Categories
3 tháng đầu Mang thai

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh?

Bài viết liệt kê 20 loại thực phẩm mà bà mẹ mang thai không nên ăn, có nghĩa rằng nó sẽ không phải là lựa chọn tối ưu nếu bạn có nhiều lựa chọn khác hoặc không nên ăn một cách quá thường xuyên. Bạn cũng đừng quá căng thẳng hay lo lắng nếu chẳng may ăn hay thỉnh thoảng ăn vì sở thích ăn uống. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một số loại thực phẩm tiềm ần nhiều nguy cơ trực tiếp nên tránh.

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Dưới đây là danh sách 20 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu và trong suốt kỳ.

1. Cá có chứa nhiều thuỷ ngân

Các loại cá bạn nên tránh ăn trong 3 tháng đầu mang thai như cá mập, cá kiếm, cá thu vua và cá ngói là những loại có hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thịt sống cá sống như sushi và nội tạng.

Thủy ngân là một chất được tìm thấy trong đại dương, suối và hồ. Chất này là một chất có thể ảnh hưởng đến thần kinh, gây tổn thương não và chậm phát triển ở trẻ sơ sinh. Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn có thể chọn tiêu thụ các loại cá như cá hồi, cá da trơn, cá tuyết và cá ngừ có hàm lượng thủy ngân thấp.

Bạn có thể ăn khẩu phần cá từ 226 – 240g/tuần, tức là từ 2 đến 3 phần ăn. Tuy nhiên, khi bạn tiêu thụ cá ngừ trắng (albacore) chỉ nên giới hạn ở mức 170g mỗi tuần, theo FDA Hoa Kỳ (1).

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn cháo cá chép vào tháng thứ mấy để mẹ khỏe, bé thông minh?

2. Cá sống ở môi trường ô nhiễm

Bầu cũng nên tránh ăn các loài cá sống ở dòng suối, hồ và sông ở địa phương có chứa hàm lượng polychlorinated biphenyls (PCB) có hại. Nếu bạn tiếp xúc với những chất gây ô nhiễm này có thể dẫn đến trẻ sinh ra nhẹ cân, kích thước đầu nhỏ hơn, suy giảm khả năng học tập và có các vấn đề về trí nhớ.

Để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh bà bầu trong 3 tháng đầu không nên ăn gì? Tốt nhất, bạn cần tránh ăn cá bắt từ những ao hồ gần các khu công nghiệp

3. Hải sản hun khói

bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh?

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Bầu không nên dùng hải sản hun khói (xông khói) và trữ đông lâu ngày vì nó có thể chứa vi khuẩn Listeria, gây tiêu chảy cấp, buồn nôn. Mẹ nhiễm loại vi khuẩn này trong 3 tháng đầu có thể gây sẩy thai, trong 3 tháng cuối có thể gây sinh non, thai nhẹ cân. Ngoài ra, thực phẩm xông khói còn chứa nhiều muối dễ làm tăng huyết áp hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Những lưu ý cần thiết khi ăn hải sản mẹ bầu nhất định phải biết!

4. Các loài động vật có vỏ

Bên cạnh tránh các loại hải sản hun khói, bà bầu cũng nên tránh ăn sống các loại hải sản có vỏ như hàu và trai. Vì các loài động vật này có vi khuẩn, virus và độc tố có hại có thể gây ra bệnh và ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm. Để tránh gây dị tật cho thai nhi, bạn nên chế biến chính các loài động vật này trước khi ăn.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có nên ăn sò lông? Ăn làm sao để không rước họa vào người?

5. Trứng sống hoặc nấu chưa kỹ

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Bạn không nên ăn trứng sống, trứng chưa được nấu chưa chín. Vì trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.

Nếu nhiễm phải vi khuẩn trên, bạn có thể bị tiêu chảy, nôn mửa nặng, nhức đầu, đau bụng và sốt cao. Dù những triệu chứng này không gây hại cho thai nhi nhưng điều này sẽ khiến hệ thống miễn dịch của bạn yếu hơn gây ảnh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn trứng gà đúng cách mới tốt

6. Thịt gia súc và gia cầm sống

Bà bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu?
Bà bầu kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu?

