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn có nên ăn mắm không sẽ không rõ ràng là “được” hay “không được” mà là tùy vào lựa chọn và cách chế biến của mẹ bầu.

Những nguy cơ khi bà bầu ăn mắm

Bà bầu có nên ăn mắm không? Vì mắm được chế biến từ thực phẩm sống nên có rất nhiều loại vi khuẩn không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Chưa kể một số loại mắm nêm được làm từ những loại cá biển có hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra dị tật thai nhi.

Các loại mắm đều được ướp với tỷ lệ muối cao để không bị hỏng. Khi bà bầu ăn mắm, vô tình đưa một lượng muối lớn vào cơ thể, tăng nguy cơ phù nề.

Ăn nhiều loại mắm được chế biến từ cá chứa chì sẽ không tốt cho hệ thần kinh của thai nhi.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn bạch tuộc được không? Ăn như thế nào để an toàn?

Bà bầu ăn mắm ruốc được không?

Bà bầu có nên ăn mắm ruốc? Mắm ruốc được làm từ ruốc sống ướp muối, được dùng để chấm nhiều loại thức ăn như thịt luộc, trái cây chua và chế biến các món mặn. Với nguyên tắc hàng đầu là “ăn chín, uống sôi”, mẹ bầu chỉ nên ăn những món mắm ruốc đã được nấu chín như thịt xào mắm ruốc, bún bò Huế nêm mắm ruốc…

Bà bầu ăn mắm tôm được không?

bầu ăn mắm tôm được không
Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm có tốt?

Bầu ăn mắm tôm được không? Mắm tôm là một trong những món ăn khá giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, món mắm này tạo thành một môi trường khá lý tưởng cho sự phát triển của các vi khuẩn. Đó là lý do trước đây mắm tôm bị “nghi oan” là thủ phạm gây tiêu chảy cấp. Thực tế, bà bầu bị tiêu chảy có thể là do nhiễm khuẩn, nhưng cũng có thể là do hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả trong thời gian mang thai. Mẹ bầu có thể ăn mắm tôm an toàn bằng cách xào chín mắm tôm với một ít dầu ăn, hành củ hoặc chưng cách thủy mắm tôm trong nước sôi khoảng 20 phút để tiêu diệt các mầm bệnh.

Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không? Vậy câu trả lời cho việc bà bầu có nên ăn bún đậu mắm tôm không thì nếu các mẹ bầu muốn ăn bún đậu mắm tôm, tốt nhất nên chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh. Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm đã qua chế biến an toàn, đảm bảo mắm tôm được làm chín và rau sống được rửa sạch đúng cách sẽ giảm được nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn nem chua được không? Ăn không đúng hại mẹ lẫn con

Bà bầu ăn bún mắm nêm được không?

Bún mắm nêm là món bún tươi kết hợp với các loại rau sống, thịt và trộn cùng mắm nêm. Đa phần các loại mắm nêm được dùng để chế biến món ăn này đều chưa được nấu chín và do đó, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ tiêu chảy, đau bụng nếu ăn nhiều. Đặc biệt, thành phần của món mắm nêm thường được thêm trái thơm băm nhỏ. Trái thơm (dứa) là một trong những trái cây mà mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh vì có thể gây sảy thai.

[inline_article id=80856]

Bà bầu ăn bún mắm được không?

Bà bầu ăn bún mắm được không

Bà bầu ăn bún mắm được không? Bún mắm đã nấu chín sẽ không thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy do ăn đồ chưa chín. Tuy nhiên, bún mắm lại rất mặn, khiến mẹ bầu nạp một lượng lớn muối vào cơ thể. Do đó nếu có thể tự nấu và gia giảm lượng muối phù hợp thì không sao. Tuy nhiên, mẹ bầu nên trụng kỹ rau sống, bỏ thói quen chấm tôm, mực, thịt… với muối ớt (nếu có) khi ăn bún mắm. Bún mắm đã mặn, lại chấm thêm muối sẽ không tốt cho mẹ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn trứng vịt lộn và những lợi ích bất ngờ!

Phụ nữ mang thai ăn mắm cá linh được không?

Mắm cá linh được làm từ cá linh tươi, ướp muối và bột thính trong 3 tuần. Sau đó lại tiếp tục ướp với nước đường đặc đã được đun cho có màu cánh gián trong 15 ngày. Mắm cá linh dùng để ăn với bún, rau sống, chấm rau, nấu ăn… Do vậy, bà bầu không thể ăn sống mắm cá linh vì sẽ dễ nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu nấu kỹ thì ăn được. Song bạn tránh ăn quá nhiều, cũng tránh nấu quá mặn, sẽ không tốt cho mẹ và thai nhi.

Như vậy, bà bầu ăn mắm được không, bầu ăn bún mắm được không, bầu có nên ăn mắm nêm không, bà bầu ăn mắm cá linh được không… là các câu hỏi không khó để trả lời. Trước khi lựa chọn các món mắm, mẹ cần xem kỹ hạn sử dụng, mắm có thể dùng cho các món ăn chín hay không và chỉ nên ăn sau khi đã đun nấu kỹ các món mắm này.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]