Categories
Mang thai 3 tháng cuối

5 lý do gây hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối và cách phòng ngừa

Tùy thuộc theo nguyên nhân khiến bà bầu hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác về bệnh cũng như chẩn đoán được mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với mẹ và bé trong thai kỳ. Cùng tìm hiểu vì sao mẹ thường bị hắt hơi sổ mũi và đâu là cách khắc phục những triệu chứng này?

Các nguyên nhân bà bầu hắt hơi sổ mũi khi mang thai

Thông thường, tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ sẽ do các nguyên nhân sau đây:

1. Viêm mũi trong thai kỳ

Tình trạng viêm mũi khi mang thai thường kéo dài trên 6 tuần và sẽ có các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Tình trạng này có thể biến mất bất cứ lúc nào trong thai kỳ hoặc sẽ kết thúc trong vòng 2 tuần sau khi mẹ vượt cạn thành công.

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối do viêm mũi là một tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở mẹ, cản trở quá trình hô hấp của thai nhi. Do đó, cần kịp thời can thiệp điều trị để đảm bảo duy trì sức khỏe mẹ và bé ở trạng thái tốt nhất.

2. Do tác động của môi trường

Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh mẹ bầu như thời tiết, không khí môi trường ô nhiễm, phấn hoa,… cũng có thể dẫn đến tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối.

3. Cảm cúm & cảm lạnh

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị sổ mũi, hắt hơi chính là hệ miễn dịch suy giảm trong thời gian mang thai khiến mẹ dễ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Mẹ có thể phân biệt triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh như sau:

  • Cảm cúm: Khi bị cảm cúm, mẹ sẽ có những triệu chứng như ho khan, sốt từ vừa phải đến cao, viêm họng, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, nghẹt mũi và chảy nước mũi, mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài trong khoảng 2 tuần,…
  • Cảm lạnh: Với tình trạng cảm lạnh, các triệu chứng mẹ bầu thường gặp bên cạnh sẽ bao gồm hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Ngoài ra, mẹ còn cảm thấy đau đầu mệt mỏi, sốt cao khoảng 38-39 độ C kèm theo đau nhức cơ bắp, ăn không ngon miệng, rét run ớn lạnh và đau họng, ho khan hoặc ho có đờm.

4. Dị ứng thai kỳ

Tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối có thể là do mẹ bầu đang bị dị ứng thai kỳ. Lúc này, mẹ sẽ bị hắt hơi từng cơn, kéo dài nhiều giờ, nước mũi trong suốt. Đi kèm với các hiện tượng trên chính là cảm giác khó chịu bên trong mũi và đau nhức đầu.

5. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ

Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một lượng lớn estrogen khiến cơ thể tăng sản xuất chất nhầy ở mũi và từ đó gây ra hiện tượng sổ mũi hoặc nghẹt mũi.

[inline_article id=275673]

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm hay không?

Tình trạng hắt hơi, sổ mũi ở mẹ bầu có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hay không là điều mà mẹ bầu đặc biệt quan tâm.

Nếu chỉ bị hắt hơi sổ mũi mà không có các triệu chứng đi kèm thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, tình trạng này có thể hết sau một vài ngày hoặc một vài tuần mà không gây nên những tác động xấu đối với mẹ và bé cũng như quá trình vượt cạn sắp tới.

Tuy nhiên, nếu tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, ho, đau họng hoặc sổ mũi hắt hơi kéo dài, nên đến bệnh viện để kịp thời để được chẩn đoán, điều trị.

Vì nếu để bệnh kéo dài, hệ miễn dịch của mẹ có thể bị suy giảm và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe người mẹ, có thể khiến mẹ mệt mỏi, đau đớn khi vượt cạn, tăng nguy cơ sảy thai, trẻ sinh non, dị tật thai nhi,…

hắt hơi sổ mũi khi mang thai

Bí quyết phòng ngừa, cải thiện tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối

Khi bị cảm hoặc bị hắt hơi sổ mũi nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số bí quyết cải thiện tình trạng này như sau:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và từ đó giúp cải thiện tình trạng hắt hơi sổ mũi do cảm cúm hoặc cảm lạnh hay do tác động từ môi trường.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Thêm một chút độ ẩm vào không khí có thể giúp hạn chế tình trạng mũi bị kích ứng. Mẹ bầu có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để có thể cải thiện tình trạng này.
  • Sử dụng máy lọc không khí: Nếu bị hắt hơi sổ mũi khi mang thai do ảnh hưởng từ môi trường sống, mẹ có thể sử dụng máy lọc không khí để lọc phần bụi bẩn và giúp không khí trong lành hơn. 
  • Xông mũi: Khi có dấu hiệu cảm, mẹ có thể xông mũi với các loại lá cây hoặc củ chứa tinh dầu, chẳng hạn như lá kinh giới, lá bưởi, bạc hà, gừng, chanh, sả,…
  • Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%: Nếu bị hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu nên thường xuyên vệ sinh mũi với nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhằm giúp mũi thông thoáng hơn, cải thiện tình trạng khó chịu này.

