Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

5 tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ và những giải đáp liên quan đến đậu nành

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ. Thức uống bổ dưỡng này thậm chí còn bị mang tiếng xấu là gây vô sinh, làm trầm trọng bệnh ung thư…

Hiểu đúng về tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ, những câu hỏi xoanh quanh về đậu nành đối với sức khỏe của con người sẽ giúp bạn sử dụng thức uống này cách khoa học.

Tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ

Phụ nữ uống sữa đậu nành có tốt không? Đậu nành cũng như các sản phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ và tàu hũ ky cung cấp nhiều protein thực vật và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Chính vì vậy, chúng được xem là những thực phẩm quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

Dưới đây là 5 tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ, bạn tham khảo nhé.

1. Ức chế các tế bào phát triển giới hạn có liên quan đến ung thư

Genistein có trong đậu nành là một dạng flavonoid có cấu tạo phân tử gần giống với estrogen của cơ thể, đồng thời chúng cũng có khả năng kết hợp với các estrogen nội sinh.

Genistein có khả năng hạn chế quá trình hình thành mạch máu mới (antiangiogenic), ức chế các tế bào phát triển vô giới hạn có liên quan đến ung thư và có khả năng ức chế hoạt tính của một số thành phần tham gia điều khiển quá trình phân chia và sống sót của tế bào.

Đến nay qua những bằng chứng cùng những lợi ích to lớn mà Genistein mang lại cho phụ nữ, rất nhiều chuyên gia hàng đầu về sản phụ khoa và sức khỏe nữ giới khuyên phụ nữ nên bổ sung estrogen tự nhiên như Genistein khi bước qua tuổi 30. Bên cạnh đó phụ nữ khi bước sang tuổi 35 ngoài việc bổ sung estrogen tự nhiên cũng nên thực hiện lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và giữ cho đời sống tinh thần thoải mái, lạc quan.

2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ không chỉ dừng lại ở đó. Việc tiêu thụ đậu nành còn được cho là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tim mạch bằng cách giảm cholesterol và cải thiện huyết áp, ngăn ngừa ung thư hoặc tiểu đường.

3. Kiểm soát các triệu chứng tiền và hậu mãn kinh

tác dụng của sữa đậu nành giúp kiểm soát các triệu chứng tiền và hậu mãn kinh
Phụ nữ uống sữa đậu nành có tốt không? Tốt vì hỗ trợ kiểm soát triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh

Khoa Y học Lâm sàng và Thực nghiệm, Đại học Messina, Ý công bố năm khẳng định “Trong những thập kỷ qua, genistein đã được sử dụng như một phương pháp điều trị thay thế cho các triệu chứng mãn kinh. Theo các tác động được báo cáo về lão hóa da, đậu nành có thể được coi là một phương pháp điều trị thay thế hiệu quả cho thời kỳ mãn kinh.

4. Tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ: Giúp chống oxy hóa

Nhiều thành phần của nó còn cho thấy hoạt động chống oxy hóa. Người ta ghi nhận khoảng 4 khẩu phần thực phẩm đậu nành hàng ngày kết hợp với chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm cholesterol LDL (có hại) khoảng 3 đến 4%.

5. Sữa đậu nành giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp

Cũng trong năm 2017 Khoa Y học Lâm sàng và Thực nghiệm, Đại học Messina, 98100 Messina, Ý khẳng định sử dụng Genistein kết hợp với bổ sung canxi và vitamin D3 đã chứng minh hiệu quả làm tăng mật độ loãng xương ở xương đùi so với giả dược trong 2 năm ở nhóm bệnh nhân bị loãng xương.

Như vậy, tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ đã phần nào được giải đáp. Thực tế sẽ có nhiều câu hỏi xoay quanh về loại thực phẩm này, chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu nhé!

Dùng đậu nành nhiều có bị ung thư vú không?

Nhiều người bỏ qua tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ khi có lời đồn cho rằng dùng đậu nành nhiều sẽ bị ung thư vú.

Nghiên cứu quần thể cho thấy nhóm những người ăn nhiều đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có tỷ lệ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư tử cung (ở nữ giới), ung thư tiền liệt tuyến (nam giới), ung thư trực tràng thấp hơn so với nhóm không ăn hoặc ăn ít đậu nành. 

Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy genistein và một số isoflavone có khả năng hạn chế sự phát triển của các loại ung thư nói trên khi cơ thể được tiếp xúc sớm với những chất này. 

Tuy nhiên, những chất này có khả năng làm tăng nguy cơ bị bệnh khi phải thu nhận chúng trong giai đoạn bào thai (qua hệ tuần hoàn của mẹ) hoặc ở những cá thể trưởng thành nhưng có nồng độ estrogen trong máu thấp.

