Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối ngon miệng và không tăng cân

Mẹ bầu cần phải xây dựng được thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối vừa khoa học vừa giàu dưỡng chất. Vậy cách thức xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối như thế nào? Mẹ bầu nên ăn gì? Tất cả sẽ được MarryBaby giải đáp trong bài viết dưới đây, hãy theo dõi ngay nhé!

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bạn không cần phải ăn quá nhiều chỉ cần nạp thêm mỗi ngày khoảng 450 Kcal (tức là 2450Kcal/ngày). Để mẹ bầu xây dựng được thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối thì cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Tỷ lệ đạm động vật/ đạm tổng số ≥ 35%. Chọn đạm có giá trị sinh học cao.
  • Chất bột đường: Chiếm 55 – 60% tổng năng lượng khẩu phần. Chọn loại carbohydrate phức hợp, còn lớp cám.
  • Chất béo (Lipid): Chiếm 25 – 30% tổng năng lượng khẩu phần.
  • Iốt: 220mcg/ngày.
  • Can xi: 1.200mg/ngày.
  • Viatmin D: 800IU/ngày (= 20mcg)
  • Natri (Sodium): < 2.000mg/ngày.
  • Sắt: 27.4mg/ngày (khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g /ngày).
  • Axit folic: 600mcg/ngày.
  • Các vitmain và khoáng chất khác: theo nhu cầu khuyến nghị của người bình thường.
  • Nước: 2 – 2.5 lít/ngày.
  • Chất xơ: 28g/ngày.
  • Số bữa ăn trong ngày: 4 – 5 bữa.

>> Bạn nên xem thêm: ‘Bỏ túi’ chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho mẹ bầu

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

Khi bạn đã biết các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối; thì nên tham khảo thực đơn được gợi ý từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia dưới đây nhé.

 

Mẹ bầu nên ăn gì

>> Bạn nên xem thêm: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai

Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì?

Ngoài vấn đề xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối, mẹ nên lưu ý bổ sung các thực phẩm vào thực đơn như sau:

  • Trái cây và rau quả: Đây là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào và an toàn cho bạn mỗi ngày. Bạn nên bổ sung 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày.
  • Thực phẩm giàu tinh bột: Các thực phẩm như bánh mì, khoai tây, ngũ cốc ăn sáng, gạo, mì ống và mì… sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng.
  • Chất đạm: Thực phẩm gồm thịt (tránh gan), cá, thịt gia cầm, trứng, đậu, đậu và các loại hạt. Đây là nguồn protein giúp hỗ trợ cho sự phát triển của em bé.

>> Bạn nên xem thêm: Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!

Mẹ bầu nên tránh ăn gì trong 3 tháng cuối?

dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Bên cạnh vấn đề thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối, bạn nên lưu ý mẹ bầu nên tránh ăn gì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Dưới đây là lưu ý mẹ nên nhớ:

  • Tình trạng ợ nóng có thể xuất hiện khá nhiều trong giai đoạn này. Vì thế, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều thức ăn cay nóng; nhiều gia vị; thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ để giảm áp lực cho dạ dày.
  • Giảm bớt lượng muối trong dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối để mẹ bầu tránh bị sưng phù, tích nước.
  • Tránh ăn ngọt, tinh bột quá nhiều để mẹ bầu tránh bị tiểu đường thai kỳ.
  • Hạn chế ăn ngoài hàng quán không đảm bảo vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Không nên ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa phụ gia và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
  • Không nên uống nước đá sẽ tăng nguy cơ bị viêm họng và gây co thắt huyết mạch.
  • Tránh ăn đu đủ xanh, lô hội, nhãn,… vì có thể làm co bóp tử cung gây sinh non hoặc làm lạnh bụng gây đau bụng.

[inline_article id=717]

Như vậy, bạn đã biết cách xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cũng những thực phẩm mẹ bầu nên ăn gì và tránh ăn gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho mẹ bầu trong việc bổ sung tốt những dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?

Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và giúp mẹ thuận lợi bước vào ca sinh? Ăn uống đúng cách trong thời gian này sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe thật tốt. Bên cạnh đó, dinh dưỡng cũng giúp bé phát triển tốt hơn và sẵn sàng để chào đời.

Mẹ bầu tháng cuối ăn bao nhiêu là đủ?

Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, bé cưng sẽ phát triển rất nhanh về cân nặng và chiều dài. Để đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của bé; mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm từ 200 đến 300 calories so với bữa ăn ngày thường.

Ngoài ra, ở tháng cuối này, mẹ cũng sẽ tăng cân nhiều hơn 2 tam cá nguyệt trước. Để tránh những hậu quả do tăng cân quá mức cần thiết, mẹ vẫn nên đảm bảo một chế độ ăn cân bằng giàu dinh dưỡng. Nhưng mẹ nên loại trừ những loại thực phẩm không có lợi như bánh kẹo ngọt; thực phẩm chế biến sẵn; mỡ động vật…

Bà bầu tháng cuối nên ăn gì? Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung lượng thực phẩm như sau:

  • Ngũ cốc (Chọn loại nguyên hạt là tốt nhất): 6 đến 11 phần.
  • Trái cây: 2 đến 4 phần.
  • Rau: Từ 4 phần trở lên
  • Sữa và thực phẩm từ sữa: 4 phần
  • Các thực phẩm giàu đạm: 3 phần mỗi ngày.
  • Nước: Ít nhất 2 lít mỗi ngày.