khắc phục hắt hơi sổ mũi khi mang thai bằng nước muối sinh lý

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Ăn uống lành mạnh, dùng các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp mẹ tăng cường sức đề kháng và mau khỏi bệnh hơn.
  • Lưu ý không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ, mẹ không nên tự ý dùng để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
  • Tiêm vaccine ngừa cúm: Trước khi mang thai, có thể tiêm vaccine ngừa cúm để hạn chế cảm cúm khiến mẹ hắt hơi sổ mũi khi mang thai.

>>> Mẹ bầu có thể quan tâm: Những mũi vắc xin quan trọng nhất định phải tiêm phòng cho bà bầu

Khi nào nên đi bệnh viện?

Trong trường hợp hắt hơi và sổ mũi khi mang thai kèm theo những triệu chứng sau đây, mẹ nên lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe kịp thời:

  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Co giật
  • Đau dai dẳng hoặc cảm thấy áp lực ở ngực hoặc bụng
  • Chóng mặt dai dẳng, lú lẫn, không có khả năng ngồi dậy
  • Đau cơ nghiêm trọng
  • Suy nhược nghiêm trọng 
  • Sốt hoặc ho có cải thiện nhưng sau đó tái phát trầm trọng hơn
  • Không cảm nhận được thai nhi trong bụng

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối là một tình trạng vô cùng phổ biến. Mẹ có thể xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh và cải thiện bằng những biện pháp vô cùng đơn giản đấy nhé!

>> Mẹ nên xem thêm: “Thuộc lòng” ngay 5 dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị sổ mũi có sao không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hắt hơi sổ mũi ở bà bầu là hiện tượng thường gặp, nhất là khi thời tiết thay đổi. Vậy nên nhiều mẹ bầu cũng tỏ ra khó lo lắng không biết liệu hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu bà bầu bị sổ mũi có sao không trong bài viết dưới đây nhé.

hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi
Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nguyên nhân hắt hơi, sổ mũi khi mang thai

Tại sao mang bầu hay hắt xì hơi là một trong những băn khoăn của không ít mẹ bầu. Mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao nhé.

1. Điều kiện môi trường sống

Trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai thì phần lớn là do tác động của môi trường như: thời tiết, phấn hoa, bụi bẩn…

2. Hệ miễn dịch yếu

Ngoài ra, hệ miễn dịch cơ thể mẹ bầu cũng không được khỏe mạnh như bình thường, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng cũng rất dễ bị cảm cúm và dẫn đến tình trạng hắt hơi sổ mũi trong 3 tháng đầu mang thai.

3. Bà bầu hắt hơi sổ mũi do dị ứng thai kỳ

Hiện tượng dị ứng thai kỳ cũng là lý do khiến mẹ bầu thường hắt hơi sổ mũi khi mang thai. Biểu hiện rõ nét chính là bạn thường hắt hơi kéo dài từng cơn trong nhiều giờ, nước mũi trong suốt chứ không đục. Kèm theo đó là cảm giác khó chịu ở trong mũi và đau nhức đầu.

4. Bà bầu sổ mũi hắt hơi do mắc bệnh truyền nhiễm

Tình trạng hắt hơi sổ mũi ở bà bầu còn có thể vì nguyên do cảm lạnh hoặc mắc bệnh truyền nhiễm. Biểu hiện bệnh lý thường là ho liên tục, hắt hơi kéo dài, nước mũi có dịch vàng hoặc xanh, đôi khi có dấu hiệu sốt. Nếu gặp tình trạng này, mẹ bầu phải nhanh chóng đi thăm khám để kịp thời điều trị.

5. Cơ thể tăng sản xuất chất nhầy

Ngoài ra, trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra một lượng lớn estrogen làm tăng sản xuất chất nhầy và gây ra hiện tượng sổ mũi hoặc nghẹt mũi.

Bà bầu bị hắt hơi sổ mũi có sao không?