Các loại thịt gia súc và gia cầm sống hoặc nấu chưa chín như thịt đỏ hoặc thịt sống có máu có thể gây nguy hiểm. Vì các loại thực phẩm này có chứa ký sinh trùng Toxoplasma và vi khuẩn Salmonella có hại.

Nếu bạn nhiễm phải vi khuẩn Salmonella có thể tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Còn khi bạn nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có thể gây ra bệnh toxoplasmosis có các triệu chứng giống cúm khi mang thai dẫn đến sảy thai hoặc thai chết trong khi sinh.

Để tránh gây dị tật cho thai nhi, bà bầu cần nấu chín trước khi ăn.

7. Thịt nguội

Bà bầu không nên ăn thịt nguội vì có chứa vi khuẩn listeria. Loại vi khuẩn này có thể truyền từ mẹ sang nhau thai gây ra các biến chứng nghiêm trọng; thậm chí khiến cho thai nhi chết lưu.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn thịt bò được không? Ăn như thế nào mới tốt cho cả mẹ và bé?

8. Sữa chưa tiệt trùng

Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng sữa chưa tiệt trùng

Nếu bạn đang có thói quen uống sữa chưa tiệt trùng hoặc sữa tươi thì nên từ bỏ ngay. Mặc dù, các loại sữa này có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng các loại thực phẩm này lại có thể gây bệnh cao hơn. Vì chúng có chứa các vi khuẩn có hại như salmonella, listeria, E.coli và cryptosporidium có thể gây hại cho hai mẹ con (3).

9. Phô mai mềm chưa tiệt trùng

Để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh bà bầu không ăn gì trong 3 tháng đầu? Tốt nhất bà bầu không nên ăn phô mai mềm chưa tiệt trùng. Vì trong thực phẩm này có chứa listeria. Nếu bạn muốn ăn phô mai trong thai kỳ thì nên chọn loại phô mai cứng không chứa nước đã tiệt trùng, hoặc loại phô mai mềm đã được tiệt trùng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn phô mai con bò cười được không và có tốt không?

10. Trái cây và rau quả củ chưa rửa

Trái cây và rau chưa rửa là nơi “trú ngụ” của ký sinh trùng Toxoplasma gây hại cho thai nhi đang phát triển. Ký sinh trùng Toxoplasmosis làm ô nhiễm đất trồng trái cây và rau quả. Khi bạn ăn phải các loại trái cây này lúc chưa rửa kỹ thì sẽ bị nhiễm bệnh.

Tốt nhất, khi ăn rau củ quả bạn nên rửa sạch và nấu chín. Nhất là, bạn phải cắt bỏ phần quả bị giập vì chỗ này dễ bị ký sinh trùng xâm nhập vào thực phẩm (4).

11. Rau mầm sống

Mang thai 3 tháng đầu bà bầu kiêng ăn gì?
Mang thai 3 tháng đầu bà bầu kiêng ăn gì?

Mang thai trong 3 tháng đầu, bà bầu không nên ăn gì để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Thực phẩm bà bầu không ăn chính là các loại rau mầm sống như giá đỗ, lá đinh lăng, mầm đậu tuyết… Vì các loại thực phẩm này dễ bị nhiễm vi khuẩn listeria, salmonella và E.coli.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn rau sống được không? Mẹ bầu thích rau sống nên xem ngay!

12. Nước trái cây chưa tiệt trùng

Các loại nước ép trái cây chưa tiệt trùng kể cả những chai nước được đóng gói bán trong cửa hàng tiện lợi hay siêu thị đều có thể chứa vi khuẩn. Thậm chí, một ly nước trái cây mới pha cũng có thể gây nguy hiểm nếu nguyên liệu không được rửa sạch.