Về nguyên nhân gây ung thư vú, thực phẩm đậu nành không được kết luận là có tác động đáng kể (về mặt thống kê), nhưng nghiên cứu cho thấy một số mối tương quan giữa hoạt động chụp nhũ ảnh và việc tiêu thụ đậu nành. Dù vậy, vẫn chưa đủ dữ liệu để khẳng định những kết luận trên là điều chính xác.

Dùng đậu nành nhiều có bị ung thư vú không?

Đậu nành có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ không?

Theo một số nghiên cứu, khả năng sinh sản của phụ nữ thực sự có thể được hưởng lợi từ việc tiêu thụ thực phẩm từ đậu nành. Đây cũng chính là một tác dụng của sữa đậu nành đối với phụ nữ. 

Hiện nay, có rất nhiều nỗi sợ hãi đang xoay quanh đậu nành trong chế độ ăn uống, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh và những người sống sót sau ung thư. Từ góc độ rộng hơn, nỗi sợ hãi về thực phẩm không bao giờ là điều mà các chuyên gia dinh dưỡng muốn đề cập. Tất cả các loại thực phẩm đều nên có mặt với một lượng vừa phải trong chế độ ăn uống bình thường của mỗi chúng ta.

>> Xem thêm: Sữa đậu nành có gây vô sinh không

Uống sữa đậu nành có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Isoflavone có trong đậu nành lại có sức thu hút, là các hợp chất không steroid có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen nội sinh, được gọi là phytoestrogen. Isoflavone thể hiện một số đặc tính sinh học, hoạt động như chất điều hòa hoạt động estrogen ở mô chọn lọc. Hơn nữa, isoflavone đóng vai trò là chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (SERM) và cả hoạt động chống oxy hóa, một đặc tính chung giữa các polyphenol, có khả năng giảm thiểu sự dư thừa estrogen nội sinh, thông qua sự cạnh tranh với các thụ thể estrogen hoặc bằng cách kích hoạt các thụ thể khi có nồng độ estrogen nội sinh thấp.

Uống sữa đậu nành có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không? Câu trả lời là đậu nành và các thành phần của nó dường như không ảnh hưởng lâm sàng đến chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Uống nước ngải cứu điều hòa kinh nguyệt: Nên hay không?

Phụ nữ bị tuyến giáp có nên uống sữa đậu nành?

Mặc dù đã có nhiều ý kiến lo ngại rằng việc tiêu thụ nhiều đậu nành sẽ có nhiều rủi ro đối với nam giới và những người mắc bệnh tuyến giáp, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy điều này không đúng. Vì vậy, hãy xem thực phẩm đậu nành như một phần của chế độ ăn uống bình thường sẽ có lợi hơn là có hại.

Sữa đậu nành có gây hại cho đàn ông và trẻ nhỏ?

Bên cạnh tìm hiểu tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ, có lẽ bạn cũng muốn biết liệu thức uống này có gây hại cho chồng hay con của mình không nếu đã lập gia đình.

1. Sữa đậu nành giúp làm giảm nguy cơ bệnh tiền liệt tuyến

Đậu nành có thể mang lại lợi ích chống viêm tích cực chủ yếu nhờ axit béo Omega 3 và Omega 6. Sữa đậu nành là một nguồn giàu phytoestrogen, một hormone thực vật ức chế sự sản xuất testosterone ở nam giới.

Nồng độ testosterone thấp có thể giảm đáng kể nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người đàn ông thường xuyên ăn đậu nành ít có khả năng phát triển phì đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt.   

2. Lưu ý khi dùng với trẻ nhỏ

Các nghiên cứu cũng cho thấy việc sử dụng sữa đậu nành cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh, đủ tháng dường như không có hại. Thông tin từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã công bố: trong công thức của các thực phẩm bổ sung dành cho trẻ sơ sinh đều chứa protein đậu nành và an toàn cho trẻ sinh đủ tháng tuổi. Tuy nhiên, sữa đậu nành dành cho trẻ sơ sinh có thể gây hại cho trẻ sinh non và tốt nhất nên tránh dùng.

Dị ứng đậu nành có thể xảy ra ở một số trẻ do phản ứng với protein đậu nành khiến hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường. Dị ứng đậu nành là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như: ngứa, cảm giác ngứa ran ở miệng và môi, da ửng đỏ, buồn nôn, bệnh tiêu chảy, thở khò khè và khó thở, phát ban…

Không phải tất cả các sản phẩm đậu nành đều gây ra phản ứng. Trên thực tế, nhiều người bị dị ứng với đậu nành có thể ăn lecithin đậu nành, dầu đậu nành và một số thực phẩm đậu nành lên men một cách an toàn vì chúng ít gây dị ứng hơn so với những thực phẩm chứa đậu nành sống.

Sử dụng đậu nành đúng cách và an toàn cho sức khỏe

Để nhận được những tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ, bạn nên biết cách dùng thức uống này sao cho an toàn.

