Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị mất vị giác, nguyên nhân đến từ những yếu tố không ngờ tới

Mang thai đem đến nhiều sự thay đổi cho cơ thể mẹ bầu. Thậm chí, nhiều mẹ bầu còn mất vị giác, cảm thấy nhạt miệng, đắng miệng khi ăn uống. Bà bầu bị mất vị giác không phải là hiện tượng nguy hiểm, tuy nhiên mẹ không nên chủ quan. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu bệnh lý, cần được phát hiện và xử lý kịp thời.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị mất vị giác

Bà bầu bị mất vị giác là hiện tượng mẹ cảm thấy nhạt miệng, đắng miệng, gần như không cảm nhận được vị chua, cay, mặn, ngọt của thức ăn khi ăn vào. Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ (tuần 1 – tuần 12).

bà bầu bị mất vị giác
Bà bầu bị mất vị giác là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em

Thông thường, việc bà bầu bị mất vị giác sẽ đi kèm với triệu chứng ốm nghén. Có hai nguyên nhân chính sau đây:

1. Bị mất vị giác khi mang thai do nguyên nhân sinh lý và thói quen ăn uống

Nếu tình trạng nhạt miệng chỉ thỉnh thoảng diễn ra trong thời kỳ ốm nghén và nhanh chóng qua đi mà không kèm theo triệu chứng bất thường gì khác, thì có thể do các yếu tố sinh lý và thói quen ăn uống của mẹ.

  • Khi mang thai, hormone thai kỳ tăng cao, nội tiết tố rối loạn gây ảnh hưởng đến vị giác, khiến mẹ thường cảm thấy nhạt và đắng miệng.
  • Các triệu chứng ốm nghén cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị mất vị giác. Nghén gây mệt mỏi, nôn mửa, cơ thể uể oải, ăn không ngon miệng, thậm chí sợ ăn vì cứ ăn vào là bị nôn ra.
  • Một số mẹ bầu dùng quá nhiều thuốc bổ sung trong thai kỳ như canxi, sắt. Việc lạm dụng thuốc bổ sẽ gây dư thừa sắt, canxi, natri dẫn đến tình trạng đắng miệng.
  • Trong quá trình thai nghén, nhiều mẹ bỗng nhiên thèm các món ăn có vị đắng như nghệ, vỏ cam, mướp đắng, rau đắng. Những thực phẩm này khiến vị giác mẹ bị ảnh hưởng khi thưởng thức các món ăn tiếp theo.
  • Sự quá nhạy cảm của khứu giác cũng là nguyên nhân khiến vị giác của mẹ gặp vấn đề. Nói cách khác, khứu giác trở nên nhạy bén hơn khiến mẹ bầu cảm nhận mùi của thức ăn một cách mạnh mẽ. Điều này dẫn đến việc mẹ đâm ra “ớn ăn”, cảm thấy no ngang và miệng tự giác thấy đắng, thấy không muốn ăn mặc dù mẹ chưa hề ăn gì

2. Bà bầu bị mất vị giác là dấu hiệu bệnh lý

Nếu tình trạng nhạt miệng, không cảm nhận được vị của các món ăn ngày càng kéo dài và không thuyên giảm, mẹ nên cân nhắc đến các yếu tố bệnh lý.

