Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không? Do nguyên nhân nào?

Đi ngoài phân màu đen có rất nhiều lý do khiến không ít mẹ bầu căng thẳng vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Cùng MarryBaby tim hiểu để tháo gỡ những lo lắng này giúp cho mẹ bầu!

Màu sắc của phân biểu hiện bệnh gì?

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc bà bầu đi phân đen có sao không, hãy cùng tìm hiểu màu sắc phân biểu hiện điều gì.

Màu sắc thông thường của phân là vàng nâu do dịch mật kết hợp với bã thức ăn. Tuy nhiên, đôi khi phân có thể có những màu sắc khác như: màu vàng, phân màu xanh lá, phân màu trắng, phân có màu đỏ, thậm chí là phân đen.

Sự thay đổi màu sắc này có thể do thức ăn hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc mà mẹ bầu đang sử dụng. Điều này là không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu chúng đi kèm với những triệu chứng bất thường khác thì lại là biểu hiện của bệnh lý.

Nguyên nhân bà bầu đi ngoài phân màu đen?

Bà bầu đi phân màu đen là do đâu? Theo các chuyên gia, việc phụ nữ mang thai đi ngoài phân đen có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

1. Tiêu thụ thực phẩm sẫm màu khiến bà bầu đi ngoài phân màu đen

Thực tế là nếu ăn các thực phẩm có màu sẫm, bạn sẽ đi tiêu phân sẫm màu. Do đó, mẹ bầu hãy để ý các loại thực phẩm màu đen hoặc xanh lam và nói chuyện với bác sĩ về quản lý chế độ ăn uống để cân bằng lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể.

Mẹ bầu cũng nên tránh xa bất kỳ thức ăn nào được chế biến bằng màu thực phẩm nhân tạo trong giai đoạn này.

2. Dùng viên uống bổ sung sắt trong quá trình mang thai

Trong thời kỳ mang thai, bác sĩ sẽ kê đơn viên uống bổ sung sắt cho mẹ bầu, điều này có thể dẫn đến việc đi tiêu phân có màu sẫm. Nếu bà bầu đi ngoài phân màu đen vì lý do này thì không có gì phải quá lo lắng nhé!

Hầu hết phụ nữ thường bị thiếu máu do thiếu sắt vì mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt và đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu về khoáng chất sắt sẽ ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Do đó, việc bổ sung viên uống sắt là cần thiết.

Vì những chất bổ sung này nói chung không gây hại, hãy tiếp tục tiêu thụ chúng cùng với các thực phẩm giàu chất sắt như rau bina, thịt, v.v. Ngoài ra, mẹ bầu hãy kiểm tra nồng độ hemoglobin.

2. Bổ sung sắt trong quá trình mang thai
Bổ sung sắt trong quá trình mang thai làm mẹ bị đi ngoài phân đen

3. Tác dụng phụ của thuốc khiến bà bầu đi ngoài phân màu đen

Một số loại thuốc có thể gây ra phân sẫm màu trong thai kỳ của mẹ bầu. Thông thường, khi gặp tình trạng bà bầu đi ngoài phân đen, trước tiên, các bác sĩ sẽ hỏi về các loại thuốc mà mẹ bầu đang dùng. Một số biến thể của thuốc kháng axit được biết là gây ra phân đen.

Thông báo cho bác sĩ của mẹ bầu về các loại thuốc mẹ bầu sử dụng, để có thể loại trừ các nguyên nhân do thuốc khiến bà bầu đi ngoài phân màu đen.

[recommendation title=””]

Việc mẹ bầu dùng thuốc không kê đơn một cách tùy tiện có thể gây hại cho sức khỏe của chính bản thân và thai nhi. Do đó, điều quan trọng mà mọi mẹ bầu cần nhớ nếu cần dùng thuốc hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ.

[/recommendation]

4. Hệ quả của việc mang thai

Bà bầu đi phân màu đen có sao không là mối băn khoăn của nhiều người. Mang thai làm thay đổi quá trình tiêu hóa  khiến màu sắc phân biến đổi.