1. Cách sử dụng đậu nành an toàn

Phụ nữ uống sữa đậu nành mỗi ngày có tốt không? Sẽ tốt nếu dùng ở liều lượng vừa phải
Phụ nữ uống sữa đậu nành mỗi ngày có tốt không? Sẽ tốt nếu dùng ở liều lượng vừa phải

Phụ nữ uống sữa đậu nành mỗi ngày có tốt không? Tuy rằng đậu nành không là nguyên nhân gây vô sinh nhưng bạn không nên dùng hơn 50g protein đậu nành mỗi ngày để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân.

Bạn có thể sử dụng đậu nành ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng không nên dùng quá 50g protein đậu nành tương ứng khoảng 150-160g đậu trong ngày. Riêng với sữa đậu nành thì lời khuyên là nên dùng vào buổi sáng để có thể tiêu hóa tốt hơn.

2. Một số lưu ý khi dùng sữa đậu nành

  • Hạn chế đun nấu lâu đậu nành trong nồi nhôm với nhiệt độ cao: Hâm, nấu đậu nành trong nồi nhôm với nhiệt độ cao sẽ khiến phân tử nhôm đi vào trong sữa có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Không nên mua đậu nành ở cơ sở không uy tín: các sản phẩm  Đ  đậu nành được bán trên thị trường thường có  thể chứa chất carageenan – một chất gây rối loạn tiêu hóa và làm tăng phản ứng viêm cũng như tăng khả năng gây ung thư.
  • Không dùng đậu nành quá hạn sử dụng do tăng khả năng nhiễm sâu mọt và côn trùng gây hại.

>> Xem thêm: Uống sữa đậu nành có bị vô sinh không hay chỉ là lời đồn đoán?

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của sữa đậu nành với phụ nữ. Thay vì nói không với thức uống bổ dưỡng này, bạn hãy sử dụng chúng một cách khoa học để nhận được những lợi ích sức khỏe. 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu uống sữa đậu nành được không, lợi hay hại cho thai kỳ?

Hãy cùng tìm hiểu bà bầu uống sữa đậu nành được không, lợi ích khi bầu uống sữa đậu nành và lưu ý khi bầu dùng thức uống này.

Bà bầu uống sữa đậu nành được không?

Sữa đậu nành là một trong những thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không ít phụ nữ nghi ngờ sữa đậu nành không phải là thực phẩm tốt cho bà bầu. Vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển giới tính thai nhi. Vậy thật sự bà bầu uống sữa đậu nành được không?

Năm 2001 theo nghiên cứu của tiến sĩ Daniel Doerge và các đồng nghiệp cho biết, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone có trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người. Như thế, chất isoflavones trong sữa đậu nành không có hại cho thai nhi và mẹ bầu. Bên cạnh đó, chất này còn được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa ung thư vú.

Ngoài ra, trên trang tin dinh dưỡng Academy of Nutrition and Dietetics – chuyên gia dinh dưỡng Thomas Badger đã cho biết: “Sữa và các sản phẩm từ đậu nành không ảnh hưởng xấu tới thai nhi trong bụng mẹ”.

Như vậy, có bầu uống sữa đậu nành được không? Câu trả lời là bà bầu uống sữa đậu nành được. Thói quen này không gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi các mẹ nhé.

Công dụng của đậu nành dành cho mẹ bầu

Bầu uống sữa đậu nành được không thì mẹ đã biết. Xong công dụng của đậu nành với mẹ bầu là thế nào?

Sữa đậu nành cung cấp một lượng protein đáng kể; nhưng không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein từ động vật. Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật, nhưng những giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành lại đa dạng như hàm lượng protein, vitamin A, D, riboflavin. Đối với những mẹ bị dị ứng lactose trong sữa bò thì sữa đậu nành là một giải pháp thay thế tuyệt vời.

Hàm lượng canxi trong sữa đậu nành giúp hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ bầu; giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong sữa đậu nành còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm táo bón.

>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Bà bầu uống sữa đậu nành bao nhiêu là đủ và uống vào khi nào?

Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe, bà bầu không nên uống sữa đậu nành quá 500ml sữa/ngày. Đặc biệt, mẹ không nên uống một lượng lớn cùng lúc vì có thể gây khó tiêu; đầy hơi và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất khác. Tốt nhất, mỗi ngày mẹ chỉ nên uống 2 lần, mỗi lần khoảng 250ml sữa đậu nành.

Mẹ bầu có thể uống sữa vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng tránh liên tiếp nhau. Đặc biệt là không nên uống sữa khi đang đói bụng. Nguyên nhân là vì khi sữa đi vào ruột sẽ chuyển thành nhiệt và cơ thể mẹ không hấp thu được bất kỳ dinh dưỡng nào.