Do đó, để an toàn cho sức khỏe khi mang thai, bạn nên ép nước trái cây ở nhà để uống. Khi ép nước, bạn nhớ phải rửa kỹ trái cây và rau quả, dùng bàn chải cạo sạch bụi bẩn và cắt bỏ những chỗ bị giập nát đi nhé.

14. Cam thảo

Để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh trong 3 tháng đầu bà bầu không nên ăn gì? Bạn nên tránh dùng cam thảo khi mang thai. Vì trong cam thảo có chất glycyrrhizin có thể làm suy yếu nhau thai, làm tăng nồng độ của hormone cortisol, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào thần kinh. Ngoài ra, cam thảo cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp và sinh non ở thai phụ (8).

>> Bạn có thể xem thêm: 9 tác dụng của kỷ tử giúp bà bầu tẩm bổ

15. Uống nước có nhiều caffeine

Nếu bà bầu tiêu thụ một lượng caffeine cao hơn mức khuyến nghị có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh con nhẹ cân. Do đó, bạn chỉ nên tiêu thụ caffeine ở mức 200 mg mỗi ngày thôi nhé.

Bạn cần hạn chế dùng các thức uống có caffeine như trà, sôcôla và nhiều loại nước tăng lực. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh uống nước ngọt, soda, rượu và trà đá trong khi mang thai nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu uống trà đường được không? Và một số lưu ý cho thai phụ

16. Thực phẩm đóng hộp

Bà bầu nên kiêng thực phẩm đóng hộp

Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Khi mang thai, bạn nên tránh dùng các thực phẩm đã được đóng hộp. Nguyên nhân là do 3 lý do sau (5):

  • Thực phẩm trong hộp có thể đã quá cũ để ăn và chứa đựng vi khuẩn gây hại do thời hạn sử dụng đã lâu.
  • Các loại ngừ đóng hộp và salad cá ngừ có chứa hàm lượng thủy ngân cao gây độc cho mẹ và thai nhi (6).
  • Lớp lót của hộp thực phẩm có chứa Bisphenol A (BPA) gây ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của thai nhi và các vấn đề cho thai phụ về sinh sản, ung thư, bệnh gan, bệnh tim.

17. Thực phẩm giàu nitrat

Bà bầu cũng cần tránh các thực phẩm chứa nhiều nitrat như sandwich, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích… Chất nitrat này có tác dụng tạo màu và bảo quản thực phẩm.

Khi bầu tiêu thụ các thực phẩm trên, nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrosamine làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở bà mẹ và những bất thường ở thai nhi. Ngoài chứa nhiều nitrat, các thực phẩm trên còn có chất béo bão hòa có thể không tốt cho thai kỳ.

18. Thực phẩm nhiều đường

Ngoài việc tránh các thực phẩm giàu nitrat, bạn cũng cần cắt giảm thêm các thực phẩm nhiều đường khi mang thai. Các thực phẩm nhiều đường bà bầu kiêng ăn gồm những gì? Đó là món ăn tráng miệng, kẹo, bánh ngọt, kem, bánh quy, sôcôla và đồ uống ngọt.

Vì các thực phẩm nhiều đường sẽ làm trầm trọng hơn các biến chứng thai kỳ như buồn nôn, táo bón, ợ chua, tăng cân và dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, nếu bạn ăn nhiều các thực phẩm trên còn làm tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật và mắc hội chứng chuyển hóa ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng có thể ăn các thực phẩm nhiều đường nhưng đừng quá nhiều. Tốt nhất, bạn nên chọn các thực phẩm giàu đường tự nhiên như lê, bưởi, chà là và mơ… nếu đang thèm ngọt.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn đu đủ xanh được không? 5 lý do không nên ăn kẻo hại thai nhi

19. Thực phẩm giàu chất béo

mang thai trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh bà bầu không nên ăn gì?
Mang thai trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh bà bầu không nên ăn gì?