Do đó, nếu không đi kèm các triệu chứng bất thường khác, việc phụ nữ mang thai đi ngoài phân đen không có gì đáng ngại.

5. Chảy máu dẫn đến hiện tượng bà bầu đi ngoài phân màu đen

Một trong những lý do nghiêm trọng hơn dẫn đến tình trạng ra phân đen khi mang thai là chảy máu đường tiêu hóa. Nguyên nhân có thể không quá nghiêm trọng như chảy máu đường tiêu hóa hoặc một cái gì đó nghiêm trọng như chảy máu đường ruột. Bất kể là mẹ bầu bị chảy máu dạng nào, điều cần thiết là phải đi khám để được bác sĩ kiểm tra.

>>>> Mẹ bầu xem ngay: Thuốc điều trị tiêu chảy cho phụ nữ có thai an toàn mà hiệu quả

6. Vấn đề sức khỏe và biểu hiện của bệnh lý

Việc đi tiêu phân đen thường chỉ ra các vấn đề sức khỏe. Nếu phân của mẹ bầu có màu đen và có mùi cực kỳ hôi, đó có thể là một tình trạng được gọi là melena. Nếu hỗn hợp phân có màu đen, nó có thể là dấu hiệu của chảy máu bên trong.

Mẹ bầu khi mang thai 3 tháng giữa mà vùng hậu môn sưng tấy và đi ngoài ra phân có màu đen thì đó có thể là dấu hiệu của vết rách hậu môn. Mẹ bầu cần nói chuyện với bác sĩ để hiểu xem phân đen có liên quan đến các vấn đề y tế hay không.

Một số bệnh lý phổ biến khiến người bệnh có triệu chứng đi tiêu ra phân có phân đen bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Viêm loét đại tràng khiến phân màu đen.
  • Ung thư trực tràng.
  • Xơ gan làm phân có màu đen.
  • Bệnh trĩ.
  • Polyp hậu môn.

Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không?

Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không?
Bà bầu đi ngoài phân màu đen có nguy hiểm không?

Trở lại với thắc mắc “bà bầu đi phân đen có sao không, có nguy hiểm không?”. Câu trả lời có ngay dưới đây, mẹ bầu đừng bỏ lỡ nhé!

Mang thai gây ra căng thẳng về thể chất cho cơ thể. Đây là lý do vì sao hầu hết phụ nữ trở nên cực kỳ lo lắng về những thay đổi nhỏ hay triệu chứng có vẻ bất thường trong suốt thời gian mang thai.

Bà bầu đi ngoài phân màu đen là một trong những tình trạng gây lo lắng và hoang mang cho bà bầu. Tuy nhiên, đây có thể là một nỗi sợ hãi không đáng bận tâm quá mức vì trong nhiều trường hợp việc mẹ bầu đi tiêu phân đen không nguy hiểm.

Các triệu chứng khác đi kèm với phân màu đen có thể là dấu hiệu của bệnh tật, nhiễm trùng hoặc chảy máu bên trong. Phân đen đơn thuần không phải là bệnh mà là một triệu chứng. Bà bầu đi ngoài phân màu đen cần chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo khác như:

Nếu có một trong những dấu hiệu kể trên, mẹ bầu hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

>>>> Mẹ bầu đã biết Đau bụng khi mang thai có thể gây nguy hiểm như thế nào chưa? 

Các phương pháp phòng tránh bà bầu đi ngoài phân màu đen

Bà bầu đi ngoài phân đen phải làm sao? Hiểu được nỗi băn khoăn này của các mẹ bầu, MarryBaby đã tìm hiểu và tổng hợp các giải pháp dưới đây:

1. Chế độ dinh dưỡng

Một trong những cách hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề tiêu hóa khi mang thai là tiêu thụ nhiều chất xơ và chế độ ăn giàu khoáng chất để đảm bảo hệ tiêu hóa của mẹ bầu có thời gian dễ dàng xử lý và chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu loại bỏ hoàn toàn carbs khỏi chế độ ăn uống của mình. Điều này chỉ đơn giản có nghĩa là mẹ bầu tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và tiêu thụ các loại carbs phức tạp và lành mạnh.