Cách uống sữa đậu nành dành cho bà bầu

Mặc dù đã có câu trả lời tích cực về bầu uống sữa đậu nành được không? Song sữa đậu nành có tốt cho bà bầu hay không thì vẫn còn tùy thuộc vào cách uống nữa đấy. Dưới đây là những lưu ý cho mẹ bầu khi uống sữa đậu nành.

bầu uống sữa đậu nành
Bầu uống sữa đậu nành được không?

1. Đun sôi kỹ trước khi uống

Đậu nành chưa chín kỹ sẽ sinh ra một số chất độc hại cho cơ thể. Mẹ bầu có thể bị đau bụng; buồn nôn; ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Vì thế bà bầu nên uống sữa đậu nành đã được đun sôi. Nếu uống sữa hộp thì bà bầu nên chọn loại đã được tiệt trùng; có nguồn gốc; xuất xứ rõ ràng nhé.

2. Không uống sữa đậu nành khi ăn trứng

Protein trong lòng trắng trứng kết hợp với chất trypsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành chất kết tủa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Vì vậy, bà bầu không nên uống sữa đậu nành khi ăn trứng nhé.

3. Bầu uống sữa đậu nành được không? Không uống sữa đậu nành cùng với các loại đường nâu

Protein trong đậu nành khi kết hợp với axit hữu cơ có trong đường nâu sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa, đồng thời làm ảnh hưởng khả năng tiêu hóa của bạn.

[inline_article id=185164]

4. Không uống sữa đậu nành lúc đói

Sữa đậu nành có tốt cho bà bầu? Theo các chuyên gia, bà bầu có thể uống sữa đậu nành vào bất cứ lúc nào, trừ lúc đói bụng. Vì lúc này, các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành hầu hết sẽ chuyển thành nhiệt khi đi vào ruột nên cơ thể sẽ không hấp thu được lợi ích gì. Vì vậy, muốn chất dinh dưỡng của sữa đậu nành được bảo toàn tốt nhất thì bà bầu nên dùng kèm với các loại đồ ăn như:

  • Bánh mì
  • Bánh ngọt
  • Các thực phẩm giàu tinh bột

5. Không dùng bình giữ nhiệt để đựng sữa đậu nành

Bình giữ nhiệt là môi trường hoàn hảo để sản sinh vi khuẩn. Nếu đựng trong loại bình này thì chỉ sau 3-4 giờ, sữa đậu nành sẽ biến chất và không thể sử dụng được nữa.

7. Không uống sữa đậu nành cùng lúc với các loại thực phẩm có tính axit cao

Khi dùng sữa đậu nành cùng lúc với các loại thực phẩm có tính axit cao dễ khiến bà bầu bị đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Các thực phẩm có tính axit cao như:

  • Trái cây họ cam
  • Đồ ăn chua

8. Không uống sữa đậu nành với các loại thuốc

Những chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành khi kết hợp với hoạt chất của các loại thuốc có thể gây ra nhiều phản ứng phụ. Vì vậy, trong trường hợp bà bầu phải uống thuốc thì không nên uống cùng với sữa đậu nành.

Mẹ bầu có uống sữa đậu nành được không và cách uống như thế nào?

Những bà bầu không nên uống sữa đậu nành

Bên cạnh việc, bầu uống sữa đậu nành có tốt không; thì các mẹ nên chú ý một số đối tượng không nên uống. Gồm bà bầu thuộc nhóm có vấn đề về sức khỏe sau đây:

1. Viêm dạ dày

Bà bầu bị viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính không nên uống sữa đậu nành vì sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu cũng không nên uống sữa đậu nành.

2. Viêm thận, sỏi thận

Bà bầu mắc bệnh thận không nên uống sữa đậu nành. Đậu nành chứa hàm lượng protein cao làm tăng gánh nặng cho thận, có thể làm thận phải hoạt động trong tình trạng quá tải. Ngoài ra, chất oxalat trong sữa đậu nành có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận gây hại cho sức khỏe thai kỳ.

3. Hen suyễn, viêm mũi dị ứng

Hàm lượng protein trong đậu nành là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng làm bà bầu mệt mỏi, khó thở. Vì vậy, nếu bị hen suyễn hoặc viêm mũi, tốt nhất bạn nên tránh xa loại thức uống này nhé.

4. Có tiền sử bệnh ung thư

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, thành phần phytoestrogen trong đậu nành có thể kích thích estrogen tạo nên sự tương tác, làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Những mẹ bầu có tiền sử ung thư vú, buồng trứng, tử cung không nên uống sữa đậu nành.

Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Bà bầu uống sữa đậu nành vốn là điều tốt, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe hay giới tính thai nhi như nhiều tin đồn. Vì thế, bà bầu có thể an tâm uống sữa đậu nành để bồi bổ và giải nhiệt cơ thể nhé.