Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng trong suốt thai kỳ là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của cả bạn và thai nhi. Nhưng khi mang thai cũng là lúc cơn thèm ăn bùng phát. Ngô là một trong những món bạn thèm. Nhưng bà bầu có nên ăn ngô, bà bầu ăn ngô luộc có tốt không? Lời giải ăn ngô có tốt cho bà bầu ở ngay dưới đây! Trước tiên, mời bạn tìm hiểu lợi ích của ngô với sức khỏe.Ngô là một loại ngũ cốc phổ biến, rất giàu khoáng chất và vitamin. Nó bao gồm vitamin C, B1, B5, chất xơ và magiê. Ngô không chỉ bổ dưỡng mà còn rất ngon. Nhiều bà bầu bị vị ngon ngọt và giòn của ngô hấp dẫn.
Hàm lượng dinh dưỡng trong bắp ngô
Bắp ngô là loại ngũ cốc rất quen thuộc, được trồng phổ biến tại Việt Nam. Mọi người thường sử dụng bắp ngô cho bữa ăn sáng của mình hay chế biến nhiều món chè, súp vô cùng đặc biệt để thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày.
Theo chuyên gia dinh dưỡng:
- Một hạt ngô chứa khoảng 2g chất béo, 5g chất xơ, 5g Protein và 41g carbohydrate, 114g nước.
- Trong thành phần của bắp ngô chứa chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, cụ thể gồm 29.5mg axit béo omega-3, 961mg axit béo omega-6.
- Ngoài ra, một chén bắp ngô chứa khoảng 75.4mg folate, chiếm 19% lượng khuyến cáo tiêu dùng mỗi ngày và cung cấp 24% lượng thiamin theo mức hàng ngày.
- Bắp ngô còn cung cấp hơn 10% giá trị dinh dưỡng trong ngày gồm: vitamin C, pantothenic acid, niacin, magie, kali, mangan, phốt pho,…
- Với các chất dinh dưỡng có hàm lượng ít hơn trong bắp ngô còn có: vitamin A, E, B6, K, riboflavin, canxi, sắt, kẽm, đồng, selenium, choline…
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu có nên ăn óc lợn không và ăn thế nào là đúng?
Bà bầu ăn ngô có tốt không? Những lợi ích khi bà bầu ăn ngô
1. Bà bầu ăn ngô có tốt không? Giúp giảm táo bón
Ngô là một nguồn chất xơ tuyệt vời và giúp giảm bớt các vấn đề tiêu hóa như táo bón.
2. Bầu ăn ngô được không? Giảm nguy cơ khuyết tật ở trẻ sơ sinh
Bầu ăn ngô được không? Ngô chứa axit folic giúp giảm nguy cơ bất thường ở thai nhi như tật nứt đốt sống.
3. Tăng cường trí nhớ
Bầu ăn bắp được không? Ăn ngô khi mang thai giúp bạn có trí nhớ tốt hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển trí não của thai nhi.
4. Giữ cho đôi mắt của thai nhi khỏe mạnh
Ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa như lutein có vai trò trong việc cải thiện thị lực của thai nhi.
Ngô cũng chứa một chất carotenoid gọi là zeaxanthin có tính chất oxy hóa. Zeaxanthin có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng ở mắt. Tuy nhiên, cần có các nghiên cứu sâu hơn về vai trò của carotenoid trong việc ngăn ngừa một số rối loạn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.
5. Ngăn ngừa ung thư
Các chuyên gia tin rằng chất chống oxy hóa có trong ngô có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của một số loại ung thư, trong đó có ung thư vú.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn yến có tốt không và ăn như thế nào tốt cho cả mẹ và con?
6. Giảm nguy cơ khối u
Mẹ bầu ăn ngô có tốt không? Ngô bao gồm các hợp chất phenolic như axit ferulic giúp giảm nguy cơ mắc các khối u.
7. Bà bầu ăn ngô có tốt không? Tăng cường miễn dịch
Ngô rất giàu vitamin A nên giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh. Loại hạt này cũng cải thiện khả năng miễn dịch và thúc đẩy trí nhớ trong thai kỳ.
8. Tăng cholesterol tốt
Uống dầu ngô trong thời kỳ mang thai có thể thúc đẩy giảm LDL trong huyết tương và tăng sự hiện diện của cholesterol tốt trong cơ thể.
Với các lợi ích trên, hẳn bạn đã biết bà bầu ăn ngô có tốt không rồi phải không? Song mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn?
>>> Bạn có thể quan tâm: Những loại rau bà bầu không nên ăn kẻo sẩy thai hoặc sinh non
Ăn ngô có tốt cho bà bầu và lưu ý khi ăn
Qua 8 lợi ích mà MarryBaby tiết lộ ở trên, hẳn bạn đã biết bà bầu có nên ăn ngô. Ngô có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Song bạn cũng nên chú ý không ăn quá nhiều loại hạt này. Lý do là ngô bao gồm các axit béo, khiến phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh tim. Một số mẹ bầu có thể bị khó tiêu khi ăn ngô.
Đồng thời, khi bà bầu ăn ngô cần lưu ý:
– Ăn ngay sau khi mua hoặc giữ tối đa là vài ngày. Cần để cả vỏ, chưa luộc, giữ trong ngăn mát tủ lạnh.