Mẹ bầu đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và lập một kế hoạch bữa ăn không chỉ cung cấp tất cả các khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng mà cơ thể mẹ bầu cần mà còn giúp làm tăng hiệu quả của đường tiêu hóa. Tăng hàm lượng chất xơ làm giảm táo bón và ngăn ngừa nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ, và do đó, chảy máu.

>>>> Mẹ bầu xem ngay Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết 

2. Vận động

Các phương pháp phòng tránh bà bầu đi ngoài phân màu đen

Hãy nhớ rằng tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu. Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ không chỉ duy trì sức khỏe nội tại mà còn giúp cải thiện tiêu hóa và đảm bảo sức khỏe cơ bắp.

Điều này cũng được biết là giúp bà bầu tránh được nguy cơ đi ngoài phân đen. Mỗi tam cá nguyệt khác nhau sẽ có những lưu ý và bài tập luyện riêng biệt. Mẹ bầu tham khảo thêm bài tập thể dục cho 3 tháng đầu, 3 tháng giữa3 tháng cuối thai kỳ nha!

3. Tránh tự uống thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra phân đen, đó là lý do tại sao mẹ bầu không nên tự dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đảm bảo rằng mẹ bầu nắm rõ thông tin về loại thuốc đang sử dụng.

4. Uống đủ nước

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến sức khỏe đường tiêu hóa của bạn suy giảm là do mất nước. Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng như sức khỏe các cơ quan, đặc biệt là sức khỏe đường ruột.

Vì vậy, hãy nhớ uống đủ nước và chất lỏng trong ngày và tiêu thụ thực phẩm giàu nước như dưa hấu, dưa chuột và nho.

[inline_article id=196248]

Chẩn đoán và điều trị bà bầu đi ngoài phân màu đen

đi ngoài phân đen ở bà bầu
Tìm ra đúng nguyên nhân sẽ khắc phục được tình trạng bà bầu đi ngoài phân đen

Trước tiên, các bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra phân sẫm màu bằng cách xem xét tiền sử tình trạng sức khỏe và thể chất của mẹ bầu.

Nếu họ cảm thấy thông tin không chỉ ra lý do phân đen, bác sĩ có thể phải thực hiện kết hợp chụp X-quang, xét nghiệm máu và kiểm tra phân. Điều này có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra phân đen.

Nếu kết quả xét nghiệm lẫn việc kiểm tra không thể kết luận, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu nội soi đường tiêu hóa. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ đặt một ống qua thực quản của mẹ bầu, có gắn một máy ảnh. Ống này sẽ điều hướng đường tiêu hóa và cố gắng xác định nguyên nhân gây ra phân sẫm màu.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ bầu thực hiện nội soi để loại trừ nguyên nhân do nhiễm trùng ruột kết và ung thư ruột kết. Tùy vào nguyên nhân khiến bà bầu đi ngoài phân màu đen mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp.

>>>> Mẹ bầu bị động thai? MarryBaby gửi mẹ bầu Hướng dẫn những điều khi bị động thai

Mang thai có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận của cơ thể mẹ bầu; vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần khi mẹ bầu trải qua một số thay đổi.

[inline_article id=242310]

MarryBaby hi vọng rằng qua bài viết trên, mẹ bầu đã có được câu trả lời cho thắc mắc bà bầu đi phân đen có sao không. Nếu mẹ bầu còn có bất kỳ mối quan tâm nào, hãy đi khám và nói chuyện với bác sĩ. Họ sẽ có thể giúp tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết hiệu quả.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu đau bụng do viêm ruột thừa: Cẩn thận không nguy!