Bà bầu cũng nên tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa hoặc chất béo hydro hóa như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, bánh quy giòn, pizza đông lạnh, thực phẩm chiên, bơ thực vật và kem phủ kem.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, chúng ta nên hạn chế tiêu thụ chất béo chuyển hóa ở mức dưới 1% so với tổng lượng calo nạp vào. Điều này để tránh nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, tăng tốc độ phát triển của thai nhi và sinh non (7).

Tuy nhiên, trong thai kỳ bạn có thể tiêu thụ các thực chứa axit béo omega 3, 6, 9 vì chúng cần thiết cho bạn và thai nhi đang phát triển. Bạn có thể bổ sung chất này trong các thực phẩm như ô liu, các loại hạt, quả bơ, hạt lanh và cá. Nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều các thực phẩm này nhé.

20. Thức ăn thừa

Khi mang thai 3 tháng đầu và suốt thai kỳ, bạn cần nhớ không nên ăn những thức ăn đã để quá lâu ngoài nhiệt độ phòng nhé. Vì các thức ăn này đã có vi khuẩn “trú ngụ” và hoạt động rồi. Tốt nhất, bạn cần phải nhớ chỉ ăn các món ăn vừa được chế biến nhé (9).

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao không được ăn đồ thừa của bà bầu? Điều này có xui xẻo không?

Như vậy bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Bà bầu nên tránh các thực phẩm gồm hải sản chứa nhiều thuỷ ngân, hải sản ở môi trường ô nhiễm, rau quả củ chưa rửa sạch, rau mầm, phô mai và các chế phẩm chưa tiệt trùng, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm giàu nitrat, đường và thức ăn thừa.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn măng được không? 10 người ăn, 9 người có thể chưa biết

Bầu ăn măng được không? Bà bầu có nên ăn măng là vấn đề mà nhiều chị em mang thai quan tâm vì nhiều người lo ngại rằng việc ăn măng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu xem ăn măng khi mang thai có sao không nhé.

bà bầu có nên ăn măng
Bầu ăn măng được không?

Theo nghiên cứu, măng có giá trị dinh dưỡng cao, trong số đó có nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, thắc mắc bà bầu có nên ăn măng hay không cũng rất có lý vì đã có nhiều trường hợp thai phụ ăn măng bị tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bà bầu ăn măng được không?

Bà bầu ăn măng được không? Trong những tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu chưa thích nghi được với thay đổi của hormone nên hay bị mệt mỏi, buồn nôn, các triệu chứng này được dân gian gọi là ốm nghén.

Măng chứa nhiều chất xơ, có thể gây đầy hơi, no lâu nên không phù hợp với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thay vì ăn măng, mẹ nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cơ thể hấp thu đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong thời gian này.

Tuy có giá trị dinh dưỡng cao nhưng măng cũng chứa một lượng lớn cyanide. Dưới tác dụng của các enzyme tiêu hóa, cyanide chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN) có thể gây ngộc độc cao. 

Các triệu chứng ngộ độc măng thường thấy như đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp… Chính vì vậy, nếu thắc mắc bà bầu có nên ăn măng thì câu trả lời là thai phụ nên hạn chế ăn măng khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ nhé.

Giá trị dinh dưỡng của măng

Tuy có thể gây ngộ độc nhưng cũng không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Theo nhiều nghiên cứu, măng có các dưỡng chất như sau:

bà bầu có nên ăn măng 600x450
Bà bầu có được ăn măng không? Măng giàu dinh dưỡng nhưng chứa chất gây hại cho máu

1. Chất xơ

So với các loại rau khác, hàm lượng chất xơ trong măng khá cao, chiếm 2,56%. Trong khi đó, hàm lượng chất xơ của các loại rau mầm là 1,27%, dưa leo là 0,61% và trong bắp cải là 1,58%.

Hàm lượng chất xơ cao trong măng giúp giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư hệ tiêu hóa.