– Nên ăn ngô tươi thay vì ngô đóng hộp
– Mua ngô ở các siêu thị, cửa hàng uy tín
– Không ăn ngô luộc nếu bụng bạn đang yếu hoặc đang bị tiêu chảy vì sẽ làm tình trạng tồi tệ hơn
– Không nên thêm đường, sữa vào ngô khi ăn
– Chỉ nên ăn ngô tự luộc, hấp hay nướng.
Vì thế với câu hỏi bà bầu ăn ngô luộc có tốt không thì là có nhé bạn. Tuy nhiên, chỉ nên ăn ngô bạn mua về luộc, không ăn ngô luộc sẵn bán ngoài đường vì bạn không biết người bán bỏ gì vào khi luộc.
Mẹo để luộc ngô đúng cách
Cho ngô gồm cả vỏ vào nồi cùng nước, ít muối. Nước sôi, bạn chỉ cần luộc 3-4 phút là được. Tránh luộc quá lâu vì ngô sẽ mất độ ngọt và bị cứng. Cách khác là bạn bỏ vỏ ngô, để vào lò vi sóng, quay trong vòng 2-3 phút. Ngô sẽ ngọt và giòn.
Ngoài món ngô luộc, hấp và nướng hay cho vào salad, cho ngô vào nước lẩu, bạn có thể làm món súp ngô như sau.
Cách nấu súp ngô thơm ngon bổ dưỡng cho bà bầu
Ăn ngô có tốt cho bà bầu không? Câu trả lời là rất tốt. Cùng xem ngay cách nấu súp ngô thơm ngon bổ dưỡng cho bà bầu sau đây:
Nguyên liệu
– 1 bắp ngô cỡ vừa
– 1/2 thìa cà phê ớt tươi xay (nếu không thích ăn cay bạn bỏ phần này)
– 1 thìa súp hành lá cắt nhỏ
– 1 thìa súp dầu ăn hoặc bơ
– 3/4 cốc sữa ấm + 3/4 cốc nước
– 1/2 thìa súp bột mì
– Muối
Cách làm
– Ngô luộc chín và nạo lấy phần hạt, bỏ lõi.
– Đun nóng dầu hoặc bơ trong chảo. Cho hành vào xào đến khi chín mềm. Cho ngô vào xào cùng với nước và sữa. Đun sôi, cho ra tô, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước tiếp tục đun.
– Khi súp bắt đầu sôi, thêm tiêu xay, muối và các hạt hành còn lại. Khuấy trong 2-3 phút.
– Thêm bột mì để súp đặc lại.
– Dùng nóng với bánh mì nướng.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ăn mắm được không?
Các câu hỏi thường gặp khi bà bầu ăn ngô
1. Bị tiểu đường thai kỳ có được ăn ngô không?
Bà bầu ăn ngô có tốt không? Bạn có thể ăn ngô ngay cả khi bạn bị tiểu đường thai kỳ. Lý do là ngô là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Thực phẩm có GI thấp có khả năng giải phóng glucose một cách từ từ và ổn định. Điều này có thể giúp kiểm soát lượng glucose trong máu.
2. Ăn quá nhiều bỏng ngô khi mang thai có hại không?
Món gì ăn quá nhiều đều có hại. Bỏng ngô cũng vậy, vì nó có thể chứa các gia vị như bơ, muối hoặc caramel. Thừa muối có thể dẫn đến giữ nước, huyết áp dao động… và thừa đường có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe khác. Tương tự như vậy, lượng bơ dư thừa có thể dẫn đến tích tụ chất béo và natri trong cơ thể.
Bà bầu có nên ăn bỏng ngô chế biến từ lò vi sóng?
Bạn có thể không muốn dùng bỏng ngô chế biến từ lò vi sóng vì lý do sau: Chúng có chứa một chất hóa học gọi là diacetyl, được sử dụng để bắt chước hương vị bơ. Nghiên cứu cho thấy các công nhân tại một nhà máy sản xuất bỏng ngô đã phát triển một chứng rối loạn phổi được gọi là viêm tiểu phế quản tắc nghẽn khi hít phải hóa chất này hàng ngày trong một thời gian dài.
Một hóa chất độc hại gọi là axit perfluorooctanoic, được tìm thấy trong các túi bỏng ngô. Nó là một chất gây ung thư và có khả năng gây ra một số loại ung thư.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu có ăn được dọc mùng không? Được nhưng cần thận trọng
3. Ăn bột ngô khi mang thai có gây ra chứng đau amylophagia?
Việc ăn bột ngô với số lượng lớn trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến chứng đau bụng, một dạng rối loạn pica. Các biến chứng của nó gồm tăng lượng đường trong máu, sinh non, bất thường trong quá trình phát triển của em bé và cân nặng khi sinh cao.
4. Ngô có thể gây tăng cân khi mang thai không?
Ngô rất giàu carbohydrate, chất dinh dưỡng và là một nguồn năng lượng đáng kể, có thể dẫn đến tăng cân khi mang thai.
Như vậy là bạn đã biết bà bầu ăn ngô có tốt không. Nếu ăn vừa phải, chọn ngô sạch, tự làm thì sẽ tốt cho mẹ bầu nhé bạn.
[inline_article id=255299]