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai là tình trạng không hiếm gặp. Vậy bà bầu bị sổ mũi có sao không? Tình trạng hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Nếu chỉ là tình trạng hắt hơi, sổ mũi mà không kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như ho, sốt, khó thở… thì mẹ bầu không cần lo lắng vì sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng hắt hơi sổ mũi kéo dài mà không được điều trị sẽ làm cho hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nghiêm trọng hơn, nếu bệnh của mẹ trở nặng có thể dẫn đến tình trạng sinh non, thai nhi dị tật, suy thai

hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi
Mẹ bầu hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Làm thế nào để khắc phục tình trạng hắt hơi, sổ mũi ở bà bầu?

Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý của mẹ bầu. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là nên điều trị dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Sau đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng hắt hơi sổ mũi ở bà bầu khá đơn giản, mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà.

[inline_article id=287793]

1. Dùng nước muối sinh lý

Vậy bà bầu bị sổ mũi có sao không đã rõ. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý sẽ giúp loại bỏ các dịch nhầy trong mũi, giảm cảm giác khó thở và bôi trơn niêm mạc lỗ mũi. Từ đó, mũi sẽ hoạt động tốt hơn, mẹ bầu cũng chẳng còn lo sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không.

2. Bổ sung vitamin C

Vitamin C được xem như “lá chắn” hoàn hảo bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch bà bầu. Các loại trái cây như cam, chanh hoặc rau củ quả khác đều chứa lượng lớn vitamin C giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật. Bạn có thể uống nước cam vắt, nước chanh ấm, các loại nước ép… để nạp thật nhiều vitamin C vào cơ thể nhé.

3. Tập thể dục đều đặn

Đây là cách trị hắt hơi sổ mũi cho bà bầu vô cùng đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Khi mang thai, mẹ bầu cũng nên tập thể dục đều đặn để cơ thể được dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.

4. Giữ gìn sức khỏe bản thân

Mẹ bầu thường gặp tình trạng hắt hơi sổ mũi trong 3 tháng đầu mang thai vì lúc này cơ thể khá nhạy cảm với những tác động của môi trường. Bạn cần tránh tuyệt đối những nơi có khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật… để không làm tổn thương niêm mạc mũi. Tốt nhất hãy đeo khẩu trang khi đến những nơi công cộng.

Nếu trời trở lạnh, mẹ bầu phải chú ý giữ ấm cơ thể để không bị nhiễm lạnh, cảm cúm nhé.

Nếu chẳng may bị cảm cúm, mẹ bầu cũng phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chứ đừng nên tự ý dùng thuốc điều trị cảm cúm vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

>>Xem thêm: Những điều cần tránh khi mang thai các mẹ cần lưu ý

hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi
Làm gì để hết sổ mũi khi mang thai?

Một số mẹo trị hắt hơi sổ mũi cho bà bầu

Một vài mẹo dân gian dưới đây có thể giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng hắt hơi, sổ mũi:

1. Dùng củ tỏi

Bên cạnh băn khoăn bà bầu bị sổ mũi có sao không. Mẹ cũng nên biết công dụng thần kỳ của củ tỏi. Tỏi được xem là loại củ có khả năng chống viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, điều trị cảm cúm. Do đó, mẹ bầu hãy bổ sung tỏi vào bữa ăn hằng ngày, vừa tăng vị cho món ăn vừa tốt cho sức khỏe.

2. Súc miệng bằng nước muối

Thật đơn giản! Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày sẽ làm giảm những cơn ho dai dẳng bởi vì muối chống viêm nhiễm khá tốt.

>>Xem thêm: Cảm cúm khi mang thai mách mẹ những cách chữa vô cùng đơn giản

3. Tắm, xông mũi bằng rượu gừng

Biện pháp này sẽ giúp làm ấm cơ thể và thông mũi rất nhanh. Bạn hãy nhỏ vài giọt rượu gừng vào chậu nước tắm hằng ngày hoặc cho vào ca nước nóng rồi xông mũi để làm giảm tình trạng sổ mũi khi mang bầu nhé.

Như vậy là mẹ bầu không cần phải quá lo lắng về việc bà bầu bị sổ mũi có sao không? Có ảnh hưởng đến thai nhi hay không, bởi vì chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện thể thao một cách khoa học. Tuy vậy, mẹ bầu cũng đừng nên chủ quan, phải chú ý giữ gìn sức khỏe để sinh ra được những em bé khỏe mạnh nhé!

[inline_article id=286581]

Hoa Hồng