2. Chất chống oxy hóa

Phytosterol trong măng hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

3. Ít chất béo và đường

Lượng chất béo và đường có trong măng hầu như không đáng kể. Như vậy, bạn không phải quá lo lắng về vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường khi ăn măng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn trứng vịt lộn và những lợi ích bất ngờ!

4. Các loại chất dinh dưỡng khác

Ngoài 91% là nước, măng chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao.

Cứ 100g măng chứa khoảng 533mg kali. Trong khi đó, theo nghiên cứu, những thực phẩm chứa tối thiểu 400mg kali có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ.

[inline_article id=81290]

Tác hại của măng đối với phụ nữ mang thai

1. Có bầu ăn măng được không? Măng có nguy cơ gây ngộ độc thai kỳ

Măng chứa nhiều độc tố đặc biệt là glucozit. Chất này khi vào trong dạ dày sẽ bị phân hủy dưới tác động của men tiêu hóa rồi sinh ra axit xyandydric dễ gây ngộ độc.

Một số các triệu chứng ngộ độc thường gặp khi ăn măng như: Đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp nếu bị nặng có thể gây tử vong.   

Nếu mẹ bầu thắc mắc bà bầu kiêng ăn gì thì măng chính là câu trả lời đầu tiên chị em cần lưu ý!

có bầu ăn măng được không
Có bầu ăn măng được không? Bà bầu không nên ăn măng

2. Gây hiện tượng đầy bụng khi mang bầu

Trong măng tươi có 2,56% chất xơ, chính điều này là nguyên nhân dẫn tới đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ăn măng có thể khiến tình trạng ợ hơi, đầy bụng trở nên trầm trọng, đặc biệt ở các mẹ đang bị ốm nghén.

3. Bà bầu có được ăn măng không? Nguyên nhân gây thiếu máu ở bà bầu

Khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên phải bổ sung sắt cho cơ thể để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên khi ăn măng, bà bầu sẽ có nguy cơ thiếu sắt vì loại rau này chứa độc tố cyanide gây hại cho chuỗi hô hấp, từ đó làm vô hiệu hóa enzyme sắt. Cụ thể là cyanide gây ra tình trạng thiếu oxy, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn khoai sọ nhiều trong thai kỳ có tốt không?

Những lưu ý cho bà bầu khi ăn măng

  • Hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao. Do đó, khi ăn măng, mẹ bầu nên chú ý khâu chế biến để loại bỏ bớt lượng chất độc nguy hiểm này bằng cách ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn. 
  • Trong quá trình luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.
  • Không nên ăn măng thường xuyên và mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 200-300g.
  • Không nên ăn măng ngâm vì loại này thường dùng chất bảo quản.
bà bầu có nên ăn măng
Bầu có được ăn măng không? Mẹ bầu không nên ăn măng ngâm

Nhìn chung, chưa có nghiên cứu nào kết luận rằng việc mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Tuy nhiên, vì trong măng có chất gây hại máu, mà máu là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho thai nhi nên với câu hỏi bà bầu có nên ăn măng không, bà bầu có nên ăn măng ngâm, bà bầu có nên ăn măng tươi không, bà bầu ăn măng được không… thì MarryBaby khuyên rằng các chị em không nên ăn món này trong thai kỳ nhé.

Nhật Lãm

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn vải được không, thắc mắc ngày hè của nhiều thai phụ!

Bà bầu ăn vải được không? Theo nhiều nghiên cứu, bà bầu ăn quá nhiều vải có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho mẹ và con. Bởi loại trái cây này có không ít tác dụng phụ khi mẹ bầu dùng quá nhiều. Trầm trọng hơn, nó còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

Thành phần dinh dưỡng của quả vải

Trong 100g quả vải có hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:

  • Calo (kcal) 66
  • Lipid 0,4g
  • Natri 1mg
  • Kali 171mg
  • Carbohydrate 17g
  • Chất xơ 1,3g
  • Đường 15g
  • Protein 0,8g
  • Vitamin C 71,5mg
  • Canxi 5mg
  • Sắt 0,3mg
  • Vitamin B6 0,1mg
  • Magie 10mg

Quả vải là một trái cây nhiệt đới được trồng đầu tiên ở tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, Trung Quốc. Loại trái cây này có cùi màu trắng bên trong, hương vị thơm ngọt và rất dễ thưởng thức nên nhiều phụ nữ mang thai rất thích ăn. Hiện nay, vải được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, còn ở Việt Nam vải chín vào mùa hè.