  •  Viêm tuyến nước bọt: Mẹ bầu không bổ sung đủ chất dinh dưỡng, không vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc uống ít nước có thể khiến tuyến nước bọt bị viêm. Lúc này, vi khuẩn, virus, nấm sẽ tấn công tuyến nước bọt, làm quá trình tiết nước bọt bị tắc, ngưng trệ. Việc này dẫn đến khoang miệng của mẹ bị khô, hơi thở có mùi khó chịu và mẹ thấy nhạt, đắng miệng.
  • Trào ngược dạ dày: Hormone progesterone được sản sinh trong quá trình mang thai để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển trong tử cung. Tuy nhiên khi nồng độ hormone này vượt quá giới hạn sẽ làm cho van dạ dày bị giãn ra, axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Nhiều mẹ bầu luôn có cảm giác đầy bụng, no hơi, ợ chua cũng chính vì nguyên nhân trên. Ợ chua ảnh hưởng đến vị giác, làm mẹ biếng ăn, không cảm nhận được vị ngon của thức ăn.
  • Các bệnh lý khác: Bà bầu bị mất vị giác trong thời gian dài với mức độ ngày càng nặng thì có thể mẹ đang gặp các vấn đề về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, nếu mẹ có kèm các triệu chứng như sốt, ho, đau nhức người, mệt mỏi thì không loại trừ khả năng mẹ đã nhiễm virus covid-19. Hiện tượng mất vị giác, khứu giác là một trong những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp covid-19. Vì vậy, mẹ có thể xét nghiệm covid để biết mình có nhiễm hay không nhé. 

Bà bầu bị mất vị giác có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhìn chung, tình trạng mất vị giác chỉ diễn ra thỉnh thoảng thì sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Chỉ khi nào mẹ nhạt miệng và không thể ăn uống trong thời gian dài, em bé lúc này mới có vấn đề.

Khi mẹ không ăn đủ chất, cơ thể sẽ bị suy nhược, thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển. Một số nguy cơ có thể xảy đến với mẹ và bé như:

Như vậy, nếu việc mất vị giác kéo dài, mẹ khó khăn trong việc ăn uống cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ cần đến bệnh viện để được thăm khám sớm. Nếu nguyên nhân đến từ yếu tố bệnh lý, mẹ sẽ được tư vấn cách điều trị thích hợp.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị mất vị giác?

bà bầu bị mất vị giác
Thức ăn nhanh dễ khiến dạ dày ì ạch, khó tiêu hoá

Mẹ có thể khắc phục tình trạng nhạt miệng, đắng miệng trong thai kỳ bằng các biện pháp sau:

  • Uống đủ nước: Mẹ uống đủ nước sẽ giúp khoang miệng đỡ khô, đồng thời cuốn trôi các mảng bám gây đắng miệng. Mẹ có thể uống nước lọc xen kẽ nước ép hoa quả, trà xanh để kích thích vị giác.
  • Vệ sinh răng miệng: Bên cạnh uống nhiều nước, mẹ cần lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Mẹ bầu có thể sử dụng chỉ nha khoa 3-4 lần mỗi tuần để giúp loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng. Ngoài ra, mẹ có thể đánh răng hàng ngày với kem bạc hà để đỡ cảm giác buồn nôn, nhạt miệng.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ chia nhỏ từ 3 bữa chính thành 5 – 6 bữa ăn mỗi ngày, vừa giảm cảm giác ngán vừa hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Mẹ nên ăn thức ăn luộc, hấp thay cho chiên xào. Thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hay các món cứng, khó tiêu sẽ làm dạ dày thêm ì ạch, khó tiêu hoá. Một chế độ ăn hài hoà các chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây sẽ giúp mẹ tiêu hoá nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
  • Nhâm nhi bữa phụ: Mẹ nên chuẩn bị các món ăn nhẹ như ngũ cốc, sữa chua, trái cây, bánh quy, ô mai. Đây là những món kích thích vị giác, hạn chế cảm giác buồn nôn, rất thích hợp để mẹ nhâm nhi trong các bữa phụ.
  • Không đi nằm ngay sau khi ăn: Sau khi ăn xong, mẹ nên đi lại nhẹ nhàng để thức ăn được tiêu hoá tốt hơn.
  • Tránh xa chất kích thích: Mẹ tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích. Đây là những chất không tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
bà bầu bị mất vị giác
Bánh mì, sữa chua, hoa quả rất thích hợp để mẹ nhâm nhi trong bữa phụ

Bà bầu bị mất vị giác không phải là tình trạng hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Nếu đã áp dụng mọi cách nhưng tình hình vẫn không được cải thiện, mẹ hãy tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên ngành nhé.