Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tình trạng nghẹt mũi khiến cho thai phụ cảm thấy khó thở và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho mẹ bầu đặt ra câu hỏi bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về chứng nghẹt mũi khi mang thai nhé.

Nghẹt mũi khi mang thai là tình trạng gì? 

Nghẹt mũi khi mang thai do viêm mũi thai kỳ (pregnancy rhinitis) thường có triệu chứng tương tự như bị cảm lạnh. Hầu hết các trường hợp nghẹt mũi khi mang thai thường do mạch máu sưng lên dẫn đến mũi tiết chất nhầy nhiều quá mức. Tình trạng nghẹt mũi xuất hiện với khoảng 30% thai phụ (1) (2)

Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố như tăng nồng độ estrogen và lưu lượng máu tăng cao trong thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm mũi thai kỳ. Mặc dù tình trạng này không phải là một vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

>> Bạn có thể xem thêm: 5 cách khắc phục giúp bà bầu bị viêm mũi dị ứng giải tỏa nỗi lo

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi và cả bản thân nếu tình trạng kéo dài

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không hay bầu 3 tháng đầu, giữa và cuối bị nghẹt mũi có sao không là điều khiến nhiều người lo lắng. Dù tình trạng nghẹt mũi không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi từ mức độ nhẹ đến trung bình.

Bởi vì, khi bạn bị nghẹt mũi trong thai kỳ sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm do khó thở. Điều này lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thai nhi trao đổi oxy trong quá trình phát triển của thai kỳ (3). Ngoài ra, nghẹt mũi khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng bị viêm xoang mãn tính hoặc nhiễm trùng tai đối với thai phụ (4).

Liên quan đến vấn đề mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi; bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề ảnh hưởng của việc mẹ bầu bị sổ mũi đối với thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Dấu hiệu viêm mũi khi mang thai

Sau khi bạn đã biết, mẹ bầu bị nghẹt mũi có gây ảnh hưởng đến thai nhi, bạn cần nhận biết rõ hơn các dấu hiệu viêm mũi khi mang thai phổ biến dưới đây (5):

  • Ngứa họng và mũi
  • Ho và hắt hơi liên tục
  • Nghẹt mũi, ngứa hoặc chảy nước mũi
  • Mắt bị ngứa, sưng hoặc chảy nước mắt
  • Có cảm giác ngột ngạt trong xoang và đau đầu liên quan đến xoang

Khi bạn nhận thấy các dấu hiệu trên kéo dài trong thời gian 1-2 tuần thì cần đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

>> Bạn có thể xem thêm: Hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu: Rủi ro cho bé và cách ‘đánh bay’ tình trạng này!

Vì sao mẹ bầu bị nghẹt mũi khi mang thai?

Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh gây ảnh hưởng đến thai nhi do bị cảm lạnh và kèm sốt cao
Mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh gây ảnh hưởng đến thai nhi do bị cảm lạnh và kèm sốt cao

Một số thai phụ bị nghẹt mũi có thể do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ và không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe. Nhưng đôi khi, bạn có thể bị nghẹt mũi do các nguyên nhân sau:

  • Cảm lạnh hoặc nhiễm trùng: Khi bị cảm lạnh, bạn sẽ có kèm các dấu hiệu liên quan đến ho, hắt hơi, đau đầu nhẹ, đau họng hoặc sốt.
  • Viêm xoang: Các triệu chứng của viêm xoang khi mang thai bao gồm sốt, nhức đầu, chảy nước mũi màu vàng hoặc xanh, đau xoang hoặc chóng mặt (tình trạng trở nên nặng hơn khi bạn cúi mặt xuống), mất cảm giác khứu giác hoặc đau hàm răng trên (6).
  • Dị ứng: Bạn có thể bị nghẹt mũi kèm theo chảy nước nước mũi, hắt hơi và ngứa mắt, họng, mũi hoặc tai. Dị ứng khi mang thai là tình trạng không thể phòng ngừa trước được vì giai đoạn này bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với các chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích khác mà trước đây bạn chưa bao giờ gặp phải (7).

[key-takeaways title=””]

Thực tế, chúng ta sẽ khó có thể biết được nguyên nhân thực sự gây nghẹt mũi khi mang thai vì có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, bạn phải đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu viêm mũi ở trên kéo dài hơn 1-2 tuần.

[/key-takeaways]

Ngoài vấn đề mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi; bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề có thể gây ảnh hưởng với thai nhi khi mẹ bầu giật mình.

Các mẹo tại nhà giúp giảm bớt nghẹt mũi khi mang thai

Các mẹo tại nhà giúp giảm bớt nghẹt mũi khi mang thai

Để giúp bạn tránh tình trạng mẹ bầu bị nghẹt mũi có gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn hãy thử các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu dưới đây. Tuy nhiên, trước khi thử bất kỳ mẹo nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến và tư vấn từ bác sĩ trước nhé.

  • Xì nước mũi
  • Uống trà gừng
  • Uống nước đầy đủ
  • Giữ ấm đôi bàn chân
  • Sử dụng máy lọc không khí
  • Kê đầu cao hơn khi ngủ
  • Thoa một ít dầu gió vào mũi
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng
  • Tránh sử dụng các chất kích thích

>> Bạn có thể xem thêm: Dùng thuốc utrogestan 200mg có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bầu nên biết để tránh hại cả mẹ lẫn con

Như vậy, bạn đã biết mẹ bầu bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi. Để tránh gây hại cho sự phát triển thai nhi, bạn nên đi khám sức khỏe nếu tình trạng này kéo dài hơn một tuần và áp dụng các cách trị nghẹt mũi cho bà bầu sau khi được bác sĩ tư vấn nhé.