>> Mẹ có thể quan tâm: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo

Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?

Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì vẫn là một câu hỏi được tất cả các mẹ bầu ở giai đoạn này quan tâm. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phải lành mạnh; cân bằng các dưỡng chất; giúp thúc đẩy sự phát triển của thai nhi và giảm các biến chứng thai kỳ.

tháng cuối thai kỳ nên ăn gì
3 tháng cuối thai kỳ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Vậy, tháng cuối thai kỳ thai kỳ nên ăn gì? Nếu mẹ chưa chú ý đến những loại thực phẩm dưới đây thì nên bổ sung càng sớm càng tốt nhé.

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Rau củ, ngũ cốc nguyên hạt trái cây, rong biển…
  • Thực phẩm giàu chất sắt: Thịt gà, lòng đỏ trứng, rau dền, nho khô, thịt bò, các loại cá…
  • Thực phẩm giàu canxi: Nhu cầu canxi trong giai đoạn này là cao nhất so với cả thai kỳ. Chính vì vậy, mẹ cần nhớ tăng cường các thực phẩm giàu canxi như: súp lơ xanh; các loại đậu; các loại sữa bò; sữa dê; sữa từ các loại hạt; yến mạch; hạnh nhân; hạt mè.
  • Thức ăn giàu vitamin C: Mẹ nhớ tích cực ăn các loại quả như cam; chanh; cà chua; dâu tây; đu đủ.
  • Những món giàu axit folic: Những loại rau lá xanh như cải bó xôi; rau dền; các loại đậu và hạt sẽ giúp bổ sung axit folic cho mẹ.
  • Thực phẩm chứa vitamin A: Rau cải bó xôi; cà rốt; khoai lang; gấc…

Ngoài việc trả lời cho câu hỏi tháng cuối thai kỳ nên ăn gì, mẹ cũng cần chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm an toàn. Cụ thể là thịt sạch và các loại rau, củ quả không sử dụng thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt.

Sử dụng viên uống bổ sung trong tháng cuối thai kỳ

Bên cạnh vấn đề bà bầu tháng cuối nên ăn gì, mẹ vẫn cần bổ sung đều đặn những viên uống bổ sung như viên sắt; viên vitamin hay a-xít folic.

1. Viên sắt:

Sắt có thể là thành phần của các viên uống đa vi chất mà mẹ bổ sung trong suốt thai kỳ. Nếu viên uống đa vi chất của mẹ chỉ gồm các loại vitamin mà không bao gồm sắt, mẹ có thể uống viên sắt. Nhu cầu sắt của mẹ bầu là khoảng 27mg mỗi ngày.

2. Viên đa vi chất:

Các loại vitamin rất dễ mất đi trong quá trình nấu nướng, do đó, mẹ nên chủ động bổ sung bằng các loại viên vitamin tổng hợp cho bà bầu có liều lượng phù hợp.

3. Bổ sung canxi:

Canxi cũng là một trong những dưỡng chất không thể thiếu đối với bà bầu trong tháng cuối. Mẹ có thể bổ sung các viên canxi dạng sủi bọt, dạng nước hoặc kẹo dẻo để đảm bảo đủ canxi cho sự phát triển hệ xương và răng của bé. Nhu cầu canxi của mẹ lúc này là khoảng 1.000mg đến 1.200mg mỗi ngày.

Những lưu ý tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để tốt cho mẹ và em bé?

Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu những tháng cuối thai kỳ

Ngoài vấn đề, tháng cuối thai kỳ nên ăn gì; mẹ bầu cần lưu ý về các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ để tăng cân một cách lành mạnh và hỗ trợ phát triển đúng về não; xương khớp và hệ miễn dịch ở trẻ. Bởi vậy, tháng cuối thai kỳ nên ăn gì là điều vô cùng quan trọng và cần phải lưu ý những điều sau:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày để đảm bảo cơ thể hấp thụ được trọn vẹn và hiệu quả nhất các chất dinh dưỡng. Các bà bầu không nên bỏ qua bữa sáng và ăn bù hay nhồi nhét vào bữa trưa và tối.
  • Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì? Trứng, hải sản, thịt bò,… là những thực phẩm giàu dinh dưỡng cho thai phụ. Tuy nhiên, những thực phẩm này cần phải chế biến chín bởi ăn tái, sống có thể dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh, rất có hại tới thai nhi.
  • Sữa tươi và sữa chua đều là thực phẩm quan trọng đối với thai phụ. Tuy nhiên, chỉ nên uống sản phẩm sữa tiệt trùng với hàm lượng đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Phụ nữ có thai cũng cần đặc biệt lưu ý về việc ăn cá, mặc dù cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Các loại cá như: cá ngừ, cá thu, cá nóc, cá mập, cá kiếm có thể chứa nhiều thủy ngân. Vì thế, mẹ bầu chỉ nên ăn cá biển một lượng vừa phải (300 gr/tuần) để tránh nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.

Mẹ khỏe sinh con khỏe, đó là lý do dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu trong cả hành trình mang thai. Với những thông tin xung quanh câu hỏi tháng cuối thai kỳ nên ăn gì, mẹ sẽ có được một định hướng tốt về dinh dưỡng trong thời gian này.