Quả vải chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, các khoáng chất kali, canxi, kẽm, sắt, magie, chất béo, carbohydrate và nhiều vitamin A, C, B, E có lợi cho sức khỏe. Vải đặc biệt tốt cho những người bị chứng đắng miệng, biếng ăn, thiếu nước hay người vừa mới xuất viện.

Đối với bà bầu thì loại quả này có thật sự tốt cho sức khỏe của thai kỳ? Bà bầu ăn vải được không? Bà bầu ăn vải có tốt không?

Bà bầu ăn vải được không? Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không?

Phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường khi mang thai có thể tiêu thụ vải, nhưng cũng cần rất hạn chế khi ăn. Nguyên nhân là vì thành phần trong vải chủ yếu là đường và nước.

Thông thường, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có thể không được phép ăn các loại trái cây như xoài, chuối và vải khi mang thai vì chỉ số đường huyết cao hoặc lượng calo cao.

Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo trên thang điểm từ 0-100 để xếp hạng mức độ và tốc độ của một loại thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường trong máu của cơ thể trong vòng hai giờ sau khi tiêu thụ. Nói chung, bầu nên tránh những thực phẩm có chỉ số GI từ trung bình đến cao.

Do vậy, phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường khi mang thai có thể tiêu thụ vải ở mức độ hạn chế.

Việc ăn vải quá nhiều có thể khiến bà bầu bị xuất huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, nóng trong, từ đó dẫn đến nguy cơ thai chết lưu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, bà bầu ăn quá nhiều vải thiều cũng làm lượng đường trong máu tăng cao, một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn cũng có thể tăng cân nhanh nếu ăn nhiều bởi vải có chứa rất nhiều calo.

bà bầu ăn vải được không
Bà bầu ăn vải được không? Vải giàu dinh dưỡng nhưng ăn nhiều có hại cho thai kỳ

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn bưởi có tốt không?

Bà bầu có thể ăn mấy quả vải mỗi ngày?

Ngoài câu hỏi bà bầu ăn vải được không thì nhiều chị em còn thắc mắc rằng bà bầu được ăn mấy quả vải mỗi ngày.

Theo Bác sĩ Hồ Thu Mai, chuyên khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, việc ăn bất cứ loại hoa quả nào nhiều quá cũng đều không tốt cho cơ thể. Vì vậy mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại trái cây vào thực đơn hàng ngày của mình thay vì chỉ ăn một loại quả, đặc biệt là vải.

Vải có tính nóng, chứa nhiều đường nên nếu bạn ăn nhiều dễ bị mụn nhọt, đái tháo đường. Quy định người lớn chỉ nên ăn 300-500g hoa quả mỗi ngày. Theo đó chị em nên ăn từ 7 – 10 quả vải một ngày là đủ trong trường hợp không mắc tiểu đường thai kỳ.

Nếu thai phụ ăn cả cân vải mỗi ngày là không tốt vì bị thừa đường và có hại cho sức khỏe. Đặc biệt hơn, nếu ăn vải thường xuyên suốt mùa hè với số lượng nhiều bà bầu còn dễ có nguy cơ bị tăng đường huyết, ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.

Các bà mẹ cho con bú ăn quá nhiều vải sẽ khiến bé bị mụn nhọt, nóng trong, táo bón.

bà bầu ăn vải được không
Bà bầu ăn vải được không

Các loại trái cây khác mẹ bầu không nên ăn

Bên cạnh vải thì bà bầu kiêng ăn quả gì nữa? Đây là những loại quả chị em nên tránh khi mang thai.