Bà bầu đau bụng là tình trạng rất phổ biến. Tại sao chị em lại dễ bị đau bụng khi mang thai hơn bình thường? Làm thế nào để phòng và chữa đau bụng cho bà bầu? Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu trong bài viết này nhé.Bà bầu đau bụng

Do những đặc thù của quá trình mang thai nên khi bà bầu đau bụng do viêm ruột thừa thường bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với người bình thường. Trong lúc mang thai vì tử cung xung huyết nên tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nặng hơn, chúng kích thích tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai, sinh non. Ngoài ra, khi thai nhi lớn dần các cơ quan khác như đại trạng, tiểu tràng đều bị đẩy lên cao nên không bao phủ được tổ chức ruột thừa viêm khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm và nhiễm trùng ruột thừa dẫn đến bị đau ruột thừa là lý do phổ biến khiến phụ nữ phải phẫu thuật trong thai kỳ. Ước tính cứ 1.500 bà bầu sẽ có một người phải phẫu thuật cắt ruột thừa.

 

Bà bầu đau bụng do ruột thừa: Triệu chứng thế nào?

Nhiều người không biết đau ruột thừa bên nào, đau ruột thừa bên trái hay bên phải  nên thường bị nhầm lẫn với các chứng đau bụng khác. Bạn có thể dựa vào các dấu hiệu đau ruột thừa sau để chẩn đoán.

1. Dấu hiệu viêm ruột thừa 3 tháng đầu thai kỳ

Trong tam cá nguyệt đầu tiên do thai nhi và tử cung còn nhỏ, cơ thể mẹ bầu cũng đang có những thay đổi để thích nghi với thời gian thai nghén nên các triệu chứng viêm ruột thừa thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những triệu chứng khi mang thai.

  • Buồn nôn và nôn: Giống với tình trạng ốm nghén
  • Đau bụng: Lúc mới đầu chỉ đau quanh vùng rốn, sau khu trú vùng hố chậu phải, bà bầu bị đau bụng âm ỉ, kéo dài và diễn ra từ từ
  • Cơ thể mẹ bị sốt vừa hoặc sốt cao
  • Khi nắn vào vùng hố chậu phải có cảm giác đau và có phản ứng rõ.
  • Khi bị viêm ruột thừa bà bầu đau bụng dưới ở vị trí hạ sườn phải.

    Bf bầu đau bụng
    Bà bầu đau bụng và có thể bị sốt cao khi viêm ruột thừa

2. Dấu hiệu viêm ruột thừa 6 tháng cuối thai kỳ

Trong khoảng thời gian này, do thai nhi phát triển ngày càng tăng nên tử cung sẽ đẩy ruột thừa lên và ép ra ngoài thành bụng. Vì thế các triệu chứng thường trở nên phức tạp hơn, bệnh càng khó chẩn đoán gây chậm trễ trong việc phát hiện và điều trị.

  • Bà bầu bị sốt cao 38ºC trở lên, vẻ mặt căng thẳng
  • Vị trí đau cao hơn bình thường như trên mào chậu, vùng hạ sườn phải. Những cơn đau quặn bụng càng lúc càng nặng hơn
  • Xuất hiện các rối loạn nhu động ruột như táo bón, đi ngoài phân lỏng, liệt ruột cơ năng
  • Toàn thân xuất hiện hội chứng nhiễm trùng, môi khô, lưỡi bẩn
  • Khi bị vỡ ruột thừa, bà bầu bị đau bụng đi ngoài. Bạn thường bị đau bụng dữ dội kèm sốt cao trên 38ºC. Bụng bị cứng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc có máu trong phân.

Biến chứng của bệnh viêm ruột thừa

♦ Đối với sức khỏe mẹ

Chứng viêm ruột thừa rất dễ lan tỏa và diễn ra nhanh chóng vì khi mang thai sự cung ứng máu cho khoang chậu nhiều hơn. Đồng thời, tử cung to cũng làm cho võng mạc mở rộng làm giảm khả năng hạn chế chứng viêm của cơ thể. Kết quả dễ khiến cho ruột thừa bị hoại tử hay bị thủng.