1. Dứa kích thích co tử cung

Quả dứa có chứa chất bromelain có khả năng làm mềm tử cung, đồng thời gây các cơn co thắt tử cung khi mang thai dẫn đến nguy cơ bà bầu bị sảy thai.

Việc ăn nhiều dứa hoặc uống nước ép dứa khi mang thai còn khiến bà bầu bị tiêu chảy, rát lưỡi hoặc ngộ độc.

2. Đu đủ xanh gây sảy thai

Trái đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn có chứa mủ trắng và nhiều loại enzyme có thể gây co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn bắp cải được không? Công dụng tuyệt vời đối với thai nhi

3. Quả đào dễ gây dị ứng, ngứa

Loại quả này có vị ngọt nhưng mang tính nóng. Khi ăn nhiều đào, mẹ bầu có nguy cơ xuất huyết do nóng trong. Vỏ đào có nhiều lông, nếu ăn không gọt quả có thể gây dị ứng ngứa rát cổ họng, phát ban. Ngoài ra, quả đào cũng gây co thắt tử cung dẫn đến sinh non.

Bà bầu ăn vải được không
Bà bầu không nên ăn đào

4. Không nên ăn nho trong 3 tháng cuối thai kỳ

Quả nho có lượng lớn resveratrol – một chất độc nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, việc ăn nhiều nho cũng có thể gây tiêu chảy.

5. Táo mèo gây co bóp tử cung

Loại quả này không thích hợp với bà bầu do có chất gây co bóp tử cung dẫn tới sinh non hoặc sẩy thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn khoai sọ nhiều trong thai kỳ có tốt không?

6. Quả nhãn gây táo bón

Bà bầu nên hạn chế ăn nhãn vì nhãn có tính nóng dễ gây táo bón, đau tức bụng dưới. Trường hợp ăn quá nhiều nhãn, bà bầu còn có thể bị động thai hoặc sảy thai.

7. Quả mận không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, kali, phốt pho… nhưng quả mận có tính nóng nên nếu chị em ăn nhiều loại trái cây này sẽ rất dễ bị táo bón, xuất huyết, ê buốt răng và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu không nên ăn mận

8. Dưa hấu hoặc dưa hấu để lạnh cần hạn chế

Quả dưa hấu chứa một lượng đường lớn, nếu thường xuyên ăn dưa hấu dễ khiến mẹ bầu bị tăng lượng đường trong máu dẫn tới nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Thêm nữa khi ăn dưa hấu lạnh, chị em còn có nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy.

9. Chuối tiêu ăn khi đói

Bà bầu không được ăn quả chuối tiêu khi đang đói bụng vì chuối có chứa nhiều magiê. Việc ăn chuối khi đói sẽ khiến máu mất cân bằng magiê và canxi gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch.

Cũng theo PGS.TS Vũ Thị Lâm – Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, các mẹ bầu khi ăn trái cây nên kiểm soát về số lượng. Việc bổ sung đa dạng các loại quả là tốt cho cơ thể mẹ bầu nhưng không nên ăn quá nhiều dễ gây béo phì, thừa cân và mắc chứng tiểu đường.

10. Mãng cầu gây nóng trong 

Bà bầu không nên ăn mãng cầu

Tính nóng của loại quả này dễ làm bà bầu phát hỏa trong người. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn mãng cầu, tốt nhất là dưới 3 quả/tuần.

[inline_article id=79580]

Người mẹ nào cũng muốn mang đến điều tốt nhất cho con yêu của mình, vì thế ai cũng rất cẩn thận trong việc ăn uống từ khi mang thai. Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không cũng là thắc mắc thường gặp của những chị em chưa có kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ. Hy vọng với chia sẻ về vấn đề bà bầu ăn vải được không sẽ giúp chị em biết được khi nào thì nên ăn hoặc ăn bao nhiêu loại quả này thì tốt cho sức khỏe thai kỳ.