♦ Đối với sự phát triển của thai nhi

Khi ruột thừa bị viêm sẽ tác động trực tiếp, kích thích lên tử cung khiến cho tử cung co thắt làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Ngoài ra, chất độc do vi khuẩn tạo ra đi vào máu cũng ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu đau bụng
Bà bầu đau bụng do viêm ruột thừa dễ bị sinh non

Cách điều trị bà bầu đau bụng do viêm ruột thừa 

  • Nếu đang trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai, bạn có thể mổ nội soi.
  • Nếu đang trong tam cá nguyệt thứ ba, bạn có thể mổ mở. Tuy nhiên, bạn cần phải theo dõi thai nhi rất kỹ. Vì khi bạn bị cắt ruột thừa, tử cung có thể co thắt sớm dẫn đến sinh non.

*Tỷ lệ sinh non do phẫu thuật ruột thừa khoảng 10%. Các yếu tố rủi ro khác khoảng 8% trước khi mang thai 24 tuần, 13% trong khoảng từ 24-28 tuần và 35% sau 29-36 tuần.

[inline_article id=73763]

Những điều bà bầu cần lưu ý sau khi mổ ruột thừa

  • Bạn cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.
  • Tránh mang, xách vật nặng.
  • Tránh sinh hoạt tình dục.
  • Đi tái khám thường xuyên.

5. Bà bầu bị đau ruột thừa nên ăn gì?

  • Bạn nên uống nước ấm pha chanh với mật ong vào mỗi sáng.
  • Bữa sáng bạn nên uống sữa và ăn trái cây. Bạn có thể kết hợp ăn các loại hạt để bổ sung dinh dưỡng.
  • Bữa trưa bạn nên ăn rau củ hấp và sữa lên men.
  • Bữa chiều bạn nên uống nước trái cây tươi.
  • Bữa tối bạn nên ăn salad rau củ tươi, hạt mầm và sữa lên men.
  • Bạn nên uống nước ép cà rốt, củ cải và dưa chuột mỗi ngày.

Chế độ ăn giúp bà bầu nhanh phục hồi sau khi mổ ruột thừa

♦ Ăn các món dễ tiêu hóa

Các thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, sữa chua, súp kem rất giàu đạm và canxi nhưng ít sắt và vitamin A, B. Do đó, bạn chỉ nên ăn trong thời gian ngắn sau khi mổ.Bà bầu đau bụng

♦ Ăn đa dạng thực phẩm

Nếu sau thời gian ăn các thức ăn lỏng, bạn không bị đau, tiêu chảy, nôn mửa thì nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác.

Thực phẩm giàu đạm, vitamin C và chất xơ như trứng, rau củ, trái cây, các loại hạt… rất cần thiết để bạn phục hồi sức khỏe, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho thai kỳ.

♦ Bổ sung thực phẩm giúp mau lành vết thương

Đạm rất quan trọng cho quá trình phục hồi vết thương. Chất này có thể hỗ trợ tổng hợp collagen để tạo mô liên kết mới, giúp vết thương mau lành.

Bạn có thể bổ sung đậu, bánh mì ngũ cốc, gạo lứt, rau củ, trái cây đặc biệt là bơ, dầu ô liu, các loại hạt… vào chế độ ăn hàng ngày.

♦ Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch giàu vitamin A, C như hạnh nhân, rau chân vịt, tiêu. Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn để nhanh phục hồi sức khỏe.Bà bầu đau bụng

Thực phẩm bà bầu bị đau bụng do viêm ruột thừa không nên ăn

Các thực phẩm bạn không nên ăn bao gồm:

  • Đồ uống có gas
  • Nước ngọt và nước ép trái cây đóng chai
  • Rượu, bia
  • Các loại gia vị
  • Nước sốt
  • Đậu và rau họ cải
  • Đồ hộp
  • Thực phẩm nhiều đường như kẹo, bánh, kem
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu
  • Sôcôla, phô mai

    Bà bầu đau bụng 5
    Bà bầu đau bụng do viêm ruột thừa không nên ăn các gia vị cay nóng

Bà bầu đau bụng do viêm ruột thừa trong thai kỳ rất nguy hiểm. Nhiều bà bầu không phát hiện sớm do không biết các triệu chứng đau ruột thừa bên nào. Marry Baby hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh để có thể chữa trị kịp thời, giúp mẹ và thai nhi không gặp nguy hiểm.

Hanako